Vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi đã thay đổi “lối mòn” đó bằng việc xây dựng các hoạt động nhóm vào những bài học Ngữ Văn cụ thể để môn học không bị nhàm chán.. Trong đó
Trang 1BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 10”
(CÓ BẢN TRÌNH CHIẾU POWERPOINT Ở FILE KHÁC TRONG TRANG CÁ NHÂN, THÀY CÔ VÀO TẢI)
Trang 2BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 10”
Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học Học sinh sẽ được đặt vào trung tâm của hoạt động học Như vậy, phương pháp dạy học truyền thống trước đây liệu có còn đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới? Mỗi thầy cô phải làm thế nào để thay đổi cách học thụ động đang còn tồn tại ở môn Ngữ Văn.Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng không thích học Ngữ văn vì cho rằng đây là môn học thuộc, dài, khó học Một số em chưa thật sự mạnh dạn, không dám trình bày ý kiến của mình vì sợ sai các bạn chê cười dẫn đến kết quả học tập không cao Vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi đã thay đổi “lối mòn” đó bằng việc xây dựng các hoạt động nhóm vào những bài học Ngữ Văn cụ thể để môn học không bị nhàm chán Hoạt động nhóm - với mỗi giáo viên có những cách thức tổ chức khác nhau, theo từng mục đích, yêu cầu và lượng kiến thức cần truyền đạt trong mỗi bài giảng khác nhau
II THỰC TRẠNG
- Ưu điểm: Bản chất dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên
khác nhau như: dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ Trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc
Trang 3- Nhược điểm: Tôi nhận thấy tồn tại lớn nhất từ phía học sinh lớp
10 là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ máy móc và tái hiện lại những gì giáo viên nói và phần vì lớp chuyển cấp nên còn chưa quen với môi trường học mới Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách tham khảo,… dẫn đến hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động học tập
III BIỆN PHÁP/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Dựa trên những thực trạng của vấn đề vừa nêu ở trên và thực tiễn áp dụng phương pháp dạy học nhóm ở những lớp tôi giảng dạy, tôi xin được
mô tả một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm cụ thể như sau:
1 Giáo viên nắm chắc quy trình tổ chức dạy học theo nhóm: Giáo viên
cần nắm được 05 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chia nhóm: Trong tiết học, nếu có nhiều nội dung, ta nên thay
đổi hình thức nhóm, tạo ra cái mới, không khí học tập vui vẻ hơn
* Các hình thức xếp nhóm cụ thể :
- Nhóm cặp (2 học sinh): Thường dùng khi cần học sinh trao đổi, thảo
luận những vấn đề cụ thể, đơn giản, thời gian ngắn
- Nhóm bàn (4 - 6 học sinh): Dùng khi học sinh trao đổi ý kiến hoặc thực
hành một công việc cụ thể đòi hỏi nỗ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận
- Nhóm tổ (8 – 12 học sinh): Dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều
vấn đề, nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn
Trang 4đề cần so sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó thực hiện chung cho cả lớp
- Nhóm lớn : Dùng để nghiên cứu, phân tích, trao đổi về một số vấn đề
phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao
Kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, xếp từ 04 đến 06 học sinh vào một nhóm là hợp lí, có hiệu quả nhất và nhanh nhất vì khi giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm thì từng cặp bàn (loại bàn 2 chỗ ngồi tương ứng với một nhóm 4 học sinh) quay lại với nhau là xong, ít tốn thời gian di chuyển
và không gây mất trật tự Số lượng nhóm ít nhất phải gấp đôi số lượng câu hỏi thảo luận Nghĩa là một câu hỏi thì phải có ít nhất hai nhóm cùng thảo luận câu hỏi đó thì mới thực hiện được khâu quan trọng tiếp theo là nhận xét đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm
Bước 2: Giao nhiệm vụ - định hướng hoạt động nhóm
Giáo viên phát phiếu học tập hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề
Bước 3: Bao quát - kiểm tra quá trình hoạt động nhóm của học sinh
Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian
Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả
Hết thời gian thảo luận, giáo viên có thể yêu cầu bất kì em nào trong nhóm trình bày kết quả thảo luận Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau như dùng máy chiếu, bảng phụ, giấy khổ to… Khi học sinh các nhóm lên trình bày, giáo viên lưu ý không nên đưa ra câu hỏi chất vấn hoặc nhận xét đúng, sai ngay lập tức.Nếu bài dài, để tiết kiệm thời gian, mỗi câu hỏi thảo luận giáo viên chỉ yêu cầu một vài nhóm trình bày (nếu các nhóm
Trang 5cùng thảo luận một câu hỏi), các nhóm không được yêu cầu trình bày kết quả thì có nhiệm vụ nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn
Bước 5: Nhận xét, đánh giá - Kết luận vấn đề
Khi các nhóm không còn ý kiến bổ sung, giáo viên nên dành đủ một khoảng thời gian để nhận xét các ý kiến của học sinh và thực hiện một quá trình phản hồi đầy đủ và hoàn chỉnh các thông tin mà học sinh cần ghi nhớ, giáo viên nên chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc ghi bảng, sau đó đặt câu hỏi kiểm tra một số em, xem các em đã nắm được vấn đề hay chưa Cuối cùng, giáo viên cũng nên khuyến khích, động viên học sinh tiếp tục tham gia phát biểu
Tôi tiến hành nhận xét ngay sau khi hoạt động hợp tác kết thúc hoặc vào cuối mỗi tiết học Mục đích của nhận xét hoạt động nhóm là để học sinh có ý thức thực hiện những yêu cầu về kĩ năng hợp tác Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái Càng đưa
ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động lần sau
Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có:
-Tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
- Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp
- Sự luân phiên trong nhóm (Cần khen ngợi những học sinh biết lắng nghe và đưa ra những câu hỏi thắc mắc phù hợp.)
Trang 6Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép lại kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ của bài học vào vở
2 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm
Để hướng dẫn học sinh học hợp tác nhóm đạt hiệu quả tôi luôn chú ý đảm bảo thực hiện đúng những nguyên tắc sau:
2.1 Tạo môi trường hợp tác trong nhóm
Học hợp tác nhóm đòi hỏi sự trao đổi qua lại tích cực giữa các học sinh trong nhóm Sự tương tác “mặt đối mặt” có tác động tích cực đối với học sinh như tăng cường động cơ học tập làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng và đáp án để giải quyết vấn
đề, tăng cường các kĩ năng bày tỏ thái độ, biểu đạt, phản hồi …
2.2 Sự phối hợp tích cực giữa các thành viên trong nhóm
Các thành viên của nhóm phải gắn kết với nhau theo cách nghĩ mỗi
cá nhân cũng như toàn nhóm chỉ có thể thành công nếu cố gắng hết sức mình Nếu một bạn nào trong nhóm không hoàn thành thì chắc chắn nhiệm
vụ của cả nhóm sẽ không hoàn thành Vì vậy, ngay từ đầu tôi xác định rõ cho các em hiểu được trách nhiệm của mình trong nhóm học tập là: thực hiện nhiệm vụ được giao - đảm bảo các thành viên trong nhóm mình đều hoàn thành nhiệm vụ được giao Các vai trò ấy được luân phiên thường trong các nội dung hoạt động khác nhau (nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên…)
3 Tăng cường vai trò của giáo viên và học sinh trong hoạt động nhóm 3.1 Vai trò của học sinh trong hoạt động nhóm
Trang 7- Nhóm trưởng: Nhóm trưởng hoạt động trong nhóm như một thầy
cô giáo của một lớp học nhỏ Trong khi thảo luận, nhóm trưởng phải điều động được tất cả các thành viên tham gia tích cực vào nội dung thảo luận, phải biết lắng nghe, khuyến khích các bạn; tổng kết lại ý kiến của nhóm sau khi đã thảo luận
- Thư kí: Ghi chép, tóm tắt mọi ý kiến, tổng hợp ý kiến, đồng thời
cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm
- Báo cáo viên: Thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết
quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp
- Các thành viên: Trao đổi, bàn bạc, chia sẻ, đóng góp, thống nhất
chung ý kiến về nhiệm vụ được giao
3.2 Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm
Giáo viên hướng dẫn và quản lí học sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội dung học tập Để đạt được điều này, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm Trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, giáo viên giữ các vai trò sau:
- Cung cấp nhiệm vụ, có thách thức và tạo điều kiện để nhóm hoàn thành nhiệm vụ
- Cân nhắc việc chia nhóm, thay đổi nhóm, tạo nhóm mới để đảm bảo hai yếu tố an toàn và thách thức trong hoạt động nhóm
Trang 8- Quản lí hoạt động nhóm Là người điều động các nhóm làm việc.
- Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học
- Hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận
- Giáo viên tổng hợp, phân tích ý kiến và kết luận
4 Áp dụng giải pháp vào thực tế giảng dạy
- Với biện pháp hoạt động nhóm đã nêu trên, tôi áp dụng cụ thể vào
chủ đề tích hợp: “Tìm hiểu một số tác phẩm tự sự dân gian” ở lớp 10 Cụ thể ở văn bản“TẤM CÁM”:
4.1 Hoạt động khởi động: Khi dạy bài Tấm Cám (Ngữ văn 10), tôi có
thể tiến hành hoạt động khởi động bằng hình thức cho học sinh xem tranh
và đoán tên truyện Các truyện Thạch Sanh, Em bé thông minh, Sọ dừa,
Ông lão đánh cá và con cá vàng đều là những truyện cổ tích các em đã
được học từ cấp II Do vậy, sau khi học sinh đoán tên các truyện trên, tôi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn khoảng 02 phút và trả lời câu hỏi:
Em hãy kể tên một số kiểu nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong truyện cổ tích?
4.2 Hoạt động hình thành kiến thức
Tóm tắt khái quát truyện“Tấm Cám”: Giáo viên sẽ sử dụng một
số tranh ảnh để học sinh có thể thảo luận (nhóm đôi) sắp xếp lại các hình ảnh sao cho phù hợp với nội dung truyện
Các hình ảnh được sử dụng trong phần tóm tắt:
Trang 9- Ngoài ra GV còn có thể cho HS thảo luận nhóm với các phiếu học tập theo từng tiết học cụ thể:
Chặng 1: Từ thân phận khổ đau trở thành hoàng hậu
kì liên quan
1 Đi
Trang 10bắt tép
2 Đi
chăn
trâu
3 Đi
xem
hội
*Chặng 2: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc
1 Tấm
bị giết
2 Tấm
hoá
thân
lần một
3 Tấm
hoá
thân
lần hai
4 Tấm
hoá
thân
lần ba
5 Tấm
hoá
thân
lần
bốn
4.3 Hoạt động vận dụng: GV cho học sinh thảo luận nhóm lớn cho câu
hỏi: Qua bài học, em hãy vẽ phác họa về thông điệp hoặc bài học đạo đức
mà em rút ra được từ truyện Tấm Cám Tôi tiến hành hoạt động nhóm
theo các bước sau:
Trang 11Bước 1: Chia nhóm (Tôi đã làm từ đầu năm học)
Bước 2: Giao nhiệm vụ: Ở nội dung câu hỏi này, các em hoạt động
nhóm bàn, mỗi nhóm có 05 phút để thảo luận; 05 phút thảo luận bắt đầu
Bước 3: Bao quát, kiểm tra quá trình hoạt động của học sinh
Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả: Ở câu hỏi thảo luận này, tôi gọi
02 nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 5: Nhận xét, đánh giá – Kết luận: Tôi nhận xét quá trình thảo luận,
kết quả thảo luận của các nhóm Sau đó, tôi ghi lên bảng nội dung chính và yêu cầu học sinh ghi chép vào vở (Giải pháp này giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức)
4.4 Minh chứng cụ thể cho phần hoạt động vận dụng
Sản phẩm nhóm 01 Sản phẩm nhóm 2
Trang 12Sau khi kết thúc tiết dạy, tôi đã tiến hành đo lường sự hứng thú của học sinh với phương pháp trên tại các lớp tôi giảng dạy tại trường THPT , năm học 2021 – 2022 có sự khác biệt rõ rệt giữa lớp thực nghiệm (10C4, 10C13) và các lớp đối chứng (10C5, 10C10)
Lớp
Tổng số HS
Rất thích học Bình thường Không thích
SL Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
%
nghiệ
m
10C1
chứng
10C1
5 Đánh giá những ưu, nhược điểm của biện pháp
Như vậy chúng ta có thể thấy phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tránh được cách dạy học thụ động trước đây, học sinh sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo Học sinh tự khám phá, lĩnh hội kiến thức dưới sự dẫn dắt, hướng dẫn của thầy cô, các em có cơ hội sẻ chia kiến thức, trình bày trước lớp
Bên cạch những ưu điểm trên thì phương pháp dạy học nhóm còn tồn tại một số hạn chế như: một số học sinh còn chưa tích cực hoạt động, đặc biệt
là với đối tượng học sinh có năng lực nhận thức yếu kém và học sinh có phẩm chất chưa đạt Để khắc phục hạn chế này, tôi chọn giải pháp là: giáo viên cần quan tâm sát, động viên, hỗ trợ các em
IV KẾT LUẬN
Những biện pháp mà tôi trình bày trên đây đã được đúc kết từ quá trình tôi trực tiếp đứng lớp giảng dạy, trên thực tế kết quả giảng dạy học sinh của lớp mình Với phương pháp hoạt động nhóm trong bộ môn Ngữ văn, học sinh được chủ động học tập, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức
Trang 13Bằng cách này, các em được lôi cuốn vào hoạt động học tập, được say mê tìm tòi và hứng thú trong mỗi tiết học hơn Từ đó kết quả học tập môn học ngày được cải thiện và nâng cao
Trên đây là một số biện pháp tôi đưa ra để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 10 Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, rút kinh nghiệm của các thành viên Hội đồng chấm thi để đề tài này được hoàn thiện hơn, góp phần thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo
, ngày 22 tháng 02 năm 2022
GIÁO VIÊN
.
Đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn TỔ/NHÓM TRƯỞNG
CHUYÊN MÔN
Trang 14(Ký, đóng dấu)
Đánh giá, nhận xét của đơn vị HIỆU TRƯỞNG (Ký, đóng dấu)