Báo cáo biện pháp giáo dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn lớp 12 Thuyết trình Báo cáo biện pháp giáo dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn lớp 12
Trang 1BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 CHO HỌC SINH THAM DỰ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT TẠI TRUNG
TÂM GDNN- GDTX HUYỆN VŨ THƯ
I Lý do hình thành biện pháp;
Trong thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như : "Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", “ Dạy học nâng cao năng lực và phẩm chất của học sinh”…Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thật sự của giáo dục hiện nay ở bậc THPT hệ GDTX còn khá nhiều yếu kém Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải tìm những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan Từ đó bình tĩnh đưa ra những giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng Vấn đề này cần phải có sự phối kết hợp tích cực và mất nhiều thời gian giữa gia đình- nhà trường- xã hội
Bên cạnh đó, học viên Trung tâm NN- GDTX Vũ Thư học môn Ngữ văn rất khó khăn vì những lí do: học viên thường không nắm được kiến thức
cơ bản ở các lớp dưới hoặc đã quên những kiến thức cũ; gia đình bố mẹ chưa quan tâm và không chú trọng đến việc học bộ môn Ngữ văn; kỹ năng thực hành làm bài tập hết sức yếu kém, không có thói quen sử dụng giấy nháp để lập dàn ý bài làm; đa số không có thói quen tự học, năng lực tiếp thu kiến thức hạn chế…
Từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo gộp hai kỳ
nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng làm một kỳ thi cho cả hai hệ THPT và THPT(GDTX) nên khó khăn cho đối tượng học viên giáo dục thường xuyên thi tốt nghiệp THPT
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo không chỉ đạo biên soạn sách ôn tập thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nên cũng gây khó khăn cho các thầy cô và học viên ôn thi
Trang 2Từ yêu cầu thực tế của đơn vị, vấn đề đặt ra phải tìm ra phương pháp ôn thi
môn Ngữ văn cho học viên thi tốt nghiệp đạt kết quả cao nhất nên bản thân trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra: “Biện pháp nâng cao chất lượng ôn tập
môn Ngữ văn lớp 12 cho học sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT năm học
2020-2021 tại Trung tâm GDNN- GDTX huyện Vũ Thư” Biện pháp nhằm
giúp học viên nắm vững được nội dung ôn tập, học viên ôn lại các kiến thức
về lý thuyết, hệ thống lại các phương pháp, kĩ năng làm bài cơ bản, các bài tập tự làm tự ôn luyện giúp cho học viên đào sâu, nhớ lâu các dạng đề bài tập
và các phương pháp kĩ năng làm bài tập đó Tùy theo năng lực, trình độ học viên người thầy hướng dẫn cho học viên ôn tập phù hợp với khả năng người học
II Nội dung biện pháp:
1 Mục tiêu:
Trên cơ sở ôn tập áp dụng phương pháp dạy học phân hóa, phương
pháp dạy học tích cực, kết hợp chuyên đề “Ôn giảng luyện”, hệ thống lại kiến thức lý thuyết, ôn tập lại cách giải các dạng đề làm văn, đọc hiểu cơ bản, làm cho học viên dễ hiểu hơn nhờ đó mà học viên làm được bài tập cơ bản, có hứng thú học tập hơn Khi học viên làm được những dạng đề cơ bản, tiếp tục nâng dần mức khó lên nhằm rèn luyện kĩ năng và phương pháp, đáp ứng nhu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá trong thi cử
Bên cạnh đó kết hợp nhiều hình thức như ôn tập ở trên lớp, ở nhà, tự học nhóm trái buổi học chính khóa nhằm thích hợp với hoàn cảnh của học viên
2 Nội dung:
Trên cơ sở xác định đúng đối tượng và truy tìm đúng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh yếu kém môn ngữ văn, chúng tôi mạnh dạn xin đưa ra một vài biện pháp ôn tập cho các em học sinh lớp 12 tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Vũ Thư với mong muốn nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh trong kì thi Tốt nghiệp THPT sắp tới
Theo Công văn số 525/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc tổ chức kỳ thi THPT
Quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016 ngày 03/2/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về đề thi cơ bản như năm 2020 (đề thi được ra theo hướng đánh giá năng lực học sinh, nội dung đề nằm trong
Trang 3chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12; tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi gắn với thực tiễn và câu hỏi vận dụng, đảm bảo độ phân hóa, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng
- Biện pháp 1: Xây dựng nội dung ôn tập
Từ thực tế giảng dạy tại đơn vị, tôi nhận thấy học viên ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Vũ Thư đa phần học viên học yếu môn Ngữ văn mà đề thi ra trong chương trình tốt nghiệp THPT có liên quan đến kiến thức tiếng Việt, Làm văn lớp 10, lớp 11, lớp 12 lượng kiến thức nhiều, độ phân hóa cao nên học viên rất khó khăn trong việc ôn tập Nếu ôn tập hết tất cả các nội dung kiến thức liên quan trong chương trình Ngữ văn lớp 10, lớp 11 và lớp
12 thì không có đủ thời gian và khả năng tiếp thu của học viên cũng hạn chế
Do đó, bản thân trăn trở cần tìm ra những chủ đề nào, chủ điểm nào cần ôn tập phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên để ôn tập có hiệu quả nhất, từ
đó thi đạt kết quả cao nhất, chống bị điểm liệt
Từ các văn bản chỉ đạo như Công văn số 525/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc
tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016 ngày 03/2/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình THPT và công văn hướng dẫn giảm tải của Bộ GD&ĐT; Dựa vào đề thi minh họa môn Ngữ văn của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2021, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 bản thân xây dựng nội dung ôn tập như sau:
Các vòng
ôn
Nội dung chủ đề Phương pháp ôn
tập
Kiến thức cần đạt
Vòng 1
CHUYÊN ĐỀ 1:
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
1.Phương pháp viết đoạn nghị luận về một hiện tượng đời sống:
( 200 từ)
2.Phương pháp viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Phương pháp : Vấn đáp, trao đổi thảo luận
- Giáo viên( GV)
hệ thống kiến thức của chủ đề
và đưa ra kiến thức trọng tâm
- Yêu cầu học viên (HV) trả lời,
- Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Đọc kĩ đề ra, gạch chân những
từ quan trọng
- Nội dung tư tưởng nêu trong bài thường được đúc kết trong một danh ngôn,
Trang 4( 200 từ) luyện viết đoạn
văn khoảng 200
từ theo hướng dẫn của GV
- Kĩ năng vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt
tục ngữ do đó phải tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh để xác định vấn đề bàn bạc
- Đặt ra hệ thống câu hỏi tìm ý
- Lập dàn ý:
CHUYÊN ĐỀ 2: KĨ
NĂNG, PHƯƠNG
PHÁP LÀM CÂU
ĐỌC- HIỂU
1.Các biện pháp tu từ
2 Từ loại
3 Các phong cách
ngôn ngữ
4 Các kiểu câu
5 Các phép liên kết
6 cac phương thức
biểu đạt
- Phương pháp:
tái hiện
- GV gọi HV nhắc lại kiến thức
cơ bản
- GV sửa chốt lại kiến thức trọng tâm của chủ đề
- Gv cung cấp ngữ liệu trong, ngoài SGK hs làm bài
- GV đưa bài HV cho chấm chéo của nhau
- HV trả lời các
câu hỏi trong phần ngữ liệu đọc- hiểu theo các mức độ:
+ Nhận biết ( câu 1)
+ Thông hiểu ( câu 2)và ( câu 3)
+ Vận dụng ( câu 4)
CHUYÊN ĐỀ 3:
VĂN XUÔI HIỆN
ĐẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN(chống
pháp, chống Mỹ)
1.Tác phẩm Vợ
nhặt( Kim Lân)
2 Tác phẩm Rừng xà
nu( Nguyễn Trung
- Kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học
- Kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học
- Kĩ năng cảm nhận và phân tích
- HV học thuộc lòng những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm:
+ Vợ chồng A Phủ: giá trị nhân
đạo, giá trị nghệ thuật, phân tích nhân vật, cảm
Trang 53 Tác phẩm Vợ chồng
A Phủ( Tô Hoài)
những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
- Kĩ năng so sánh bình giá
- Ôn tập kiến thức và kĩ năng nghị luận về các vấn đề thuộc các tác phẩm…
- Phương pháp:
lập bảng biểu, hoàn thiện phiếu học tập, vẽ sơ đồ
tư duy
- GV khái quát kiến thức của chủ đề
- Yêu cầu học viên làm bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Chữa đề nghị luận
- Giao bài cho học viên chấm chéo của nhau,
nhận và phân tích các chi tiết nghệ thuật độc đáo
+ Vợ nhặt: tình
huống truyện, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật, phân tích nhân vật, cảm nhận và phân tích các chi tiết nghệ thuật độc đáo…
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật bài thơ, đoạn trích
- Cảm nhận và phân tích được những đoạn trích trọng tâm trong bài
CHUYÊN ĐỀ 4 :
THƠ CA KHÁNG
CHIẾN CHỐNG
PHÁP+ THƠ CA
KHÁNG CHIẾN
- Phương pháp:
lập bảng biểu, hoàn thiện phiếu học tập, vẽ sơ đồ
tư duy
Học viên học thuộc:
- Kiến thức cơ bản về tác giả
- Hoàn cảnh ra
Trang 6CHỐNG MỸ
1.Bài thơ Tây Tiến
(Quang Dũng)
2 Bài thơ Việt Bắc của
Tố Hữu:
3.Đoạn trích “ Đất
Nước” của Nguyễn
Khoa Điềm
4 Bài thơ Sóng của
Xuân Quỳnh
- Giáo viên khái quát kiến thức của chủ đề
- Ra đề, rèn kĩ năng phân tích
đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Giao bài tập về nhà cho học sinh
- Yêu cầu học viên về nhà lập dàn ý đề bài tập
đời tác phẩm
- Thuộc lòng những đoạn thơ trọng tâm
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật bài thơ, đoạn trích
- Cảm nhận và phân tích được những đoạn trích trọng tâm trong bài
CHUYÊN ĐỀ 5 :
VĂN CHÍNH LUẬN,
TÁC PHẨM KÍ –
KỊCH VĂN HỌC VÀ
TÁC PHẨM VĂN
XUÔI SAU NĂM
1975
1.Tuyên ngôn Độc
lập-Nguyễn Ái Quốc- Hồ
Chí Minh
2.Tuý bút Người lái đò
Sông Đà- Nguyễn
Tuân
3.Bút kí Ai đã đặt tên
cho dòng sông- Hoàng
Phủ Ngọc Tường
4 Kịch Hồn Trương
- Phương pháp:
lập bảng biểu, hoàn thiện phiếu học tập, vẽ sơ đồ
tư duy
- GV khái quát kiến thức của chủ đề
- Yêu cầu HV làm bài theo hướng dẫn của
GV
- Chữa đề nghị luận
GV cho HV thực hành một số đề
cụ thể:
HV học thuộc:
- Kiến thức cơ bản về tác giả
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
-Thuộc lòng những đoạn văn bản trọng tâm
- Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong văn bản,
- Cảm nhận và phân tích được hình tượng nhân vật
- Phân tích so
Trang 7Ba, da hàng thịt- Lưu
Quang Vũ
5.Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài
xa-Nguyễn Minh Châu
GV: Cung cấp cho HV một số đề
sánh những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong văn bản
VÒNG 2: Chuyên đề 1 :
LUYỆN ĐỀ NLXH ( viết 200 chữ)
*GV đưa ra các đề tài -Lòng trung thực
- Tính kiên nhẫn
- Lố sống ảo
- Cho và nhận
- Lời cảm ơn
- Ước mơ- khát vọng
- Niềm tin
- Thói vô trách nhiệm
- Tình yêu thương
- Dũng cảm
- Vị tha
- Đức hi sinh…
- Giáo viên gọi học viên nhắc lại kiến thức cơ bản
- GV sửa chốt lại kiến thức trọng tâm của chủ đề
- GV yêu cầu hs viết đoạn văn thời gian 15’/ 1
đê tài
- GV thu cho HV chấm chéo bài của nhau
- GV giao nhiệm
vụ về nhà
Rèn kĩ năng và phương pháp viết đoạn văn nghị luận ( 200 từ)
Chuyên đề 2:
LUYỆN ĐỀ ĐỌC-HIỂU
- GV đưa ra các ngữ liệu đọc hiểu
+ Trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 12
+ Ngoài chương trình SGK
GV khái quát kiến thức của chủ đề
- Chốt lại kiến thức trọng tâm
- Yêu cầu HV làm bài theo hướng dẫn của
GV
Rèn kĩ năng và phương pháp làm câu đọc hiểu
Trang 8- Thu bài cho HV chấm chéo bài của nhau
Chuyên đề 3 : LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
-Gv biên soạn đề tổng hợp theo mẫu đề ra của BGD & ĐT yêu cầu học sinh làm
-Thu, chấm chữa bài
- GV cung cấp giấy thi, học sinh làm bài làm quen với giấy thi
- GV coi và chấm bài nghiêm túc
- Trả bài
Rèn kĩ năng và phương pháp làm bài thi tốt nghiệp THPT
Khi xây dựng được chương trình ôn tập trên, cả giáo viên và học viên biết được nội dung nào phù hợp với đối tượng nào để ôn luyện thích hợp Tránh
được tình trạng ôn tập chung chung tất cả các phần cho tất cả học viên Từ nội dung trên, học viên cũng có thể chủ động tìm tòi các chủ đề ôn tập phù hợp với bản thân
Nếu không xây dựng nội dung ôn tập thì cả người giáo viên và học viên không chủ động trong ôn tập, ôn tập những phần không phù hợp với trình độ học viên và nội dung ôn tập không phù hợp với thời gian dự kiến
-Biện pháp 2: Hướng dẫn học viên ôn tập
a) Hướng dẫn học viên ôn tập trên lớp
Giai đoạn 1: Ngay từ đầu năm học đến khi kết thúc năm học, thời gian
khoảng 35 tuần, mỗi tuần 04 tiết Trong giai đoạn này, vừa ôn luyện kiến thức cũ, rèn luyện kĩ năng làm các dạng đề nghị luận văn học vừa ôn kiến thức trọng tâm, các dạng đề Đọc- hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội thi trong chương trình lớp 12 đang học theo từng chủ đề về nhận biết, thông hiểu, vận dụng bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT
Bám sát cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo để chú trọng vào dạy các kiến thức cơ bản (chiếm 60%), đặc biệt chú ý dạy cách trình bày các bài
dễ do tâm lý chủ quan và các nội dung bài làm phải liên quan chặt chẽ với nhau, vì vậy giáo viên cần chú trọng hơn đến vấn đề này
Trang 9Trong giờ dạy chính khóa, những học viên có điểm kiểm tra miệng, 15 phút
còn thấp cần gọi học viên lên bảng nhiều lần để làm bài tập, có giao bài tập
về nhà làm và giáo viên kiểm tra lại để sửa chữa những sai xót và xem học viên có làm bài tập ở nhà không Giáo viên cần cho điểm khuyến khích nhằm động viên các em nổ lực học tập
Giai đoạn 2: Kéo dài trong 8 tuần (16 buổi học, 04 tiết buổi) được thực
hiện sau khi học viên đã học xong chương trình chính khóa Trong giai đoạn này, học viên ôn luyện rèn kĩ năng làm bài thông qua các bài thực hành dưới hình thức đề thi Sau mỗi bài thực hành giáo viên tổ chức rút kinh nghiệm để qua đó học viên được hướng dẫn cách trình bày bài làm cho đủ ý, tránh bị mất điểm
-Hướng dẫn học nhóm trái buổi
Phân nhóm học viên theo trình độ học lực môn Ngữ văn, phân chia làm các nhóm như học giỏi, học khá, học trung bình, học yếu Mỗi tổ tương ứng
là một nhóm, chỉ đạo học viên học khá, giỏi làm tổ trưởng, tổ phó Phân công
tổ trưởng, tổ phó giúp đỡ các học viên học yếu, trung bình Động viên khuyến khích các em cùng học nhóm, thảo luận nhóm
Vì lý do đặc điểm của học viên giáo dục thường xuyên có những hạn chế nhất
định nên mỗi vấn đề được đặt ra phải thường xuyên cho học viên cọ xát nhằm củng cố kiến thức kỹ năng Nếu không học viên sẽ nhanh chóng quên đi và khi gặp lại lần hai thì cứ tưởng chừng như là vấn đề mới mẻ Tuy vậy, điều này cũng có thể gây tâm lý ức chế cho học viên
-Biện pháp 3: Xây dựng tài liệu ôn tập
Học viên GDNN- GDTX huyện Vũ Thư đa phần học yếu, kiến thức bị mai một, vừa làm vừa học nên thời gian dành cho việc học rất hạn chế Hơn nữa, việc tham gia học tập ở lớp cũng không được thường xuyên, việc ghi bài cũng không được đầy đủ Do đó, việc tìm một tài liệu ôn tập phù hợp với trình độ năng lực tiếp thu, khả năng nhận biết rất khó khăn
Xuất phát từ những khó khăn trên, bản thân phải suy nghĩ tìm tòi kiến thức,
phương pháp, kĩ năng làm từng dạng đề như dạng câu hỏi Đọc- hiểu, dạng viết đoạn văn nghị luận xã hôi, dạng làm bài nghị luận văn học… để biên
Trang 10soạn tài liệu ôn tập cho học viên Khi có tài liệu ôn tập này, học viên có thể
ôn tập kiến thức trọng tâm, những chủ đề, chủ điểm, cách làm từng phần trong bài thi, bài tập tự luyện giải, các đề thi học kỳ của Sở GD&ĐT và đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia các năm trước để tham khảo
Tài liệu ôn tập được biên soạn theo từng chủ đề, chủ điểm Mỗi chủ đề có kiến thức trọng tâm, phương pháp giải các dạng cơ bản và bài tập tự giải Bài tập phân dạng theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học viên
III Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học
Khi vận dụng các biện pháp dạy học ôn tập như trên nhóm Ngữ văn của
Trung tâm GDNN- GDTX huyện Vũ Thư nói chung và bản thân cá nhân tôi nói riêng đã gặt hái được những thành công đáng kể, cụ thể:
Năm học 2019- 2020, toàn Trung tâm có 157 học viên tham dự kì thi tốt nghiệp THPT kết quả điểm thi môn Ngữ văn như sau:
Toàn
quốc
Toàn tỉnh THPT
công lập
THPT(GDTX
)
Trung tâm GDNN-GDTX Vũ Thư
Với kết quả đạt trung bình 6,34 điểm, Trung tâm GDNN- GDTX huyện
Vũ Thư xếp thứ hai trong toàn tỉnh về ngành học GDTX Và bản thân tôi cũng được Ban Giám đốc Trung tâm GDNN- GDTX huyện Vũ Thư động viên, khen thưởng kịp thời
IV Kết luận của biện pháp
Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa
quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp… Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý,
có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh
Làm thế nào để “Nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong Trung tâm GDNN- GDTX huyện Vũ Thư”? là một câu hỏi đặt ra và suy nghĩ rất nhiều của những người thầy tận Tâm với nghề giáo trong thời điểm hiện