1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp giáo dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn THPT

32 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Biện Pháp Giáo Dục Học Sinh Thi Giáo Viên Giỏi Môn Ngữ Văn THPT
Trường học Trường THPT Đắk Glong
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 189,52 KB

Nội dung

Báo cáo biện pháp giáo dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn lớp 12 Báo cáo biện pháp giáo dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn THPT

Trang 1

CẤU TRÚC

I LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

IV KẾT LUẬN

Trang 2

I LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP

Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 và Chương trình môn Ngữ văn năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng tập trung vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cho người học

Việc phát triển các năng lực nói chung và năng lực ngôn ngữ và văn học nói riêng cho học sinh trung học phổ thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế

Trang 4

Học sinh chưa nắm vững kiến thức về lịch sử văn học dân tộc khiến cho việc tiếp nhận văn bản văn học ở các giai đoạn khác nhau không có sự xâu chuỗi và kết nối vấn đề.

Trang 5

Các em chưa có ý thức tự giác trong trong việc tìm tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung chủ để của văn bản

Trang 6

học của giáo viên

Giáo viên hiện nay chủ yếu bám sát sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và một số tài liệu chuyên môn khác.

Năng lực ngôn ngữ và văn học của học sinh không đồng đều, kiến thức nền về văn học và tiếng Việt của các em bị hạn chế.

Giáo viên có sở trường về tiếng Việt sẽ lợi thế hơn trong việc dạy ngôn ngữ, giáo viên có sở trường về văn học sẽ phát huy được năng lực trong những giờ dạy văn bản văn học.

Trang 7

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

1 Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua dạy tiếng Việt

2 Phát triển năng lực văn học bằng cách khai thác tên văn bản

3 Giải mã ý nghĩa văn bản văn học thông qua lời đề từ

4 Phân tích ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học

5 Phân tích phong cách nghệ thuật của tác giả

Trang 8

1 Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua dạy tiếng Việt

1.1 Hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ (Ngữ văn 10)

1.1 Hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ (Ngữ văn 10) Giúp học sinh hiểu rõ về

Khái niệm hoạt động giao tiếp

bằng ngôn ngữ, hoạt động giao

tiếp gồm mấy quá trình và mấy

nhân tố

Học sinh xác định, phân tích được các nhân tố giao tiếp trong một văn bản cụ thể

Học sinh tạo lập được một văn bản về một chủ đề trong văn học và đời sống

Trang 9

1 Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua dạy tiếng Việt

1.2.Từ ngôn ngữ chung đến lời

nói cá nhân (Ngữ văn 11)

1.2.Từ ngôn ngữ chung đến lời

nói cá nhân (Ngữ văn 11) Giúp học sinh hiểu rõ về

Tính chung của ngôn ngữ dựa

vào các phương diện như: các

âm và các thanh, các tiếng, các

từ, các ngữ cố định

Thể hiện qua: quy tắc cấu tạo các kiểu câu, các phương thức chuyển

nghĩa của từ

Các phương diện lời nói cá nhân như: giọng nói cá nhân, vốn từ ngữ cá nhân

Trang 10

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

1 Phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua dạy tiếng Việt

1.3 Sự trong sáng của tiếng Việt (Ngữ văn 12)

Tiếng Việt có hệ thống

chuẩn mực, quy tắc chung về

phát âm, chữ viết, về dùng

từ, đặt câu, về cấu tạo lời

nói, bài văn

Tiếng Việt không dung nạp tạp chất

Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác

Trang 11

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

2 Phát triển năng lực văn học bằng cách khai thác tên văn bản

Tên văn bản văn học là nơi chứa đựng nội dung tưởng, ý đồ nghệ thuật và thông điệp của tác giả gửi tới người đọc Nhan đề tác phẩm Chí Phèo được Nam Cao đổi tên đến ba lần

Khi mới ra đời, tác phẩm có tên Cái lò gạch cũ Sau đó khi in thành sách lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Đời mới đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi

Sau cùng, nhà văn Nam Cao quyết định đổi tên thành Chí Phèo - tên gọi nhân

vật chính của truyện

Trang 12

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

2 Phát triển năng lực văn học bằng cách khai thác tên văn bản

Nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu cũng là một trường hợp đặc biệt Từ ấy là một trạng

từ chỉ thời gian Năm 1938, nhà thơ được đứng vào hàng ngũ của Đảng Bài thơ là cảm xúc dâng trào, niềm hân hoan phấn khởi của chàng thanh niên khi bắt gặp ánh sáng của

lý tưởng cách mạng Từ ấy là từ mở đầu bài thơ, là tên tập thơ, là dấu mốc trọng đại trong cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Đây là dấu hiệu nói lên sự khác biệt giữa Tố Hữu với các nhà thơ mới Là những người cùng thế hệ, tiếp nhận văn hóa phương Tây, các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của văn học Pháp, thơ Tố Hữu đậm tính văn hóa truyền thống dân tộc, ca ngợi cách mạng và các sự kiện lớn của đất nước

Trang 13

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

3 Giải mã ý nghĩa văn bản thông qua lời đề từ

Lời đề từ chính là tiêu điểm thâu tóm nội dung của văn bản, nội dung này ẩn sâu bên trong tác phẩm Người đọc phải biết phân tích kĩ lời đề từ mới nhận ra được các tầng ý nghĩa hàm ẩn phía sau các lớp của ngôn từ

Lời đề từ trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo: “khi tôi chết hãy chôn

tôi với cây đàn” Lor-ca là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực: thơ ca, hội họa,

âm nhạc, sân khấu Phong cách thơ mang dấu ấn của tượng trưng, siêu thực Ông luôn

có khát vọng cách tân nghệ thuật, đồng thời là người chiến sĩ đã đấu tranh và hi sinh

vì tự do dân chủ của đất nước Tây Ban Nha

Trang 14

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

3 Giải mã ý nghĩa văn bản thông qua lời đề từ

Lời đề từ trong bài thơ như một di chúc sớm, một dự báo về cuộc đời và số phận của Lor-ca Đàn ghi ta là một loại nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha, là biểu tượng của thi ca, tiếng đàn cũng là tiếng thơ của Lor-ca

Ông viết “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”, học sinh có thể hiểu theo nhiều

cách khác nhau: niềm đam mê nghệ thuật, tình yêu quê hương xứ sở của Lor-ca, một nghệ sĩ thiên tài mong muốn hậu thế quên đi nghệ thuật của mình khi nó đã cũ

để sáng tạo ra cái mới

Trang 15

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

3 Giải mã ý nghĩa văn bản thông qua lời đề từ

Lời đề từ thứ nhất là câu thơ của nhà thơ cách mạng Ba Lan

Wladyslaw Broniewski “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”

Với việc trích dẫn câu thơ này, nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả về hình ảnh của đất nước Việt Nam đầy thơ mộng

Câu thơ “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu” của

Nguyễn Quang Bích Câu này có nghĩa là: Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông - Chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc

Trang 16

4 Phân tích ngôn ngữ nhân vật văn học

Ngôn ngữ nhân vật là lời nói nhân vật trong tác phẩm văn học, là một trong các

phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính

nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật là lời nói nhân vật trong tác phẩm văn học, là một trong các

phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính

Chỉ với hai câu thơ mở đầu đoạn trích tác giả khiến người đọc phát hiện

tình huống có vấn đề trong thơ Từ “cậy” đồng nghĩa với từ “nhờ” nhưng Nguyễn Du thật khôn khéo khi dùng từ “cậy” Người xưa có câu “Trẻ cậy

cha, già cậy con” hay cậy thần, cậy thế, trông cậy, tin cậy Từ “chịu” như

một sự chấp nhận, ủy thác vào em của Thúy Kiều Theo lẽ thường thì người bề dưới lạy người bề trên, nhưng trong đoạn trích này, tác giả để

Thúy Kiều lạy em Từ “cậy”, “chịu”, “lạy” thuộc thanh trắc (T) diễn tả

tâm trạng đau đớn, quặn thắt, nghẹn ngào của nhân vật

Trang 17

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

4 Phân tích ngôn ngữ nhân vật văn học

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Theo quan niệm của đạo Nho: “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá

tòng phu, phu tử tòng tử) Người phụ nữ, ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con, phận gái thì phải theo chồng Như vậy, Thúy Kiều xin đi theo Từ Hải là hoàn toàn có lý Mặt khác, nàng muốn

đi theo để phụ giúp chồng và góp phần vào sự thành công của Từ Hải

Trang 18

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

5 Phân tích phong cách nghệ thuật tác giả

Mỗi nhà văn đều có một phong cách nghệ thuật riêng, vì vậy khi dạy văn bản bản văn học giáo viên cần lưu ý để giúp học sinh nhận biết, so sánh sự khác biệt giữa các tác giả và tác phẩm Đặc biệt là đối với những tác giả lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo, gây ấn tượng mạnh với người đọc, đơn cử như nhà văn Nguyễn Tuân

Trang 19

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

Trước cách mạng, phong cách nghệ thuật của ông được gói gọn trong chữ

“ngông”, tôn thờ chủ nghĩa xê dịch trong vẻ đẹp vang bóng một thời, đây là sự

khác đời dựa trên cái tài hoa uyên bác của tác giả

Cái tài hoa, uyên bác này được thể hiện qua cách tiếp cận mọi sự vật ở phương diện thẩm mĩ, vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật

5 Phân tích phong cách nghệ thuật tác giả

Trang 20

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

5 Phân tích phong cách nghệ thuật tác giả

Nguyễn Tuân luôn nhìn con người bằng con mắt nghệ sĩ, xây dựng nên những

nhân vật tài hoa, tô đậm cái phi thường tạo cảm giác mạnh mẽ, dữ dội Chữ

“ngông” còn là nhân cách, đạo đức hơn đời của nhà văn, đó còn là lòng yêu

nước tinh thần dân tộc, say mê với cái đẹp và những thú vui tao nhã một thời

Điều này được nhà văn gửi gắm một cách thầm kín trong tác phẩm Chữ người

tử tù Hình tượng nhân vật Huấn Cao vừa là hình mẫu của Cao Bá Quát, vừa là

bóng dáng, phong cách của Nguyễn Tuân

Trang 21

III NỘI DUNG BIỆN PHÁP

5 Phân tích phong cách nghệ thuật tác giả

Sau cách mạng, quan niệm về cái đẹp của tác giả thay đổi, cái đẹp có cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai, cái đẹp không chỉ có ở những con người xuất chúng mà

có cả trong những con người lao động bình thường giản dị Phong cách này biểu

hiện rất rõ trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà Thông điệp mà nhà văn gửi gắm

đó chính là niềm say mê lao động, gắn bó với lao động mới tạo ra những sản phẩm quý giá đó là “thứ vàng mười” trên miền Tây Bắc

Trang 23

IV KẾT LUẬN

thuật dạy học để phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học cho học sinh

Những biện pháp trên đã mang lại những chuyển biến và hiệu quả nhất định

trong dạy học bộ môn Ngữ văn

Trang 29

KẾT THÚC PHẦN TRÌNH BÀY

CẢM ƠN QUÝ HỘI ĐỒNG, BAN GIAM KHẢO, QUÝ THẦY, CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Trang 30

KẾT THÚC PHẦN TRÌNH BÀY

CẢM ƠN QUÝ HỘI ĐỒNG, BAN GIAM KHẢO, QUÝ THẦY, CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Trang 31

KẾT THÚC PHẦN TRÌNH BÀY

CẢM ƠN QUÝ HỘI ĐỒNG, BAN GIAM KHẢO, QUÝ THẦY, CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Trang 32

KẾT THÚC PHẦN TRÌNH BÀY

CẢM ƠN QUÝ HỘI ĐỒNG, BAN GIAM KHẢO, QUÝ THẦY, CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Ngày đăng: 29/09/2022, 07:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w