1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn 7 biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh qua tiết nói và nghe môn ngữ văn lớp 7

11 665 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề rèn kĩ năng nói cho học sinh qua tiết nói và nghe môn ngữ văn lớp 7
Trường học trường th&thcs võ thị sáu
Chuyên ngành ngữ văn
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe góp phần giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp như: tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước; ý thức đối với cội n

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy

"Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua tiết Nói và nghe

môn Ngữ văn lớp 7")

I Thực trạng

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 khẳng định rõ về mục tiêu của bộ môn Ngữ văn Thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe góp phần giúp học sinh phát triển những phẩm chất cao đẹp như: tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước; ý thức đối với cội nguồn, tự hào về lịch sử dân tộc; lòng nhân ái, vị tha; yêu thích cái đẹp, cái thiện và

có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; có tinh thần tự học và ý thức nghề nghiệp; trung thực và có trách nhiệm, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam Kĩ năng nói liên quan mật thiết với việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, đọc, viết Nói tốt không chỉ góp phần rèn luyện tư duy mà còn giúp viết tốt Muốn nói và viết tốt, người nói cần phải có kĩ năng tiếp nhận thông tin Những kĩ năng này luôn đi cùng nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời Trong đó, nói là một trong những kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày

1 Thuận lợi

Ban giám hiệu trường TH&THCS Võ Thị Sáu luôn quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất Nhà trường có nhiều văn bản chỉ đạo và biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng học sinh

Tổ chuyên môn có những chuyên đề trao đổi thảo luận, dự giờ đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, qua đó nâng cao chất lượng học sinh

Bản thân tôi là giáo viên công tác lâu năm có trình độ chuyên môn,

có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm trong công tác nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn

Có sự phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục học sinh

Trang 2

Đa số các em học sinh đều ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức học tập,

có nền tảng kiến thức cơ bản từ lớp dưới, nhiệt tình hợp tác trong giờ học

2 Khó khăn

- Cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đáp ứng được hoạt động dạy và học nhưng còn hạn chế, chưa đồng bộ Nguồn tài liệu, sách tham khảo của nhà trường, của lớp học còn chưa phong phú

- Bản thân tôi là giáo viên tuy đã có kinh nghiệm nhưng còn thiếu sót trong đổi mới phương pháp, tổ chức giờ dạy lôi cuốn và chất lượng

- Chất lượng học sinh lớp được phân công giảng dạy không đồng đều, còn một số học sinh đạt kết quả chưa cao

- Đa số các em học sinh còn rụt rè, nhút nhát, kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp yếu

Trên thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều học sinh lớp 7 trường THCS

Võ Thị Sáu còn e ngại trong giao tiếp, rụt rè khi được gọi trình bày một vấn đề Bên cạnh đó có những em mạnh dạn nhưng lại trình bày lan man, thiếu trọng tâm, không ít em nói cộc lốc, phát âm chưa chuẩn… Thời gian đối với phần “nói và nghe” rất ít so với các phần khác của chương trình mà học sinh lại không có kĩ năng nói thì hiệu quả của tiết học sẽ rất hạn chế không thể đạt được mục tiêu đề ra Vì những lí do trên tôi lựa chọn biện

pháp "Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua tiết Nói và nghe môn Ngữ văn

lớp 7" nhằm nâng cao kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 7

trường TH&THCS Võ Thị Sáu

II Nội dung giải pháp

* Mục đích của biện pháp

Thứ nhất, giúp học sinh có thể đọc và nói đúng tiếng Việt

Thứ hai, giúp học sinh giao tiếp tốt bằng lời nói Tức là học sinh có

thể giao tiếp với từng đối tượng bằng những lời lẽ phù hợp

Thứ ba, giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trình bày điều mình muốn

nói Điều này thể hiện ở 3 cấp độ: học sinh đủ tự tin và mạnh dạn để nói,

để phát biểu chứ không rụt rè, nhút nhát, bởi đã được làm quen, được rèn luyện với việc phát biểu

1 Biện pháp cụ thể

Biện pháp thứ nhất: Rà soát, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh

Qua quan sát thực tế và khảo sát, có thể phân loại các đối tượng học sinh theo nhóm đối tượng

Nhóm 1: Học sinh mạnh dạn, tự tin, biết nói đúng trọng tâm

Trang 3

- Khích lệ để học sinh luôn được thể hiện mình, biết nói hay, nói thuyết phục, nói kết hợp với những hành động cử chỉ phù hợp

- Giao cho nhóm học sinh này chia sẻ, hướng dẫn nhóm có kĩ năng yếu hơn

- Tập viết, dàn dựng tiểu phẩm để thể hiện kĩ năng nói

- Khuyến khích HS tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến thuyết trình để thể hiện bản thân

Học sinh thảo luận dàn dựng tiểu phẩm trước khi nói

Nhóm 2: Học sinh tương đối mạnh dạn, tự tin và nói chưa đúng trọng tâm

- Giáo viên cần điều chỉnh kịp thời khi học sinh nói không đúng trọng tâm

- Yêu cầu HS chuẩn bị thật chu đáo nội dung để tập nói theo ý chính

- Yêu cầu nói theo nội dung đã chuẩn bị: Có thể chuẩn bị theo dạng

sơ đồ tư duy, chuẩn bị kĩ theo phiếu học tập

- Nhắc HS tự rèn luyện để nói đúng, nói chuẩn kể cả trong những tiết học khác

Trang 4

Học sinh trình bày bài nói trên lớp thông qua Powerpoint tự làm

Nhóm 3: Học sinh thiếu tự tin, kĩ năng nói yếu (nói ngọng, nói lắp, nói nhỏ )

- Giáo viên cần quan tâm tạo hứng thú cho đối tượng này Theo quy tắc 3-2-1 (3 khen, 2 góp ý, 1 thắc mắc)

- Luôn có những khích lệ động viên kịp thời Cần khen ngợi và ghi nhận những tiến bộ nhỏ nhất của học sinh

- Gần gũi, chia sẻ giúp học sinh thoải mái tự tin hơn

- Nghiêm khắc với những học sinh có hành động chê cười khi bạn nói lắp nói ngọng

Giáo viên quan tâm đến đối tượng học sinh yếu Nhóm 4: Học sinh nhút nhát, không chịu giao tiếp

Trang 5

HS giúp đỡ nhóm học sinh có kĩ năng yếu

- Tìm hiểu nguyên nhân, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình để động viên khuyến khích (Theo quy tắc ba khen, hai góp ý, một thắc mắc)

- Chỉ yêu cầu học sinh đứng trước lớp và chào các bạn bên dưới, không cần yêu cầu trình bày nội dung

- Giao cho những học sinh giao tiếp tốt động viên chia sẻ với bạn để tạo sự gần gũi trong những giờ ra chơi

- Khi học sinh đã tự tin đứng trước lớp, giáo viên sẽ gợi ý nội dung nói và nâng cao dần yêu cầu

- Giáo viên cần chú ý tránh bỏ rơi đối tượng học sinh này trong các tiết học

Biện pháp thứ hai: Giao bài cụ thể cho nhóm học sinh

Đây là phần quan trọng quyết định kĩ năng nói của học sinh Học sinh có tự tin và nói đúng trọng tâm hay không cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ càng

+ Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể: có thể thực hiện trên phiếu học tập

+ Giao nhiệm vụ sớm: Cần giao trong khoảng thời gian phù hợp để học sinh có thể chuẩn bị kĩ càng

+ Giáo viên hướng dẫn cụ thể nội dung nói, hình thức nói để học sinh chuẩn bị

+ Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh trước tiết học và hướng dẫn học sinh điều chỉnh nội dung nếu cần Có thể phối kết hợp với Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh để điều chỉnh phần chuẩn bị bài của học sinh

Trang 6

+ Chia nhóm phù hợp để học sinh nói với nhau trước khi vào tiết học: Giáo viên chia nhóm sao cho thuận tiện nhất để học sinh có thể tranh thủ nói khi ra chơi, khi ở nhà… Tránh chia những học sinh có kĩ năng yếu như nhau vào một nhóm

Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần sử dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp trong tiết học “Nói và nghe”: theo quy tắc ba, hai, một.

+ Giáo viên cần cho học sinh nắm rõ yêu cầu khi trình bày bài nói trong sách giáo khoa về tâm thế, về lời nói, cử chỉ điệu bộ

+ Giáo viên luôn quan sát, khích lệ động viên kịp thời để học sinh tự tin nói trước bạn, trước lớp

+ Giáo viên gọi học sinh nói tốt lên làm mẫu một lần để những học sinh khác học tập Nếu học sinh không làm được, giáo viên có thể định hướng, làm mẫu hoặc cho xem những đoạn video học sinh trình bày bài nói hay, hấp dẫn mà giáo viên sưu tầm được

Biện pháp thứ tư: Giáo viên cần linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức phần “nói” tránh sự nhàm chán cho học sinh

Sau khi đã rèn học sinh có kĩ năng nói trước lớp, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nói qua cách xây dựng tiểu phẩm, đóng vai hoặc qua tranh ảnh, video…

Biện pháp thứ năm: Chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh trong các tiết khác:

Vì thời lượng tiết “Nói và nghe” rất ít nên không đủ để học sinh cả lớp đều được nói, chính vì vậy giáo viên cần lưu ý rèn kĩ năng nói đối với những đối tượng còn nhút nhát, thiếu tự tin trong các tiết học khác của bộ môn bằng cách:

+ Giáo viên cần quan sát và điều chỉnh hành vi nói của học sinh mọi lúc, mọi nơi: Nếu giáo viên bắt gặp tình huống học sinh nói, giao tiếp chưa chuẩn mực thì cần có sự điều chỉnh kịp thời, tránh bỏ qua vì cho rằng học sinh không thuộc lớp mình dạy hay không trong giờ quản lí của mình

2 Tính mới của biện pháp

Qua nghiên cứu và thực hiện sáng kiến với năm biện pháp nêu trên Sáng kiến đã nêu ra một số biện pháp mang tính mới so với các biện pháp đã biết và các biện pháp này đã bước đầu mang lại hiệu quả

Biện pháp thứ nhất: “Rà soát, khảo sát, phân loại đối tượng học sinh”;

Trang 7

biện pháp thứ hai: “Giao bài cụ thể cho từng nhóm học sinh” Đây là hai

biện pháp mới nhất và tâm đắc nhất trong năm biện pháp mới mà tôi đã đưa ra Việc áp dụng hai giải pháp này đã mang hiệu quả to lớn đối với học sinh, giáo viên giảng dạy

- Đối với học sinh

Khích lệ tinh thần của các em rất nhiều, vì việc chia nhóm và giao bài cụ thể cho học sinh phát huy tính chủ động, tự tin trình bày, trao đổi thông tin trong nhóm và trước lớp đặc biệt nhóm học sinh mạnh tự tin có thể tự làm video, powerpoint làm tiểu phẩm trình bày trước lớp, có thể giúp đỡ nhóm yếu Các em học sinh yếu có thể tự tin trình bày ở mức đơn giản

- Đối với giáo viên:

Quan tâm động viên, gần gũi học sinh hiểu tâm lý của học sinh từ

đó giúp đỡ học sinh yếu để các em mạnh dạn tự tin học tập và phát biểu chứ không rụt rè, nhút nhát, bởi được làm quen phát biểu ý kiến trước lớp

Biện pháp thứ ba: “Giáo viên cần sử dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp trong tiết học “Nói và nghe”: theo quy tắc ba, hai, một.”

Biện pháp thứ tư: “Giáo viên cần linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức phần “nói” tránh sự nhàm chán cho học sinh” Biện pháp thứ năm: “Chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh trong các tiết khác”: đây là

biện pháp đã biết nhưng biện pháp mà tôi đưa ra đã có sự cải tiến Đó là thay đổi hình thức dạy học giúp học sinh không nhàm chán trong giờ học

Mà tôi khéo léo lồng ghép cùng giáo viên bộ môn khác trong các giờ học, môn học để các em tích cực học tập hơn, tự tin mạnh dạn

Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh qua tiết “Nói và nghe” môn Ngữ văn 7 đã áp dụng trong nhà trường năm học 2022-2023 cho đến nay

và có thể áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh ở các môn học khác ở các khối lớp

III Kết quả đạt được do áp dụng giải pháp

Với sự phối hợp những biện pháp trên một cách hài hoà, linh hoạt, tôi nhận thấy chất lượng học sinh có sự chuyển biến đáng kể Cụ thể như sau:

* Trước khi áp dụng giải pháp

Nhóm HS mạnh

dạn, tự tin,

Học sinh tương đối

Học sinh thiếu

tự tin, kĩ năng

Học sinh nhút nhát,

Trang 8

biết nói đúng trọng tâm

mạnh dạn,

tự tin và nói chưa đúng trọng tâm

nói yếu không chịu

giao tiếp

Kết quả khảo sát trên cho thấy số lượng học sinh còn mạnh dạn tự tin biết nói trước lớp những nội dung cơ bản chiếm tỉ lệ rất khiên tốn Đa số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin, kĩ năng nói còn hạn chế

* Sau khi áp dụng giải pháp

Sau khi áp dụng những giải pháp trên, kết quả kháo sát thu lại được như sau:

Nhóm HS mạnh

dạn, tự tin, biết nói đúng trọng tâm

Học sinh tương đối mạnh dạn,

tự tin và nói chưa đúng trọng tâm

Học sinh thiếu

tự tin, kĩ năng nói yếu

Học sinh nhút nhát, không chịu giao tiếp

Qua bảng khảo sát trên cho thấy kết quả đã có những chuyển biến rõ rệt Số học sinh biết nói và có một số kĩ năng nói đã lên đến 50% Đặc biệt

đã hộ trợ được 1 em học sinh nhút nhát bước đầu biết đứng để nói trước lớp Từ việc giúp học sinh tự tin hơn khi nói và nói đúng trọng tâm đã giúp cho chất lượng bài kiểm tra cũng tăng lên đáng kể

IV Bài học kinh nghiệm

1 Ưu điểm và hạn chế của biện pháp

* Ưu điểm

- Dễ áp dụng và nhân rộng, tận dụng được các nguồn lực vốn có của trường, lớp

- Phát huy tính tự giác, tính năng động của học sinh

- Nâng cao được chất lượng học sinh còn hạn chế về năng lực, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn

- Nâng cao thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác giảng dạy

Trang 9

- Cần nhiều thời gian.

- Đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của học sinh

- Giáo viên bộ môn cần kiên trì, tận tụy vì học sinh

2 Phương hướng khắc phục các hạn chế

- Phối hợp linh hoạt các biện pháp trong dạy chính khóa và dạy tăng cường trong các tiết phụ đạo, bồi dưỡng thêm

- Kịp thời động viên, khích lệ tinh thần của học sinh và giáo viên

3 Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp

Với những thành công thu được từ sáng kiến trên tôi thiết nghĩ biện pháp này có thể áp dụng, nhân rộng ở các lớp khác trong trường THCS

Võ Thị Sáu Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tùy theo đối tượng học sinh của từng lớp mà giáo viên sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp

V Kiến nghị, đề xuất

- Đối với giáo viên: Cần nhiệt tình tâm huyết, dành nhiều thời gian quan tâm đến đối tượng học sinh còn nhút nhát, kĩ năng nói còn hạn chế

- Đối với nhà trường: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; tạo điều kiện thời gian cho giáo viên đầu tư, đổi mới chuyên môn; có

sự động viên, khuyến khích với giáo viên thực hiện công tác có hiệu quả

- Đối với gia đình: Mỗi bậc phụ huynh cần sát sao hơn nữa, động viên, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho con được nói được chia sẻ những cảm xúc suy nghĩ của mình Gia đình cần biết lắng nghe và kịp thời điều chỉnh hành vi của con

Trang 10

Trên đây là bản báo cáo "Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua tiết Nói

và nghe môn Ngữ văn lớp 7 "

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của nhà trường , ngày 30 tháng 11 năm 2022

……… Người viết báo cáo

………

Trang 11

………

Ngày đăng: 07/11/2023, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w