1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo giải pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn đề tài sân khấu hóa tác phẩm văn học

32 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Khả năng áp dụng của giải pháp : Các hình thức tổ chức giờ dạy được đưa ra trong sáng kiến không chỉ được áp dụng trong môn Ngữ văn 6 mà còn có thể áp dụng với môn Ngữ văn ở các khối 7,

Trang 1

Đề tài SK : Đổi mới cách thức tổ chức giờ dạy môn Ngữ văn 6 tạo

hứng thú cho học sinh trong

chương trình giáo dục phổ thông

tổng thể

Trang 2

BẢN MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Đổi mới cách thức tổ chức giờ dạy môn Ngữ văn 6 tạo hứng thú cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn 6

3 Mô tả bản chất của sáng kiến: Đưa ra các cách thức đổi mới giờ dạy học môn Ngữ văn 6

nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho HS, từ đó hình thành cho các em năng lực tự học và sự yêu thích đối với môn học.

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết : Khi giáo viên không đổi mới cách thức tổ chức giờ học trong

môn Ngữ văn 6, tiết học thường mang tính nặng nề về lí thuyết, gây áp lực căng thẳng cho học sinh trong quá trình học tập.

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp : tạo hứng thú nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh trong giờ

học môn Ngữ văn.

- Nội dung giải pháp : đổi mới cách thức tổ chức giờ dạy học Ngữ văn theo phương pháp đổi mới bằng cách tổ chức hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm văn học và tổ chức trò chơi trong giờ học Ngữ văn 6 nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực học sinh

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp : Các hình thức tổ chức giờ dạy được đưa ra trong sáng

kiến không chỉ được áp dụng trong môn Ngữ văn 6 mà còn có thể áp dụng với môn Ngữ văn ở các khối 7,8,9 và trong các môn học khác: Lịch sử, Địa lí…

3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp : Giúp

cho giờ học Ngữ văn trở nên sôi nổi, hiệu quả; các em hứng thú, có sự yêu thích với môn học và phát huy được năng lực cho học sinh: năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và rèn luyện cho các em một số kĩ năng: tìm kiếm thu thập thông tin, nhanh tay nhanh mắt, kĩ năng

thuyết trình….

Trang 3

Sân khấu hóa tác phẩm văn học

Theo tôi, đổi mới đối với môn Văn trước hết phải thoát khỏi cách học một chiều thầy cứ đọc và trò cứ chép, những bài làm văn của các em được đi sao chép, cóp nhặt một cách thụ động, rập khuôn làm mất đi tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khi các em được trải nghiệm, được hóa thân vào tác phẩm, nhân vật sẽ giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn, chủ động hơn và

có cảm nhận tốt hơn về những vấn đề được đề cập đến trong văn bản Sân khấu hóa tác phẩm văn học là một hình thức tổ chức học tập đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa ở mức độ đơn giản: diễn tả lại hành động của nhân vật, diễn lại bằng hành động một sự việc trong văn bản được học… mà không dùng lời.

Trang 4

Trong năm học 2021- 2022 ở bộ môn Hoạt động trải nghiệm sáng tạo các em đã được làm quen với hoạt động

này qua chủ đề 6: Sân khấu hóa truyện dân gian.

Hình thức tổ chức học tập này thường tạo cho các em sự hứng thú bởi ở đó các em được bộc lộ khả năng của bản thân và được đồng sáng tạo với tác giả thông qua hình tượng nhân vật được thể hiện trong tác phẩm.Sân khấu hóa tác phẩm là hoạt động tiếp nhận văn học sáng tạo rất cần thiết, đặc biệt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới sau 2021 Nó có tác động tốt đến mục tiêu dạy và học Ngữ văn nước ta bởi đó là hình thức bổ trợ minh họa cho tác phẩm trong chương trình phổ thông.

Trang 5

- Để tiếp cận với một tác phẩm văn học việc đầu tiên là ta phải đọc

nó bằng mắt, cảm nhận bằng trí óc và sân khấu là một hình thức để đưa các em đến một sự tiếp nhận gần gũi mang tính sáng tạo Không chỉ đọc tác phẩm văn học, các em được trực tiếp tham gia vào tác phẩm, được lên sân khấu để cảm nhận rõ hơn, điều này giúp học sinh

không chỉ thâm nhập vào tác phẩm mà còn được “sống” cùng với

nhân vật và tác phẩm Và đưa tác phẩm lên một hình thức khác rất sinh động, linh hoạt, dễ truyền tải

- Hình thức tổ chức học tập này vừa tăng khả năng hợp tác khi làm việc nhóm của học sinh vừa góp phần tăng cảm hứng học tập môn ngữ văn cho các em học sinh và khuyến khích tinh thần đọc sách, cũng như sự cảm thụ tác phẩm văn học và đồng sáng tạo cùng nhà văn của học sinh Sân khấu hóa tác phẩm văn học nghĩa là học Văn bằng diễn kịch Học sinh sẽ chuyển thể tác phẩm văn học thành vở diễn, sau đó thảo luận những vấn đề trọng tâm, diễn lại để từ đó rút

ra những bài học cần thiết của tác phẩm đối với các em

Trang 6

- Để tổ chức được hoạt động này trong giờ học môn Ngữ văn giáo viên cần kết hợp với phương pháp dạy học dự án, hoạt động theo nhóm nhỏ

và kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực… Bước đầu tiên khi tổ chức hoạt động này giáo viên cần chọn tác phẩm phù hợp Học sinh trong lớp sẽ được chia thành các nhóm nhỏ phụ trách những mảng nhỏ khác nhau như: nhóm xây dựng kịch bản, nhóm diễn xuất, nhóm phụ trách phục trang, nhóm phụ trách mĩ thuật, nhóm phụ trách âm nhạc… Học sinh sẽ là người lên ý tưởng, thiết kế, thực hiện Giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ, định hướng và tư vấn để sản phẩm đạt được hiệu quả cao nhất.Khác với việc chỉ dừng lại ở dựng tiểu phẩm tham dự các hội thi, sân khấu hóa tác phẩm văn học được thực hiện tại từng lớp học và trở thành một phần của bài học Sau phần diễn kịch học sinh các nhóm sẽ cùng thảo luận về một số vấn đề trọng tâm của bài học

- Với cách thức này, tất cả học sinh đều phải đọc tác phẩm để nắm nội dung, tìm những chi tiết đắt giá góp ý cho kịch bản được xây dựng

Trang 7

- Để các tiểu phẩm được trình diễn có chất lượng, đòi hỏi giáo viên phải rất tích cực, nghiêm túc hướng dẫn,

cố vấn để các em xây dựng nội dung kịch bản phù hợp,

có nội dung mang tính giáo dục cao Bên cạnh đó cũng khuyến khích sự sáng tạo của các em nhưng phải trong phạm vi cho phép, không vượt quá giới hạn của các chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Việc dựng lại những câu chuyện trong bối cảnh thực tại của hàng ngàn năm, hàng chục năm lịch sử trước cái nhìn mới mẻ của chính các em học sinh đã thổi luồng gió mới vào tác phẩm văn học khiến các tác phẩm văn học không xa rời thực tế cuộc sống hiện tại, không nhàm chán, đơn điệu mà có sức hấp dẫn mới với học sinh.

Trang 8

- Học văn bằng diễn kịch, bằng múa, bằng âm nhạc giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội tiếp cận và cảm thụ tác phẩm văn học bằng nhiều cách khác nhau Các học này góp phần khơi dậy sự yêu thích môn Ngữ văn ở học sinh

và góp phần phát huy nằng lực của các em về khả năng tổ chức, biên kịch, diễn xuất, hợp tác….

- Khi cho học sinh xây dựng kịch bản giáo viên cần có sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ các em và yêu cầu các em chú ý vào từng bước công việc như sau:

- Chọn ra một ý tưởng để diễn đạt Ví dụ khi dạy văn bản “Bài học đường

đời đầu tiên” trong Ngữ văn 6, giáo viên có thể cho học sinh viết kịch bản để

diễn lại rất nhiều sự việc: Cảnh Dế Mèn sang nhà Dế Choắt Chơi, cảnh Dế Mèn trêu chị Cốc, cảnh Dết Choắt chết….Giáo viên cần lưu ý học sinh ở đây, tất cả các con vật được nói đến trong văn bản: Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc đều được nhân hóa, tức là những con vật đó biết suy nghĩa, nói năng hành động giống như con người chứ không còn đơn thuần là những con vật sinh

học Hoặc với văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh, giáo viên có thể cho học sinh

xây dựng các cảnh chính: Vua Hùng kẽn rể, Cuộc chiến giữa hai vị thần… để học sinh có thể cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của truyện.

Trang 9

- Tiếp theo là xây dựng nhân vật và tạo ra tình huống có xung đột để nhân vật gặp

gỡ nhau, bộc lộ tính cách của mình Trong những tình huống tôi đưa ra ở trên, tình huống gây xung đột chính là mối quan hệ Dế Mèn – Dế Choắt – Chị Cốc, trong đó có những xung đột giữa Dế Mèn với Dế Choắt và xung đột giữa Dế Mèn và Dế Choắt với Chị Cốc Hoặc trong văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” tình huống có xung đột chính là hai vị thần đến cầu hôn đều ngang tàng ngang sức nên vua Hùng phải ra điều kiện kén rể, vì cả hai vị thần đều muốn lấy nàng Mị Nương xinh đẹp nên khi không lấy được Mị Nương Thủy Tinh mới tức giận đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương

- Trong xung đột đó, xung đột trong lòng nhân vật chính phải được tập trung chú

ý: Ví dụnhân vật chính là Dế Mèn, và xung đột trong lòng Dế Mèn thể hiện ở tính khoác lác và thể hiện ở sự ăn năn hối lỗi khi gây ra cái chết cho Dế Choắt Còn với văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” sự xung đột trong nhân vật Thủy Tinh được thể hiện ở chỗ: Một bên là khao khát được lấy Mị Nương và một bên là vì đến sau không lấy được vợ nên mới dẫn đến hành động đánh Sơn Tinh để cướp

Mị Nương, không cam tâm chấp nhận mình là người thua cuộc Chính từ xung đột này của nhân vật chính mà ý nghĩa câu chuyện được thể hiện (Nhằm giải thích hiện tượng bão lũ xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ).

Trang 10

- Sau các khâu trên học sinh sẽ bắt tay vào xây dựng kịch bản và diễn trước lớp Trong quá trình học sinh xây dựng kịch bản giáo viên cần có sự đồng hành cùng các em Bởi kịch bản có xây dựng tốt thì khi diễn mới hay và học sinh mới có thể cảm nhận được sâu giá trị của tác phẩm.

Trang 11

- Trong quá trình giảng dạy của bản thân trong năm học 2021-2022 ,khi dạy phần Truyện dân gian (Ngữ văn 6) tôi đã áp dụng hình thức tổ chức dạy học này.

Ví dụ khi dạy bài “Sơn Tinh Thủy Tinh” tôi đã

tổ chức cho học sinh xây dựng kịch bản và diễn xuất trước lớp Các bước được tiến hành như sau:

Trang 12

Nhóm chuẩn bị trang phục đạo cụ: - Đọc sách giáo khoa lịch sử 6 tìm hiểu

trang phục, ngôn ngữ của người Việt cổ thời Hùng Vương.

Nhóm chuẩn bị âm thanh: - Tìm hiểu thông tin từ Internet và các nguồn

khác những bản nhạc, bài hát liên quan đến nội dung văn bản

Xử lý thông tin:

- Từng thành viên báo cáo thông tin tìm kiếm.

- Nhóm trưởng thống nhất kết quả thông tin: Trang phục, đạo cụ, nội dung kịch bản, diễn viên, diễn xuất

Xây dựng ý tưởng cho kịch bản sân khấu chuyển thể:

- Thống nhất hình thức chuyển thể: Sát nguyên tác

- Thống nhất kịch bản chuyển thể:

+ Số lượng nhân vật

+ Các cảnh chính

Trang 13

Xây dựng kịch bản và chuẩn bị đạo cụ: (Giao nhiệm vụ về nhà ) Báo cáo kết quả : Kịch bản và Biểu diễn sân khấu hóa

Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh

- Hình thức chuyển thể: Sát nguyên tác

Số lượng nhân vật:

Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Hùng Vương, Mị Nương,

Nhân vật phụ: Lạc Hầu, Quần thần, quân lính của Sơn Tinh và Thủy Tinh

Trang 14

CẢNH : VUA HÙNG KÉN RỂ

Lạc hầu: Loa ! Loa ! Loa !

Chiềng làng chiềng chạThượng hạ đông tây

Già trẻ gái trai

Nghe Vua truyền ý…

- Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Mị Nương người đẹp như hoa, hiền dịu như tiên xa, thanh niên trai tráng khắp mọi miền đất nước ai có tài có đức xứng đáng làm chồng Mị Nương, làm rể vua Hùng hãy mau mau đến kinh đô Phong Châu ứng thí loa loa loa

(Hay tin Vua Hùng kén chồng cho con gái, rất nhiều chàng trai

tài năng đến để cầu hôn Sáng nay Hùng Vương thứ mười tám

sẽ đích thân tổ chức cuộc thi tài kén rể cho con gái yêu.)

Trang 15

Đạo cụ: Bàn ghế, Hùng Vương, các lạc hầu, lạc tướng trên, dưới sân khấu các thí sinh xếp thành hai hàng đợi đến lượt mình thi tài).

Lạc hầu: Các thí sinh chú ý Thời khắc quan trọng đã đến, các ngươi hãy đem hết

tài năng của mình trổ tài cho vua Hùng được thấy để vua xem có chàng trai nào trong số các ngươi xứng đáng làm rể nhà vua hay không Cuộc thi bắt đầu: Mời chàng trai mang số báo danh 001 (Sơn Tinh)

Sơn Tinh: Dạ ! Bẩm Tôi là Sơn Tinh –là chúa vùng chốn non cao, đến từ vùng núi

Tản Viên xinh đẹp Tôi có khả năng:

"Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi

Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi"

(Sơn Tinh nói đến đâu vung tay đến đấy, các HS khác giơ nhưng bức tranh về cồn

bãi, núi đồi đã chuẩn bị ra tương ứng với hành động của Sơn Tinh.

Trên khán đài, vua Hùng cùng các lạc hầu lạc tướng mỉm cười tỏ ý khâm phục).

Thủy Tinh: Dạ ! Bẩm! Thần người miền nước thẳm có khả năng, gọi gió, gió đến

hô mưa mưa về, góp phần điều tiết khí hậu cho cây cỏ xanh tốt quanh năm , giúp đồng bào ta có nước sinh hoạt và sản xuất đấy ạ!

Sau đây thần sẽ thể hiện tài năng của mình để vua Hùng và quần thần được chứng thực ạ.

Trang 16

(Thủy Tinh đưa tay lên miệng lầm rầm đọc thần chú tức thì bầu trời

mây đen mù mịt, giỏ thổi kinh hoàng, mưa to trút xuống tầm tã Học sinh dùng âm thanh mô phỏng tiếng mưa, tiếng gió, sấm sét và đưa tranh vẽ sẵn lên để minh họa)

Lạc Hầu: Được rồi, được rồi ngươi có thể dừng lại không thì gió bảo

cuốn bay thành Phong Châu của chúng ta mất

(Thủy Tinh đưa tay xuống, lập tức mưa bão sấm sét dứt, bầu trời lại quang đãng trở lai)

Lạc hầu: Mời hai thí sinh hãy lui về nghỉ ngơi và chờ nghe công bố

kết quả

(Sơn Tinh , Thủy Tinh lui ra Trên sân khấu chỉ còn vua Hùng và các lạc hầu lực tường)

Vua Hùng: Hai chàng trai đó tài năng thật phi thường khiến ta thật băn

khoăn quá Ta có dự định thế này các khanh xem sao: Ta sẽ ra điều kiện kén rể, ai mang lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương

Trang 17

Lạc hầu: Bệ hạ thật sáng suốt.

Hùng Vương: Cho mời hai Sơn Tinh, Thủy Tinh vào

cùng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh đi vào)

Hùng Vương: Hai người, một người chốn non cao, một

người vùng nước thẳm có tài năng xuất chúng phi thường Cả hai đều xứng đáng làm rể ta nhưng ta chỉ có một người con gái Thôi thì ngày mai ai mang lễ vật đến trước ta sẽ gả con gái cho.

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Tâu đức vua - Sinh lễ cần sắm

những gì ạ?

Vua Hùng: Các người nghe cho rõ đây Sính lễ gồm:

Một trăm ván cơm nếp

Trang 18

Một trăm nệp bánh chưng Voi chín ngà Gà chín cựa cựa, ngựa chín hồng mao Mỗi thứ một đôi”

Các người rõ chưa?

Sơn Tinh, Thủy Tinh: Muôn tâu chúa thượng

Chúng thần đã nghe rõ, chúng thần xin được về để chuẩn bị lễ vật.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh lui ra Hạ màn)

Trang 19

CẢNH 2: CUỘC GIAO TRANH GIỮA HAI VỊ

THẦN

(Sơn Tinh cùng đoàn tùy tùng đứng đợi sẵn ở cổng

thành Phong Châu xin được vào yến kiết vua Hùng)

Lạc hầu: Muôn tâu chúa thượng, Sơn Tinh đã mang đầy

đủ lễ vật đến, xin được rước Mị Nương về núi ạ.

(Sơn Tinh và đoàn tùy tùng dâng lễ vật lên Vua Hùng

Hùng Vương xem qua một lượt lễ vật).

Hùng Vương (nhìn Mị Nương ngậm ngùi nói): Sơn Tinh

đã mang đủ lễ vật ta yêu cầu đến, từ giờ con sẽ là vợ Sơn Tinh Theo chồng về vùng núi Tản Viên con hãy luôn

nhớ đến muôn dân nơi thành Phong Châu, hãy cùng chồng con góp phần cho bách tính trăm họ có cuộc sống ấm no.

Trang 20

(Quân của Thủy Tinh đuổi theo Chạy lại)

Tùy tùng của Thủy Tinh: Cấp báo, cấp báo Người trên

kiệu hồng chính là công chúa Mị Nương Sơn Tinh đã đến trước ta và rước Mị Nương đi rồi ạ.

Thuỷ Tinh (vẻ mặt buồn bã, thất vọng): Sính lễ ư ta đã

Trang 21

Thủy Tinh: Ta thật không cam tâm, ta có kém gì Sơn Tinh đâu mà tại

sao hắn lấy được Mị Nương còn ta thì không Ta nhất định phải đòi lại nàng Gió ! Gió ơi đến đây Mưa đâu, hãy nổi đầy trời giông bão cho

ta Thần Sấm, thần Sét hãy nổi trống lên đuổi theo Sơn Tinh cho ta

(Thủy Tinh tay vung bên trái, vung bên phải, người nghiêng ngả

Đạo cụ sử dụng âm thanh để minh họa và dựng những bức tranh đã chuẩn bị dựng lên)

Sơn Tinh (ngoái lại đằng sau nghe ngóng): Hình như có sự chẳng

lành Trời nổi cuồng phong như vậy chắc là do Thủy Tinh không lấy được Mị Nương nên căm phẫn gây ra Các con, hãy mau đưa Mị

Nương về Tản Viên, ta sẽ ở lại chiến đấu với hắn

(Kiệu rước Mị Nương lui vào)

(Thủy Tinh vẫn điên cuồng gây giông bão Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước Khắp nơi như sắp bị nhấn chìm bởi cơn đại hồng thủy)

(Học sinh trình chiếu bằng hình ảnh kết hợp với âm thanh)

Ngày đăng: 30/10/2022, 12:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w