1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng

150 797 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Tỡnh cấp thiết của đề tài Việt Nam đang bước nhanh trên con đường hội nhập quốc tế và tất yếu bị cuốn theo xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá diễn ra ngày một mạnh mẽ hiện nay. Theo đó, sự

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tình cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang bước nhanh trên con đường hội nhập quốc tế và tất yếu bị cuốn theo xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá diễn ra ngày một mạnh mẽ hiện nay Theo đó, sự ảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau trên mọi mặt đời sống giữa nước ta

và các quốc gia khác sẽ ngày càng lớn, bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế mà trước tiên là

sự gia tăng hoạt động trao đổi hàng hoá Trong tương quan thương mại quốc tế ngày một phát triển với thế giới, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thuỷ hải sản, khoáng sản, hàng may mặc, thủ công

mỹ nghệ…Nhận thức được những lợi ích lớn lao mà xuất khẩu mang lại cho đất nước thời kỳ hội nhập, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã chủ trương khuyến khích xuất khẩu đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và thành phần kinh tế

Trong quá trình bán hàng hoá cho nhà nhập khẩu nước ngoài, nhu cầu thanh toán quốc tế qua ngân hàng phát sinh, quyết định lựa chọn ngân hàng và phương thức thanh toán nào sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Do vậy, là hệ quả tất yếu của sự phát triển hoạt động xuất khẩu, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thu tiền hàng xuất khẩu nói riêng đang được các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm phát triển và hoàn thiện hơn bao giờ hết Ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thanh toán quốc tế đang đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng, là mắt xích chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động (đặc biệt là ngoại tệ)…Trong các phương thức thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ từ lâu đã được đánh giá là phương thức đảm bảo lợi ích lớn nhất cho nhà xuất khẩu và được các doanh nghiệp xuất khẩu tin dùng Chính vì vậy phương thức này luôn chiếm tỷ trọng lớn về doanh số thanh toán

Trang 2

cũng như doanh thu phí dịch vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thu tiền hàng xuất khẩu nói riêng của các ngân hàng thương mại hiện nay

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trước đây là ngân hàng đầu tiên thực hiện và hiện nay vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam, là chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động thanh toán với bạn hàng nước ngoài Là một bộ phận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, luôn giữ vị trí “anh cả” trong toàn hệ thống chi nhánh của Ngân hàng, Sở giao dịch Vietcombank cũng không ngừng nỗ lực để tạo dựng và củng cố uy tín của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế Đóng vai trò trung tâm và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu của Sở vẫn là phương thức tín dụng chứng từ Hoạt động này đã và đang dẫn đầu các hoạt động của phòng thanh toán xuất khẩu về doanh thu phí dịch vụ, phát triển quan hệ khách hàng và ngân hàng đại lý cũng như trong thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước…(so với các phương thức khác là nhờ thu và chuyển tiền).

Mặc dù những năm qua, hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Vietcombank đã đạt được các kết quả khả quan so với mặt bằng chung, đem về lợi ích nhiều mặt cho Ngân hàng nhưng hiện còn tồn tại một số vướng mắc và hạn chế nhất định trong quy trình, cách thức thực hiện, trong cơ chế, chính sách…khiến nó chưa thực sự hoàn thiện và do đó chưa phát huy được hết vai trò đóng góp của mình cho hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng Một minh chứng dễ thấy nhất là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dịch vụ đang có chiều hướng gia tăng thì hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở thời gian qua lại có sự giảm sút rõ rệt

về số lượng giao dịch Nguyên nhân một phần do bản thân Ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế xuất khẩu cũng như sự phát triển của nghiệp vụ này trên thế giới, mặt khác cũng do những nguyên nhân bên ngoài như sự biến động của môi trường kinh tế trong nước, kinh tế thế giới và

Trang 3

nước bạn hàng, sự gia tăng cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam, mức độ

đa dạng và phức tạp ngày càng cao trong nhu cầu của khách hàng…

Trên đây là những kết luận em đã rút ra sau một thời gian thực tập tại phòng thanh toán xuất khẩu, Sở giao dịch Vietcombank, cũng là những nguyên nhân chính khiến em quyết định viết Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài

“Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng

từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ giai đoạn 2006 – 2008 với những tồn tại riêng của

Sở giao dịch, mục đích của Chuyên đề là đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Chuyên đề có 3 nhiệm vụ chính, gồm:

1 Hệ thống hóa lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế và thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại, đặc biệt là lý luận về các tiêu chí đo lường và đánh giá hoạt động này cũng như lý luận về sự cần thiết của việc hoàn thiện hoạt động tại các Ngân hàng thương mại nói chung và tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng.

2 Phân tích thực trạng hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, rút ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

3 Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, kết hợp với việc nghiên cứu bối cảnh thuận lợi và khó khăn cũng như xem xét những định hướng trong tương lai của Ngân hàng, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thu tiền

Trang 4

hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại Cụ thể là:

(1) Chỉ nhìn nhận từ góc độ của các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (2) Chỉ xét trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C) (3) Đối tượng được đi sâu nghiên cứu là quá trình thực hiện hoạt động thu tiền hàng của các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (ngân hàng thông báo, ngân hàng chuyển chứng từ, ngân hàng được chỉ định) tính từ thời điểm tiếp nhận thư tín dụng đến thời điểm tiến hành báo Có trong tài khoản của người xuất khẩu Bao gồm các nghiệp vụ là:

- Thông báo L/C/Sửa đổi L/C.

- Tiếp nhận, kiểm tra và gửi bộ chứng từ đi thanh toán theo L/C.

- Thanh toán tiền hàng xuất khẩu theo một trong hai trường hợp là: Không có chiết khấu hoặc Có chiết khấu.

(Không xét đến các hoạt động khác cũng thuộc mảng thanh toán xuất khẩu theo L/

C là chuyển nhượng L/C và xác nhận L/C).

Phạm vi nghiên cứu:

Hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của

Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2006 đến 2008 Phương pháp nghiên cứu:

Nguồn thông tin: Các số liệu thống kê của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam các năm từ 2006 – 2008; các sách, báo, tạp chí chuyên ngành thanh toán quốc tế; bài viết trên các báo điện tử, website các ngân hàng và website có liên quan; các nhân viên phòng thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch Vietcombank.

Trang 5

Phương pháp thu thập và phân tích: Chuyên đề sử dụng các phương pháp thống kê, phỏng vấn, phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp số liệu.

Kết cấu Chuyên đề

Chuyên đề gồm ba chương:

Chương 1 Lý luận chung về hoạt động thanh toán quốc tế và thu tiền hàng

xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại.

Chương 2 Thực trạng hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức

tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thu

tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Trang 6

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

VÀ THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò đối với nền kinh tế

Trong mô hình hệ thống ngân hàng (NH) hai cấp ở các nền kinh tế vận hànhtheo cơ chế thị trường: Ngân hàng thương mại (NHTM) _ NH cấp II _ là mộtdoanh nghiệp được tổ chức, thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý,điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) _ NH cấp I, thực hiện kinh doanhtrên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi củakhách hàng (với trách nhiệm hoàn trả), sử dụng tiền gửi đó để cho vay, đầu tư vàthực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ trung gian tài chính khácnhằm thu lợi nhuận

NHTM là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nềnkinh tế Mặc dù nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thônghàng hoá như các doanh nghiệp thông thường khác nhưng lại tạo điều kiện thuậnlợi cho quá trình đó được diễn ra một cách trôi chảy, liên tục, thông qua việc điềuphối lượng tiền trong nền kinh tế (từ nhóm “thặng dư” vốn sang nhóm “thâm hụt”vốn), đồng thời làm gia tăng khả năng thanh toán không dùng tiền mặt và giúpgiảm chi phí lưu thông NHTM góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thôngqua việc thực hiện những vai trò cơ bản của mình đối với nền kinh tế là:

- Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình,

thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác đểđầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác

Trang 7

- Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) thực

hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ (bằng cách phát hành cácphương tiện thanh toán, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ vàphân phối tiền)

- Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi họ mất khả

năng thanh toán (như phát hành thư tín dụng)

- Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát

hành hoặc chuộc lại chứng khoán

- Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của Chính

phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại thì hoạt hoạt độngcủa NHTM theo đó cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn, tuy nhiên, bất kỳ

NH nào cũng phải thực hiện đầy đủ ba nhóm hoạt động chính là: Các hoạt độnghuy động vốn, các hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian thanh toán.Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng, các NH hiệncòn mở rộng sang nhiều hoạt động và dịch vụ khác nữa

Hoạt động huy động vốn: NH muốn kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ thì

phải có lượng vốn rất lớn Bên cạnh số vốn chủ sở hữu _ vốn pháp định được trang

bị khi mới thành lập thì lượng vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu hoạt động của NH lại

là vốn huy động từ nền kinh tế thông qua các nguồn sau:

Nhận tiền gửi (tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm): Đây là hoạt

động cơ bản của NHTM mà các tổ chức tài chính phi NH không được thực hiện.Lượng vốn từ tiền gửi này sẽ là nguồn chủ yếu NH sử dụng để phục vụ hoạt độngcho vay và đầu tư Việc huy động này không những tạo ra nguồn vốn kinh doanhcho NH mà còn đem lại cho cá nhân, hộ gia đình hay các doanh nghiệp gửi tiềnmột khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, bên cạnh việc cung cấp cho họ một địa chỉ giữtiền an toàn

Trang 8

Phát hành giấy tờ có giá: Các giấy tờ này có thể là các trái phiếu NH,

các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn…Thông thường NH chỉ phát hành tráiphiếu, tín phiếu để phục vụ cho một mục đích sử dụng nhất định, như đầu tư chomột dự án hay một công trình

Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác: Khi cần, NHTM có thể đi vay

các tổ chức tín dụng khác qua thị trường liên NH hay bằng hình thức vay thươngmại để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình

Vay vốn của NHNN: Cũng giống như trường hợp đi vay các tổ chức tín

dụng khác, NHTM cũng chỉ vay NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, giảiquyết những vấn đề cấp bách nảy sinh trong hoạt động NH chứ không dùng tiền

đó để cho vay Việc vay vốn này được thực hiện dưới hình thức chiết khấu hay táichiết khấu thương phiếu, với lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệthắt chặt hay nới lỏng mà NHNN đang áp dụng

Hoạt động sử dụng vốn: Huy động vốn là điều cần thiết để bắt đầu hoạt

động kinh doanh của NHTM song sử dụng vốn huy động sao cho có hiệu quả,mang lại lợi nhuận cao nhất cho NH mới là điều quan trọng NH có các hình thức

sử dụng vốn sau:

Hoạt động ngân quỹ: Đây là hoạt động liên quan đến chi trả hàng ngày

cho khách hàng từ một trong các nguồn là tiền tại quỹ (khoản tiền nhất định NHphải giữ lại để đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên), tiền gửi tại cácNHTM khác (để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng),tiền gửi ở NHNN (là tiền gửi dự trữ bắt buộc hay tiền gửi thanh toán) và cuối cùng

là tiền mặt trong quá trình thu Các khoản này kém sinh lời nhất, thậm chí khôngsinh lời vì chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà thôi

Hoạt động tín dụng: Đây là một nghiệp vụ quan trọng của NHTM bởi

hầu hết vốn của NH đều được sử dụng cho hoạt động tín dụng Bao gồm các hìnhthức sau:

- Cho vay: Cho vay là hoạt động chính, quyết định sự tồn tại và phát

triển của NHTM Các NH luôn luôn tìm kiếm cơ hội để thực hiện cho vay thông

Trang 9

qua các hình thức: (1) Cho vay thương mại _ hoạt động cho vay chủ yếu của cácNHTM _ NH cho vay trực tiếp đối với khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chứckinh tế để giúp họ có vốn để kinh doanh, mua hàng dự trữ và đầu tư mở rộng sảnxuất; (2) Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu, vì cho rằng rủi ro đối với hoạtđộng cho vay các cá nhân và hộ gia đình là rất cao nên các NHTM không tích cựcthực hiện hoạt động này Ngày nay, sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sựcạnh tranh gay gắt trong cho vay đã hướng các NHTM tới người tiêu dùng nhưmột đối tượng khách hàng tiềm năng; (3) Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vaytruyền thống là cho vay ngắn hạn, các NH ngày càng trở nên năng động trong việctài trợ trung và dài hạn cho việc xây dựng các nhà máy mới, đặc biệt trong cácngành công nghệ cao.

- Chiết khấu chứng từ có giá: Thực chất đây là một nguồn tín dụng

ngắn hạn, trong đó NH nhận các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán của cácdoanh nghiệp, tổ chức kinh tế và trả cho họ một số tiền nhất định bằng mệnh giácủa chứng từ đó sau khi đã trừ đi lãi suất và phí chiết khấu Đến hạn của chứng từ

có giá đó, NH sẽ thu nợ ở người chấp hành lệnh nếu là hối phiếu và ở người pháthành nếu là kỳ phiếu Đây là một hoạt động mang lợi lợi nhuận cho NH, có độ rủi

ro thấp đồng thời lại đảm bảo khả năng thanh khoản cao cho các NHTM vì có thểthực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu với NHNN trong những tình huống cần thiết

- Tín dụng ứng trước: Đây là một thể thức cho vay được thực hiện trên

cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó các NHTM chấp nhận cho vay và sử dụng mộtmức cho vay trong một thời hạn nhất định theo từng phần hoặc toàn bộ giá trị hợpđồng Thông thường các NH thực hiện việc cho vay ứng trước có bảo đảm căn cứvào số lượng hàng hoá xuất khẩu mà khách hàng chưa thu được tiền Nghiệp vụnày gần giống như nghiệp vụ chiết khấu chứng từ có giá, NH sẽ cấp tín dụng chokhách hàng một số tiền bằng giá trị ghi trên hối phiếu sau khi đã trừ lãi suất ứngtrước và phí Song hoạt động này có nhiều rủi ro hơn chiết khấu

- Bảo lãnh: Là cam kết của NH dưới hình thức thư bảo lãnh về việc

thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi họ không thực hiện

Trang 10

đúng nghĩa vụ như đã cam kết với một bên thứ ba Bảo lãnh được xem là một hìnhthức tài trợ của NH cho khách hàng, qua đó họ có thể tìm nguồn tài trợ mới, muađược hàng hoá hoặc thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thulợi Có nhiều hình thức bảo lãnh như bảo lãnh để tham gia dự thầu, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnhhoàn trả vốn vay…Một trong những hình thức bảo lãnh của NHTM trong hoạtđộng thanh toán quốc tế (TTQT) mà cụ thể là trong thanh toán theo phương thứctín dụng chứng từ là NH sẽ đứng ra bảo lãnh thư tín dụng chứng từ, trong trườnghợp Ngân hàng phát hành (NHPH) không có khả năng trả tiền khi đến hạn thanhtoán thì Ngân hàng bảo lãnh (Ngân hàng xác nhận _ NHXN) sẽ thanh toán số tiềncủa thư tín dụng cho người xuất khẩu hoặc các NH có liên quan.

- Cho thuê tài sản (thuê – mua): Đây là một hình thức tín dụng trung và

dài hạn, trong đó, NHTM mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng và cho họ thuêvới thời hạn sao cho NH phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuêcộng lãi Khách hàng có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thoảthuận và khi hết hạn thuê được quyền mua lại tài sản thuê hoặc thuê tiếp theo cácđiều kiện đã ghi trong hợp đồng Hình thức này đáp ứng nhanh chóng nhu cầu muasắm tài sản có giá trị lớn của khách hàng đồng thời tạo ra một loại hình kinh doanhmới thu được lợi nhuận cho NH Các NHTM thường lập một công ty con đểchuyên trách thực hiện hoạt động này

Hoạt động đầu tư: Trong trường hợp cho vay không hết, NH có thể

chủ động tìm nơi đầu tư để thu lợi nhuận đồng thời giúp phân tán rủi ro NH có thểđầu tư trực tiếp vào kinh doanh như đầu tư xây dựng dự án hoặc công trình Ngoài

ra NH cũng có thể đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán bằng cáchmua tín phiếu, trái phiếu hay cổ phiếu của các công ty

Hoạt động trung gian thanh toán: Đây là nghiệp vụ đặc trưng của NHTM

so với các trung gian tài chính khác Khi nhận tiền gửi của khách hàng, NH khôngchỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ Thanh toánqua NH đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền

Trang 11

không cần phải đến NH để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách, kháchmang giấy này đến NH sẽ được nhận tiền Bên cạnh việc lấy tiền trên tài khoảncủa người mua, chuyển sang tài khoản của người bán để thanh toán tiền hàng hoá

và dịch vụ cho khách hàng, NH còn cung cấp cho họ một hệ thống các phương tiệnthanh toán thuận lợi như séc, uỷ nhiệm thu – chi, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…giúp cho khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong thanh toán, tiết kiệm được thờigian và chi phí, đồng thời đảm bảo việc thanh toán được an toàn

Ngoài việc làm trung gian thanh toán trong phạm vi quốc gia, việc cácNHTM thực hiện hoạt động thanh toán giữa hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhaungày càng phổ biến trong điều kiện nền kinh tế có xu hướng mở cửa hội nhập nhưhiện nay Bên cạnh việc hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, hoạt độngthanh toán quốc tế do các NHTM thực hiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớicác doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giúp hoạt động thanh toán không những đượcdiễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, thuận tiện mà còn đảm bảo quyền lợi cho các bên,góp phần mở rộng quan hệ thương mại giữa các nước

Các hoạt động khác: Bên cạnh những hoạt động cơ bản trên, các NHTM

còn thực hiện những nghiệp vụ khác liên quan tới tài chính, tiền tệ như kinh doanhngoại tệ, bảo quản các vật có giá, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạtđộng NH, cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới chứng khoán, bảo hiểm…Danhmục những dịch vụ tài chính mà các NHTM cung cấp đang ngày càng dài thêmcùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại và sự gia tăng những nhu cầu phongphú và đa dạng của khách hàng trong lĩnh vực này

Kinh doanh ngoại tệ: Đây là một trong những dịch vụ NH đầu tiên

được thực hiện NH sẽ đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác vàhưởng phí dịch vụ

Bảo quản vật có giá: Các NH thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ

có giá và các tài sản khác cho khách hàng trong két (còn gọi là dịch vụ cho thuêkét) và đổi lại khách hàng phải trả cho NH phí bảo quản

Trang 12

Cung cấp các dịch vụ đại lý: Các NH trong quá trình hoạt động không

thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Do đó, nhiều NH (thường

là NH lớn) cung cấp dịch vụ NH đại lý cho các NH khác như thanh toán hộ, pháthành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm NH đầu mối trong đồng tài trợ…

Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài

chính các NH có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân

và doanh nghiệp đã nhờ NH quản lý tài sản và hoạt động tài chính hộ Ngày nay,các dịch vụ uỷ thác của NH phát triển dưới nhiều hình thức như uỷ thác vay hộ,cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư, uỷ thác trong di chúc Các NH cũngsẵn sàng tư vấn về tiết kiệm và đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán,sáp nhập doanh nghiệp

Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Hiện nay, các

NHTM bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng

cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đếnngười kinh doanh chứng khoán Trong một vài trường hợp, các NH tổ chức racông ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán

Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các NH đã bán

bảo hiểm tín dụng cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trườnghợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động làm mất khảnăng thanh toán

Tóm lại, các hoạt động của NHTM có quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫn nhau.

Trong đó, hoạt động huy động vốn là cơ sở để thực hiện hoạt động sử dụng vốn _hoạt động sinh lời lớn cho các NHTM Trên cơ sở hoạt động huy động và sử dụngvốn, NHTM có thể thực hiện các hoạt động trung gian thanh toán, trong đó NHvừa nắm giữ, vừa quản lý thu chi từ tài khoản của khách hàng, do vậy hoạt độngnày vừa làm tăng nguồn vốn vừa mở rộng việc sử dụng vốn cho NH Cuối cùng,trên cơ sở của ba hoạt động cơ bản trên, các NHTM ngày nay đang không ngừngphát triển các dịch vụ tài chính trong nhiều lĩnh vực mới mẻ như chứng khoán, bảohiểm, tư vấn…và cùng với các hoạt động trung gian thanh toán, sự phát triển của

Trang 13

chúng đang trở thành thước đo cho sự phát triển của các NHTM _ những “báchhoá tài chính” _ trong kỷ nguyên kinh tế hiện đại này.

1.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại

Hiện nay, bên cạnh thu nhập từ các nghiệp vụ NH truyền thống thì những

NH hiện đại muốn tăng lợi nhuận đang ngày càng mở rộng hoạt động của mìnhsang các nghiệp vụ ngoại bảng _ những nghiệp vụ mang lại thu nhập hấp dẫn chủyếu từ phí nhưng NH không hề phải bỏ vốn _ như kinh doanh ngoại hối, TTQT,bảo lãnh…Trong các nghiệp vụ ngoại bảng thì TTQT là một nghiệp vụ quan trọng,

có tốc độ tăng trưởng cao, mang lại khoản thu phí ngày một tăng cho NHTM.Thông qua nghiệp vụ TTQT, có thể chắp nối để phát triển các nghiệp vụ khác nhưtín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, mở rộng quan hệ tàikhoản, quan hệ NH đại lý…Do đó, nghiệp vụ TTQT có thể được xem là nghiệp vụngoại bảng đặc trưng cho các NHTM ngày nay Để hiểu thêm về hoạt động nàycũng như hiểu tại sao hoạt động TTQT của các NHTM lại ngày càng phát triển, tacần nắm được cơ sở hình thành của hoạt động TTQT cũng như các điều kiện trongTTQT, từ đó xem xét vai trò thực sự của NHTM đối với TTQT và hoạt động ngoạithương và sau nữa là tìm hiểu cụ thể về những phương thức TTQT mà các NHTMđang tiến hành

1.1.2.1 Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế và các điều kiện thanh toán quốc tế trong hợp đồng ngoại thương

Cơ sở hình thành hoạt động TTQT

TTQT được hiểu là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và các yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các doanh nghiệp, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các NH

Hay nói cách khác, TTQT là việc phản ánh sự vận động có tính độc lập tương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển tư bản và hàng hoá giữa các

Trang 14

quốc gia khác nhau, do không cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ của các bên tại một thời điểm nhất định.

Qua những khái niệm TTQT ở trên ta có thể hình dung được phần nào cơ

sở hình thành của hoạt động TTQT Đó chính là hoạt động ngoại thương! Phạm vi

và năng lực sản xuất của một nước bị hạn chế bởi các yếu tố như địa lý, điều kiện

tự nhiên, trình độ phát triển và các yếu tố khác Do vậy thật hiếm khi một quốc gialại tự sản xuất mọi thứ mình cần và thay vì tự cố gắng sản xuất những hàng hoákhông thuộc ưu thế của mình với chi phí cao, họ sẽ nhập khẩu những hàng hoá ấyvới giá rẻ và chỉ sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá tận dụng được lợi thế sosánh của mình Sự trao đổi hàng hoá như vậy với các quốc gia khác tạo nên hoạtđộng ngoại thương của một nước Hoạt động ngoại thương phát triển dẫn tới việchình thành rất nhiều các hoạt động phái sinh để phục vụ cho việc mua bán đượcdiễn ra thuận lợi như vận chuyển hàng hoá trong ngoại thương, bảo hiểm hàng hoátrong ngoại thương, tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối…vàTTQT là một trong những hoạt động phái sinh nhằm phục vụ cho nhu cầu chi trả,thanh toán giữa các chủ thể trong một giao dịch thương mại quốc tế Các điều kiệnTTQT như đồng tiền tính giá và thanh toán, địa điểm thanh toán, thời gian thanhtoán hay phương thức thanh toán được các bên mua bán thoả thuận với nhau vàghi lại trong hợp đồng ngoại thương TTQT được xem là hoạt động kết thúc chomột chu trình mua bán với mục đích cuối cùng là bên mua thanh toán và nhậnđược hàng còn bên bán giao hàng và nhận được tiền theo đúng những quy địnhtrong hợp đồng mua bán

Các điều kiện TTQT trong hợp đồng ngoại thương

Điều kiện về đồng tiền tính giá và thanh toán: Khác với thanh toán

trong phạm vi một nước, TTQT thường gắn với việc trao đổi đồng tiền của nướcnày sang đồng tiền của nước khác Tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên khi ký kếthợp đồng thương mại, đồng tiền được sử dụng để tính giá và thanh toán trong giaodịch có thể là đồng tiền nước người mua, nước người bán hoặc đồng tiền của mộtnước thứ ba Thông thường, người bán thì muốn thu về đồng tiền đang lên giá còn

Trang 15

người mua thì muốn chi trả bằng đồng tiền đang có xu hướng giảm giá Tuy nhiên,việc sử dụng đồng tiền nào ít khi phụ thuộc vào mong muốn của các bên mà chủyếu do tập quán quốc tế quyết định như với các hàng hoá là cao su, thiếc và một sốkim loại màu, người ta sử dụng GBP để tính giá và thanh toán, còn đối với nhữnghàng hoá còn lại thì chủ yếu dùng đồng USD hoặc EUR Hiện nay, phần lớn cácđồng tiền được sử dụng trong TTQT là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyểnđổi tự do như USD, EUR, GBP, FRF, JPY, DEM Trong đó đồng USD và EURvẫn giữ vai trò chủ đạo trong TTQT bởi sự nhanh chóng và tiện lợi trong việc thựchiện giao dịch với các đồng tiền này.

Điều kiện về địa điểm thanh toán: Địa điểm thanh toán là nơi người

bán nhận được tiền còn người mua trả tiền Lẽ đương nhiên, người bán luôn muốnnhận được tiền tại nước mình vì thu được tiền nhanh và an toàn hơn, còn ngườimua lại muốn được trả tiền tại nước họ vì như vậy sẽ tránh được khê đọng vốn.Trong thực tế việc quy định địa điểm thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào thứ nhất làtương quan lực lượng giữa hai bên trong quan hệ hợp đồng, thứ hai là phương thứcthanh toán và thứ ba là đồng tiền được sử dụng trong thanh toán

Điều kiện về thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán quy định khi

nào thì người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu, do vậy nó ảnh hưởngtrực tiếp đến tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá,rủi ro thanh khoản…đối với các bên tham gia hợp đồng Nếu lấy thời điểm giaohàng (chuyển giao quyền sở hữu) làm mốc thì thời hạn thanh toán có thể là trả tiềntrước, trả tiền ngay và trả tiền sau, hoặc kết hợp các hình thức này Tiền đượcthanh toán càng muộn thì lợi ích của người mua sẽ tăng dần và của người bán sẽgiảm dần Thời gian thanh toán được quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưđặc điểm của hàng hoá giao dịch, tình hình tài chính của các bên, mối quan hệ giữacác bên giao dịch và tập quán trong ngành buôn bán có liên quan

Điều kiện về phương thức thanh toán: Đây là một bộ phận không thể

thiếu cấu thành nên hợp đồng ngoại thương Lựa chọn phương thức thanh toán saocho thích hợp với từng thương vụ, với mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng…

Trang 16

là một yếu tố góp phần hạn chế rủi ro trong TTQT Phương thức TTQT trong

ngoại thương là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ Trong thực tế, điều kiện quy định để các

bên giao nhận hàng hoá và chi trả tiền là rất đa dạng, do đó, tồn tại nhiều phươngthức TTQT khác nhau với những ưu điểm và nhược điểm nhất định, thể hiện thànhmâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.Các phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay bao gồm: (1) Phương thức ứngtrước, (2) Phương thức ghi sổ, (3) Phương thức chuyển tiền, (4) Phương thức nhờthu, (5) Phương thức tín dụng chứng từ Việc lựa chọn phương thức nào xuất phát

từ yêu cầu người xuất khẩu là thu tiền về nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu người nhậpkhẩu là mua được hàng hoá đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn

1.1.2.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với thanh toán quốc tế

và hoạt động ngoại thương

Trong các giao dịch ngoại thương, mỗi nước có sự khác nhau nhất định vềchế độ chính trị, môi trường luật pháp, phong tục tập quán cũng như khoảng cáchđịa lý, bên cạnh đó còn tồn tại những bất đồng về ngôn ngữ, tiềm lực tài chínhgiữa các đối tác và hệ thống tiền tệ khác nhau khiến cho quan hệ mua bán giữa cácnước rất phức tạp và thường xuyên xảy ra rủi ro bất trắc, đặc biệt trong hoạt độngchi trả và nhận tiền hàng Để giải quyết những vướng mắc này và hạn chế rủi rotrong thanh toán, cần có một trung gian tài chính đứng ra đảm bảo quyền lợi cho

cả hai bên và NHTM với hoạt động TTQT của mình là một mắt xích không thểthiếu được trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương Ngàynay, do nghiệp vụ NH quốc tế phát triển mạnh mẽ, thuận tiện, an toàn và hiệu quả,nên hầu hết các hoạt động TTQT đều được diễn ra thông qua hệ thống NH Dovậy, khi nói đến hoạt động TTQT là nói đến hoạt động thanh toán của NHTM vàkhông một NHTM nào lại không muốn phát triển các nghiệp vụ NH quốc tế, trong

đó lấy hoạt động TTQT làm trọng tâm phát triển

Trang 17

Trong TTQT, với vai trò trung gian thanh toán, các NH tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng và giúp cho quá trình này được tiến hành nhanh

chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí Sử dụng hoạt độngTTQT của NH, quyền lợi của khách hàng được NH bảo đảm hơn do khách hàng

còn nhận được sự tư vấn của NH về đặc điểm của đối tác và thị trường nước ngoài,

từ đó được hướng dẫn lựa chọn phương thức thanh toán, biện pháp kỹ thuật nghiệp

vụ trong thanh toán cũng như đồng tiền thanh toán an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro,

từ đó tạo sự an tâm hơn cho họ trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài

Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, nếu khách hàng không đủ năng

lực về vốn thì NH còn đóng vai trò là người tài trợ xuất nhập khẩu một cách chủ

động và tích cực thông qua việc chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, chuyển nhượngL/C, tạm ứng cho nhà xuất khẩu, bảo lãnh mở L/C, tạm ứng cho nhà nhập khẩu,

bao thanh toán xuất nhập khẩu…Bên cạnh đó, NH còn cung cấp dịch vụ mua bán ngoại tệ, phục vụ việc trao đổi đồng tiền thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu,

bao gồm: Mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, quyền lựa chọntiền tệ và giao dịch hoán đổi ngoại tệ

Bên cạnh những dịch vụ liên quan đến khâu thanh toán, các NHTM còncung cấp các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp từ trước khi thực hiện giaodịch mua bán quốc tế Chẳng hạn như tài trợ trước khi giao hàng cho nhà xuấtkhẩu (cấp tín dụng trực tiếp cho nhà xuất khẩu để đặt hàng hoặc tài trợ trực tiếpcho nhà sản xuất hàng xuất khẩu), tín dụng thuê mua vượt biên giới (NH sẽ muamáy móc thiết bị từ nhà cung cấp nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp vàcho doanh nghiệp thuê lại)…

Vai trò trợ giúp của các NH trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT vàgiao dịch ngoại thương có thể được tóm tắt như sau:

NH của nhà nhập khẩu có thể trợ giúp:

 Tư vấn về những nhà cung cấp hàng hoá nước ngoài

 Thấu hiểu những nhu cầu của nhà nhập khẩu và sẵn sàng tư vấn để nhànhập khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình

Trang 18

 Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng nhập.

 Nhận tiền từ nhà nhập khẩu thanh toán cho bộ chứng từ

 Thực hiện chuyển tiền cho người xuất khẩu

 Tài trợ cho nhà nhập khẩu thực hiện thương mại quốc tế

NH của nhà xuất khẩu có thể trợ giúp:

 Tư vấn về những nhà nhập khẩu nước ngoài

 Thấu hiểu những nhu cầu của nhà xuất khẩu và sẵn sàng tư vấn để nhàxuất khẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình

 Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng xuất

 Tổ chức thanh toán cho bộ chứng từ

 Nhận tiền thanh toán trên danh nghĩa người xuất khẩu

 Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế

Trong các nghiệp vụ NH quốc tế của mình, NHTM huy động không chỉmạng lưới chi nhánh và hệ thống NH đại lý rộng khắp toàn cầu mà cả nhữngnguồn lực tài chính, nguồn lực con người và công nghệ để hoàn thành tốt vai tròtrung gian của mình trong hầu hết các giai đoạn của thương mại quốc tế với hệthống các dịch vụ từ tài trợ xuất nhập khẩu, đến TTQT, mua bán ngoại tệ…Nóitóm lại, NH luôn cố gắng để trở thành người cung cấp hoàn hảo các dịch vụ kỹthuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho khách hàng thực hiện các giao dịch ngoạithương một cách thuận tiện nhất Đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế, NHchính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho cácbên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu

1.1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế mà Ngân hàng thực hiện

Như trên đã trình bày, điều kiện về phương thức thanh toán là một phầnkhông thể thiếu trong một hợp đồng ngoại thương bởi nó quy định quá trình và cácđiều kiện để hai bên mua bán tiến hành giao nhận hàng và thanh toán Trong 5phương thức thanh toán hiện có, thì phương thức ghi sổ (nhà xuất khẩu cho nhànhập khẩu nợ tiền hàng và việc trả nợ được thực hiện theo định kỳ) là phương thứctrong đó các bên mua bán đã có uy tín và thực sự tin cậy lẫn nhau nên sự tham gia

Trang 19

của NH chỉ là chuyển tiền (nếu được yêu cầu), còn chức năng là người mở tàikhoản và thực hiện thanh toán nhằm bảo đảm lợi ích của hai bên là không cầnthiết Tới phương thức ứng trước (nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu

để thực hiện đơn hàng hoặc nhà xuất khẩu yêu cầu bên mua phải đặt cọc tiền đểđảm bảo thực hiện hợp đồng) thì có thể thực hiện thông qua chuyển tiền đơn thuầnhoặc dưới hình thức thư tín dụng có điều khoản đỏ Do vậy, nếu xét đến vai trò vàcách thức tham gia của NH vào các phương thức thì sau đây ta chỉ cần tìm hiểu về

ba phương thức thanh toán còn lại, cũng là những phương thức TTQT phổ biếnđang được các NHTM thực hiện cho khách hàng hiện nay là phương thức chuyểntiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ

Phương thức chuyển tiền _ Remittance:

Khái niệm: Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách

hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu NH của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ…) theo một địa chỉ nhất định và bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Các bên tham gia:

- Người chuyển tiền hay người trả tiền: Người nhập khẩu, người mua.

Là người yêu cầu NH chuyển tiền ra nước ngoài

- Người thụ hưởng: Người xuất khẩu, người bán Do người chuyển tiền

chỉ định

- NH chuyển tiền: Là NH nhận lệnh của người chuyển tiền, thường là

NH ở nước người chuyển tiền

- Ngân hàng trả tiền: Là NH trả tiền cho người thụ hưởng, là NH đại lý

hay chi nhánh của NH chuyển tiền đặt tại nước người thụ hưởng

Trình tự tiến hành:

Hình 1.1 Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền

Trang 20

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Bước 1: Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ

chứng từ như hoá đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn…cho nhà nhập khẩu

Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hoá), nếu quyết định trả

tiền thì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền bằng thư hoặc bằng điện cùng với uỷnhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi NH phục vụ mình

Bước 3: NH của người nhập khẩu chuyển tiền cho NH trả tiền và gửi giấy

báo Nợ cho người nhập khẩu

Bước 4: NH trả tiền chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng đồng

thời gửi giấy báo Có cho người thụ hưởng

Ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng:

- Ưu điểm: Thủ tục hết sức đơn giản, không có chứng từ phức tạp, rườm

rà, người mua và người bán tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau

- Nhược điểm: Độ an toàn trọng thanh toán không cao vì NH khi thực

hiện chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởnghoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền

và người thụ hưởng Do đó, phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho ngườibán vì hàng và chứng từ đã giao nhưng việc trả tiền lại phụ thuộc vào thiện chí củangười mua Người mua có thể dây dưa kéo dài việc chuyển tiền nhằm chiếm dụngvốn của người bán Trong trường hợp người mua chuyển tiền trước khi giao hàng

(1) )

(4)

)

Trang 21

mà vì một lý do nào đó việc giao hàng của người bán bị chậm trễ hoặc không đúngtheo yêu cầu thì người mua sẽ bị ứ đọng vốn.

- Trường hợp áp dụng: Phương thức thanh toán này chỉ nên áp dụng

trong trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau

Phương thức nhờ thu _ Collection of payment:

Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán theo đó nhà xuất khẩu

sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho NH phục vụ mình thu hộ số tiền từ nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do nhà xuất khẩu lập ra.

Các bên tham gia:

- Người có yêu cầu uỷ nhiệm thu: Người bán hàng hoặc cung ứng dịch

vụ, người xuất khẩu

- Người trả tiền: Người nhập khẩu, bên mua hàng hoá hoặc dịch vụ.

- NH nhận uỷ thác thu: Là Ngân hàng nhờ thu, NH phục vụ người xuất

khẩu

- NH xuất trình: Là Ngân hàng thu hộ, thường là NH đại lý hoặc chi

nhánh của NH nhận uỷ nhiệm thu ở nước người nhập khẩu

Phân loại:

Phân loại nhờ thu phụ thuộc vào tính chất chứng từ mà người xuất khẩu yêucầu dùng làm căn cứ trả tiền Theo đó, có hai loại nhờ thu là Nhờ thu phiếu trơn vàNhờ thu kèm chứng từ

(1) Nhờ thu phiếu trơn _ Clean collection:

Khái niệm: Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán theo đó nhà

xuất khẩu uỷ thác cho NH thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu không thông qua NH.

Trình tự tiến hành:

Hình 1.2 Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn

Trang 22

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Bước 0: Người xuất khẩu gửi hàng và chứng từ thương mại cho người nhập

khẩu

Bước 1: Người xuất khẩu lập một hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và uỷ

thác cho NH của mình _ Ngân hàng nhờ thu _ đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu

Bước 2: Ngân hàng nhờ thu gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu cho

Ngân hàng thu hộ (thường là NH đại lý của mình) tại nước người nhập khẩu nhờthu tiền

Bước 3: Ngân hàng thu hộ yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu (nếu

là hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (nếu là hối phiếu kỳ hạn)

Bước 4: Ngân hàng thu hộ nhận tiền từ người nhập khẩu và chuyển cho

người xuất khẩu thông qua Ngân hàng nhờ thu nếu là trả tiền ngay Nếu chỉ làchấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng thu hộ sẽ giữ hối phiếu hoặc gửi lại cho ngườixuất khẩu, khi đến hạn thanh toán thì NH sẽ đòi tiền của người nhập khẩu và thựchiện việc chuyển tiền như trên

Ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng:

- Ưu điểm: Phương thức nhờ thu phiếu trơn có ưu điểm là thanh toán

tương đối nhanh, thực hiện đơn giản

- Nhược điểm: Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho bên xuất

khẩu vì việc nhận hàng của bên nhập khẩu hoàn toàn tách rời khỏi việc trả tiền

NH chỉ đóng vai trò trung gian làm dịch vụ thu hộ tiền từ người nhập khẩu còn trả

Ngân hàng nhờ thu

Người xuất khẩu Người nhập khẩu

Ngân hàng thu hộ

(2) )

(4) ) (4)

)

(4) )

(1)

)

(0)

Trang 23

tiền hay không là do họ quyết định, do vậy người mua có thể nhận hàng mà khôngchịu trả tiền hoặc trì hoãn việc thanh toán Đối với người nhập khẩu, phương thứcnày cũng có thể gây bất lợi cho họ trong trường hợp hối phiếu đến trước chứng từthương mại thì họ phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của ngườibán có đúng theo hợp đồng hay không

- Trường hợp áp dụng: Như vậy phương thức này có thể xảy ra bất trắc

đối với cả người xuất khẩu và người nhập khẩu nên chỉ áp dụng trong trường hợp(1) hai bên tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ -con hoặc chi nhánh của nhau và (2) thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuấtnhập khẩu hàng hoá vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ(như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm…)

(2) Nhờ thu kèm chứng từ _ Documentary Collection:

Khái niệm: Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán theo đó nhà

xuất khẩu uỷ thác cho NH thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào những chứng từ thương mại gửi kèm theo với điều kiện nếu nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì NH mới trao

bộ chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng

Trình tự tiến hành:

Hình 1.3 Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Bước 0: Người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩu.

Ngân hàng nhờ thu

Người xuất khẩu Người nhập khẩu

Ngân hàng thu hộ

(2) )

(4) ) (4)

)

(4) )

(1)

)

(0)

Trang 24

Bước 1: Người xuất khẩu lập một bộ chứng từ gồm các chứng từ thương

mại và hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu rồi uỷ thác cho NH của mình _ Ngânhàng nhờ thu _ đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu

Bứoc 2: Ngân hàng nhờ thu gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm bộ chứng từ có

hối phiếu cho Ngân hàng thu hộ (thường là NH đại lý của mình) tại nước ngườinhập khẩu nhờ thu tiền

Bước 3: Ngân hàng thu hộ yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu (nếu

là hối phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (nếu là hối phiếu kỳ hạn)

Bước 4: Sau khi người nhập khẩu chấp nhận lệnh nhờ thu từ phía NH bằng

cách trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng

từ thương mại cho người nhập khẩu Sau đó Ngân hàng thu hộ sẽ chuyển tiền hoặchối phiếu chấp nhận từ người nhập khẩu cho người xuất khẩu thông qua Ngânhàng nhờ thu

Trong phương thức này có hai điều kiện trao chứng từ thường gặp là:

Điều kiện D/P (Documents Against Payment _ Trao chứng từ khi được thanh toán): Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu

thanh toán nhờ thu, sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay

Điều kiện D/A (Documents Against Acceptance _ Trao chứng từ khi được chấp nhận thanh toán): Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà

nhập khẩu chấp nhận thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định, sử dụngtrong trường hợp nhờ thu trả sau

Ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng:

- Ưu điểm: So với phương thức nhờ thu phiếu trơn thì phương thức D/P

và D/A đảm bảo hơn vì NH thay mặt người xuất khẩu khống chế chứng từ thươngmại đối với người nhập khẩu Theo đó, quyền lợi của bên xuất khẩu sẽ được đảmbảo hơn vì có sự ràng buộc giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng của bên nhậpkhẩu

- Nhược điểm: Trong phương thức này, NH vẫn chỉ đứng ở vị trí trung

gian thu tiền hộ người xuất khẩu chứ không có trách nhiệm trong việc người nhập

Trang 25

khẩu có trả hay không Người xuất khẩu thông qua NH giữ bộ hồ sơ hàng hoá mớichỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hoá của mình chứ chưa khống chế được việctrả tiền của người nhập khẩu Bên nhập khẩu vì thế có thể kéo dài việc trả tiềnbằng cách chưa nhận chứng từ thương mại (không cần nhận hàng), không thanhtoán khi thị trường biến động bất lợi cho họ Người xuất khẩu khi ấy vẫn có thểbán hàng cho người mua khác nhưng có thể gặp khó khăn trong việc giải toả hànghoặc gặp rủi ro trong tiêu thụ.

- Trường hợp áp dụng: Phương thức này phù hợp áp dụng đối với

những hợp đồng có giá trị nhỏ và thanh toán dịch vụ đối với các khách hàng quen

và tin cậy

Phương thức tín dụng chứng từ _ Documentary credit:

Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán

trong đó theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng), một NH (NH mở thư tín dụng _ NHPH) sẽ phát hành một bức thư, gọi là Thư tín dụng (Letter of Credit _ L/C) với cam kết sẽ trả tiền cho một bên thứ ba (người thụ hưởng của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi họ xuất trình cho NH một bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản trong thư tín dụng.

Các bên tham gia:

- Người yêu cầu mở L/C: Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu

của họ, cũng chính là người nhập khẩu

- Người thụ hưởng L/C: Là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở

hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C, cũng chính là người xuất khẩu

- NHPH: Là NH thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu.

NH này nếu không được hai bên thoả thuận và quy định trong hợp đồng thì sẽđược nhà nhập khẩu tuỳ ý chọn

- NHTB (Ngân hàng thông báo): Là NH thực hiện thông báo L/C cho

người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH (thường là đại lý hay chi nhánh củaNHPH tại nước nhà xuất khẩu)

Trang 26

- NHXN: Là NH bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu

hoặc sự uỷ quyền của NHPH trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự bảo đảmchắc chắn được thanh toán NHXN có thể do người thụ hưởng chỉ định hoặckhông thì sẽ do NHPH tự chọn và NHTB thường được đề nghị là NHXN

- NHđCĐ (Ngân hàng được chỉ định): Là NH được NHPH chỉ định thay

mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng

từ xuất trình phù hợp (có thể là NHTB, NHXN…) Đối với L/C có giá trị tự do thìbất cứ NH nào cũng có thể trở thành NHđCĐ

Trình tự tiến hành:

(1) L/C có giá trị tại NHPH:

Hình 1.4 Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ

trường hợp L/C có giá trị tại NHPH

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Người xuất khẩu

Người nhập khẩu

Ngân hàng phát hành L/C

Ngân hàng chuyển chứng từ

Trang 27

Ghi chú: Nghiệp vụ thông báo L/C và việc chuyển chứng từ thanh toán là

hai nghiệp vụ độc lập, có thể thực hiện tại hai NH khác nhau, tuy nhiên thực tếNHTB thường đồng thời là NH chuyển chứng từ thanh toán

Bước 0: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản

thanh toán theo phương thức L/C

Bước 1: Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương,

nhà nhập khẩu làm đơn gửi đến NH phục vụ mình, yêu cầu NH này phát hành mộtL/C cho nhà xuất khẩu hưởng

Bước 2: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua

NH đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C chonhà xuất khẩu

Bước 3: Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà xuất khẩu Bước 4: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì

tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp vớihợp đồng ngoại thương

Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của

L/C và xuất trình cho NHPH để được thanh toán (thông qua NHTB, NH chuyểnchứng từ hoặc xuất trình thẳng cho NHPH)

Bước 6: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến

hành thanh toán, nếu không thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyênvẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu

Bước 7: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà

nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán

(2) L/C có giá trị tại NHđCĐ:

Bước từ 0 đến 4: Giống như trường hợp L/C có giá trị tại NHPH.

Bước 5 và 5’: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu

cầu của L/C và xuất trình cho NHđCĐ để được thanh toán

Bước 6 và 6’: NHđCĐ xuất trình chứng từ cho NHPH và đòi hoàn trả.

Trang 28

Bước 7: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà

nhập khẩu sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán

Hình 1.5 Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ

trường hợp L/C có giá trị NHđCĐ

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Ghi chú: Việc thông báo L/C và việc được uỷ quyền thanh toán hay chiết

khấu bộ chứng từ là hai nghiệp vụ độc lập và có thể được thực hiện tại hai NHkhác nhau Tuy nhiên trong thực tế, NHTB thường đồng thời là NHđCĐ

Ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng:

- Ưu điểm: Trong các phương thức thanh toán ứng trước, ghi sổ và

chuyển tiền, NH đơn thuần chỉ thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩangười mua và nhận tiền trên danh nghĩa người bán Trong nhờ thu, các NH thamgia xử lý chứng từ do người bán gửi đến và hành động với vai trò là đại lý củangười bán Ngoại trừ vai trò là đại lý và chức năng giám sát, trong cả bốn phương

Người xuất khẩu

Người nhập khẩu

Ngân hàng phát hành L/C

Ngân hàng được chỉ định

(3) Thông báo L/C

(5’) Nhận tiền

(5) Xuất trình bộ chứng từ

Trang 29

thức thanh toán ở trên, các NH không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụnào Chỉ tới phương thức tín dụng chứng từ này, các NH mới tham gia vào quátrình thanh toán một cách chủ động và tích cực, thể hiện ở việc trả tiền cho nhàxuất khẩu theo đúng cam kết của mình trong L/C (hay chính là hợp đồng kinh tếgiữa NHPH và nhà xuất khẩu) Do vậy, đây là phương thức thanh toán bảo đảm tối

đa quyền lợi cho nhà xuất khẩu bởi sau khi giao hàng theo đúng thoả thuận tronghợp đồng mua bán, lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trình choNHPH thì sẽ được NHPH tiến hành thanh toán ngay Nhà xuất khẩu sẽ không cầnphải quan tâm đến năng lực thanh toán của người mua khi đó bởi nó độc lập vớitrách nhiệm thanh toán của NHPH và cũng không phải lo lắng về tác động của quychế quản lý ngoại hối hay rủi ro chính trị tới việc thực hiện cam kết của NHPH bởicam kết này được thừa nhận rộng rãi trong nước và quốc tế và việc thực hiện nóhay không ảnh hưởng tới uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế Nhà nhậpkhẩu cũng không phải không được lợi trong phương thức này, họ sẽ được NHPHđảm bảo không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩuphù hợp theo thoả thuận Do đó có thể nói tín dụng chứng từ đã dung hoà được cảlợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, đây là ưu điểm vượt trội củaphương thức này

- Nhược điểm: Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ là thủ

tục của nó khá phức tạp, nhiều công đoạn nên việc thanh toán khó có thể đượcthực hiện nhanh chóng, đồng thời cũng phát sinh nhiều chi phí NH Thêm vào đó,

vì làm việc dựa trên chứng từ nên L/C có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từchối nhận hàng, từ chối thanh toán hay lừa đảo, gian lận trong giao hàng

- Trường hợp áp dụng: Với ưu điểm là dung hoà được cả lợi ích và rủi

ro cho hai bên mua và bán, nên để đạt được mục đích đó phương thức tín dụngchứng từ buộc phải làm mất thời gian và chi phí của các bên hơn những phươngthức khác, do đó nó chủ yếu được áp dụng trong các trường hợp hai bên mua bánmới làm ăn với nhau, cần sự chắc chắn hoặc cho những đơn hàng có quy mô lớn

và giá trị cao

Trang 30

Trên đây là nội dung cơ bản của ba phương thức TTQT chủ yếu đang đượcthực hiện thông qua các NHTM hiện nay Việc lựa chọn phương thức nào phụthuộc vào quyết định của hai bên xuất nhập khẩu, dựa trên những điều kiện cụ thểtrong thương vụ của mình nhằm thoả mãn quyền lợi của cả hai phía Tuy nhiên,phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm ưu thế hơn cả trong các NHTM khôngchỉ bởi nó là phương thức đem lại sự an tâm tối đa cho các bên về thành công củahoạt động thanh toán trong giao dịch thương mại mà nó còn là phương thức đòihỏi sự đầu tư nghiệp vụ phức tạp cũng như tính chịu trách nhiệm cao từ phía cáctrung gian NH.

1.2 HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Giới thiệu khái quát về phương thức tín dụng chứng từ

1.2.1.1 Cơ sở hình thành và khái niệm tín dụng chứng từ

Cơ sở hình thành

Như chúng ta đã biết, trong hoạt động thương mại quốc tế, các bên tham gia

có khoảng cách nhất định về mặt ngôn ngữ, văn hoá, tập quán kinh doanh, đồngtiền sử dụng…đặc biệt là khoảng cách về mặt địa lý đã tạo nên một sự chênh lệchnhất định về thời gian giữa việc giao nhận hàng hoá và thanh toán tiền hàng Hoạtđộng ngoại thương do đó trở nên phức tạp và rất dễ xảy ra rủi ro, tranh chấp giữacác bên tham gia Điều này trở thành động lực thúc đẩy các nhà xuất nhập khẩukhông ngừng tìm tòi những phương thức thanh toán mới nhằm bảo đảm và dunghoà tốt nhất quyền và lợi ích của hai bên Theo đó, phương thức chuyển tiền vànhờ thu lần lượt ra đời Nhưng trong khi người bán còn ngần ngại chuyển giaohàng hoá của họ khi chưa nhận được tiền và người mua lại muốn nắm được hàngtrước khi trả tiền thì hai phương thức trên rõ ràng đã bộc lộ những hạn chế của nó

Vì rất khó có thể làm cho việc trao đổi tiền hàng được tiến hành đồng thời nên cácbên đã đi đến thoả thuận là bên mua sẽ trả tiền khi bên bán giao hàng tượng trưng,tức là giao chứng từ chuyển quyền sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hoá cho bênmua Trên cơ sở đó, phương thức tín dụng chứng từ ra đời Theo thời gian, với sự

Trang 31

hỗ trợ đắc lực của công nghệ hiện đại, NH đã ngày càng thực hiện tốt hơn vai tròtrung gian cam kết thanh toán của mình, qua đó góp phần giúp tín dụng chứng từnhanh chóng trở thành phương thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trongthanh toán xuất nhập khẩu hiện nay.

Khái niệm

Trong phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ thì thư tín dụng _ L/

C _ hay còn gọi là tín dụng chứng từ chính là công cụ quan trọng không thể thiếu

được bởi việc mở tín dụng thư chính là cơ sở để xác lập phương thức thanh toánnày

Tín dụng chứng từ (L/C) là một bức thư (thực chất là một văn bản) do NH lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người yêu cầu mở) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản và điều kiện đã ghi trong thư tín dụng

Trong cụm từ “tín dụng chứng từ”, cần lưu ý là:

Tín dụng: Được hiểu theo nghĩa rộng, tức “tín nhiệm”, chứ không phải để

chỉ “một khoản cho vay” theo nghĩa thông thường NHPH không cấp bất cứ một

khoản tín dụng nào cho người mở mà chỉ cho người nhập khẩu “vay” sự tín nhiệm

của mình

Chứng từ: Chứng từ là một đặc trưng của phương thức này bởi các bên liên

quan chỉ giao dịch với nhau bằng chứng từ mà không liên quan đến hàng hoá, dịchvụ

1.2.1.2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Mô hình dưới đây cho thấy trong hoạt động thanh toán theo phương thức tíndụng chứng từ, tồn tại ba mối quan hệ hợp đồng: (1) Quan hệ giữa nhà nhập khẩu

và nhà xuất khẩu được xác lập bằng hợp đồng ngoại thương; (2) quan hệ giữa nhànhập khẩu và NHPH được xác lập bằng đơn xin mở L/C và các chứng từ khácđược ký kết giữa nhà nhập khẩu và NHPH liên quan đến L/C; (3) quan hệ giữaNHPH và nhà xuất khẩu được xác lập bằng chính L/C do NH này phát hành Như

Trang 32

vậy, khác với những phương thức thanh toán khác, trong thanh toán bằng L/C, NHtham gia vào hoạt động thanh toán với trách nhiệm pháp lý đối với cả hai bên mua

và bán, đây là cơ sở dẫn tới những đặc điểm cơ bản sau đây của một giao dịchL/C:

Hình 1.6 Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động

thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Thứ nhất: L/C là hợp đồng kinh tế hai bên, hình thành trên cơ sở hợp đồng

mua bán nhưng sau khi đã ra đời lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng đó Trước

hết, L/C là một hợp đồng kinh tế hai bên giữa NHPH và nhà xuất khẩu, mọi yêucầu của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của nhànhập khẩu không được thể hiện trong L/C và mọi sửa đổi L/C ngoài sự chấp thuậncủa các bên còn phải được sự đồng ý của NHPH mới có giá trị Vì chỉ là hợp đồnggiữa NHPH và nhà xuất khẩu nên về bản chất thì L/C hoàn toàn độc lập với hợpđồng ngoại thương và những hợp đồng khác liên quan đến hàng hoá mặc dù hợpđồng này là cơ sở để hình thành nên L/C Một khi L/C đã được mở và đã được cácbên chấp nhận thì nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương haykhông cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quanđến L/C Do đó, khi nhận được L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các điềukhoản của L/C để nếu cần yêu cầu người mua tiến hành sửa đổi cho phù hợp vớihợp đồng trước khi thực hiện giao hàng Khi L/C đã có hiệu lực thì NHPH sẽ thựchiện thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy

Ngân hàng phát hành

Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu

Đơn xin mở L/

C và các chứng

từ khác

Hợp đồng ngoại thương

L/CHĐ2

HĐ1

HĐ3

Trang 33

định của L/C, khi đó việc thanh toán này hoàn toàn độc lập với tình trạng của hànghoá và người mua không được phép khiếu nại hay ngăn cản NHPH trả tiền trongtrường hợp gặp rủi ro trong giao dịch hợp đồng mua bán

Thứ hai: Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng

chứng từ, NH chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không liên quan đến hàng hoá NH cam kết thanh toán cho người hưởng khi họ xuất trình được bộ chứng từ

mà thể hiện trên bề mặt là phù hợp với các điều khoản của L/C chứ hoàn toànkhông phụ thuộc vào việc người mua có nhận được hàng hoá hoặc hàng hoá đượcgiao có đúng quy cách hay không Điều đó có nghĩa là quyền lợi của người xuấtkhẩu phụ thuộc hoàn toàn vào tính phù hợp của bộ chứng từ mà họ xuất trình về sốloại, số lượng mỗi loại và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng củachứng từ yêu cầu NH cũng chỉ quyết định trả tiền dựa trên cơ sở đó chứ khôngchịu trách nhiệm về sự thật của hàng hoá mà bất kỳ chứng từ nào đại diện Do đó,nếu thực tế hàng hoá không khớp với chứng từ thì hai bên mua bán trực tiếp giảiquyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến NH Chỉ trongtrường hợp chứng từ là không phù hợp mà NH vẫn thanh toán cho người xuất khẩuthì NH phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi người nhập khẩu có quyền từ chốithanh toán lại tiền cho NH

1.2.1.3 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Hoạt động TTQT bằng L/C của các NH trên thế giới chịu sự điều chỉnhđồng thời bởi nhiều nguồn luật gồm cả luật pháp quốc tế và luật pháp các quốc gia

có liên quan Trong đó luật quốc tế thì áp dụng toàn cầu, bao trùm lên toàn bộquan hệ giữa các bên liên quan trong giao dịch L/C; còn luật quốc gia chỉ áp dụngtrong một nước, cụ thể là luật nước người mở sẽ điều chỉnh quan hệ giữa người

mở và NHPH, luật nước người hưởng sẽ điều chỉnh quan hệ giữa người hưởng và

NH phục vụ họ Trong hệ thống luật pháp quốc tế phải kể đến các thông lệ và tập

quán quốc tế điều chỉnh trực tiếp một giao dịch L/C, đó là:

Trang 34

- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs AndPractice For Documentary Credit – viết tắt là UCP) Hiện nay phiên bản mới nhất

là UCP 600, sửa đổi năm 2007

- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C(International Standard Banking Practice Under Documentary Credit – viết tắt làISBP) Hiện nay bản mới nhất là ISBP 681, sửa đổi năm 2007

- Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To TheUniform Customs And Practive For Documentary Credit For ElectronicPresentation – viết tắt là eUCP) Hiện nay bản mới nhất là eUCP 1.1, phụ trươngcủa UCP 600

- Quy tắc thực hành thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo L/C (UniformRules For Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary Credit – viếttắt là URR) Bản mới nhất hiện giờ là URR 525, năm 1995

Trình tự ưu tiên về mặt pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là (1) Công ướcquốc tế; (2) Hiệp định song phương và đa phương; (3) Luật quốc gia; (4) Thông lệ

Luật pháp quốc gia ở nước có liên quan trong giao dịch L/C và giao dịch cơ

sở (giao dịch mua bán) có tính chất pháp lý vượt lên trên thông lệ và tập quán quốc

tế Điều này thể hiện ở chỗ nếu trong giao dịch cơ sở có dấu hiệu vi phạm hình sựthì toàn án địa phương (hay cơ quan điều tra) có quyền đình chỉ giao dịch và thanhtoán để điều tra, kết luận Nghĩa là nội dung giao dịch bằng L/C chiếu theo luậtpháp quốc gia có thể bị phủ nhận, nhà xuất khẩu dù đã xuất trình bộ chứng từ phù

Trang 35

hợp và nhận được tiền thanh toán vẫn có thể bị buộc phải hoàn trả lại nếu bị toà ánkết luận là có gian lận trong việc giao hàng.

1.2.1.4 Phân loại tín dụng chứng từ

Để phù hợp với những tình huống giao dịch khác nhau, hiện nay trongthương mại quốc tế chia ra nhiều loại L/C Căn cứ theo tính chất thông dụng,người ta chia ra hai loại là L/C cơ bản và L/C đặc biệt

Các loại L/C cơ bản:

L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Là L/C mà người mở có

quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần

có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng, tuy nhiên lệnh chỉ cógiá trị trong trường hợp hàng hoá chưa được giao Do tính bấp bênh và quyền lợicủa người xuất khẩu không được bảo đảm nên loại L/C hầu như không được sửdụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết

L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là L/C mà sau khi đã

mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực củaL/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN (nếu có) Doquyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm nên đây là loại L/C được sử dụngphổ biến nhất hiện nay trong TTQT Theo quy định của UCP 600 thì “Một tíndụng là không thể huỷ ngang ngay cả khi tín dụng không quy định như thế” Tức

là với những L/C có dẫn chiếu UCP 600 thì đương nhiên nó là L/C không thể huỷngang Hiện nay, do sự phổ biến của L/C không thể huỷ ngang nên các bên đềungầm hiểu đã là L/C thì phải là loại không huỷ ngang, trừ khi nói rõ là có thể huỷngang

L/C không huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C):

Đây là một loại L/C không thể huỷ ngang được một NH thứ ba đứng ra xác nhậntheo yêu cầu của NHPH Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPHnên NHPH phải trả phí xác nhận và thường phải ký quỹ tại NHXN L/C này đượchai NH đứng ra cam kết trả tiền nên nó là loại L/C đảm bảo nhất cho nhà xuất

Trang 36

khẩu Nhu cầu xác nhận L/C tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm, tình hình tài chínhcủa NHPH và tình hình kinh tế chính trị của quốc gia nơi NHPH đặt trụ sở.

Các loại L/C đặc biệt:

L/C có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại L/C trong đó

quy định quyền của người thụ hưởng có thể yêu cầu NHPH hoặc một NH doNHPH uỷ quyền (NH chuyển nhượng) thực hiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc mộtphần nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho mộthoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai Mỗi L/C chỉ được chuyển nhượng một lầnkhi người thụ hưởng thứ nhất không tự cung cấp được hàng hoá mà chỉ là mộtngười môi giới, là đại lý của người bán cuối cùng Tuy nhiên loại L/C cũng ít được

sử dụng vì nó chứa đựng nhiều rủi ro đối với người mở thư và người được chuyểnnhượng do không có sự hiểu biết lẫn nhau

L/C giáp lưng (Back to back L/C): Là loại L/C do người xuất khẩu

yêu cầu NH phục vụ mình mở cho một người khác hưởng căn cứ vào một L/C đãđược mở từ trước đó (L/C gốc) Nội dung của L/C gốc và L/C giáp lưng gần giốngnhau, tuy nhiên chúng hoàn toàn độc lập với nhau Người thụ hưởng của L/C gốcđược gọi là nhà trung gian, mua hàng từ người thụ hưởng của L/C giáp lưng vàbán lại cho người mở L/C gốc Do đó, số tiền, đơn giá, thời hạn giao hàng hay thờihạn hiệu lực của L/C giáp lưng phải chênh lệch đủ để đảm bảo cho nhà trung giangiao kịp hàng cho người mua cuối cùng và được bù đắp chi phí cũng như đượchưởng phần thưởng nhất định từ chênh lệch giá L/C giáp lưng được sử dụng trongtrường hợp nhà xuất khẩu không thể tự mình cung cấp hàng mà L/C lại khôngthuộc loại có thể chuyển nhượng; hay trong trường hợp nhà nhập khẩu không chấpnhận một L/C chuyển nhượng; cũng có thể áp dụng khi nhà trung gian muốn giấucác thông tin giữa hai bên mua bán cuối cùng với nhau

L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Đây là loại L/C không thể huỷ ngang

mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tựđộng có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thờihạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện hoàn tất L/C tuần

Trang 37

hoàn được sử dụng đối với những mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kỳ,

số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bánquen thuộc và tin cậy lẫn nhau để tránh gây ứ đọng vốn không cần thiết và giảmcác thủ tục ký hợp đồng và mở L/C cho mỗi lần giao hàng

L/C dự phòng (Standby L/C): Là L/C do NH phục vụ người xuất khẩu

phát hành trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặtcọc, ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu trong trường hợp người xuấtkhẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C

L/C đối ứng (Reciprocal L/C): L/C này chỉ có hiệu lực khi L/C kia đối

ứng với nó được mở Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước và trong đó quy định

nó sẽ chỉ có hiệu lực khi người thụ hưởng đã mở lại một L/C đối ứng cho người

mở L/C này hưởng L/C này được sử dụng trong quan hệ mua bán hàng đổi hànghoặc gia công hàng hoá, khi mà người bán đồng thời là người mua và ngược lại

L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Là L/C mà NHPH (theo yêu

cầu của người mở) cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng một số tiền(tương ứng với một tỷ lệ nhất định giá trị L/C) được lấy từ tài khoản của người mở

để mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo L/C đã mở L/Cđiều khoản đỏ hiện nay được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong thanh toánxuất nhập khẩu các hàng hoá nông, lâm, thổ sản có thời vụ bởi nó giúp nhà xuấtkhẩu giảm được khó khăn về tài chính và an tâm về thị trường xuất khẩu ổn định,còn với người mua thì tuy phải chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước nhưng bùlại sẽ được mua hàng với giá thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập khẩungay cả khi giá cả quốc tế có đột biến

1.2.2 Quy trình thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Các bên tham gia và trình tự tiến hành hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại

Trong phần trên, ta đã tìm hiểu về trình tự tiến hành hoạt động TTQT theophương thức tín dụng chứng từ qua cái nhìn khách quan của một người ngoài

Trang 38

cuộc, tức là xem xét quá trình thực hiện hoạt động này từ lúc bắt đầu (người nhậpkhẩu yêu cầu NHPH mở L/C) đến khi kết thúc (NHPH trả tiền người xuất khẩu vàđòi hoàn trả của người nhập khẩu) với sự tham gia của tất cả các bên, từ ngườinhập khẩu, người xuất khẩu đến các NHPH, NHTB, NHđCĐ…Hay nói cách khác,

ta đã nghiên cứu quá trình thực hiện hoạt động thanh toán theo L/C của cả haiphía, bên mua và bên bán cùng với các NH phục vụ họ theo trình tự thời gian Cònnhư đã trình bày, trong khuôn khổ chuyên đề này, ta sẽ đi sâu tìm hiểu về hoạtđộng thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của NH, cónghĩa là:

(1) Chỉ nhìn nhận từ góc độ của NH phục vụ người xuất khẩu

(2) Đối tượng được tập trung nghiên cứu là quá trình thực hiện hoạt độngthu tiền hàng của các NH phục vụ người xuất khẩu (NHTB, NH chuyển chứng từ,NHđCĐ) tính từ thời điểm tiếp nhận L/C đến thời điểm báo Có trong tài khoản củangười xuất khẩu Bao gồm các nghiệp vụ là:

- Thông báo L/C/Sửa đổi L/C

- Tiếp nhận, kiểm tra và gửi bộ chứng từ đi thanh toán theo L/C

- Thanh toán tiền hàng xuất khẩu theo một trong hai trường hợp là:Không có chiết khấu hoặc Có chiết khấu

(3) Không xét đến các hoạt động khác cũng thuộc mảng thanh toán xuấtkhẩu theo L/C là chuyển nhượng L/C và xác nhận L/C

Trên tinh thần đó, sau đây ta sẽ tìm hiểu các bên tham gia và trình tự tiếnhành hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ củaNHTM với tư cách là NH phục vụ người xuất khẩu

Các bên tham gia:

NH phục vụ người xuất khẩu, đó có thể là:

- NHTB: Thông báo L/C/Sửa đổi L/C cho nhà xuất khẩu;

- NH chuyển chứng từ: Trợ giúp nhà xuất khẩu kiểm tra và hoàn thiện

bộ chứng từ trước khi gửi đi đòi tiền NHPH; nhận tiền từ NHPH và chuyển vào tàikhoản của người xuất khẩu

Trang 39

- NHđCĐ: Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ, gửi chứng từ đòi tiền

NHPH, thanh toán cho nhà xuất khẩu theo hình thức có hoặc không có chiết khấu

Các bên khác có quan hệ với NH phục vụ người xuất khẩu:

- Người thụ hưởng: Nhà xuất khẩu, tiếp nhận L/C từ NH phục vụ

mình, chuẩn bị bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C để giao cho NH và yêu cầu được

NH chiết khấu bộ chứng từ (nếu cần)

- NHPH: Phát hành L/C và yêu cầu NH phục vụ người xuất khẩu

thông báo, thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ và thực hiện việc thanhtoán NHPH sẽ là NH thực hiện việc thanh toán cuối cùng, tức là trả tiền trực tiếpcho người xuất khẩu thông qua NHđCĐ hoặc hoàn trả cho NHđCĐ khi NH này đãứng trước tiền thanh toán cho người xuất khẩu

- NHXN: Trong trường hợp NHPH không trực tiếp thanh toán mà có

thoả thuận với NHXN thì NH này sẽ đứng ra hoàn trả tiền cho NHđCĐ khiNHđCĐ đã tiền hành thanh toán/chiết khấu đối với xuất trình phù hợp và đãchuyển giao các chứng từ cho NHXN

Ghi chú: Trong thực tế, bước 5 và 6 có thể thay thế vị trí cho nhau, tuỳ

thuộc vào trách nhiệm cụ thể của NH

Trang 40

Hình 1.7 Tóm tắt các công đoạn trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của NH phục vụ người xuất khẩu

Quy trình của từng nghiệp vụ cụ thể mà NH phục vụ người xuất khẩu có thể đảm nhận thực hiện trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ:

(1) Thông báo L/C/Sửa đổi L/C:

NHTB khi nhận được L/C/Sửa đổi L/C chuyển đến thì việc trước tiên làphải kiểm tra tính chân thật của L/C trước khi thông báo cho người xuất khẩu Quytắc để xác định tính chân thật phụ thuộc vào hình thức L/C được phát hành: (1)Phải xác minh chữ ký nếu L/C được phát hành bằng thư; (2) Xác minh khoá mã

(1) Tiếp nhận L/C/Sửa đổi L/

C từ NHPH

(2) Kiểm tra tính chân thật

của L/C/Sửa đổi L/C

(5) Xuất trình bộ chứng từ

cho NHPH

(4) Tiếp nhận và kiểm tra bộ

chứng từ của nhà xuất khẩu

(3) Thông báo L/C/Sửa đổi L/

C cho nhà xuất khẩu

Yêu cầu chỉnh sửa chứng từ

Ngày đăng: 30/11/2012, 09:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.1. Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền (Trang 21)
Hình 1.1. Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.1. Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền (Trang 21)
Hình 1.2. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.2. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn (Trang 23)
Hình 1.2. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.2. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn (Trang 23)
Hình 1.3. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.3. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Trang 25)
Hình 1.4. Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ trường hợp L/C có giá trị tại NHPH - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.4. Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ trường hợp L/C có giá trị tại NHPH (Trang 28)
Hình 1.4. Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ  trường hợp L/C có giá trị tại NHPH - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.4. Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ trường hợp L/C có giá trị tại NHPH (Trang 28)
Hình 1.6. Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.6. Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 34)
Hình 1.6. Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động  thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.6. Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (Trang 34)
Hình 1.8. Quy trình thông báo L/C/Sửa đổi L/C - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.8. Quy trình thông báo L/C/Sửa đổi L/C (Trang 44)
Hình 1.8. Quy trình thông báo L/C/Sửa đổi L/C - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.8. Quy trình thông báo L/C/Sửa đổi L/C (Trang 44)
Hình 1.9. Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ, thanh toán và đòi tiền NHPH của NH phục vụ người xuất khẩu - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.9. Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ, thanh toán và đòi tiền NHPH của NH phục vụ người xuất khẩu (Trang 45)
Hình 1.9. Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ, thanh toán và  đòi tiền NHPH của NH phục vụ người xuất khẩu - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.9. Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ, thanh toán và đòi tiền NHPH của NH phục vụ người xuất khẩu (Trang 45)
Hình 1.10. Hệ thống các chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.10. Hệ thống các chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế (Trang 49)
Hình 1.10. Hệ thống các chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 1.10. Hệ thống các chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế (Trang 49)
Hình 2.1. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Vietcombank - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 2.1. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Vietcombank (Trang 93)
Hình 2.1. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Vietcombank Giám đốc - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Hình 2.1. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Vietcombank Giám đốc (Trang 93)
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 đến 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 đến 2008 (Trang 99)
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 đến 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 đến 2008 (Trang 99)
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 (Trang 103)
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 (Trang 103)
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 (Trang 106)
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 (Trang 106)
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động TTQT của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động TTQT của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 (Trang 109)
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động TTQT của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động TTQT của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 (Trang 109)
Bảng 2.5. Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.5. Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 (Trang 128)
Bảng 2.5. Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín  dụng chứng từ của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.5. Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 (Trang 128)
Bảng 2.6. Số món, doanh số và tăng trưởng số món, doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch tính trung  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.6. Số món, doanh số và tăng trưởng số món, doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch tính trung (Trang 129)
Bảng 2.6. Số món, doanh số và tăng trưởng số món, doanh số thu tiền hàng  xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch tính trung - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.6. Số món, doanh số và tăng trưởng số món, doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch tính trung (Trang 129)
Qua những số liệu trung bình trong Bảng 2.6, ta thấy có một sự tương đồng khá rõ nét về số món, doanh số (tổng giá trị các món), giá trị trung bình một món  cũng như nhịp độ biến động tăng/giảm số món, doanh số giữa ba nghiệp vụ thông  báo L/C, tiếp nhận  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
ua những số liệu trung bình trong Bảng 2.6, ta thấy có một sự tương đồng khá rõ nét về số món, doanh số (tổng giá trị các món), giá trị trung bình một món cũng như nhịp độ biến động tăng/giảm số món, doanh số giữa ba nghiệp vụ thông báo L/C, tiếp nhận (Trang 130)
2.2.2.3. Tỷ trọng và sự biến động tỷ trọng số món và doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong tổng số món và doanh số  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
2.2.2.3. Tỷ trọng và sự biến động tỷ trọng số món và doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong tổng số món và doanh số (Trang 134)
Bảng 2.7. Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức  thanh toán của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.7. Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 134)
Bảng 2.9. Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.9. Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 139)
Bảng 2.9. Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của  Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.9. Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 139)
Bảng 2.10. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ áp dụng tại Sở giao dịch - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.10. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ áp dụng tại Sở giao dịch (Trang 143)
Bảng 2.10. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương  thức tín dụng chứng từ áp dụng tại Sở giao dịch - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.10. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ áp dụng tại Sở giao dịch (Trang 143)
Bảng 2.11. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ áp dụng tại BIDV và Eximbank - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.11. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ áp dụng tại BIDV và Eximbank (Trang 144)
Bảng 2.12. Doanh thu dịch vụ từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.12. Doanh thu dịch vụ từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 146)
Bảng 2.12. Doanh thu dịch vụ từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo  phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng
Bảng 2.12. Doanh thu dịch vụ từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 146)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w