1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

215 553 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1. TỔNG

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀTHU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 61.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 121.2 HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍNDỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 29

1.2.1 Giới thiệu khái quát về phương thức tín dụng chứng từ 291.2.2 Quy trình thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ củaNgân hàng thương mại 361.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theophương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại 461.2.4 Những tiêu chí đo lường kết quả và đánh giá quá trình thực hiện hoạt động thu tiềnhàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại 591.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤTKHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCPNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM NÓI RIÊNG 66

1.3.1 Vai trò của hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từcủa Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và nền kinh tế 661.3.2 Ngân hàng thương mại thu được nhiều lợi ích nhưng cũng gặp phải những rủiro nhất định khi thực hiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín

Trang 2

dụng chứng từ 701.3.3 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi thúcđẩy cả khách hàng và ngân hàng tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế nóichung và thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng 761.3.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phươngthức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namtrong bối cảnh hiện nay 80CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEOPHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 82

2.1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆTNAM 82

2.1.1 Giới thiệu chung về Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 822.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và phân chia nhiệm vụ giữa các phòng bancủa Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 862.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam 922.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEOPHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNGTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 106

2.2.1 Quy trình thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sởgiao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1062.2.2 Xem xét các tiêu chí đo lường kết quả thực hiện hoạt động thu tiền hàng xuấtkhẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 1192.2.3 Xem xét các tiêu chí đánh giá quá trình thực hiện hoạt động thu tiền hàng xuấtkhẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 1372.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU

Trang 3

THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂNHÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 157

2.3.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thứctín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1572.3.2 Những tồn tại trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tíndụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1612.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theophương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam 165CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠTĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNGCHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM 176

3.1 BỐI CẢNH KINH TẾ 2009 VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐIVỚI HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨCTÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠITHƯƠNG VIỆT NAM 1763.2 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨUTHEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂNHÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 1833.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤTKHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂNHÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2009 ĐẾN 2011 185

3.3.1 Hoàn thiện quy trình và các văn bản quy định, hướng dẫn trong hoạt động thutiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 1853.3.2 Đẩy mạnh cơ cấu lại các mảng hoạt động theo mô hình khối để tăng hiệu quảphối hợp giữa các phòng ban, tiến tới việc cho ra đời một sản phẩm khép kín thanhtoán, tín dụng và kinh doanh ngoại tệ 1883.3.3 Tăng cường khai thác tối đa hiệu quả của dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ theo L/C 189

Trang 4

3.3.4 Tăng cường thu hút khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp có vốn FDI 191

3.3.5 Nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ, đào tạo và quản lý về chuyên mônnghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ thanh toán viên 195

3.3.6 Phát triển và củng cố mạng lưới ngân hàng đại lý 198

3.3.7 Hoàn thiện việc triển khai và ứng dụng công nghệ tin học trong thanh toán 199

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN 199

3.4.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 199

3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 200

3.4.3 Đối với khách hàng 201

KẾT LUẬN 202DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

L/C Letter of Credit _ Thư tín dụng; Tín dụng chứng từ

Vietcombank Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade ofVietnam _ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG, BIỂU

Hình 1.1 Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền 19

Hình 1.2 Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn 21

Hình 1.3 Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ 23

Hình 1.4 Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ trường hợp L/C có giá trị tại NHPH 26

Hình 1.5 Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ trường hợp L/C có giá trị NHđCĐ 27

Hình 1.6 Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toán theophương thức tín dụng chứng từ 31

Hình 1.7 Tóm tắt các công đoạn trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phươngthức tín dụng chứng từ của NH phục vụ người xuất khẩu 39

Hình 1.8 Quy trình thông báo L/C/Sửa đổi L/C 40

Hình 1.9 Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ, thanh toán và đòi tiền NHPH củaNH phục vụ người xuất khẩu 41

Hình 1.10 Hệ thống các chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế 45

Hình 2.1 Mô hình tổ chức Sở giao dịch Vietcombank 86

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 đến 2008 93

Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 95

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 98

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động TTQT của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 101

Bảng 2.5 Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứngtừ của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 119

Bảng 2.6 Số món, doanh số và tăng trưởng số món, doanh số thu tiền hàng xuất khẩutheo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch tính trung bình trong banăm 2006 – 2008 120

Trang 7

Bảng 2.7 Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán củaSở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 125Bảng 2.8 Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo thị trường của Sở giao dịch giai đoạn

2006 – 2008 127Bảng 2.9 Cơ cấu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của Sở giao dịch giai đoạn

2006 – 2008 128Bảng 2.10 Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng

chứng từ áp dụng tại Sở giao dịch 132Bảng 2.11 Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng

chứng từ áp dụng tại BIDV và Eximbank 133Bảng 2.12 Doanh thu dịch vụ từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín

dụng chứng từ của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 135Biểu 2.1 Tổng giá trị và tỷ lệ tăng trường huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank

từ 2006 – 2008 96Biểu 2.2 Cơ cấu huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 – 2008 97Biểu 2.3 Tổng dư nợ cho vay và tốc độ tăng trường dư nợ cho vay của Sở giao dịch

Vietcombank từ 2006 – 2008 99Biểu 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay của Sở giao dịch Vietcombank từ 2006 – 2008 100Biểu 2.5 Cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức thanh toán tại Sở giao

dịch Vietcombank từ 2006 – 2008 105Biểu 2.6 Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng

từ của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008 123Biểu 2.7 Tỷ trọng số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh

toán của Sở giao dịch từ 2006 – 2008 126

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Tình cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang bước nhanh trên con đường hội nhập quốc tế và tất yếu bị cuốntheo xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá diễn ra ngày một mạnh mẽ hiện nay Theo đó, sựảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau trên mọi mặt đời sống giữa nước ta và các quốc giakhác sẽ ngày càng lớn, bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế mà trước tiên là sự gia tăng hoạt độngtrao đổi hàng hoá Trong tương quan thương mại quốc tế ngày một phát triển với thếgiới, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thuỷhải sản, khoáng sản, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ…Nhận thức được những lợi íchlớn lao mà xuất khẩu mang lại cho đất nước thời kỳ hội nhập, Đảng và Chính phủ ViệtNam đã chủ trương khuyến khích xuất khẩu đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy môvà thành phần kinh tế

Trong quá trình bán hàng hoá cho nhà nhập khẩu nước ngoài, nhu cầu thanh toánquốc tế qua ngân hàng phát sinh, quyết định lựa chọn ngân hàng và phương thức thanhtoán nào sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Dovậy, là hệ quả tất yếu của sự phát triển hoạt động xuất khẩu, hoạt động thanh toán quốctế nói chung và thu tiền hàng xuất khẩu nói riêng đang được các ngân hàng thương mạiViệt Nam quan tâm phát triển và hoàn thiện hơn bao giờ hết Ngày càng đóng vai tròquan trọng trong hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thanh toán quốc tếđang đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng, làmắt xích chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động khác của ngân hàng như kinhdoanh ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăngcường nguồn vốn huy động (đặc biệt là ngoại tệ)…Trong các phương thức thanh toánquốc tế, tín dụng chứng từ từ lâu đã được đánh giá là phương thức đảm bảo lợi ích lớnnhất cho nhà xuất khẩu và được các doanh nghiệp xuất khẩu tin dùng Chính vì vậyphương thức này luôn chiếm tỷ trọng lớn về doanh số thanh toán cũng như doanh thu phí

Trang 9

dịch vụ trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thu tiền hàng xuất khẩu nóiriêng của các ngân hàng thương mại hiện nay

Ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam(Vietcombank) trước đây là ngân hàng đầu tiên thực hiện và hiện nay vẫn giữ vị trí dẫnđầu trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam, là chỗ dựa tin cậy cho các doanhnghiệp Việt Nam trong hoạt động thanh toán với bạn hàng nước ngoài Là một bộ phậncủa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, luôn giữ vị trí “anh cả” trong toàn hệthống chi nhánh của Ngân hàng, Sở giao dịch Vietcombank cũng không ngừng nỗ lực đểtạo dựng và củng cố uy tín của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế Đóng vai tròtrung tâm và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu của Sở vẫn làphương thức tín dụng chứng từ Hoạt động này đã và đang dẫn đầu các hoạt động củaphòng thanh toán xuất khẩu về doanh thu phí dịch vụ, phát triển quan hệ khách hàng vàngân hàng đại lý cũng như trong thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích xuấtkhẩu của Nhà nước…(so với các phương thức khác là nhờ thu và chuyển tiền).

Mặc dù những năm qua, hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tíndụng chứng từ của Sở giao dịch Vietcombank đã đạt được các kết quả khả quan so vớimặt bằng chung, đem về lợi ích nhiều mặt cho Ngân hàng nhưng hiện còn tồn tại một sốvướng mắc và hạn chế nhất định trong quy trình, cách thức thực hiện, trong cơ chế,chính sách…khiến nó chưa thực sự hoàn thiện và do đó chưa phát huy được hết vai tròđóng góp của mình cho hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng Một minh chứng dễthấy nhất là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng dịch vụ đang có chiều hướng gia tăng thìhoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở thời gianqua lại có sự giảm sút rõ rệt về số lượng giao dịch Nguyên nhân một phần do bản thânNgân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế xuất khẩucũng như sự phát triển của nghiệp vụ này trên thế giới, mặt khác cũng do những nguyênnhân bên ngoài như sự biến động của môi trường kinh tế trong nước, kinh tế thế giới vànước bạn hàng, sự gia tăng cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt Nam, mức độ đadạng và phức tạp ngày càng cao trong nhu cầu của khách hàng…

Trang 10

Trên đây là những kết luận em đã rút ra sau một thời gian thực tập tại phòngthanh toán xuất khẩu Sở giao dịch Vietcombank, cũng là những nguyên nhân chính khiến

em quyết định viết Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàngXuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phươngthức tín dụng chứng từ giai đoạn 2006 – 2008 với những tồn tại riêng của Sở giao dịch,mục đích của Luận văn là đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt độngnày tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn từ nay đến2011.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có 3 nhiệm vụ chính, gồm:

1 Hệ thống hóa lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế và thu tiền hàng xuấtkhẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại, đặc biệt là lý luậnvề các tiêu chí đo lường và đánh giá hoạt động này cũng như lý luận về sự cần thiết củaviệc hoàn thiện hoạt động tại các Ngân hàng thương mại nói chung và tại Sở giao dịchNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng.

2 Phân tích thực trạng hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tíndụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, rút ra nhữngkết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

3 Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, kết hợp với việc nghiên cứu bối cảnh thuậnlợi và khó khăn cũng như xem xét những định hướng trong tương lai của Ngân hàng, đềxuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theophương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam.

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Trang 11

Hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngânhàng thương mại Cụ thể là:

(1) Chỉ nhìn nhận từ góc độ của các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.(2) Chỉ xét trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C).

(3) Đối tượng được đi sâu nghiên cứu là quá trình thực hiện hoạt động thu tiềnhàng của các ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (ngân hàng thông báo, ngân hàngchuyển chứng từ, ngân hàng được chỉ định) tính từ thời điểm tiếp nhận thư tín dụngđến thời điểm tiến hành báo Có trong tài khoản của người xuất khẩu Bao gồm cácnghiệp vụ là:

- Thông báo L/C/Sửa đổi L/C.

- Tiếp nhận, kiểm tra và gửi bộ chứng từ đi thanh toán theo L/C.

- Thanh toán tiền hàng xuất khẩu theo một trong hai trường hợp là: Khôngcó chiết khấu hoặc Có chiết khấu.

(Không xét đến các hoạt động khác cũng thuộc mảng thanh toán xuất khẩu theo L/C làchuyển nhượng L/C và xác nhận L/C).

Phạm vi nghiên cứu:

Hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sởgiao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2006 đến 2008.

Phương pháp nghiên cứu:

Nguồn thông tin: Các số liệu thống kê của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam các năm từ 2006 – 2008; các sách, báo, tạp chí chuyên ngành thanhtoán quốc tế; bài viết trên các báo điện tử, website các ngân hàng và website có liênquan; các nhân viên phòng thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch Vietcombank.

Phương pháp thu thập và phân tích: Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê,phỏng vấn, phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp sốliệu.

Kết cấu Luận văn

Luận văn gồm ba chương:

Trang 12

Chương 1 Lý luận chung về hoạt động thanh toán quốc tế và thu tiền hàng xuất

khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại.

Chương 2 Thực trạng hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín

dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thu tiền

hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam.

Trang 13

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀTHU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG

CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò đối với nền kinh tế

Trong mô hình hệ thống ngân hàng (NH) hai cấp ở các nền kinh tế vận hành theocơ chế thị trường: Ngân hàng thương mại (NHTM) _ NH cấp II _ là một doanh nghiệpđược tổ chức, thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý, điều chỉnh của Ngânhàng Nhà nước (NHNN) _ NH cấp I, thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạtđộng chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng (với trách nhiệm hoàntrả), sử dụng tiền gửi đó để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và cácnghiệp vụ trung gian tài chính khác nhằm thu lợi nhuận.

NHTM là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế.Mặc dù nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá như cácdoanh nghiệp thông thường khác nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đó đượcdiễn ra một cách trôi chảy, liên tục, thông qua việc điều phối lượng tiền trong nền kinh tế(từ nhóm “thặng dư” vốn sang nhóm “thâm hụt” vốn), đồng thời làm gia tăng khả năngthanh toán không dùng tiền mặt và giúp giảm chi phí lưu thông NHTM góp phần vào sựphát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thực hiện những vai trò cơ bản của mình đối vớinền kinh tế là:

- Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành các

khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào nhàcửa, thiết bị và các tài sản khác.

Trang 14

- Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) thực hiện

thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ (bằng cách phát hành các phương tiện thanhtoán, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền).

- Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi họ mất khả năng thanh

toán (như phát hành thư tín dụng).

- Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, phát hành

hoặc chuộc lại chứng khoán.

- Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, góp

phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại thì hoạt hoạt động củaNHTM theo đó cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn, tuy nhiên, bất kỳ NH nàocũng phải thực hiện đầy đủ ba nhóm hoạt động chính là: Các hoạt động huy động vốn,các hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian thanh toán Ngoài ra, để đáp ứngnhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng, các NH hiện còn mở rộng sang nhiều hoạtđộng và dịch vụ khác nữa.

Hoạt động huy động vốn: NH muốn kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ thì phải có

lượng vốn rất lớn Bên cạnh số vốn chủ sở hữu _ vốn pháp định được trang bị khi mớithành lập thì lượng vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu hoạt động của NH lại là vốn huy độngtừ nền kinh tế thông qua các nguồn sau:

Nhận tiền gửi (tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm): Đây là hoạt động cơ

bản của NHTM mà các tổ chức tài chính phi NH không được thực hiện Lượng vốn từtiền gửi này sẽ là nguồn chủ yếu NH sử dụng để phục vụ hoạt động cho vay và đầu tư.Việc huy động này không những tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho NH mà còn đem lạicho cá nhân, hộ gia đình hay các doanh nghiệp gửi tiền một khoản thu nhập từ lãi tiềngửi, bên cạnh việc cung cấp cho họ một địa chỉ giữ tiền an toàn.

Phát hành giấy tờ có giá: Các giấy tờ này có thể là các trái phiếu NH, các

chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn…Thông thường NH chỉ phát hành trái phiếu, tín

Trang 15

phiếu để phục vụ cho một mục đích sử dụng nhất định, như đầu tư cho một dự án haymột công trình.

Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác: Khi cần, NHTM có thể đi vay các tổ

chức tín dụng khác qua thị trường liên NH hay bằng hình thức vay thương mại để đápứng nhu cầu thanh khoản của mình.

Vay vốn của NHNN: Cũng giống như trường hợp đi vay các tổ chức tín dụng

khác, NHTM cũng chỉ vay NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, giải quyết nhữngvấn đề cấp bách nảy sinh trong hoạt động NH chứ không dùng tiền đó để cho vay Việcvay vốn này được thực hiện dưới hình thức chiết khấu hay tái chiết khấu thương phiếu,với lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng màNHNN đang áp dụng.

Hoạt động sử dụng vốn: Huy động vốn là điều cần thiết để bắt đầu hoạt động

kinh doanh của NHTM song sử dụng vốn huy động sao cho có hiệu quả, mang lại lợinhuận cao nhất cho NH mới là điều quan trọng NH có các hình thức sử dụng vốn sau:

Hoạt động ngân quỹ: Đây là hoạt động liên quan đến chi trả hàng ngày cho

khách hàng từ một trong các nguồn là tiền tại quỹ (khoản tiền nhất định NH phải giữ lạiđể đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên), tiền gửi tại các NHTM khác (để thựchiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng), tiền gửi ở NHNN (là tiềngửi dự trữ bắt buộc hay tiền gửi thanh toán) và cuối cùng là tiền mặt trong quá trình thu.Các khoản này kém sinh lời nhất, thậm chí không sinh lời vì chỉ nhằm đáp ứng nhu cầuthanh khoản mà thôi.

Hoạt động tín dụng: Đây là một nghiệp vụ quan trọng của NHTM bởi hầu hết

vốn của NH đều được sử dụng cho hoạt động tín dụng Bao gồm các hình thức sau:

- Cho vay: Cho vay là hoạt động chính, quyết định sự tồn tại và phát triển của

NHTM Các NH luôn luôn tìm kiếm cơ hội để thực hiện cho vay thông qua các hìnhthức: (1) Cho vay thương mại _ hoạt động cho vay chủ yếu của các NHTM _ NH cho vaytrực tiếp đối với khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế để giúp họ có vốn đểkinh doanh, mua hàng dự trữ và đầu tư mở rộng sản xuất; (2) Cho vay tiêu dùng: Tronggiai đoạn đầu, vì cho rằng rủi ro đối với hoạt động cho vay các cá nhân và hộ gia đình là

Trang 16

rất cao nên các NHTM không tích cực thực hiện hoạt động này Ngày nay, sự gia tăng thunhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh gay gắt trong cho vay đã hướng các NHTMtới người tiêu dùng như một đối tượng khách hàng tiềm năng; (3) Tài trợ cho dự án: Bêncạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các NH ngày càng trở nên năng độngtrong việc tài trợ trung và dài hạn cho việc xây dựng các nhà máy mới, đặc biệt trong cácngành công nghệ cao.

- Chiết khấu chứng từ có giá: Thực chất đây là một nguồn tín dụng ngắn hạn,

trong đó NH nhận các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán của các doanh nghiệp, tổchức kinh tế và trả cho họ một số tiền nhất định bằng mệnh giá của chứng từ đó sau khiđã trừ đi lãi suất và phí chiết khấu Đến hạn của chứng từ có giá đó, NH sẽ thu nợ ởngười chấp hành lệnh nếu là hối phiếu và ở người phát hành nếu là kỳ phiếu Đây là mộthoạt động mang lợi lợi nhuận cho NH, có độ rủi ro thấp đồng thời lại đảm bảo khả năngthanh khoản cao cho các NHTM vì có thể thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu với NHNNtrong những tình huống cần thiết.

- Tín dụng ứng trước: Đây là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở

hợp đồng tín dụng, trong đó các NHTM chấp nhận cho vay và sử dụng một mức cho vaytrong một thời hạn nhất định theo từng phần hoặc toàn bộ giá trị hợp đồng Thông thườngcác NH thực hiện việc cho vay ứng trước có bảo đảm căn cứ vào số lượng hàng hoá xuấtkhẩu mà khách hàng chưa thu được tiền Nghiệp vụ này gần giống như nghiệp vụ chiếtkhấu chứng từ có giá, NH sẽ cấp tín dụng cho khách hàng một số tiền bằng giá trị ghi trênhối phiếu sau khi đã trừ lãi suất ứng trước và phí Song hoạt động này có nhiều rủi ro hơnchiết khấu.

- Bảo lãnh: Là cam kết của NH dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện

nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụnhư đã cam kết với một bên thứ ba Bảo lãnh được xem là một hình thức tài trợ của NHcho khách hàng, qua đó họ có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hoá hoặc thựchiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi Có nhiều hình thức bảo lãnhnhư bảo lãnh để tham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiềnứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả vốn vay…Một trong những hình thức

Trang 17

bảo lãnh của NHTM trong hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) mà cụ thể là trong thanhtoán theo phương thức tín dụng chứng từ là NH sẽ đứng ra bảo lãnh thư tín dụng chứngtừ, trong trường hợp Ngân hàng phát hành (NHPH) không có khả năng trả tiền khi đếnhạn thanh toán thì Ngân hàng bảo lãnh (Ngân hàng xác nhận _ NHXN) sẽ thanh toán sốtiền của thư tín dụng cho người xuất khẩu hoặc các NH có liên quan.

- Cho thuê tài sản (thuê – mua): Đây là một hình thức tín dụng trung và dài

hạn, trong đó, NHTM mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng và cho họ thuê với thờihạn sao cho NH phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi Kháchhàng có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thoả thuận và khi hết hạnthuê được quyền mua lại tài sản thuê hoặc thuê tiếp theo các điều kiện đã ghi trong hợpđồng Hình thức này đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mua sắm tài sản có giá trị lớn củakhách hàng đồng thời tạo ra một loại hình kinh doanh mới thu được lợi nhuận cho NH.Các NHTM thường lập một công ty con để chuyên trách thực hiện hoạt động này.

Hoạt động đầu tư: Trong trường hợp cho vay không hết, NH có thể chủ động

tìm nơi đầu tư để thu lợi nhuận đồng thời giúp phân tán rủi ro NH có thể đầu tư trực tiếpvào kinh doanh như đầu tư xây dựng dự án hoặc công trình Ngoài ra NH cũng có thể đầutư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán bằng cách mua tín phiếu, trái phiếu hay cổphiếu của các công ty.

Hoạt động trung gian thanh toán: Đây là nghiệp vụ đặc trưng của NHTM so với

các trung gian tài chính khác Khi nhận tiền gửi của khách hàng, NH không chỉ bảo quảnmà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ Thanh toán qua NH đã mở đầucho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến NH để lấytiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách, khách mang giấy này đến NH sẽ được nhậntiền Bên cạnh việc lấy tiền trên tài khoản của người mua, chuyển sang tài khoản củangười bán để thanh toán tiền hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng, NH còn cung cấp chohọ một hệ thống các phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, uỷ nhiệm thu – chi, thẻthanh toán, thẻ tín dụng… giúp cho khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong thanh toán,tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo việc thanh toán được an toàn.

Trang 18

Ngoài việc làm trung gian thanh toán trong phạm vi quốc gia, việc các NHTMthực hiện hoạt động thanh toán giữa hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau ngày càng phổbiến trong điều kiện nền kinh tế có xu hướng mở cửa hội nhập như hiện nay Bên cạnhviệc hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, hoạt động thanh toán quốc tế do cácNHTM thực hiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu, giúp hoạt động thanh toán không những được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, thuậntiện mà còn đảm bảo quyền lợi cho các bên, góp phần mở rộng quan hệ thương mại giữacác nước.

Các hoạt động khác: Bên cạnh những hoạt động cơ bản trên, các NHTM còn thực

hiện những nghiệp vụ khác liên quan tới tài chính, tiền tệ như kinh doanh ngoại tệ, bảoquản các vật có giá, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động NH, cung cấpcác dịch vụ tư vấn, môi giới chứng khoán, bảo hiểm…Danh mục những dịch vụ tài chínhmà các NHTM cung cấp đang ngày càng dài thêm cùng với sự phát triển của nền kinh tếhiện đại và sự gia tăng những nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng trong lĩnhvực này.

Kinh doanh ngoại tệ: Đây là một trong những dịch vụ NH đầu tiên được thực

hiện NH sẽ đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịchvụ.

Bảo quản vật có giá: Các NH thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá

và các tài sản khác cho khách hàng trong két (còn gọi là dịch vụ cho thuê két) và đổi lạikhách hàng phải trả cho NH phí bảo quản.

Cung cấp các dịch vụ đại lý: Các NH trong quá trình hoạt động không thể

thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Do đó, nhiều NH (thường là NH lớn)cung cấp dịch vụ NH đại lý cho các NH khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứngchỉ tiền gửi, làm NH đầu mối trong đồng tài trợ…

Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính

các NH có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân và doanhnghiệp đã nhờ NH quản lý tài sản và hoạt động tài chính hộ Ngày nay, các dịch vụ uỷthác của NH phát triển dưới nhiều hình thức như uỷ thác vay hộ, cho vay hộ, uỷ thác phát

Trang 19

hành, uỷ thác đầu tư, uỷ thác trong di chúc Các NH cũng sẵn sàng tư vấn về tiết kiệm vàđầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: Hiện nay, các NHTM

bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổphiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanhchứng khoán Trong một vài trường hợp, các NH tổ chức ra công ty chứng khoán hoặccông ty môi giới chứng khoán.

Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay, các NH đã bán bảo hiểm

tín dụng cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bịchết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động làm mất khả năng thanh toán.

Tóm lại, các hoạt động của NHTM có quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫn nhau Trong đó,

hoạt động huy động vốn là cơ sở để thực hiện hoạt động sử dụng vốn _ hoạt động sinh lờilớn cho các NHTM Trên cơ sở hoạt động huy động và sử dụng vốn, NHTM có thể thựchiện các hoạt động trung gian thanh toán, trong đó NH vừa nắm giữ, vừa quản lý thu chitừ tài khoản của khách hàng, do vậy hoạt động này vừa làm tăng nguồn vốn vừa mở rộngviệc sử dụng vốn cho NH Cuối cùng, trên cơ sở của ba hoạt động cơ bản trên, cácNHTM ngày nay đang không ngừng phát triển các dịch vụ tài chính trong nhiều lĩnh vựcmới mẻ như chứng khoán, bảo hiểm, tư vấn…và cùng với các hoạt động trung gian thanhtoán, sự phát triển của chúng đang trở thành thước đo cho sự phát triển của các NHTM _những “bách hoá tài chính” _ trong kỷ nguyên kinh tế hiện đại này.

1.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại

Hiện nay, bên cạnh thu nhập từ các nghiệp vụ NH truyền thống thì những NH hiệnđại muốn tăng lợi nhuận đang ngày càng mở rộng hoạt động của mình sang các nghiệp vụngoại bảng _ những nghiệp vụ mang lại thu nhập hấp dẫn chủ yếu từ phí nhưng NHkhông hề phải bỏ vốn _ như kinh doanh ngoại hối, TTQT, bảo lãnh…Trong các nghiệpvụ ngoại bảng thì TTQT là một nghiệp vụ quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao, manglại khoản thu phí ngày một tăng cho NHTM Thông qua nghiệp vụ TTQT, có thể chắpnối để phát triển các nghiệp vụ khác như tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoạitệ, bảo lãnh, mở rộng quan hệ tài khoản, quan hệ NH đại lý…Do đó, nghiệp vụ TTQT có

Trang 20

thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng cho các NHTM ngày nay Để hiểu thêmvề hoạt động này cũng như hiểu tại sao hoạt động TTQT của các NHTM lại ngày càngphát triển, ta cần nắm được cơ sở hình thành của hoạt động TTQT cũng như các điều kiệntrong TTQT, từ đó xem xét vai trò thực sự của NHTM đối với TTQT và hoạt động ngoạithương và sau nữa là tìm hiểu cụ thể về những phương thức TTQT mà các NHTM đangtiến hành.

1.1.2.1 Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế và các điều kiện thanhtoán quốc tế trong hợp đồng ngoại thương

Cơ sở hình thành hoạt động TTQT

TTQT được hiểu là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và các yêu cầu về tiền tệphát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tếquốc tế, giữa các doanh nghiệp, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc mộtchu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền haybù trừ trên tài khoản tại các NH

Hay nói cách khác, TTQT là việc phản ánh sự vận động có tính độc lập tương đốicủa giá trị trong quá trình chu chuyển tư bản và hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau,do không cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ của các bên tại một thời điểm nhất định.

Qua những khái niệm TTQT ở trên ta có thể hình dung được phần nào cơ sở hìnhthành của hoạt động TTQT Đó chính là hoạt động ngoại thương! Phạm vi và năng lựcsản xuất của một nước bị hạn chế bởi các yếu tố như địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độphát triển và các yếu tố khác Do vậy thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứmình cần và thay vì tự cố gắng sản xuất những hàng hoá không thuộc ưu thế của mìnhvới chi phí cao, họ sẽ nhập khẩu những hàng hoá ấy với giá rẻ và chỉ sản xuất và xuấtkhẩu những hàng hoá tận dụng được lợi thế so sánh của mình Sự trao đổi hàng hoá nhưvậy với các quốc gia khác tạo nên hoạt động ngoại thương của một nước Hoạt độngngoại thương phát triển dẫn tới việc hình thành rất nhiều các hoạt động phái sinh để phụcvụ cho việc mua bán được diễn ra thuận lợi như vận chuyển hàng hoá trong ngoạithương, bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương, tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ kinhdoanh ngoại hối…và TTQT là một trong những hoạt động phái sinh nhằm phục vụ cho

Trang 21

nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể trong một giao dịch thương mại quốc tế Cácđiều kiện TTQT như đồng tiền tính giá và thanh toán, địa điểm thanh toán, thời gianthanh toán hay phương thức thanh toán được các bên mua bán thoả thuận với nhau và ghilại trong hợp đồng ngoại thương TTQT được xem là hoạt động kết thúc cho một chutrình mua bán với mục đích cuối cùng là bên mua thanh toán và nhận được hàng còn bênbán giao hàng và nhận được tiền theo đúng những quy định trong hợp đồng mua bán.

Các điều kiện TTQT trong hợp đồng ngoại thương

Điều kiện về đồng tiền tính giá và thanh toán: Khác với thanh toán trong

phạm vi một nước, TTQT thường gắn với việc trao đổi đồng tiền của nước này sang đồngtiền của nước khác Tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên khi ký kết hợp đồng thương mại,đồng tiền được sử dụng để tính giá và thanh toán trong giao dịch có thể là đồng tiền nướcngười mua, nước người bán hoặc đồng tiền của một nước thứ ba Thông thường, ngườibán thì muốn thu về đồng tiền đang lên giá còn người mua thì muốn chi trả bằng đồngtiền đang có xu hướng giảm giá Tuy nhiên, việc sử dụng đồng tiền nào ít khi phụ thuộcvào mong muốn của các bên mà chủ yếu do tập quán quốc tế quyết định như với các hànghoá là cao su, thiếc và một số kim loại màu, người ta sử dụng GBP để tính giá và thanhtoán, còn đối với những hàng hoá còn lại thì chủ yếu dùng đồng USD hoặc EUR Hiệnnay, phần lớn các đồng tiền được sử dụng trong TTQT là các loại ngoại tệ mạnh có khảnăng chuyển đổi tự do như USD, EUR, GBP, FRF, JPY, DEM Trong đó đồng USD vàEUR vẫn giữ vai trò chủ đạo trong TTQT bởi sự nhanh chóng và tiện lợi trong việc thựchiện giao dịch với các đồng tiền này.

Điều kiện về địa điểm thanh toán: Địa điểm thanh toán là nơi người bán nhận

được tiền còn người mua trả tiền Lẽ đương nhiên, người bán luôn muốn nhận được tiềntại nước mình vì thu được tiền nhanh và an toàn hơn, còn người mua lại muốn được trảtiền tại nước họ vì như vậy sẽ tránh được khê đọng vốn Trong thực tế việc quy định địađiểm thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào thứ nhất là tương quan lực lượng giữa hai bêntrong quan hệ hợp đồng, thứ hai là phương thức thanh toán và thứ ba là đồng tiền được sửdụng trong thanh toán.

Trang 22

Điều kiện về thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán quy định khi nào thì

người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốcđộ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá, rủi ro thanh khoản…đối với các bên tham gia hợp đồng Nếu lấy thời điểm giao hàng (chuyển giao quyền sởhữu) làm mốc thì thời hạn thanh toán có thể là trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau,hoặc kết hợp các hình thức này Tiền được thanh toán càng muộn thì lợi ích của ngườimua sẽ tăng dần và của người bán sẽ giảm dần Thời gian thanh toán được quyết định phụthuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm của hàng hoá giao dịch, tình hình tài chính của cácbên, mối quan hệ giữa các bên giao dịch và tập quán trong ngành buôn bán có liên quan.

Điều kiện về phương thức thanh toán: Đây là một bộ phận không thể thiếu

cấu thành nên hợp đồng ngoại thương Lựa chọn phương thức thanh toán sao cho thíchhợp với từng thương vụ, với mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng…là một yếu tố

góp phần hạn chế rủi ro trong TTQT Phương thức TTQT trong ngoại thương là toàn bộquá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giaohàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ.

Trong thực tế, điều kiện quy định để các bên giao nhận hàng hoá và chi trả tiền là rất đadạng, do đó, tồn tại nhiều phương thức TTQT khác nhau với những ưu điểm và nhượcđiểm nhất định, thể hiện thành mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người xuất khẩuvà người nhập khẩu Các phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay bao gồm: (1) Phươngthức ứng trước, (2) Phương thức ghi sổ, (3) Phương thức chuyển tiền, (4) Phương thứcnhờ thu, (5) Phương thức tín dụng chứng từ Việc lựa chọn phương thức nào xuất phát từyêu cầu người xuất khẩu là thu tiền về nhanh, đầy đủ và từ yêu cầu người nhập khẩu làmua được hàng hoá đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.

1.1.2.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với thanh toán quốc tế và hoạtđộng ngoại thương

Trong các giao dịch ngoại thương, mỗi nước có sự khác nhau nhất định về chế độchính trị, môi trường luật pháp, phong tục tập quán cũng như khoảng cách địa lý, bêncạnh đó còn tồn tại những bất đồng về ngôn ngữ, tiềm lực tài chính giữa các đối tác và hệthống tiền tệ khác nhau khiến cho quan hệ mua bán giữa các nước rất phức tạp và thường

Trang 23

xuyên xảy ra rủi ro bất trắc, đặc biệt trong hoạt động chi trả và nhận tiền hàng Để giảiquyết những vướng mắc này và hạn chế rủi ro trong thanh toán, cần có một trung gian tàichính đứng ra đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên và NHTM với hoạt động TTQT củamình là một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợpđồng ngoại thương Ngày nay, do nghiệp vụ NH quốc tế phát triển mạnh mẽ, thuận tiện,an toàn và hiệu quả, nên hầu hết các hoạt động TTQT đều được diễn ra thông qua hệthống NH Do vậy, khi nói đến hoạt động TTQT là nói đến hoạt động thanh toán củaNHTM và không một NHTM nào lại không muốn phát triển các nghiệp vụ NH quốc tế,trong đó lấy hoạt động TTQT làm trọng tâm phát triển

Trong TTQT, với vai trò trung gian thanh toán, các NH tiến hành thanh toán theo

yêu cầu của khách hàng và giúp cho quá trình này được tiến hành nhanh chóng, chínhxác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí Sử dụng hoạt động TTQT của NH, quyền

lợi của khách hàng được NH bảo đảm hơn do khách hàng còn nhận được sự tư vấn củaNH về đặc điểm của đối tác và thị trường nước ngoài, từ đó được hướng dẫn lựa chọn

phương thức thanh toán, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ trong thanh toán cũng như đồngtiền thanh toán an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro, từ đó tạo sự an tâm hơn cho họ trong quanhệ giao dịch mua bán với nước ngoài

Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, nếu khách hàng không đủ năng lực về

vốn thì NH còn đóng vai trò là người tài trợ xuất nhập khẩu một cách chủ động và tích

cực thông qua việc chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, chuyển nhượng L/C, tạm ứng chonhà xuất khẩu, bảo lãnh mở L/C, tạm ứng cho nhà nhập khẩu, bao thanh toán xuất nhập

khẩu…Bên cạnh đó, NH còn cung cấp dịch vụ mua bán ngoại tệ, phục vụ việc trao đổi

đồng tiền thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu, bao gồm: Mua bán ngoại tệ giao ngay,mua bán ngoại tệ kỳ hạn, quyền lựa chọn tiền tệ và giao dịch hoán đổi ngoại tệ.

Bên cạnh những dịch vụ liên quan đến khâu thanh toán, các NHTM còn cung cấpcác dịch vụ tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp từ trước khi thực hiện giao dịch mua bánquốc tế Chẳng hạn như tài trợ trước khi giao hàng cho nhà xuất khẩu (cấp tín dụng trựctiếp cho nhà xuất khẩu để đặt hàng hoặc tài trợ trực tiếp cho nhà sản xuất hàng xuất

Trang 24

khẩu), tín dụng thuê mua vượt biên giới (NH sẽ mua máy móc thiết bị từ nhà cung cấpnước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp và cho doanh nghiệp thuê lại)…

Vai trò trợ giúp của các NH trong quá trình thực hiện hoạt động TTQT và giaodịch ngoại thương có thể được tóm tắt như sau:

NH của nhà nhập khẩu có thể trợ giúp:

 Tư vấn về những nhà cung cấp hàng hoá nước ngoài.

 Thấu hiểu những nhu cầu của nhà nhập khẩu và sẵn sàng tư vấn để nhà nhậpkhẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.

 Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng nhập.

 Nhận tiền từ nhà nhập khẩu thanh toán cho bộ chứng từ. Thực hiện chuyển tiền cho người xuất khẩu.

 Tài trợ cho nhà nhập khẩu thực hiện thương mại quốc tế. NH của nhà xuất khẩu có thể trợ giúp:

 Tư vấn về những nhà nhập khẩu nước ngoài.

 Thấu hiểu những nhu cầu của nhà xuất khẩu và sẵn sàng tư vấn để nhà xuấtkhẩu bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.

 Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hàng xuất. Tổ chức thanh toán cho bộ chứng từ.

 Nhận tiền thanh toán trên danh nghĩa người xuất khẩu. Tài trợ cho nhà xuất khẩu thực hiện thương mại quốc tế.

Trong các nghiệp vụ NH quốc tế của mình, NHTM huy động không chỉ mạng lướichi nhánh và hệ thống NH đại lý rộng khắp toàn cầu mà cả những nguồn lực tài chính,nguồn lực con người và công nghệ để hoàn thành tốt vai trò trung gian của mình tronghầu hết các giai đoạn của thương mại quốc tế với hệ thống các dịch vụ từ tài trợ xuấtnhập khẩu, đến TTQT, mua bán ngoại tệ…Nói tóm lại, NH luôn cố gắng để trở thànhngười cung cấp hoàn hảo các dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho khách hàngthực hiện các giao dịch ngoại thương một cách thuận tiện nhất Đặc biệt trong hoạt độngthanh toán quốc tế, NH chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn vàhiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Trang 25

1.1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế mà Ngân hàng thực hiện

Như trên đã trình bày, điều kiện về phương thức thanh toán là một phần không thểthiếu trong một hợp đồng ngoại thương bởi nó quy định quá trình và các điều kiện để haibên mua bán tiến hành giao nhận hàng và thanh toán Trong 5 phương thức thanh toánhiện có, thì phương thức ghi sổ (nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu nợ tiền hàng và việctrả nợ được thực hiện theo định kỳ) là phương thức trong đó các bên mua bán đã có uy tínvà thực sự tin cậy lẫn nhau nên sự tham gia của NH chỉ là chuyển tiền (nếu được yêucầu), còn chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán nhằm bảo đảm lợi íchcủa hai bên là không cần thiết Tới phương thức ứng trước (nhà nhập khẩu cấp tín dụngcho nhà xuất khẩu để thực hiện đơn hàng hoặc nhà xuất khẩu yêu cầu bên mua phải đặtcọc tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng) thì có thể thực hiện thông qua chuyển tiền đơnthuần hoặc dưới hình thức thư tín dụng có điều khoản đỏ Do vậy, nếu xét đến vai trò vàcách thức tham gia của NH vào các phương thức thì sau đây ta chỉ cần tìm hiểu về baphương thức thanh toán còn lại, cũng là những phương thức TTQT phổ biến đang đượccác NHTM thực hiện cho khách hàng hiện nay là phương thức chuyển tiền, nhờ thu và tíndụng chứng từ.

Phương thức chuyển tiền _ Remittance:

Khái niệm: Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng

(người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu NH của mình chuyển một số tiềnnhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ…)theo một địa chỉ nhất định và bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Các bên tham gia:

- Người chuyển tiền hay người trả tiền: Người nhập khẩu, người mua Là

người yêu cầu NH chuyển tiền ra nước ngoài.

- Người thụ hưởng: Người xuất khẩu, người bán Do người chuyển tiền chỉ

- NH chuyển tiền: Là NH nhận lệnh của người chuyển tiền, thường là NH ở

nước người chuyển tiền.

Trang 26

- Ngân hàng trả tiền: Là NH trả tiền cho người thụ hưởng, là NH đại lý hay

chi nhánh của NH chuyển tiền đặt tại nước người thụ hưởng. Trình tự tiến hành:

Hình 1.1 Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Bước 1: Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộ chứng

từ như hoá đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn…cho nhà nhập khẩu.

Bước 2: Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hoá), nếu quyết định trả tiền thì

nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền bằng thư hoặc bằng điện cùng với uỷ nhiệm chi (nếucó tài khoản) gửi NH phục vụ mình.

Bước 3: NH của người nhập khẩu chuyển tiền cho NH trả tiền và gửi giấy báo Nợ

cho người nhập khẩu.

Bước 4: NH trả tiền chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng đồng thời gửi

giấy báo Có cho người thụ hưởng.

Ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng:

- Ưu điểm: Thủ tục hết sức đơn giản, không có chứng từ phức tạp, rườm rà,

người mua và người bán tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau

- Nhược điểm: Độ an toàn trọng thanh toán không cao vì NH khi thực hiện

chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng hoa hồng vàkhông bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng.Do đó, phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì hàng và chứng từ đã

)

Trang 27

giao nhưng việc trả tiền lại phụ thuộc vào thiện chí của người mua Người mua có thể dâydưa kéo dài việc chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán Trong trường hợpngười mua chuyển tiền trước khi giao hàng mà vì một lý do nào đó việc giao hàng củangười bán bị chậm trễ hoặc không đúng theo yêu cầu thì người mua sẽ bị ứ đọng vốn.

- Trường hợp áp dụng: Phương thức thanh toán này chỉ nên áp dụng trong

trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau. Phương thức nhờ thu _ Collection of payment:

Khái niệm: Nhờ thu là phương thức thanh toán theo đó nhà xuất khẩu sau khi

giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho NH phục vụ mình thu hộ số tiền từ nhànhập khẩu trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do nhà xuất khẩu lập ra.

Các bên tham gia:

- Người có yêu cầu uỷ nhiệm thu: Người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ,

người xuất khẩu.

- Người trả tiền: Người nhập khẩu, bên mua hàng hoá hoặc dịch vụ.

- NH nhận uỷ thác thu: Là Ngân hàng nhờ thu, NH phục vụ người xuất khẩu.- NH xuất trình: Là Ngân hàng thu hộ, thường là NH đại lý hoặc chi nhánh của

NH nhận uỷ nhiệm thu ở nước người nhập khẩu.

Phân loại:

Phân loại nhờ thu phụ thuộc vào tính chất chứng từ mà người xuất khẩu yêu cầudùng làm căn cứ trả tiền Theo đó, có hai loại nhờ thu là Nhờ thu phiếu trơn và Nhờ thukèm chứng từ.

(1) Nhờ thu phiếu trơn _ Clean collection:

Khái niệm: Nhờ thu phiếu trơn là phương thức thanh toán theo đó nhà xuất khẩu

uỷ thác cho NH thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra cònchứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu không thông qua NH.

Trình tự tiến hành:

Trang 28

Hình 1.2 Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Bước 0: Người xuất khẩu gửi hàng và chứng từ thương mại cho người nhập khẩu.Bước 1: Người xuất khẩu lập một hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và uỷ thác

cho NH của mình _ Ngân hàng nhờ thu _ đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu.

Bước 2: Ngân hàng nhờ thu gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu cho Ngân hàng

thu hộ (thường là NH đại lý của mình) tại nước người nhập khẩu nhờ thu tiền.

Bước 3: Ngân hàng thu hộ yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu (nếu là hối

phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (nếu là hối phiếu kỳ hạn).

Bước 4: Ngân hàng thu hộ nhận tiền từ người nhập khẩu và chuyển cho người

xuất khẩu thông qua Ngân hàng nhờ thu nếu là trả tiền ngay Nếu chỉ là chấp nhận hốiphiếu thì Ngân hàng thu hộ sẽ giữ hối phiếu hoặc gửi lại cho người xuất khẩu, khi đếnhạn thanh toán thì NH sẽ đòi tiền của người nhập khẩu và thực hiện việc chuyển tiền nhưtrên.

Ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng:

- Ưu điểm: Phương thức nhờ thu phiếu trơn có ưu điểm là thanh toán tương đối

nhanh, thực hiện đơn giản.

- Nhược điểm: Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu

vì việc nhận hàng của bên nhập khẩu hoàn toàn tách rời khỏi việc trả tiền NH chỉ đóngvai trò trung gian làm dịch vụ thu hộ tiền từ người nhập khẩu còn trả tiền hay không là dohọ quyết định, do vậy người mua có thể nhận hàng mà không chịu trả tiền hoặc trì hoãn

Ngân hàng nhờ thu

Người xuất khẩuNgười nhập khẩuNgân hàng thu hộ

(0)

Trang 29

việc thanh toán Đối với người nhập khẩu, phương thức này cũng có thể gây bất lợi chohọ trong trường hợp hối phiếu đến trước chứng từ thương mại thì họ phải trả tiền ngaytrong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng theo hợp đồng hay không

- Trường hợp áp dụng: Như vậy phương thức này có thể xảy ra bất trắc đối với

cả người xuất khẩu và người nhập khẩu nên chỉ áp dụng trong trường hợp (1) hai bên tincậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ - con hoặc chi nhánhcủa nhau và (2) thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá vì việcthanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ (như tiền cước phí vận tải, bảohiểm…).

(2) Nhờ thu kèm chứng từ _ Documentary Collection:

Khái niệm: Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán theo đó nhà xuất

khẩu uỷ thác cho NH thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu không những căn cứ vào hối phiếu màcòn căn cứ vào những chứng từ thương mại gửi kèm theo với điều kiện nếu nhà nhậpkhẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì NH mới trao bộ chứng từ cho ngườinhập khẩu để nhận hàng

Trình tự tiến hành:

Bước 0: Người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩu.

Bước 1: Người xuất khẩu lập một bộ chứng từ gồm các chứng từ thương mại và

hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu rồi uỷ thác cho NH của mình _ Ngân hàng nhờ thu _đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu.

Bứoc 2: Ngân hàng nhờ thu gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm bộ chứng từ có hối phiếu

cho Ngân hàng thu hộ (thường là NH đại lý của mình) tại nước người nhập khẩu nhờ thutiền.

Trang 30

Hình 1.3 Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Bước 3: Ngân hàng thu hộ yêu cầu người nhập khẩu trả tiền hối phiếu (nếu là hối

phiếu trả ngay) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (nếu là hối phiếu kỳ hạn).

Bước 4: Sau khi người nhập khẩu chấp nhận lệnh nhờ thu từ phía NH bằng cách

trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ thươngmại cho người nhập khẩu Sau đó Ngân hàng thu hộ sẽ chuyển tiền hoặc hối phiếu chấpnhận từ người nhập khẩu cho người xuất khẩu thông qua Ngân hàng nhờ thu.

Trong phương thức này có hai điều kiện trao chứng từ thường gặp là:

Điều kiện D/P (Documents Against Payment _ Trao chứng từ khi được thanhtoán): Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu thanh toán nhờ

thu, sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay.

Điều kiện D/A (Documents Against Acceptance _ Trao chứng từ khi được chấpnhận thanh toán): Ngân hàng thu hộ chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu

chấp nhận thanh toán hối phiếu sau một số ngày nhất định, sử dụng trong trường hợp nhờthu trả sau.

Ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng:

- Ưu điểm: So với phương thức nhờ thu phiếu trơn thì phương thức D/P và D/

A đảm bảo hơn vì NH thay mặt người xuất khẩu khống chế chứng từ thương mại đối với

Ngân hàng nhờ thu

Người xuất khẩuNgười nhập khẩuNgân hàng thu hộ

(0)

Trang 31

người nhập khẩu Theo đó, quyền lợi của bên xuất khẩu sẽ được đảm bảo hơn vì có sựràng buộc giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng của bên nhập khẩu.

- Nhược điểm: Trong phương thức này, NH vẫn chỉ đứng ở vị trí trung gian thu

tiền hộ người xuất khẩu chứ không có trách nhiệm trong việc người nhập khẩu có trả haykhông Người xuất khẩu thông qua NH giữ bộ hồ sơ hàng hoá mới chỉ đảm bảo đượcquyền sở hữu hàng hoá của mình chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người nhậpkhẩu Bên nhập khẩu vì thế có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từthương mại (không cần nhận hàng), không thanh toán khi thị trường biến động bất lợi chohọ Người xuất khẩu khi ấy vẫn có thể bán hàng cho người mua khác nhưng có thể gặpkhó khăn trong việc giải toả hàng hoặc gặp rủi ro trong tiêu thụ.

- Trường hợp áp dụng: Phương thức này phù hợp áp dụng đối với những hợp

đồng có giá trị nhỏ và thanh toán dịch vụ đối với các khách hàng quen và tin cậy. Phương thức tín dụng chứng từ _ Documentary credit:

Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong

đó theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng), một NH (NH mở thưtín dụng _ NHPH) sẽ phát hành một bức thư, gọi là Thư tín dụng (Letter of Credit _ L/C)với cam kết sẽ trả tiền cho một bên thứ ba (người thụ hưởng của thư tín dụng) hoặc chấpnhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi họ xuất trình cho NHmột bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản trong thư tín dụng.

Các bên tham gia:

- Người yêu cầu mở L/C: Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ,

cũng chính là người nhập khẩu.

- Người thụ hưởng L/C: Là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối

phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C, cũng chính là người xuất khẩu.

- NHPH: Là NH thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu NH này

nếu không được hai bên thoả thuận và quy định trong hợp đồng thì sẽ được nhà nhậpkhẩu tuỳ ý chọn.

Trang 32

- NHTB (Ngân hàng thông báo): Là NH thực hiện thông báo L/C cho người

thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH (thường là đại lý hay chi nhánh của NHPH tại nướcnhà xuất khẩu).

- NHXN: Là NH bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc sự

uỷ quyền của NHPH trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự bảo đảm chắc chắnđược thanh toán NHXN có thể do người thụ hưởng chỉ định hoặc không thì sẽ do NHPHtự chọn và NHTB thường được đề nghị là NHXN.

- NHđCĐ (Ngân hàng được chỉ định): Là NH được NHPH chỉ định thay mặt

mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ xuấttrình phù hợp (có thể là NHTB, NHXN…) Đối với L/C có giá trị tự do thì bất cứ NH nàocũng có thể trở thành NHđCĐ.

Trình tự tiến hành:(1) L/C có giá trị tại NHPH:

Bước 0: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh

toán theo phương thức L/C.

Bước 1: Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập

khẩu làm đơn gửi đến NH phục vụ mình, yêu cầu NH này phát hành một L/C cho nhàxuất khẩu hưởng.

Bước 2: Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua NH

đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuấtkhẩu.

Bước 3: Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.

Bước 4: Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến

hành giao hàng, nếu không thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồngngoại thương.

Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C

và xuất trình cho NHPH để được thanh toán (thông qua NHTB, NH chuyển chứng từhoặc xuất trình thẳng cho NHPH).

Trang 33

Bước 6: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh

toán, nếu không thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từcho nhà xuất khẩu.

Bước 7: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu

sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Hình 1.4 Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ trường hợp L/C có giá trị tại NHPH

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Ghi chú: Nghiệp vụ thông báo L/C và việc chuyển chứng từ thanh toán là hai

nghiệp vụ độc lập, có thể thực hiện tại hai NH khác nhau, tuy nhiên thực tế NHTBthường đồng thời là NH chuyển chứng từ thanh toán.

(2) L/C có giá trị tại NHđCĐ:

Bước từ 0 đến 4: Giống như trường hợp L/C có giá trị tại NHPH.

Người xuất khẩu

Người nhập khẩuNgân hàng phát

hành L/C

Ngân hàng chuyển chứng từNgân hàng thông

Trang 34

Bước 5 và 5’: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của

L/C và xuất trình cho NHđCĐ để được thanh toán.

Bước 6 và 6’: NHđCĐ xuất trình chứng từ cho NHPH và đòi hoàn trả.

Bước 7: NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu

sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Hình 1.5 Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ trường hợp L/C có giá trị NHđCĐ

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Ghi chú: Việc thông báo L/C và việc được uỷ quyền thanh toán hay chiết khấu bộ

chứng từ là hai nghiệp vụ độc lập và có thể được thực hiện tại hai NH khác nhau Tuynhiên trong thực tế, NHTB thường đồng thời là NHđCĐ.

Ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng:

Người xuất khẩu

Người nhập khẩuNgân hàng phát

hành L/C

Ngân hàng được chỉ địnhNgân hàng thông

(3) Thông báo L/C

(5’) Nhận tiền

(5) Xuất trình bộ chứng từ

Trang 35

- Ưu điểm: Trong các phương thức thanh toán ứng trước, ghi sổ và chuyển

tiền, NH đơn thuần chỉ thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa người mua vànhận tiền trên danh nghĩa người bán Trong nhờ thu, các NH tham gia xử lý chứng từ dongười bán gửi đến và hành động với vai trò là đại lý của người bán Ngoại trừ vai trò làđại lý và chức năng giám sát, trong cả bốn phương thức thanh toán ở trên, các NH khôngcó bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào Chỉ tới phương thức tín dụng chứng từnày, các NH mới tham gia vào quá trình thanh toán một cách chủ động và tích cực, thểhiện ở việc trả tiền cho nhà xuất khẩu theo đúng cam kết của mình trong L/C (hay chínhlà hợp đồng kinh tế giữa NHPH và nhà xuất khẩu) Do vậy, đây là phương thức thanhtoán bảo đảm tối đa quyền lợi cho nhà xuất khẩu bởi sau khi giao hàng theo đúng thoảthuận trong hợp đồng mua bán, lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trình choNHPH thì sẽ được NHPH tiến hành thanh toán ngay Nhà xuất khẩu sẽ không cần phảiquan tâm đến năng lực thanh toán của người mua khi đó bởi nó độc lập với trách nhiệmthanh toán của NHPH và cũng không phải lo lắng về tác động của quy chế quản lý ngoạihối hay rủi ro chính trị tới việc thực hiện cam kết của NHPH bởi cam kết này được thừanhận rộng rãi trong nước và quốc tế và việc thực hiện nó hay không ảnh hưởng tới uy tíncủa quốc gia trên thị trường quốc tế Nhà nhập khẩu cũng không phải không được lợitrong phương thức này, họ sẽ được NHPH đảm bảo không phải trả tiền chừng nào chưanhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp theo thoả thuận Do đó có thể nói tín dụngchứng từ đã dung hoà được cả lợi ích và rủi ro giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, đâylà ưu điểm vượt trội của phương thức này.

- Nhược điểm: Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ là thủ tục của

nó khá phức tạp, nhiều công đoạn nên việc thanh toán khó có thể được thực hiện nhanhchóng, đồng thời cũng phát sinh nhiều chi phí NH Thêm vào đó, vì làm việc dựa trênchứng từ nên L/C có thể bị lạm dụng trở thành công cụ để từ chối nhận hàng, từ chốithanh toán hay lừa đảo, gian lận trong giao hàng.

- Trường hợp áp dụng: Với ưu điểm là dung hoà được cả lợi ích và rủi ro cho

hai bên mua và bán, nên để đạt được mục đích đó phương thức tín dụng chứng từ buộcphải làm mất thời gian và chi phí của các bên hơn những phương thức khác, do đó nó chủ

Trang 36

yếu được áp dụng trong các trường hợp hai bên mua bán mới làm ăn với nhau, cần sựchắc chắn hoặc cho những đơn hàng có quy mô lớn và giá trị cao

Trên đây là nội dung cơ bản của ba phương thức TTQT chủ yếu đang được thựchiện thông qua các NHTM hiện nay Việc lựa chọn phương thức nào phụ thuộc vào quyếtđịnh của hai bên xuất nhập khẩu, dựa trên những điều kiện cụ thể trong thương vụ củamình nhằm thoả mãn quyền lợi của cả hai phía Tuy nhiên, phương thức tín dụng chứngtừ vẫn chiếm ưu thế hơn cả trong các NHTM không chỉ bởi nó là phương thức đem lại sựan tâm tối đa cho các bên về thành công của hoạt động thanh toán trong giao dịch thươngmại mà nó còn là phương thức đòi hỏi sự đầu tư nghiệp vụ phức tạp cũng như tính chịutrách nhiệm cao từ phía các trung gian NH.

1.2 HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍNDỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Giới thiệu khái quát về phương thức tín dụng chứng từ

1.2.1.1 Cơ sở hình thành và khái niệm tín dụng chứng từ

Cơ sở hình thành

Như chúng ta đã biết, trong hoạt động thương mại quốc tế, các bên tham gia cókhoảng cách nhất định về mặt ngôn ngữ, văn hoá, tập quán kinh doanh, đồng tiền sửdụng…đặc biệt là khoảng cách về mặt địa lý đã tạo nên một sự chênh lệch nhất định vềthời gian giữa việc giao nhận hàng hoá và thanh toán tiền hàng Hoạt động ngoại thươngdo đó trở nên phức tạp và rất dễ xảy ra rủi ro, tranh chấp giữa các bên tham gia Điều nàytrở thành động lực thúc đẩy các nhà xuất nhập khẩu không ngừng tìm tòi những phươngthức thanh toán mới nhằm bảo đảm và dung hoà tốt nhất quyền và lợi ích của hai bên.Theo đó, phương thức chuyển tiền và nhờ thu lần lượt ra đời Nhưng trong khi người báncòn ngần ngại chuyển giao hàng hoá của họ khi chưa nhận được tiền và người mua lạimuốn nắm được hàng trước khi trả tiền thì hai phương thức trên rõ ràng đã bộc lộ nhữnghạn chế của nó Vì rất khó có thể làm cho việc trao đổi tiền hàng được tiến hành đồngthời nên các bên đã đi đến thoả thuận là bên mua sẽ trả tiền khi bên bán giao hàng tượngtrưng, tức là giao chứng từ chuyển quyền sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hoá cho bênmua Trên cơ sở đó, phương thức tín dụng chứng từ ra đời Theo thời gian, với sự hỗ trợ

Trang 37

đắc lực của công nghệ hiện đại, NH đã ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò trung gian camkết thanh toán của mình, qua đó góp phần giúp tín dụng chứng từ nhanh chóng trở thànhphương thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong thanh toán xuất nhập khẩuhiện nay.

Trong cụm từ “tín dụng chứng từ”, cần lưu ý là:

Tín dụng: Được hiểu theo nghĩa rộng, tức “tín nhiệm”, chứ không phải để chỉ “một

khoản cho vay” theo nghĩa thông thường NHPH không cấp bất cứ một khoản tín dụng

nào cho người mở mà chỉ cho người nhập khẩu “vay” sự tín nhiệm của mình.

Chứng từ: Chứng từ là một đặc trưng của phương thức này bởi các bên liên quan

chỉ giao dịch với nhau bằng chứng từ mà không liên quan đến hàng hoá, dịch vụ.

1.2.1.2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Mô hình dưới đây cho thấy trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụngchứng từ, tồn tại ba mối quan hệ hợp đồng: (1) Quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuấtkhẩu được xác lập bằng hợp đồng ngoại thương; (2) quan hệ giữa nhà nhập khẩu vàNHPH được xác lập bằng đơn xin mở L/C và các chứng từ khác được ký kết giữa nhànhập khẩu và NHPH liên quan đến L/C; (3) quan hệ giữa NHPH và nhà xuất khẩu đượcxác lập bằng chính L/C do NH này phát hành Như vậy, khác với những phương thứcthanh toán khác, trong thanh toán bằng L/C, NH tham gia vào hoạt động thanh toán vớitrách nhiệm pháp lý đối với cả hai bên mua và bán, đây là cơ sở dẫn tới những đặc điểmcơ bản sau đây của một giao dịch L/C:

Trang 38

Hình 1.6 Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toántheo phương thức tín dụng chứng từ

(Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế _ PGS TS Nguyễn Văn Tiến)

Thứ nhất: L/C là hợp đồng kinh tế hai bên, hình thành trên cơ sở hợp đồng mua

bán nhưng sau khi đã ra đời lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng đó Trước hết, L/C là

một hợp đồng kinh tế hai bên giữa NHPH và nhà xuất khẩu, mọi yêu cầu của nhà nhậpkhẩu đã do NHPH đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không đượcthể hiện trong L/C và mọi sửa đổi L/C ngoài sự chấp thuận của các bên còn phải được sựđồng ý của NHPH mới có giá trị Vì chỉ là hợp đồng giữa NHPH và nhà xuất khẩu nên vềbản chất thì L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương và những hợp đồng khácliên quan đến hàng hoá mặc dù hợp đồng này là cơ sở để hình thành nên L/C Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận thì nội dung của L/C có đúng với hợp đồngngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cóliên quan đến L/C Do đó, khi nhận được L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các điềukhoản của L/C để nếu cần yêu cầu người mua tiến hành sửa đổi cho phù hợp với hợpđồng trước khi thực hiện giao hàng Khi L/C đã có hiệu lực thì NHPH sẽ thực hiện thanhtoán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C, khiđó việc thanh toán này hoàn toàn độc lập với tình trạng của hàng hoá và người muakhông được phép khiếu nại hay ngăn cản NHPH trả tiền trong trường hợp gặp rủi rotrong giao dịch hợp đồng mua bán

Ngân hàng phát hành

Nhà xuất khẩuNhà nhập khẩu

Đơn xin mở L/C và các chứng

từ khác

Hợp đồng ngoại thương

HĐ3

Trang 39

Thứ hai: Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng

từ, NH chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không liên quan đến hàng hoá NH cam

kết thanh toán cho người hưởng khi họ xuất trình được bộ chứng từ mà thể hiện trên bềmặt là phù hợp với các điều khoản của L/C chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào việcngười mua có nhận được hàng hoá hoặc hàng hoá được giao có đúng quy cách haykhông Điều đó có nghĩa là quyền lợi của người xuất khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào tínhphù hợp của bộ chứng từ mà họ xuất trình về số loại, số lượng mỗi loại và nội dungchứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu NH cũng chỉ quyết định trảtiền dựa trên cơ sở đó chứ không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hoá mà bất kỳchứng từ nào đại diện Do đó, nếu thực tế hàng hoá không khớp với chứng từ thì hai bênmua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đếnNH Chỉ trong trường hợp chứng từ là không phù hợp mà NH vẫn thanh toán cho ngườixuất khẩu thì NH phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi người nhập khẩu có quyền từ chốithanh toán lại tiền cho NH.

1.2.1.3 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế theophương thức tín dụng chứng từ

Hoạt động TTQT bằng L/C của các NH trên thế giới chịu sự điều chỉnh đồng thờibởi nhiều nguồn luật gồm cả luật pháp quốc tế và luật pháp các quốc gia có liên quan.Trong đó luật quốc tế thì áp dụng toàn cầu, bao trùm lên toàn bộ quan hệ giữa các bênliên quan trong giao dịch L/C; còn luật quốc gia chỉ áp dụng trong một nước, cụ thể làluật nước người mở sẽ điều chỉnh quan hệ giữa người mở và NHPH, luật nước ngườihưởng sẽ điều chỉnh quan hệ giữa người hưởng và NH phục vụ họ Trong hệ thống luật

pháp quốc tế phải kể đến các thông lệ và tập quán quốc tế điều chỉnh trực tiếp một giao

dịch L/C, đó là:

- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs AndPractice For Documentary Credit – viết tắt là UCP) Hiện nay phiên bản mới nhất là UCP600, sửa đổi năm 2007

Trang 40

- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C(International Standard Banking Practice Under Documentary Credit – viết tắt là ISBP).Hiện nay bản mới nhất là ISBP 681, sửa đổi năm 2007.

- Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The UniformCustoms And Practive For Documentary Credit For Electronic Presentation – viết tắt làeUCP) Hiện nay bản mới nhất là eUCP 1.1, phụ trương của UCP 600.

- Quy tắc thực hành thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo L/C (Uniform RulesFor Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary Credit – viết tắt là URR).Bản mới nhất hiện giờ là URR 525, năm 1995.

Trình tự ưu tiên về mặt pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là (1) Công ước quốc tế;(2) Hiệp định song phương và đa phương; (3) Luật quốc gia; (4) Thông lệ và tập quánquốc tế

Trong đó, Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tuỳý, việc áp dụng hay không, áp dụng phiên bản nào và áp dụng như thế nào là tuỳ thuộc ýchí của các bên liên quan Do đó, chỉ khi L/C dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới có hiệulực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia, hai bên mua bán cũng có thể bổ sungthêm điều khoản mà UCP không đề cập vào L/C và trong giao dịch L/C, các bên trướchết phải tuân thủ L/C sau đó các điều khoản của UCP mới được áp dụng.

Luật pháp quốc gia ở nước có liên quan trong giao dịch L/C và giao dịch cơ sở (giaodịch mua bán) có tính chất pháp lý vượt lên trên thông lệ và tập quán quốc tế Điều này thểhiện ở chỗ nếu trong giao dịch cơ sở có dấu hiệu vi phạm hình sự thì toàn án địa phương(hay cơ quan điều tra) có quyền đình chỉ giao dịch và thanh toán để điều tra, kết luận.Nghĩa là nội dung giao dịch bằng L/C chiếu theo luật pháp quốc gia có thể bị phủ nhận,nhà xuất khẩu dù đã xuất trình bộ chứng từ phù hợp và nhận được tiền thanh toán vẫn cóthể bị buộc phải hoàn trả lại nếu bị toà án kết luận là có gian lận trong việc giao hàng.

1.2.1.4 Phân loại tín dụng chứng từ

Để phù hợp với những tình huống giao dịch khác nhau, hiện nay trong thương mạiquốc tế chia ra nhiều loại L/C Căn cứ theo tính chất thông dụng, người ta chia ra hai loạilà L/C cơ bản và L/C đặc biệt.

Ngày đăng: 04/12/2012, 09:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.1. Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền (Trang 23)
Hình 1.2. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.2. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu phiếu trơn (Trang 25)
Hình 1.3. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.3. Trình tự tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Trang 27)
Hình 1.4. Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.4. Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ (Trang 31)
Hình 1.5. Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.5. Trình tự tiến hành phương thức tín dụng chứng từ (Trang 32)
Hình 1.6. Mô hình mỗi quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toán - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.6. Mô hình mỗi quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toán (Trang 36)
Hình 1.7. Tóm tắt các công đoạn trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương  thức  tín  dụng  chứng  từ  cúa  NH  phục  vụ  người  xuất  khẩu  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.7. Tóm tắt các công đoạn trong hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ cúa NH phục vụ người xuất khẩu (Trang 44)
Hình 1.8. Quy trình thông báo L/C/Sửa đối L/C - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.8. Quy trình thông báo L/C/Sửa đối L/C (Trang 45)
Hình 1.9. Quy trình tiếp nhận, kiếm tra, gửi chứng từ, thanh toán và đòi tiền NHPH - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.9. Quy trình tiếp nhận, kiếm tra, gửi chứng từ, thanh toán và đòi tiền NHPH (Trang 46)
Hình 1.10. Hệ thống các chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 1.10. Hệ thống các chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế (Trang 50)
s* Mô hình tô chức: - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
s * Mô hình tô chức: (Trang 91)
2008. Nếu chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng này, hăn ta sẽ kết luận tình hình kinh doanh của - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
2008. Nếu chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng này, hăn ta sẽ kết luận tình hình kinh doanh của (Trang 98)
và đạt mức kỷ lục 3.308,00 tý VND vào năm 2008, tăng xấp xỉ 37% so với năm 2007. Về - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
v à đạt mức kỷ lục 3.308,00 tý VND vào năm 2008, tăng xấp xỉ 37% so với năm 2007. Về (Trang 98)
Bảng 2.2. Kết quá huy động vốn của Sở giao dịch từ 2006 — 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.2. Kết quá huy động vốn của Sở giao dịch từ 2006 — 2008 (Trang 100)
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2006 — 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch từ 2006 — 2008 (Trang 103)
Bảng 2.4. Kết quá hoạt động TTỌT của Sở giao dịch từ 2006 — 2008 - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.4. Kết quá hoạt động TTỌT của Sở giao dịch từ 2006 — 2008 (Trang 106)
Bảng 2.5. Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng  từ  của  Sở  giao  dịch  từ  2006  —  2008  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.5. Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch từ 2006 — 2008 (Trang 124)
Bảng 2.6. Số món, doanh số và tăng trưởng số món, doanh số thu tiền hàng xuất khẩu  theo  phương  thức  tín  dụng  chứng  từ  của  Sở  giao  dịch  tính  trung  bình  trong  ba  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.6. Số món, doanh số và tăng trưởng số món, doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch tính trung bình trong ba (Trang 125)
Bảng 2.7. Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán  của  Sở  giao  dịch  giai  đoạn  2006  —  2008  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.7. Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán của Sở giao dịch giai đoạn 2006 — 2008 (Trang 130)
Bảng 2.8. Cơ cầu doanh số thanh toán L/C theo thị trường của Sở  giao  dịch  giai  đoạn  2006  —  2008  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.8. Cơ cầu doanh số thanh toán L/C theo thị trường của Sở giao dịch giai đoạn 2006 — 2008 (Trang 132)
Bảng 2.9. Cơ cầu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của Sở  giao  dịch  giai  đoạn  2006  —  2008  - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.9. Cơ cầu doanh số thanh toán L/C theo mặt hàng của Sở giao dịch giai đoạn 2006 — 2008 (Trang 133)
Bảng 2.11. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.11. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng (Trang 138)
Bảng 2.11. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.11. Biểu phí các dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng (Trang 138)
Bảng 2.12. Doanh thu dịch vụ từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Bảng 2.12. Doanh thu dịch vụ từ hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương (Trang 139)
xuất kinh doanh thì từ số liệu trong Bảng 2.12 có thể thấy lợi ích kinh tế do hoạt động thu - Hoàn thiện hoạt động Thu tiền hàng Xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
xu ất kinh doanh thì từ số liệu trong Bảng 2.12 có thể thấy lợi ích kinh tế do hoạt động thu (Trang 140)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w