1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.

80 596 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 467,41 KB

Nội dung

Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.

Trang 1

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay

(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và

các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô

điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối

với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấptín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền đểsử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi.”

Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã được

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông

qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm1998 thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốnhuy động để cấp tín dụng”

Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì Tổ chức tín dụng được

cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thươngphiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác

theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trang 2

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản

cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn.Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách

khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.

- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vaycam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

1.1.3 Phân loại hoạt động tín dụng

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trênmột số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề đểthiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tíndụng Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:

- Dựa vào mục đích của cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành cácloại sau:

+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.+ Cho vay tiêu dùng cá nhân.

+ Cho vay mua bán bất động sản.+ Cho vay sản xuất nông nghiệp.

+ Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu…

- Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loạisau:

Trang 3

+ Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm Mục đích của loại

cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.

+ Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm Mục đích củaloại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.

+ Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của loại

cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.

- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động tín dụng có thể phânchia thành các loại sau:

+ Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vayvốn để quyết định cho vay.

+ Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay

như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.

- Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành cácloại sau:

+ Cho vay theo món vay: là loại cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổchức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại cho vay mà tổ chức tín dụng và khách

hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời

gian nhất định.

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏathuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoảnthanh toán của khách hàng.

- Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loạisau:

+ Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồngthời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.

Trang 4

+ Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lạicác khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là:Chiết khấu thương mại; bao thanh toán.

1.2 Rủi ro tín dụng

1.2.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngânhàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ

không đúng hạn cho ngân hàng.

Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử

dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tíndụng (Ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàngcủa tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổchức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiệnnghĩa vụ của mình theo cam kết.”

Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ

mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc

không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trong quá

trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tàichính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng.

Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi roliên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trang 5

cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa

chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tíndụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết

định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản tronghợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo vàmức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt

động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý

các khoản vay có vấn đề.

- Rủi ro danh mục (Porfolio rish): là một hình thức của rủi ro tín dụng mànguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của

ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic rish) và rủi ro

tập trung (Concentration rish).

+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêngbiệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ

đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đốivới một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng mộtngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng mộtloại hình cho vay có rủi ro cao.

1.2.3 Nguyên nhân

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng

thương mại nhưng đây cũng chính là lĩnh vực nghiệp vụ phức tạp và ẩn chứa nhiều

rủi ro nhất Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là

Trang 6

thực sự cần thiết để các ngân hàng thương mại có được các giải pháp cần thiết đểhạn chế rủi ro này và đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất

Như chúng ta đã biết, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp

tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đượcnợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng Rủi ro này có nguyên nhân từ nhiềuphía: từ phía người cho vay, từ phía người đi vay và cả từ môi trường bên ngoài.

1.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng

Trước hết phải nói đến các ngân hàng còn thiếu một chính sách tín dụng nhất

quán, chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung cho việc cho vay,chế độ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danhmục lựa chọn khách hàng trong từng giai đoạn,… Nguyên nhân gây ra rủi ro tíndụng từ phía ngân hàng có thể được khái quát cơ bản dưới đây:

- Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích

và đánh giá khách hàng,… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin

vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinhdoanh của khách hàng.

- Sự lơi lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không pháthiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích.

- Quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảochắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.

- Chạy theo số lượng (hoặc theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượngkhoản vay, quá lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanhcủa khách hàng.

- Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lýhạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa

phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.

Trang 7

- Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đủtầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng.

- Ngân hàng không giải quyết hợp lý quan hệ giữa nguồn vốn huy động vànguồn vốn sử dụng, cụ thể là: dự trữ vốn quá ít so với nhu cầu bảo đảm thanh toán,từ đó dẫn đến mất khả năng thanh toán nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn nhiều;hoặc dự trữ vốn quá nhiều, gây ứ đọng vốn, lãng phí trong sử dụng vốn; hoặc lấyvốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn quá mức quy định.

- Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theoquy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất

lượng khoản vay.

1.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay.

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh

doanh cụ thể, khả thi Số lượng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa

đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên, những vụ việc phát

sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đếcác doanh nghiệp khác.

- Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năngquản lý.

Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đaphần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn

đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kếtoán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản

lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi màlẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Trang 8

- Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiềuthực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiềndẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch Quy mô tài sản,nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết cácdoanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràngcác sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh vàtrung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàngnhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Do đó, khi cán bộ ngânhàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanhnghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực.

- Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước nếudoanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhà

nước chịu.

- Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng.

1.2.3.3 Nguyên nhân khách quan.

- Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gâytổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới.Bởi vì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nôngnghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm vànguyên liệu), dầu thô, may gia công,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết vàgiá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.

- Sự tấn công của hàng nhập lậu

Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phứctạp và tình hình nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng

Trang 9

tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và

các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này.

- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơquan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, vănbản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngânhàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt độngngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều bất cập.

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước.Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và

đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng; năng lực

cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu; nội dung và phương phápthanh tra, giám sát còn lạc hậu, chậm được đổi mới; vai trò kiểm toán chưa đượcphát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu; thanh tratại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiềntệ và giám sát rủi ro còn yếu;…

- Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập Hiện nay, trung tâm thông tin tíndụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàng nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên

và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp

thông tin tín dụng Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật,

chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin.

- Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyênvật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng,

khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.

1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng và nền kinh tế xã hội

Trang 10

1.2.4.1 Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp vàlãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi

đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng

quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phícủa ngân hàng tăng lên so với dự kiến.

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sửdụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực

nào đấy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân

hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặprủi ro thanh khoản Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tàichính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội

địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng

xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu khôngcó biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

1.2.4.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian

tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức,

các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại Do đó, thực chất quyền sở hữunhững khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng Bởivậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại màquyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.

Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền

ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân

hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn.

Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của

Trang 11

khăn Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ

nền kinh tế Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thấtnghiệp tăng, xã hội mất ổn định.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngàynay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thếgiới Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) vàmới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rungchuyển toàn cầu Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước pháttriển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nềnkinh tế các nước có liên quan.

* Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau:nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay,nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn

đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phụcđược, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nến kinh tế nói

chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trịngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảmthiểu rủi ro trong cho vay.

1.2.5 Một số phương pháp quản lý rủi ro tín dụng.

Tín dụng là hoạt động chính yếu của ngân hàng Nếu quản lý tốt, tín dụng sẽgóp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận và làm tăng giá trị ngân hàng.

Ngược lại, nếu quản lý kém, tín dụng có thể gây ra tổn thất lớn và làm giảm giá

trị ngân hàng Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng là làmgiảm tối đa rủi ro tín dụng Muốn vậy, ngân hàng cần phải lượng hóa và đánh

giá được rủi ro tín dụng để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả.

1.2.5.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng.

Trang 12

Lượng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa

mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tíndụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi

ro Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến:

* Mô hình chất lượng 6 C:

(1) Tư cách người vay (Character)

Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xinvay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngânhàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không,

đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách

hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâmphòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,…

(2) Năng lực của người vay (Capacity)

Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia Đòi hỏi người đi vay phải có

năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

(3) Thu nhập của người đi vay (Cash)

Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ

doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ pháthành chứng khoán,…

(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral)

Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thểdùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

(5) Các điều kiện (Conditions)

Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳnhư cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm

thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ.

Trang 13

(6) Kiểm soát (Control)

Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan vàquy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầutín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

* Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & poor:

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếphạng trái phiếu và khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một sốdịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịchvụ tốt nhất.

Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao

nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor)

sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Trong đó, chứng

khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (chovay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên

dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay).Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận

nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro khônghoàn vốn cao) nhưng lại co lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận

đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này.

Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor

Standard & Poor

Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*

A Chất lượng trên trung bình*

Trang 14

Baa Chất lượng trung bình*

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu

B Chất lượng dưới trung bình

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấuMoody

AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

* Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh

nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tíndụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của

người vay trong quá khứ.

Trang 15

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sảnX2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạchtoán của nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp Ngược lại,khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có

nguy cơ vỡ nợ cao.

Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp

hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểmtín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụthuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.Bảng dưới đây là những hạn mục và điểm thường được sử dụng ở các ngânhàng của Hoa Kỳ.

STTCác hạng mục xác định chất lượng tín dụngĐiểm

1 Nghề nghiệp của người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh- Công nhân có kinh nghiệm

- Nhân viên văn phòng

- Sinh viên

- Công nhân không có kinh nghiệm

108754

Trang 16

- Công nhân bán thất nghiệp 22 Trạng thái nhà ở

- Nhà riêng

- Nhà thuê hay căn hộ

- Sống cùng bạn hay người thân

6423 Xếp hạng tín dụng

- Tốt

- Trung bình- Không có hồ sơ- Tồi

105204 Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Nhiều hơn 1 năm- Từ 1 năm trở xuống

525 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

- Nhiều hơn 1 năm- Từ một năm trở xuống

216 Điện thoại cố định

- Có

- Không có

207 Số người sống cùng (phụ thuộc)

- Không- Một- Hai- Ba

- Nhiều hơn ba

334428 Các tài khoản tại ngân hàng

Trang 17

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Sec- Chỉ tài khoản tiết kiệm

- Chỉ tài khoản phát hành Sec- Không có

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43điểm, thấp nhất là 9 điểm Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa

khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hìnhthành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số như sau:

Tổng số điểm của khách hàngQuyết định tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

Trang 18

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của cácNgân hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn

ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng.

Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặctoàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.

Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả

đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ Để đảm

bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thươngmại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạnthành các nhóm sau:

+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý.

+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn.+ Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ.+ Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn.

* Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể

đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các

cam kết này đã hết hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn

đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trịphát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, nợ xấu của tổchức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau:

Trang 19

- Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá làkhông có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thấtmột phần nợ gốc và lãi Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã

cơ cấu lại.

- Nhóm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả

năng tổn thất cao Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thờihạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm nợ có khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánhgiá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn Bao gồm: Các khoản nợ quá hạntrên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Theo quy định hiện nay, tỷ lệ này không được vượt quá 3%.

* Hệ số rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ cho vay

Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng tài sản có

Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có,khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồngthời rủi ro tín dụng cũng rất cao Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân

Trang 20

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản chovay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân

hàng Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ

cho vay của ngân hàng.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là nhữngkhoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mạng lạicho ngân hàng là vừa phải Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trongtổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

* Tỷ lệ xóa nợ

Các khoản xóa nợ ròng

Tỷ lệ xóa nợ = x 100% Tổng tài sản có

1.2.5.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng.

Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tàichính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay Xem xét và quyết địnhviệc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, chovay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xửlý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải phápnâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng.

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tụccho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếplại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh

doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh

doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín

dụng.

Trang 21

Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tíndụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đóbao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tíndụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tíndụng

Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tíndụng:

+ Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nộibộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách kháchhàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay,

đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

+ Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân

đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài

chính, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động

kinh doanh.

Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các tổ chức tín dụng

cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cảviệc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với mộtkhách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vựckinh tế có rủi ro cao.

Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết

định tín dụng.

Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay.

Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phóvới rủi ro.

Trang 22

Trước khi cho một khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét các điều kiện cơ

bản như là: Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; Trị giá tài sản

đảm bảo so với mức cho vay; Giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, mộtnhóm khách hàng có liên quan;….

1.2.6 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng.

Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tíndụng Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứvào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng Các nước chia sẻ kinhnghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phânloại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.

- Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho khách hàng và trích lập dự phòng tương

- Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng.

- Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được ápdụng cho các khoản vay tiêu dùng.

- Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vao luật Các cơ quan giám sátngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý.

- Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấpvà tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1-18 tháng.

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tíndụng thận trọng.

- Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5%giá trị ròng doanhnghiệp Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có Ngânhàng.

Trang 23

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có Ngân hànghoặc tỷ lệ mà họ sở hữu Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốntự có Ngân hàng.

- Singapore: Ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tàichính Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt độngphi tài chính Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự cóNgân hàng Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của Ngânhàng Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50%giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.

- Columbia: giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng liên quan 10% vốn tựcó Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt.

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay

Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thườngxuyên của Ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình.Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của Ngân

hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay:

- Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có củaNgân hàng.

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có củaNgân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có củangân hàng.

- Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có củaNgân hàng.

- Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có củaNgân hàng.

- Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay.

Trang 24

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trướckhi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

- Hồng Kông: sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập,thanh khoản) để đánh giá.

- Hàn Quốc: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập,thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm) (Capital, Assets, Management,Earnings, Liquidity and Stress testing)

- Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàngquý.

- Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay Giám sát hệsố đủ vốn dự báo Có hệ thống báo cáo định kỳ.

- Columbia: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Ủy ban giám sátNgân hàng.

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tíndụng

Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm

định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định

Trang 25

- Columbia: Ngân hàng báo cáo các khoản vay cho cơ quan giám sát theo

định kỳ hàng tháng Sau đó thông tin về giá trị khoản vay, lãi suất vay, chấtlượng khoản vay và tư cách khách hàng vay sẽ được tập hợp lại.

Trang 26

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép

số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993, và Giấyphép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993 Ngày04/6/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động, là một trong những ngân hàng thươngmại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đangchuyển sang nền kinh tế thị trường và trụ sở chính được đặt tại 442 Nguyễn ThịMinh Khai, Quận 3 TP.HCM.

- Về Quy mô hoạt động:

+ Năm 2006: Vốn chủ sở hữu là 1.630 tỷ đồng; Tổng tài sản là 44.346 tỷ đồng;

Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2006, toàn hệ thống ACB có 80chi nhánh và phòng giao dịch với tổng số nhân viên là 2.892, trong đó 90% số nhânviên có trình độ Đại học và Sau đại học.

+ Năm 2007: Vốn chủ sở hữu là 6.258 tỷ đồng; Tổng tài sản là 85.392 tỷ đồng;

Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2007, toàn hệ thống ACB có 111chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc vớitổng số nhân viên là 4.600, trong đó 93% số nhân viên có trình độ Đại học và Sau

đại học.

- Quá trình phát triển và một số sự kiện đáng chú ý:

+ Năm 1996, ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam

Trang 27

+ Năm 1997, ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa Và cũng trongnăm này, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của

một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm do giảng

viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện Thông qua chương trình này,ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng

hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vựcngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.

+ Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin

ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóahoạt động giao dịch Và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống côngnghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngânhàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau,giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.

+ Năm 2000, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, ACB đã thực hiện tái cấutrúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 Cơ

cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ Các khối kinhdoanh gồm có: Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp và Khốingân quỹ Các đơn vị hỗ trợ gồm có: Khối công nghệ thông tin; Khối giám sát điềuhành; Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban doTổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyểngiao cho Sở giao dịch (TPHCM) Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạoxuyên suốt toàn hệ thống, sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và

được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, quan tâm đúng mức việc

phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

+ Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: Huy động vốn;

Trang 28

Cho vay ngắn hạn và trung - dài hạn; Thanh toán quốc tế; và cung ứng các nguồnlực tại Hội sở.

+ Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận

hỗ trợ kỹ thuật toàn diện Và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB ACBtriển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng baogồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngânhàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với công nghệ lõi hiện nay vàlắp đặt hệ thống máy ATM.

+ Năm 2006, ACB được Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuậncho đăng ký giao dịch tại trung tâm kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006.

+ Năm 2007, ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh

và phòng giao dịch, thành lập Công ty cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối

tác như Open Solutions (OSI) - Thiên Nam, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng

công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng StandardChartered về việc phát hành trái phiếu ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu và thu

được hơn 1.800 tỷ.

- Trong hoạt động, ACB luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với

ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn Và ACB cũng đã khẳng định được

vị trí là một thương hiệu mạnh trong và ngoài nước Tại Việt nam, ACB xếp hạng

là “1 trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt nam” (do VCCI bình chọn năm

2005); và là nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ xuất sắc trong lĩnh vực tài chính ngân

hàng (Chương trình “Tin & Dùng Việt Nam 2006” do Thời báo kinh tế Việt Nam tổ

chức) Liên tiếp trong hai năm 2005 và 2006, ACB là ngân hàng đầu tiên của ViệtNam nhận được 3 giải thưởng quốc tế danh giá do các tổ chức và tạp chí uy tíntrong ngành ngân hàng trao tặng: The Banker, the Asean banker và Euromoney Và

Trang 29

Nam được Hội đồng tư vấn doanh nghiệp (BAC) của Hiệp hội ASEAN tặng giảithưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực phát triển đội ngũ laođộng.

- Song song với các thành tích đạt được trong kinh doanh, ACB còn được côngnhận là doanh nghiệp tích cực hoạt động xã hội và có nhiều đóng góp cho sự pháttriển chung của cộng đồng Điển hình là công tác ủng hộ đồng bào bị thiên tai, hỗtrợ phẫu thuật cho 600 người mù nghèo, đóng góp xây dựng trường học và tài trợhọc bổng cho học sinh, sinh viên nghèo…Trong năm 2007, ACB đã chi tổng cộngtrên 10 tỷ đồng cho các hoạt động quan hệ cộng đồng Đồng thời, ACB còn thựchiện tốt công tác chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, phát huy công tác

Đảng, Đoàn thể tại đơn vị.

- Về kế hoạch phát triển trong tương lai, ACB đã đề ra chiến lược 5 năm 2008 –2010 và tầm nhìn 2015 khẳng định việc ACB sẽ tiếp tục giữ vị thế hàng đầu tronghệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên các mặt: tăng trưởng cao, chỉ số tàichính duy trì ở mức an toàn cao trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%, chất lượng tàisản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệthống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lượng dịch vụ cao Và để thựchiện chiến lược trên, ACB sẽ tiếp tục tích cực phát triển hệ thống kênh phân phốikhông chỉ là các chi nhánh và phòng giao dịch mà còn là hệ thống máy ATM và

kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách

hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhucầu của người dân, xây dựng phong cách phục vụ của nhân viên theo hướng chuyênnghiệp và áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại cho hoạt động ngân hàng.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua

Sau 14 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định.Và điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:

Trang 30

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Dư nợ cho vay6,7609,38217,11431,97440,694

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tạingày 31/03/2008 của Ngân hàng TMCP Á Châu)

2004200520062007Đến Q1/08

Tổng tài sảnVốn huy độngDư nợ cho vayLợi nhuận trước thuế

Trang 31

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinhdoanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm.

Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động đượcnguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình Trong tình hình cạnh tranh về lãi suấtvà thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu, ) như hiện nay thìviệc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả

năng huy động vốn của Ngân hàng Á châu vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm:

cuối năm 2007 đạt 74.943 tỷ đồng, tăng 89,5% so với năm 2006, vượt chỉ tiêu kếhoạch năm 2007 là 46,2% (kế hoạch 2007 là 51.261 tỷ đồng), đến cuối Quý 1/2008

đạt 81.064 tỷ đồng, tăng 8,17% so với năm 2007, trong đó huy động tiền gửi thanh

toán và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của

khách hàng vào ACB ngày càng cao Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều

hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn

và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh.

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thươngmại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìmkiếm lợi nhuận Trong năm 2007 đạt 31.974 tỷ đồng, tăng 86,8% so với năm 2006

và đến cuối Quý 1/2008 đạt 40.694 tỷ đồng, tăng 27,27% so với năm 2007 Đây là

thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cáchphục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

Tổng tài sản của ACB cao hơn so với các ngân hàng đối thủ cạnh tranh cả về sốtuyệt đối và tốc độ tăng trưởng Cụ thể, tổng tài sản năm 2007 tăng 92,6% so với

năm 2006, đạt 85.392 tỷ đồng và đến cuối Quý 1/2008 đạt 99.409 tỷ đồng, tăng

16,41% so với năm 2007 Quy mô tổng tài sản hiện nay đang mang lại ưu thế cạnhtranh về vốn hoạt động cho ACB so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.

Trang 32

Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quáhạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của ACB Lợi nhuận trước thuế năm

2007 đạt 2.127 tỷ đồng, tăng 222,9% so với năm 2006 và là ngân hàng có mức lợi

nhuận trước thuế đứng đầu trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại mặc dù xétvề mặt quy mô tổng tài sản, ACB chỉ xếp vị trí thứ 5 (sau 4 ngân hàng thương mại

Nhà nước) Và sang Quý 1/2008, lợi nhuận trước thuế đạt 513 tỷ đồng.

2.2 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu,

chúng ta sẽ xem xét phân tích về cơ cấu cho vay và chất lượng tín dụng trong thờigian qua.

Nếu phân tích theo thời hạn cho vay, thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn cao,

năm 2007 chiếm 55% và đến cuối Quý 1/2008 chiếm 56% so với tổng dư nợ cho

vay, trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ đạt 45% trong năm2007 và đến cuối Quý 1/2008 đạt 44% Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì những mónvay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro Cho nên ngân hàng luôn có

xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng

vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến độngvà cạnh tranh như hiện nay.

Nếu phân tích theo loại tiền tệ cho vay thì hình thức cho vay bằng đồng ViệtNam chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay năm 2007 chiếm 67,6%, và đếncuối Quý 1/2008 chiếm 68,6% tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ giải ngân bằng ngoại tệ và

Trang 33

vàng cũng tăng đáng kể, năm 2007 tăng 141,4% so với năm 2006, chiếm 32,4% và

đến cuối Quý 1/2008 tăng 24%, chiếm 31,4% tổng dư nợ cho vay.

Cơ cấu dư nợ nếu phân loại theo thành phần kinh tế thì đến cuối Quý 1/2008

cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng thể nhân, chiếm 48,5%, kế đến là cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm 45,7% và phần còn lại là 5,8% dư nợ chovay các doanh nghiệp Nhà nước Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng củaNgân hàng Á Châu tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vaycác doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế

phi Nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu cầu về vốn cho sự phát triển Khách hàng của

ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế Với chính sách hợplý, Ngân hàng Á Châu đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đadạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.

Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trưởng này là có

cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu vốn từ khách hàng, từ nền

kinh tế nói chung và kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Và chất lượng tín dụng thì quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng Phần phântích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉ tiêu nàytrong thời gian qua Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không lại phụthuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng.

2.2.2 Rủi ro tín dụng

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng

trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà Ngân hàng Á Châu cần phảiquan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng.

Trang 34

dư nợ

Giá trị

So vớitổng

dư nợ

So vơi

Giá trị

So vớitổng

dư nợ

So vơi

2007(%)TỔNG DƯ NỢ17,014,419100.0031,974,000100.00187.0040,694,275100.00127.00

200520062007Đến Q1/08

- NQH đến 180 ngày- NQH đến 360 ngày- NQH trên 360 ngày

Theo bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với

Trang 35

1/2008 chiếm 0,33% so với tổng dư nợ cho vay Phần lớn, các khoản nợ quá hạn

đều có khả năng thu hồi là do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ

yếu là bất động sản.

Ngày 31/12/2007 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng đạt 134.537 triệu

đồng, tăng 139,4% so với năm 2006 Ngày 31/03/2008 dự phòng cho các khoản chovay khách hàng đạt 244.873 triệu đồng, tăng 175,9% so với cùng kỳ năm 2007.Đồng thời, hệ số an toàn vốn của Ngân hàng Á Châu tính đến ngày 31/12/2007 là16,19%, tăng 48,53% so với năm 2006 (10,9%) và nằm trong mức an toàn cao thể

hiện sự chủ động của ngân hàng trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận màvẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết Và điều này chứng tỏ rằng Ngân hàng

Á Châu đã có chính sách kiểm soát chất lượng tín dụng tốt.

Như vậy, trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tín dụng của Ngân hàng Á Châu vẫn

khá ổn định và có xu hướng tốt hơn đi đôi với tăng trưởng quy mô tín dụng Đặcbiệt, tỷ lệ nợ quá hạn vào cuối năm 2007 là một tín hiệu đáng mừng cho việc quảnlý rủi ro trong hoạt động tín dụng Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ xấutốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi rotín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể Cụ thể:

Dư nợ cho vay tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu

quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khálớn trên thị trường nhưng Ngân hàng Á Châu vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khácao cả về huy động vốn và cấp tín dụng Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịchngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đadạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường tại hai địa bàn

Trang 36

trọng yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cùng với chiến lược phát triển thị

trường tại các vùng kinh tế phát triển.

Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay Cụ thể, cho vayđối với khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng

cao; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý.

Ngân hàng đã tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối, không chỉ là các chi

nhánh và phòng giao dịch mà còn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử

để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chấtlượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, từ đó

nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Ngân hàng đã chú trọng đến công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng.

Quản lý tín dụng được đặc biệt kiện toàn, cụ thể là: xây dựng chính sách tín dụng

trong đó thực hiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng củangân hàng, xác định rõ các giới hạn cho vay để định hướng cho việc tăng trưởng tín

dụng trong tầm kiểm soát Và nhiệm vụ này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhưngkhông chỉ dừng ở chỗ phát hiện và yêu cầu khắc phục mà còn phải phân tích

nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết thích hợp và triệt để.

Với những kết quả trên, có thể kết luận rằng những biện pháp mà Ngân hàng Á

Châu đã áp dụng trong thời gian qua nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng đã

có những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng phần nào cũng được cải thiện vàquan trọng nhất là đã được nhìn nhận và đánh giá đúng hướng, đúng bản chất.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần đượckhắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nóichung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng Cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng

dư nợ có xu hướng tăng vào cuối Quý 1/2008, đồng thời việc xử lý nợ xấu, thu hồi

lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn

Trang 37

Tóm lại, với mọi nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấycông tác tín dụng tại Ngân hàng Á Châu trong thời gian qua đã đạt được những kếtquả đáng kể: quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức cao, tỷ trọng nợ quá hạnchiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ, tuy nhiên có xu hướng tăng vào cuối Quý1/2008 Và do hoạt động này vẫn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy cần có biện phápkiểm soát và ngăn ngừa.

2.3 Chính sách và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần ÁChâu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục

vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ mộtcách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra.

Quy trình cho vay tại Ngân hàng Á Châu được thực hiện thông qua 15 bước cơ bảnsau:

2.3.1 Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại Sở Giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch, khi khách hàng có nhu cầuvay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ

sơ cần thiết Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách

hàng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).

2.3.2 Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hànhgửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm địnhgiá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố Nhân viên A/Asẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo Và nhânviên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chínhcủa khách hàng bao gồm : việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân, hộkhẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm

người đại diện pháp nhân,…), kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với

Trang 38

các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà

nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài

chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do kháchhàng cung cấp (những thông tin này sẽ được phân tích và tính toán thành các nhómchỉ tiêu như: Khả năng tạo ra lợi nhuận, Khả năng khai thác và sử dụng tài sản, Cơcấu nguồn vốn tài trợ và cuối cùng là Khả năng thanh toán của khách hàng) để từ

đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời tiếnhành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có

phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký không?, tính khả thi và hiệuquả dự kiến của phương án trên, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và

đảm bảo không? Việc thẩm định phương án vay vốn để đạt được hiệu quả cao đòi

hỏi nhân viên A/O phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất

định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có được những nhậnđịnh chính xác về tính khả thi cũng như hiệu quả của mỗi phương án Ngoài ra nhân

viên A/O còn phải cập nhật những thông tin về khách hàng vô phần mềm chấm

điểm tín dụng nhằm để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tư cách khách

2.3.3 Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng

Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hànhtrình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng Sau đó,nhân viên A/O sẽ tiến hành photo hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tíndụng (để Thư ký gửi đến các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng) Tại buổihọp Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, nhân viên A/O sẽ trình bày với các thành viênvề nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra

quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị Các thành viên Ban

tín dụng/Hội đồng tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến

Trang 39

nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay,

Thư ký sẽ lập Biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thành viên

Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xétduyệt khoản vay cho nhân viên A/O Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày Ban tíndụng/Hội đồng tín dụng quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/Ohoặc nhân viên Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng.

2.3.4 Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng,

nhân viên A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ

sơ giải ngân Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèmphúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và

quản lý tài sản (LDO) Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháplý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

2.3.5 Nhận và quản lý tài sản đảm bảo

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên

LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định.

2.3.6 Lập Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ

Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàngvà nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàntất, nhân viên Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ,chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.

2.3.7 Tạo tài khoản vay và giải ngân

Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu

trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng Sau khitài khoản vay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên LoanCSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay Sau đó, nhân viêngiao dịch (Teller) sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Trang 40

2.3.8 Lưu trữ hồ sơ

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ đượcnhân viên Loan CSR thực hiện theo quy định.

2.3.9 Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường

xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hìnhTCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay

đến hạn phát sinh trước ngày năm (5) hàng tháng Nhân viên Loan CSR có trách

nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn Nhân viên A/O và Loan CSR tiếnhành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấykhách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh

hưởng đến khoản vay.

Nhân viên A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hìnhsản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng sau khigiải ngân để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích Khi kiểm tra,nhân viên A/O phải lập Biên bản kiểm tra (theo mẫu) Nếu khách hàng sử dụng vốn

vay không đúng mục đích hoặc tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả

nợ của khách hàng thì nhân viên A/O tiến hành lập tờ trình báo cáo và đề xuất

hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình.

2.3.10 Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trảnợ), khách hàng phải gửi Giấy đề nghị (theo mẫu) cho ngân hàng theo thời gian đã

quy định trong Hợp đồng tín dụng Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên A/O sẽ tiến

hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lậptờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh,nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và ý kiến đề xuất

Ngày đăng: 07/11/2012, 11:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & poor: -  Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
h ình xếp hạng của Moody và Standard & poor: (Trang 13)
* Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model): -  Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
h ình điểm số Z (Z – Credit scoring model): (Trang 14)
Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. -  Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
heo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao (Trang 15)
Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43 -  Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
h ách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43 (Trang 17)
khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hìnhđiểm số như sau: -  Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
kh ách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hìnhđiểm số như sau: (Trang 17)
- NQH đến 180 ngày - NQH đến 360 ngày -  Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
n 180 ngày - NQH đến 360 ngày (Trang 34)
Theo bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với -  Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
heo bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w