1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh

73 922 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 459,5 KB

Nội dung

Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Gia nhập WTO cùng với các cam kết trong lộ trình hội nhập đã mang lại cho ViệtNam nhiều thời cơ và thách thức Nền kinh tế đất nước sẽ hội nhập một cách toàn diệntrong tương lai không xa Nhu cầu, mua bán trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia sẽkhông còn nhiều rào cản đáng kể như trước Vì vậy, để xây dựng một nền kinh tế hộinhập ổn định và phát triển tránh những "cú sốc ngoại lai" thì cần phải có một hệ thốngtài chính vững mạnh, năng động và hiện đại Trong đó, Ngân hàng là một nhân tố quantrọng trong hệ thống tài chính đó.

Ngày nay, Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế củaViệt Nam Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và hiện đại, đáp ứng đầy đủnhu cầu thanh toán trong và ngoài nước Trong đó, nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩuđã trở thành đòn bẩy và cầu nối quan trọng cho sự phát triển các hoạt động ngoại thươnggiữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong thời kỳ hội nhập.

Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam, Ngânhàng Công thương Việt Nam luôn đi đầu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu vớidoanh số thanh toán XNK trung bình hàng năm đạt: 3,8 tỷ USD, đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Với phương châm "Phát triển, antoàn và hiệu quả", Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh luôn là ngân hàng đi

đầu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phục vụ cho các doanh nghiệp trên địabàn tỉnh

Tuy nhiên, hoạt động TTXNK tại Chi nhánh luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt củacác Ngân hàng Thương mại trên địa bàn, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trongthanh toán Vì vậy, với kiến thức đã được học tại Trường Đại học Kinh tế TP Hồ ChíMinh và thực tiễn tại Phòng thanh toán XNK Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà

Vinh, nơi tôi đang công tác Tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài "Phát triển nghiệpvụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàngCông thương chi nhánh Trà Vinh" Tôi mong rằng đề tài này sẽ được xem xét và ứng

dụng một cách khả thi trong hoạt động TTXNK tại Chi nhánh nhằm thúc đẩy sự pháttriển của nghiệp vụ này trên địa bàn cũng như phòng tránh những rủi ro trong thanh toánXNK tại ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Trang 2

Với mục tiêu đi sâu vào phân tích nghiệp vụ thanh toán XNK tại Chi nhánh Luậnvăn nêu bật những cơ sở khoa học để vận dụng, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận.Do vậy, mục tiêu của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu những lý luận về thanh toán Xuất nhập khẩu,trong đó chú trọng phương thức phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là tíndụng chứng từ Nêu bậc một số khái niệm và quy trình thanh toán của các phương thứcthanh toán quốc tế được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ban hành Trong phần này cónhững lý luận thực tiễn nhằm khẳng định hoạt động thanh toán quốc tế rất cần thiếttrong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, Đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngânhàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh trong đó chú trọng phương thức tín dụngchứng từ phát sinh tại Chi nhánh trong 04 năm gần nhất (2004 -2007).

Thứ ba, đề tài đúc kết những giải pháp đề xuất nhằm phát triển nghiệp vụ thanhtoán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh trong hiện tạicũng như trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Như đã trình bày, đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán xuất nhập khẩutại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh bao gồm chuyển tiền, nhờ thu đi, đến.Trong đó chú trọng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit) trong 04năm gần nhất từ 2004 - 2007 Trên cơ sở đó, xây dựng và đề ra những giải pháp pháttriển nghiệp vụ trên tại Chi nhánh phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Trà Vinh tronggiai đoạn hiện nay.

4 Nội dung nghiên cứu:

Do đặc điểm hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thươngChi nhánh Trà Vinh hoạt động chủ yếu nhằm phục vụ chủ yếu các đơn vị xuất nhậpkhẩu, các chủ thể kinh tế, cá nhân trên địa bàn tỉnh Do đó nội dung nghiên cứu của đềtài chủ yếu đi vào nghiên cứu, phân tích các nội dung:

+ Lý luận cơ bản về các nghiệp vụ, nhờ thu và tín dụng chứng từ Phần này chủyếu tập trung vào lý thuyết về các phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến hiệnnay trong buôn bán giữa các quốc gia

+ Quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán XNK tại Chi nhánh Phần này đi sâu vàonghiên cứu các quy trình, quy định về thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứngtừ đang được áp dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như tại Ngân hàngCông thương chi nhánh Trà Vinh

Trang 3

+ Phân tích hoạt động thanh toán XNK trong những năm qua Phần này đi sâu vàophân tích tình hình thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứngtừ tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh trong 04 năm gần nhất (2004 - 2007).Phân tích cụ thể từng nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức L/c đã, đang phátsinh tại Chi nhánh.

+ Thông qua việc nghiên cứu những nội dung trên thấy được những mặt mạnh,mặt yếu, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán XNK bằngphương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở nội dung đề tài, thực hiện thu thập thống kê số liệu từ các báo cáotổng kết hoạt động thanh toán XNK của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinhnăm 2004-2007.

Đề tài áp dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối phân tích đánh giá hoạtđộng thanh toán XNK tại Chi nhánh trong đó chú trọng phương thức thanh toán tín dụngchứng từ, xác định những mặt mạnh yếu của Ngân hàng Công thương Chi nhánh TràVinh nhằm đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán xuất nhập khẩu trongtương lai.

Tham khảo các giáo trình, tài liệu, tạp chí, số liệu báo cáo niên giám thốngkê từ các cơ quan, ban ngành trong nước, tỉnh Trà Vinh, Ngân hàng Nhà nước Chinhánh tỉnh Trà Vinh, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương chinhánh Trà Vinh phục vụ nội dung nghiên cứu.

Thống kê tổng hợp số liệu, sử dụng các phần mềm vi tính như: Winwords đánhvăn bản, Excel để xử lý số liệu, vẽ biểu bảng,

6 ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Đánh giá chính xác nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tíndụng chứng từ tại Chi nhánh trên cơ sở phân tích số liệu Đồng thời, đề ra một số giảipháp, từng bước đưa hoạt động thanh toán XNK có hiệu quả hơn Phát huy tốt vai trò tưvấn Ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Trà Vinhlựa chọn phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả phòng tránh những rủi ro trong kinhdoanh nhằm góp phần phát triển sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm, đưa nềnkinh tế tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ.

7 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Trang 4

Chương 1: Thanh toán quốc tế và vai trò thanh toán quốc tế đối với sự phát triểncủa nền kinh tế.

Chương 2: Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Côngthương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh

Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằngphương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh.

Trang 5

CHƯƠNG 1

THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THANHTOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN

KINH TẾ1 THANH TOÁN QUỐC TẾ:

1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế:

Nền kinh tế hàng hóa phát triển đến trình độ cao bao trùm không những trongphạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi quốc tế Sự phát triển của một quốc gia tùy thuộcvào nhiều yếu tố trong đó có sự tác động của giao dịch làm ăn với bên ngoài Nếukhông có sự trao đổi mua bán ra bên ngoài thì quốc gia đó rơi vào tình trạng "tự cung, tựcấp" khi đó sản xuất trong nước chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà không chútrọng đến xuất khẩu từ đó dẫn đến nền kinh tế của quốc gia đó ngày càng lạc hậu và trìtrệ Do đó, mỗi quốc gia cần dựa vào những lợi thế so sánh riêng biệt của mình như: tàinguyên thiên nhiên, khí hậu, lao động, để tận dụng và khai thác một cách tốt nhấtnhững tiềm năng trên để cung ứng hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu ra bên ngoài Việc xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài sẽ đem lại một nguồn ngoại tệcho đất nước cũng như tạo ra nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóatrong nước Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giaodịch hàng hóa giữa các quốc gia với nhau Từ đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đãtrở thành nhân tố khách quan và tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở các quốc gia trênthế giới

1.2 Thanh toán quốc tế:1.2.1 Khái niệm:

Thanh toán quốc tế (International Settlement) là quan hệ thanh toán các khoảnthu và các khoản chi giữa các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằmphục vụ cho những mục đích quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, ngoạigiao, giữa các nước.

1.2.2 Nội dung:

Thanh toán quốc tế có thể chia làm hai nội dung chủ yếu:

- TTQT có tính chất mậu dịch, đây là các khoản thanh toán để phục vụ cho việcluân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các nước, bao gồm thanh toán về xuất-nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng.

Trang 6

- TTQT phi mậu dịch là những khoản thanh toán không liên quan đến sự vậnđộng của sản phẩm hàng hóa dịch vụ, mà nó góp phần thực hiện các mối quan hệ phimậu dịch giữa các nước với nhau, bao gồm các quan hệ về ngoại giao, xã hội, hợp táckhoa học kỹ thuật.

1.2.3 Đặc điểm:

- TTQT được thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ thôngqua hệ thống ngân hàng nội địa và các ngân hàng quốc tế Thanh toán chuyển khoảnhoặc bù trừ cho phép giải quyết nhanh chóng các giao dịch thanh toán, lại vừa đảm bảođộ an toàn và chính xác cao Thanh toán chuyển khoản gắn liền với hệ thống ngân hàngvà sự liên kết giữa hệ thống ngân hàng của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

- Thanh toán quốc tế được tiến hành bằng các phương thức thanh toán hiện đại,tiên tiến trên cơ sở sự phát triển của công nghệ ngân hàng và công nghệ thông tin đảmbảo độ tin cậy, an toàn và chính xác

1.3 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế:

Thanh toán quốc tế có liên quan đến 3 nhóm đối tượng:

* Nhóm thứ nhất: Người bán (Seller) người hưởng lợi nói chung (Beneficiary)* Nhóm thứ hai: Người mua (Buyer) người trả tiền, người thanh toán nói chung(Paymenter)

* Nhóm thứ ba: Nhà ngân hàng (Banker) người cung cấp dịch vụ và thanh toán.

1.3.1 Điều kiện về tiền tệ (Monetary Condition)

Mọi giao dịch kinh tế đều được biểu hiện bằng tiền và được thực hiện kết thúcbằng đồng tiền Vì là giao dịch quốc tế giữa người cư trú và người không cư trú nên cầncó sự đồng thuận trong việc lựa chọn đồng tiền để ghi chép, để thanh toán.

Điều kiện tiền tệ cần thỏa thuận những nội dung chính sau đây:

* Lựa chọn đồng tiền ghi sổ (Account Currency) và thanh toán (Paymentcurrency).

Đồng tiền được chọn phải là những đồng tiền tự do chuyển đổi (Free Convertiblecurrency) vì chỉ những đồng tiền này mới có giá trị sử dụng rộng rãi trên phạm vi toànthế giới, và người sở hữu được tự do chuyển đổi sang đồng tiền khác với điều kiện dểdàng hơn.

Đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế là USD, EUR, GBP,JPY, HKD, AUD và một số ngoại tệ tự do khác.

Trang 7

Đồng tiền ghi chép (ghi giá) và đồng tiền thanh toán có thể là một đồng tiền,cũng có thể là 02 đồng tiền khác nhau, tùy theo sự thỏa thuận của hai bên, nhưng thôngthường người ta chọn đồng tiền nào có uy tín và có độ ổn định cao

Đảm bảo tiền tệ (điều kiện đảm bảo hối đoái): Bao gồm:

1.3.1.1 Đảm bảo bằng vàng (Gold Clause): điều này làm rõ những nội dung

như: chọn giá vàng ở thị trường nào, cách điều chỉnh; giới hạn tối đa và tối thiểu của sựbiến động Khi giá vàng có sự biến động lớn vượt quá biên độ mà hai bên thỏa thuận thìgiá trị thanh toán được điều chỉnh một cách tương ứng.

1.3.1.2 Đảm bảo bằng ngoại tệ (Foreign Currency Clause): Theo điều khoản

này các bên thỏa thuận lấy một ngoại tệ nào đó làm chuẩn và đảm bảo đồng tiền thanhtoán, nếu đồng tiền thanh toán biến động (tăng hoặc giảm giá) so với đồng tiền đảm bảothì giá trị thanh toán được điều chỉnh giảm hoặc tăng lên một cách tương ứng với điềukiện sự thay đổi giá trị của đồng tiền thanh toán so với ngoại tệ được đảm bảo vượt quábiên độ cho phép (3%, 5%, ).

1.3.1.3 Đảm bảo bằng rỗ tiền tệ (Basket Foreign Currency Clause): Là

phương thức mà các bên lựa chọn một số loại tiền tệ tiêu biểu, ổn định cao để đảm bảocho đồng tiền thanh toán Khi điều chỉnh giá trị thanh toán, người ta sẽ tính mức trượtgiá của tất cả các loại ngoại tệ thuộc rỗ tiền tệ rồi tổng hợp lại với nhau theo phươngpháp bình quân số học hoặc bình quân gia quyền để tính mức điều chỉnh giá trị thanhtoán.

1.3.2 Điều kiện về thời gian thanh toán: (Payment time Condition):

1.3.2.1 Trả tiền trước (Payment in Advance): Là hình thức thanh toán mà hai

bên thỏa thuận sẽ thanh toán trước một phần hay toàn bộ giá trị hợp đồng Đây thực chấtlà hình thức mà nhà nhập khẩu cung cấp một khoản tín dụng ngắn hạn cho nhà xuấtkhẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu thiếu vốn cho quá trình sản xuất hàng hóa củamình.

1.3.2.2 Trả tiền ngay (At sight Payment): là hình thức thanh toán mà người bán

sẽ nhận được tiền ngay sau khi giao hàng như quy định trong hợp đồng Phương thức nàyđược chia làm các trường hợp sau:

- Nhà nhập khẩu sẽ trả tiền ngay sau khi nhận được điện báo từ nhà xuất khẩu làhàng đã bốc lên phương tiện vận tải.

- Nhà nhập khẩu trả tiền ngay sau khi nhà xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giaohàng cho người chuyên chở tại nơi quy định.

- Nhà nhập khẩu sẽ trả tiền ngay sau khi nhận được thông báo hàng hóa đã đượcchuyển giao cho người chuyên chở hoặc được bốc lên phương tiện vận tải

Trang 8

- Nhà nhập khẩu sẽ trả tiền ngay sau khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa do nhàxuất khẩu lập.

1.3.2.3 Trả tiền sau (Deferred Payment): là hình thức thanh toán mà nhà xuất

khẩu và nhà nhập khẩu thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanhtoán như sau:

- Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được thông báo của nhà xuất khẩuvề việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi đến quy định.

- Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận bộ chứng từ.- Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký chấp nhận hối phiếu.- Trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận hàng.

1.3.3 Điều kiện về phương thức thanh toán:

Bao gồm các phương thức thông dụng hiện nay như: chuyển tiền, nhờ thu trơn,nhờ thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ, Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức thanhtoán hợp lý phụ thuộc vào các yếu tố:

- Tính chất và ưu điểm của từng phương thức, có phương thức thanh toán có lợicho bên mua hay có lợi cho bên bán, tốc độ thanh toán nhanh hay chậm, thủ tục đơngiản hay phức tạp, việc trả tiền có kèm điều kiện chứng từ hay không?,

- Quan hệ giữa người mua và người bán có thường xuyên và tin tưởng nhau haykhông?,

- Phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người mua, khả năng tài trợ của Ngânhàng trong thanh toán, đối với người bán phụ thuộc vào khả năng lập chứng từ, khả nănggiao hàng,

1.3.4 Lựa chọn Ngân hàng trong thanh toán:

- Trong thanh toán quốc tế, hai bên xuất khẩu và nhập khẩu cần lựa chọn ngânhàng phục vụ mình một cách tin cậy, có nhiều kinh nghiệm trong thanh toán Dựa vàocác yêu cầu sau:

+ Quy mô và mạng lưới.+ Công nghệ trong thanh toán.+ Dịch vụ khác kèm theo.

+ Uy tín và thương hiệu Ngân hàng.+ Trình độ và thái độ phục vụ nhân viên.

1.4 Các phương thức Thanh toán quốc tế thông dụng hiện nay:

Trang 9

1.4.1 Phương thức nhờ thu (Collection of Payment):

1.4.1.1 Khái niệm: là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao

hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền nhà nhậpkhẩu trên cơ sở hối phiếu và các chứng từ có liên quan (nếu có).

Có 02 phương thức nhờ thu:

- Nhờ thu trơn (Clean collection): là phương thức nhờ thu mà nhà xuất khẩu saukhi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiềndựa trên hối phiếu đòi tiền, còn chứng từ hàng hóa lập sẽ gửi trực tiếp cho nhà nhậpkhẩu để làm cơ sở nhận hàng.

- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): là phương thức nhờ thu mànhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, lập bộ chứng từ thanh toán và hốiphiếu nhờ ngân hàng thu hộ số tiền với điều kiện ngân hàng xuất trình chứng từ thaymặt nhà xuất khẩu lưu giữ bộ chứng từ chỉ khi nào nhà nhập khẩu đồng ý thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu, thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để làm cơ sởnhận hàng

Căn cứ vào thời hạn trả tiền, nhờ thu kèm chứng từ bao gồm 02 loại:

+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against Payment “D/P”): được sửdụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay khi người mua trả tiền thì ngân hàng mớigiao bộ chứng từ để nhận hàng.

+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Documents against Acceptance“D/A”): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khinào người mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn) thì ngân hàngmới giao bộ chứng từ để nhận hàng Đến hạn thanh toán hối phiếu, người mua có nhiệmvụ phải thanh toán đúng hạn cho người cầm hối phiếu

1.4.1.2 Các đối tượng liên quan:

- Người ủy thác (Principal): là người nhờ ngân hàng thu hộ tiền, nhà xuất khẩu.- Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank): là Ngân hàng phục vụ nhà xuấtkhẩu, được nhà xuất khẩu ủy thác thu hộ tiền nhà nhập khẩu, có nhiệm vụ chuyển giaochứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu.

- Ngân hàng thu hộ tiền (Collecting bank): có nhiệm vụ thu hộ tiền từ nhà nhậpkhẩu thường là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ ở nước ngoài Nếu trong trườnghợp ngân hàng thu hộ không trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu màphải thông qua một ngân hàng khác đó là ngân hàng xuất trình chứng từ (Presentingbank).

Trang 10

- Ngân hàng xuất trình chứng từ (Presenting bank): đây chính là ngân hàng thuhộ, là ngân hàng trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu.

- Người trả tiền (Drawee): là nhà nhập khẩu, người được ký phát hối phiếu.

1.4.1.3 Quy trình diễn biến phương thức nhờ thu:a Nhờ thu trơn (Clean Collection):

* Sơ đồ:

Foreign trade contract (hợp đồng ngoại thương)

() Goods, Services (hàng hóa) 1 Documents (chứng từ)

(5) (2)

Principal(Người bán)

Drawee(Người mua)

Remitting bank

Collecting bank (NH đại lý)

(chấp nhậnthanh toán)

PaymentAcceptance(chấp nhậnthanh toán)

(chấp nhậnthanh toán)

Collection instruction (Chỉ thị nhờ thu)

(Hốiphiếu)

Trang 11

Rủi ro có thể xảy ra trong một số trường hợp do điều kiện diễn biến trên thịtrường không có lợi cho bên mua như: giá cả hàng hoá giảm xuống, thị hiếu người tiêudùng thay đổi, bên mua cố tình kéo dài thời gian thanh toán, hoăc từ chối thanh toán đểép nhà xuất khẩu giảm giá hàng hoá Trên thực tế, nếu bên mua từ chối thanh toánhàng hoá đang ở nước ngoài, người bán có thể giải quyết hàng hoá như sau: thuê kho lưuhàng hoá, giải phòng tàu, điều tra nguyên nhân bị từ chối, quảng cáo tìm khách hàng,bán đấu giá hàng hoá, nhờ ngân hàng bán hộ Những cách trên dẫn đến chi phí phát sinhlên rất cao mà bên bán phải gánh chịu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và quyền lợicủa người bán.

- Điều kiện áp dụng: phương thức này chỉ được áp dụng giữa nhà xuất nhập khẩucó quan hệ thường xuyên, tin tưởng lẫn nhau, hoặc giữa nội bộ các công ty liên doanhvới nhau, giữa công ty mẹ với công ty con.

- Sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu, hoặc dùng để thanh toán cước phí vậntải, bưu điện, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức

b Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)* Quy trình diển biến:

Trình tự diễn biến nhờ thu kèm chứng từ tương tự như nhờ thu trơn, nhưng khácnhau ở chỗ là nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ dựa vào hối phiếu và chứng từ hànghoá kèm theo điều kiện: nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán hoặc ký chấp nhận trênhối phiếu thì ngân hàng mới giao chứng từ để nhận hàng.

1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết, nhà xuất khẩu tiến hành giaohàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu.

2) Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán và các chứng từ hàng hoáliên quan gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền.

3) Ngân hàng chuyển chứng từ chuyển hối phiếu, bộ chứng từ hàng hoá và lập chỉthị nhờ thu gửi cho ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà nhập khẩu nhờ thu hộ tiền.

4) Ngân hàng xuất trình tiến hành xuất trình hối phiếu, chỉ thị nhờ thu và đòi tiềnnhà nhập khẩu.

5) Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra việc đòi nợ của nhà xuất khẩu có hợp lý haykhông? Thông qua việc kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa so với hợp đồng đã ký, nếu hợplý thì đồng ý thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận thanh toán hốiphiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn) Ngân hàng xuất trình sẽ giao bộ chứng từ cho nhànhập khẩu để nhận hàng, hoặc từ chối gửi trả lại hối phiếu nếu như không phù hợp.

Trang 12

6) Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng xuất trình tiến hành thanhtoán tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng chuyển chứng từ, nếu hối phiếu đượcnhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán, thì ngân hàng xuất trình thông báo hối phiếu đãđược chấp nhận (qua telex, hoặc swift), nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngânhàng xuất trình sẽ chuyển trả lại hối phiếu.

7) Ngân hàng chuyển chứng từ ghi có trên tài khoản nhà xuất khẩu và gửi giấybáo có hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận, hoặc hoàn trả hối phiếu bị từ chốithanh toán cho nhà xuất khẩu.

* Sơ đồ nhờ thu kèm chứng từ:

Foreign trade contract (hợp đồng ngoại thương)

() Goods, Services (hàng hóa) 1

- Tuy nhiên cần phải hiểu rõ trong phương thức này, ngân hàng chỉ khống chếchứng từ chứ không khống chế được hành vi thanh toán của bên mua Việc thanh toán

(chấp nhậnthanh toán)

PaymentAcceptance(chấp nhậnthanh toán)

(chấp nhậnthanh toán)

Collection instruction, Document

(Chỉ thị nhờ thu) (Bộ chứng từ)

(Hối phiếu)

(Bộ chứng từ)

Trang 13

hoàn toàn lệ thuộc vào khả năng thiện chí của người mua, do người mua chủ động quyếtđịnh thanh toán để nhận bộ chứng từ Còn nếu như người mua không thanh toán, thôngthường sau 10 ngày làm việc ngân hàng sẽ khóa hồ sơ lại và gửi trả lại bộ chứng từ Nếungười mua từ chối thanh toán, hàng vẫn thuộc sở hữu của người bán, giải quyết số hàngđó tại nước người mua chi phí phát sinh sẽ do bên bán chịu, người mua có thể từ chốithanh toán hoặc cố tình kéo dài thời gian thanh toán sẽ gây bất lợi cho bên bán

- Nhờ thu kèm chứng từ được áp dụng trong trường hợp hai bên quen biết vớinhau, tin tưởng lẫn nhau có quan hệ thường xuyên với nhau,

- Phương thức này có điểm bất lợi là người mua phải trả tiền hoặc ký chấp nhậnhối phiếu mà chưa kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng, nếu có thể xảy ra trường hợphàng không đúng với hợp đồng đã được ký kết.

- Sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu, hoặc dùng trong thanh toán cước phívận tải, bưu điện, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,

1.4.1.4 Quy trình và nghiệp vụ ngân hàng trong phương thức nhờ thu:a Đối với ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank):

Thông qua ngân hàng đại lý (Agent bank) của mình ở nước ngoài nhờ thu hộ tiềncho nhà xuất khẩu Việt Nam Vì vậy, khi thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từtrong thanh toán hàng xuất khẩu (Export Documentary Collection) còn được gọi là nhờthu đi (Outward Bills Collection) trong thanh toán hàng xuất khẩu Quy trình được thựchiện như sau:

Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra đối chiếu

Hoàn thiện hồ sơ gửi nhờ thu

Gửi chứng từ - xử lý thông tin

Thông báo khách hàng: thanhtoán/chấp nhận thanh toán

Trang 14

1.4.2 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits):

Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế, được cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu chọn lựa như là một hình thức tài trợ từ phía ngân hàngtrong quá trình thanh toán Bởi vì đây là phương thức thanh toán vừa đảm bảo cho ngườibán, người xuất khẩu thu được tiền một cách chắc chắn (vì có sự cam kết từ phía ngânhàng) vừa đảm bảo cho người mua, người nhập khẩu nhận được hàng hóa, dịch vụ phùhợp với số tiền mà mình đã thanh toán một cách kịp thời

1.4.2.1 Khái niệm:

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (Ngânhàng mở L/C - Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu) sẽ phát hành một thư bảo lãnh dướidạng thư tín dụng (Letter of Credit-L/C) theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, để cam kết

Lưu trữ hồ sơ

Tiếp nhận-kiểm tra hồ sơ nhậntừ NH nước ngoài

Thông báo cho khách hàng

Thanh toán/chấp nhận thanh toán

Lưu hồ sơ

Trang 15

với nhà xuất khẩu sẽ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền vào hối phiếu cho nhà xuất khẩunếu nhà xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản được ghi trong thư tín dụng Nói cáchkhác, tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán được tiến hành dựa trên một vănbản cam kết có điều kiện của Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.

1.4.2.2 Cơ sở pháp lý:

Để sử dụng phương thức tín dụng chứng từ một cách hiệu quả, hạn chế đến mứcthấp nhất những thiệt hại, tranh chấp giữa các bên Phòng Thương mại Quốc tế ICC(International Chamber of Commercial) đã ban hành văn bản "Quy tắc thống nhất về tậpquán và thực hành tín dụng chứng từ" (Uniforms Customs and Practice for Documentarycredit) - gọi tắc là UCP.

UCP được xuất bản lần đầu vào năm 1933 và đến nay đã qua 6 lần sửa đổi Hiệntại sử dụng UCP 500 (1993) và UCP 600 (2007).

URC là quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng số 525(Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credits URR525).Ban hành vào tháng 12/1995 Việt Nam bắt đầu thực hiện kể từ ngày 1/7/1996 URR 525áp dụng trong các trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tạingân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu, nếu ngườihưỡng xuất trình bộ chứng từ hợp lý, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngânhàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngânhàng khác-gọi là ngân hàng hoàn trả tiền.

UCP ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng rộng rãi trong thương mạiđiện tử và được sử dụng trong trường hợp L/C quy định xuất trình điện tử và kể cả chứngtừ truyền thống bằng văn bản.

Văn bản ISBP 681 (The International Standard Banking Practice for examinationof documents under documentary credits) là văn bản thực hành ngân hàng theo tiêuchuẩn Ngân hàng quốc tế về kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng nhằm hệ thống hóa vàhoàn thiện các vấn đề vướng mắc mà UCP 500 đôi lúc chưa giải quyết trọn vẹn, thỏađáng.

Ngoài ra còn có Incoterms 2000, luật hối phiếu, các tập hoán thương mại quốctế

1.4.2.3 Các đối tượng liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:

- Người mở thư tín dụng (applicant, Importer): là người mua, nhà nhập khẩu,người trả tiền.

- Ngân hàng mở thư tín dụng (Opening Bank, Issuing Bank): Là ngân hàng phụcvụ cho nhà nhập khẩu, sẳn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.

Trang 16

- Người hưởng lợi (Beneficiary, seller, exporter): Là người bán, nhà xuất khẩuhay một người bất kỳ do người hưởng lợi chỉ định cũng chính là người ký phát hối phiếu.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thư tíndụng cho nhà xuất khẩu thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ởnước người hưởng lợi.

Ngoài ra còn các ngân hàng sau tham gia:

- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng khác đứng ra cam kếtthanh toán LC, được áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi nghi ngờ khả năng tàichính của ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thôngbáo LC hay một ngân hàng bất kỳ do người hưởng lợi yêu cầu, thường là ngân hàng lớncó uy tín trên thị trường quốc tế.

- Ngân hàng thanh toán (Payment Bank): là ngân hàng được ngân hàng mở thư tíndụng chỉ định thanh toán, chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi Ngân hàng thanhtoán có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác.

- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): là ngân hàng được ngân hàng mở thưtín dụng cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo LC Ngân hàng chiết khấu cóthể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác.

1.4.2.4 Các loại thư tín dụng thông dụng:

Trong thanh toán quốc tế có rất nhiều loại thư tín dụng, tuỳ theo từng điều kiện cụthể để lựa chọn áp dụng cho phù hợp:

a Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): là loại thư

tín dụng sau khi đã mở trong thời gian hiệu lực không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏnếu như không có sự đồng ý của nhà xuất khẩu và các bên tham gia Sử dụng thư tíndụng loại này đảm bảo quyền lợi của bên bán nên được sử dụng rộng rãi và phổ biếntrong thanh toán.

b Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocableletter of credit): Là loại thư tín dụng được ngân hàng khác xác nhận đảm bảo cam kết

thanh toán, do người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C đối với những L/C có giá trị tương đối lớn Ngân hàng xác nhận thường là thông báoL/C, hoặc ngân hàng lớn hạng nhất (first class) có uy tín trong nước hoặc ngoài nước.Ngân hàng càng lớn, càng nổi tiếng thì phí xác nhận càng cao Khi sử dụng L/C xácnhận thì trong L/C phải ghi rõ tên ngân hàng xác nhận và các chỉ thị dành cho Ngânhàng xác nhận.

c Thư tín dụng không thể hũy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable withoutrecourse L/c): là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi nhà xuất khẩu đã được trả

Trang 17

tiền thì Ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ nhà xuất khẩu trong bất cứtrường hợp nào Đối với L/C này, trên hối phiếu người xuất khẩu ghi "không được truyđòi người ký phát" Nhìn chung loại L/C này được sử dụng rộng rãi trong thanh toánquốc tế.

d Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C): là loại thư tín

dụng không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền của người hưỡng lợi thứ nhất có thểyêu cầu ngân hàng phát hành L/c hoặc là Ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộhay một phần quyền thực hiện L/c cho một hay nhiều người khác L/c chuyển nhượngchỉ được phép chuyển nhượng một lần Chi phí chuyển nhượng thường do người hưỡnglợi đầu tiên chi trả.

L/c chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của Ngân hàng mở L/C và trên L/C phảighi chữ "có thể chuyển nhượng" (Transferable).

1.4.2.5 Sơ đồ phương thức thanh toán thư tín dụng:

(Hợp đồng ngoại thương)

Foreign trade contract

(Hàng hóa, dịch vụ) Goods - Services4

Docs (Bộ CT)

(2) L/C(Thư tín dụng)(7)

1) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết, Nhà nhập khẩu chuẩn bị hồ sơxin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu mở thư tín dụng cho nhàxuất khẩu hưỡng.

- Hồ sơ mở thư tín dụng:Applicant

Issuing bank(NH phát hành)

Advising bank(NH thông báo)Advice

(Thôngbáo L/c)

DocumentsAgainstPayment orAcceptance

(thanh toánhoặc chấp

(Thanhtoán hoặcchấp nhận

Credits (Đơnxin mở thư tín

dụng)

Trang 18

+ 2 đơn xin mở thư tín dụng

+ Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp+Hợp đồng ngoại thương

+ Báo cáo tài chính

+ Phương án sản xuất kinh doanh

+ Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu vay NH thanh toán L/C)

+ Giấy phép nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng (nếu có) và một số chứng từkhác có liên quan.

- Ngân hàng thẩm định hồ sơ mở L/C (ký quỹ dưới 100%), xác định khả năng tàichính của khách hàng, đánh giá nguồn thanh toán L/C, phương án sản xuất kinh doanhđể đưa ra cơ sở quyết định có đồng ý mở L/C hay không? Quy định mức ký quỹ cụ thểvà thông báo cho khách hàng.

- Muốn mở L/C, nhà nhập khẩu phải ký quỹ Mục đích ký quỹ L/C nhằm để nhànhập khẩu thanh toán và nhận hàng, nguồn vốn ký quỹ phải sử dụng vốn tự có củakhách hàng.

2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng xem xétnếu thấy hợp lý sẽ phát hành L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước xuấtkhẩu.

Ngân hàng có thể mở L/C bằng thư, telex, thông qua hệ thống SWIFT Hiện naytheo UCP 500 chỉ được mở L/C bằng điện không cho phép mở L/C bằng thư Sau đóngân hàng giao bản gốc L/C cho khách hàng, đồng thời mở hồ sơ theo dỏi L/C và thu phímở L/C.

3) Ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật, nội dung của L/C tiến hànhthông báo L/C (phụ lục 8) kèm theo sự xác nhận (nếu ngân hàng thông báo là ngânhàng xác nhận), đồng thời chuyển bản gốc thư tín dụng cho nhà xuất khẩu.

Ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm nội dung L/C Trong trường hợpngân hàng thông báo không kiểm tra được tính chân thật L/C thì phải thông báo cho nhàxuất khẩu là chưa kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C và lưu ý với nhà xuất khẩunhững điều khoản mơ hồ, không rõ ràng cần phải bổ sung điều chỉnh L/C cho phù hợp.

4) Nhà xuất khẩu kiểm tra nội dung L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng, nếukhông đồng ý sẽ đề nghị ngân hàng điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợpđồng Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C là dựa vào hợp đồng ngoại thương, UCP 600 đồngthời kết hợp với một số luật lệ trong nước, tập quán quốc tế Nội dung L/C phải thốngnhất nhau không được mâu thuẩn với nhau, kiểm tra về ngôn từ, số liệu, tính chân thậtbề ngoài của L/C Nếu có những điều khoản nào mơ hồ không rõ ràng phải sửa đổi điềuchỉnh L/C.

Trang 19

5) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầucủa thư tín dụng, xuất trình cho ngân hàng thông báo xin thanh toán.

6) Ngân hàng thông báo tiến hành kiểm tra chứng từ và xử lý chứng từ theo yêucầu của L/C.

Ngân hàng kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ so với các điều khoản điềukiện đã ghi trong thư tín dụng một cách cẩn thận và hợp lý Cụ thể như sau:

- Thứ nhất kiểm tra tính thống nhất của bộ chứng từ có nghĩa là những nội dung

trên từng chứng từ và các chứng từ phải thống nhất nhau, không được mâu thuẩn nhauvà phù hợp nội dung L/C.

- Thứ hai kiểm tra tính đầy đủ của bộ chứng từ về loại, số lượng có phù hợp với

yêu cầu của L/C hay không?

- Thứ ba kiểm tra tính chân thật bề ngoài của bộ chứng từ, chứng từ này do ai

cấp? Có chữ ký và đóng dấu đầy đủ hay không? Có sai sót gì không? Mẫu chữ ký chứngtừ phải phù hợp với mẫu chữ ký lưu tại ngân hàng

Sau khi kiểm tra nếu bộ chứng từ có những bất hợp lý thì yêu cầu nhà xuất khẩubổ sung, sửa đổi cho phù hợp Nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản, điềukiện đã ghi trong L/C thì chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng Thời giankiểm tra chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo là hai ngày làm việc.Nếu ngân hàng thông báo là ngân hàng thanh toán, sau khi kiểm tra bộ chứng từhợp lý thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, chuyển bộ chứng từ qua ngân hàngmở L/C đòi tiền.

7) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ Nếu phù hợp với những điềukiện và điều khoản đã ghi trong thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu nếulà L/C trả ngay hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu nếu L/c trả chậm.

Nếu không phù hợp thì ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từcho nhà xuất khẩu Thời gian hiệu lực của ngân hàng thanh toán để kiểm tra và thanhtoán bộ chứng từ là (05) năm ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ Nếu quá nămngày mà không có thông báo gì về phía ngân hàng thanh toán, thì đương nhiên coi nhưngân hàng đồng ý thanh toán.

Còn nếu không phù hợp thì ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán và cónhiệm vụ phải thông báo cho nhà xuất khẩu bằng phương tiện nhanh nhất và nêu lý dotừ chối thanh toán về những bất hợp lý của bộ chứng từ.

8) Ngân hàng mở thư tín dụng gởi thông báo về tình hình bộ chứng từ hàng nhậpkhẩu và yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán (tiến hành song song với giai đoạn 7)

9) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều khoảnđiều kiện đã ghi trong L/C, thì hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng, hoặc vay

Trang 20

Tiếp nhận & kiềm tra hồ sơ xin mở L/c

Thẩm định hồ sơ mở L/c và thực hiện ký quỹ L/c

Phát hành L/c nhập khẩu & tu chỉnh L/c

Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ

Thông báo Bộ chứng từ đến khách hàng

Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Ký hậu B/L hoặc bảo lãnh cho k hàng nhận hàng

Lưu hồ sơ

ngân hàng thanh toán L/C (L/C trả ngay) hoặc cam kết thanh toán (L/C trả chậm) Ngânhàng mở L/C tiến hành ký hậu vận đơn và giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu ra cảngnhận hàng

1.4.2.6 Quy trình nghiệp vụ Ngân hàng trong phương thức L/c:a Đối với ngân hàng mở L/c:

Trang 21

Tiếp nhận & kiểm tra tính chân thật của L/c

Kiểm tra nội dung của L/c

Thông báo L/c

Tiếp nhận & Kiểm tra bộ chứng từ

Xử lý bộchứng từ sau khi kiểm tra và đòi tiền ngânhàng nước ngoài

Chiết khấu và thanh toán

Lưu hồ sơ

b Đối với Ngân hàng thông báo:

* Nhận xét: so với phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ trong

nghiệp vụ TTXNK có những ưu điểm hơn hẳn

- Đối với nhà xuất khẩu: đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong

quan hệ buôn bán với đối tác, có thể thu được số tiền đúng như số lượng hàng hóa vàchất lượng cung ứng cũng như thời gian nhận tiền Giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi rotrong thanh toán.

- Đối với nhà nhập khẩu: có thể yên tâm trong thanh toán và đảm bảo số lượng

hàng hóa mà mình nhận được tương xứng với số tiền bỏ ra Bên cạnh đó, chất lượnghàng hóa và thời gian giao hàng được quy định rõ trong thư tín dụng nhằm tối thiểu hóarủi ro.

Trang 22

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu: giữ vai trò chủ động hơn trong

hoạt động thanh toán, là trung gian thanh toán giữa Ngân hàng mở L/c và đơn vị xuấtkhẩu.

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính

trong quá trình thanh toán, trong đó đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời gian và cácđiều kiện, quy định trong thư tín dụng Bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà nhập khẩuvà thu phí.

Kết luận: với những tính năng vượt trội so với các phương thức thanh toán khác,

ngày nay hoạt động TTXNK bằng phương thức tín dụng chứng từ đã trở thành phươngthức phổ biến nhất trong lĩnh vực ngoại thương ở các quốc gia Vì vậy, để đảm bảoquyền lợi cho các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực nêu trên tại Trà Vinh nói riêng cần có chiến lược pháttriển nghiệp vụ TTXNK bằng phương thức TDCT trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp vớithông lệ quốc tế và hội nhập

2 VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂNNGHIỆP VỤ TTXNK BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ:

2.1 Vai trò của Thanh toán quốc tế:2.1.1 Đối với lĩnh vực ngoại thương:

Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, hoạt độngngoại thương góp phần giải quyết các nhu cầu trong nước về sản phẩm hàng hóa, dịchvụ mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, đồng thời cung cấp các sản phẩm hànghóa dịch vụ mà nước ngoài còn thiếu và có nhu cầu sử dụng Ngoại thương sẽ giúp cácnước bổ sung những hạn chế, khiếm khuyết mà nền kinh tế nội địa gặp phải.

TTQT là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa, nếu như quá trìnhthanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng, giá trị hàng hóa xuất nhậpkhẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, thông qua quá trình giaodịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thìngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việchướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhấtnhững rủi ro trong thanh toán quốc tế có thể xảy ra.

Trang 23

Thực hiện tốt thanh toán quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanhxuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóamua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau.

TTQT được vận hành tốt có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trongnước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinhtế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối của Nhà nước.

TTQT còn là đòn bẩy kích thích hoạt động thanh toán XNK trong nước theo đúngchính sách ngoại thương đề ra.

2.1.2 Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng:

Thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần thực hiện quá trình thanh toán, chuyểntiền giữa các nước, mà nó còn liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng của mỗi nước.TTQT thường gắn liền với quan hệ tài chính tín dụng, do đó liên quan đến sự luânchuyển của dòng vốn ngắn hạn từ quốc gia này sang quốc gia khác ở trên phạm vi toànthế giới Qua đó giúp giải quyết các nhu cầu vốn trong giao dịch thanh toán quốc tế chonhững nước có tình trạng tài chính chưa ổn định.

Thanh toán quốc tế gắn liền hoạt động của hệ thống ngân hàng nội địa với cácngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế Qua đó giúp cho hệ thống ngânhàng của những nước chậm phát triển và những nước đang phát triển tiếp cận được hệthống giao dịch thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữacác ngân hàng nước này với các ngân hàng nước khác; mở rộng các hoạt động đầu tưtrực tiếp và gián tiếp.

Trong thanh toán quốc tế ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp choquá trình thanh toán được tiến hành an toàn nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phíthay vì thanh toán bằng tiền mặt Ngân hàng với sự ủy thác của khách hàng bảo vệquyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàngnhằm giảm bớt rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịchmua bán với nước ngoài Trong khi thực hiện quá trình thanh toán không những làm tăngthu nhập của ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng mà khách hàng trả cho ngânhàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình do khách hàngmở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thể thực hiện cácnghiệp vụ khác như chấp nhận hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toáncho khách hàng, Như vậy, thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện nâng caonghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàngtrên trường quốc tế.

Trang 24

2.1.3 Đối với lĩnh vực ngoại giao xã hội:

Trong điều kiện hiện nay và xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động kinh tế thươngmại, hoạt động tài chính ngân hàng và hoạt động ngoại giao, xã hội, trên bình diệnquốc tế không còn là hoạt động riêng lẽ, độc lập mà giữa chúng đều có mối quan hệ vớinhau rất chặt chẽ Trong quan hệ kinh tế thương mại có chứa đựng quan hệ ngoại giao,chính trị xã hội, ngược lại trong quan hệ ngoại giao, chính trị xã hội lại đan xen các quanhệ kinh tế thương mại, thanh toán quốc tế Nếu giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế,thương mại thì đồng thời cũng giải quyết tốt các quan hệ về ngoại giao xã hội.

Nếu loại bỏ các yếu tố chính trị cực đoan, việc giải quyết tốt các mối quan hệkinh tế, rõ ràng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các nướccàng hiểu biết nhau nhiều hơn, xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển trong mộtthế giới hòa bình, hợp tác thân thiện.

2.2 Ý nghĩa của việc phát triển nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thứctín dụng chứng từ hiện nay ở nước ta:

- Phương thức tín dụng chứng từ hiện nay được xem là một trong những phươngthức thanh toán an toàn nhất và được áp dụng phổ biến nhất trong các phương thức thanhtoán quốc tế hiện nay, đặc biệt là khi các đối tác ở các quốc gia khác nhau chưa thật sựtin cậy lẫn nhau cũng như chưa có sự minh bạch thật sự về tài chính, chưa có sự ràngbuộc pháp lý chặt chẽ trong tranh chấp hợp đồng ngoại thương.

- Phân tích nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ có tácdụng:

2.2.1 Về phía Ngân hàng:

Kích thích và phát triển nghiệp vụ trên trong điều kiện đa số các Ngân hàngthương mại Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong phương thức tín dụng chứng từ,giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lựa chọn phương thức thanh toán antoàn, hiệu quả và an tâm trong giao dịch hàng hóa quốc tế

Ngân hàng là chiếc cầu nối tài chính cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Nâng cao trách nhiệm Ngân hàng trong thanh toán quốc tế.

2.2.2 Về phía Doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong nước yên tâm trong ký kết, đàmphán và cung ứng hàng hoá cho đối tác với mức độ rủi ro thấp và an toàn.

Kích thích các doanh nghiệp nên sử dụng phương thức TDCT trong buôn bánquốc tế cũng như áp dụng phương thức thanh toán hiện đại trong giao dịch khi mà cácbên chưa xây dựng được niềm tin cho nhau.

Trang 25

2.3 Kinh nghiệm một số Quốc gia về TTQT:

Tại Mỹ và Châu Âu, Phương thức TDCT được sử dụng phổ biến như các phươngthức trả trước, nhờ thu, ghi sổ, Tuy nhiên, tại các nước Châu Á, trừ một số quốc giaphát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Các nước còn lại trong đó có ViệtNam thì tính minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng đều kém Dovậy, việc sử dụng phương thức tín dụng chứng từ của các nước Châu Á nói chung vàViệt Nam nói riêng chưa được phổ biến.

Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phương thứcthanh toán bằng L/C nên việc xảy ra rủi ro và tranh chấp trong thanh toán là điều khôngthể tránh khỏi Theo thống kê Thời báo Kinh tế Việt Nam tỷ lệ sử dụng phương thứcthanh toán TDCT của các doanh nghiệp Việt Nam là 1/3 so với Châu Âu và Mỹ là 2/3trên tổng các phương thức thanh toán quốc tế Trong khi phía đối tác nước ngoài vẫnchưa có được độ tin cậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam nên khi mở L/c họ khôngnhững chọn Ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu có uy tín ở Việt Nam mà cầnđòi hỏi các Ngân hàng lớn trên thế giới xác nhận lại

Kinh nghiệm để thực hiện một cách hiệu quả phương thức này ở một số Ngânhàng lớn trên thế giới như: HSBC, Bank of NewYork, Bank of America, CitiBank, làcác bên có liên quan đều nắm vững 02 nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụngchứng từ là tính độc lập của thư tín dụng và tuân thủ chặt chẽ của chứng từ xuất trình thìsẽ hạn chế được rủi ro.

Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đặt ra nhiều cơ hội vàthách thức từ đó đòi hỏi các ngân hàng phải hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụtrong đó, nghiệp vụ tín dụng chứng từ cần phải được chú trọng một cách đặc biệt sao chophù hợp với các thông lệ quốc tế và đảm bảo sự phát triển một cách bền vững.

Trang 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ là một trong những phươngthức thanh toán quốc tế hiện đại và phức tạp, nó liên quan đến nhiều bên và kết hợpchặt chẽ trách nhiệm của các bên liên quan, mà đặc biệt là trách nhiệm của Ngân hàngphục vụ nhà nhập khẩu (hay còn gọi là ngân hàng mở L/c).

Tuy nhiên, qua những lý luận cơ bản về các phương thức thanh toán quốc tế thôngdụng, vị trí và vai trò của các nghiệp vụ trong lĩnh vực ngoại thương, đặc biệt là nhữnglý thuyết cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho thấy, phương thức nêutrên đã chứng minh những tiện ích vượt trội so với các phương thức khác cũng như có sựràng buộc hài hòa về trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia Vì vậy, nó được sửdụng phổ biến tại các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Vì vậy, để nắm bắt một cách sâu sắc tình hình kinh tế trên địa bàn, kim ngạchXNK trong những năm qua cũng như thực tiễn áp dụng phương thức Tín dụng chứng từtrong buôn bán ngoại thương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ra sao và làm thế nào để pháttriển nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàngCông thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh – một trong những Ngân hàng đi đầu trong lĩnhvực nêu trên trong phần nghiên cứu ở chương 2

Trang 27

1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế tỉnh Trà Vinh:

Trà Vinh là một tỉnh nằm ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông, được bao bọc bởi sôngTiền và sông Hậu Đất Trà Vinh là một dãy đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổđược hình thành lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi, nằm trong vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, thời tiết có hai mùa mưa nắng, nhiệt độtrung bình năm từ 250--270 Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông ngư nghiệp: trồng lúa,đánh bắt hải sản, kinh tế vườn, nuôi tôm cá…Vùng đất Trà Vinh có nhiều nét văn hoámang đậm màu sắc của dân tộc Khmer với 60% dân tộc Kinh, 40% dân tộc Khmer, Hoa,Tày…

1.2 Địa lý tự nhiên:

Ngày 26/12/1991, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá VIII đã quyết định tách tỉnh CửuLong thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh Tỉnh Trà Vinh gồm có 7 huyện và 1 Thị xã,gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang,Duyên Hải và Thị xã Trà Vinh Vị trí địa lý được giới hạn bởi:

* Phía Bắc, Tây- Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long.

* Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên.* Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với Sông Hậu.

* Phía Nam, Đông- Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển.

Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên quốc lộ 53, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 200 kmvà cách thành phố Cần Thơ 100 km Tổng diện tích tự nhiên 2.225 km2, chiếm 5,63%diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và 0.67% diện tích cả nước

Tỉnh Trà Vinh hiện nay là 01 trong 64 tỉnh thành của nước Cộng Hoà Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam Toàn tỉnh được phân chia thành 8 đơn vị hành chính: 1 Thị xã và 7huyện, có 102 phường, xã, 792 khóm, ấp Tỉnh Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.225 km2,dân số 1.030.767 người tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, mật độ dân số 464người/km2

Trang 28

Bảng 1: Diện tích- dân số - đơn vị hành chính của tỉnh có đến 31/12/2007:

Chỉ tiêu

Dân số(người)

Mật độ dân số(người/km2)

Tổng sốkhóm,

Toàn tỉnh

Thị xã Trà VinhHuyện Càng LongHuyện Châu ThànhHuyện Cầu KèHuyện Tiểu CầnHuyện Cầu NgangHuyện Trà CúHuyện Duyên Hải

(Nguồn: Niên giám thống kê - Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh)

1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế địa phương:

Những thành tựu về kinh tế- xã hội quan trọng của tỉnh Trà Vinh trong nhữngnăm qua:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân là 14,50% /năm.- Thu nhập bình quân đầu người là 5,2 triệu đồng/người/năm.

- Gía trị kim ngạch xuất khẩu đạt 63 triệu USD, tăng bình quân hàng năm trên12,67%.

- Về sản xuất nông lâm- thuỷ sản:

1.3.1 Nông nghiệp:

Gía trị sản xuất nông nghiệp đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 4,1%, trong đó giá trị trồngtrọt 3.030 tỷ đồng, chiếm 75,75%, chăn nuôi chiếm 16,05%, dịch vụ nông nghiệp chiếm8,2%.

+ Diện tích gieo trồng cây lúa đạt 232.405 ha+ Năng suất bình quân đạt 4,427 tấn/ha.+ Sản lượng lương thực đạt 1.028.815 tấn.+ Diện tích vườn đạt 44.163 ha

+ Chăn nuôi phát triển đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 5,23%.

1.3.2 Lâm nghiệp:

Trang 29

Gía trị sản xuất đạt 73 tỷ đồng, tăng 19%, diện tích trồng rừng đạt 393 ha rừngtrồng tập trung, bao gồm dự án trồng rừng của chính phủ được 100 ha (dự án 661) và dựán CWPDP do ngân hàng thế giới tài trợ trồng được 293 ha Ngoài ra còn nhiều diện tíchdo nhân dân tự trồng.

Tổng số gỗ khai thác được 60.409m3, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,94%.

1.3.3 Thủy sản:

Trong năm 2007, tổng sản lượng đạt 138.010 tấn, tăng 2,3% Tình hình thời tiếtthuận lợi cho quá trình nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản như thời tiết biển tương đốiổn định, nguồn lợi thuỷ hải sản khai thác nhiều hơn năm trước, nhiều tàu khai thác hảisản xa bờ hoạt động có hiệu quả, ngư dân đóng đáy biển được mùa, giá tôm sú nguyênliệu tương đối ổn định, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục mở rộng, nhiều trang trạisản xuất đạt hiệu quả, tình hình nuôi tôm cá vùng nước ngọt phát triển mạnh

1.3.4 Về sản xuất công nghiệp:

Năm 2007, gía trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 1.705 tỷ đồng, tăng trưởng bìnhquân 15,06%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 919 tỷ đồng, tăng bình quân10,32%, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 786 tỷ đồng, tăng 21,15% Trong nămkhu công nghiệp Long Đức đã đưa vào hoạt động, nhưng do cơ sở hạ tầng còn nhiều hạnchế, nhất là giao thông do đường hẹp nhiều loại xe chuyên dùng không vào được, cácdịch vụ khác như điện, nước, điện thoại cũng gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng đượcyêu cầu của chủ đầu tư.

Khái quát tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2007, thể hiện qua 3 khuvực: khu vực 1: nông- lâm- thủy sản; khu vực 2: công nghiệp và xây dựng; khu vực 3:dịch vụ.

Bảng 2: Tình hình tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêuGía trị sản xuất

Gía trị tăng thêm

2006200720062007GTrị sản xuấtGTTT(GDP)

Khu vực I4.641.3705.088.7542.655.0072.886.639109,64108,72Khu vực II943.5211.155.090392.739472.764122,42120,38Khu vực III1.578.9181.977.182976.9561.248.880125,22127,83Tổng cộng7.163.8098.221.0264.024.7024.608.284114,76114,50

(Nguồn: Niên giám thống kê -Cục Thống Kê tỉnh Trà Vinh)

1.4 Tình hình hoạt động Xuất nhập khẩu tại Trà Vinh:

Bảng 3: Kim ngạch XNK trong những năm qua:

Trang 30

SttChỉ tiêuĐVT2004200520062007AXuất khẩu1.000USD41.39343.34953.78160.043

BNhập khẩu1.000USD5.3807.10011.35712.737

Trong hoạt động XNK hàng hóa, Tỉnh đã chú trọng đa dạng hóa thị trường xuấtkhẩu, nếu như trước đây chủ yếu xuất sang thị trường các nước Đông Nam Á (ASEAN)thì nay đã mở rộng Thị trường sang Trung Đông và Châu Phi,…Điều này, đánh dấu bướcđi đúng đắn trong chính sách chú trọng và đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩucủa tỉnh trong những năm gần đây trên tinh thần chủ trương Nghị quyết 06/2005/NQ-TUTV của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh

2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TỈNH TRÀ VINHVÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHCT TRÀ VINH:

2.1 Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Trà Vinh:

Tỷ trọng hoạt động củaNHCT TV so với các

Trang 31

TCTD trên địa bàn

9,46,3- Phân theo ngành nghề cho vay:

+ Thương mại dịch vụ + Nông nghiệp.

+ Thủy sản.

+ Công nghiệp, giao thông, xâydựng, khác

14,62,82,818,6 (Nguồn: báo cáo tổng kết họat động Ngân hàng- NHNN chi nhánh Trà Vinh năm 2007)

Hệ thống Ngân hàng tỉnh Trà Vinh được thành lập từ tháng 04/1992 sau khi táchra từ tỉnh Cửu Long, là hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm ngân hàng Nhà nước và hệthống các ngân hàng thương mại Tính đến ngày 31/12/2007, mạng lưới của các Ngânhàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bao gồm:

- Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Trà Vinh.

- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Trà Vinh; 10Chi nhánh cấp huyện, thị và 09 Chi nhánh cấp liên xã

- Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh Trà Vinhvà 03 Chi nhánh cấp huyện

- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Trà Vinh và 07 Phòng Giao dịchtrực thuộc tỉnh ở các huyện.

- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) - Phòng giao dịch NHTM CP Sài Gòn.

- Phòng Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Sóc Trăng.- Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương tỉnh Trà Vinh.- 15 Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở.

Các Tổ chức tín dụng hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chinhánh Trà Vinh.

2.2 Khái quát về Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh:

Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh là đơn vị thành viên phụ thuộccủa Ngân hàng Công thương Việt Nam, là loại hình của Ngân hàng thương mại quốc

Trang 32

doanh hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam qui định.

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Chinhánh tỉnh Trà Vinh (dưới đây xin gọi tắt là NHCT):

Nhằm phát triển mạng lưới hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam trong cảnước Ngày 01/09/1994 Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyếtđịnh số: 259/NHCT.QĐ về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tỉnh TràVinh trực thuôc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngày 14/11/1994 Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh chính thứckhai trương và đi vào hoạt đông; có địa chỉ trụ sở hiện đặt tại số 15A Điện Biên Phủ -Phường VI - Thị xã Trà Vinh – Điện thoại: 074.863823 – 863827; Fax: 84.74.863886.

+ Tên giao dịch: Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Trà Vinh.

+ Tên tiếng Anh: Industrial & Commercial bank of Việt Nam – Trà Vinh branch(Incombank) Ngày 15/04/2008 vừa đổi tên mới: VietNam Bank for Industry and Trade(VietinBank)

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT tỉnh Trà Vinh:

Một tổ chức hoạt động có hiệu quả thì phải kể đến vai trò quan trọng của cơ cấutổ chức quản lý, nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công hay thất bại của mọihoạt động trong bất kỳ tổ chức nào Đó là sự phân chia các bộ phận khác nhau trong tổchức làm cho các hoạt động được phối hợp thực hiện các công việc một cách hiệu quả.NHCT Trà Vinh đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫnđảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong vấn đề giải quyết công việc phù hợp vối nềnkinh tế thị trường.

Tổ chức bộ máy của NHCT Trà Vinh bao gồm 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốcquản lý điều hành 6 phòng nghiệp vụ.

Với tổng số cán bộ công nhân viên là 48, trong đó có: 30 nữ, 18 nam Bao gồm: 14 cán bộ quản lý.

09 nhân viên kiểm ngân.07 nhân viên kế toán.10 nhân viên tín dụng.

03 nhân viên kinh doanh đối ngoại (TTXNK).

Trong đó: 36 người có trình độ đại học, trên đại học, chuyên môn nghiệp vụ vàtương đương, còn lại là trung cấp và trên trung cấp

Trang 33

Số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo và đào tạo lại, cóthể đáp ứng được yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vị.

2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh: 2.2.3.1 Chức năng nhiệm vụ chung:

- Tổ chức khai thác các mặt nghiệp vụ theo qui định tại điều lệ Ngân hàng Côngthương Việt Nam và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Công thương Việt Nam quiđịnh.

- Khai thác và huy động các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh, các tổ chức kinh tế trongvà ngoài nước để đầu tư cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các thành phần kinh tếvà cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

- Tổ chức mua bán kinh doanh ngoại hối và thanh toán đối nội và đối ngoại phụcvụ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong tỉnh.

- Làm tư vấn cho chính quyền và các đơn vị kinh tế tại địa phương về các vấn đềcó liên quan đến nghiệp vụ Ngân hàng Công thương.

- Lập báo cáo thống kê theo qui định về chế độ thông tin báo cáo do NHNN,NHCT Việt Nam qui định và hướng dẫn.

- Tham mưu, kiến nghị với lãnh đạo địa phương, với Ngân hàng Nhà Nước và cácngành hữu quan về các lĩnh vực, quan hệ phát sinh với hoạt động Ngân hàng Côngthương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước.

* Các chức năng, nhiệm vụ trên được cụ thể hóa thông qua các hình thức nghiệpvụ ngân hàng sau:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, bán kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và tiền gửi bằngngoại tệ.

- Đầu tư, cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tếbằng VNĐ và ngoại tệ.

- Tài trợ vốn, thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu và dịch vụ.- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.

- Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước.

- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế: visa, master card.- Chi trả kiều hối.

- Tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu qua mạng Swift.

2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ:

Trang 34

* Phòng Tín dụng: Đây là phòng có nguồn nhân lực đông nhất của Chi nhánh, cócác chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong triển khai thực hiện các chính sách,chế độ, thể lệ Nhà nước, của ngành, của địa phương vào thực tiễn kinh doanh liên quanđến công tác đầu tư cho vay vốn của Chi nhánh Nhiệm vụ chủ yếu của phòng Tín dụnggồm:

- Xây dựng kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.

- Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạtđộng kinh doanh.

- Theo dõi tổng hợp các báo cáo các phòng nghiệp vụ, gửi báo cáo, truyền cácfile báo cáo về cấp trên đúng qui định của chế độ thống kê của Ngân hàng Công thươngViệt Nam.

- Kinh doanh tín dụng, khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, chovay đối với mọi thành phần kinh tế đảm bảo nguyên tắc chế độ ngành qui định.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ pháp lý, đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ trongxét duyệt mở L/C, cho vay ứng trước bộ chứng từ L/C hàng xuất cũng như phát hành thưbão lãnh trong và ngoài nước.

- Xây dựng các loại lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của Chi nhánh.

- Xây dựng qui chế về chính sách khách hàng, thực hiện các yêu cầu báo cáo củatrung ương.

- Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro.

- Thực hiện công tác tín dụng theo đúng qui chế của hội đồng tín dụng.- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.

* Phòng kế toán: Thực hiện chức năng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinhmột cách đầy đủ và chính xác theo đúng chế độ kế toán hiện hành Là nơi các nhân viênkế toán ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng về các nghiệp vụ rút và gửi tiềnmặt, thanh toán các loại séc, chiết khấu các giấy tờ có giá Tham mưu cho Ban giám đốctrong quản lý hạch toán và bảo quản tài sản Nhà nước theo chế độ qui định.

* Phòng tiền tệ – ngân quỹ: Tổ chức quản lý trực tiếp và bảo quản tiền đồng ViệtNam, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, các hồ sơ thế chấp theo chế độ quản lý khoquỹ trong hệ thống Ngân hàng Công thương hiện hành, thực hiện thu chi VNĐ, ngoại tệ,tham mưu cho Ban giám đốc những nhiệm vụ liên quan đến công tác kho qũy.

* Phòng tổ chức - hành chánh: Thực hiện 2 chức năng quản lý hành chánh củaChi nhánh và tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác cán bộ như quản lý, lập kế

Trang 35

hoạch mua sắm các tài sản, công cụ sử dụng chung trong cơ quan.Thực hiện công tácvăn phòng như đánh máy, văn thư, bảo quản lao động tạp vụ, quản lý các loại xe cơquan, quản lý chứng từ, tổ chức hội nghị, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, hợp đồnglao động trong cơ quan, theo dõi nâng lương, khen thưởng hằng năm, thực hiện báo cáođịnh kỳ về công tác tổ chức, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên,tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác tuyển dụng qui hoạch, đề bạt cán bộ.

* Phòng kiểm tra nội bộ: Là một bộ phận độc lập với các phòng nghiệp vụ, chịusự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Gíam đốc Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các mặthoạt động của Chi nhánh, tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý phát hiện và kiếnnghị khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thực hiệnkiểm tra nghiệp vụ đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc Tham mưu giúp Giám đốc giảiquyết các thắc mắc, khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

* Phòng kinh doanh thanh toán Xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ Ngânhàng quốc tế, tham gia mua bán ngoại tệ và các dịch vụ khác liên quan đến thanh toánngoại tệ, hỗ trợ tích cực cho đơn vị để tạo nguồn ngoại tệ cho Chi nhánh.

3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU (TTXNK) TẠICHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH TRÀ VINH:

3.1 Sơ lược về phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

Hiện nay, Phòng Thanh toán XNK tại Chi nhánh gồm 3 người, với các chức năngvà nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thực hiện tất cả các mặt công tác liên quan đến hoạt động đối ngoại của Chinhánh.

- Giao dịch với ngân hàng nước ngoài như thanh toán mậu dịch (như thanh toánxuất nhập khẩu hàng hóa giữa các đơn vị trong nước và thương nhân nước ngoài ).

- Thanh toán phi mậu dịch (chi trả kiều hối, thanh toán thẻ, séc).- Kinh doanh ngoại hối.

- Mở và thanh toán L/C nhập khẩu.

- Thương lượng và thông báo L/C xuất khẩu.- Nhận và xử lý chứng từ nhờ thu đi và đến.

- Theo dõi diễn biến tỷ giá, xây dựng tỷ giá các loại ngoại tệ.- Hạch toán kế toán ngoại tệ.

- Huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ.

- Theo dõi hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ.

Trang 36

- Thực hiện tất cả các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh đối ngoại vàthanh toán xuất nhẩp khẩu.

3.2 Hoạt động thanh toán XNK tại NHCT Chi nhánh Trà Vinh:

Bảng 5: Tình hình thanh toán XNK trong 04 năm 2004-2007:

Số tt

Chỉ tiêu

% tăng,giảm05/04

% tăng,giảm06/05

% tăng,giảm07/061Thanh toán xuất khẩu:

- Số món

- Số tiền (1.000USD)

1784.685

2Thanh toán nhập khẩu:

- Số món

- Số tiền (1.000USD)

3Tổng TTXNK:

- Số món

- Số tiền (1.000USD)

(Nguồn: Từ các Báo cáo Phòng TTXNK – NHCT Trà Vinh)

Bảng 6: tình hình thanh toán theo từng phương thức trong 04 năm qua:

ĐVT: 1.000USD

Chỉ tiêuNăm2004

% tăng,giảm05/04

% tăng,giảm06/05

% tăng,giảm07/06

Ngày đăng: 07/11/2012, 11:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trầm Thị Xuân Hương (2006) “Giáo trình thanh toán quốc tế”, trang 90-118. Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
2. Nguyễn Đăng Dờn (2006) “Giáo trình thanh toán quốc tế”, trang 09-28. Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh toán quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Văn Tiến (2001) “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối”, trang 28-36. Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
4. Hoàng Văn Châu - Đinh Xuân Trình (2007) “UCP600 và Hướng dẫn thực hiện UCP600”, trang 14-26. Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: UCP600 và Hướng dẫn thực hiện UCP600
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
5. Võ Thanh Thu – Đinh Thị Hồng Vân (2005) “Incoterms 2000 và hỏi đáp về Incoterms”. Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incoterms 2000 và hỏi đáp về Incoterms
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
6. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2005) “Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng năm 2005”. Thông tin Ngân hàng Công thương số 02/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng năm 2005
7. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Luật Các tổ chức tín dụng 8. Tạp chí Ngân hàng số 04, 07/2007 Khác
9. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 06/2007, 12/2007 Khác
10. Quyết định 64/1999/QĐ -NHNN7 ngày 25/02/1999 của thống đốc NHNN về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ Khác
11. Quyết định 679/2002/QĐ -NHNN7 ngày 01/07/2002 của Thống đốc NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ Khác
12. Quyết định 170/1998/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/08/1998 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước Khác
13. Thông tư 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/04/1999 của NHNN hướng dẫn thi hành nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối Khác
14. Quyết định 1964/2006/QĐ –NHCT22 ngày 10/11/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành ‘’Quy chế tài trợ thương mại’’ Khác
15. Quyết định 2073/2006/QĐ –NHCT22 ngày 27/11/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành ‘’Quy trình nghiệp vụ thư tín duùng’’ Khác
16. Quyết định 2001/2006/QĐ –NHCT22 ngày 17/11/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành ‘’Quy trình nghiệp vụ nhờ thu’’ Khác
17. Quyết định 2095/2006/QĐ –NHCT22 ngày 29/11/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành ‘’Quy định về kiểm soát hệ thống báo cáo quản lý nghiệp vụ tài trợ thương mại’’ Khác
18. Niên giám thống kê - Cục Thống Kê tỉnh Trà Vinh 2006, 2007 Khác
19. Báo cáo tài chính của NHCT Trà Vinh (2004 – 2007).Các Website Khác
20. www.vnexpress.net 21.www.travinh.gov.vn 22. www.sbv.gov.vn 23. www.mpi.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.4.2.5. Sơ đồ phương thức thanh toán thư tín dụng: - Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh
1.4.2.5. Sơ đồ phương thức thanh toán thư tín dụng: (Trang 17)
Bảng 1: Diện tích- dân số - đơn vị hành chính của tỉnh có đến 31/12/2007: - Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh
Bảng 1 Diện tích- dân số - đơn vị hành chính của tỉnh có đến 31/12/2007: (Trang 28)
Bảng 2: Tình hình tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực - Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh
Bảng 2 Tình hình tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực (Trang 29)
Bảng 4: Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến 31/12/2007 - Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh
Bảng 4 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến 31/12/2007 (Trang 30)
Bảng 5: Tình hình thanh toán XNK trong 04 năm 2004-2007: - Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh
Bảng 5 Tình hình thanh toán XNK trong 04 năm 2004-2007: (Trang 36)
Bảng 7:  Số lượng thực hiện thanh toán XNK 2004-2007 : - Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh
Bảng 7 Số lượng thực hiện thanh toán XNK 2004-2007 : (Trang 37)
Bảng 8: Tình hình hoạt động thanh toán XK tại Chi nhánh : - Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh
Bảng 8 Tình hình hoạt động thanh toán XK tại Chi nhánh : (Trang 38)
Bảng 9: Tình hình thanh toán nhập khẩu: - Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh
Bảng 9 Tình hình thanh toán nhập khẩu: (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w