Tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh (Trang 64 - 68)

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính trong quá trình thanh toán, trong đó đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời gian và các

g.Tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng:

Mục tiêu của chính sách chăm sóc khách hàng là xây dựng và củng cố uy tín của Ngân hàng Công thương đối với khách hàng. Ngân hàng Công thương Chi nhánh Trà Vinh cần xác định chiến lược khách hàng hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu quả dịch vụ ngân hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh và tăng khối lượng thanh toán, tăng tốc độ thanh toán, tính an toàn chính xác của dịch vụ thanh toán, Chi nhánh cần phát huy và là chỗ dựa cho khách hàng trong việc tư vấn để quản lý tài chính, đầu tư kinh doanh,…

Trong chính sách khách hàng của một ngân hàng theo quan điểm Marketing Mix, cần phải tập trung chủ yếu vào các mặt sau: Sản phẩm, giá cả, khuếch trương và phân phối.

* Về “Sản phẩm: Product”

+ Tích cực nghiên cứu phát triển ứng dụng đa dạng các hình thức L/C nhập khẩu đặc biệt như L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C áp dụng điều khoản đỏ, tài trợ thanh toán,… để bắt kịp với hoạt động TTXNK của thế giới.

+ Giúp đỡ cho các doanh nghiệp kinh doanh XK tạo vốn bằng cách thương lượng với bên đối tác nước ngoài mở các L/C theo điều kiện ứng trước tiền hàng, tức là áp dụng điều khoản đỏ, nước ngoài mở L/C qua Ngân hàng Công thương và sẵn sàng bảo lãnh nguồn tiền ứng trước này.

+ Nếu thực hiện như vậy sẽ có lợi cho ngân hàng và cả đơn vị: Đối với các Chi nhánh thu được phí, tăng lợi nhuận do đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tạo thiện cảm và uy tín với khách hàng, giảm bớt rủi ro khi cấp hạn mức tín dụng hay bảo lãnh mở L/C cho đơn vị. Đối với đơn vị mở đáp ứng được yêu cầu nhận hàng thường xuyên, số lượng lớn, tiết kiệm được chi phí mở L/C và tiền ký quỹ, không tốn nhiều công sức và thời gian mở nhiều lần L/C.

* Về “Phân phối: Place”:

+ Đa dạng hóa việc cung cấp dịch vụ thanh toán bằng L/C đối với các loại hình doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tư nhân hay TNHH mà có uy tín, doanh số thanh toán qua Ngân hàng cao thì vẫn có thể được hưởng mức ưu đãi về lãi suất, tỷ lệ ký quỹ như các doanh nghiệp Nhà nước lớn.

+ Đối với những khách hàng có uy tín, có quan hệ giao dịch với ngân hàng trong thời gian dài và ổn định, ngân hàng có thể có những thỏa thuận cụ thể với họ cho phép chuyển hồ sơ thanh toán qua fax, qua mạng internet và sau đó sẽ bổ sung bản chính sau. Làm như vậy khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại, sửa chữa hoàn thiện hồ sơ ngay tại chỗ đồng thời kiểm soát được luôn nội dung L/C ngân hàng sẽ phát hành.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có khả năng vay vốn ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ XNK, giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh. Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển, các hình thức thanh toán đòi hỏi phải có một hình thức tài trợ tương ứng phục vụ và đảm bảo cho nó.

* Về “Giá cả: Price”:

+ Quá trình cạnh tranh khốc liệt trên thương trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải lấy phương châm hiệu quả với chi phí thấp nhất làm mục tiêu hoạt động của mình. Chính vì vậy hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và NHCT Chi nhánh Trà Vinh nói riêng muốn nâng cao doanh số hoạt động và chiếm được thị phần lớn cần phải xây dựng một chính sách giá cả (lãi suất, phí,…) phù hợp để tranh thủ và thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng.

+ Theo một số tiêu thức, Chi nhánh cần thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng để có chính sách thích hợp khuyến khích khách hàng giao dịch. Ngân hàng cần đưa ra danh sách một số khách hàng đặc biệt và cho họ hưỡng lãi suất thấp hơn các khách hàng khác, phí dịch vụ giảm, tỷ lệ ký quỹ mở L/C thấp hơn, phục vụ nhanh chóng những khách hàng lớn để giữ được những khách hàng quen thuộc.

+ Áp dụng chính sách ký quỹ L/C NK linh hoạt, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán của Ngân hàng, đồng thời giảm bớt khó khăn về tài chính, khích lệ động viên họ mở L/C NK tại Chi nhánh.

* Về “Khuếch trương: Promotion”:

+ Thực tế tại Trà Vinh hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, muốn tồn tại và phát triển, Chi nhánh không thể chờ đợi khách hàng tìm đến mà phải chủ động tìm khách hàng. Hiện nay, hoạt động tiếp thị của hầu hết các Chi nhánh chưa được chú trọng đúng mức, chưa thành lập phòng Marketing hay phòng bán lẻ sản phẩm. Do đó, các Chi nhánh phải nhanh chóng thành lập phòng Marketing, từ đó có biện pháp thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị tăng cường hoạt động quảng cáo, thường xuyên tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Mục đích chủ yếu là tuyên truyền rộng rãi làm cho khách hàng hiểu rõ về các hoạt động và dịch vụ ngân hàng.

+ Đối với chính sách khách hàng, thái độ, phong cách giao tiếp là nghệ thuật lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng. Vì vậy đổi mới phong cách, thái độ giao tiếp ứng xử của cán bộ là một trong những biện pháp thu hút và giữ khách hàng. Giáo dục nề nếp cho tất cả các cán bộ đều có phong cách lịch sự, niềm nở, nhiệt tình giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, không gây khó khăn phiền hà cho khách hàng, luôn hướng dẫn và giúp đỡ khách hàng làm thủ tục nhanh chóng, không lỡ hẹn với khách hàng, sẵn sàng tư vấn giúp khách hàng ký kết hợp đồng XNK và áp dụng phương thức thanh toán an toàn và hiệu quả nhất. Có như vậy mới giử vững khách hàng và thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động TTXNK nói chung và quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tại Chi nhánh trong 04 năm (2004-2007), trong đó, nêu rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục do chủ quan cũng như do khách quan của môi trường cạnh tranh trong chương 2.

Trong chương 3, đề tài nêu bật những giải pháp phát triển nghiệp vụ TTXNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT Chi nhánh Trà Vinh căn cứ vào định hướng phát triển của tỉnh Trà Vinh từ 2005 – 2010. Trên cơ sở đó, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp ở cấp độ vĩ mô từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam và các giải pháp ở cấp độ vi mô từ phía các doanh nghiệp kinh doanh XNK và các giải pháp tại Chi nhánh nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ TTXNK bằng phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Việc đưa ra các giải pháp chỉ mang tính đề xuất và hỗ trợ cho các chiến lược tổng thể, những giải pháp đôi khi chỉ phù hợp tại một thời điểm nhất định. Chính vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi để từng bước hoàn thiện và đáp ứng được mục tiêu phát triển của ngành và của Ngân hàng Công thương Việt Nam đề ra.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh (Trang 64 - 68)