Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh (Trang 41 - 42)

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính trong quá trình thanh toán, trong đó đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời gian và các

3.5.Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ:

2 Thanh toán nhập khẩu:

3.5.Nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ:

- Yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc tế để đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Nếu sự hiểu biết không nhất quán hoặc không thể đáp ứng một số điều khoản hoặc điều kiện của người mua được quy định trong L/c thì người bán có thể không được đảm bảo thanh toán hoặc có thể trì hoãn thanh toán.

- Trường hợp mở L/c có thể hủy ngang, người bán phải thật thận trọng vì người mua có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ L/c bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước hay chấp nhận của người bán.

- Trường hợp L/c không thể hủy ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết thanh toán. Nếu như Ngân hàng phát hành bị phá sản hoặc luật pháp của Quốc gia người mua có những hạn chế thanh toán thì người bán phải chịu những rủi ro do không được thanh toán hoặc bị thanh toán chậm trể.

- Nhà nhập khẩu trong phương thức tín dụng chứng từ cũng gặp phải một số bất lợi như: không thể sửa đổi hoặc hủy bỏ trừ khi có sự chấp thuận của nhà xuất khẩu và ngân hàng phát hành, Nhà nhập khẩu phải chịu chi phí mở L/c và các chi phí khác.

- Nếu nhà xuất khẩu cố tình gian lận, họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/c để được thanh toán. Đến khi nhà nhập khẩu phát hiện thì đã thanh toán vì trong các nghiệp vụ tín dụng chứng từ tất cả các bên đều giao dịch bằng chứng từ.

- Mặt khác sử dụng phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức an toàn tuyệt đối trong thanh toán, vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. Nếu như nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cố tình lừa đảo, ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng còn yếu kém về trình độ dẫn đến những rủi ro làm ảnh hưỡng đến quyền lợi của khách hàng. Rủi ro có thể xuất phát từ một số trường hợp điển hình sau đây:

+ Rủi ro từ phía người mở L/c (nhà nhập khẩu): ngoại trừ trường hợp L/c ký quỹ 100%, người mở L/c luôn được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng bằng cam kết thanh toán trong L/c. Việc phát hành L/c luôn mang yếu tố bảo lãnh khi người ký quỹ không đủ toàn bộ số tiền, khi họ yêu cầu ngân hàng phát hành L/c. Vào thời điểm thanh toán, nếu có vấn đề khó khăn từ phía người mở (phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán,…) thì ngân hàng mở L/c là người phải trả tiền cho người hưỡng bằng nguồn vốn của mình, mặt dù họ chỉ thỏa thuận với người mở là cấp bảo lãnh chứ không cấp tín dụng (vay), người mở phải dùng tiền của chính họ để thanh toán L/c.

+ Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu: xuất hiện khi nhà xuất khẩu giả mạo bộ chứng từ để xuất trình cho Ngân hàng đòi tiền. Các Ngân hàng chiết khấu và ngân hàng phát hành không thể kiểm soát được. Trên thực tế, dù các Ngân hàng đã kiểm tra chứng từ với “sự cẩn thận hợp lý” nhưng cũng rất khó phát hiện sự giả mạo. Trong xu thế giao dịch điện tử ngày càng gia tăng do những ưu việt của nó, thì sự xuất hiện nhà xuất khẩu lừa đảo chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các hành vi lừa đảo ảnh hưỡng đến nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành. Ngoài ra, không loại trừ khả năng nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phối hợp lừa đảo ngân hàng phát hành để rửa tiền, trốn thuế,…

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh (Trang 41 - 42)