Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT cũng như trong phương thức thanh toán bằng TDCT của các NHTM:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh (Trang 53 - 54)

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính trong quá trình thanh toán, trong đó đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời gian và các

b.Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT cũng như trong phương thức thanh toán bằng TDCT của các NHTM:

phương thức thanh toán bằng TDCT của các NHTM:

Hiện nay, việc thanh toán XNK bằng phương thức TDTC được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP500. Nhưng UCP500 hay UCP600 không phải là luật và còn có những hạn chế nhất định do không bao quát tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn. Ở mỗi nước, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi luật pháp quốc gia. Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn hay quy định nào cho phương thức giao dịch này. Để hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động theo phương thức TDCT Chính phủ cần phải có những quyết sách:

- Khẩn trương ban hành những văn bản pháp lý cho giao dịch theo phương thức TDCT. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia: Ngân hàng phát hành, Ngân hàng chiết khấu, nhà NK cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Có như vậy khi phát sinh tranh chấp giữa ngân hàng và các bên có liên quan mới có cơ sở để giải quyết.

- Cần có văn bản liên ngành nhằm phối hợp chặt chẽ hoạt động của Ngân hàng với hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan. Trong nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT, các NHTM Việt Nam đã phải vận dụng các thông lệ quốc tế cả trong lĩnh vực bảo hiểm, vận tải, ngân hàng,… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên, các biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào qui định của luật pháp Việt Nam.

- Theo luật pháp nước ngoài, khi vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng, nếu khách hàng không có khả năng thanh toán L/C thì theo thông lệ quốc tế ngân hàng có quyền nhận hàng theo vận đơn. Nhưng trên thực tế ở Việt Nam, thì việc ngân hàng lấy hàng hóa theo vận đơn này là rất khó khăn vì ngân hàng không thể xuất trình cho hải quan giấy phép NK, hải quan từ chối cho ngân hàng NK, vì họ cho rằng ngân hàng chỉ đứng ra bảo lãnh chứ không phải là người mua. Chính vì vậy, cần có những quy chế trong nước hoặc các văn bản liên ngành nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các NHTM.

c. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê của ngân hàng Nhà nước, hàng năm các doanh nghiệp xuất khẩu đã mang lại một nguồn ngoại tệ rất lớn chiếm khoảng 60%/tổng nguồn thu ngoại tệ của quốc gia (không bao gồm đầu tư nước ngoài) đây là nguồn ngoại tệ quan trọng góp phần tăng nguồn ngoại tệ của đất nước. Nếu Nhà nước ta tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu này bằng việc nghiên cứu đưa ra chính sách đúng đắn như: miễn giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp này, phát động phong trào thi đua giữa các doanh nghiệp XK hàng năm hay tổ chức trao thưởng cho các doanh nghiệp có những đóng góp mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước,…với sự tăng lên của lượng ngoại tệ sẽ được giao dịch mua bán nhiều hơn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách bền vững trong quá trình hội nhập.

3.3.1.2. Từ phía NHNN:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh (Trang 53 - 54)