Chính sách thuế của Nhà nước:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh (Trang 47 - 50)

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính trong quá trình thanh toán, trong đó đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời gian và các

3.8.3.Chính sách thuế của Nhà nước:

2 Thanh toán nhập khẩu:

3.8.3.Chính sách thuế của Nhà nước:

- Chính sách thuế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động TTXNK nói riêng. Như ta đã biết mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh cũng như các đơn vị kinh doanh khác là lợi nhuận, từ đó có thể xảy ra hiện tượng đầu tư nhiều trong lĩnh vực này nhưng lại ít trong lĩnh vực khác, chẳng hạn tại Chi nhánh hoạt động kinh doanh phải nộp thuế với thuế suất 10% trong khi đó các hoạt động khác của Ngân hàng có thuế suất thấp hơn, đặc biệt là hoạt động tín dụng nộp thuế thấp hơn mặc dù

hoạt động này là nguồn thu chính của Ngân hàng (chiếm khoảng 85% lợi nhuận của Ngân hàng) nhưng không vì thế mà không chú trọng nhiều đến tất cả các hoạt động nghiệp vụ, bên cạnh nghiệp vụ truyền thống là đầu tư tín dụng thì các khoản thu dịch vụ, TTXNK, kinh doanh ngoại hối... sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh và các hoạt động bổ trợ này tạo thêm sự đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh, giúp chi nhánh có thể phát triển cân đối, ổn định, vững chắc và toàn diện hơn.

Tóm lại, hoạt động TTXNK của Chi nhánh những năm qua đã đạt được những thành công nhất định; Tuy nhiên hoạt động này còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại do những nguyên nhân như đã phân tích ở trên.

Qua phân tích tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại NHCT chi nhánh tỉnh Trà Vinh. Có thể đúc kết một vài nhận định sau:

- Hoạt động TTXNK tại Chi nhánh trong các năm qua đã có những đóng góp tích cực, thúc đẩy và góp phần mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh nhà, kích thích hoạt động xuất nhập khẩu trong tỉnh phát triển và đạt hiệu quả. Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về ngoại tệ cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu để các đơn vị này có vốn phục vụ sản xuất và thu mua hàng hóa, bên cạnh đó Chi nhánh còn hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh XNK trong vai trò tư vấn nhằm lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả góp phần phát triển nghiệp vụ TTXNK cho toàn hệ thống NHCT cũng như góp phần nào đó trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước.

- Tuy nhiên việc đầu tư của Chi nhánh vào hoạt động này còn thấp, hiệu quả hoạt động chưa cao chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, các hoạt động Thanh toán XNK chưa đa dạng, đồng thời chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn,… do vậy lợi nhuận từ TTXNK còn thấp, chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với lợi nhuận chung của Ngân hàng. TTXNK bằng phương thức tín dụng chứng từ đã phát huy tác dụng song vẫn còn những bất cập cần được hoàn thiện.

- Trong thời gian tới Chi nhánh phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác, cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối đòi hỏi Chi nhánh phải có những định hướng, những chính sách thích hợp trong từng thời kỳ cho hoạt động của Ngân hàng nói chung và có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao đồng thời Chi nhánh phải đa dạng hóa các nghiệp vụ thanh toán XNK cũng như tài trợ xuất nhập khẩu, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ làm công tác TTXNK bằng phương thức TDCT,…nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hòa nhập vào thị trường thế giới một cách vững chắc, có như vậy thì Chi nhánh mới có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Trà Vinh (Trang 47 - 50)