1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp :“ Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” pdf

100 795 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 413,13 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một do

Trang 1

Chuyên đề tốt nghiệp

“Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam”

1

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

1 Tính cấp bách của đề tài: 4

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Kết cấu của luận văn 6

a Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 6

b Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 11

a Phương thức chuyển tiền 16

Các bên tham gia: 16

Ưu nhược điểm của phương thức này: 16

b Phương thức nhờ thu 17

Có hai loại nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ 17

Một là: Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) 17

Hai là: Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) 18

c Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 20

Căn cứ vào thời hạn thanh toán: 23

Một số hình thức Thư tín dụng đặc biệt 23

NHỮNG CHỨNG TỪ CHỦ YẾU THEO THƯ TÍN DỤNG BAO GỒM: .26

a) Thư tín dụng có những đặc điểm sau: 28

b) Vai trò của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ 29

a) Đối với thư tín dụng xuất khẩu 43

(1) Tiếp nhận và sửa đổi Thư tín dụng 43

(2) Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi 44

(3) Thông báo qua ngân hàng thông báo khác 44

(4) Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ 44

(5) Gửi chứng từ đòi tiền 45

(6) Chiết khấu chứng từ 45

Trang 3

(7) Nếu chứng từ bị từ chối thanh toán 46

b) Đối với thư tín dụng nhập khẩu: 46

Đơn vị : Triệu USD 51

a) Một số hạn chế 58

b) Nguyên nhân 61

Thứ nhất: Đối với thư tín dụng xuất khẩu 78

Thứ hai: đối với thư tín dụng nhập khẩu 80

Thứ nhất là tài trợ cho nhà xuất khẩu 82

Thứ hai là tài trợ cho nhà nhập khẩu 82

Kết luận 98

3

Trang 4

Lời mở đầu

Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời (năm 1990), hệ thống Ngân hàngthương mại Việt nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức vàhoạt động Các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại đã được

mở rộng và phát triển nhanh chóng, trong đó có nghiệp vụ Thanh toán quốc

tế

Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càngchứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình Hoạt động thanh toán quốc tếkhông chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sửdụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó Yêu cầu đặt ra là hoạtđộng thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác

và đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và ngân hàng thương mại Hoạt độngthanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyểnvốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiền tệ, tới khả năng thanhtoán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt độngngoại thương của mỗi nước

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biếnnhất Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả haibên người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ranhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó Tại Việt Nam, ngânhàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên thực hiện hoạt độngthanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nóiriêng, nhưng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - một chinhánh cấp 1 hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trang 5

cũng vẫn không tránh khỏi nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng khi ápdụng phương thức này Một mặt do tại bản thân ngân hàng chưa đáp ứngđược những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu

và sự phát triển của nghiệp vụ, mặt khác cũng do những nguyên nhân từ phíakhách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài :“ Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc

tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam” là điều cần thiết để tìm ra những nguyên nhân cũng nhưcác giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế trên

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ qua các năm với những khó khăn, tồn tại riêng của SởGiao dịch, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2003đến nay

Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, của phép biệnchứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tếcủa Đảng và Nhà nước ta

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu,phương pháp so sánh, tổng hợp, trên cơ sở các số liệu thống kê của Sở giao

5

Trang 6

dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qua các năm 2003-2005 để nghiêncứu.

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế

của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong

thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương.

Chương 3: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương

thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương.

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG

THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp được tổ chức, thành lập và hoạtđộng dưới sự kiểm soát, quản lý, điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, thựchiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động chủ yếu và thường xuyên

là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng tiền gửi đó

để cho vay đầu tư và cung ứng các dịch vụ thanh toán khác nhằm thu lợinhuận trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản

Trang 7

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọngnhất trong nền kinh tế, nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vàlưu thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường khác, nhưng nó lạitạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này được diễn ra một cách trôi chảy, liêntục, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thưong mại gắn với hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế Thông qua các hoạt động củamình, Ngân hàng thương mại thực hiện điều tiết vi mô đối với nền kinh tếbằng cách tiếp nhận hoặc cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế khi có nhu cầu,đảm bảo cho nền kinh tế thường xuyên có một lượng tiền cung ứng hợp lýđồng thời làm tăng khả năng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm chi phílưu thông

Ngày nay, hoạt động của Ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng,nền kinh tế càng hiện đại thì hoạt động của Ngân hàng thương mại càng pháttriển hơn Bất cứ Ngân hàng thương mại nào cũng phải có đầy đủ ba nhómhoạt động chính: các hoạt động huy động vốn, các hoạt động sử dụng vốn vàcác hoạt động trung gian thanh toán Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu ngày càngphức tạp của khách hàng, các Ngân hàng thương mại còn có một số hoạt động

và dịch vụ khác nữa

+ Các hoạt động huy động vốn.

Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên ngân hàng trước hết phải có vốn.Khi mới thành lập, ngân hàng phải có một lượng vốn ban đầu tối thiểu bằngvốn pháp định Lượng vốn chủ sở hữu này hàng năm được bổ sung bằng lợinhuận giữ lại Tuy nhiên trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì lượng vốnnày ngày càng chiếm tỷ lệ rất nhỏ Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình,ngân hàng phải huy động thêm từ các nguồn sau:

Một là: Nhận tiền gửi.

7

Trang 8

Đây là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại mà các tổ chức tài chínhphi ngân hàng không được thực hiện “Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổchức, cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới các hình thức tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác”.1

Hai là: Phát hành giấy tờ có giá.

Các giấy tờ này có thể là các trái phiếu của ngân hàng, các giấy chứng chỉ tiềngửi với mệnh giá lớn (CDs) Thông thường việc phát hành các trái phiếu, tínphiếu phục vụ cho một mục đích sử dụng nhất định, ví dụ như đầu tư cho một

dự án hay một công trình

Ba là: Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng thương mại có thể đi vay các tổ chức tín dụng khác để đáp ứngnhu cầu thanh khoản của mình Họ có thể vay qua thị trường liên ngân hànghay bằng hình thức vay thương mại

Bốn là: Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng giống như trường hợp đi vay các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàngthương mại cũng chỉ vay Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanhkhoản, để giải quyết những vấn đề cấp bách nảy sinh trong hoạt động ngânhàng chứ không phải đi vay để cho vay Vì vậy có thể nói “Ngân hàng Nhànước là cứu cánh của Ngân hàng thương mại” Ngân hàng thương mại vayNgân hàng Nhà nước bằng cách chiết khấu hay tái chiết khấu thương phiếu,quy mô vay bị tác động bởi lãi suất chiết khấu và lãi suất chiết khấu cao haythấp lại phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước đang ápdụng là thắt chặt hay nới lỏng

Trên đây là các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại Nếu nhưcác hoạt động huy động vốn làm ngân hàng phải mất chi phí thì các hoạt động

sử dụng vốn sau đây sẽ đem lại doanh thu cho Ngân hàng

1 LuËt c¸c tæ chøc tÝn dông sè 07/1997/QHX

Trang 9

+ Các hoạt động sử dụng vốn.

Ngân hàng có các hình thức sử dụng vốn sau:

Một là: hoạt động ngân quỹ.

Hoạt động ngân quỹ là hoạt động liên quan đến chi trả hàng ngày cho kháchhàng Ngân hàng luôn phải giữ lại một khoản tiền nhất định (gọi là tiền tạiquỹ) để chi trả, và ngân hàng cũng có thể thanh toán với khách hàng bằng tiềngửi ở Ngân hàng Nhà nước là tiền dự trữ bắt buộc hay tiền gửi thanh toán.Các khoản này kém sinh lời nhất, thậm chí không sinh lời, chỉ nhằm đáp ứngtính thanh khoản mà thôi

Hai là: hoạt động tín dụng.

Đây là một nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng thương mại Hầu hết vốn củangân hàng đều được sử dụng vào hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụngngoài hình thức cho vay còn có các hình thức khác như bảo lãnh hay chiếtkhấu

Ba là: hoạt động đầu tư.

Trong trường hợp cho vay không hết, ngân hàng có thể chủ động tìm nơi đầu

tư để thu lợi nhuận đồng thời giúp phân tán rủi ro Ngân hàng có thể đầu tưtrực tiếp vào kinh doanh như đầu tư xây dựng dự án hoặc công trình Ngoài rangân hàng cũng có thể đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoánbằng cách mua tín phiếu, trái phiếu hay cổ phiếu của các công ty

Trong ba hoạt động trên, hoạt động cho vay có độ rủi ro cao nhất nhưng lại lànguồn thu nhập lớn của ngân hàng, còn hoạt động ngân quỹ an toàn nhấtnhưng hầu như không sinh lời Vì vậy để vừa đảm bảo tính sinh lời lại vừađảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng phải kết hợp ba hoạt động sử dụng vốntrên một cách hợp lý

+ Hoạt động trung gian thanh toán.

9

Trang 10

Đây là nghiệp vụ đặc trưng của Ngân hàng thương mại so với các trung giantài chính khác Các trung gian tài chính khác như công ty tài chính, công tybảo hiểm… vẫn có thể cho vay, đầu tư hay nhận tiền gửi có kỳ hạn trên mộtnăm (có giới hạn về đối tượng) nhưng dịch vụ thanh toán thì chỉ có Ngânhàng thương mại mới được thực hiện “Ngân hàng được tổ chức hệ thốngthanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhànước cho phép”2

Ngân hàng thương mại làm theo lệnh của chủ tài khoản như tính tiền trên tàikhoản của người mua, chuyển sang tài khoản của người bán để thanh toántiền hàng hóa dịch vụ cho khách hàng Ngân hàng còn cung cấp cho kháchhàng một hệ thống công cụ thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm thu, ủynhiệm chi, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… giúp cho khách hàng thuận tiện hơnrất nhiều trong thanh toán, tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời đảmbảo việc thanh toán được an toàn

Bên cạnh thanh toán trong phạm vi quốc gia, việc thực hiện hoạt động thanhtoán quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện nền kinh tế ngàycàng có xu thế mở cửa hội nhập, quá trình trao đổi lưu thông hàng hóa giữacác đối tác ở các nước khác nhau ngày càng nhiều Trong hoạt động xuất nhậpkhẩu, ngoài việc hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng cònđứng ra làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp Việc thanh toángiữa hai bên được thực hiện qua hệ thống ngân hàng bằng các phương thứcđược thỏa thuận thuận tiện nhất cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi của cả haibên xuất nhập khẩu, góp phần mở rộng quan hệ ngoại thương giữa các nước

2 LuËt c¸c tæ chøc tÝn dông sè 07/1997/QHX

Trang 11

Trên đây là ba hoạt động không thể thiếu của bất cứ một Ngân hàng thươngmại nào Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, Ngân hàng thương mại còn có một

số hoạt động khác

+ Các hoạt động khác.

Hầu hết các Ngân hàng thương mại hiện nay đều thực hiện nghiệp vụ liênquan tới chứng khoán như môi giới, tư vấn đầu tư, tự doanh, bảo lãnh cam kếtphát hành chứng khoán, lưu trữ, thanh toán chứng khoán… Ngoài ra, theoLuật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại còn được thực hiện một sốhoạt động như góp vốn mua cổ phần, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoạihối, vàng và các giấy tờ có giá, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vựcliên quan đến hoạt động ngân hàng, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn,bảo quản…

Các hoạt động của Ngân hàng thương mại có quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫnnhau, trong đó hoạt động huy động vốn là cơ sở để thực hiện hoạt động sửdụng vốn Hoạt động sử dụng vốn làm tăng khả năng sinh lời của Ngân hàngthương mại Trên cơ sở những hoạt động sử dụng vốn (như hoạt động tíndụng), Ngân hàng thương mại có thể thực hiện được các hoạt động trung gianthanh toán và tới lượt nó, hoạt động trung gian thanh toán sẽ làm tăng nguồnvốn và mở rộng việc sử dụng vốn vì hoạt động trung gian thanh toán có thểcoi vừa là hoạt động huy động vốn vừa là hoạt động sử dụng vốn

Trên đây là khái quát toàn bộ các hoạt động của một Ngân hàng thương mại.Theo đối tượng và giới hạn được nghiên cứu trong luận văn này, hoạt độngthanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại sẽ được đi sau hơn

b H oạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại.

Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ và các yêu cầu về tiền tệ phátsinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chứckinh tế quốc tế, giữa các doanh nghiệp, các cá nhân của các quốc gia khác

11

Trang 12

nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoạibằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng Hay nói cách khác, thanh toán quốc tế là việc phản ánh sự vận động có tínhđộc lập tương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển tư bản và hàng hoágiữa các quốc gia khác nhau, do không cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ củacác bên tại một thời điểm nhất định

Khác với thanh toán trong phạm vi một nước, thanh toán quốc tế thường gắnvới việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác.Đồng tiền nội địa với chức năng là phương tiện lưu thông, phương tiện thanhtoán trong phạm vi một quốc gia sẽ không vượt ra khỏi giới hạn của nó đượcnếu như hai bên liên quan trong hợp đồng không có sự thoả thuận với nhau.Bởi vì khi ký kết hợp đồng thương mại, tín dụng các bên phải đàm phánthống nhất đồng tiền nào được sử dụng để thanh toán giao dịch, nó có thể làđồng tiền của nước người mua, tiền của nước người bán hoặc một đồng tiềncủa một nước nào đó được chọn để giao dịch thanh toán

Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là các loại ngoại

tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi như đồng USD, đồng EUR, đồng GBP,đồng FRF, đồng JPY, đồng DEM Trong đó đồng USD và EUR vẫn giữ vaitrò chủ đạo trong thanh toán quốc tế bởi sự nhanh chóng và tiện lợi trong việcthực hiện các giao dịch này

Thanh toán quốc tế chủ yếu là thanh toán qua chứng từ, tách rời với sự dichuyển của hàng hoá từ nước người bán đến nước người mua Thanh toánquốc tế có quan hệ trực tiếp đến cả bên mua lẫn bên bán Nếu công tác thanhtoán quốc tế được làm tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương pháttriển, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương

Hiện nay phần lớn việc chi trả trong thanh toán quốc tế được thực hiện thôngqua hệ thống SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu)

Trang 13

Theo thống kê của tổ chức này thì có tới 72% các giao dịch tài chính tiền tệquốc tế hàng ngày được thực hiện qua SWIFT Phần còn lại được thực hiệnthông qua con đường điện tín, bưu điện dưới hình thức uỷ nhiệm thu, chi hộlẫn nhau giữa các ngân hàng Tỉ lệ trả bằng tiền mặt trong thanh toán quốc tếchiếm một phần không đáng kể.

Xuất phát từ nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, các doanh nghiệpluôn luôn có xu hướng mở rộng thị trường của mình ra bên ngoài, từ đó hìnhthành các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước khác nhau Mỗi nước có sựkhác nhau về chế độ chính trị, môi trường pháp luật, phong tục tập quán cũngnhư khoảng cách địa lý, bên cạnh đó còn có những bất đồng về ngôn ngữ,tiềm lực tài chính của các đối tác và hệ thống tiền tệ khác nhau khiến choquan hệ mua bán thanh toán giữa các nước rất phức tạp và thường xuyên xảy

ra rủi ro bất trắc Để giải quyết những vướng mắc này cần có một trung giantài chính đứng ra đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên và Ngân hàng thương mạivới hoạt động thanh toán quốc tế của mình đã đáp ứng được đòi hỏi đó Hoạtđộng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại là một mắt xích khôngthể thiếu được trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoạithương Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt độngthanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại đã đóng góp rất nhiều cho kháchhàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân Ngân hàng thương mại

+ Đối với khách hàng:

Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngânhàng thương mại giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàngđược tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đachi phí

Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, quyền lợi của khách hàng được đảmbảo hơn, do khách hàng được ngân hàng tư vấn để lựa chọn các phương thức

13

Trang 14

thanh toán, kỹ thuật thanh toán cũng như đồng tiền thanh toán nhằm giảmthiểu rủi ro, tạo ra sự an tâm cho khách hàng trong giao dịch mua bán vớinước ngoài.

Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, nếu khách hàng không đủ khảnăng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ cho vay đểthanh toán hàng nhập bằng cách bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng từ xuấtkhẩu, đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Qua việcthực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có những tư vấn cho khách hàng

và những điều chỉnh về chiến lược khách hàng

+ Đối với nền kinh tế.

Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong hoạt độngkinh tế đối ngoại Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoạithương phát triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, tăngnhanh tốc độ chu chuyển của vốn, góp phần phát triển kinh tế

Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiềnmặt trong nền kinh tế, giảm bớt các chi phí trung gian, đồng thời hoạt độngthanh toán quốc tế đã thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam bằngcác nghiệp vụ kiều hối, chuyển tiền đến và L/C xuất khẩu

+ Đối với bản thân Ngân hàng thương mại.

Thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụngtài trợ xuất nhập khẩu, phát triển các nghiệp vụ liên quan như kinh doanhngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác

Thanh toán quốc tế đem lại khoản thu phí dịch vụ quan trọng: hoạt độngthanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng về giao dịch,

từ đó tăng quy mô hoạt động và thị phần của mình trên thị trường

Trang 15

Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng: trong quá trìnhthực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thươngmại luôn có một nguồn tiền tập trung chờ thanh toán Nguồn tiền này tươngđối ổn định và phát sinh thường xuyên, là một nguồn nâng cao khả năngthanh khoản cho ngân hàng.

Thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại có thể tạo ra được vòngtròn dịch vụ khép kín, từ đó đảm bảo các nghiệp vụ ngân hàng có liên quanđến nhau như tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệđược giám sát, theo dõi kỹ lưỡng bởi nhiều phòng ban khác nhau, hạn chế rủi

ro Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nắm được tình hình kinh doanh của cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thực hiện quản lý có hiệu quảhoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại

mà Nhà nước đề ra

Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại: thông qua việc bảolãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, ngânhàng thương mại sẽ có quan hệ đại lý với ngân hàng và đối tác nước ngoài.Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác và tương trợ Với thời gian hoạt độngnghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngày càng rộng mở

Tóm lại, có thể khẳng định, hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt độngtrung gian của Ngân hàng thương mại, có tác dụng mang lại thu nhập, hỗ trợcác hoạt động khác của Ngân hàng thương mại, giúp cho quá trình thanh toáncủa khách hàng được nhanh chóng, đảm bảo Điều này được thể hiện rõ hơnkhi nghiên cứu đến các phương thức thanh toán quốc tế

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại

a Phương thức chuyển tiền

Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu ) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán,

15

Trang 16

người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ ) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Các bên tham gia:

Người trả tiền hay người chuyển tiền (người mua, người mắc nợ, người đầu tư, người chuyển kinh phí ra ngoài nước, kiều bào chuyển tiền về nước ): Là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra

nước ngoài

Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư )

hoặc là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định

Ngân hàng chuyển tiền: Là ngân hàng thực hiện lệnh của người yêu

cầu chuyển tiền, thường là ngân hàng ở nước người chuyển tiền

Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền: Thường là ngân hàng

ở nước người hưởng lợi

Chi phí chuyển tiền do người chuyển tiền hoặc người trả tiền thanh toán.Ngân hàng chuyển tiền được hưởng các chi phí đó Tiền chuyển có thể làđồng tiền của nước trả tiền, hoặc người hưởng lợi, hoặc một nước thứ ba

* Trình tự tiến hành nghiệp vụ:

(2) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) cùng với

ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại ngân hàng )

(3) Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng

(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi

Ưu nhược điểm của phương thức này:

- Ưu điểm: Thủ tục hết sức đơn giản, không có chứng từ phức tạp,

rườm rà, người mua và người bán không phải tiến hành thanh toán trựctiếp với nhau

- Nhược điểm: Độ an toàn trong thanh toán không cao, không đảm

bảo quyền lợi cho người bán, hàng đã chuyển nhưng việc trả tiền phụthuộc vào thiện chí của người mua Trong trường hợp người mua chuyểntiền trước khi giao hàng mà vì một lý do nào đấy, việc giao hàng củangười bán chậm trễ, hoặc không đúng theo yêu cầu thì người mua sẽ ứđọng vốn Vì vậy, phương thức này chủ yếu áp dụng để thanh toán phimậu dịch, các chi phí liên quan đến trả nợ, bồi thường, còn nếu áp dụng

Trang 17

trong thanh toán xuất nhập khẩu thì chủ yếu đối với khách hàng quenbiết, có tín nhiệm cao.

Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên

cơ sở hối phiếu của người bán lập ra

Các bên tham gia phương thức nhờ thu gồm có:

- Người bán tức là người hưởng lợi (Principal)

- Ngân hàng bên bán là ngân hàng nhận sự uỷ thác của người bán(Remitting Bank)

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán là ngân hàng ở nước ngườimua (Collecting Bank and/or Presenting Bank)

- Người mua tức là người trả tiền (Drawee)

Có hai loại nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.

Một là: Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection).

Nhờ thu phiếu trơn là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ gửi hàng sẽ đưọc gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.

Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian làm dịch vụthu hộ tiền người mua, còn trách nhiệm trả tiền hay không là do người muaquyết định

 Các bên tham gia:

+ Người bán, người hưởng lợi: Là người ủy nhiệm cho ngân hàng thutiền người mua

+ Người mua, người trả tiền: Là người có trách nhiệm thanh toán tiềnhàng mua của người bán khi ngân hàng đến yêu cầu đòi thanh toán

+ Ngân hàng nhờ thu: Là ngân hàng thu tiền từ người mua, thường làngân hàng phục vụ bên mua đồng thời là ngân hàng đại lý của ngân hàngngười bán

 Trình tự tiến hành:

17

Trang 18

(1) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua,lập một hối phiếu đòi tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng củamình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu.

(2) Ngân hàng phục vụ bên bán gửi thư ủy thác nhờ thu kèm hối phiếucho ngân hàng đại lý của mình tại nước người mua nhờ thu tiền.(3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu là trảtiền ngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu)

(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán, nếu chỉ là

chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng sẽ giữ hối phiếu hoặc gửi lại chongười bán Khi đến hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ đòi tiền củangười mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên

 Ưu nhược điểm của phương pháp này:

Phương pháp nhờ thu không kèm chứng từ tuy có ưu điểm là thanh toántương đối nhanh, thực hiện đơn giản nhưng có nhược điểm là không đảm bảoquyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rờikhỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng mà không trả tiềnhay trả tiền chậm Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có bấtlợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thì người mua phải trả tiền ngaytrong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng theo hợp đồng haykhông

Như vậy, với phương pháp này, tính an toàn đối với cả người xuất khẩu vànhập khẩu đều thấp, tốc độ thanh toán chậm Do vậy, nó ít được sự dụngtrong thanh toán quốc tế, có chăng chỉ là thanh toán các chi phí vận tải, bảohiểm, hoa hồng, lợi tức hoặc khi hai bên mua và bán tin cậy lẫn nhau hoặchai bên cùng nội bộ công ty với nhau (công ty mẹ và công ty con)

Hai là: Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngânhàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn

cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trảtiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua đểnhận hàng

Trong phương thức này, điểm khác biệt cơ bản với nhờ thu phiếu trơn làngười xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn khống chế

bộ chứng từ hàng hoá đối với người nhập khẩu Với cách khống chế chứng từnày, quyền lợi của người bán sẽ được đảm bảo hơn

 Trình tự tiến hành:

Người Mua

Trang 19

Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ cũnggiống như nhờ thu phiếu trơn, chỉ khác ở khâu (1) là lập một bộ chứng từ nhờngân hàng thu hộ tiền Bộ chứng từ gồm có hối phiếu và các chứng từ gửihàng kèm theo, ở khâu (3) là ngân hàng đại lý chỉ trao chứng từ gửi hàng chongười mua nếu như người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền hối phiếu.

Tuỳ theo thời hạn trả tiền, ta chia phương thức này thành hai loại:

Được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay

-D/A): Áp dụng trong trường hợp nhờ thu trả sau.

So với hình thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức D/A và D/P đảm bảo hơn vìngân hàng thay mặt người bán khống chế chứng từ Tuy nhiên, hai phươngthức này còn có những hạn chế như:

Đối với D/P thì người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng từhàng hoá mà không được kiểm tra hàng hoá trước Vì vậy, người mua gặp rủi

ro trong trường hợp hàng hoá không giao đúng như mô tả chứng từ hoặckhông đúng trong hợp đồng Còn về phía nhà xuất khẩu thì phải rất tin tưởngvào khả năng và thiện chí thanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các ngânhàng tham gia hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán Nếu người mua

từ chối bộ chứng từ thì người xuất khẩu phải chịu hết tất cả chi phí chuyênchở hàng hoá và cả mọi rủi ro trên đường vận chuyển

Đối với D/A thì người xuất khẩu chịu rủi ro nhiều hơn so với nhờ thu D/P vìkhi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì một lý

do nào đó trong khi đã nhận hàng Thời gian thanh toán bị kéo dài do phảiphụ thuộc vào thời gian chứng từ luân chuyển từ ngân hàng bên xuất khẩuđến ngân hàng bên nhập khẩu nên người xuất khẩu phải mất khá lâu mới thuđược tiền còn người nhập khẩu thì có lợi hơn

Tóm lại, với phương thức này, việc ngân hàng khống chế các chứng từ hànghoá khiến cho quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm hơn phươngthức nhờ thu phiếu trơn và chuyển tiền, thời gian thanh toán thì ngắn hơn vàchi phí ít hơn so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng Do vậy,phương thức này được sử dụng trong phương thức xuất nhập khẩu với nhữnghợp đồng có giá trị nhỏ và thanh toán dịch vụ đối với các khách hàng quen vàtin cậy

Trang 20

thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởnglợi của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trongphạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từphù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng Một công cụ vô cùngquan trọng không thể thiếu được trong phương thức tín dụng chứng từ là thưtín dụng, nếu không mở được thư tín dụng thì phương thức thanh toán nàycũng không được xác lập.

Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một bản cam kết dùng trong thanhtoán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêucầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho ngân hàng ở nướcngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người hưởng (ngườixuất khẩu), cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thờihạn quy định, với điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từphù hợp với những nội dung, điều kiện quy định như trong Thư tín dụng Trên đây là những nội dung cơ bản về các phương thức thanh toán quốc tếhiện nay Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là do hai bên xuất nhậpkhẩu quyết định dựa trên các điều kiện cụ thể nhằm thoả mãn quyền lợi của

cả hai phía Tuy nhiên, phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm ưu thế, làmột phương thức thanh toán chủ yếu Điều này sẽ được khẳng định khi đi sâunghiên cứu về phương thức này ở phần tiếp theo

1.2 TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU TRONG

THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Cơ sở hình thành thư tín dụng

Ngày nay, việc mở rộng nền kinh tế và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tếquốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương phát triển tạicác quốc gia Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển xóa bỏ dần hàngrào buôn bán giữa các quốc gia Các giao dịch thương mại không chỉ diễn ra

Trang 21

giữa những khách hàng quen biết, có tín nhiệm cao Trong khi người bán luônngần ngại khi chuyển giao hàng hóa của họ trước khi nhận được tiền, cònngười mua lại muốn nắm được hàng hóa trước khi trả tiền thì phương thứcnhờ thu và chuyển tiền rõ ràng đã bộc lộ những hạn chế của nó Vì rất khó cóthể làm cho việc trao đổi tiền và hàng được tiến hành đồng thời nên trên thực

tế các bên thường thỏa thuận với nhau một biện pháp thỏa hiệp: trả tiền khigiao hàng tượng trưng, tức là giao chứng từ chuyển quyền sở hữu hay quyềnkiểm soát hàng hóa Trên cơ sở đó phương thức tín dụng chứng từ ra đời vànhanh chóng trở thành phương thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhấttrong thanh toán xuất nhập khẩu Trong phương thức này, các ngân hàngkhông chỉ đóng vai trò là trung gian thu hộ mà được yêu cầu tham gia bằngcách cam kết chắc chắn sẽ trả tiền cho người bán khi họ xuất trình đầy đủ bộchứng từ phù hợp với nội dung của thư tín dụng

Các bên tham gia cơ bản trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

- Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hoáhoặc là người mua ủy thác cho một người khác

- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhậpkhẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu

- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất

cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước ngườihưởng lợi

1.2.2 Các hình thức thư tín dụng chủ yếu

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ưu việt hơn hẳn những phươngthức thanh toán quốc tế khác Tuy vậy, hiệu quả của phương thức này sẽ đượcthể hiện đầy đủ hơn khi ta biết lựa chọn loại Thư tín dụng phù hợp với yêu

21

Trang 22

cầu của từng tình huống cụ thể trong mối quan hệ thương mại quốc tế nảysinh giữa các bên.

Theo quy ước quốc tế, Thư tín dụng bao gồm nhiều loại Có thể phân biệtchúng dưới các giác độ khác nhau dưới đây:

Căn cứ vào tính chất: có các loại Thư tín dụng sau:

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau khiL/C được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sunghoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợiL/C

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại Thư tín dụng

mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở Thư tín dụng sẽ không được tự ýsửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng

ý của người hưởng Thư tín dụng Để đảm bảo được tính chất và tác dụng củaThư tín dụng , ngày nay hầu hết Thư tín dụng được mở theo hình thức khônghuỷ ngang

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Irrevocable confirmedL/C): là loại Thư tín dụng không thể huỷ ngang được một ngân hàng thứ bađứng ra đảm bảo thanh toán bên cạnh ngân hàng phát hành Thư tín dụng LoạiThư tín dụng này thường được dùng khi hai bên mua-bán chưa có quan hệ tínnhiệm nhau, người bán chưa tin tưởng vào uy tín của người mua cũng nhưchưa tin tưởng vào uy tín của ngân hàng phát hanh

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (irrevocabletransferable L/C): là loại Thư tín dụng không huỷ ngang trong đó quy địnhquyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở Thư tíndụng hay ngân hàng chuyển nhượng Thư tín dụng do ngân hàng mở Thư tíndụng uỷ quyền chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện Thư tíndụng cho một hay nhiều người khác Thư tín dụng chỉ được phép chuyển

Trang 23

nhượng một lần Thư tín dụng chuyển nhượng thường được sử dụng trongmua bán hàng hoá tay ba, khi người hưởng lợi thứ nhất là đại lý của ngườibán cuối cùng Tuy nhiên loại Thư tín dụng này cũng ít được sử dụng vì chứađựng nhiều rủi ro cho người mở Thư tín dụng cũng như người được chuyểnnhượng do không có sự hiểu biết lẫn nhau.

Căn cứ vào thời hạn thanh toán:

- Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): là loại Thư tín dụng trong đó ngườixuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp vớiđiều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ thị thanh toán.Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêucầu thanh toán

- Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment L/C): loại Thư tín dụng này quyđịnh việc thanh toán sẽ được tiến hành vào một thời điểm xác định trongtương lai Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng pháthành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán bộ chứng từ được xuất trìnhphù hợp với quy định trong Thư tín dụng vào một thời điểm xác định trongtương lai đã nêu trong Thư tín dụng Đồng thời, ngân hàng phát hành cũngcam kết bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán đúng thời hạn

Một số hình thức Thư tín dụng đặc biệt.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại Thư tín dụng do ngườixuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một Thư tín dụng khác chongười khác hưởng căn cứ vào một Thư tín dụng đã được mở trước đó làmđảm bảo Nội dung của hai Thư tín dụng là gần giống nhau, tuy nhiên nó lạihoàn toàn độc lập với nhau Nghiệp vụ Thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp,đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của Thư tíndụng gốc và Thư tín dụng giáp lưng Loại Thư tín dụng này thường được sử

23

Trang 24

(2)Ngân hàng

phục vụ người

nhập khẩu

Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

Người nhập

khẩu

Người xuất khẩu

(5)(6)

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại Thư tín dụng không thể huỷngang, sau khi sử dụng xong hoặc đã hết hiệu lực thì nó lại tự động có giá trịnhư cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị được thựchiện hoàn tất Thư tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng khi các bên tincậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên theo định kỳ

- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại Thư tín dụng có điềukhoản đặc biệt, trong đó người hưởng Thư tín dụng thông qua ngân hàng pháthành đồng ý ứng trước một số tiền nhất định cho người hưởng trước khi họxuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định Loại Thư tíndụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa công ty mẹ-con,tài trợ cho người bán để chuẩn bị hàng hoá

- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) là loại Thư tín dụng do ngân hàng củangười xuất khẩu phát hành trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ thanhtoán cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụgiao hàng theo như Thư tín dụng đã quy định

1.2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Trang 25

Người nhập

khẩu

Người xuất khẩu

(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng củamình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng

(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lậpmột thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thôngbáo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu (3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng phục vụ người xuất khẩu đóngvai trò là ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộnội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốccủa thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu

(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếukhông thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tíndụng cho phù hợp với hợp đồng

(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thưtín dụng xuất trình thông qua ngân hàng phục vụ mình (có thể là ngânhàng thông báo hoặc ngân hàng khác) cho ngân hàng mở thư tín dụng xinthanh toán

(6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp vớithư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu Nếu thấy khôngphù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ chongười xuất khẩu (nếu người nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì ngânhàng mở thư tín dụng vẫn thanh toán và trừ phí sai sót của bộ chứng từ)

25

Trang 26

(7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng

từ cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhậnthanh toán

(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thìtrả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chốitrả tiền

NHỮNG CHỨNG TỪ CHỦ YẾU THEO THƯ TÍN DỤNG BAO GỒM:(1) Hối phiếu (Draft): theo công ước quốc tế về Hối phiếu (Uniform Law forBills of Exchange – ULB) năm 1930, Hối phiếu được hiểu là một tờ lệnh trảtiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người nàykhi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu phảitrả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người nàytrả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu

(2) Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ do người bán lập

để đòi tiền người mua, chứa đựng những thông tin quan trọng về chuyến hàngnhư tên hàng, số lượng, đơn giá, giá trị thanh toán Đây được coi là mộttrong những chứng từ quan trọng nhất, không thể thiếu trong những chứng từxuất trình

(3) Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ chỉ rõ nguồn gốc,xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu Chứng từ này thường do Phòng Thương mạicấp trên cơ sở kê khai của người bán hoặc một bên trung gian nào đó

(4) Chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance): Chứng từ này do công tyBảo hiểm hoặc đại lý của họ lập ra để bảo hiểm cho lô hàng xuất nhập khẩudựa trên hợp đồng bảo hiểm và tuỳ thuộc vào điều kiện giao hàng

(5) Chứng từ vận tải:

Vận đơn đường biển (Bill of Lading), vận đơn hàng không (Airway Bill) hoặcvận đơn đường sắt (Railway Bill): là chứng từ được hãng vận tải phát hành, là

Trang 27

bằng chứng về việc giao hàng của người bán Đối với phương thức giao hàngbằng đường biển thì vận đơn được xem là chứng từ quan trọng nhất, vừa làbằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở, vừa là biên lai của Người chuyênchở xác nhận đã nhận hàng, vừa là chứng từ xác thực quyền sở hữu đối vớihàng hoá Chứng từ vận tải thường có những nội dung như tên tàu, số vậnđơn, ngày phát hành vận đơn

(6) Phiếu đóng gói (Packing list): nội dung của chứng từ này thường mô tả chitiết về chuyến hàng đã giao như số Container, trọng lượng tịnh, trọng lượng

1.2.4 Đặc điểm của thư tín dụng và vai trò của Ngân hàng thương mại

trong quá trình thực hiện thanh toán theo thư tín dụng

27

Trang 28

a) Thư tín dụng có những đặc điểm sau:

Một là: thư tín dụng hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưngsau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán Người mua căn cứvào hợp đồng để làm đơn yêu cầu mở Thư tín dụng Người bán căn cứ vàocác điều kiện của Thư tín dụng tiến hành giao hàng và nếu xuất trình được cácchứng từ có phù hợp với hợp đồng hay không không phải là trách nhiệm củangân hàng và không ảnh hưởng đến trách nhiệm thanh toán của ngân hàng.Tính độc lập của Thư tín dụng không huỷ bỏ trách nhiệm của ngân hàng pháthành khi hợp đồng mua bán đã được huỷ bỏ nhưng Thư tín dụng vẫn còn hiệulực Do đó người bán khi nhận được Thư tín dụng phải kiểm tra kỹ các điềukhoản của Thư tín dụng, nếu có điều khoản nào chưa phù hợp phải yêu cầungười mua tiến hành sửa đổi Thư tín dụng cho phù hợp trước khi thực hiệngiao hàng

Hai là: trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, các ngân hàng chỉ giao dịchcăn cứ vào chứng từ, chứ không liên quan đến hàng hoá Ngân hàng cam kếtthanh toán cho người hưởng khi họ xuất trình được bộ chứng từ mà thể hiệntrên bề mặt là phù hợp với các điều khoản của Thư tín dụng mà hoàn toànkhông phụ thuộc vào việc người mua đã nhận được hàng hoá hay chưa, hànghoá có đúng quy cách hay không Do đó, quyền lợi của người bán sẽ đượcđảm bảo nếu họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điềukhoản, điều kiện của thư tín dụng

b) Vai trò của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ.

Đối với nhà nhập khẩu:

Khi nhà nhập khẩu chưa có uy tín với nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu chắc chắnkhông muốn giao hàng trước khi nhận được tiền Ngược lại, nhà nhập khẩukhi chưa nhận được hàng cũng không hề muốn trả tiền trước, một mặt sẽ có

Trang 29

rủi ro nếu nhà xuất khẩu không giao được hàng, mặt khác vốn sẽ bị chiếmdụng trong một thời gian dài, nhất là những hàng mà nhà xuất khẩu phải sảnxuất rồi mới giao được hàng Sử dụng phương thức thanh toán quốc tế là tíndụng chứng từ sẽ giải quyết được mâu thuẫn đó Ngân hàng, bằng uy tín củamình sẽ đứng ra cam kết thanh toán Nhà nhập khẩu sẽ được tư vấn về nhữngđiều khoản trong hợp đồng để xây dựng một Thư tín dụng chặt chẽ, có lợi chonhà nhập khẩu Nhà nhập khẩu cũng kiểm soát được hàng hoá thông qua việcnhà xuất khẩu sẽ phải xuất trình những chứng từ chứng nhận xuất xứ, kiểmđịnh chất lượng do những cơ quan kiểm định độc lập phát hành Ngân hàng

sẽ kiểm tra bộ chứng từ đó có phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp củatừng nước hay không, việc kiểm tra này đòi hỏi kinh nghiệm và sự chuyênnghiệp cao Ngoài ra, nếu nhà nhập khẩu đã có uy tín với ngân hàng thìthường các ngân hàng sẽ cấp một hạn mức miễn ký quỹ mở Thư tín dụng chokhách hàng Đây là một trong những ưu việt chỉ có được khi áp dụng phươngthức tín dụng chứng từ Nhà nhập khẩu bằng việc tận dụng uy tín của ngânhàng đã tránh được việc ứ đọng vốn

Đối với nhà xuất khẩu:

Chính từ đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là ngân hàng chỉ làmviệc dựa trên chứng từ, nên khi nhà xuất khẩu đã giao hàng và tập hợp được

bộ chứng từ hoàn hảo, việc được thanh toán là chắc chắn Dù trên đường hànghoá có gặp rủi ro thì việc hai bên giải quyết với bên bảo hiểm cũng không ảnhhưởng tới việc ngân hàng phát hành phải thanh toán Hoặc nhà nhập khẩu gặprủi ro, mất khả năng thanh toán, nhà xuất khẩu vẫn chắc chắn nhận được tiềncủa ngân hàng Như vậy tất cả chỉ phụ thuộc vào việc nhà xuất khẩu có xuấttrình được bộ chứng từ có hoàn hảo hay không, điều này nhà xuất khẩu sẽđược ngân hàng phục vụ mình tư vấn Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn tránh đượcrủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu, vì khi Thư tín dụng đã

29

Trang 30

được mở thì người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ ra nướcngoài của cơ quan quản lý ngoại hối Đối với những phương thức khác nhưchuyển tiền (sau khi nhận hàng) hay nhờ thu, tại thời điểm thanh toán nếunước người nhập khẩu có sự thay đổi về quản lý ngoại hối liên quan đếnngoại tệ hai bên đã thoả thuận thì rủi ro này hoàn toàn thuộc về nhà xuấtkhẩu.

Khi đã có được bộ chứng từ, nhà xuất khẩu còn có thể để nghị ngân hàngphục vụ mình chiết khấu (đối với bộ chứng từ trả ngay) hay bán trước hạn cáchối phiếu đã được chấp nhận (đối với bộ chứng từ trả chậm), do đó có thểnhanh chóng thu hồi vốn tái đầu tư

Tóm lại, lợi ích lớn nhất của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ làthông qua đó có thể đạt tới sự thoả thuận chấp nhận được giữa những lợi íchđối kháng của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thông qua việc làm cho thờigian trả tiền phù hợp với thời hạn giao hàng Ta cũng đã biết dịch vụ nàymang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng Tuy nhiên ngân hàng cũng phải hếtsức thận trọng khi thực hiện phương thức thanh toán này do có rất nhiều nhân

tố ảnh hưởng tới nó, có thể tạo thuận lợi mà cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi rocho ngân hàng

THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng

Đây là những nhân tố nội tại của mỗi ngân hàng thương mại, nó có ảnh hưởngtrực tiếp tới hiệu quả áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toánquốc tế

Nhân tố đầu tiên phải kể đến là mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt độngthanh toán quốc tế nói chung Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từtrung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ

Trang 31

động cho chi nhánh sẽ tiết kiện được chi phí, thời gian thanh toán nhanhchóng và an toàn, đó là tác nhân thu hut khách hàng đến với ngân hàng nhiềuhơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo

Nhân tố thứ hai là uy tín và tiềm lực tài chính của Ngân hàng thương mạitrong nước và quốc tế Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đặcbiệt và nhạy cảm, uy tín và tiềm lực tài chính sẽ tạo được lòng tin với kháchhàng, thu hút được khách hàng tới với ngân hàng, từ đó lại càng củng cố cho

uy tín và tiềm lực của ngân hàng Đặc biệt với phương thức tín dụng chứng

từ, uy tín của ngân hàng càng đóng vai trò quan trọng Thư tín dụng là mộtcam kết của ngân hàng phát hành cung cấp cho người hưởng, do đó uy tín củangân hàng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện của thư tín dụng.Một thư tín dụng do một ngân hàng uy tín phát hành sẽ dễ dàng được ngườihưởng chấp nhận, không đòi hỏi sự xác nhận của ngân hàng thứ hai, giảm cácchi phí không cần thiết cho người nhập khẩu và người xuất khẩu, gây lòng tincho khách hang, từ đó sẽ thu hút được nhiều hơn khách hàng đến với ngânhàng, phát triển được các hoạt động của ngân hàng nói chung cũng nhưphương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng Uy tín của ngân hàngđược đánh giá qua các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, kỹ thuật xử lý nghiệp

vụ, quy mô của nguồn vốn huy động và cho vay, khả năng đáp ứng cácphương tiện thanh toán, sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thái độ phục vụcủa đội ngũ cán bộ ngân hàng

Mạng lưới ngân hàng đại lý cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới nghiệp vụtín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại Các thư tín dụng mở ra đượctruyền từ ngân hàng mở đến ngân hàng thông báo đều phải thông qua mạngSWIFT và giữa hai ngân hàng phải có trao đổi mã khóa SWIFT để đảm bảotính chân thực của thư tín dụng Nếu giữa hai ngân hàng không có trao đổi mãkhóa SWIFT thì sẽ phải thông qua ngân hàng trung gian Như vậy rõ ràng với

31

Trang 32

những ngân hàng mở thư tín dụng có hệ thống ngân hàng đại lý rộng thì thưtín dụng mở ra sẽ tới tay người hưởng nhanh hơn, giảm được chi phí trunggian Mặt khác khi thanh toán thư tín dụng, nếu ngân hàng chiết khấu cómạng lưới ngân hàng đại lý rộng sẽ đảm bảo nhận được tiền từ ngân hàng mởthư tín dụng mà không phải qua nhiều ngân hàng trung gian, vừa tiết kiệm phíchuyển tiền, vừa tiết kiệm thời gian Thông qua quan hệ với các ngân hàngđại lý, ngân hàng có thể khai thác được các nguồn tài trợ không nhỏ, các hạnmức tín dụng, tạo vốn đáp ứng nhu cầu cho khách hàng nhập khẩu Cũngthông qua hoạt động của các ngân hàng đại lý, ngân hàng còn có thể khai thácthông tin liên quan đến tình hình tài chính của các đối tác nước ngoài, hỗ trợcho các khách hàng nội địa Ngoài ra, mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn sẽcủng cố uy tín của ngân hàng đó trên thị trường trong nước và quốc tế, tạolòng tin cho khách hàng khi đến với ngân hàng.

Một nhân tố nữa cũng ảnh hưởng lớn tới nghiệp vụ thanh toán quốc tế nóichung và nghiệp vụ tín dụng chứng từ nói riêng là công nghệ ngân hàng.Ngày nay, hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác,tiện lợi, vì vậy sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là hết sức quan trọng Côngnghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cơ sở vật chất và mạng lưới truyềnthông, thanh toán Hệ thống mạng máy tính và các chương trình ứng dụng của

nó có liên quan chặt chẽ đến chất lượng hoạt động thanh toán và phương thứctín dụng chứng từ Hệ thống công nghệ thanh toán hiện đại sẽ giúp cho việcthanh toán qua ngân hàng được thực hiện trôi chảy và nhanh chóng, đảm bảo

an toàn và tiết kiệm chi phí Việc nối mạng thông tin cũng giúp cho ngânhàng quảng bá hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng,thu hút thêm nhiều khách hàng đến với ngân hàng

Nhân tố ảnh hưởng tiếp theo là chất lượng các hoạt động liên quan Phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán

Trang 33

quốc tế, là khâu cuối cùng của quá trình mua bán trong ngoại thương Đểkhâu cuối cùng này diễn ra được suôn sẻ thì các khâu đầu phải trôi chảy Mộtkhách hàng muốn mở thư tín dụng nhập khẩu sẽ có thể được ngân hàng cấptín dụng, bán ngoại tệ để ký quỹ hay thanh toán và được ngân hàng đứng rabảo lãnh khi cần thiết Ngược lại khách hàng xuất khẩu lại muốn được ngânhàng tài trợ thông qua việc chiết khấu bộ chứng từ hoặc cho vay ứng trước,nên một trong những khâu này ách tắc sẽ dẫn đến cả quá trình cùng ách tắc vàkhông thể thực hiện được việc thanh toán Do vậy sự phối kết hợp đồng bộgiữa các hoạt động liên quan là nhân tố quan trọng góp phần phát triểnphương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Nhân tố cuối cùng nhưng lại là nhân tố quyết định ảnh hưởng tới nghiệp vụtín dụng chứng từ là trình độ của cán bộ ngân hàng Trình độ chuyên môn,ngoại ngữ, những kinh nghiệm thực tiễn và thái độ tiếp khách của cán bộthanh toán quốc tế sẽ góp phần thu hút khách tới ngân hàng, nâng cao chấtlượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro xảy ra So với các phương thức thanh toánquốc tế khác, phương thức tín dụng chứng từ phức tạp hơn, đòi hỏi cán bộnghiệp vụ phải có một trình độ nhất định Do vậy, để phát triển phương thứctín dụng chứng từ, trình độ cán bộ phải không ngừng được nâng cao vềchuyên môn, ngoại ngữ cũng như kiến thức về pháp luật, thông lệ quốc tế đểđáp ứng được nhu cầu của khách hàng Khi khách hàng đã được phục vụ niềm

nở với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng mọi nhu cầu phức tạp nhất, họ sẽcảm thấy hài lòng và chọn ngân hàng làm nơi giao dịch Ngoài việc hướngdẫn khách hàng mọi thủ tục, cách thức thanh toán, cán bộ thanh toán quốc tếcòn phải làm nhiệm vụ tư vấn hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng cóđược những điều khoản có lợi cho mình, lựa chọn các hình thức thanh toánphù hợp, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất, tạo cho khách hàng thực sự tintưởng, an tâm Mặt khác trình độ cán bộ thanh toán quốc tế vững sẽ xử lý các

33

Trang 34

kỹ thuật nghiệp vụ một cách chính xác, hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nângcao chất lượng nghiệp vụ tín dụng chứng từ.

Trên đây là những nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng tới hoạt độngthanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thươngmại Ngoài ra, các nhân tố bên ngoài ngân hàng cũng có ảnh hưởng khôngnhỏ đòi hỏi ngân hàng phải nắm bắt, thích nghi và vận dụng linh hoạt

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Thứ nhất là các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Mặc dù toàncầu hoá đang làm cho các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần nhau hơn,nhưng giữa các quốc gia vẫn tồn tại những khác biệt Môi trường kinh doanhtrong nước gồm tất cả các yếu tố như chính trị, văn hóa, luật pháp, sự pháttriển kinh tế, sự cạnh tranh Những nhân tố này vừa có tác động tới cácdoanh nghiệp – khách hàng của ngân hàng và tới cả bản thân ngân hàng Phải

kể đến hàng đầu là chính sách kinh tế đối ngoại Hoạt động thanh toán quốc tếnói chung trong đó phương thức tín dụng chứng từ nói riêng sôi động haytrầm lắng phụ thuộc nhiều vào chính sách đối ngoại của quốc gia Việc đưa racác định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậudịch có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của các doanh nghiệp ở nước ta, việcđổi mới tư duy về kinh tế đối ngoại, thực hiện nền kinh tế mở đã thúc đẩyhoạt động xuất nhập khẩu đạt được những thành tựu to lớn Kim ngạch xuấtnhập khẩu của Việt Nam tăng lên không ngừng, khuyến khích được các thànhphần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu Hoạt động xuấtnhập khẩu được mở rộng sang những thị trường mới như Mỹ, EU Hoạtđộng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển đòi hỏi sự phát triển củahoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng mà trong đó có phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ là phương thức chủ yếu

Trang 35

Ngày nay không ai phủ nhận tầm quan trọng của các quan hệ quốc tế tronghoạt động kinh tế, việc sử dụng đồng tiền nước ngoài trong thanh toán quốc tế

là phổ biến, rộng khắp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý ngoại hốithông qua việc đề ra các chính sách kiểm soát luồng vận động của ngoại hốivào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng Căn cứvào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụngchính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động củahoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước Việc làmnày sẽ ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường và do đó ảnh hưởngđến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, trước hết là ảnh hưởng đến ngoạithương và khả năng thực hiện thanh toán quốc tế của ngân hàng Chínhnguyên nhân kinh tế cũng làm thay đổi giá trị đồng tiền của mỗi nước và lànguyên nhân chính dẫn đến tỷ giá giữa các đồng tiền bị thay đổi Trên hết là

sự ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì ngân hàng

là trung tâm thanh toán của nền kinh tế Tỷ giá hối đoái cao hay thấp sẽ có tácđộng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu và đến lượt mình, các hoạtđộng xuất nhập khẩu lại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tếcủa các ngân hàng thương mại

Ngoài ra, các chính sách lãi suất, thuế suất (đặc biệt là thuế suất áp dụng đốivới hàng hoá xuất nhập khẩu), chính sách tiền tệ, các chính sách khuyến khíchđầu tư nước ngoài hay những yếu tố thuộc về cạnh tranh cũng có những ảnhhưởng lớn lao đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong đó có hoạt độngthanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

Thứ hai là sự thay đổi kinh tế, chính trị của nước bạn hàng Do liênquan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng kinh tế của nhiều quốc giakhác nhau, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức tín dụngchứng từ nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường

35

Trang 36

kinh tế, chính trị xã hội của các quốc gia Một sự biến động về chế độ chínhtrị của nước bạn hàng như thay đổi về quy định dự trữ ngoại hối, các quy định

về thuế, phí xuất nhập cảnh, sự thay đổi lãnh đạo hay quan điểm của các Đảngphái sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏathuận giữa các bên Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bấtlợi đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán, gây thiệt hạcho các bên tham gia trong đó có ngân hàng

Thứ ba là các yếu tố từ phía khách hàng như tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành viđạo đức của khách hàng Như đã phân tích, so với các phương thức thanh toánkhác, phương thức tín dụng chứng từ phức tạp hơn, đòi hỏi cả khách hàng vàngân hàng phải có một trình độ nhất định về ngoại thương, về thông lệ quốc

tế Từ khi ký kết hợp đồng, kháhc hàng phải có sự hiểu biết nhất định đểkhông đưa vào hợp đồng các điều khoản trái với thông lệ quốc tế, tạo điềukiện cho ngân hàng thực hiện trôi chảy quá trình thanh toán Trong phươngthức thanh toán này, cam kết thanh toán của ngân hàng được đưa ra trên cơ sởkhách hàng xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với các điềukhoản của thư tín dụng mà không có sự ràng buộc nào về hàng hoá Việckhách hàng giả mạo chứng từ đòi tiền là hoàn toàn có thể xảy ra Do vậy yếu

tố hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự pháttriển của phương thức thanh toán này

Như vậy việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong từ trong thanhtoán quốc tế của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố

Có những yếu tố thuộc về nội tại của mỗi ngân hàng như trình độ cán bộ ngânhàng, công nghệ, quy trình làm việc thì việc khắc phục sẽ có nhiều thuậnlợi Còn các yếu tố bên ngoài như chính sách lãi suất, thuế, chế độ tỷ giá hối

Trang 37

đoái trong nước cũng như nước ngoài thì việc khắc phục sẽ rất khó, cần phải

có những tính toán để phòng ngừa, hạn chế rủi ro Do đó, việc nghiên cứunhằm phát triển phương thức này là rất cần thiết Trên cơ sở những lý luận cơbản trên đây, thực trạng áp dụng phương thức này tại Sở Giao dịch – Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam sẽ được đề cập trong chương hai của Luận văn

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 1-4-1963, ngân hàng Ngoại thương Việt nam với tên giao dịch quốc tế

là Bank for foreign trade of Việt Nam, tên viết tắt là Vietcombank, chính thức

đi vào hoạt động với tư cách là một pháp nhân Ngân hàng thương mại giaodịch trên thương trường quốc tế và trong nước

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng Ngoại thương ViệtNam hiện nay đã đóng một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng ViệtNam, được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, đồngthời là thành viên của hiệp hội ngân hàng Việt nam và Thế giới

Trong những năm qua, Ngân hàng ngoại thương không ngừng khẳng định sựlớn mạnh của mình qua việc liên tục mở rộng mạng lưới của mình ra hầu hếtcác tính thành phố lớn trên cả nước Tính đến nay ngân hàng ngoại thương đã

có 25 chi nhánh cấp I, 26 chi nhánh cấp hai và 35 phòng giao dịch trên toànquốc Ngoài mạng lưới chi nhánh trên, Ngân hàng ngoại thương còn có 1công ty tài chính , 3 văn phòng đại diện nước ngoài, 3 công ty trực thuộc

37

Trang 38

Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương đượcđánh giá là ngân hàng uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanhngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc

tế khác Tính đến nay Ngân hàng ngoại thương có quan hệ đại lý với hơn

1200 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụtốt nhất các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu Ngoài vai trò làngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tự động hoá hoạt động thanh toán sử dụngmạng SWIFT, Ngân hàng Ngoại thương có hệ thống công nghệ thông tin hiệnđại nhất Việt Nam

Suốt từ năm 1996 đến 2004, Vietcombank đều được Ngân hàng JPMORGAN CHASE (Mỹ) trao tặng danh hiệu "Ngân hàng chất lượng thanhtoán tốt nhất" Và cùng trong 5 năm liền từ 2000 đến 2004, tạp chí TheBanker (Anh quốc) đã bình chọn Vietcombank là ngân hàng tốt nhất Nhữngdanh hiệu này khẳng định vị trí của Vietcombank trong quá trình hội nhậpquốc tế

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn 05 năm qua, Vietcombank đã tập trung thực hiện Đề án tái cơcấu đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho triển khai từnăm 2001 Các mục tiêu trọng tâm trong Đề án tái cơ cấu Vietcombank (Đềán) được tập trung vào: nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinhdoanh, hiện đại hoá công nghệ và phát triển sản phẩm mới trên nền tảng côngnghệ và xây dựng mô thức quản lý hiện đại trong Vietcombank, đặc biệt làtrong công tác quản trị rủi ro và kiểm tra/kiểm toán nội bộ Cụ thể những kếtquả đạt được qua gần 5 năm thực hiện Đề án như sau:

+ Vốn chủ sở hữu

Trang 39

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Ngoại thương liên tục tăng vốn chủ sởhữu của mình Từ năm 2002 ngân hàng Ngoại thương được chính phủ cấpthêm 1.400tỷ vốn điều lệ dưới dạng trái phiếu Ngoài vốn do chính phủ cấp,Ngân hàng ngoại thương cũng có phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợinhuận tăng thêm Phương án này đã được chính phủ đổng ý và bắt đầu thíđiểm vào năm 2003 Với hai nguồn vốn nêu trên , tính đến nay của Ngân hàngNgoại thương đã đạt gần 9000 tỷ đồng (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).

+ Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động được ngân hàng Ngoại thương chútrọng phát triển Song song với việc tìm các giải pháp tăng trưởng tín dụng,NHNT đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện giải pháp nâng cao quản trị rủi rotín dụng như xác định giới hạn tín dụng, tăng cường kiểm tra kiểm soát tíndụng

Tỷ lệ vốn được dùng để cho vay nền kinh tế cũng tăng nhanh So với năm

2000, dư nợ cho vay năm 2004 tăng 3,3 lần, đạt tốc độ tăng bình quân là35,3%/năm và đưa tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản tăng từ 23% lên 41% Do

đó, mặc dù trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày nay ngày càng gay gắt,thị phần của Vietcombank trong hoạt động tín dụng toàn ngành ngân hàngvẫn tăng được từ 8,3% lên khoảng 10% vào cuối năm 2004 Trong năm 2005,hoạt động tín dụng của Vietcombank phát triển theo định hướng “Tăng trưởngtín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới chuẩn mựcquốc tế” Đến cuối tháng 6 năm 2005, tổng dư nợ tín dụng của Vietcombankđạt 52,074 tỷ đồng, tăng lên 6,4% so với cùng kỳ năm trước Xu hướng giảmdần tốc độ tăng trưởng dư nợ nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi

ro và nâng cao chất lượng tín dụng của Vietcombank Dư nợ cho vay tăngtrưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được Vietcombank quan tâmhàng đầu Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất

39

Trang 40

lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liêntục giảm Đến 30/06/05, tỷ lệ này còn 2,4%.

+ Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế vốn là một sản phẩm truyền thống và là thế mạnh củaVietcombank, nhưng trong thời gian qua cũng phải chịu sức ép cạnh tranhgay gắt, đặc biệt từ phía các ngân hàng nước ngoài – có ưu thế vượt trội vềmạng lưới quốc tế, về công nghệ và các sản phẩm tiên tiến Tuy nhiênVietcombank vẫn tiếp tục duy trì được doanh số thanh toán quốc tế chiếmkhoảng 29% tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cả nước

Về thanh toán xuất khẩu năm 2001 đạt 4340 triệu USD, năm 2002 tăng 7,7%đạt 4675 triệu USD Năm 2003 con số này tiếp tục tăng với tỷ lệ cao 21,8% Những mặt hàng chủ lực trong thanh toán xuất khẩu là dầu thô, thuỷ sản vàgạo Về thanh toán nhập khẩu, năm 2001, doanh số thanh toán nhập khẩu chỉđạt 4447 triệu USD, sang đến năm 2002 con số này đã lên đến 5541 triệuUSD, tăng 24.6% 6756 triệu USD là doanh số đạt được của năm 2003, tốc độtăng đạt 21,9% Các mặt hàng chủ yếu trong thanh toán nhập khẩu là xăngdầu (khoảng 25-30%), sắt thép (6-8%) và thiết bị máy móc (10-12%)

Tuy nhiên năm 2005 cả hoạt động thanh toán xuất và nhập khẩu lại có xuhướng giảm sút

+ Kết quả kinh doanh

Với những nỗ lực trong quản lý và kinh doanh, Vietcombank đã đạt đượcnhững kết quả tài chính rất tốt trong giai đoạn vừa qua Trong giai đoạn 2000-

2004 cả nguồn vốn và tỷ lệ lợi nhuận/vốn tự có của Vietcombank tăng trưởngmạnh mẽ và ổn định, đó là chưa tính đến kết quả hàng năm Vietcombank vẫnthực hiện trích lập dự phòng tương đối lớn, vừa để xử lý nợ tồn đọng, vừa đểđảm bảo an toàn tín dụng Bắt đầu từ năm 2001, Vietcombank bắt đầu ápdụng cơ chế tài chính mới “dự thu, dự chi” nên lợi nhuận của năm này có sự

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w