Phân tích thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel

Một phần của tài liệu Đề tài số 4 quản trị chiến lược: Phân tích môi trường bên trong và chiến lược công ty của Viettel (Trang 32 - 35)

Là doanh nghiệp đang chiếm vị trí số một về thuê bao di động, Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa ra được các dự báo cũng như chiến lược kinh doanh dài hơi của mình trước môi trường cạnh tranh ngoại nhập đầy gay gắt. Khi viễn thông đã thực sự vào WTO, sức ép về cạnh tranh sẽ lớn hơn rất nhiều vì các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với những tập đoàn viễn thông nước ngoài rất lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh doanh thị trường quốc tế. Thị trường viễn thông thay đổi nhanh chóng, sẽ có nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp viễn thôngchỉ tập trung kinh doanh vào một lĩnh vực, vào một thị trường. Chính vì vậy, Viettel đã xác định: hoạt động đa ngành, đa nghề; bên cạnh việc nỗ lực giữ vững và phát triển thị phần trong nước, cần chủ động hội nhập với các đối tác nước ngoài, tăng cường hợp tác để hiểu hơn về các đối thủ cạnh tranh trong tương lai, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây cũng là cách học mót kinh nghiệm từ việc hợp tác với các đối tác nước ngoài. Theo quan điểm của Viettel, khi đầu tư ra nước ngoài sẽ làm cho việc khai thác thị trường trong nước tốt hơn. Hơn nữa, nếu đợi khai thác xong thị trường trong nước mới đầu tư ra nước ngoài, sẽ không còn cơ hội đầu tư. Do đó, Viettel đã lựa chọn tiến hành đầu tư song song.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đầu tư phát triển để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ mới chiếm chi phí lớn nhất trong các loại chi phí, đặc biệt là đối với công nghệ và dịch vụ cao. Vì vậy, khi mở rộng được thị trường, bán được dịch vụ cho nhiều người thì giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ thấp đi. Đó chính là những lý do để Viettel quyết định vươn ra thị trường thế giới. Thời gian qua, Viettel đã mở cửa ngõ quốc tế tại Hồng Kông; tham gia vào tuyến cáp quang biển nối liền giữa Châu Á - Châu Mỹ mang tên AAG. Ngoài ra Viettel còn có mối quan hệ đối tác tương đối thân thiện với các công ty viễn thông lớn trên thế giới. Để có kinh nghiệm cọ sát với các đối thủ lớn trong những thị trường cạnh tranh mạnh, Viettel đã chủ động đầu tư ra nước ngoài, xây dựng hạ tầng mạng lưới tại hại quốc gia láng giềng Lào và Campuchia. Tại Campuchia Viettel đã phát sóng trên 1.000 trạmBTS, triển khai gần 5.000 km cáp quang và trở thành doanh nghiệp thứ hai về hạ mạng di động và thứ nhất về truyền dẫn quang, chỉ sau gần 2 tháng kinh doanh thử nghiệm đã đạt gần 100.000 thuê bao di động. Tại Lào, số trạm phát sóng là trên 200 và số thuê bao hoạt động là gần 50.000. Sau khi thử nghiệm thành công việc đầu tư ở Lào và Campuchia, Viettel sẽ tiếp tục tiến vào thị trường mianmar và xúc tiến hợp tác đầu tư về viễn thông với các thị trường giàu triển vọng như CHDCND Triều Tiên, Cuba, Venezuala trong năm 2009.

Có thể nói, Viettel đã tiên phong đưa ngành viễn thông Việt Nam hội nhập với thế giới bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường nước ngoài. Với những nỗ lực của mình, Viettel đã lần đầu tiên lọt vào top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Đây không chỉ là thành công của Viettel mà còn là thành công của ngành viễn thông Việt Nam bởi với thươnghiệu Viettel, lần đầu tiên ViệtNam đã trở thành một quốc gia được xếp hạng và có tên tuổi trên bản đồ viễn thông thế giới.

Viettel từng bước thâm nhập thị trường Campuchia.

Tháng 6/2006, Viettel được Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cấp giấy phép đầu tư thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP (điện thoại qua giao thức internet) tại Campuchia và trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ngoài. Theo đó, Viettel được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tại Campuchia, để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ VoIP, cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong phạm vi thị trường Campuchia và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Tháng 8/2006, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ VoIP và đã chiếm tới gần 20% thị phần điện thoại quốc tế tại Campuchia. Tháng 11/2006, Viettel chính thức được Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia cho phép cung cấp và khai thác dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ Internet trên lãnh thổ nước này. Theo đó, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel sẽ cung cấp dịch vụ di động sử dụng công nghệ GSM, có băng tần 1800 MHz. Thời hạn của giấy phép kéo dài 30 năm, Viettel Mobile sẽ cung cấp các dịch vụ thoại, fax, truyền dữ liệu, truy nhập Internet, cuộc gọi quốc tế và dịch vụ WAP. Đầu số mà phía bạn cấp cho Viettel cũng là đầu 097 (giống một đầu số của Viettel được Bộ BCVT Việt Nam cấp thêm). Đồng thời, Bộ BCVT Campuchia cũng cấp thêm giấy phép ISP và IXP cho Viettel trong thời hạn 35 năm.

IXP là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet và ISP là doanhnghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Tháng 19/2/2009, Công ty Viettel Cambodia Pte (VTC), thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã khai trương mạng Metfone tại thủ đô Phnôm Pênh và 23 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác của Campuchia. Như vậy, cùng mạng di động Viettel trong nước, doanh nghiệp này đã có thêm một mạng di động 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài. Chỉ sau 3 tháng cung cấp thử nghiệm, đến nay metfone đã có 500.000 thuê bao. Hiện mạng Metfone đã có hơn 1.000 trạm BTS và một mạng truyền dẫn cáp quang lớn nhất Campuchia với chiều dài hơn 5.000 km phủ khắp các quốc lộ, tỉnh, thành, trung tâm huyện, vươn ra cả vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Cũng trong ngày 19/2/2009 Viettel chính thức công bố tài trợ dịch vụ internet miễn phí tới các trường học ở Campuchia. Dự kiến trong vòng 5 năm tới Metfone sẽ cung cấp dịch vụ Interrnet miễn phí cho 1.000 trường trên toàn quốc với tổng giá trị dịch vụ tài trợ tương đương 5 triệu đô la Mỹ. Trong năm 2009, Metfone sẽ tiếp tục được mở rộng lên 3.000 trạm BTS với 10.000 km cáp quang cùng các thiết bị đồng bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Về mạng truyền dẫn cáp quang, hiện Viettel là doanh nghiệp duy nhất có hệ thống cáp quang lớn nhất Campuchia, có mặt ở tất cả các tỉnh, huyện của Campuchia. Thứ hai là về trạm BTS, Viettel cũng đứng đầu về số lượng. Tính đến hết năm 2008 đã có được 1000 trạm, nửa năm 2009 sẽ lên tới 2000 trạm và hết năm 2009 là 3000 trạm.

Viettel từng bước thâm nhập thị trường Lào.

Tháng 12/2006, Viettel ký thành lập công ty liên doanh viễn thông tại Lào. Ông Thansamay Kommasith, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Lào (Lao Asian Telecom LAT) và ông Hoàng Anh Xuân, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) ký kết Biên bản thành lập công ty liên doanh. Theo đề nghị của Viettel, LAT sẽ nhanh chóng xin Giấy phép cửa ngõ Quốc tế. LAT đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu Bộ Quốc phòng, LAT sẽ xin phép Bộ Quốc phòng chuyển một phần tài sản cho LAT để tiến hành liên doanh với Viettel. Tháng 11/2007, Viettel hoàn thiện ký hợp đồng thành lập liên doanh với Công ty Lao Asian Telecom (LAT) với cơ cấu góp 49% vốn bằng thiết bị, đồng thời xây dựng được mô hình công ty liên doanh Star Telecom, với các vị trí quan trọng và chủ chốt là người Viettel: PCT.HĐQT, TGĐ, PGĐ Kỹ thuật, kinh doanh, kế toán trưởng.

Tháng 2/2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký công văn đồng ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global), một thành viên của Tổng công ty Viễn thông Quân đội, thực hiện dự án đầu tư phát triển mạng viễn thông tại Lào với tổng vốn đầu tư dự án là 83.774.998USD. Tháng 10/2008, Công ty liên doanh Star Telecom chính thức đi vào hoạt động, đặt mục tiêu thu hút 1,5 triệu khách hàng tại Lào vào năm 2010. Ngày 12/10, Giám đốc điều hành Công ty Oulaha Thongvantha cho biết công ty đã chi 35 triệu USD để xây dựng 1.200 trạm tiếp sóng nhằm mở rộng phạm vi phủ sóng đến tất cả mọi vùng trong cả nước Lào. Tháng 2/2009, Viettel đã lắp đặt trên 200 trạm phát sóng BTS, với gần 50.000 thuê bao di động.Công ty liên doanh Star Telecom Company hiện đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại

di động, điện thoại cố định và các dịch vụ viễn thông khác có uy tín và có lượng

khách hàng hàng đầu tại Lào.

* Myanma: Đầu năm 2009, Viettel đã hoàn thành các thủ tục để mở văn phòng đại diện của mình ở Myanma.

* Bắc Triều Tiên: Viettel đã đàm phán với Bình Nhưỡng về việc xúc tiến đầu tư, tuy nhiên khi thâm nhập vào thị trường này, Viettel phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh mới là hãng truyền thông Ai Cập Orascom(ORTE.CA) họ bắt đầu xây dựng dịch vụ điện thoại di động tháng 12/2008.

* Cuba và Venezuala: Viettel đã tiếp xúc với các viên chức, nghiên cứu, thu thập thông tin, lập hồ sơ dự án. Với thị trường viễn thông tại Việt Nam đang bão hòa, cuộc cạnh tranh khốc liệt sắp tới của 7 nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone, Sfone, EVN, Vietnammobile và GTel, thị phần của Viettel tại Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Giải pháp của công ty là tìm hướng phát triển ra nước ngoài. Các thị trường mà Viettel hướng tới là các nước có tiềm năng về dịch vụ viễn thông như Campuchia, Lào, Myanma, Cuba, Venezuela.

Một phần của tài liệu Đề tài số 4 quản trị chiến lược: Phân tích môi trường bên trong và chiến lược công ty của Viettel (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w