CÁC LOẠI HÌNH CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY MÀ VIETTEL ĐÃ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

Một phần của tài liệu Đề tài số 4 quản trị chiến lược: Phân tích môi trường bên trong và chiến lược công ty của Viettel (Trang 31 - 32)

ĐÃ SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC NÀY.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các loại hình chiến lược cấp công ty mà Viettel đã sử dụng là: chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược tích hợp.

Với chiến lược thâm nhập thị trường, thực hiện đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động R&D, nỗ lực Marketing, Viettel đã thành công bước đầu khi trở thành công ty đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công công nghệ ghép bước sóng trên một sợi quang với cự ly xa đến 1400km.

Đặt chân vào thị trường viễn thông, thị trường có khả năng cạnh tranh cao với các đối thủ tầm cỡ như VNPT. Mobiphone, Vinaphone,…bắt buộc Viettel phải có các chính sách, chiến lược sản phẩm hợp lý. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm với việc cho ra đời dịch vụ điện thoại đường dài VoIP với mã truy cập 1780 đã phá vỡ thế độc quyền của VNPT, doanh thu đạt 169 tỷ USD, lợi nhuận đạt 5,2 tỷ; Sự ra đời dịch vụ thông tin di động 098 năm 2004 đã thu hút 100 nghìn thuê bao chỉ trong 2 tháng, chiếm 4,3% thị phần toàn ngành chỉ sau VNPT; Hệ thống bán lẻ di động Viettel trở thành mạng lưới bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam. Cũng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa hàng ngang khi tập trung khai thác, mở rộng thêm mảng bưu chính, cáp quang ; chiến lược đa dạng hóa hàng dọc khi đầu tư vào lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị dịch vụ viễn thông, gạo…đã mang lại cho Viettel lợi nhuận, thị phần không hề nhỏ.

Với chiến lược tích hợp Viettel đã mua được 4000 trạm phát sóng với hình thức trả chậm trong 4 năm. Bằng việc ký nhiều văn bản hợp tác với EVN, bộ công an,… đã giúp cho công ty tiết kiệm được ngân sách cũng như đẩy mạnh tiến độ phát triển hạ tầng truyền dẫn. Tăng cường hợp tác với các Ngân hàng Vietcombank, MB nên khả năng thanh toán đạt tốc độ nhanh hơn. Việc tiếp nhận nguyên trạng EVN Telecom về Viettel không chỉ làm cho thị phần doanh nghiêp được mở rộng mà còn cho thấy được tầm ảnh hưởng, sức lớn, sức ép của Viettel đến từng đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Khi đã gia nhập thị trường viễn thông, với tiềm lực tài chính, thế mạnh bên trong cộng với đội nhân sự trình độ chuyên môn cao, tập đoàn Viễn thông Quân đội không ngần ngại khi phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ để nâng tầm vị thế trong nước và vươn rộng ra thế giới. Để phục vụ cho chiến lược phát triển thị trường: xây dựng mạng lưới hạ tầng tại Campuchia, Lào; đầu tư mạnh vào Haiti, Mozambique; mở rộng thêm Peru, Đông Timo, Cameroon. Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel đã thực hiện các chiến lược phát triển sản phẩm với việc vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính All-in-one… Cung cấp dịch vụ Nettv với đầy đủ 3 dịch vụ là điện thoại cố định, internet băng thông rộng và truyền hình HD. Các chiến lược này đã mang lại cho Viettel kết quả mà tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn đều mong ước: doanh thu đạt 91559 tỷ VNĐ (1010), 163000 tỷ VNĐ (2013)…

Việc sử dụng hiệu quả các loại hình chiến lược cấp công ty đã mang lại cho Viettel không chỉ là lợi nhuận, doanh thu khổng lồ mà còn cho thấy được tầm nhìn, sức mạnh bên trong, năng lực, tiềm lực của Tổng công ty viễn thông Quân đội, đã góp phần đưa tên tuổi của ngành viễn Thông Việt Nam ra tầm quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài số 4 quản trị chiến lược: Phân tích môi trường bên trong và chiến lược công ty của Viettel (Trang 31 - 32)