GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM

Một phần của tài liệu Đề tài số 4 quản trị chiến lược: Phân tích môi trường bên trong và chiến lược công ty của Viettel (Trang 36 - 39)

3.1. Những giải pháp cho doanh nghiệp

Về trình tự ưu tiên giữa khách hàng, nhân viên, đối tác và đối thủ cạnh tranh.

Marketing của thế giới hiện đại cho rằng: Doanh nghiệp trước hết cần tập trung vào khách hàng, thứ hai là vào nhân viên, thứ ba là đối tác và thứ tư là các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng quản trị chiến lược trong thời đại mới, Viettel có một điểm khác về trình tự ưu tiên, trước hết cần tập trung vào người Viettel, thứ hai mới là vào khách hàng, vì phải làm cho người Viettel hiểu và hạnh phúc thì chính họ mới lan tỏa và đem lại hạnh phúc lâu bền cho khách hàng.

Về đối tác, họ có vai trò giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tạo ra sản phẩm mới và sự tham gia của đối tác vào sản phẩm đưa đến cho khách hàng là rất lớn. Vì vậy, cần nhận thức đối tác và Viettel cùng tạo ra sản phẩm để phục vụ khách hàng, đối tác và Viettel có chung một khách hàng và số phận của đối tác và Viettel gắn chung vào một khách hàng.

Về đối thủ cạnh tranh: Cần nhìn đối thủ trên nhiều phương diện, không có đối thủ sẽ không có Viettel, đối thủ là người cạnh tranh nhưng cũng chính là người đang thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Viettel cần có bộ máy chuyên biệt để nghiên cứu đối tượng này, cần nghiên cứu chiến lược, văn hóa, cách làm của họ để hiểu họ, học họ và tìm ra cách ứng xử và cách làm khác họ.

Chăm sóc khách hàng là các dịch vụ hậu mãi, nhằm giữ chân KH, qua đó giữ và phát triển thị phần.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, cần xây dựng hệ thống chuyên nghiệp, yêu cầu mỗi khách hàng phải được coi như là một cá thể riêng biệt, họ có nhu cầu riêng, bản sắc và cá tính riêng, hơn hết là muốn được phục vụ một cách riêng biệt, để từ đó có thể phục vụ họ chu đáo và chất lượng tốt nhất. Các dịch vụ mới, cũng như chăm sóc khách hàng phải phù hợp với từng phân đoạn thị trường khác nhau, phải địa phương hóa kinh doanh để có thể lắng nghe ý kiến người tiêu dùng một cách tốt nhất. Và quan trọng nhất, cần nhận thức chăm sóc khách hàng là công việc của toàn bộ thành viên tập đoàn, không chỉ là nhiệm vụ của Phòng chăm sóc khách hàng hay của Trung tâm Giải đáp khách hàng…

3.3. Phát huy giá trị văn hoá Viettel

Mỗi doanh nghiệp cần có một bản sắc riêng – cái nhanh và không lường trước được của thị trường.

Với Viettel, cái bản sắc đó là cách nghĩ, cách làm – phương châm hành động. Hơn thế, Viettel đã xây dựng cho mình một nền tảng tư tưởng bao gồm: Khát vọng, Triết lý kinh doanh, Triết lý thương hiệu, Giá trị cốt lõi, Định hướng Phát triển - chúng tạo thành chất kết dính người Viettel, tạo thành bộ gen di truyền của Viettel. Những giá trị ấy rút ra từ thực tiễn phát triển từ khi hình thành. Viettel quyết tâm đầu tư lớn để có mạng lưới tốt rồi mới bắt đầu kinh doanh – đó là văn hóa kinh doanh xuất phát từ lợi ích KH; ra những gói cước phù hợp hơn với nhiều tầng lớp người dân Việt Nam, phủ sóng những vùng khó khăn chưa từng được phủ sóng – đó là văn hóa kinh doanh có trách nhiệm xã hội; quyết đoán và hành động nhanh, triệt để và quyết liệt – đó là truyền thống và cách làm của người lính; liên tục nghĩ cách làm mới, luôn thay đổi cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường – đó là văn hoá thích ứng nhanh và sáng tạo; căn cứ vào thực tiễn để điều chỉnh – đó là văn hóa dám chấp nhận thất bại; có ý thức kết hợp trực quan với logic, ổn định với cải cách, cân bằng với động lực cá nhân – đó là văn hoá Đông Tây kết hợp; xây dựng một bộ máy mà tự nó có thể vận hành tới 70% - đó là văn hóa tư duy hệ thống.

3.4. Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông trongnước nước

Dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông là một trong những nhân tố quan trọng làm giảm giá thành dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Yếu tố cạnh tranh của từng mạng sẽ là chất lượng dịch vụ, giá trị của các dịch vụ gia tăng...Vấn đề là đặt trên nền móng hạ tầng chung đó, các mạng di động thay vì chạy theo trào lưu khuyến mại, hút khách mà đầu tư vào mạng lưới theo hướng liên kết với đối tác, thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi ích bền lâu, và yên tâm “không rời mạng”.

C. KẾT LUẬN

Viễn thông nói chung và thông tin di động nói chung là một lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển nền kinh tế đất nước. Chủ trương tự do hóa thị trường viễn thông không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các doanh nghiệp viễn thông mà còn ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực khác, đến lợi ích quốc gia. Với sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông trong nước và sau này là các doanh nghiệp nước ngoài làm cho môi trường kinh doanh viễn thông ngày càng sôi động với những cơ hội và thách thức không kém phần gay go, quyết liệt.

Đứng trước sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh, đó là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi doanh nghiệp trong nước phải tự thân vận động tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình trên cơ sở sự bảo hộ có mức độ và định hướng của Nhà nước.

Một chiến lược đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt được tiềm năng phát triển của ngành, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã không ngừng cải thiện và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm thuốc. Tuy mỗi doanh nghiệp có một chiến lược khác nhau, nhưng chúng đều đã giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển hơn. Qua phân tích ngành viễn thông Việt Nam, ta thấy rõ tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh, nó có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác

cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Tăng cường và nâng cao nội lực của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

- Tập bài giảng quản trị chiến lược, bộ môn quản trị chiến lược. - Sách bài tập quản trị chiến lược, bộ môn quản trị chiến lược. - Sách chiến lược kinh doanh quốc tế (GS-TS Nguyễn Bách Khoa).

- Khái niệm về quản trị chiến lược ( Fred R.David). - Website tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn - Website bộ Kế hoạch&Đầu tư: www.mpi.gov.vn - Một số trang web, sách báo chuyên ngành khác.

Một phần của tài liệu Đề tài số 4 quản trị chiến lược: Phân tích môi trường bên trong và chiến lược công ty của Viettel (Trang 36 - 39)