Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng hình thức tín dụng chứng từ trong hoạt động xuất khẩu

MỤC LỤC

Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế và các điều kiện thanh toán quốc tế trong hợp đồng ngoại thương

TTQT được hiểu là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và các yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các doanh nghiệp, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các NH. Hoạt động ngoại thương phát triển dẫn tới việc hình thành rất nhiều các hoạt động phái sinh để phục vụ cho việc mua bán được diễn ra thuận lợi như vận chuyển hàng hoá trong ngoại thương, bảo hiểm hàng hoá trong ngoại thương, tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối…và TTQT là một trong những hoạt động phái sinh nhằm phục vụ cho nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể trong một giao dịch thương mại quốc tế.

Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với thanh toán quốc tế và hoạt động ngoại thương

Sử dụng hoạt động TTQT của NH, quyền lợi của khách hàng được NH bảo đảm hơn do khách hàng còn nhận được sự tư vấn của NH về đặc điểm của đối tác và thị trường nước ngoài, từ đó được hướng dẫn lựa chọn phương thức thanh toán, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ trong thanh toán cũng như đồng tiền thanh toán an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro, từ đó tạo sự an tâm hơn cho họ trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Trong các nghiệp vụ NH quốc tế của mình, NHTM huy động không chỉ mạng lưới chi nhánh và hệ thống NH đại lý rộng khắp toàn cầu mà cả những nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và công nghệ để hoàn thành tốt vai trò trung gian của mình trong hầu hết các giai đoạn của thương mại quốc tế với hệ thống các dịch vụ từ tài trợ xuất nhập khẩu, đến TTQT, mua bán ngoại tệ…Nói tóm lại, NH luôn cố gắng để trở thành người cung cấp hoàn hảo các dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho khách hàng thực hiện các giao dịch ngoại thương một cách thuận tiện nhất.

Các phương thức thanh toán quốc tế mà Ngân hàng thực hiện Như trên đã trình bày, điều kiện về phương thức thanh toán là một phần

- Trường hợp áp dụng: Như vậy phương thức này có thể xảy ra bất trắc đối với cả người xuất khẩu và người nhập khẩu nên chỉ áp dụng trong trường hợp (1) hai bên tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ - con hoặc chi nhánh của nhau và (2) thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ (như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm…). Khái niệm: Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán theo đó nhà xuất khẩu uỷ thác cho NH thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào những chứng từ thương mại gửi kèm theo với điều kiện nếu nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì NH mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng.

Hình 1.1. Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền
Hình 1.1. Trình tự tiến hành phương thức chuyển tiền

Ngân hàng nhờ thu gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm bộ chứng từ có hối phiếu cho Ngân hàng thu hộ (thường là NH đại lý của mình) tại nước người nhập

HOẠT ĐỘNG THU TIỀN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    (2) Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Nếu như hối phiếu là chứng từ có tính chất pháp lý, là bằng chứng đòi một số tiền nhất định của người xuất khẩu đối với người nhập khẩu thì hoá đơn thương mại là chứng từ do người xuất khẩu lập nhằm chỉ ra chi tiết về số tiền đó với các thông tin quan trọng về hai bên mua bán (tên, địa chỉ…), về hàng hoá (tên, số lượng, đặc tính, đơn giá, tổng giá trị), về cơ sở điều kiện giao hàng, về điều kiện thanh toán và trao chứng từ, về việc vận chuyển chuyến hàng hoá đó…Hoá đơn thương mại ngoài việc thể hiện giá trị hàng hoá mua bán, làm cơ sở tính thuế trong khai báo hải quan thì còn là căn cứ để đối chiếu và theo dừi việc thực hiện hợp đồng thương mại và nếu trong bộ chứng từ thanh toán không có hối phiếu thì nó có tác dụng thay thế cho hối phiếu làm căn cứ đòi tiền và trả tiền. Việc có những quy định cụ thể như vậy trong cách thức tiến hành nghiệp vụ TTQT (đặc biệt là thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ vốn khá phức tạp) có tác dụng giúp các NH thống nhất được quy trình thực hiện, kiểm soát và đánh giá được chất lượng công việc của cán bộ thanh toán, phát hiện sai sót nhanh chóng và tránh được những rủi ro thường mắc phải…Do đó, quy trình thanh toán có tuân thủ lý thuyết cũng như phù hợp với thực tế thanh toán hay không, nội dung có đầy đủ, chi tiết và thủ tục, quy trình có hợp lý hay không sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động TTQT nói chung và thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của mỗi NH.

    Hình 1.6. Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động  thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
    Hình 1.6. Mô hình mối quan hệ hợp đồng giữa các bên trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

    Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới kết quả hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng

      Ví dụ như điều kiện tự nhiên, đặc điểm người lao động sẽ quyết định nước đó có lợi thế so sánh trong lĩnh vực gì và có thể phát triển hoạt động xuất khẩu hay không; tốc độ tăng trưởng và độ mở của nền kinh tế sẽ tác động đến tính chất cạnh tranh trong ngành NH và sự phát triển của hoạt động giao thương; trình độ lập pháp cao hay thấp (thể hiện qua những hạn chế, kẽ hở hay sự mâu thuẫn đối với luật pháp và tập quán quốc tế) sẽ tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các cán bộ thanh toán, cho nhà xuất khẩu trong quá trình tác nghiệp, quyết định phần nào hiệu quả của hoạt động thanh toán…Những tác động của môi trường kinh doanh quốc gia tới hoạt động của NH là muôn hình vạn dạng, tuy nhiên, sau đây ta sẽ chỉ tìm hiểu những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đang xét, trong đó đáng kể nhất là những chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong đó đặc biệt phải kể tới các tiêu chí như cấu hình của máy tính, sự thuận tiện và nhanh chóng trong thao tác của phần mềm ứng dụng, tốc độ và tính ổn định của đường truyền mạng nội bộ và mạng internet; ngoài ra còn phải xét tới trình độ vận hành mạng lưới công nghệ thanh toán tại trung tâm của đội ngũ kỹ thuật viên tin học…Nếu hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của NH được trang bị một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và được vận hành bởi những chuyên gia am hiểu tường tận trong cả lĩnh vực tin học và TTQT sẽ là điều kiện rất thuận lợi giúp nâng cao năng suất và hiệu quả tác nghiệp của các cán bộ thanh toán, những người được tiếp xúc thường xuyên với công nghệ thanh toán và hưởng lợi trực tiếp nhất từ những ưu điểm của nó.

      DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

      KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

        • Cơ chế hoạt động: Là Sở giao dịch duy nhất từ trước tới nay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, là Chi nhánh cấp I và là đơn vị hạch toán phụ thuộc Vietcombank, được thành lập theo Quyết định của Hội đồng quản trị, hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán theo quy định của Ngân hàng; có tài khoản riêng mở tại NHNN và tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phù hợp với cơ chế quản lý vốn, phương thức hạch toán, thanh toán và các quy định có liên quan khác của NNTMCP NTVN. Ngoài việc phải xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm về kinh doanh, lao động – tiền lương, tài chính, mua săm trang thiết bị, cơ sở vật chất…do NH phân bổ và thực hiện tuyển dụng, ký/chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí sắp xếp, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý lao động làm việc tại Sở giao dịch theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thì Giám đốc đương nhiên phải có trách nhiệm ký các văn bản giải quyết công tác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; đồng thời còn phải thường xuyên phối hợp với các đoàn thể chỉ đạo thực hiện công tác chính trị tư tưởng, đảm bảo đời sống và quyền lợi của đội ngũ cán bộ trong Sở giao dịch.

        Hình 2.1. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Vietcombank Giám đốc
        Hình 2.1. Mô hình tổ chức Sở giao dịch Vietcombank Giám đốc

        Số món và doanh số thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008

          Mặc dù doanh số vẫn trên đà tăng trưởng nhưng như đã phân tích ở phần trước, trong xu thế giá cả mọi mặt hàng đều leo thang trên thị trường thế giới và sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta như hiện nay thì giá trị của các giao dịch ngoại thương ngày càng gia tăng là lẽ tất nhiên, bởi vậy không thể chỉ nhìn vào doanh số mà cho rằng hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch vẫn đang tăng trưỏng đều. Trong các nghiệp vụ thuộc hoạt động thu tiền hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ thì thanh toán L/C (gồm thanh toán thông thường và thanh toán chiết khấu) như đã phân tích được coi là nghiệp vụ quan trọng hơn cả bởi nó là khâu cuối cùng quyết định sự thành bại của chuỗi dịch vụ thu tiền hàng xuất khẩu, được bắt đầu từ thông báo L/C đến tiếp nhận, kiểm tra, chuyển chứng từ đi đòi tiền và kết thúc ở việc nhận tiền thanh toán từ NH nước ngoài và ghi Có cho nhà xuất khẩu.

          Bảng 2.7. Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức  thanh toán của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008
          Bảng 2.7. Số món và doanh số thanh toán xuất khẩu theo các phương thức thanh toán của Sở giao dịch giai đoạn 2006 – 2008

          THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM