1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam

88 447 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam

Trang 1

1.1.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững 11

1.2 Lý luận về xuất khẩu bền vững 15

1.2.1 Khái niệm 15

1.2.2 Nội dung của xuất khẩu bền vững 15

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững 17

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững 21

1.3 Tầm quan trọng của việc xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo 24

1.3.1 An ninh lương thực 24

1.3.2 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 26

1.3.3 Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội 27

1.3.4 Góp phần bảo vệ môi trường 27

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 29

2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua 29

2.1.1 Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam 29

2.1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 32

2.2 Đánh giá thực trạng xuất khẩu bền vững của mặt hàng gạo 43

2.2.1 Bền vững về mặt kinh tế 43

2.2.2 Bền vững về mặt xã hội 47

2.2.3 Bền vững về mặt môi trường 51

Trang 2

Chương 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XUẤT

KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM 56

3.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển bền vững và xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo 56

3.1.1 Quan điểm về phát triển bền vững 56

3.1.2 Quan điểm về xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo 57

3.2 Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu gạo đến năm 2020 58

3.3 Giải pháp đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam 59

3.3.1 Giải pháp đảm bảo xuất khẩu gạo tăng trưởng cao 60

3.3.2 Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tốxã hội 68

3.3.3 Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tốmôi trường 70

KẾT LUẬN 73

PHỤ LỤC 74

Phụ lục 1: Kinh nghiệm của Thái Lan về đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo 74

Phụ lục 2: Tổng quan về Viện Nghiên cứu Thương mại 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo cả nước giai đoạn 2000 – 2009 30

Bảng 2.2: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới 31

Bảng 2.3: Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu gạo thế giới 34

Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 42

Bảng 2.5: Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào GDP 47

Bảng 2.6: So sánh lợi nhuận thu được từ 1 tấn gạo giữa Việt Nam và Thái Lan, bình quân giai đoạn 1999 – 2008 49

Bảng 2.7: Chuỗi giá trị gạo thơm xuất khẩu ở Cần Thơ 50

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người đói theo các khu vực năm 2009 25

Biểu đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam.32Biểu đồ 2.2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, 2009 33

Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 36

Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 37

Biểu đồ 2.5: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam 2009 38

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 40

Biểu đồ 2.7: 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 41

Trang 4

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

Hợp Quốc

6 USDA Department ofUnited States

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính tất yếu của đề tài

Một quốc gia ở mỗi thời điểm khác nhau đều có những mục tiêu pháttriển khác nhau nhưng về lâu dài đều hướng đến phát triển bền vững Vì thếphát triển bền vững là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấnđấu của mọi quốc gia Phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tấtcả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường Đối với Việt Namphát triển bền vững luôn là định hướng chiến lược quan trọng Lý thuyết pháttriển bền vững được đưa ra nhiều và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưchúng ta vẫn nghe thấy các cụm từ như: phát triển nông nghiệp – nông thônbền vững, phát triển môi trường bền vững… nhưng phát triển bền vững ứngdụng cho xuất khẩu được nhắc đến chưa nhiều Là một hoạt động đóng vai tròquan trọng trong nền kinh tế, hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩunói riêng cũng phải phát triển bền vững Xuất khẩu góp phần vào tăng trưởngkinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội như thu nhập, việc làm,bảo vệ môitrường; bên cạnh đó xuất khẩu còn nhiều hạn chế như hoạt động sản xuất xuấtkhẩu thâm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường,phát sinh nhiều vấn đề xã hội Vấn đề đặt ra là cân bằng các yếu tố đó để đạtmục tiêu xuất khẩu bền vững Cụ thể đề tài này nghiên cứu một mặt hàng điểnhình là gạo.

Việt Nam là nước xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, cótruyền thống trồng lúa từ lâu đời, lúa gạo là sản phẩm lương thực thiết yếu đốivới nước ta Từ việc đảm bảo lương thực còn là một nỗi lo, Việt Nam đã vươnlên là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và duy trì vị trí đó trong nhiềunăm gần đây Mặt hàng gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyềnthống và chủ lực của Việt Nam Kết quả đó là thành tựu to lớn đối với ngànhtrồng lúa nước ta, song điều đặt ra không chỉ là việc tiếp tục tăng kim ngạch

Trang 6

xuất khẩu gạo để duy trì vị trí số hai hoặc có thể vượt Thái Lan về mặt sốlượng trong trước mắt mà phải nghiên cứu làm sao để việc xuất khẩu gạo pháttriển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng trưởng và bền vững Để đạtđược điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng màcần chú ý đến những giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu gạo mang lại cho xãhội đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái.

Chính vì lý do trên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo xuấtkhẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam” cho chuyên đề thực tập tốt

nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về phát triển bền vững để làm rõ nộidung, bản chất của xuất khẩu bền vững và phân tích thực trạng xuất khẩu bềnvững mặt hàng gạo của Việt Nam để từ đó đưa ra một số kiến nghị giải phápnhằm phát triển xuất khẩu bền vững gạo trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu là xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của ViệtNam Phạm vi nghiên cứu là thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạocủa Việt Nam từ giai đoạn 1989 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, sosánh, tổng hợp những tài liệu liên quan đến phát triển bền vững, xuất khẩubền vững và xuất khẩu gạo.

Trang 7

5 Kết cấu đề tài

Đề tài này gồm 3 chương:

Chương 1: Sự cần thiết phải đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạocủa Việt Nam

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hànggạo của Việt Nam trong thời gian qua

Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp bảo đảm xuất khẩu bềnvững mặt hàng gạo của Việt Nam

.

Trang 8

Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀNVỮNG MẶT HÀNG GẠO

1.1 Lý luận về phát triển bền vững

1.1.1 Khái niệm

Thuật ngữ “phát triển bền vững” hay “phát triển bền lâu” được xuấthiện vào những năm 1970 của thế kỉ XX nhưng mãi cho đến đầu thập niên 80“phát triển bền vững” chính thức được sử dụng trong “Chiến lược bảo tồn Thếgiới” do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên Thế giới – IUCN ,Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - UPEP và Quỹ bảo vệ động vật

hoang dã quốc tế - WWF đề xuất với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển

của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôntrọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinhthái học” Tuy nhiên khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới

từ sau báo cáo Brundrland (1987) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thếgiới - WCED Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thànhkhái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giảipháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong phát triển Đây cũng được xem làgiai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệpquốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hộinghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002)

Theo báo cáo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả

mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứngnhu cầu của các thế hệ tương lai” Đó là sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn

tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạngsinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của conngười, động vật và thực vật Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm nàytiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh

Trang 9

thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳnggiữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ; nó không chỉ là sự hòagiải mối quan hệ kinh tế và môi trường mà còn bao hàm khía cạnh về chính trịxã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội Như vậy phát triển bền vững là sự kếthợp hài hòa mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường

Khi xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là từ khi cách mạng côngnghiệp ra đời nó đã thay đổi bộ mặt thế giới, đóng góp những nguồn lực pháttriển mới là kỹ thuật và khoa học công nghệ, nó làm thay đổi sâu sắc mốiquan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên Cùng với tốc độ của công nghiệphóa, nền kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh, dân số gia tăng, mọinhu cầu đều gia tăng… tất cả các yếu tố đó làm cho nguồn tài nguyên thiênnhiên bị khai thác nhiều hơn, mức độ ảnh hưởng cũng trầm trọng hơn Và nếunhư các quốc gia chỉ quan tâm đến tăng trưởng mà không chú ý đến mức độảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì đó chỉ là sự phát triển vội vã, khôngmang tính lâu dài, vì nếu trong tương lai khi mà môi trường đã bị phá hủy,nguồn tài nguyên đã cạn kiệt thì sẽ không còn nguồn lực để phát triển nữa.Chính vì thế các nước bây giờ đều đã quan tâm đến việc phải làm gì để pháttriển có tính bền vững, tức là sự phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế, xãhội và bảo vệ môi trường.

1.1.2 Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững

Năm 2002, Hội nghị thưởng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường vàphát triển bền vững họp tại Johannesburg, Nam Phi Trong hội nghị này,những nội dung cơ bản của Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992được nhắc lại Hội nghị đã đưa ra được hai văn kiện quan trọng có tính toàncầu là “Tuyên bố chính trị” và “Kế hoạch thực hiện” Trong các văn kiện nàyđã xác định ba trụ cột của phát triển bền vững đó là: bền vững về kinh tế, bềnvững về xã hội và bề vững về môi trường sinh thái.

Trang 10

Trong điều kiện hiện đại, ba yếu tố trên vẫn là mục tiêu cần đạt đến củaphát triển bền vững, và là ba nội dung hợp thành của phát triển bền vững.Điều đó có nghĩa là mục tiêu phát triển hiện nay không chỉ là một nền kinh tếthị trường phát triển mang tính toàn cầu với công nghệ khoa học kĩ thuật hiệnđại mà còn phải quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, sự phát triển của conngười đồng thời chú ý tới việc bảo vệ môi trường sinh thái Phát triển bềnvững giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội – môi trường Nhưvậy chúng ta sẽ căn cứ vào ba nội dung này để đánh giá sự phát triển bềnvững Người ta còn ví ba yếu tố trên như là ba chân kiềng của phát triển bềnvững vì thế mà không thể thiếu bất kì một yếu tố nào trong mục tiêu cũngđánh giá sự phát triển bền vững

1.1.2.1 Phát triển bền vững về kinh tế

Phát triển kinh tế là ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng về mặt lượngcủa các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầungười…, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó lànhững biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế và kèm theo đó là việc không ngừng nâng caomức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở các tiêu chínhư: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độdân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹthuật vào phát triển kinh tế - xã hội Về cơ bản khái niệm phát triển kinh tếđã đáp ứng được nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinhtế, văn hóa, xã hội… Nhưng trong tình hình hiện nay thế giới phải đối mặt vớinhiều vấn đề nan giải như ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh thì sự pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia hay cả thế giới phải được nâng cao lên một tầmmới về cả chiều rộng và chiều sâu của sự phát triển.

Trang 11

Phát triển kinh tế bền vững hiểu ngắn gọn là phát triển kinh tế nhanh vàan toàn, tức là tăng trưởng liên tục, ổn định, cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyểndịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngườidân và đồng thời không gây tổn hại suy thoái môi trường sinh thái.

1.1.2.2 Phát triển bền vững về xã hội

Xã hội bền vững là một xã hội có sự phát triển kinh tế, có công bằng xãhội, phát triển con người, chất lượng cuộc sống được nâng cao không ngừng,chất lượng môi trường sống được đảm bảo Thông thường thì sự phát triểnkinh tế kèm theo nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, songnó lại có nhiều tác động tiêu cực như làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo vìcó thể những người giàu sẽ giàu lên nhưng những người nghèo vẫn cứ nghèo.Trong nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng gây ra sựphát triển mất cân đối trong dân cư Cùng với đó là nhiều tác động nảy sinhnhiều vẫn đề xã hội như: tệ nạn xã hội, dịch bệnh, bạo loạn… Vì vậy pháttriển bền vững xã hội là cân bằng lại sự phát triển kinh tế.

Để đo sự phát triển bền vững của xã hội, tiêu chí cao nhất là chỉ số pháttriển con người HDI Chỉ số phát triển con người gồm: thu nhập bình quântrên đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụthành tựu văn minh,…

1.1.2.3 Phát triển bền vững về môi trường

Tình hình kinh tế thị trường phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của cácquốc gia ngày càng sau rộng, quan hệ thương mại ngày càng mở rộng có tácđộng hai mặt tới môi trường Một mặt, thương mại phát triển các nước cónhiều cơ hội cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm tốt hơn thân thiện vớimôi trường hơn, trao đổi học hỏi nhưng công nghệ hiện đại để đối phó, cảithiện tình hình ô nhiễm môi trường Song mặt khác thương mại lại thúc đẩycác nước sản xuất nhiều hơn, như vậy sẽ khai thác và sử dụng nhiều tài

Trang 12

nguyên thiên nhiên hơn nhất là các nước đang phát triển, quá trình sản xuấtcòn thâm dụng tài nguyên thiên nhiên Đối với các nước có nền công nghiệpthải ra môi trường một lượng khổng lồ các chất thải độc hại Và còn rất nhiềutác động khác của hoạt động kinh tế và con người ảnh hưởng đến môi trườngsinh thái.

Phát triển bền vững về môi trường sinh thái là khai thác và sử dụng hợplý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môitrường sống, đảm bảo tính bền vững của các hệ sinh thái Bảo vệ và cải thiệnchất lượng môi trường là việc bảo đảm cho con người được sống trong môitrường sạch, trong lành và an toàn, bảo đảm sự hài hòa trong mối liên hệ giữacon người, xã hội và tài nguyên Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiênnhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống của các thế hệ hiện tại nhưngkhông làm mất cơ hội thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau về tài nguyênmôi trường

Để tính được mức độ bền vững của môi trường, người ta có thể tínhtoán tài nguyên đã được sử dụng và bảo vệ như thế nào, cụ thể như sau:

- Đo lường chất lượng các thành phần của môi trường như nước, khôngkhí, đất… Qua đó có thể thấy chất lượng các thành phần này ở mức độnào, còn trong mức giới hạn cho phép không ảnh hưởng đến con ngườicũng như sinh vật sống khác hay không Đây cũng chính là chỉ số đểtheo dõi mức độ ô nhiễm của môi trường.

- Tính toán mức độ duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạovà việc sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên có thể tái tạo.Tài nguyên thiên nhiên có một số không thể tái tạo được (than, khoángsản…) hoặc có một số có thể tái tạo được (rừng) thì cũng cần một thờigian rất dài để có thể khai thác và sử dụng Vì thế để dảm bảo duy trì sửdụng chúng trong một thời gian dài, tức là sử dụng trong hiện tại cần cân

Trang 13

nhắc cho việc tiêu dùng trong tương lai con người cần phải tính toántrong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Việc này là mộtphần trong việc đảm bảo tính bền vững của môi trường sinh thái.

- Ý thức bảo vệ môi trường của con người là một yếu tố quan trong trongviệc đảm bảo tính bền vững của môi trường Nó thể hiện ở việc sử dụngtiết kiệm, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.

1.2 Lý luận về xuất khẩu bền vững

1.2.1 Khái niệm

Như trong phần lý thuyết về phát triển bền vững đã khẳng định pháttriển bền vững là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia Và khái niệm nàyđược ứng dụng để xây dựng mục tiêu phát triển cho nhiều ngành và lĩnh vực.Áp dụng lý thuyết về phát triển bền vững chúng ta có thể xây dựng lý thuyếtvề xuất khẩu bền vững.

Khái niệm: Xuất khẩu bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất

khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nângcao góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môitrường.

1.2.2 Nội dung của xuất khẩu bền vững

Từ khái niệm xuất khẩu bền vững được hiểu bao hàm hai nội dung:- Duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo chất lượng xuất

khẩu được nâng cao

- Xuất khẩu đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội và môitrường

1.2.2.1 Xuất khẩu duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo chấtlượng xuất khẩu được nâng cao

Trang 14

Xuất khẩu tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuấtkhẩu Tăng trưởng ở đây không mang tính thời vụ mà cần có sự liên tục và ổnđịnh Kèm theo sự tăng trưởng về số lượng là chất lượng của sự tăng trưởng.Sự tăng lên này dựa trên cơ sở gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấuxuất khẩu theo hướng hiện đại hóa phù hợp với xu hướng biến động của thếgiới, sức cạnh tranh không ngừng được nâng cao Cụ thể là sự chuyển dịch cơcấu từ các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, giá trịthấp sang các ngành tạo giá trị gia tăng cao trên cơ sở tăng năng suất laođộng, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên,đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được Tóm lại sự xuấtkhẩu bền vững phải dựa trên mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và trên cơ sởkhai thác các lợi thế canh tranh do các yếu tố thể chế, chất lượng lao động,công nghệ mang lại Năng lực duy trì nhịp độ và chất lượng tăng trưởng xuấtkhẩu là một trong những yếu tố để đo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu.

1.2.2.2 Xuất khẩu đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội vàmôi trường

Xuất khẩu tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài là chưa đủ đểđạt được mục đích xuất khẩu bền vững, mục tiêu tăng trưởng cần phải đượchài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường Vì vậy đây là yếu tố để khẳngđịnh xuất khẩu có bền vững hay không Xuất khẩu ngoài việc góp phần vàotăng trưởng kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, tăng vị thế của đấtnước trên trường quốc tế… Hoạt động xuất khẩu cũng có rất nhiều tác độngđến xã hội cũng như môi trường Khi xuất khẩu được mở rộng tạo công ănviệc làm cho người dân, tạo thu nhập, nâng cao mức sống cho dân cư Mặtkhác nó lại nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội, mất cân đối cơ cấudân số giữa các vùng… Đối với môi trường sinh thái, như chúng ta đã biết đểxuất khẩu là phải khai thác rất nhiều tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tựnhiên, đặc biệt là các nước đang phát triển hàng hóa còn thâm dụng tài

Trang 15

nguyên thiên nhiên Việc đó dẫn đến một tình trạng là nếu khai thác bừa bãikhông có sự quản lý và tính toán sẽ dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tàinguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng đến môitrường sống cũng như lợi ích của thế hệ sau Như vậy thì xuất khẩu không thểphát triển bền vững được.

Vậy xuất khẩu bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăngtrưởng xuất khẩu với các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội và cải thiện môitrường Tuy nhiên đối với từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển màviệc đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố là khác nhau Một thực tế thường thấy làcác quốc gia trong thời kì phát triển hướng xuất khẩu thì thúc đẩy xuất khẩuưu tiên yếu tố kinh tế hơn, ít chú trọng đến xã hội và môi trường hơn Nhưngđến giai đoạn đã đạt được thành tựu về tăng trưởng thì họ quan tâm nhiều hơnđến an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, vì lúc này họ muốn xuất khẩu pháttriển bền vững.

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững

Từ nội dung của xuất khẩu bền vững và ứng dụng lý thuyết của pháttriển bền vững, người ta cũng đưa ra ba tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bềnvững, đó là xuất khẩu bền vững về kinh tế, xuất khẩu bền vững về xã hội vàxuất khẩu bền vững về môi trường.

Trang 16

- Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhómhàng, theo mức độ chế biến, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuấtkhẩu, có cấu thị trường… Ngoài ra chất lượng hoạt động xuất khẩu cũngđược thể hiện qua chất lượng các hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụhỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động xuất khẩu, hệthống phân phối hàng hóa…

Xuất khẩu bền vững về kinh tế thể hiện qua sự ảnh hưởng của xuất khẩuđến tính ổn định của nền kinh tế:

- Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế được đo bằng tỷlệ phần trăm của kim ngạch xuất khẩu trên GDP.

- Phản ánh mức độ an toàn về tài chính của một quốc gia qua chỉ tiêu tỷ lệnợ nước ngoài trên giá trị xuất khẩu, đóng góp giá trị cuất khẩu vào dựtrữ ngoại tệ.

- Tỷ lệ giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu.

1.2.3.2 Bền vững về mặt xã hội

Mức độ bền vững về xã hội của hoạt động xuất khẩu được đánh giá quanhững đóng góp của xuất khẩu đối với con người, xã hội về công ăn việc làm,

thu nhập, mức sống…

Thứ nhất, mức độ góp phần vào xóa đói giảm nghèo: Nói đến xóa đói

giảm nghèo đó là giảm tỷ lệ người thiếu ăn và nghèo khổ Khi đã xuất khẩuhàng hóa tức là một cách tương đối trong nước đã đủ tiêu dùng Ngoài ra,xuất khẩu đóng góp vào nguồn thu chính phủ để thực hiện các hoạt động phúclợi xã hội dành cho người nghèo, giảm gánh nặng nghèo đói cho bản họ.

Thứ hai, mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu: Khi mở

rộng xuất khẩu tức là quy mô sản xuất hàng hóa tăng, nhu cầu sử dụng thêmlao động cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tăng lên Với các

Trang 17

nước đang phát triển như Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có ưu thếvề sử dụng nhiều lao động (nông sản, chế biến, dệt may,…), chính vì thế mởrộng quy mô sản xuất là tăng quy mô về lao động hạn chế thất nghiệp.

Thứ ba, cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân từ hoạt động xuấtkhẩu: Xuất khẩu tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp trả lương cho lao động

của họ, như vậy thu nhập cao và ổn định thể hiện sự phát triển của doanhnghiệp Xét sâu sa hơn hoạt động xuất khẩu đóng góp vào nguồn thu cho cácđịa phương cũng như cả nước, sử dụng nguồn thu đó vào các việc như xâydựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các dịch vụ xã hội… như vậy là đã góp phần cảithiện, nâng cao mức sống cho người dân.

Thứ tư, mức độ quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe con người của hoạt

động xuất khẩu: Đó là việc quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn cho người sử

dụng cũng như người lao động có liên quan đến hoạt động xuất khẩu Việcnày phần lớn là do ý thức của doanh nghiệp, nhưng hiện nay người ta cũng ápdụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các mặt hàng xuất khẩu để việc bảo vệ sứckhỏe cho con người mang tính ràng buộc hơn Để xuất khẩu các mặt hàng củamình, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe ngườitiêu dùng (HACCP), bảo vệ an toàn người lao động (SA 8000) Để đánh giámức độ bền vững về xã hội cần tính tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất hàngxuất khẩu áp dụng tiêu chuẩn này.

Thứ năm, một tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bề vững về mặt xã hội nữa

là việc đảm bảo công bằng giữa các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu, sự

phân chia lợi ích từ hoạt động xuất khẩu để tránh tình trạng thu nhập mất cânđối giữa các tầng lớp tham gia Hoạt động xuất khẩu trải qua rất nhiều khâudưới sự tham gia của nhiều đối tượng lao động : người sản xuất, doanh nghiệpthu mua, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp xuấtkhẩu… tùy thuộc vào mỗi loại hàng hóa và hình thức mua bán Do trình độ

Trang 18

lao động , trình độ quản lý mà lợi ích mỗi thành phần này đạt được là khácnhau Và thực tế hiện nay nhưng người sản xuất là những người chịu thiệt thòinhất, thu nhập được ít nhất Xuất khẩu thực sự bền vững là phải đảm bảođược sự cân đối hài hòa việc phân chia lợi ích này.

1.2.3.3 Bền vững về mặt môi trường

Đo tính bền vững về môi trường của hoạt động xuất khẩu thông qua cácchỉ tiêu về môi trường sau:

Một là, mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động xuất khẩu sinh ra: Con

số này có thể khó đưa ra chính xác vì xuất khẩu chỉ là một trong rât nhiềuhoạt động gây tác động đến môi trường nhưng người ta vẫn tính toán được.Con người có thể tính toán rằng khi sản xuất ra một số lượng hàng hóa này đểxuất khẩu nó thải ra môi trường những chất gì ảnh hưởng đến môi trườngnước, đất, không khí, các hệ sinh thái như thế nào.

Hai là, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho hoạtđộng xuất khẩu: đó là sự duy trì các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và mức độ

khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo khi mở rộng xuấtkhẩu một số lượng hàng hóa nào đó đã sử dụng bao nhiêu nguồn tài nguyêntrong môi trường, vì nguồn tài nguyên còn ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụngtrong tương lai.

Ba là, mức độ các doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩnquốc tế: trong đó là việc áp dụng các biện pháp về bảo vệ môi trường ISO

14000, tỷ trọng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này cũng đánh giá đượcphần nào mức độ quan tâm đến môi trường của các hoạt động xuất khẩu.

Bốn là, mức độ đóng góp của xuất khẩu vào hoạt động bảo vệ môitrường về tài chính cũng như công nghệ Hoạt động xuất khẩu đóng góp

nguồn thu cho các hoạt động kinh tế, xã hội, mức độ đóng góp vào hoạt động

Trang 19

bảo vệ môi trường thể hiện sự quan tâm cũng như ý thức của con người đếnbảo vệ môi trường.

Ngoài ra một yếu tố quan trọng đó là sự quản lý chính quyền các cấp quyđịnh đối với các hoạt động xuất khẩu giảm thiểu tối đa các tác động có hạicho môi trường.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững

1.2.4.1 Các yếu tố quốc tế

Phát triển bền vững nói chung hay xuất khẩu bền vững nói riêng khôngchỉ là vấn đền mang tính chất quốc gia mà mang tính toàn cầu phải được đặttrong tính bền vững của cả thế giới Vì thế yếu tố quốc tế có ảnh hưởng rấtlớn đến xuất khẩu bền vững của một quốc gia.

a) Tự do hóa thương mại Tích cực

- Tự do hóa thương mại thúc đẩy hoạt động xuât khẩu của các nước,không chỉ tăng trưởng xuất khẩu mà nâng cao chất lượng tăng truoenrgxuất khẩu do chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh, thúcđẩy cạnh tranh mạnh mẽ, cải thiện năng suất các yếu tố tổng hợp, tiếpcận công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cao, phân bổ nguồn lực hợplý…

- Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững thông qua tắcđộng đến yếu tố xã hội: giúp con người có cơ hội tiếp cận đến những sảnphẩm chất lượng cao, công nghệ hiện đại, chất lượng cuộc sống nângcao; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giảm đói nghèo Tự do hóathương mại đặt ra nhiều tiêu chuẩn quốc tế cho hàng hóa về bảo vệngười tiêu dùng và người lao động.

Trang 20

- Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững thông qua yếutố môi trường:

 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các hàng hóa thân thiệnvới môi trường

 Tự do hóa thương mại thúc đẩy xuất khẩu giúp cải thiện thunhập, khi thu nhập tăng cao người tiêu dùng sẽ có nhu cầu và ýthức hơn về các vấn đề về môi trường

 Trong tự do hóa thương mại có nhiều quy định về bảo vệ moiotrường đòi hởi các nước phải áp dụng các biện pháp bảo vệ môitrường trong thương mại.

- Tự do hóa thương mại tác động nhiều đến yếu tố văn hóa, chính trị, xãhội như các tệ nạn xã hội, bất công bằng trong xã hội…

b) Các ràng buộc trách nhiệm mang tính toàn cầu

- Công ước quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em của Liên hợp quốcvề việc quy định sử dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân trong việcsản xuất hàng xuất khẩu.

- Các văn bản pháp lý quốc tế, các hợp đồng môi trường đa biên quy địnhtrách nhiệm các bên về vấn đề bảo vệ môi trường.

Trang 21

c) Các yếu tố khác: An ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng hoảng tàichính….

Các yếu tố này không mang tính ràng buộc với các quốc gia nhưng nóvấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của cácnước không ngoại trừ hoạt động xuất khẩu Các vấn đề này không chỉ ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mà chúng cũng tác động đến ý chíchủ quan của chính phủ các nước trong việc điều hành xây dựng các chiếnlược xuất khẩu cho hợp lý.

1.2.4.2 Các yếu tố trong nước

a) Chính sách quản lý và ổn định nền kinh tế vĩ mô

Xuất khẩu là một bộ phận trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia cómối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế khác, vì thế không thể nằmngoài chính sách quản lý của nhà nước, ví dụ như chính sách thuế, chính sáchgiá, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách phát triển các ngành Xuất khẩu bền vững là sự phát triển xuất khẩu về các mặt kinh tế, xã hội vàmôi trường, để xuất khẩu đạt phát triển bền vững cần có chính sách quản lýphù hợp.

b) Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ

Một quốc gia để phát triển về mặt kinh tế nói chung cũng như tronglĩnh vực xuất khẩu nói riêng cần có cơ sở hạ tầng Mức độ phát triển của cơsở hạ tầng và khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuấtkhẩu như: đường xá giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho lưuthông hàng hóa, khoa học công nghệ áp dụng trong sản xuất hiện đại đẩymạnh tăng năng suất cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu… Cơ sở hạtầng phát triển, công nghệ ngày càng tiên tiến đảm bảo cho sản xuất hàng hóaxuất khẩu phát triển lâu dài và ổn định, ít tác động có hại cho con người vàmôi trường.

Trang 22

c) Nguồn lực tự nhiên và xã hội

Không thể nói rằng nguồn lực tự nhiên có yếu tố quyết định về sự pháttriển xuất khẩu của một quốc giá nhưng đó là yếu tố quan trọng đặc biệt là đốivới nước có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên Khi nguồn tài nguyên thiênnhiên dồi dào sẽ đảm bảo duy trì đầu vào sản xuất cho xuất khẩu đảm bảo choxuất khẩu hàng hóa được duy trì và tăng trưởng ổn định.

1.3 Tầm quan trọng của việc xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo

1.3.1 An ninh lương thực

An ninh lương thực cần được hiểu và phải bao gồm: đủ lương thực choxã hội để không ai bị đói; người làm ra lương thực không bị nghèo đi, dù lànghèo đi một cách tương đối so với mặt bằng xã hội.

Theo ghi nhận của Liên hợp quốc tình trạng thiếu ăn trên thế giới vẫntiếp tục gia tăng, và nặng nề thêm khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinhtế Hầu hết các quốc gia ở khu vực Nam Á và cận sa mạc Sahara thuộc châuPhi đang phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu hụt lương thực ở mức độ "cao"hoặc "cực cao" dựa trên những tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro về an ninh lươngthực (FSRI) -được tính toán trên cơ sở hàng chục biến số xác định khả năngcung cấp lương thực cho người dân tại một nước Trong khi đó, những nướccó nguy cơ thấp nhất là Mỹ, Pháp, Canađa, Đức và Cộng hòa Séc

Theo báo cáo về đói nghèo của FAO năm 2009 thế giới có 1,02 tỷngười đói, chủ yếu sống ở các nước đang phát triển, tăng gần 100 triệu ngườiso với con số 963 triệu người năm 2008 Tỷ lệ người đói phân bố trên các khuvực được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Trang 23

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người đói theo các khu vực năm 2009

Châu Phi cận SaharaMỹ Latinh và CaribeCận Đông và Bắc PhiCác nước phát triển

(Nguồn: www.iaahp.net – Báo cáo đói nghèo của FAO năm 2009)

Để bảo đảm an toàn lương thực, các nước cần phải gia tăng mức đầu tưvào nông nghiệp, vốn có nguy cơ giảm sụt do khủng hoảng tài chính hiện nay.Theo các nhà phân tích thì cần phải nhân sản lượng lương thực thế giới lêngấp đôi từ nay đến năm 2050 để có thể nuôi một dân số sẽ lên đến 9 tỷ người.

Đối với Việt Nam, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu, là nướcxuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng Việt Nam vẫn nằm trong điểm nóng vềan ninh lương thực của Châu Á Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, trong cả giai đoạn 2001-2007, sản lượng lúa hàng năm của nước ta vẫnđạt gần 35 triệu tấn, cao hơn 3,9 triệu tấn/năm so với giai đoạn 5 năm trướcđó Tính chung cả thời kỳ 2001 – 2007, Việt Nam mỗi năm xuất khẩu hơn 4,2triệu tấn gạo với kim ngạch bình quân 1,1 tỷ USD/năm, tăng gần 14% về sảnlượng và kim ngạch so với trước đó, đặc biệt, trong 2 năm 2008-2009, xuấtkhẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục mới với 4,7 và 6 triệu tấn Tuy nhiên,tình hình đói lương thực và tái nghèo vẫn xảy ra ở các vùng núi cao, vùngbiên giới, hải đảo và vùng thường xuyên bị thiên tai Số liệu từ Tổng cụcThống kê cho thấy, cả nước hiện vẫn còn có 6,7% số hộ thiếu lương thực;

Trang 24

trong đó khu vực nông thôn là 8,7% hộ thuộc khu vực thiếu lương thực vàngay ở thành thị con số này là 2,2% Vì vậy, đảm bảo an ninh lương thực vẫnlà nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp nước ta

Vấn đề an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam đang đứng trướcnhững áp lực của việc tăng dân số (dự báo năm 2020 đạt khoảng 100 triệungười và 110 – 120 triệu người sau năm 2030) và biến đổi khí hậu, trong khiViệt Nam lại là nước được dự báo là nằm trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởngnặng nền của biến đổi khí hậu nhất là trọng điểm trồng lúa đồng bằng SôngCửu Long Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu nước biển dâng thêm1m thì sẽ có khoảng 12.300km2, tức 32% diện tích của ĐBSCL, chìm trongnước, trong đó có gần 10.000km2 đất sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.Năm 2009, đồng bằng Sông Cửu Long đóng góp 80% sản lượng lúa xuấtkhẩu, với số lượng đó đã nuôi sống hàng trăm triệu người trên thế giới.

Vì vậy để giải quyết được vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,cần phải có những biện pháp để phát triển bền vững ngành lúa gạo, vừa thuđược lợi ích trước mắt mà vẫn đảm bảo được lợi ích trong tương lai Đặc biệthơn với vị thế một nước xuất khẩu gạo tiềm năng như Việt Nam thì xuất khẩubền vững chính là mục tiêu hướng tới của ngành lúa gạo.

1.3.2 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu gạo thu lại ngoại tệ góp phần vào thu nhập quốc gia.Xuấtkhẩu gạo bền vững không chỉ đóng góp giá trị vào tăng trưởng GDP mà cònduy trì ổn định và liên tục mức tăng này một phần tạo nên tính ổn định chotăng trưởng kinh tế Đồng thời chất lượng tăng trưởng nhờ chuyển dịch cơcấu, tăng năng suất, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào… tạo điều kiện pháttriển cho các ngành khác giúp tăng trưởng kinh tế đồng bộ Đối với Việt Namgạo là nông sản chủ yếu và xuất khẩu gạo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong đónggóp vào kim ngạch xuất khẩu nông sản và tổng kim ngạch xuất khẩu Hướng

Trang 25

tới xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo là góp phần phát triển bền vững nềnkinh tế.

1.3.3 Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội

Xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo góp phần xóa đói giảm nghèo nôngthôn, giúp duy trì công ăn việc làm cho người nông dân Khi gạo xuất khẩungày càng nhiều, chất lượng cao hơn, giá trị xuất khẩu tăng thì thu nhập củangười nông dân cũng tăng lên Lợi ích của người nông dân được chú trọnghơn Khi thu nhập tăng lên, họ nhận thấy lợi ích từ việc trồng lúa sẽ toàn tâmvới công việc của mình, giảm thiểu hiện tượng chuyển ngành nghề, chuyểncây trồng, ngành sản xuất lúa ổn định hơn Đồng thời giảm hiện tượng nôngdân bỏ đất lên thành thị kiếm sống, như vậy sẽ tránh sự bất ổn của xã hội, mấtcân đối cơ cấu dân số.

Xuất khẩu bền vững gạo góp phần duy trì ổn định nguồn thu cho cáchoạt động y tế, văn hóa xã hội nông thôn đảm bảo vấn đề an sinh xã hội củanông thôn, nâng cao sức khỏe và đời sống xã hội cho người nông dân.

Xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo giúp chuyển dịch cơ cấu sản xuất vàxuất khẩu gạo theo hướng hiện đại, người lao động tham gia sản xuất đặc biệtlà người nông dân cũng được nâng cao trình độ và nhận thức hơn để đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của sản xuất Gạo xuất khẩu không chỉ hướng tới mụcđích tăng năng suất mà nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của người tiêu dùng Như vậy xuất khẩu bền vững gạo sẽ hướng đếnnhiều hơn lợi ích của con người, cả người sản xuất và người tiêu dùng.

1.3.4 Góp phần bảo vệ môi trường

Xuất khẩu gạo dần làm cạn kiệt tài nguyên đất, những chất thải dưlượng chất độc hại thải ra trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến môi trườngtự nhiên Xuất khẩu bền vững gạo hướng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu

Trang 26

lúa gạo hiện đại hơn sử dụng kỹ thuật công nghệ ít làm tổn hại đến môitrường như công nghệ sinh học, biến đổi gen, phân vô sinh…

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Xuất khẩu bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổnđịnh, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao góp phầntăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Đánh giá xuất khẩu bền vững theo 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môitrường Về mỗi yếu tố có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nhau:

- Bền vững về mặt kinh tế đánh giá qua 3 chỉ tiêu: quy mô tăng trưởngxuất khẩu, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, mức độ đóng góp của xuấtkhẩu vào tăng trưởng kinh tế.

- Bền vững về mặt xã hội đánh giá theo 5 chỉ tiêu: Mức độ xóa đói giảmnghèo, mức độ tạo việc làm, mức độ cải thiện đời sống người dân, mứcđộ quan tâm đến sức khỏe con người, đảm bảo công bằng lợi ích giữacác chủ thể của hoạt động xuất khẩu.

- Bền vững về mặt môi trường đánh giá theo 4 chỉ tiêu: Mức độ ô nhiễmmôi trường, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mức độtuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường, mức độ đóng gópvào bảo vệ môi trường của hoạt động xuất khẩu.

Tầm quan trọng của xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo thể hiện qua 4đóng góp quan trọng nhất là: đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp vào tăngtrưởng kinh tế, giải quyết việc làm ổn định xã hội và góp phần bảo vệ môitrường.

Trang 27

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNGXUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thờigian qua

Việt Nam có truyền thống trồng lúa lâu đời, lúa gạo là một lương thựcquan trọng và chủ yếu nhất đối với người dân Việt Nam, lúa gạo ngoài dùnglàm lương thực cho người, thức ăn vật nuôi còn để chế biến các sản phẩmkhác… Đặc biệt với một nước dân số đông tới khoảng trên 86 triệu người thìviệc tự sản xuất lúa là rất quan trọng Việt Nam có điều kiện tự nhiên thíchhợp cho cây lúa có hai vựa lúa chính là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằngSông Cửu Long Diện tích sản xuất lúa xếp hạng 5 và xuất khẩu gạo đứng thứ2 trên thế giới, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùnglãnh thổ, chiếm 15% thị phần gạo toàn cầu

2.1.1 Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam

Việt Nam trồng lúa vào hai vụ ở ĐBSH và ba mùa ở ĐBSCL Giaiđoạn từ năm 1979 đến năm 1989, diện tích và sản lượng lúa ổn định, nhưngkết quả đạt mức thấp, với diện tích khoảng 5,4 - 5,8 triệu ha và sản lượng caonhất đạt 18 triệu tấn Giai đoạn từ năm 1990 – 1999, diện tích và sản lượnglúa tăng trưởng mạnh Diện tích lúa tăng từ 6 triệu ha năm 1990 lên 7,66 triệuha vào năm 1999, mức cao nhất trong lịch sử lúa gạo Việt Nam Năm 1998 lànăm đầu tiên sản lượng lúa đạt trên 30 triệu tấn, cao hơn 70% so với mức 19triệu tấn của năm 1990 Trong giai đoạn 2000 – 2008 diện tích trồng lúa có xuhướng giảm từ 7,67 triệu ha (năm 2000) xuống 7,4 triệu ha (năm 2008) nhưngsản lượng vẫn tăng đạt trong khoảng 32 – 38 triệu tấn.

Trang 28

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo cả nước giai đoạn 2000 – 2009 Chỉ tiêu

Diện tích(nghìn ha)

Sản lượng(nghìn tấn)

Năng suất(tấn/ha)

Năm 2009, sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn, tăng 166 nghìn tấn (tăng0,4%) so với năm 2008 Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7440,1 nghìnha, tăng 39,9 nghìn ha (tăng 0,5%) so năm 2008 Năng suất lúa cả năm đạt52,3 tạ/ha, tương đương mức năng suất năm 2008.

Trang 29

Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì hiện nay ViệtNam đang đứng thứ 5 thế giới về sản lượng gạo, chiếm 5 – 6 % tổng sảnlượng gạo thế giới.

Bảng 2.2: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới (gạo xay xát, nghìntấn)

STT 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10(%)Tổng SL thế giới418.429 420.638 433.356 445.935 433.853100,00

1 Trung Quốc 126.414 127.200 129.850 134.330 137.00031,57

3 Indonesia 34.95935.30037.00038.30037.6008,664 Bangladesh 28.75829.00028.80031.00030.0006,915 Việt Nam 22.77222.92224.37524.38824.300 5,60

6 Thái Lan 18.20018.25019.30019.60020.5004,727 Philippines 9.8219.77510.47910.75310.3002,37

Trang 30

2.1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

Năm 1989 là mốc lịch sử quan trọng cho hoạt động xuất khẩu gạo củaViệt Nam, bắt đầu xuất khẩu gạo với sản lượng 1,37 triệu tấn đạt kim ngạch310 triệu USD Theo VFA, kể từ năm bắt đầu xuất khẩu gạo 1989 cho đếnnay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn gạo, mang về kim ngạch gần 20tỷ USD, cụ thể từng năm thể hiện dưới biểu đồ sau:

(Nguồn: VFA, www.vietfood.org.vn)

Nhìn chung biểu đồ xuất khẩu gạo Việt Nam từ 1989 đến nay có thểchia làm 4 giai đoạn 10 năm từ 1989 đến 1999 xuất khẩu gạo liên tục tăng vàđạt kỷ lục năm 1999 với sản lượng 4,56 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 1,009 tỷUSD Năm 2000 xuất khẩu gạo giảm mạnh nhưng từ sau năm 2000 đến năm2005 lại tăng trở lại cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu Cho đến năm2005, Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục 5,2 triệu tấn với kim ngạch gần 1,3 tỷUSD Giai đoạn 2001 – 2005 đánh dấu sự tăng trưởng liên tục của gạo xuấtkhẩu Việt Nam trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới thì đến 2

Biểu đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam 2000 - 2009

02468

Trang 31

năm tiếp theo 2006, 2007 sản lượng gạo xuất khẩu ổn định hơn, tuy có giảmđôi chút nhưng kim ngạch vẫn tăng do giá gạo tăng

Năm 2007, với số lượng 4,54 triệu tấn là năm thứ 4 đạt lượng gạo xuấtkhẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 3 đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD; và vượt qua ẤnĐộ giữ vững vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo Năm 2007, Việt Namnằm trong số ít nước có kim ngạch xuất khẩu gạo tăng, do cầu gạo thế giớităng vượt nguồn cung, trong khi hầu hết các nước sản xuất gạo ở Châu Á đềugiảm sản lượng gạo Đến năm 2008 xuất khẩu gạo lại tăng trở lại và đạt lỷ lụcvào năm 2009 với sản lượng 6,053 tấn đạt kim ngạch 2,464 tỷ USD Diễnbiến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2009 khá biến động,Biểu đồ 2.2 chỉ ra xua hướng đó

Biểu đồ 2.2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam,2009

(Nguồn: VFA)

Trong tháng 1, lượng gạo xuất khẩu chỉ khoảng 200 nghìn tấn, sau đó tăngđỉnh điểm vào tháng 4 đạt hơn 700 tấn, song sau đó có xu hướng giảm dần vàgiảm mạnh vào tháng 11 chỉ còn ở mức khoảng 60 nghìn tấn

Trang 32

Hiện tại Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giớisau Thái Lan Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 5 – 6 triệu tấn,trong khi của Thái Lan là khoảng 10 triệu tấn Dưới đây là bảng số liệu đánhgiá vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam so với một số nước khác trên thế giới.

Bảng 2.3: Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu gạo thế giới

(nghìn tấn)

2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10(%)Tổng lượng

XK thế giới29.12031.84429.59828.68930.350 100,00

1 Thái Lan 7.376 9.557 10.011 8.600 10.000 32,942 Việt Nam 4.705 4.522 4.649 5.800 5.500 18,12

3 Pakistan 3.579 2.696 3.000 3.000 3.300 10,874 Hoa Kỳ 3.307 3.029 3.273 3.100 3.050 10,04

6 Trung

(Nguồn: USDA, Grain: World Market and Trade, 2009)

Từ cuối năm 2009 đến hết tháng 2/2010, tình hình xuất khẩu gạo củaViệt Nam còn trầm lắng Năm 2010, các thị trường nhập khẩu gạo Việt Namchủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống Tuy vậy, rất khó dự báo lượng gạocác nước sẽ mua vào, bởi động thái nhập khẩu không rõ ràng, các nước nhậpkhẩu đều chờ tình hình mùa vụ, giá cả Theo VFA, lượng gạo xuất khẩu củaViệt Nam từ đầu năm đến nay đạt 997.601 tấn, với tổng giá trị 471,257 triệuUSD Riêng trong 19 ngày đầu tháng 3 đạt 287.216 tấn, trị giá 132,534 triệuUSD (giá bình quân 464,44 USD/tấn) So với cùng kỳ năm 2009 thì số lượng

Trang 33

gạo xuất khẩu giảm 25,98% và 12,87% giá trị Dự kiến, trong quý I/2010,lượng gạo xuất khẩu đạt 1,2 triệu tấn.

2.1.2.2 Giá cả

Giá gạo xuất khẩu bình quân tăng liên tục sau khi tuột dốc vào năm2003 Năm 2005, giá bình quân xuất khẩu gạo của Việt Nam là 269 USD/tấn,tăng 100 USD/tấn so với năm 2001 (269-168), so với năm 1989, năm 2005,giá gạo tăng 65 USD/tấn (269-204 USD) Giá gạo xuất khẩu bình quân năm2006 đạt 275 USD/tấn, tăng 9 USD/tấn so với 2005, nếu so với 2004 thì caohơn đến 40 USD/tấn Tính chung 9 tháng đầu năm 2007, giá gạo Việt Namxuất khẩu đạt bình quân 293 USD/tấn, tăng 42 USD/tấn so với năm 2006, lầnđầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấpcác loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, và trong tháng 9, giá gạo loại25% tấm vượt cao hơn Thái Lan Tháng 9/2007, gạo loại 25% tấm của ViệtNam đã trúng thầu với giá 350 USD/tấn, cao hơn so với giá Thái Lan là 342USD/tấn.

So với năm 2006, năm 2007 lượng gạo xuất khẩu giảm 3% nhưng lạităng 15% về giá trị xuất khẩu Đáng chú ý, bình quân giá gạo xuất khẩu trongnăm 2007 đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006 Nhiều loạigạo cao cấp đã có giá bán ngang với giá gạo Thái Lan Đặc biệt, các doanhnghiệp đã xuất khẩu được khoảng 230.000 tấn gạo nếp với giá bình quân đạt400 USD/tấn Theo dự kiến ban đầu, giá lúa thu mua cho nông dân là 2.800đồng/kg nhưng thực tế bình quân giá lúa trong năm 2007 là 3.200 đồng/kg vàở thời điểm cuối 2007 là từ 3.500 - 3.600 đồng/kg.

Năm 2008 là một năm đầy biến động của giá gạo, đã có lúc giá gạo lênmức kỷ lục nhưng sau đó lại giảm mạnh vào cuối năm Cuối tháng 4/2008,giá xuất tăng bình quân 430 USD/tấn (tăng 141,57 USD/tấn tương đương61% so cùng kỳ năm ngoái) Từ tháng 2 đến tháng 5/2008, giá gạo xuất khẩu

Trang 34

của Việt Nam tăng liên tục, chỉ trong 3 tháng tăng thêm 830 USD/tấn, từ 370USD/tấn (tháng 2) lên 500 – 600 USD/tấn (tháng 3) rồi lên 600 – 800USD/tấn và 1.200 USD/tấn (tại cuộc đấu thầu ở Philippines giữa tháng 4 củaVFA) Trong khi đó, giá bán gạo của Thái Lan cũng đã đạt 1.000 USD/tấn(FOB - 100%B), 980 USD/tấn (FOB 5% tấm) Như vậy, so với cùng kỳ năm2007, giá bán gạo của Thái Lan tăng 209% - 211%, gạo Việt Nam tăng 220%- 233% Nhưng nửa cuối năm 2008 giá gạo lại giảm xuống khá nhanh, tínhđến đầu tháng 10/2008 So với cuối tháng 9 giá gạo 5% tấm đạt mức 523USD/ tấn giảm 3 USD/tấn, giá gạo 10% tấm và 15% tấm đều giảm 2,4USD/tấn và đạt mức 522 USD/tấn, đặc biệt giá gạo 25% tấm chỉ đạt 406USD/tấn, giảm mạnh 19 USD/tấn.

Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008

(Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tinPTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn)

Trang 35

Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (USD/tấn) năm2009

(Nguồn AGRODATA - AGROINFO - www.agro.gov.vn)

Năm 2009, giá gạo giảm mạnh so với năm 2008, trung bình từ tháng 1đến tháng 11giá gạo 5% tấm có giá 424 USD/tấn giảm 32,8 % so với năm2008 có giá là 632 USD/tấn; giá gạo 25 % là 375 USD/tấn giảm 34,7 % sovới năm 2008 có giá là 574 USD/tấn Diễn biến giá trong năm 2009 khá thấtthường, giao động trong khoảng từ 330 – 470 USD/tấn Trong năm 2009 xuấtkhẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường châu Á còn được lợi về giá Tínhtrung bình năm 2009, trong số 10 nước có kim ngạch nhập khẩu gạo lớn nhấttừ Việt Nam thì Philippines là thị trường mà gạo Việt Nam xuất sang đạt mứcgiá cao nhất với 541,24 USD/tấn Trong khi đó, mức giá trung bình xuất sangchín thị trường còn lại chỉ dao động quanh mức 400 USD/tấn Xuất khẩu gạocủa Việt Nam sang Malaysia năm 2009 cũng đạt mức giá khá cao với 439,24USD/tấn Mức giá trung bình trên cũng phản ánh chủng loại gạo chủ yếu vàomỗi thị trường, nước nào nhập nhiều gạo phẩm cấp cao hơn thì giá trung bìnhsẽ cao hơn.

Trang 36

Biểu đồ 2.5:

Đầu năm 2010 thị trường xuất khẩu gạo còn trầm lắng, các hợp đồngxuất khẩu còn ít, để tránh tình trạng xuống giá, VFA chỉ đạo các doanhnghiệp thực hiện thu mua dự trữ và cả lúa của vụ Đông Xuân 2010, lượng gạohàng hóa ước đạt hơn 3 triệu tấn So với thời điểm tháng 2/1010, hiện giá lúaở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có chuyển biến đáng kể, với giá mualúa khô là 4.100 - 4.300 đồng/kg Hiện giá gạo 5% của Việt Nam là 440 USD/tấn, cao hơn so với cùng kỳ 2009 khoảng 40 USD/tấn.

2.1.2.3 Chất lượng

Chất lượng của gạo xuất khẩu được đánh giá theo nhiều tiêu chí như: tỷlệ tấm, kích thước hạt, độ ẩm, độ đánh bóng hạt gạo, tỷ lệ amylaza, tỷ lệprotein, mùi thơm… Và để đánh giá chính xác chất lượng gạo xuất khẩu cầnphải xem xét tất cả các yếu tố Nhưng nhìn theo cơ cấu giá cho các loại gạochất lượng khác nhau người ta hay sử dụng tỷ lệ tấm làm cơ sở như là: gạo 5% tấm, gạo 10 % tấm, gạo 15 % tấm… Đối với tỷ lệ tấm, gạo tỷ lệ dưới 10 %tấm là gạo chất lượng cao, từ 10 – 15 % tấm là gạo chất lượng trung bình, trên15 % tấm là gạo chất lượng thấp.

Trang 37

Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo nhưng chủ yếu làgạo cấp thấp chiếm đến 97,42 %, còn gạo cấp trung bình và cấp cao chiếm tỷtrọng rất nhỏ Theo tỷ lệ tấm thì gạo xuất khẩu Việt Nam có xu hướng tăng tỷtrọng gạo cấp trung bình và cao, giảm tỷ trọng gạo cấp thấp song do các yếutố kỹ thuật, giống, công nghệ, nên gạo Việt Nam vẫ thua kém hơn hẳn so vớigạo của Thái Lan Chủng loại gạo 25 % tấm vẫn là loại gạo được xuất khẩuchủ yếu Gạo chất lượng cao của Việt Nam (5% tấm) chỉ chiếm hơn 30% tổnglượng xuất khẩu.

2.1.2.4 Cơ cấu thị trường

Trong giai đoạn qua Việt Nam đã xây dựng và mở rộng được thị trườngxuất khẩu gạo ổn định, với nhiều thị trường truyền thống và tiềm năng, trongđó châu Á và châu Phi luôn là hai thị trường xuất khẩu gạo nhiều nhất củaViệt Nam Do chất lượng gạo Việt Nam không cao nên gạo Việt Nam chưathâm nhập được vào các thị trường phát triển có nhu cầu chất lượng cao Năm2004, châu Á là thị trường tiêu thụ gạo nhiều nhất của Việt Nam chiếm 36,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả năm, xuất khẩu sang thị trường châu Phităng mạnh, chiếm 33,54 % tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng 14,05 % so vớinăm 2003.

Cả năm 2006, cả nước xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo đạt kim ngạch gần1,3 tỷ USD, lớn nhất từ trước tới nay Thị trường xuất khẩu của gạo Việt Namđã mở rộng ra gần 100 nước, trong đó ba thị trường trọng điểm Philippines,Malaysia và Cuba nhập khoảng 60% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, cònlại là Indonesia, Nhật, Nam Phi, Singapore.

Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốcgia vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốcgia/vùng/lãnh thổ) Trong đó có khoảng 20 thị trường chính, chủ yếu là:Philippines, Malaysia, Cu Ba, Singapore.

Trang 38

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thịtrường năm 2007-2008 (%)

(Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan)

Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảmmạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm2008) Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trườngChâu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm2007 lên 22% năm 2008) Cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự thay đổi, ví dụnhư Indonesia trong các năm trước đều là thị trường xuất khẩu lớn của ViệtNam (năm 2007 chiếm tới 24 % tổng lượng xuất khẩu), thì đến năm 2008,nước này giảm mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam (chỉ chiếm hơn 1 % tổnglượng gạo xuất khẩu) Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thịtrường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007

Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổnglượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007.Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này 3 thị trường truyềnthống là Philippines, Malaysia, Cu Ba chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về

Trang 39

lượng 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giátrị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giátrị và 14,5% về lượng.

Biểu đồ 2.7: 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Namnăm 2008

(Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan)

Năm 2009, châu Á tiếp tục đóng vai trò là thị trường xuất khẩu gạo

quan trọng nhất của Việt Nam Xuất khẩu gạo sang các nước châu Á chiếm

đến 61,68 % tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (so với mức 50,8 %của năm 2008) Các thị trường chủ yếu vẫn là Philippines, Malaysia, Cuba,Singapore Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đóng góp hơnmột nửa thị phần của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35 % tổng kim ngạchxuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009) Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sangPhilippines gần 1,7 triệu tấn gạo, trị giá hơn 912 triệu USD Tiếp theo làMalaysia với kim ngạch đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%; rồi đến thịtrường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%; Singapore 133,6 triệu USD,chiếm 5,02%

Trang 40

Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009

kim ngạchso với tháng11/2009 (%)Tổng cộng

Giá trị(USD)

Giá trị(USD)5.958.300 2.663.876.861

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỪ VIẾT TẮT - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
BẢNG TỪ VIẾT TẮT (Trang 4)
BẢNG TỪ VIẾT TẮT - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
BẢNG TỪ VIẾT TẮT (Trang 4)
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo cả nước giai đoạn 2000 – 2009           Chỉ tiêu - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo cả nước giai đoạn 2000 – 2009 Chỉ tiêu (Trang 28)
Bảng 2.2: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới (gạo xay xát, nghìn tấn) - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.2 Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới (gạo xay xát, nghìn tấn) (Trang 29)
Bảng 2.2: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới (gạo  xay xát, nghìn tấn) - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.2 Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới (gạo xay xát, nghìn tấn) (Trang 29)
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam (Trang 30)
Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 (Trang 40)
Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 (Trang 40)
Bảng 2.5: Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào GDP - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.5 Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào GDP (Trang 45)
Bảng 2.5: Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào GDP - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.5 Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào GDP (Trang 45)
Bảng 2.6: So sánh lợi nhuận thu được từ 1 tấn gạo giữa Việt Nam và Thái  Lan, bình quân giai đoạn 1999 – 2008 (USD/tấn) - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.6 So sánh lợi nhuận thu được từ 1 tấn gạo giữa Việt Nam và Thái Lan, bình quân giai đoạn 1999 – 2008 (USD/tấn) (Trang 47)
Bảng 2.7: Chuỗi giá trị gạo thơm xuất khẩu ở Cần Thơ - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.7 Chuỗi giá trị gạo thơm xuất khẩu ở Cần Thơ (Trang 48)
Dựa vào bảng phân tích trên có thể thấy lợi nhuận thu được của người nông dân là thấp nhất (14,74%), hơn nữa trong khi thương lái và công ty chế  biến, xuất khẩu có quy mô kinh doanh hàng năm từ 100.000-350.000 tấn gạo,  doanh nghiệp xuất khẩu tập trung c - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
a vào bảng phân tích trên có thể thấy lợi nhuận thu được của người nông dân là thấp nhất (14,74%), hơn nữa trong khi thương lái và công ty chế biến, xuất khẩu có quy mô kinh doanh hàng năm từ 100.000-350.000 tấn gạo, doanh nghiệp xuất khẩu tập trung c (Trang 48)
Bảng 2.7: Chuỗi giá trị gạo thơm xuất khẩu ở Cần Thơ - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Bảng 2.7 Chuỗi giá trị gạo thơm xuất khẩu ở Cần Thơ (Trang 48)
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (Trang 76)
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Hình 1 Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (Trang 76)
Hình 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Hình 2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện (Trang 79)
Hình 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện - Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
Hình 2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w