Giải pháp đảm bảo xuất khẩu gạo tăng trưởng cao

Một phần của tài liệu Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam (Trang 58 - 66)

3.3.1.1. Khâu sản xuất

Giải pháp về giống lúa:

Mỗi giống lúa cho ra một loại gạo có quy cách phẩm chất khác nhau và chất lượng của lúa giống cũng quyết định chất lượng hạt gạo sau này. Vì vậy nâng cao chất lượng giống lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Hiện nay ngoài việc gieo trồng các giống lúa có năng suất cao cần tập trung nghiên cứu các giống lúa cho chất lượng cao để nâng cao giá trị cho gạo xuất khẩu và mở rộng ra các thị trường phát triển. Ở Việt Nam có những giống lúa cho sản lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng chất lượng hạt không cao (IR 50404, Q5, khang dân…), hoặc những giống lúa cho chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng năng suất lại thấp, khả năng chịu sâu bệnh kém (Jasmin 85, gạo thơm Nàng Đào...). Rất khó để có thể giải quyết vấ đề giống lúa đạt được

cả yêu cầu sản lượng chất lượng cao. Sau đây là một số giải pháp nên áp dụng để đẩy mạnh nâng cao chất luợng giống lúa:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu giống lúa mới, áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và lai tạo các giống lúa mới như các giống lai, giống thuần cho năng suất cao đặc biệt là các giống lúa có chất lượng cao để cung cấp cho các vùng lúa trong nước. Cụ thể để làm được việc này cần có sự đầu tư đáng kể vào việc xây dựng các viện nghiên cứu cũng như đào tạo cán bộ nghiên cứu có trình độ. Ban đầu có thể cần một chi phí lớn nhưng nó mang ý nghĩa lâu dài vì ngoài việc chủ động được giống lúa, Việt Nam còn khẳng định được trình độ phát triển về nông nghiệp.

Thứ hai,áp dụng các giống mới có chất lượng vào gieo trồng, giảm dần diện tích gieo trồng những giống lúa chất lượng thấp, nghiên cứu chọn tạo, phát triển nhanh các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao phù hợp với từng vùng sinh thái, đặc biệt mở rộng diện tích lúa lai, giống lúa thích ứng với các vùng khó khăn như hạn hán, phèn mặn, úng trũng, giống chịu sâu bệnh hại lúa.

Thứ ba, phổ biến kĩ thuật sử dụng giống lúa mới: Việc đưa giống lúa mới ra gieo trồng cần có những hướng dẫn cụ thể về quy trình, kỹ thuật, phân bón, hỗ trợ nông dân áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa mới để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời giảm ô nhiễm môi trường như kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, quản lý dịch hại tổng hợp, bón phân cân đối và quản lý dinh dưỡng tổng hợp, làm mạ công nghiệp, sản xuất lúa theo qui trình GAP.

Việc nghiên cứu phát triển giống lúa có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần vào phát triển xuất khẩu bền vững gạo. Khi chất lượng giống lúa được cải thiện tức là năng suất tăng cao thúc đẩy nâng cao sản lượng gạo xuất khẩu, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó chất lượng hạt gạo Việt Nam cũng được nâng cao, nâng cao giá trị xuất khẩu gạo, đó chính là nâng

cao chất lượng tăng trưởng. Việc chủ động được giống lúa giảm chi phí nhập khẩu giống lúa tức là giảm chi phí đầu vào, đem lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng lúa.

Giải pháp về phân bón

Theo nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL hàng năm, ĐBSCL tiêu thụ khoảng 400.000 tấn N, 120.000 tấn P2O5 và 120.000 tấn K2O (đa phần phải nhập bằng ngoại tệ), nhưng khi đến tay nông dân thì hiệu quả sử dụng rất thấp, lượng phân mất đi do quá trình bốc hơi, thẩm thấu, rửa trôi lên tới... trên 60% (khoảng 1,2 triệu tấn). Phân bón chiếm vị trí quan trọng chiếm tới 30% chi phí sản xuất lúa, để đạt hiệu quả và tiết kiệm cần bốn phân đảm bảo: đúng lượng, đúng chủng loại, đúng thời gian và đúng nhu cầu.

Bên cạnh đó nên mở rộng việc sử dụng các loại phân vi sinh (Biogro, Dasvila), phân hữu cơ để bón cho cây lúa vừa nâng cao chất lượng hạt gạo vừa cải thiện được môi trường đất.

 Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh

Việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều và bừa bãi có thể để lại các tồn dư thuốc trừ sâu vượt mức cho phép trong hạt gạo dẫn đến việc gạo xuất khẩu của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu. Với kiểu thời tiết khí hậu ở Việt Nam rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Vì vậy việc cần có các giải pháp để hạn chế tối thiểu việc sử dụng cũng như tác động có hại của thuốc trừ sâu bệnh là rất cần thiết. Sau đây là nội dung một số biện pháp về phòng trừ sâu bệnh cũng như sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hợp lý:

Thứ nhất, nghiên cứu và đưa vào sử dụng các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Giống lúa ngoài cần đảm bảo năng suất cao và chất lượng tốt cần chú ý thêm vấn đề về khả năng chống chịu sâu bệnh, như vậy có thể giảm thiểu việc phải sử dụng các chất bảo vệ thực vật cũng như thuốc trừ

sâu bệnh. Việc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu có lợi cho cả người nông dân, và môi trường, vừa đảm bảo được chất lượng gạo vừa giảm chi phí sản xuất.

Thứ hai, tổ chức tập huấn hướng dẫn cho nông dân về cách phòng và chống sâu bệnh đúng cách như: các kỹ thuật thâm canh để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Việc này giúp nâng cao nhận thức của người nông dân về tác động của thuốc trừ sâu đến cây lúa, môi trường cũng như con người, đồng thời hiểu biết cách phòng chống cũng như sử dụng hợp lý, tránh sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan không đúng loại không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng gạo mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Thứ ba, đưa chương trình Phòng Trừ Dịch Hại Tổng Hợp IPM rộng rãi vào trong trồng lúa bằng cách phân tích rõ cho nông dân thấy lợi ích của chương tình này và chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân để họ có kỹ năng biện pháp giải quyết những khó khăn trên ruộng đồng của mình. Chương trình này với các mục tiêu bảo vệ năng suất cây trồng, bảo vệ các loài sinh vật có ích, hạn chế các loài gây hại, đã được áp dụng trên một số cây trồng ở một số địa phương đã mang lại hiệu quả cao về việc tăng năng suất, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, như vậy là giảm chi phí và tác động có hại đến con người và môi trường. Vì thế áp dụng rộng rãi mô hình này là rất cần thiết.

Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất lúa

Một nền nông nghiệp hiện đại nói chung và ngành sản xuất lúa gạo phát triển nói riêng giống như các nước phát triển đều có sự quy hoạch thống nhất với quy mô lớn. Một điển hình trong canh tác lúa ở Việt Nam là ruộng phân tán, gieo trồng nhỏ lẻ, điều này vừa khó khăn cho việc chăm sóc, thu hoạch, chi phí tăng cao, đồng thời cũng khó khăn trong thống nhất việc ban hành chính sách điều tiết sản lượng gieo trồng cũng như lượng gạo xuất khẩu. Để

dần khắc phục tình trạng trên, dưới đây là một số đề xuất giải pháp nên áp dụng:

Thứ nhất, quy hoạch phân bố đất canh tác lúa cho từng địa phương. Xác định rõ đất trồng lúa của từng địa phương, để theo dõi tình hình gieo trồng lúa từ đó xác định rõ được nhiệm vụ sản xuất lương thực và ổn định sản xuất lương thực cho từng địa phương dựa trên một định hướng chiến lược sản xuất lúa của từng vùng sinh thái sao cho phù hợp với chính sách đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chiến lược xuất khẩu gạo. Có thể áp dụng các công nghệ hiện đại như GIS, ảnh vệ tinh để theo dõi diễn biến đất lúa hàng vụ làm cơ sở cảnh báo an ninh lương thực. Cần tạo điều kiện ổn định để cho nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, tránh tình trạng nông nghiệp thoái hóa gây lãng phí nông nghiệp.

Biện pháp quy hoạch này sẽ cân đối việc đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, giữa các địa phương, tránh tình trạng cả nước thì thừa gạo cho xuất khẩu mà một số địa phương nông dân còn thiếu gạo ăn.

Thứ hai, Nhà nước cần tổ chức và hỗ trợ nông dân chuyển hoá dần kinh tế hộ thành kinh tế trang trại vừa và nhỏ, kinh tế hợp tác xã và các hình thức khác. Biện pháp này khắc phục được tình trạng nông dân nhỏ, phân tán, phát triển sản xuất lúa gạo tập trung, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ công nghệ, chuẩn hoá chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã để khắc phục hạn chế về ruộng đất phân tán, manh mún trong sản xuất lúa gạo, vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá lớn vừa đáp ứng được yêu cầu tạo điều kiện cho các hộ nông dân hợp tác cùng nhau phát triển sản xuất, nhất là đối với những hộ nông dân nghèo, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất lúa gạo. Biện pháp trước mắt và hữu hiệu nhất là khuyến khích nông dân dồn thửa, đổi ruộng nhất là ở vùng ĐBSH với đa số là ruộng nhỏ lẻ phân tán để tạo điều kiện tốt cho hoạt động canh tác.

Thứ ba,xây dựng cơ chế hợp tác liên kết 4 nhà(nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước) để phát triển sản xuất và chế biến gạo trên nguyên tắc nông dân có đất đai và lao động, doanh nghiệp cung cấp vốn và bao tiêu lúa nguyên liệu, nhà khoa học tham gia với doanh nghiệp để tư vấn, chuyển giao công nghệ cho nông dân sản xuất lúa, Nhà nước xây dựng qui hoạch và tham gia hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu đồng thời tổ chức đăng ký thương hiệu, sản phẩm lúa gạo hàng hoá để thống nhất quản lý chất lượng sản phẩm. Biện pháp này nâng cao hiệu quả của chu trình sản xuất khẩu gạo, và thông qua sự liên kết và tham gia này thì hoạt động sẽ trở thành hệ thống, từ đó giúp Chính phủ đưa ra những chính sách và cơ chế phù hợp để phát triển lúa gạo.

3.3.1.2. Khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản

Khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng gạo xuất khẩu vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ tấm, độ đánh bóng, độ ẩm của hạt gạo. Chính sách cần thiết ưu tiên là sử dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng gạo chế biến, giảm hao hụt sau thu hoạch. Trong thời gian qua đã có công nghệ nhưng chưa được áp dụng do thiếu thể chế điều phối tổ chức trong ngành hàng, dẫn đến ngành hàng không quản lý được chất lượng gạo, không thúc đẩy được việc áp dụng công nghệ. Ví dụ ở tỉnh vính Long theo số liệu thống kê của Tiểu hợp phần xử lý sau thu hoạch ĐBSCL, tổng hao hụt tính theo số lượng là khoảng 11,9% sản lượng, trong đó khâu cắt khoảng 2,47%, gom: 0,5%, suốt: 1,90 %, làm khô: 2,72%, bảo quản: 1,80%. Vụ Hè thu và Thu Đông, tỷ lệ hao hụt trong các khâu này cao hơn vụ Đông xuân do thu hoạch trong điều kiện mưa bão, lũ lụt. Vì vậy chính sách về sau thu hoạch cần đồng bộ về thể chế và công nghệ kèm theo để lựa chọn để không những giảm thiểu hao hụt về số lượng mà nâng cao được chất lượng hạt gạo.

Thứ nhất, đầu tư cơ sở kĩ thuật phực vụ chế biến xuất khẩu gạo. Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng gạo, mà Việt Nam còn yếu kém và lạc hậu. Cụ thể:

- Đầu tư hệ thống máy sấy, máy xay xát, kho lưu trữ đáp ứng nhu cầu

ngày càng nhiều của các địa phương trồng lúa, kết hợp hài hoà nhiều loại quy mô chế biến phù hợp với vùng lúa nguyên liệu.

- Hỗ trợ phát triển mạng lưới cơ sở chế biến gạo qui mô nhỏ và vừa ở nông thôn, nâng cấp các cơ sở xay xát, bổ sung máy phân loại, đánh bóng gạo, máy tách hạt để nâng cao phẩm cấp gạo chế biến. Chú trọng cung cấp và trang bị cho nông thôn những máy xay xát nhỏ có công nghệ hiện đại tách tạp chất, giảm tỷ lệ gạo gãy, tăng tỷ lệ thu hồi từ 63 - 65% lên 66 - 67%.

- Khuyến khích đầu tư các nhà máy chế biến gạo, và các sản phẩm từ gạo sử dụng công nghệ tiên tiến gắn với xây dựng các vùng lúa nguyên liệu sản xuất gạo chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Thứ hai, tổ chức qui hoạch các vùng sản xuất lúa nguyên liệu gắn với hạ tầng và nhà máy chế biến, có chính sách hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất lúa nguyên liệu cho chế biến, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến gạo, đặc biệt ở các vùng chuyên canh lúa, vùng lúa xuất khẩu. Xây dựng là không khó nhưng cần có quy hoạch cụ thể và chi tiết và gắn kết với việc quy hoạch các vùng sản xuất lúa

Thứ ba, xây dựng hệ thống kho chứa để nông dân gửi thóc, chờ cơ hội phù hợp đưa ra thị trường. Với sản lượng lúa, gạo hàng hóa lên tới hàng triệu tấn như hiện nay thì Việt Nam cần tới hàng trăm triệu đô la để đầu tư cho xây dựng các silo (mỗi silo chứa 10.000 tấn). Các silo này có thể dự trữ lúa, gạo không chỉ vài tháng mà có thể kéo dài hàng năm, chờ cơ hội tốt để xuất khẩu. Điều đó không chỉ chấm dứt tình trạng doanh nghiệp đầy kho không còn chỗ

thu mua lúa cho nông dân mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh về giá gạo trên thị trường.

3.3.1.3. Giải pháp thị trường

Tiếp tục duy trì các bạn hàng truyền thống, quen thuộc để giữ được tính ổn định trong xuất khẩu gạo. Thị trường truyền thống của Việt Nam như Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông, Châu Phi tiêu thụ chủ yếu các loại gạo phẩm cấp thấp, mà ở chủng loại mặt hàng này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì thế cần có cơ chế điều hành giá cũng như trong đàm phán ký kết hợp đồng hợp lý để duy trì những bạn hàng đó. Nên phát huy mối quan hệ làm ăn truyền thống lâu dài sẵn có với các đối tác này.

Nghiên cứu các thị trường mới đặc biệt là các thị trường phát triển như Nhật Bản, EU… Để có thể cạnh tranh với gạo của Thái Lan ở các thị trường này ngoài việc cần phải nâng cao chất lượng hạt gạo, Việt Nam cần có biện pháp tiếp thị, xây dựng thương hiệu tốt để có thể tạo chỗ đứng tại các thị trường này. Xây dựng thương hiệu là một khâu còn yếu kém đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Vì thế để xâm nhập vào các thị trường xuất khẩu, ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng gạo mà cũng cần có chiến lược xúc tiến thương mại và nâng cao thương hiệu gạo Việt Nam.

Tăng cường công tác dự báo thị trường lúa gạo quốc tế, củng cố và mở rộng hệ thống thông tin thị trường để kịp thời điều hành hoạt động xuất khẩu gạo hợp lý và hiệu quả. Đây cũng là biện pháp quan trọng để hạn chế những sai lầm mắc phải trong việc điều hành xuất khẩu gạo.

Đẩy mạnh việc xây dựng kho quan ngoại ở nước ngoài. Trong năm nay Vinafood 2 đã có kế hoạch xây dựng kho quan ngoại ở một số thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như Philippines, một số nước châu Phi. Việc này sẽ thúc đẩy hỗ trợ cho việc xuất khẩu gạo tạo điều kiện giao thương thuận lợi của Việt nam tại các nước này, nhưng cũng cần đầu tư lớn. Nên đẩy mạnh quá

trình xây dựng này và mở rộng hệ thống này ra nhiều nước nhập khẩu gạo của

Một phần của tài liệu Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam (Trang 58 - 66)