Bền vững về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam (Trang 45 - 49)

2.2.2.1. Xóa đói giảm nghèo

Việt Nam có tới 70 % dân số sống dựa vào nông nghiệp, mà nông nghiệp nước ta trồng lúa là chủ yếu (kim ngạch xuất khẩu gạo chiếm khoảng 17 % tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp – năm 2009) vì thế xuất khẩu gạo không chỉ ảnh hưởng đến người nông dân, thương lái, người xuất khẩu mà ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh lương thực và an sinh xã hội của quốc gia. Giai đoạn 1999 - 2008, sản lượng lúa tiếp tục tăng lên, từ 31,7 triệu tấn tăng lên 38,2 triệu tấn, sản lượng lúa bình quân đầu người tăng từ 414 kg/người lên 442 kg/người. Nhờ vậy, an ninh lương thực quốc gia không ngừng được tăng cường, tỷ lệ người thiếu lương thực giảm nhanh chóng từ

15,1% xuống còn 3,2%, góp phần quan trọng ổn định xã hội, ổn định phát triển kinh tế.

2.2.2.2. Tạo việc làm và cải thiện thu nhập

Sản xuất lúa là một ngành có đặc thù là sử dụng nhiều lao động, từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đều cần nhiều nhân công.Do quá trình đô thị hóa mà đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đặc biệt là đất trồng lúa bị mất đi ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nông dân. Tính trung bình mỗi năm nước ta mất 59.000 ha diện tích đất lúa, khiến sản lượng giảm theo từ 0,4 – 0,5 triệu tấn/năm. Việc biến mất của mỗi ha đất trồng lúa có thể ảnh hưởng đến từ 10-13 lao động và ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 100.000 hộ nông dân. Hậu quả là khoảng 53% hộ dân bị lấy mất đất trồng lúa thiệt hại về tài chính, trong đó có 34% hộ đã nhìn thấy mức sống bị giảm sút đáng kể. Điều đó cho thấy sản xuất lúa mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Năm 2010, VFA quyết định thực hiện “bảo hiểm giá lúa cho nông dân”, mức giá bảo hiểm quy định là 4000 đồng/kg để đảm bảo nông dân có lãi 40%, và các vụ tới VFA sẽ tính giá bảo hiểm căn cứ vào giá thành sản xuất. Nhưng bước đầu mới thực hiện thí điểm ở một số tỉnh Hậu Giang, Long An, Trà Vinh, Cần Thơ.

2.2.2.3. Sự phân chia lợi ích của xuất khẩu

Sự phân chia lợi ích cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu gạo trước tiên phụ thuộc vào tổng lợi ích mà thu được từ việc sản xuất và xuất khẩu gạo. Nhìn chung hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thấp nên lợi nhuận thu được không cao. Dưới đây là bảng so sánh lợi nhuận thu được từ sản xuất 1 tấn gạo của Việt nam so với Thái Lan để thấy rõ hơn hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bảng 2.6: So sánh lợi nhuận thu được từ 1 tấn gạo giữa Việt Nam và Thái Lan, bình quân giai đoạn 1999 – 2008 (USD/tấn)

Việt Nam Thái Lan

Tổng chi phí 921 915

Lợi nhuận 145 222

(Nguồn: http://vst.vista.gov.vn )

Nhìn bảng so sánh trên chi phí sản xuất gạo của Việt Nam và Thái Lan chênh nhau không nhiều nhưng lợi nhuận thu được của ngành lúa gạo Việt Nam chỉ bằng 65,1% so với của Thái Lan do gạo Thái Lan có chất lượng và giá bán cao hơn. Tính bình quân, cứ sản xuất 1 tấn gạo ngành lúa gạo Thái Lan thu được lợi nhuận cao hơn so với ngành lúa gạo Việt Nam 78 USD.

Quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo do nhiều còn đối tượng tham gia khác và sự phân chia lợi nhuận giữa các đối tượng có công bằng? Xét chuỗi giá trị lúa gạo xuất khẩu có thể thấy được sự phân chia thu nhập giữa các chủ thể của hoạt động xuất khẩu gạo. Ta có chuỗi giá trị gạo xuất khẩu: người trồng lúa → thương lái → người xay xát, chế biến → Doanh nghiệp xuất khẩu.

Bảng 2.7: Chuỗi giá trị gạo thơm xuất khẩu ở Cần Thơ

(tỷ lệ quy đổi là 1,6 kg lúa cho ra 1 kg gạo, hay gạo/lúa = 62,5%)

Người trồng lúa Thương lái Doanh nghiệp xuất khẩu Giá bán (đ/kg) 6400 6933 8572 Tổng chi phí (đ/ kg) 3971 6400 6933 GTGT (đ/kg) 2429 533 1639 Chi phí tăng thêm (đ/kg) - 183 300 Lợi nhuận (GTGT thuần) 2429 530 1339 % lợi nhuận 58,98 8,50 32,52 Chu kỳ 4 tháng 2 tuần 2 tháng

Lợi nhuận trên

tháng 14,74% 17% 16,26%

Phân tích thêm từ số liệu của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc Châu, 2009 (Nguồn: www.sgtt.com.vn)

Dựa vào bảng phân tích trên có thể thấy lợi nhuận thu được của người nông dân là thấp nhất (14,74%), hơn nữa trong khi thương lái và công ty chế biến, xuất khẩu có quy mô kinh doanh hàng năm từ 100.000-350.000 tấn gạo, doanh nghiệp xuất khẩu tập trung chủ yếu vào 2 tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam và khoảng 8 doanh nghiệp lớn khác; còn nông dân thì quy mô chỉ khoảng 10 tấn gạo/ha/năm (bình quân 1ha/hộ, sản lượng bình quân khoảng 15 – 16 tấn lúa/năm, tương đương 9 – 10 tấn gạo/năm). Mà tính theo

giá trị thực tế thì nông dân phải đạt trên 6 tấn/ha thì mới có lãi. Vì thế người trồng lúa khó để đạt được thu nhập cao, mà thu nhập họ nhận được đó là sử dụng đất và “lấy công làm lãi”. Các nhà nghiên cứu cho rằng nông dân phải có từ 10 – 20 ha trở lên mới giàu còn lại nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Sự phân bố thu nhập của hoạt động xuất khẩu là không đồng đều. Cần đặt ra cho xuất khẩu gạo là làm thế nào để cân bằng lại thu nhập có lợi hơn cho người nông dân.

Sản lượng lúa ngày càng tăng, xuất khẩu gạo cũng tăng cả về số lượng và giá trị nhưng người nông dân trồng lúa vẫn là những người có thu nhập thấp trong xã hội. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập đầu người của nông dân trồng lúa so với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước có xu hướng ngày càng tăng, từ ở mức bằng 66,2% trong giai đoạn 1998 - 2003 giảm xuống chỉ còn bằng 55,7% trong giai đoạn 2004 - 2008. Tình trạng này dẫn đến nhiều nông dân chuyển sang làm ngành nghề khác hoặc phá cây lúa trồng cây khác, việc này dẫn đến sản xuất lúa thiếu ổn định.

Một phần của tài liệu Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w