Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố xã hội

Một phần của tài liệu Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam (Trang 66 - 68)

hội

3.3.2.1. Giải pháp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề quốc gia, do đó cần thành lập Ủy ban an ninh lương thực quốc gia để quản lý và theo dõi các biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh lương thực và sản xuất - lưu thông lúa gạo để có chính sách điều chỉnh kịp thời. Ủy ban chính sách về gạo có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất và thi hành các chính sách liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Ủy ban này phải theo dõi, đánh giá, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp với cân đối tiêu dùng hàng năm, đảm bảo tính nhất quán và chính xác để vừa ổn định thị trường và an ninh lương thực quốc gia, vừa không để lỡ cơ hội xuất khẩu có hiệu quả. Gạo là lương thực thiết yếu, nhu cầu không biến động nhiều nhưng do biến động giá cả cũng như chính sách an ninh lương thực, dự trữ lương thực trong và ngoài nước thay đổi mà nhu cầu xuất nhập khẩu của các nước cũng có nhiều biến động. Vì vậy chính sách thuộc lĩnh vực này đòi hỏi ngắn hạn và hết sức mềm dẻo để ứng phó với các thay đổi, cần có các thể chế cho phép ra quyết định được nhanh chóng.

3.3.2.2. Giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân

Sản xuất lúa là một nghề chuyên nghiệp và cần có chính sách hỗ trợ một bộ phận nông dân duy trì sản xuất lúa vì hiện nay thu nhập của người trồng lúa là thấp nhất so với các loại hình sản xuất nông nghiệp khác trong khi đó họ lại có những đóng góp quan trọng cho chiến lược an ninh lương thực.

- Tiến hành thực hiện bảo hiểm giá lúa cho nông dân, VFA đã công bố sẽ thí điểm vào vụ đông xuân năm 2009/2010 ở một số địa phương để đảm bảo nông dân có lãi trên 40%. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích

bình đẳng trong xuất khẩu gạo tránh tình trạng người nông dân thực hiện nhiều công việc nhất nhưng lại hưởng ít lợi ích nhất mà lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay thương lái và công ty xuất khẩu. để thực hiện được điều này Chính phủ cần có chính sách giá, chính sách thu mua lúa gạo hợp lý.

- Để tăng thu nhập cho nông dân cần giảm bớt khâu trung gian mua lúa. Hiện nay, tỷ lệ nông dân bán trực tiếp thóc cho công ty xay xát chế biến là rất ít, chỉ khoảng 10%, còn lại đều phải thông qua tay thương lái, do khó khăn trong việc nắm bắt tình hình thị trường cùng người nông dân thường bị ép giá chính vì thế mà họ hay bị thiệt thòi. Cần phát triển quản lý bằng cách tối ưu hoá hệ thống kinh doanh gạo của nông dân - nhà máy xay lúa - nhà xuất khẩu. Nhưng đó là chuỗi giá trị gạo xuất khẩu vốn, việc thay đổi nó phụ thuộc vào sự biến đổi của nền kinh tế, khi mà cơ sở giao thông vận tải tốt hơn, người nông dân sản xuất hiện đạt hơn (theo mô hình trang trại) họ có thể thay đổi phương thức mua bán không cần qua trung gian thương lái nữa.

- Nên áp dụng rộng rãi và hợp lý biện pháp là cơ giới hoá khâu thu hoạch và ứng dụng công nghệ sấy trong khâu làm khô lúa để giải quyết tính trạng thu hoạch không kịp thời vụ do thiếu nhân công để giảm hao hụt, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân; đồng thời hướng việc sản xuất lúa phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa.

- Ngoài chính sách đảm bảo lợi ích cho người sản xuất,cũng cần chú ý đảm bảo lợi ích cho người tiêu thụ, dự trữ và chế biến nông sản, đảm bảo cho họ có mức lãi hợp lý và ổn định. Theo đó, Nhà nước phải quy định giá thu mua thóc không thấp hơn một mức tối thiểu nào đó. Vào vụ thu hoạch rộ, Nhà nước có thể hỗ trợ cho các công ty lương thực vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi từ 3-4 tháng để mua thóc nhằm

ngăn không cho giá xuống thấp. Ngân hàng cũng có thể có chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp, dùng thóc để thế chấp, khi thóc được giá nông dân bán đi để hoàn lại vốn cho ngân hàng.

- Thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho người nông dân, việc này càn chú trọng ngay từ các thế hệ nông dân trẻ. Trước tiên là giáo dục nhận thức cho họ, sau đó là đào tạo về kỹ thuật, nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ,… Để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại thì cần phải có nông dân có trình độ. Bên cạnh đó đào tạo các cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông để giúp nông dân áp dụng công nghệ và kĩ thuật vào sản xuất.

- Chính phủ cần phải tạo tiếng nói hơn cho Hội Nông Dân để có thể đảm bảo công bằng cho nông dân nói chung và người sản xuất lúa nói riêng, đảm bảo quyền lợi cho nông dân. Như vậy thông qua Hội Nông Dân, người nông dân có thể đưa ra ý kiến, kiến nghị để bảo vệ lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam (Trang 66 - 68)