2.1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Năm 1989 là mốc lịch sử quan trọng cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, bắt đầu xuất khẩu gạo với sản lượng 1,37 triệu tấn đạt kim ngạch 310 triệu USD. Theo VFA, kể từ năm bắt đầu xuất khẩu gạo 1989 cho đến nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn gạo, mang về kim ngạch gần 20 tỷ USD, cụ thể từng năm thể hiện dưới biểu đồ sau:
(Nguồn: VFA, www.vietfood.org.vn)
Nhìn chung biểu đồ xuất khẩu gạo Việt Nam từ 1989 đến nay có thể chia làm 4 giai đoạn. 10 năm từ 1989 đến 1999 xuất khẩu gạo liên tục tăng và đạt kỷ lục năm 1999 với sản lượng 4,56 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 1,009 tỷ USD. Năm 2000 xuất khẩu gạo giảm mạnh nhưng từ sau năm 2000 đến năm 2005 lại tăng trở lại cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Cho đến năm 2005, Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục 5,2 triệu tấn với kim ngạch gần 1,3 tỷ USD. Giai đoạn 2001 – 2005 đánh dấu sự tăng trưởng liên tục của gạo xuất khẩu Việt Nam trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới thì đến 2
Biểu đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam 2000 - 2009
0 2 4 6 8 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm T ri ệu t ấn 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 T ri ệu U S D
năm tiếp theo 2006, 2007 sản lượng gạo xuất khẩu ổn định hơn, tuy có giảm đôi chút nhưng kim ngạch vẫn tăng do giá gạo tăng.
Năm 2007, với số lượng 4,54 triệu tấn là năm thứ 4 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 3 đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD; và vượt qua Ấn Độ giữ vững vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Năm 2007, Việt Nam nằm trong số ít nước có kim ngạch xuất khẩu gạo tăng, do cầu gạo thế giới tăng vượt nguồn cung, trong khi hầu hết các nước sản xuất gạo ở Châu Á đều giảm sản lượng gạo. Đến năm 2008 xuất khẩu gạo lại tăng trở lại và đạt lỷ lục vào năm 2009 với sản lượng 6,053 tấn đạt kim ngạch 2,464 tỷ USD. Diễn biến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2009 khá biến động, Biểu đồ 2.2 chỉ ra xua hướng đó.
Biểu đồ 2.2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, 2009
(Nguồn: VFA)
Trong tháng 1, lượng gạo xuất khẩu chỉ khoảng 200 nghìn tấn, sau đó tăng đỉnh điểm vào tháng 4 đạt hơn 700 tấn, song sau đó có xu hướng giảm dần và giảm mạnh vào tháng 11 chỉ còn ở mức khoảng 60 nghìn tấn.
Hiện tại Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 5 – 6 triệu tấn, trong khi của Thái Lan là khoảng 10 triệu tấn. Dưới đây là bảng số liệu đánh giá vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam so với một số nước khác trên thế giới.
Bảng 2.3: Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu gạo thế giới (nghìn tấn) STT 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 (%) Tổng lượng XK thế giới 29.120 31.844 29.598 28.689 30.350 100,00 1 Thái Lan 7.376 9.557 10.011 8.600 10.000 32,94 2 Việt Nam 4.705 4.522 4.649 5.800 5.500 18,12 3 Pakistan 3.579 2.696 3.000 3.000 3.300 10,87 4 Hoa Kỳ 3.307 3.029 3.273 3.100 3.050 10,04 5 Ấn Độ 4.537 6.301 3.383 2.000 2.000 6,58 6 Trung Quốc 1.216 1.340 969 800 1.500 4,94
(Nguồn: USDA, Grain: World Market and Trade, 2009)
Từ cuối năm 2009 đến hết tháng 2/2010, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam còn trầm lắng. Năm 2010, các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống. Tuy vậy, rất khó dự báo lượng gạo các nước sẽ mua vào, bởi động thái nhập khẩu không rõ ràng, các nước nhập khẩu đều chờ tình hình mùa vụ, giá cả. Theo VFA, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay đạt 997.601 tấn, với tổng giá trị 471,257 triệu USD. Riêng trong 19 ngày đầu tháng 3 đạt 287.216 tấn, trị giá 132,534 triệu USD (giá bình quân 464,44 USD/tấn). So với cùng kỳ năm 2009 thì số lượng
gạo xuất khẩu giảm 25,98% và 12,87% giá trị. Dự kiến, trong quý I/2010, lượng gạo xuất khẩu đạt 1,2 triệu tấn.
2.1.2.2. Giá cả
Giá gạo xuất khẩu bình quân tăng liên tục sau khi tuột dốc vào năm 2003. Năm 2005, giá bình quân xuất khẩu gạo của Việt Nam là 269 USD/tấn, tăng 100 USD/tấn so với năm 2001 (269-168), so với năm 1989, năm 2005, giá gạo tăng 65 USD/tấn (269-204 USD). Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2006 đạt 275 USD/tấn, tăng 9 USD/tấn so với 2005, nếu so với 2004 thì cao hơn đến 40 USD/tấn. Tính chung 9 tháng đầu năm 2007, giá gạo Việt Nam xuất khẩu đạt bình quân 293 USD/tấn, tăng 42 USD/tấn so với năm 2006, lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, và trong tháng 9, giá gạo loại 25% tấm vượt cao hơn Thái Lan. Tháng 9/2007, gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu với giá 350 USD/tấn, cao hơn so với giá Thái Lan là 342 USD/tấn.
So với năm 2006, năm 2007 lượng gạo xuất khẩu giảm 3% nhưng lại tăng 15% về giá trị xuất khẩu. Đáng chú ý, bình quân giá gạo xuất khẩu trong năm 2007 đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006. Nhiều loại gạo cao cấp đã có giá bán ngang với giá gạo Thái Lan. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được khoảng 230.000 tấn gạo nếp với giá bình quân đạt 400 USD/tấn. Theo dự kiến ban đầu, giá lúa thu mua cho nông dân là 2.800 đồng/kg nhưng thực tế bình quân giá lúa trong năm 2007 là 3.200 đồng/kg và ở thời điểm cuối 2007 là từ 3.500 - 3.600 đồng/kg.
Năm 2008 là một năm đầy biến động của giá gạo, đã có lúc giá gạo lên mức kỷ lục nhưng sau đó lại giảm mạnh vào cuối năm. Cuối tháng 4/2008, giá xuất tăng bình quân 430 USD/tấn (tăng 141,57 USD/tấn tương đương 61% so cùng kỳ năm ngoái). Từ tháng 2 đến tháng 5/2008, giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam tăng liên tục, chỉ trong 3 tháng tăng thêm 830 USD/tấn, từ 370 USD/tấn (tháng 2) lên 500 – 600 USD/tấn (tháng 3) rồi lên 600 – 800 USD/tấn và 1.200 USD/tấn (tại cuộc đấu thầu ở Philippines giữa tháng 4 của VFA). Trong khi đó, giá bán gạo của Thái Lan cũng đã đạt 1.000 USD/tấn (FOB - 100%B), 980 USD/tấn (FOB 5% tấm). Như vậy, so với cùng kỳ năm 2007, giá bán gạo của Thái Lan tăng 209% - 211%, gạo Việt Nam tăng 220% - 233%. Nhưng nửa cuối năm 2008 giá gạo lại giảm xuống khá nhanh, tính đến đầu tháng 10/2008. So với cuối tháng 9 giá gạo 5% tấm đạt mức 523 USD/ tấn giảm 3 USD/tấn, giá gạo 10% tấm và 15% tấm đều giảm 2,4 USD/tấn và đạt mức 522 USD/tấn, đặc biệt giá gạo 25% tấm chỉ đạt 406 USD/tấn, giảm mạnh 19 USD/tấn.
Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008
(Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn)
Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam (USD/tấn) năm 2009
(Nguồn AGRODATA - AGROINFO - www.agro.gov.vn)
Năm 2009, giá gạo giảm mạnh so với năm 2008, trung bình từ tháng 1 đến tháng 11giá gạo 5% tấm có giá 424 USD/tấn giảm 32,8 % so với năm 2008 có giá là 632 USD/tấn; giá gạo 25 % là 375 USD/tấn giảm 34,7 % so với năm 2008 có giá là 574 USD/tấn. Diễn biến giá trong năm 2009 khá thất thường, giao động trong khoảng từ 330 – 470 USD/tấn. Trong năm 2009 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường châu Á còn được lợi về giá. Tính trung bình năm 2009, trong số 10 nước có kim ngạch nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam thì Philippines là thị trường mà gạo Việt Nam xuất sang đạt mức giá cao nhất với 541,24 USD/tấn. Trong khi đó, mức giá trung bình xuất sang chín thị trường còn lại chỉ dao động quanh mức 400 USD/tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Malaysia năm 2009 cũng đạt mức giá khá cao với 439,24 USD/tấn. Mức giá trung bình trên cũng phản ánh chủng loại gạo chủ yếu vào mỗi thị trường, nước nào nhập nhiều gạo phẩm cấp cao hơn thì giá trung bình sẽ cao hơn.
Biểu đồ 2.5:
Đầu năm 2010 thị trường xuất khẩu gạo còn trầm lắng, các hợp đồng xuất khẩu còn ít, để tránh tình trạng xuống giá, VFA chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện thu mua dự trữ và cả lúa của vụ Đông Xuân 2010, lượng gạo hàng hóa ước đạt hơn 3 triệu tấn. So với thời điểm tháng 2/1010, hiện giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có chuyển biến đáng kể, với giá mua lúa khô là 4.100 - 4.300 đồng/kg. Hiện giá gạo 5% của Việt Nam là 440 USD/ tấn, cao hơn so với cùng kỳ 2009 khoảng 40 USD/tấn.
2.1.2.3. Chất lượng
Chất lượng của gạo xuất khẩu được đánh giá theo nhiều tiêu chí như: tỷ lệ tấm, kích thước hạt, độ ẩm, độ đánh bóng hạt gạo, tỷ lệ amylaza, tỷ lệ protein, mùi thơm… Và để đánh giá chính xác chất lượng gạo xuất khẩu cần phải xem xét tất cả các yếu tố. Nhưng nhìn theo cơ cấu giá cho các loại gạo chất lượng khác nhau người ta hay sử dụng tỷ lệ tấm làm cơ sở như là: gạo 5 % tấm, gạo 10 % tấm, gạo 15 % tấm… Đối với tỷ lệ tấm, gạo tỷ lệ dưới 10 % tấm là gạo chất lượng cao, từ 10 – 15 % tấm là gạo chất lượng trung bình, trên 15 % tấm là gạo chất lượng thấp.
Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo nhưng chủ yếu là gạo cấp thấp chiếm đến 97,42 %, còn gạo cấp trung bình và cấp cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Theo tỷ lệ tấm thì gạo xuất khẩu Việt Nam có xu hướng tăng tỷ trọng gạo cấp trung bình và cao, giảm tỷ trọng gạo cấp thấp. song do các yếu tố kỹ thuật, giống, công nghệ, nên gạo Việt Nam vẫ thua kém hơn hẳn so với gạo của Thái Lan. Chủng loại gạo 25 % tấm vẫn là loại gạo được xuất khẩu chủ yếu. Gạo chất lượng cao của Việt Nam (5% tấm) chỉ chiếm hơn 30% tổng lượng xuất khẩu.
2.1.2.4. Cơ cấu thị trường
Trong giai đoạn qua Việt Nam đã xây dựng và mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo ổn định, với nhiều thị trường truyền thống và tiềm năng, trong đó châu Á và châu Phi luôn là hai thị trường xuất khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam. Do chất lượng gạo Việt Nam không cao nên gạo Việt Nam chưa thâm nhập được vào các thị trường phát triển có nhu cầu chất lượng cao. Năm 2004, châu Á là thị trường tiêu thụ gạo nhiều nhất của Việt Nam chiếm 36,8 % tổng lượng gạo xuất khẩu của cả năm, xuất khẩu sang thị trường châu Phi tăng mạnh, chiếm 33,54 % tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng 14,05 % so với năm 2003.
Cả năm 2006, cả nước xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo đạt kim ngạch gần 1,3 tỷ USD, lớn nhất từ trước tới nay. Thị trường xuất khẩu của gạo Việt Nam đã mở rộng ra gần 100 nước, trong đó ba thị trường trọng điểm Philippines, Malaysia và Cuba nhập khoảng 60% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, còn lại là Indonesia, Nhật, Nam Phi, Singapore.
Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ). Trong đó có khoảng 20 thị trường chính, chủ yếu là: Philippines, Malaysia, Cu Ba, Singapore.
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)
(Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan)
Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008). Cơ cấu thị trường xuất khẩu có sự thay đổi, ví dụ như Indonesia trong các năm trước đều là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam (năm 2007 chiếm tới 24 % tổng lượng xuất khẩu), thì đến năm 2008, nước này giảm mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam (chỉ chiếm hơn 1 % tổng lượng gạo xuất khẩu). Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007.
Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này 3 thị trường truyền thống là Philippines, Malaysia, Cu Ba chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về
lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng.
Biểu đồ 2.7: 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008
(Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan)
Năm 2009, châu Á tiếp tục đóng vai trò là thị trường xuất khẩu gạo
quan trọng nhất của Việt Nam. Xuất khẩu gạo sang các nước châu Á chiếm
đến 61,68 % tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (so với mức 50,8 % của năm 2008). Các thị trường chủ yếu vẫn là Philippines, Malaysia, Cuba, Singapore. Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35 % tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009). Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines gần 1,7 triệu tấn gạo, trị giá hơn 912 triệu USD. Tiếp theo là Malaysia với kim ngạch đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%; rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%; Singapore 133,6 triệu USD, chiếm 5,02%.
Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 Thị trường Tháng 12 Cả năm 2009 Tổng cộng Lượng (tấn) Giá trị (USD) Lượng (tấn) Giá trị (USD) 5.958.300 2.663.876.86 1 Tăng giảm kim ngạch so với tháng 11/2009 (%) Philippines 120.300 57.744.000 1.707.994 917.129.956 +3.375,70 Malaysia 85.215 40.409.735 613.213 272.193.107 +45,29 Cu Ba 16.800 7.483.360 449.950 191.035.678 +1.175,71 Singapore 8.057 4.235.637 327.533 133.594.368 -55,39 Đài Loan 5.589 2.637.808 204.959 81.616.149 -72,24 Irắc 0 0 171.000 68.947.000 * Nga 149 78.165 84.646 37.089.136 -97,81 Hồng Kông 4.080 2.271.455 44.599 20.214.664 +44,39 Nam Phi 1.148 584.275 37.253 16.367.271 +340,96 Ucraina 274 115.210 37.562 15.748.696 -32,3
Ghi chú: (*): thị trường tháng 11 và 12 không tham gia xuất khẩu gạo (Nguồn: Vinanet)
Theo dự báo của USDA năm 2010 dự kiến tổng nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực châu Á ở mức 14,8 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2009. Nhu cầu nhập khẩu tăng chủ yếu từ các quốc gia như Iraq (dự kiến tăng 10%), Bangladesh (tăng 185,7%), Philippines (tăng 30%); Ảrập Saudi (tăng 2,2%), Indonesia (tăng 20%), Malaysia (tăng 2,41%)... Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu gạo tại khu vực châu Phi lại được dự báo sẽ giảm 3% so với năm 2009 do triển vọng tăng sản lượng trong niên vụ này. Có thể khẳng định châu Á với
những thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia sẽ vẫn là những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2010.