Luận văn: Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam ppt

89 367 0
Luận văn: Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 7 Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO 9 1.1. Lý luận về phát triển bền vững 9 1.1.1. Khái niệm 9 1.1.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững 10 1.2. Lý luận về xuất khẩu bền vững 14 1.2.1. Khái niệm 14 1.2.2. Nội dung của xuất khẩu bền vững 14 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững 16 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững 20 1.3. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo 23 1.3.1. An ninh lương thực 23 1.3.2. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 25 1.3.3. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội 26 1.3.4. Góp phần bảo vệ môi trường 26 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 28 2.1. Tình hình sản xuấtxuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua 28 2.1.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam 28 2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 31 2.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu bền vững của mặt hàng gạo 42 2.2.1. Bền vững về mặt kinh tế 42 2.2.2. Bền vững về mặt xã hội 46 2.2.3. Bền vững về mặt môi trường 50 Chương 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM 55 3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển bền vữngxuất khẩu bền vững mặt hàng gạo 55 3.1.1. Quan điểm về phát triển bền vững 55 3.1.2. Quan điểm về xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo 56 3.2. Mục tiêu sản xuấtxuất khẩu gạo đến năm 2020 57 3.3. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam . 58 3.3.1. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu gạo tăng trưởng cao 59 3.3.2. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố xã hội 67 3.3.3. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố môi trường 69 KẾT LUẬN 72 PHỤ LỤC 73 Phụ lục 1: Kinh nghiệm của Thái Lan về đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo 73 Phụ lục 2: Tổng quan về Viện Nghiên cứu Thương mại 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo cả nước giai đoạn 2000 – 2009 30 Bảng 2.2: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới 31 Bảng 2.3: Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu gạo thế giới 34 Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 42 Bảng 2.5: Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào GDP 47 Bảng 2.6: So sánh lợi nhuận thu được từ 1 tấn gạo giữa Việt Nam và Thái Lan, bình quân giai đoạn 1999 – 2008 49 Bảng 2.7: Chuỗi giá trị gạo thơm xuất khẩu ở Cần Thơ 50 Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người đói theo các khu vực năm 2009 25 Biểu đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam . 32 Biểu đồ 2.2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, 2009 33 Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 36 Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 37 Biểu đồ 2.5: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam 2009 38 Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 40 Biểu đồ 2.7: 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 41 BẢNG TỪ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt Nghĩa 1 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 2 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 3 FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc 4 GTGT Giá trị gia tăng 5 PTNT Phát triển nông thôn 6 USDA United States Department of Agriculture Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ 7 VFA Vietnam Food Association Hiệp hội Lương thực Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Một quốc gia ở mỗi thời điểm khác nhau đều có những mục tiêu phát triển khác nhau nhưng về lâu dài đều hướng đến phát triển bền vững. Vì thế phát triển bền vững là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường Đối với Việt Nam phát triển bền vững luôn là định hướng chiến lược quan trọng. Lý thuyết phát triển bền vững được đưa ra nhiều và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như chúng ta vẫn nghe thấy các cụm từ như: phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, phát triển môi trường bền vững… nhưng phát triển bền vững ứng dụng cho xuất khẩu được nhắc đến chưa nhiều. Là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng phải phát triển bền vững. Xuất khẩu góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội như thu nhập, việc làm,bảo vệ môi trường; bên cạnh đó xuất khẩu còn nhiều hạn chế như hoạt động sản xuất xuất khẩu thâm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Vấn đề đặt ra là cân bằng các yếu tố đó để đạt mục tiêu xuất khẩu bền vững. Cụ thể đề tài này nghiên cứu một mặt hàng điển hình là gạo. Việt Nam là nước xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, có truyền thống trồng lúa từ lâu đời, lúa gạo là sản phẩm lương thực thiết yếu đối với nước ta. Từ việc đảm bảo lương thực còn là một nỗi lo, Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và duy trì vị trí đó trong nhiều năm gần đây. Mặt hàng gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam. Kết quả đó là thành tựu to lớn đối với ngành trồng lúa nước ta, song điều đặt ra không chỉ là việc tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu gạo để duy trì vị trí số hai hoặc có thể vượt Thái Lan về mặt số lượng trong trước mắt mà phải nghiên cứu làm sao để việc xuất khẩu gạo phát triển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng trưởng và bền vững. Để đạt được điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng mà cần chú ý đến những giá trị từ việc sản xuấtxuất khẩu gạo mang lại cho xã hội đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Chính vì lý do trên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về phát triển bền vững để làm rõ nội dung, bản chất của xuất khẩu bền vững và phân tích thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam để từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu bền vững gạo trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam từ giai đoạn 1989 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp những tài liệu liên quan đến phát triển bền vững, xuất khẩu bền vữngxuất khẩu gạo. 5. Kết cấu đề tài Đề tài này gồm 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp bảo đảm xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam . Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO 1.1. Lý luận về phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “phát triển bền vững” hay “phát triển bền lâu” được xuất hiện vào những năm 1970 của thế kỉ XX nhưng mãi cho đến đầu thập niên 80 “phát triển bền vững” chính thức được sử dụng trong “Chiến lược bảo tồn Thế giới” do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên Thế giới – IUCN , Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - UPEP và Quỹ bảo vệ động vật hoang dã quốc tế - WWF đề xuất với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Tuy nhiên khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED. Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002). Theo báo cáo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đó là sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ; nó không chỉ là sự hòa giải mối quan hệ kinh tế và môi trường mà còn bao hàm khía cạnh về chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Như vậy phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường. Khi xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là từ khi cách mạng công nghiệp ra đời nó đã thay đổi bộ mặt thế giới, đóng góp những nguồn lực phát triển mới là kỹ thuật và khoa học công nghệ, nó làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên. Cùng với tốc độ của công nghiệp hóa, nền kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh, dân số gia tăng, mọi nhu cầu đều gia tăng… tất cả các yếu tố đó làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác nhiều hơn, mức độ ảnh hưởng cũng trầm trọng hơn. Và nếu như các quốc gia chỉ quan tâm đến tăng trưởng mà không chú ý đến mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì đó chỉ là sự phát triển vội vã, không mang tính lâu dài, vì nếu trong tương lai khi mà môi trường đã bị phá hủy, nguồn tài nguyên đã cạn kiệt thì sẽ không còn nguồn lực để phát triển nữa. Chính vì thế các nước bây giờ đều đã quan tâm đến việc phải làm gì để phát triển có tính bền vững, tức là sự phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. 1.1.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững Năm 2002, Hội nghị thưởng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển bền vững họp tại Johannesburg, Nam Phi. Trong hội nghị này, những nội dung cơ bản của Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 được nhắc lại. Hội nghị đã đưa ra được hai văn kiện quan trọng có tính toàn cầu là “Tuyên bố chính trị” và “Kế hoạch thực hiện”. Trong các văn kiện này đã xác định ba trụ cột của phát triển bền vững đó là: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bề vững về môi trường sinh thái. [...]... giá xuất khẩu bền vững, đó là xuất khẩu bền vững về kinh tế, xuất khẩu bền vững về xã hội và xuất khẩu bền vững về môi trường 1.2.3.1 Bền vững về mặt kinh tế Tính bền vững về kinh tế của xuất khẩu bền vững phải được thể hiện xuất khẩu tăng trưởng ổn định và chất lượng xuất khẩu tăng - Quy mô và nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu, đây là tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng về số lượng của. .. giúp tăng trưởng kinh tế đồng bộ Đối với Việt Nam gạo là nông sản chủ yếu và xuất khẩu gạo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nông sản và tổng kim ngạch xuất khẩu Hướng tới xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo là góp phần phát triển bền vững nền kinh tế 1.3.3 Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội Xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo góp phần xóa đói giảm nghèo nông thôn,... World Market and Trade, 2009) 2.1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu Năm 1989 là mốc lịch sử quan trọng cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, bắt đầu xuất khẩu gạo với sản lượng 1,37 triệu tấn đạt kim ngạch 310 triệu USD Theo VFA, kể từ năm bắt đầu xuất khẩu gạo 1989 cho đến nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn gạo, mang về kim ngạch gần 20 tỷ USD, cụ thể từng... lý thuyết về phát triển bền vững chúng ta có thể xây dựng lý thuyết về xuất khẩu bền vững Khái niệm: Xuất khẩu bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường 1.2.2 Nội dung của xuất khẩu bền vững Từ khái niệm xuất khẩu bền vững được hiểu bao hàm hai... biện pháp để phát triển bền vững ngành lúa gạo, vừa thu được lợi ích trước mắt mà vẫn đảm bảo được lợi ích trong tương lai Đặc biệt hơn với vị thế một nước xuất khẩu gạo tiềm năng như Việt Nam thì xuất khẩu bền vững chính là mục tiêu hướng tới của ngành lúa gạo 1.3.2 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu gạo thu lại ngoại tệ góp phần vào thu nhập quốc gia .Xuất khẩu gạo bền vững không chỉ đóng góp... mức khoảng 60 nghìn tấn Hiện tại Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 5 – 6 triệu tấn, trong khi của Thái Lan là khoảng 10 triệu tấn Dưới đây là bảng số liệu đánh giá vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam so với một số nước khác trên thế giới Bảng 2.3: Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu gạo thế giới (nghìn tấn) 2005/06 2006/07... việc đảm bảo tính bền vững của môi trường sinh thái - Ý thức bảo vệ môi trường của con người là một yếu tố quan trong trong việc đảm bảo tính bền vững của môi trường Nó thể hiện ở việc sử dụng tiết kiệm, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên 1.2 Lý luận về xuất khẩu bền vững 1.2.1 Khái niệm Như trong phần lý thuyết về phát triển bền vững đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của. .. quan trọng nhất là: đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm ổn định xã hội và góp phần bảo vệ môi trường Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Tình hình sản xuấtxuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua Việt Nam có truyền thống trồng lúa lâu đời, lúa gạo là một lương thực... khỏe con người, đảm bảo công bằng lợi ích giữa các chủ thể của hoạt động xuất khẩu - Bền vững về mặt môi trường đánh giá theo 4 chỉ tiêu: Mức độ ô nhiễm môi trường, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường, mức độ đóng góp vào bảo vệ môi trường của hoạt động xuất khẩu Tầm quan trọng của xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo thể hiện qua... hướng xuất khẩu thì thúc đẩy xuất khẩu ưu tiên yếu tố kinh tế hơn, ít chú trọng đến xã hội và môi trường hơn Nhưng đến giai đoạn đã đạt được thành tựu về tăng trưởng thì họ quan tâm nhiều hơn đến an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, vì lúc này họ muốn xuất khẩu phát triển bền vững 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững Từ nội dung của xuất khẩu bền vững và ứng dụng lý thuyết của phát triển bền vững, . giải pháp bảo đảm xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam . Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO 1.1. Lý luận về. sản xuất và xuất khẩu gạo đến năm 2020 57 3.3. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam . 58 3.3.1. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu gạo

Ngày đăng: 05/03/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan