Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam

93 47 0
Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Một quốc gia ở mỗi thời điểm khác nhau đều có những mục tiêu phát triển khác nhau nhưng về lâu dài đều hướng đến phát triển bền vững. Vì thế phát triển bền vững là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đối với Việt Nam phát triển bền vững luôn là định hướng chiến lược quan trọng. Lý thuyết phát triển bền vững được đưa ra nhiều và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như chúng ta vẫn nghe thấy các cụm từ như: phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, phát triển môi trường bền vững… nhưng phát triển bền vững ứng dụng cho xuất khẩu được nhắc đến chưa nhiều. Là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng phải phát triển bền vững. Xuất khẩu góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội như thu nhập, việc làm,bảo vệ môi trường; bên cạnh đó xuất khẩu còn nhiều hạn chế như hoạt động sản xuất xuất khẩu thâm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Vấn đề đặt ra là cân bằng các yếu tố đó để đạt mục tiêu xuất khẩu bền vững. Cụ thể đề tài này nghiên cứu một mặt hàng điển hình là gạo. Việt Nam là nước xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, có truyền thống trồng lúa từ lâu đời, lúa gạo là sản phẩm lương thực thiết yếu đối với nước ta. Từ việc đảm bảo lương thực còn là một nỗi lo, Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và duy trì vị trí đó trong nhiều năm gần đây. Mặt hàng gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam. Kết quả đó là thành tựu to lớn đối với ngành trồng lúa nước ta, song điều đặt ra không chỉ là việc tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu gạo để duy trì vị trí số hai hoặc có thể vượt Thái Lan về mặt số lượng trong trước mắt mà phải nghiên cứu làm sao để việc xuất khẩu gạo phát triển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng trưởng và bền vững. Để đạt được điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng mà cần chú ý đến những giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu gạo mang lại cho xã hội đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Chính vì lý do trên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về phát triển bền vững để làm rõ nội dung, bản chất của xuất khẩu bền vững và phân tích thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam để từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu bền vững gạo trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam từ giai đoạn 1989 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp những tài liệu liên quan đến phát triển bền vững, xuất khẩu bền vững và xuất khẩu gạo. 5. Kết cấu đề tài Đề tài này gồm 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp bảo đảm xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam .

Ngày đăng: 21/07/2018, 16:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • United States Department of Agriculture

    • Việt Nam có truyền thống trồng lúa lâu đời, lúa gạo là một lương thực quan trọng và chủ yếu nhất đối với người dân Việt Nam, lúa gạo ngoài dùng làm lương thực cho người, thức ăn vật nuôi còn để chế biến các sản phẩm khác…. Đặc biệt với một nước dân số đông tới khoảng trên 86 triệu người thì việc tự sản xuất lúa là rất quan trọng. Việt Nam có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây lúa có hai vựa lúa chính là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Diện tích sản xuất lúa xếp hạng 5 và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 15% thị phần gạo toàn cầu.

    • 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu Thương mại

      • Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

      • 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Thương mại

        • 2.2.1. Chức năng

        • 2.2.2. Nhiệm vụ

        • 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và mối quan hệ giữa các đơn vị của Viện Nghiên cứu Thương mại

          • 2.3.1. Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại

          • 2.3.2. Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại

            • 2.3.3. Ban Nghiên cứu Thị trường

            • 2.3.4. Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường

            • 2.3.5. Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo

            • 2.3.6. Phòng Hợp tác quốc tế

            • 2.3.7. Phòng Thông tin tư liệu

            • 2.3.8. Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án

            • 2.3.9. Văn phòng

            • 2.3.10. Phòng Tài chính kế toán

            • 2.3.11. Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh

            • 2.3.12. Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan