Đề tài được chọn nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng và đánh giá những thành công, hạn chế hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong thời gian tới
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra một cách nhanh chóng như hiện nay, hội nhập kinh tế trở thành mục tiêu chung của nhiều nước. Cũng như câu nói: “Thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo dòng chảy”. Hoà mình vào dòng chảy chung đó, Việt Nam đã từng bước vươn lên và đạt được những thành tựu nhất định. Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình 6,8% (giai đoạn 1986-2005), xuất khẩu còn tăng nhanh hơn thế, đạt 18,9% (giai đoạn 1991-2005). Đóng góp một phần không nhỏ trong thành tựu đó là ngành lúa gạo Việt Nam khi tăng nhanh và liên tục về cả sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Từ chỗ đảm bảo lương thực còn là mối lo, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 2 trong 10 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2005 thu về hơn 1 tỉ USD mỗi năm. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm mở cửa bước ra thị trường thế giới, hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công, nhưng bên cạnh đó xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Từ trước đến nay, Việt Nam chủ yếu vẫn chú trọng đến năng suất mà ít quan tâm đến giống gạo ngon cho giá trị xuất khẩu cao. Chính vì những bất cập và hạn chế đó đã làm cản trở tăng trưởng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng làm ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệt để hơn nữa tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo có hiệu quả tối ưu luôn là vấn đề đòi hỏi phải nghiên cứu và giải quyết. Với những lý do trên “Đề tài: Hoạt động xuất khẩu hiệu quả mặt hàng gạo của Việt Nam” được chọn làm luận văn tốt nghiệp. Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được chọn nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng và đánh giá những thành công, hạn chế hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong thời gian tới 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam chủ yếu từ năm 2003 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được dùng là: Phương pháp tổng hợp, phân tích, quy nạp, khái quát hoá… 5. Kết cấu của luận văn: Luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu mặt hàng gạo Việt Nam Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam từ năm 2003 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong thời gian tới Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hoá 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về xuất khẩu hàng hoá 1.1.1.1. Khái niệm Xuất khẩu là hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho một Quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ là phương tiện thanh toán với nguyên tắc ngang giá nhằm mục đích khai thác lợi thế của từng Quốc gia. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá vô hình và hàng hoá hữu hình) trong nước. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng Quốc gia trong phân công lao động Quốc tế việc trao đổi hàng hoá mang lại lợi ích cho các Quốc gia do đó các Quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu dựa trên mọi lĩnh vực trong mọi phương diện từ xuất khẩu tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả công nghệ kỹ thuật cao, tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các Quốc gia tham gia. Hoạt động xuất khẩu còn dựa trên phạm vi rất rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ trong nước hay nhiều nước khác nhau. Như vậy, xuất khẩu là hoạt động buôn bán giữa các chủ thể có Quốc tịch khác nhau, được thực hiện qua biên giới Quốc gia. Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương 1.1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hoạt động xuất khẩu * Một số đặc điểm mua bán giống với nội thương: - Diễn ra ở mọi lúc mọi nơi trên phạm vi rất rộng cả vể không gian và thời gian. Đôi khi diễn ra trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể diễn ra trên phạm vi lãnh thổ nhiều quốc gia. - Diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ hàng hóa tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, máy móc, thiết bị, công nghệ. * Một số đặc điểm khác với mua bán nội thương: - Bên mua và bên bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Đối tượng giao dịch là hàng hóa sẽ rời khỏi biên giới Quốc gia xuất khẩu vào biên giới của nước nhập khẩu. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một hoặc hai bên xuất nhập khẩu. - Hoạt động xuất khẩu thường diễn ra trong môi trường cạnh tranh cao chịu sự ảnh hưởng của những quy định chặt chẽ nước nhập khẩu. Chính vì vậy mà xuất khẩu gặp phải rủi ro hơn kinh doanh trong nước. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu: Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào số lượng loại hình trung gian thương mại. Trong một số trường hợp doanh nghiệp sử dụng các đại lý xuất và nhập khẩu sẽ làm thay đổi toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Để thiết lập các kênh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các chức năng mà các trung gian đảm nhiệm và chức năng nào thì doanh nghiệp đảm nhiệm. Kênh xuất khẩu có nhiều dạng khác nhau nhưng thông thường có 4 loại chủ yếu là: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, gia công quốc tế và buôn bán đối lưu. 1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương Đây là hình thức mà nhà xuất khẩu trực tiếp hoặc quan hệ trực tiếp qua điện tín để thỏa thuận một cách tự nguyện không ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết gắn với việc bán. Nhà xuất khẩu cần phải tìm hiểu thị trường, tiếp cận khách hàng, còn nhà nhập khẩu hỏi giá và đặt hàng. Hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng. * Ưu điểm: - Hình thức này tạo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn hơn các hình thức xuất khẩu khác do giảm được chi phí trung gian, nếu như các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của đàm phán giao dịch - Thông qua trao đổi trực tiếp, dễ dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra hiểu lầm, sai sót đáng tiếc, nâng cao hiệu quả của đàm phán giao dịch. - Cho phép các nhà kinh doanh có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường để thích ứng với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất. * Hạn chế: - Hình thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, phải tự tìm kiếm thị trường và tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu cũng như môi trường luật pháp, chính sách của nước nhập khẩu. Bởi nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này là không phải ít. - Đòi hỏi đơn vị xuất khẩu phải có vốn lớn, ứng trước để mua hàng. Nhất là những hợp đồng có giá trị lớn, có thể rủi ro cao như hàng kém phẩm chất, sai quy cách dẫn đến xuất khẩu không được, hàng bị khướu nại thanh toán chậm. - Đối với thị trường mới, mặt hàng mới thường khó khăn trong việc giao dịch vì còn bỡ ngỡ, dễ bị ép giá, dễ sai lầm nên rủi ro sẽ lớn. Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương - Khối lượng hàng hóa giao dịch cần phải lớn mới có thể bù đắp được chi phí cho giao dịch trực tiếp như: Giấy tờ, đi lại, khảo sát thị trường… chi phí vận chuyển tốn kém. * Trường hợp áp dụng: Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hoá truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. 1.1.2.2. Xuất khẩu ủy thác: Xuất khẩu uỷ thác: Là hình thức công ty nhận làm dịch vụ xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa của các đơn vị khác không có chức năng xuất khẩu trực tiếp (hoặc có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng không đúng ngành nghề mà mình kinh doanh) để hưởng hoa hồng dịch vụ. Trong hình thức này tất cả mọi việc thiết lập quan hệ giữa người xuất khẩu, người nhập khẩu cũng như việc quy định các điều kiện mua bán phải thông qua người thứ ba được gọi là người ủy thác. Người nhận ủy thác tiến hành xuất khẩu với danh nghĩa của mình nhưng mọi chi phí đều do bên có hàng xuất khẩu, bên ủy thác thanh toán. * Ưu điểm : - Những người trung gian thường hiểu biết nắm vững tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương, do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán, tránh bớt rủi ro và nhiều khi bán được hàng hóa với giá cả có lợi hơn cho người ủy thác. - Những người trung gian, nhất là các đại lý ủy thác, thường có cơ sở vật chất nhất định nên khi sử dụng họ người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, đóng gói, phân loại. Người ủy thác có thể hợp lý hóa và giảm bớt được chi phí vận tải. Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương - Hình thành được mạng lưới buôn bán, tiêu thụ rộng khắp, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. - Trong thương mại quốc tế, nhiều người trung gian buôn bán có tiềm năng tài chính lớn, nhiều khi họ còn là những người cung cấp tín dụng cho người ủy thác. * Hạn chế: - Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường buôn bán. - Việc kinh doanh buôn bán phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của người trung gian nên nhiều khi phải gánh chịu hậu quả và rủi ro. - Nhà kinh doanh phải thường xuyên đáp ứng yêu sách của đại lý hoặc môi giới. - Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp bị chia sẻ do phải trả hoa hồng dịch vụ cho công ty xuất khẩu uỷ thác. * Trường hợp áp dụng: Qua việc phân tích ưu điểm và nhược điểm trên, thì hình thức này chỉ nên áp dụng khi nhà xuất khẩu thâm nhập vào thị trường mới, hoặc khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua người trung gian, khi mặt hàng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống chẳng hạn. 1.1.2.3. Buôn bán đối lưu: Buôn bán đổi lưu là một phương thức giao dịch, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Mục đích của trao đổi không nhằm để thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương. Đặc điểm quan trọng của mua bán đối lưu là nhằm công bằng lượng thu chi ngoại tệ. Có thể thấy mua bán đối lưu là một phương thức mua bán mà Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương hàng giao dịch được thanh toán một phần hoặc toàn bộ bằng hàng. Nguyên tắc cân bằng được thể hiện như sau: - Cân bằng về mặt hàng: Mặt hàng quý đổi lấy hàng quý, mặt hàng thừa ế đổi lấy mặt hàng thừa ế. - Cân bằng về điều kiện giao hàng: Cùng giao FOB cảng đi hoặc cùng giao CIF cảng đến. - Cân bằng về cơ sở giá cả: Cùng giao cao hơn hoặc thấp hơn giá cả quốc tế. - Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau. * Ưu điểm: - Tránh được những rủi ro về biến động tỉ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. - Có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. - Làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán ở một quốc gia. * Hạn chế: - Do số lượng, chất lượng, quy cách đều là cái đối phương cần và có thể chấp nhận mà trong điều kiện hiện nay chủng loại hàng hóa nhiều, quy cách phức tạp, mức độ chuyên nghiệp của các thương gia khá cao, nên việc tìm bạn hàng giao dịch phù hợp với điều này tương đối khó. - Hai bên giao dịch rất khó xác định khối lượng, chất lượng tương ứng khi ký kết hợp đồng vì chủng loại, tiêu chuẩn định giá đối với hàng hóa trao đổi có thể chênh lệch lớn, tiêu chuẩn chất lượng tương đối phức tạp. - Làm tăng thêm rủi ro cho các bên giao dịch. Rủi ro lớn nhất là bên đã giao hàng có thể không nhận được hàng mà bên kia phải giao, vì trong nghiệp vụ thực tế việc tiến hành đồng thời trao đổi ngay giá trị là tương đối khó như Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương vận chuyển hàng hóa quốc tế xa xôi, tình hình phức tạp, không mở được thư tín dụng đối kháng… - Triển khai hàng đổi hàng còn chịu sự ràng buộc của tính bổ sung kinh tế giữa hai nước. * Trường hợp áp dụng: Hình thức này áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu thiếu ngoại tệ không có đủ ngoại tệ để thanh toán lô hàng. 1.1.2.4. Gia công quốc tế: Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy, trong gia công quốc t ế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. * Ưu điểm: - Đây là hình thức khá phổ biến, nó giúp cho bên nhận gia công giải quyết công ăn việc làm cũng như tranh thủ được công nghệ mới. Phát huy gia công hợp lý sẽ tạo điều kiện xây dựng và phát triển nền sản xuất tiên tiến ở các nước nhận gia công. Ngược lại bên đặt gia công sẽ tận dụng được giá rẻ và nguyên vật liệu phụ cũng như nhân công ở nước đặt gia công. - Nước ta là nước đang phát triển nên hoạt động gia công xuất khẩu là cần thiết, nó giúp chúng ta khai thác được lợi thế sẵn có, tranh thủ được công nghệ tiên tiến của các nước khác, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tệ. - Ngoài ra, bên nhận gia công còn hỗ trợ về đào tạo nhân công nhằm nâng cao trình độ của người lao động để sử dụng các trang thiết bị mới hay cử các chuyên gia kỹ thuật đến giúp đỡ… * Hạn chế: Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đỗ Thị Hương - Tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào bên đặt gia công: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm .cho nên với những doanh nghiệp sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt với hình thức gia công doanh nghiệp khó có điều kiện phát triển mạnh ra thị trường thế giới. - Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc cho bên phía Việt Nam, sau một thời gian không có thị trường đặt gia công nữa, máy móc phải “đắp chiếu” gây lãng phí. - Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang Việt Nam dẫn tới công nhân làm việc nặng nhọc, môi trường bị ô nhiễm. - Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi. - Có những trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào Việt Nam. - Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh nội địa. - Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút. - Nhà máy trong nước phải chịu những rủi ro khi tiêu thụ ở trong nước. * Trường hợp áp dụng: Phương thức này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước dưới hình thức hợp tác sản xuất, chủ yếu là giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, các nước đang phát triển rất coi trọng phương thức gia công quốc tế, xem đó là một biện pháp sử dụng hiệu quả Trần Thị Thanh Kinh tế quốc tế 47 10