Là một nước đang phát triển và đang trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế WTO những con đường mới đang được mở ra cho các doanh ngiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam.. Đặc điểm về sản xuấ
Trang 1
TIỂU LUẬN:
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may Việt Nam
Trang 2
LỜI GIỚI THIỆU
Hàng dệt may được coi là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, phát triển hàng dệt may là bước đi có tính chất chiến lược Là một nước đang phát triển và đang trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế (WTO) những con đường mới đang được mở ra cho các doanh ngiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam Việc gia nhập WTO cũng làm cho hạn ngạch xuất khẩu dệt may đối với Việt Nam được xoá bỏ Sự kiện này lam cho một số doanh ngiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam cũn tiếu hạn ngạch sẽ gặp nhiều thuận lợi, cũn một số doanh ngiệp đang sống tầm gửi nhờ số hạn ngạch được cấp thỡ sẽ ra sao? Liệu cỏc doanh ngiệp Việt Nam cú con đứng vững và phát triển trong thị trường thị trường xuất khẩu may mặc hay là không đủ khả năng cạnh tranhvới các nước lớn như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc Vị trí của hàng dêt may Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong bản đũ cạnh tranh mới Chớnh phủ và cỏc doanh ngiệp đó, đang và sẽ làm gỡ để bắt kịp với sự thay đổi của thế giới Đây là một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt, trước tỡnh hỡnh
cấp bỏch đó của toàn ngành dệp may Vỡ vậy em quyế định chọn đề tài " Phân
tích hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam"
Trang 3
Phần một Một số vấn đề lý luận chung của ngành dệt may
I Đặc điểm về sản xuất và buôn bán hàng dệt may
1 Đặc điểm về sản xuất hàng dệt may
Với một quốc gia, khi có nền công nghiệp phát triển thì ngành công nghiệp dệt may không đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế mà các ngành công nghiêp khác có hàm lượng kĩ thuật cao sẽ chiếm lĩnh thị trường Ngành công nghiệp dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động đơn giản, vốn đầu tư ban đầu không lớn, nhưng có tỷ lệ lãi khá cao Chính vì vậy, sản xuất dệt may thường phát triển mạnh
và có hiệu quả ở các nước đang phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá Khi đã có ngành công nghiệp phát triển, có trình độ kỹ thuật cao, giá lao động cao thì sức cạnh tranh trong sản xuất dệt may sẽ giảm Thực tế cho thấy, lịch sử phát triển ngành dệt may cũng là lịch sử chuyển dịch công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do tác động của các lợi thế so sánh Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngành dệt may không còn tồn tại
ở các nước phát triển mà nó đã phát triển cao hơn với những sản phẩm thời trang cao cấp để phục vụ cho một nhóm người
Sự chuyển dịch này bắt đầu vào năm 1840 từ nước Anh sang các nước Châu
Âu khác Tiếp theo là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950 Từ năm
1960, khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng cao và thiếu nguồn lao động thì công nghiệp dệt may lại chuyển sang các nước mới công nghiệp hoá (NICs) như Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên… Theo quy luật chuyển dịch của ngành công nghiệp dệt may thì đến năm 1980 lợi thế so sánh của ngành dệt may mất dần đi, các quốc gia này chuyển sang sản xuất các mặt hàng có công nghệ và kĩ thuật cao hơn như ô tô, điện tử… Ngành dệt may lại tiếp tục chuyển dịch sang các nước Nam á, Trung Quốc rồi tiếp tục sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thuộc ASEAN và cũng đã đạt mức xuất khẩu cao
về sản phẩm dệt may trong thập kỷ qua góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2 Đặc điểm về buôn bán hàng dệt may
Trang 4
- Sản phẩm dệt may có nhu cầu rất đa dạng, phong phú tuỳ theo đối tượng tiêu dùng Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, tuổi tác…sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục
- Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng
- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm Người tiêu dùng thường căn cứ vào nhãn mác để đánh giá chất lượng sản phẩm Tên tuổi của các nhãn mác nổi tiếng trên thế giới đều gắn liền với nhãn mác sản phẩm Tập quán và thói quen tiêu dùng là một yếu tố quyết định nguyên liệu và chủng loại sản phẩm
- Yếu tố thời vụ liên quan chặt chẽ tới thời cơ bán hàng Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những nhà xuất khẩu trong vấn đề giao hàng đúng thời hạn
- Các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt chẽ Trước đây có hiệp định về hàng may mặc, việc buôn bán các sản phẩm dệt may được điều chỉnh theo những thể chế thương mại đặc biệt mà nhờ đó, phần lớn các nước nhập khẩu thiết bị cần hạn chế số lượng để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu Mặt khác, mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may còn cao hơn so với những hàng công nghiệp khác Bên cạnh đó, từng nước nhập khẩu còn đề ra những điều kiện đối với hàng dệt may nhập khẩu Tất cả những hàng rào đó ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên thế giới trong thời gian qua
II Một số ưu điểm và nhược điểm của ngành dệt may Việt Nam
1 Một số ưu điểm của ngành dệt may Việt Nam
- Là ngành khai thác được nguồn lao động khéo léo, tiếp thu nhanh kỹ thuật mới với tiền công rẻ, vốn là thế mạnh của Việt Nam
- Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất tơ lụa tự nhiên
- Việt Nam có thị trường với khách hàng tương đối ổn định (do tác động của cách mạng khoa học- kỹ thuật nên nhiều nước đã chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển như Việt Nam)
Trang 5- Ngành may mới sử dụng 60% năng lực hiện có
Vì những lí do trên, có thể nói năng lực cạnh tranh của ngành dệt may là chưa cao Nhưng nếu được đầu tư thoả đáng thì ngành dệt may là ngành có thể phát huy được nội lực của Việt Nam
III Hạn ngạch
1 Khái niệm về hạn ngạch (quota)
Hạn ngạch vừa như một rào cản hạn chế lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp về một thị trường nào đó Nhưng đồng thời nó cũng là sự phân bổ tạo cơ hội cho doanh nghiệp được xuất khẩu sang nước khác
Hạn ngạch là quyền lợi dành cho mỗi thành viên trong một tổ chức được hưởng phần ngoại tệ dành cho một thương nhân được sử dụng để nhập khẩu trong tổng số ngoại tệ dùng để nhập khẩu của một nước
Một định mức về số lượng hoặc trị giá do nhà nước quy định trong việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu một mặt hàng trong một thời gian nhất định
Trang 63 Các loại hạn ngạch
3.1 Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào một nước được hưởng mức thuế thấp trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ đánh thuế cao
3.2 Hạn ngạch tương đối
Là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào một nước trong một thời gian nhất định nếu vượt sẽ không được phép nhập khẩu
5 Hoạt động xuất khẩu
Trang 7
5.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là một bộ phận cơ bản của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ
Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình
ra nước ngoài Do vậy xuất khẩu được xem như chiến lược kinh doanh quốc tế quan trọng của các công ty Xuất khẩu còn tồn tại ngay cả khi công ty đã thực hiện được những hình thức cao hơn trong kinh doanh
5.2 Một số hình thức xuất khẩu
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu gia công uỷ thác
- Xuất khẩu uỷ thác
- Buôn bán đối lưu
- Xuất khẩu theo nghị định thư
- Xuất khẩu tại chỗ
- Gia công quốc tế
- Tạm nhập tái xuất
5.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Xuất khẩu có vai trò tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu có tác động tích cực giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
- Xuất khẩu là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại
- Xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trang 8
Phần Hai Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
I Hoạt động xuất khẩu chung của dệt may Việt Nam
1 Kim ngạch xuất khẩu
Ngành dệt may nước ta phát trỉên đó lõu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lạI đây mớI thục
sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoạI thương nói
riêng Trong suốt 40 năm qua kim ngạch khẩu hàng dệt may không ngừng tăng, Năm
2001 tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 2001 triệu USD Năm 2005 Việt Nam
đó xuất khẩu được 4806 triệu USD túc gấp 2.4 lần so với năm 2001đứng thứ hai sau
dầu mỏ Nhưng dù vậy sản xuất hàng dệt may vẫn chủ yếu là gia công, lệ thuộc vào đối
tác nước ngoài về mẫu mó, thị truờng và giỏ cả khụng tự chuyển sang tự sản xuất kinh
doanh để có thể hiệu quả hơn
II Các thị trường xuất khẩu hàng dệt mayViệt Nam
Thị trường là vấn đề cốt lừi cú ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng
doanh nghiệp, vỡ vậy việc tỡm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường là điều cần
thiết từ đó có thể sản xuất ra những gỡ thị trường đũi hỏi Điều này đó tạo nờn vai trũ
quyết định của thị trường đối với việc sản xuất kinh doanh của ngành dệt may
Trang 9
Mặc dù hinh thức xuất khẩu chủ yếu của dệt may Việt Nam là gia công xuất khẩu nhưng vẫn có thể nói hàng đẹt may Việt Nam đó phần nào thõm nhập được vào các thị trương lón như EU, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản điều này vàng chứng tỏ rằng hàng dệy may đó dần cú vị thế và uy tín trên thế giới
- Thị trường Nhật Bản
Đây là một thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới, lại không hạn chế băng hạn ngạch, dân số đông và mức thu nhập cao bỡnh quõn 34000 USD/ người/ năm thỡ nhu cầu về may mặc là khụng nhỏ Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu hàng may mặc khoang từ 7-8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm
2001 khoảng 700 triệu USD Song Nhật Bản là một thị trường rất kho tính về chất lượng cungx như giá cả nên khả năng chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản cũn nhiều hạn chế
- Thị trường Mỹ
Đây cũng là một thị trường khá hấp dẫn đối với ngành dệt may Việt Nam Tuy nhiên việc tham gia vào thị trường nàt rất khó khăn vỡ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao từ 40- 90% giỏ trị nhập khẩu.Từ sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết thỡ hàng dệt may Việt Nam cú điều kiện phát triển tốt hơn trên thị trường này
Giá trị hàng khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005
Hàng dệt 11.83 13.25 25.13 36.625 39.97
Hàng may 42.6 50.36 58.97 67.42 80.14
Cộng 54.43 63.61 84.1 104.045 120.11
- Thị trường các nước trong khu vực
Hàng năm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu một số lượng lớn sản phẩm sang các nước trong khu vực như Hong Kong, Đài Loan, Singapo, Hàn quốc Tuy
Trang 10
nhiên các nước này không phảI là thị trường nhập khẩu chính mà là các nước nhập khẩu để tái xuất khẩu sang nước thứ ba
Các nước trong khu vực nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam
Đơn vị : Triệu USD Thị trường 2001 2002 2003
Đài Loan 218 220 180
Hàn Quốc 96 60 51
Singapo 76 46 58
Hong Kong 47 33 27
Qua việc xem xét đánh giá thị trường ta thấy triển vọng cho ngành dệt may nứoc
ta là rấ lớn Do đó khi chúng ta có đầy đủ các điều kiện khai thác thành công, có hiệu quả chắc chán kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng có thể sánh bước đi cùng các nước phát triển trên thế giới
Phần BA Giải pháp cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
I Về phía Nhà nước
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nước chính là chủ thể bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia vào hội nhập Đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may nhà nước nên có sự quan tâm hơn về quyền lợi của các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, nhất là quyền lợi về kinh tế Bên cạnh đó, ở trong nước, Nhà nước cũng nên tạo điều kiện về môi trường pháp lý, chính trị, xã hội, kinh tế cho các doanh nghiệp này hoạt động một cách có hiệu quả nhất Muốn vậy phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp đồng bộ sau:
1 Đảm bảo quyền lợi kinh tế trong và ngoài nước
1.1 Chính sách về kinh tế:
Đó là sự can thiệp của Nhà nước vào việc phát triển kinh tế-xã hội theo những mục tiêu nhất định Đối với ngành dệt may, mục tiêu chính là có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế
Trang 11
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm dệt may có chất lượng tốt, số lượng nhiều Mở rộng và đa dạng hoá thị trường cung ứng vốn ví dụ như ngoài các nguồn vốn tự có do tiết kiệm của doanh nghiệp, từ tổ chức tín dụng…Nhà nước có thể phát triển mạnh hơn thị trường chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu…Để huy động vốn nhanh và dễ dàng hơn, Nhà nước phải hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, đầu tư vào các công trình xử lý nước thải Quy hoạch các cụm công nghiệp dệt, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới, đào tạo và nghiên cứu, xây dựng các viện, các trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực sợi, dệt, in, nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may cần phải được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó: 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, 50% còn lại vay theo quy định của quỹ hỗ trợ
Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp may mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động
Xây dựng các chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu Việc xuất khẩu vào thị trường phi hạn ngạch, xuất khẩu các mặt hàng không hạn ngạch sang các thị trường có hạn ngạch, xuất khẩu hàng sử dụng vải nguyên phụ liệu sản xuất trong nước…cần được hết sức chú ý và có chính sách hỗ trợ riêng biệt(Ngoài chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước cho hàng xuất khẩu như hỗ trợ lãi suất, thưởng theo kim ngạch)…Cụ thể là xuất khẩu sang các thị trường phi hạn ngạch, xuất khẩu mặt hàng không hạn ngạch sang thị trường có hạn ngạch, mặt hàng mới, thị trường mới, tăng trưởng cao được hưởng chính sách hỗ trợ xuất khẩu theo quy định hiện hành (thưởng xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu) Ưu tiên hạn ngạch cho các mặt hàng xuất khẩu mà sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, hợp đồng ký trực tiếp với EU, Hoa Kỳ, xuất khẩu sản phẩm không hạn ngạch sang thị trường Hoa Kỳ
Trang 12
Nhà nước phải tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán để được tăng hạn ngạch hoặc xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch đối với Việt Nam Đồng thời tạo điều kiện khuyến khích tối đa các doanh nghiệp của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam
Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh hàng dệt may Việt Nam, quảng cáo thương hiệu trên thị trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm và đặc biệt là thông qua trang Web của thương vụ Việt Nam tại các nước là hết sức quan trọng Nhà nước cần phải có chính sách thích hợp nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ Việt kiều tại các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may, thiết lập các kênh phân phối, điều tra, nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm rộng rãi trong công chúng Việt kiều sẽ là cầu nối tuyệt vời đưa sản phẩm may mặc Việt Nam vào các hội chợ triển lãm, các trung tâm thương mại trên thế giới
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức, hoạt động và quản lý theo hội, và Nhà nước nên có quy định, chính sách rõ ràng cho các hội này Hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức cùng ngành nghề, cùng chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên hoạt động thường xuyên nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho hội Khuyến khích các doanh nghiệp dệt may nhỏ và yếu kém sát nhập lại nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh, duy trì được hoạt động của mình, đảm bảo công việc cho người lao động, thu lợi nhiều hơn
1.2 Đảm bảo chính sách thuế thích hợp
Mục đích chính sách thuế của Nhà nước là quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu,
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu, góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Nhà nước cần phải xác định căn cứ tính thuế sao cho phù hợp, tuỳ thuộc vào
số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu Giá tính thuế phải dựa trên cơ sở rõ ràng, đối với hàng xuất khẩu dệt may là giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế
Trang 13Trong trường hợp các doanh nghiệp dệt may không đồng ý với số thuế đã được thông báo chính thức thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thu thuế trung ương
để giải quyết, nếu vẫn không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ tài chính, quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính là quyết định cuối cùng
1.3 Chính sách về tỷ giá và lãi suất cho vay
Chính sách có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may ra thị trường thế giới sẽ thu về ngoại tệ Nếu tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động, thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp khó có thể ra được quyết định nhanh chóng và kịp thời do vậy buộc Nhà nước phải có chính sách cho phù hợp đảm bảo tính ổn định tương đối cho tỷ giá Cần thông tin cho các doanh nghiệp thường xuyên để theo dõi và có phản ứng chính xác Nghiên cứu thị trường
dự báo xu hướng tỷ giá trong tương lai để có thể chủ động thay đổi chính sách sao cho phù hợp, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động
Về lãi suất cho vay, Nhà nước cần phải phối hợp với các ngân hàng để có chính sách về lãi suất cho vay phù hợp Như giảm lãi suất cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lượng xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường thế giới Tăng lượng vốn cho vay đối với các doanh nghiệp dệt may Khi có sự thay đổi về lãi suất cần có sự thông báo rõ ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng Đơn giản hoá các thủ tục, giải quyết kịp thời nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp Nghiên cứu kỹ tình hình, điều kiện
Trang 14
Với những chính sách về tỷ giá và lãi suất thích hợp, ngành dệt may Việt Nam
sẽ có những bước đi vững chắc hơn trên con đường hội nhập kinh tế thế giới
2 Tạo môi trường chính trị, xã hội và pháp lý thuận lợi
Trong bất kỳ một xã hội nào, môi trường chính trị ổn định, các thiết chế chính trị và pháp luật vững chắc đóng vai trò là những điều kiện tiên quyết quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vói chung và ngành dệt may nói riêng Chúng ta cần tiếp tục đổi mới hơn nữa về chính trị - xã hội, văn hoá, tư tưởng cải cách nền hành chính quốc gia Cần có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tăng cường vai trò của Nhà nước của dân, do dân và vì dân Một xã hội ổn định là điều kiện cần thiết đối với các doanh nghiệp dệt may trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
Xây dựng khuôn khổ pháp lý … Cho các doanh nghiệp dệt mayVN nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế Hoàn thiện và bảo đảm quyền tự chủ, quyền tự do liên doanh, liên kết trong các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp dệt may Quyền tự chủ ở đây là quyền quyết định kế hoạch kinh doanh, quyền tự do
kí kết hợp đồng kinh tế, quyền tự chủ về tài chính, giá cả và quyền tự do liên doanh liên kết
Cải cách nền hành chính Quốc gia, đơn giản hoá thủ tục hành chính Xoá bỏ nhiều loại giấy phép không cần thiết, sắp xếp lại một số cơ quan thuộc chính phủ cùng nhiều cơ quan tư vấn, phối hợp liên ngành Thành lập cơ qnan nghiên cứu, phân tích nhằm nắm bắt thông tin nhanh chóng ở thị trường thế giới giúp doanh nghiệp dệt may kịp thời ra các quyết định chính xác
II Về phía Bộ Thương Mại
Bên cạnh vai trò của Nhà nước, Bộ Thương Mại cũng có một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp dệt may Vai trò đó được thể hiện rõ trong việc điều hành, quản lý, phân bổ hạn ngạch, trong xúc tiến thương mại, trong giải quyết các tranh chấp, vi phạm Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Bộ thương mại còn thực hiện các giải pháp sau
1 Trong phân bổ hạn ngạch dệt may
1.1.Quản lý việc phân bổ hạn ngạch
Trang 15
Trong quá trình quản lý phân bổ hạn ngạch, Bộ Thương Mại cần tăng cường chỉ đạo trực tiếp và có sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ Thương Mại (Văn phòng, vụ XNK, vụ TMĐT…) với Bộ Công Nghiệp và Hiệp hội dệt may Việt Nam
Để đạt được hiệu quả cao, phát huy tối đa việc áp dụng công nghệ tin học trong giao nhận, xử lý công văn về hạn ngạch dệt may Tăng cường tính công khai, minh bạch
và kịp thời từ việc tiếp nhận đến xử lý công văn
Để có thế quản lý đạt hiệu quả Bộ Thương Mại cần:
Thứ nhất: phải xác định căn cứ giao hạn ngạch rõ ràng, chính xác Đối với hạn ngạch thành tích dành 80% nguồn hạn ngạch giao cho doanh nghiệp đã có thành tích xuất khẩu Hạn ngạch thành tích nên giao thành 2 hoặc 3 đợt, nhằm đảm bảo chia nhỏ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đạt hiệu quả, tránh khê đọng hạn ngạch Không nên giao hạn ngạch thành tích cho các doanh nghiệp mới…, chưa được kiểm chứng năng lực sản xuất Và các thương nhân có kết luận nghi vấn trong đợt kiểm tra của hải quan 20%hạn ngạch phát triển còn lại, nên chia ra nhiều loại
để tiến hành phân bổ sao cho phù hợp với năng lực của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu, bao gồm các loại sau:
- Thưởng các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sử dụng vải sản xuất trong nước, do Việt Nam vẫn chưa chủ động sản xuất được nguyên liệu, phụ liệu Vì vậy,
Bộ Thương mại nên khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước
- Thưởng cho doanh nghiệp xuất khẩu các chủng loại hàng phi hạn ngạch Thưởng cho các … vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp đầu tư mới các dự án dệt, nhuộm lớn
Thứ 2: Trong việc hoàn trả hạn ngạch, các doanh nghiệp không có khả năng thực hiện hạn ngạch được giao phải có văn bản hoàn trả Bộ Thương Mai, tránh khê đọng hạn ngạch Đối với các doanh nghiệp không sử dụng hết hạn ngạch
mà không trả lại Bộ sẽ bị phạt