1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam

67 617 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 358 KB

Nội dung

Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam

Trang 1

Mục lục

Lời mở đầu 3

Chơng I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu 5

I Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc 5

1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu 5

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam 6

II Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá 8

1 Điều tra nghiên cứu thị trờng 8

2 Lập phơng án kinh doanh 9

3 Tạo nguồn hàng xuất khẩu 9

4 Lựa chọn đối tác giao dịch 11

5 Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng 12

6 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 15

III Các nhân tố ảnh hởng đến hoạt động xuất khẩu 21

1 Yếu tố kinh tế quốc tế 21

2 Điều kiện sản xuất trong nớc 21

3 Yếu tố chính trị luật pháp 23

4 Yếu tố văn hoá xã hội 24

Chơng II: Thực trạng xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam sang thị trờng Mỹ 25

I Giới thiệu chung về tổng công ty rau quả Việt Nam 25

1 Quá trình hình thành và phát triển 25

2 Chức năng và nhiệm vụ của tỏng công ty rau quả Việt Nam 26

3 Hệ thống tổ chức và điều hành của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.28II Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả ở tổng công ty trong những năm qua 32

1 Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu rau quả ở tổng công ty 32

2 Đặc điểm về thị trờng 33

3 Đặc điểm về lao động Tổng công ty 35

4 Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty 36

5 Sự cần thiết phải tăng cờng xuất khẩu rau quả 39

III Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang Mỹ 43

1 Sản lợng và kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trờng Mỹ 43

2 Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trờng Mỹ 46

3 Quy cách phẩm chất và các hình thức xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam 51

4 Đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả việt nam 51

Chơng III: phơng hớng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trờng mỹ 56

I tìm hiểu về thị trờng mỹ 56

1 Đặc điểm trong chính sách thơng mại của Mỹ 56

2 Các công cụ thông thờng của chính sách thơng mại Mỹ: 57

3 Những nét khác biệt của thị trờng Mỹ mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý 59

II Phơng hớng phát triển rau quả sang thị trờng Mỹ 61

1 Phơng hớng xuất khẩu chung của TCT 61

2 Mục tiêu xuất khẩu sang thị trờng Mỹ 62

3 Triển vọng xuất khẩu rau quả sang thị trờng Mỹ 63

Trang 2

III Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng rau quả của tổng

công ty rau quả Việt Nam sang thị trờng Mỹ 65

1 Giải pháp từ phía tổng công ty 65

2 Một số kiến nghị đối với nhà nớc 76

Trong nền kinh tế thị trờng ở nớc ta hiện nay, số lợng các doanh nghiệptham gia vào kinh doanh trên thị trờng ngày càng tăng lên nhanh chóng và kéotheo khối lợng, danh mục hàng hoá sản phẩm đa vào tiêu thụ trên thị trờngcũng tăng lên gấp bội Do đó tính cạnh tranh trên thị trờng ngày càng trở nênkhốc liệt hơn trong điều kiện đó, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm nóichung, Tổng công ty XNK rau quả Việt nam nói riêng hoạt động xuất khẩusản phẩm gặp rất nhiều khó khăn trở ngại Sau thời gian thực tập tại Tổngcông ty XNK rau qu Việt nam, xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động xuấtkhẩu của công ty, em lựa chọn đề tài

Trang 3

Một số giải pháp tăng c

“Một số giải pháp tăng c ờng xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt namsang thị trờng Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam “Một số giải pháp tăng c

làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp.

Mục tiêu ngiên cứu của đề tài nhằm phân tích, so sánh giữa lý thuyết vềhoạt động xuất khẩu em đã đợc học với thực tế hoạt động xuất khẩu ở Tổngcông ty XNK rau quả Việt nam để rút ra những kinh nghiệm và đa ra một sốbiện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty để nghiên cứu vàứng dụng trong thực tế.

Tổng công ty XNK rau quả Việt nam là một công ty lớn kinh doanhtrên lĩnh vực rau quả Do vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuấtkhẩu của công ty trên thị trờng Mỹ

Phơng pháp nghiên cứu với đề tài này là phơng pháp lí luận học kết hợpvới nghiên cứu thực tế Lí luận mang tính khái quát hệ thống và lô gích, cònthực tế thì phong phú đa dạng, phức tạp và có tính cụ thể về thời gian, địađiểm Vì vậy phân tích thực tế để thấy đợc sự khái quát sâu sắc và củng cố líluận đã học và từ đó ứng dụng lí luận vào trờng hợp tình huống cụ thể.

Hoạt động xuất khẩu tuy là một đề tài truyền thống và đã đợc nhiều ngờiquan tâm nghiên cứu song nó có vai trò hết sức quan trọng đối với doanhnghiệp đặc biệt trong nền kinh tế thị trờng hiện nay Nội dung chính của đề tàiem trình bày gồm ba chơng:

Chơng I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu

Chơng II: Thực trạng xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam sang thị trờng Mỹ.

Chơng III: phơng hớng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả sangthị trờng Mỹ

Để hoàn thành đề tài này em đã nỗ lực cố gắng học hỏi kinh nghiệm trongthực tế cùng với việc sử dụng kiến thức đã học Em xin chân thành cảm ơncác thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em trên giảng đờng,sự giúp đỡ hớng dẫn nhiệt tình của cô giao TS Nguyễn Thị Xuân Hơng và cácbác, các cô, các chú đang công tác tại Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quảViệt nam.

Trang 4

Chơng I: lý luận chung về hoạt độngxuất khẩu

I Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với Việt Nam trong sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc.

1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu.

Bớc vào thế kỷ 20, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật có những bớc nhảy vọt làm thay đổi bộ mặt toàn thế giới Kinh nghiệm của các nớc đi trớc cho thấy để có thể phát triển đợc trên lĩnh vực kinh tế khi mà trên thế giới xu thế hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ thì phải thực hiện chính sáchkinh tế mở hay còn có thể nói là phải có ngoại thơng Việt Nam đang trên con đờng phát triển và còn chậm hơn so với thế giới trong nhiều lĩnh vực Đẩy mạnh hoạt động ngoại thơng là vô cùng cần thiết, vì khi thực hiện hoạt động ngoại thơng thì cũng đồng thời đẩy mạnh hay góp phần đẩy mạnh các hoạt động khác, lĩnh vực khác.

Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thơng, trong đó hànghoá và dịch vụ bán cho nớc ngoài nhằm thu ngoại tệ.

Nếu xét trên góc độ kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơbản đầu tiên của doanh nghiệp khi bớc vào kinh doanh quốc tế Mọi công tyluôn hớng tới xuất khẩu những sản phẩm của nớc mình ra nớc ngoài Xuấtkhẩu còn tồn tại ngay cả khi công ty đã thực hiện đợc các hình thức cao hơntrong kinh doanh quốc tế Các lý do để một công ty thực hiện xuất khẩu là:

Thứ nhất: sử dụng khả năng vợt trội của công ty hay lợi thế của côngty với các đối thủ cạnh tranh khác.

Thứ hai: giảm đợc chi phí cho một đơn vị sản phẩm do nâng cao khốilợng sản xuất.

Thứ ba: nâng cao đợc lợi nhuận công ty.

Thứ t: giảm đợc rủi ro do tối thiểu hoá sự dao động của nhu cầu.

Trang 5

Khi một thị cha bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch các quy định vềtiêu chuẩn kỹ thuật, trên thị trờng còn ít đối thủ cạnh tranh hay năng lực kinhdoanh quốc tế cha đủ để thực hiện các hình thức cao hơn thì hình thức xuấtkhẩu thờng đợc lựa chọn Bởi vì, so với đầu t thì xuất khẩu đòi hỏi một lợngvốn ít hơn, rủi ro thấp hơn và đặc biệt thu đợc hiệu quả trong một thời gianngắn.

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam.

Đối với mọi quốc gia trên thế giới, hoạt động xuất khẩu đóng một vaitrò quan trọng và không thể thiếu đợc trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hộicủa đất nớc Hoạt động xuất khẩu không chỉ phản ánh một hình thức của mốiquan hệ xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những ngời sản xuấtkinh doanh với nhau mà nó là một mắt xích trong tổng thể các mối quan hệ xãhội tức là nó có mối quan hệ biện chứng với rất nhiều mối quan hệ khác Tuynhiên vai trò của hoạt động xuất khẩu là không thể phủ nhận đợc nó biểu hiệnqua những điểm sau.

2.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu phục vụ công nghiệp hoá - hiệnđại hoá đất nớc.

Công nghiệp hoá đất nớc theo những bớc đi thích hợp là con đờng tấtyếu để khắc phục tình trạng nghèo và cậm phát triển của nớc ta Để côngnghiệp hoá đất nớc trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn lớn đểnhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể đợc hình thành từ các nguồn nh đầu t nớc ngoài, vay, viện trợ, thu từ hoạt động dịch vụ, du lịch thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động Các nguồn vốn nh đầu t nớc ngoài, vay nợ và viện trợ tuy quan trọng nhng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này Nh vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu CNH- HĐH đất nớc là xuất khẩu Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ của nhập khẩu.

2.2-Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xuhớng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nớc ta

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một là: xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuấtvợt quá nhu cầu nội địa Theo cách này nếu một nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất cha đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nớc mà

Trang 6

cứ chờ đợi sự “Một số giải pháp tăng cthừa ra’’ của sản xuất thì xuất khẩu sẽ cứ nhỏ bé và tăng trởng chậm chạp

Hai là: coi thị trờng thế giới là hớng quan trọng để tổ chức sản xuất Tasẽ tập trung đi sâu vào quan điểm này Theo quan điểm này, xuất khẩu có tác động tích cực tới dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở:

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nhiên liệu nh bông hay thuốc nhuộm Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu sẽ có thể kéo theo phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trờng tiêu thụ góp phần chosản xuất phát triển ổn định

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sảnxuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nớc.

- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo vànâng cao năng lực sản xuất trong nớc

- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoànthiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh để nâng cao khả năngcạnh tranh của hàng hoá trên thị trờng thế giới.

2.3-Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việclàm và cải thiện đời sống của nhân dân

Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trớc hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sốngvà đáp ứng ngày một phong phú thêm nhucầu tiêu dùng của ngời dân

2.4 -Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tếđối ngoại

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụthuộc lẫn nhau Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại Có thể hoạtđộng xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo điềukiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển Chẳng hạn, xuất khẩu và côngnghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu t, mở rộng vậntải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại nêu trên lại tạotiền đề cho mở rộng xuất khẩu

Trang 7

II Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá bao gồm nhiều công đoạn khác nhau từkhâu điều tra nghiên cứu thị trờng đến các khâu nh lập phơng án kinh doanh, lựa chọn đối tác giao dịch, tổ chức tạo nguồn, đàm phán ký kết hợp đồng, thựchiện hợp đồng, giải quyết những vấn đề còn tồn tại và thực hiện đánh giá Mỗinghiệp vụlà một nội dung cần phải nghiên cứu đầy đủ kỹ lỡng.

1 Điều tra nghiên cứu thị trờng.

Đây là quá trình tìm kiếm, thu thập, xử lý các thông tin liên quan đến thị trờng xuất khẩu nhằm đa ra các quyết định của doanh nghiệp cho phù hợp với thị trờng đó Quá trình này bao gồm các bớc sau:

Nhận biết sản phẩm xuất khẩu.

Việc nhận biết mặt hàng kinh doanh trớc tiên phải dựa voà nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng về các khía cạnh nh chủng loại, kích cỡ, thời vụ, giá cả, thị hiếu cũng nh tập quántiêu dùng của từng vùng, từng địa phơng, từng lĩng vực sản xuất Từ đó, xem xét các khía cạnh hàng hoá trên thị trờng thế giới Về khía cạnh thơng phẩm cần hiểu rõ giá trị, công dụng, các đặc tính, quy cách, phẩm chất, mẫu mã Nắm bắt đầy đủ các mức giá cho từng điều kiện mua bán và phẩm chất hàng hoá, khả năng sản xuất và nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh, các hoạt động dịch vụ cho hàng hoá Ngoài ra còn phải xác định nắm rõ vị trí của ản phẩm trong chu kỳ sống của nó Cuối cùng phải chú ý đến tỷ giá ngoại tệ của mặt hàng xuất khẩu.

Nắm vững thị trờng nớc ngoài.

Mỗi quốc gia đều có những nét riêng biệt đặc thù về văn hoá, chính trị,kinh tế, vì thế cần phải tìm hiểu kỹ về thị trờng xuất khẩu của sản phẩm.Những nội dung cần nắm vững về thị trờng nớc ngoài đó là: Những điều kiệnvề chính trị, kinh tế, pháp luật, chính sách thơng mại và đặc biệt là thuế xuấtnhập khẩu, điều kiện tiền tệ, điều kiện vận tải, giá cớc Bên cạnh đó, doanhnghiệp doanh nghiệp còn phải tìm hiểu những đặc điểm về thị trờng có liênquan tới sản phẩm xuất khẩu nh: dung lợng thị trờng, tập quán tiêu dùng, giácả, các sản phẩm cạnh tranh cùng loại và kênh tiêu thụ

2 Lập phơng án kinh doanh.

Trên cơ sở kết quả thu đợc trong quá trìnhnghiên cứu tiếp cận thị ờng kết hợp với khả năng của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp màtừ đó doanh nghiệp lập phơng án kinh doanh

tr-Nội dung của phơng án kinh doanh phải thể hiện đợc nh sau:

- Đánh giá tổng quát tình hình thị trờng và đối tác, phân tích nhữngkhó khăn, thuận lợi trong kinh doanh.

Trang 8

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phơng thức kinh doanhtrên cơ sở phân tích tình hình thực tế

- Đề ra những mục tiêu cụ thể: khối lợng bán hàng, giá cả, xâmnhập thị trờng nào

- Đề ra những biện pháp nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ranh: Đầu t vào sản xuất, kí kết hợp đồng kinh tế, đẩy mạnh quảngcáo, lập chi nhánh ở nớc ngoài, mở rộng mạng lới tiêu thụ

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua việc tính toán cácchỉ tiêu nh tỷ xuất ngoại tệ, thời gian hoà vốn, điểm hoà vốn

3 Tạo nguồn hàng xuất khẩu

Có nhiều cách tạo nguồn hàng xuất khẩu và do vậy có nhiều cách đểphân loại nguồn hàng, có thể phân loại nguồn hàng nh sau:

3.1 Phân loại theo đơn vị giao hàng

Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu có thể mua, huy động từ:- Các xí nghiệp công nghiệp trung ơng và địa phơng

- Các xí nghiệp nông, lâm nghiệp trung ơng và địa phơng- Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

- Các công ty hợp doanh

- Các hợp tác xã, t nhân, hộ gia đình- Các xí nghiệp bán buôn

- Các xí nghiệp sản xuất của xí nghịêp thơng nghiệp - Các xí nghiệp trực thuộc cơ quan mình quản lý

3.2 Phân loại nguồn hàng theo phạm vi phân công của đơn vị kinhdoanh xuất nhập khẩu

- Nguồn hàng trong trong địa phơng là nguồn hàng nằm trong khuvực hoạt động kinh doanh của đơn vị Ví dụ: Đối với một công ty liênhiệp ngoại thơng tỉnh, nguồn hàng trong tỉnh là nguồn hàng trong địaphơng

- Nguồn hàng ngoài địa phơng là nguồn hàng không thuộc phạm viphân công cho đơn vị ngoại thơng đó thu mua nhng đơn vị đã tranh thủlâpj đợc quan hệ cung cấp hàng xuất khẩu

Trang 9

- Trong mối quan hệ giữa hai nguồn hàng trên đây, phơng châmgiải quyết là: Cố gắng tận thu mua đối với nguồn hàng trong địa ph-ơng, tranh thủ điều kiện thuận lợi khai thác nguồn hàng ngoài địa ph-ơng, hết sức tránh việc tranh mua với tổ chức ngoại thơng ở địa phơngsở tại.

3.3 phân loại nguồn hàng theo phơng thức thu mua

Trong thu mua tạo nguồn hàng, doanh nghiệp ngoại thơng thờng sửdụng nhiềo phơng thức khác nhau Các phơng thức thu mua chủ yếu bao gồm:

- Bao tiêu (thu mua toàn bộ )- Đặt hàng

- Gia công - Đổi hàng

- Bán nguyên liệu ra, mua thành phẩm vào

- Ký kết hợp đồng sản xuất, khai thác, đánh bắt, khai thác- Thu mua tự do từ những ngòi sản xuất nhỏ

- Thu mua từ các đơn vị thành viên của doanh nghiệp (với cácdoanh nghiệp là các Tổng công ty)

- Sử dụng hệ thống đại lý, các doanh nghiệp khác và t nhân để thumua

4 Lựa chọn đối tác giao dịch

Trong hoạt động xuất khẩu, việc lựa chọn đối tác giao dịch phù hợp sẽtránh cho doanh nghiệp phiền toái hoặc thiệt hại có thể gặp trong quá trìnhkinh doanh trên thị trờng, đồng thời có điều kiện thực hiện thành công kếhoạch kinh doanh của doanh nghiệp Việc lựa chọn đối tác giao dịch phải dựatrên những tiêu chuẩn sau:

- Tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, lĩnh vực và phạm vi kinhdoanh, khả năng tiêu thụ thờng xuyên.

- Có khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thái độ và quan điểm kinh doanh cụ thể nh: Có thiện chí trongquan hệ làm ăn với doanh nghiệp, có độ tin cậy cao.

- Có uy tín trên thị trờng

Trang 10

Khi lựa chọn đối tác kinh doanh, các doanh nghiệp phải thận trọng tìmhiểu đối tác về tất cả các mặt mạnh yếu của họ Các doanh nghiệp có thể lựachọn đối tác trên cơ sở bạn hàng sẵn có hoặc có thể thông qua các công ty môigiới, t vấn, cơ sở giao dịch hoặc phòng thơng mại và công nghiệp các nớc cóquan hệ Tuy có nhiều cách lựa chọn đối tác giao dịch nhng tốt nhất khi lựachọn đối tác giao dịch nên chọn đối tác trực tiếp, tránh lựa chọn những đối tácgián tiếp, trung gian, trừ trờng hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị tr-ờng mới mà doanh nghiệp cha có kinh nghiệm hay cha thực sự hiểu biết nhiềuvề thị trờng đó.

Việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cầnthiết để thực hiện thắng lợi các hợp đồng thơng mại quốc tế, chọn đợc đối táclàm ăn thích hợp, ổn định và sẽ là bạn hàng trung thành, quan hệ làm ăn lâudài.

5 Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng.

Trong giao dịch ngoại thơng, các bên tham gia thờng có sự khác biệtnhau về chính kiến, về pháp luật, tập quán, ngôn ngữ, t duy truyền thống và vềquyền lợi Những khác biệt đó làm cho các bên khi tham gia vào hoạt độngxuất nhập khẩu phải thoả thuận với nhau để cùng thống nhất ý kiến chung, sựthoả thuận này trong quan hệ mua bán quốc tế gọi là đàm phán thơng mại.

Đàm phán thơng mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trongmột xung đột nhằm đi đến thống nhất cách nhận định, thống nhất quan niệm,thống nhất cách sử lý các vấn đề nảy sinh trong quan hệ mua bán giữa hai haynhiều bên.

Có ba hình thức giao dịch đàm phán trong thơng mại nh sau:

5.1 Đàm phán giao dịch qua th tín

Ngày nay với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, việc giao tiếp vớinhau qua th tín rất rễ ràng, thông dụng, và đợc các nhà xuất nhập khẩu tậndụng triệt để Thông thờng những cuộc tiếp xúc ban đầu của những ngời xuấtnhập khẩu cũng thờng qua đờng th từ sau đó mới đến gặp gỡ trực tiếp và cóthể sau khi gặp vẫn duy trì quan hệ qua đờng th tín.

Giao dịch qua th tín tiết kiệm đợc nhiều chi phí Hơn nữa, trong cùngmột thời điểm có thể giao dịch đợc với nhiều khách hàng khác nhau Ngời viếtth tín có điều kiện để cân nhắc, suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhièu ngòi,khéo léo giấu kín ý đồ của mình.

Nhợc điểm của giao dịch qua th tín là đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi,có thể cơ hội tốt nhất sẽ trôi qua Việc sử dụng điện tín khắc phục đợc phầnnào nhợc điiểm này Khi sử dụng phơng pháp đàm phán qua th tín, nhà kinhdoanh phải nhận thức rõ rằng đối tác sẽ đánh giá mình qua th từ mình gửi đến.Bởi vậy cần phải hết sức lu ý trong việc viết th Những nhà kinh doanh lâu

Trang 11

năm bằng th tín thấy rằng: giao dịch bằng th tín phải đảm bảo những yêu cầu:lịch sự, chính xác, khẩn trơng và kiên nhẫn.

5.2 Giao dịch, đàm phán qua điện thoại

Việc trao đổi qua điện thoại nhanh chóng, giúp ngời giao dịch nhanhchóng khẩn trơng trong việc tiến hành giao dịchvào đúng thời cơ cần thiết.Nhng chi phí cho tiền cớc điện thoại giữa các nớc khá cao do vậy các cuộctrao đổi bằng điện thoại thờng bị hạn chế về mặt thời gian, các bên tham giakhông thể trình bày chi tiết các vấn đề qua điện thoại, mặt khác trao đổi quađiện thoại là trao đổi bằng miệng do vậy không có cơ sở pháp lý cho việc xácđịnh vấn đề trao đổi nên no chỉ đợc dùng trong trờng hợp cần thiết, khẩn tr-ơng, sợ lỡ thời cơ hoặc trong điều kiện mọi thoả thuận cần thiết đã xong rồi,chỉ còn chờ xác nhận một vài chi tiết Khi sử dụng điện thoại, cần chuẩn bịthật chu đáo để có thể trả lời ngay mọi vấn đề đợc nêu một cách trính xác Saukhi trao đổi bằng điện thoại, cần có th xác nhận nội dung đã đàm phán thoảthuận.

5.3 giao dịch, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp

Việc gặp gỡ trực tiếp gữa hai bên trao đổi về mọi điều kiện giao dịch,về mọi vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán, làhình thức đàm phán đặc biệt quan trọng Hình thức đàm phán này đẩy nhanhtốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và đôi khi là lối thoát cho nhữngđàm phán bằng th tínhay điện thoại quá lâu mà không có hiệu quả Nhiều khiđàm phán qua th từ kéo dài nhiều thánh mới đi đến ký kết hợp đồng Trongkhi đó, đàm phán tực tiếp chỉ có 2, 3 ngày là đã có kết quả Hiềnh htức đàmphán này thờng đợc dùng khi hai bên có nhiều điều kiện phải giải thích cặnkẽ để thuyết phục nhau, khi đàm phán về những hợp đồng lơn, những hợpđồng có tính chất phức tạp

Việc hai bên mau bán trực tiếp gặp nhau tạo điều kiện cho việc hiểubiết nhau tốt hơn và duy trì quan hệ tốt lâu dài với nhau Tuy nhiên đây là hìnhthức khó khăn nhất trong các hình thức đàm phá Đàm phá trực tiếp đòi hỏingời đàm phán phải chắc chán về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh nhạy để có thể tỉnh táo bình tĩnh nhận xét nắm đợc ý đồ, sách lợc của đối phơng,nhanh chóng có biện pháp đối phó trong những trờng hợp cần thiét hay có thểquyết định ngay khi thấy thời cơ ký kết đã chín mồi.

Để hợp đồng đợc ký đết thì những nội dung trong hợp đồng phải đơcjchấp nhận, đó chính là nhứng điều khonả về hợp đồng ma khi donah nghiệptham gia vào kinh doanh quốc tế phải nhận biết đợc Về điều khoản hợp đồngcó những điều khoản cơ bản sau:

Trang 12

- Điều khoản tên hàng: tên hàng phải chính xác để các bên thamgia không hiểu nhầm Do ngoài tên chung, tên thơng mại phải gắn vớiký mã hiệu địa danh sản xuất, tên khoa học, tên hãng sản xuất

- Điều khoản phẩm chất: phẩm chất hàng hoá là tổng hợp các chỉtiêu về tính năng (cơ, lý, hoá) quy cách, công suất, hiệu suất, thẩmmỹ để phân biệt giữa hàng hoá này với hàng hoá khác Khi đánh giáphẩm chất hàng hoá thì cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tế, tậpquán các nớc hay quy định của các bên, đồng thời thống nhất cách giảithích và ghi rõ cáhc xác định trong hợp đồng.

- Điều khoản số lợng: trên thị trờng thế giới tồn tại niều cách tínhsố lợng khác nhau Khi giao dịch thống nhất cách tính số lợng theo nộidung: kích thớc, dung tích, trọng lợng, chiều dài, đơn vị và đơn vịđóng kiện.

- Điều khoản giá cả: thông thờng hai bên phải xác định đồng tiềngiá có thể dùng đồng tiền nớc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc bên thứ banhng phải là đồng tiền ấn định và tự do chuyển đổi đợc Mức giá nêura phải là giá quốc tế Tuỳ thuộc từng điều kiện cụ thể mà doanhnghiệp thảo luận phơng pháp định giá, có thể là giá cố định, có thể làgiá điều chỉnh lại, giá cả thờng liên quan đến điều kiện cơ sở giaohàng và các chi phí có liên quan đến trách nhiệm của các bên mua bánvì vậy cần ghi rõ trong hợp đồng giá cả và điều kiện kèm theo.

Trong điều khoản giá cả cần ghi rõ mức giá và tổng số tiền lô hàngtrong hợp đồng đó.

- Điều khoản về bao bì: các bên thoả thuận với nhau về các vấn đềnh chất liệu, chất lợng, phơng thức cung cấp và giá bao bì

- Điều kiện cơ sở giao hàng: điều khoản này có ảnh hởng giá cả.Điều kiện giao hàng phải ánh mối quan hệ giữa giá hàng hoá và địađiểm giao hàng Cơ sở của điều kiện giao hàng là sự phân trách nhiệmgiữa hai bên mua và bán về giao nhận hàng nh thuê phơng tiện vận tảibốc dỡ hàng, bẩo hiểm, hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu.

- Điều khoản về giao hàng: đó là việc quy định thời hạn, địa điểm,phơng thức và việc thông báo giao hàng.

- Điều khoản về thanh toán: quy định rõ đồng tiền thanh toán, thờihạn và phơng thức trả tiền.

- Điều khoản về khiếu nại: quy cách thời hạn, thể thức khiếu nại.

Trang 13

- Điều khảo bảo hành: hợp đồng quy định phạm vi bảo đảm, tráchnhiệm của ngời bán trong thời gian bảo hành.

- Điều khoản bất khả kháng.

- Điều khoản giải quyết tranh chấp

6 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Sau khi hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, đơn vị kinh doanh nhập khẩuvới t cách là một bên ký kết phải thực hiện hợp đồng đó Đây là công việc rấtlà phức tạp Nó đòi hỏi phải tuân theo luật quốc giá và quốc tế, đồng thời đảmbảo quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị về mặt kinhdoanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng,đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí, nâng caotính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.

Việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, trên thực tế không có trìnhtự mẫu chuẩn nào cả, bởi vì cách tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu phụthuộc voà những yếu tố nh:

+ Điều kiện thơng mại lựa chọn: FOB, FCA, CIF

+ Hình thức kinh doanh xuất khẩu: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷthác, tạm nhập tái xuất

+ Sự quản lý nhà nớc đối với mặt hàng đợc xuất khẩu.+ Phơng thức thanh toán lựa chọn

Tuy nhiên việc thực hiện một hợp đồng xuất khẩu có thể đợc tiến hànhtheo những công việc sau:

6.1 Chuẩn bị hàng hoá để giao

Để thực hiện cam kết trong các hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuấtkhẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu với ba khâu chủ yếu sau:

- Thu gom tập trung thành từng lô hàng xuất khẩu: ở khâu này chủhàng xuất khẩu phải chủ động tìm kiếm và thu gom các nguồn hàngđể đợc những lô hàng cần thiết phục vụ cho việc thực hiện hợp đồngđã ký.

Nguồn hàng mà chủ hàng xuất khẩu có thể thu gom ttập trung gồmnhiều loại: có thể do đơn vị tự sản xuất, hàng thu mua trong dân, hàng đơn vịtự sản xuất, hàng của đơn vị thu mua

Trang 14

Nhìn chung, trong điều kiện hàng xuất khẩu ở nớc ta về cơ bản là mộtnền sản xuất nhỏ, phân tán, điều đó đòi hỏi phải thu mua tập trung làm thànhtừng lô từ nhiều nguồn hàng ( chân hàng ).

Cơ sở pháp lý để tiến hành công việc đó là kí kết hợp đồng kinh tếgiữa chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng.

- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu:

Chủ hàng xuất khẩu phải lựa chọn bao bì đóng gói phù hợp với cácquy định trong hợp đồng Lựa chọn bao bì cho hàng hoá vật t phải tính đếncác nhân tố nh: điều kiện khí hậu, điều kiện vận tải, điều kiện về pháp luật,thuế quan và điều kiện chi phí vận chuyển.

Bao vì đóng gói vật t hàng hoá phải đáp ứng đợc các nhu cầu đặt ra làan toàn,tẻ tiền, thẩm mỹ.

- Kẻ ký mã hiệu hàng hoá:

- Ký mã hiệu quả hàng hoá có vai trò rất quan trọng cho việc đảmbảo thuận lợi cho công tác giao nhận và hớng dẫn phơng pháp, kỹ thuật bảoquản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá Chính vì vậy việc kẻ ký mã hiệu cho hànghoá phải rõ ràng, viết bằng mực không phai màu, ghi đúng địa chỉ, ghi đủ vàcả ký hiệu cần thiết (hàng tránh ẩm, hàng tránh lạnh, dễ vỡ ) tóm lại theo 4nguyên tắc: dễ viết, dễ làm, dễ thấy, dễ kiểm tra.

Ký mã hiệu phải làm bằng sơn hoặc mực không phai nhạt, không làmảnh hỏng đến chất lợng mùi vị hàng hoá vật t.

6.2 Kiểm tra chất lợng hàng xuất khẩu.

+ Đối với hàng xuất khẩu:

Trớc khi giao hàng ngời giao hàng có nghĩa vụ phải kiểm tra về phẩmchất, số lợng, trọng lợng, bao bì tức là kiểm nghiệm hoặc nếu hàng hoá xuấtkhẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh tật.

- Kiểm nghiệm ở cấp cơ sở: do tổ chức kiểm tra chất lợng sảnphẩm (KCS) tiến hành Tuy nhiên thủ trởng đơn vị vẫn là ngời chịutrách nhiệm chính về phẩm chất hàng hoá.

- Đối với động thực vật phải qua kiểm dịch ở cấp cơ sở, phòng bảovệ thực vật, (huyện, quận, nông trờng) tiến hành kiểm dịch động thựcvật.

- Kiểm tra ở cấp cửa khẩu: bớc này do chi nhánh hoặc các trungtâm thuộc các cơ quan trung ơng tiến hành, thông thờng chậm nhất là7 ngày trớc khi bốc hàng xuống tàu, chủ hàng xuất khẩu phải khai báo

Trang 15

cho các cơ quan liên quan tiến hành, sắp xếp hàng hoá thuận tiện đểkiểm tra.

+ Đối với chủ hàng xuất khẩu:

Khi thấy có tổn thất hàng hoá hoặc nghi ngờ có tổn thất phải nhờ cáccơ quan hữu quan lập biên bản xác nhận.

6.3 Thuê tầu lu cuớc

Việc thuê tầu chở hàng đợc tiến hành dựa vào các căn cứ sau: Nhữngđiều khoản của hợp đồng mua bán, đặc điểm của hàng hoá mua bán và điềukiện vận tải.

Trong điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF hoặcC and F (cảng đến ) thì chủ hàng xuất phải thuê tàu biển đến chở hàng.

+ Đối với hàng hoá có khối lợng ít, không cồng kềnh thì thờng thuêtàu chợ để chở, gồm các bớc sau:

- Chủ hàng điện đẻ đăng ký thuê tàu - Hãng tàu xác nhận đồng ý

- Khi bốc hàng lên tàu lấy vận đơn- Thanh toán cớc phí

+ Đối với hàng có khối lợng lớn và để trần thì thue tàu chuyến ( nhchở than< quặng, ngũ cốc ) gồm các bớc sau:

- Chủ hàng phải nghiên cứu thị trờng để thuê tàu - Chủ tàu phát giá cớc

- Hai bên hoàn giá

- Sau khi tàu đến đúng thời gian thì bốc hàng lên tàu và lấy vậnđơn

- Thanh toán tiền cớc (tiền thởng, phạt bốc dỡ nếu có )

Trong trờng hợp điều kiện cơ cở giao hàng của hợp đồng xuấtkhẩu là CPT (cảng đến ) hoặc CIP (cảng đi ) thì chủ hàng xuất khẩuphải thuê container Chủ hàng chịu các chi phí chở container rỗng về,đóng hàng rồi chuyển đến cho ngời vận tải.

Nếu hàng không đủ một container chủ hàng phải giao cho ngờigom hàng hoặc ngời kinh doanh vận tải đa phơng thức ( MTO ) tại gacontainer.

Trang 16

Cơ sở pháp lý để điều tiết mối quan hệ giữa chủ hàng xuất khẩuvới hãng tàu là hợp đồng vạn tải ký kết giữa các bên Nếu chủ hàng xuấtkhẩu uỷ thác việc thuê tàu lu cớc cho một công ty hàng hải ( công ty đạilý biển VOSA ) thì cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa các bên uỷthác thuê tàu, nhận uỷ thác thuê tàu là hợp đồng uỷ thác thuê tàu.

6.4 Mua bảo hiểm

Nhà kinh doanh xuất khẩu buộc phải mua bảo hiểm cho hàng hoátrong các trờng hợp sau:

- Khi hợp đồng mua bán ngoại thơng quy định ngời bán hoặc ngờimua bảo hiểm.

- Khi nhà xuất khẩu xuất thoa điều kiện CIF, CIP

- Để ký các hợp đồng bảo hiểm cần nắm vững các điều kiện bảohiểm Hiện nay trên thế giới ngời ta áp dụng rộng rãi điều khoản bảohiểm Luân Đôn ( áp dụng từ ngày 1/1/1982 ), bao gồm điều khoản:+ Điều kiện A

+ Điều kiện B+ Điều kiện C

+ Điều kiện boả hiểm trong chiến tranh+ Điều kiện bảo hiểm đình công

Lựa chọn điều kiện bảo hiểm thờng dựa trên các căn cứ sau:- Tính chất hàng hoá

- Điều khoản của hợp đồng

- Tình trạng của bao bì và phơng thức xếp hàng- Loại tàu chuyên chở

- Tình hình chính trị xã hội

6.5 Làm thủ tục hải quan

+ Làm thủ tục xuất khẩu về mặt giấy tờ tại cơ quan địa phơng Chủ hàng xuất khẩu làm giấy khai hải quan bao gồm:

- Bản sao hợp đồng hoặc L/C- Hoá đơn tính thuế

- Bản kke chi tiết hàng hoá

Trang 17

+ Bớc kê khai tại kho hàng, chủ hàng phải xắp xếp hàng hoá thuận tiệncho kiểm tra, cung cấp nhân công và dụng cụ đóng mở hàng hoá Hải quanphải đối chiếu hàng hoá trong giáy tờ thực tế.

+ Quyết định xử lý của hải quan:

Sau khi kiểm tra đối chiếu, cán bộ hải quan quyết định xử lý theo cácphơng án sau:

- Cho hàng hoá đi, xác nhận đã làm thủ tục hải quan

- Cho đi nhng phải nộp thuế (nếu hàng thuộc loại phải nộp thuế )- Cho đi nhng phải bổ xung giấy tờ, thủ tục.

- Không cho đi

6.6 Giao nhận hàng hoá với tàu

Giao nhận hàng hoá xuất khẩu phải nắm vững những chi tiết hàng hoávà nộp bản đăng ký chuyên chở gồm:

- Tên hàng, mã ký hiệu, số lợng, trọng lợng, kích thớc, bao bì, tênđịa chỉ ngời nhận, trao bản đăng ký này cho hãng tàu để đổi lấy sơ đồxếp hàng.

- Theo dõi điều độ để biết đợc ngày giờ đến lợt tàu mình- Xem xét và đa hàng vào cảng

- Bốc hàng lên tàu dới sự giám sát của hải quan- Đổi lấy vận đơn hoàn hảo ( B/L )

6.7 Làm thủ tục thanh toán

Nếu hợp đồng thanh toán bằng L/C thì ngời xuất khẩu, phải đôn đốcngời nhập khẩu mở L/C đúng hạn Sau khi nhận đợc L/C thì phải tiến hànhkiểm tra:

- Ngân hàng mở L/C là ngân hàng nào- Số tiền L/C có đủ không

- Thời hạn hiệu lực của L/C

- Những yêu cầu về chứng từ của L/C

Việc kiểm tra này để xem xét khả năng thuận tiện và an toàn trongviệc thu tiền hang xuất khẩu bằng L/C đó

Trang 18

Nếu L/C đó không đáp ứng đợc những yêu cầu đặt ra thì cần yêu cầunhà nhập khẩu sửa đổi lại rồi mới giao hàng.

6.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếunại đòi bồi thờng Cần có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xétyêu cầu của khách hàng Việc giải quyết phải khẩn trơng kịp thời và có tìnhlý.

Khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giảiquyết bằng một trong những phơng pháp nh:

- Giao hàng thiếu

- Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lợng

- Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá đợc trang trải bằng hàng hoágiao vào thời gian sau đó.

Nếu việc khiếu nại không đợc giải quyết thoả đáng, hai bên có thểkiện nhau taqị hội đồng trọng tài ( nếu có thoả thuận trọng tài ) hoặc tại toàán.

III Các nhân tố ảnh hởng đến hoạt động xuất khẩu.

Trong điều kiện kinh tế thị trờng nó đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu phải thờng xuyên nắm bắt đợc các yếu tố của môi trờng xuất khẩu, xu hớng vận động và tác động của nó đến toàn bộ quá trình của hoạt động xuất khẩu Các nhân tố này đã trở nên thật sự quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu.

1 Yếu tố kinh tế quốc tế

Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động xuấtnhập khẩu.

Rất nhiều yếu tố riêng biệt của môi trờng kinh tế quốc tế tác động vàodoanh nghiệp Chúng ảnh hởng tới doanh nghiệp xuất khẩu qua tác động củachúng về tiềm năng thị trờng ở mọi thời điểm với định hớng hiện thực hoá thịtrờng Thu nhập và của cải của dân tộc là hai điều thực sự quan trọng vì chúngquyết định sức mua Thu nhập là yếu tố quyết định chính quyền sở hữu hàngtiêu dùng lâu bền

2 Điều kiện sản xuất trong nớc

2.1.Điều kiện tự nhiên

Trang 19

Điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan, không nằm trong sự kiểmsoát của con ngời Đó là cái mà thiên nhiên ban tặng cho mỗi nớc Điều kiệntự nhiên có thể kể đến là khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và vị trí địalý Và sự ảnh hởng của nó không nhỏ đối với hoạt động sản xuất và hoạt độngxuất khẩu Chúng ta đều biết đất đai và tài nguyên thiên nhiên là hai trong sốnăm yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất Vì thế khi chúng ta có đợc haiyếu tố này hoạt động sản xuất sẽ đợc thúc đẩy mạnh mẽ hơn, góp phần tăngsản lợng sản phẩm xuất khẩu Bên cạnh đó khí hậu cũng là nhân tố ảnh hởngđến năng suất và kế hoạch của xuất khẩu Chẳng hạn khi chúng ta đã ký hợpđồng xuất khẩu rau quả sang Mỹ nhng khi sắp đợc thu hoạch thì bão ập đến vàvụ này thất thu chúng ta không thể có đủ hàng để xuất sang Mỹ Đây là mộtđiều khó có thể lờng trớc đợc.

Không phải quốc gia nào cũng có đợc điều kiện tự nhiên thuận lợi chohoạt động sản xuất nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Với nhữngquốc gia điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn đó sẽ là động lực không nhỏ cho sảnxuất phát triển Đặc biệt là đối với các nớc chậm phát triển, nó sẽ là bàn đạpcho phát triển kinh tế đất nớc

2.2.Năng lực về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực.

Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hởng đến chiến lợc vàthời cơ xuất khẩu Vốn, công nghệ và nguồn nhân lực là cơ sở hạ tầng đảmbảo cho sự phát triển sản xuất và phát triển kinh tế đất nớc

Hiện nay, nền kinh tế nớc ta vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quảnlý vĩ mô của nhà nớc, Đảng và Nhà nớc ta chủ trờng đa dạng hoá các thànhphần kinh t tế và mở cửa ra bên ngoài tự do buôn bán, xuất khẩu trong khuônkhổ luật pháp cho phép Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sẽ phải đơngđầu với các doanh nghiệp nớc ngoài với những sản phẩm chất lợng cao mà giáthành hạ Chính điều này đã buộc các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu phảinhạy bén, linh hoạt hơn, chú trọng đầu t vốn, công nghệ và đào tạo nguồnnhân lực lành nghề cho hoạt động xuất khẩu.

Vốn quyết định đến quá trình xuất khẩu và kết quả của hoạt động xuấtkhẩu Có vốn hoạt động xuất khẩu đợc mở rộng, các nguồn hàng cho xuấtkhẩu phong phú hơn với chất lợng cao hơn đáp ứng đợc nhu cầu của kháchhàng Mặt khác, thị trờng xuất khẩu sẽ đợc mở rộng sang các nớc và khối nớccó nhu cầu cao về hàng xuất khẩu của chúng ta mà trớc kia chúng ta khôngvào đợc

Cuộc cách mạng khoa hoc công nghệ đã tác động tích cực đến các mặtcủa đời sống kinh tế xã hội Yếu tố công nghệ có tác động đến năng suất vàchất lợng của hàng xuất khẩu Chính nhờ sự phát triển của hệ thống bu chínhviễn thông các doanh nghiệp ngoại thơng có thể đàm phán trực tiếp với kháchhàng qua điện thoại, telex, fax giảm bớt đợc chi phí đi lại.

Trang 20

Nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm để hoạt động xuất khẩu đợc thựchiện Cụ thể đó là những con ngời đang dẫn dắt, thực hiện hoạt động xuấtkhẩu Con ngời chính là chủ thể hoạt động xuất khẩu, điều khiển mọi bớc đicủa nó Vì vậy, có đợc một nguồn nhân lực dồi dào giàu kinh nghiệm, có trìnhđộ cao là mục tiêu của các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đa xuất khẩu sớm điđến đích của nó.

3 Yếu tố chính trị luật pháp

Những nhân tố thuộc về môi trờng này là những điều kiện tiền đềngoài kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mở rộng hay kìm hãm sự phát triểncũng nh khai thác các cơ hội kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệpngoại thơng.

Nớc ta có môi trờng chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho cácđối tác yên tâm buôn bán với ta.

Với chính sách đối ngoại “Một số giải pháp tăng c đa phơng hoá, đa dạng hoá các quan hệquốc tế, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nớc” Đến nay, Việt Nam đãcó quan hệ ngoại giao với hơn 120 nớc thuộc các châu lục khác nhau trên thếgiới Trên cơ sở các mối quan hệ ngoại giao tạo điều kiện thuận lợi cho việchợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh giữa Việt Nam và các nớc,mở ra cho các doanh nghiệp ngoại thơng nớc ta nhiều cơ hội kinh doanh đầytriển vọng Đặc biệt sự kiện Mỹ bình thờng hoá quan hệ với Việt Nam mà cụthể là 3/2/1994 Tổng thống Mỹ B.Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chốngViệt Nam Tháng 7/1995, hai nớc thiết lập quan hệ ngoại giao và ngày13/7/2000, Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ đợc ký kết đã mở đờng cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần của mìnhtại Mỹ

Hoạt động xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia và luậtquốc tế Hiện nay, luật pháp nớc ta vẫn cha hoàn chỉnh, cụ thể: luật thơng mạivẫn cha có gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu Bên cạnh đó, các chínhhsách, các quy định đối với hoạt động xuất nhập khẩu liên tục thay đổi, vàthêm vào đó vẫn còn các thủ tục hành chính rờm rà, mất nhiều thời gian có thểlàm mất đi nhiều cơ hội xuất khẩu Nhà nớc cần điều chỉnh chính sách xuấtkhẩu theo hớng có lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu,đặc biệt sớm ban hành các văn bản hớng dẫn rõ ràng, cụ thể đồng nhất vàthống nhất với các nghị định có liên quan

Tuy nhiên, Nhà nớc đã và đang thực hiện các biện pháp nhằm khuyếnkhích xuất khẩu, nh: cho phép một số doanh nghiệp đợc xuất khẩu trực tiếp,giảm thuế xuất khẩu gạo xuống 0% Đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạtđộng xuất khẩu

Trang 21

4 Yếu tố văn hoá xã hội

Môi trờng văn hoá xã hội đợc cọi là:” một tổ hợp phức tạp bao gồmnhiều yếu tố, tín ngỡng, luật pháp, nghệ thuật, luân lý và tất cả những thóiquen khác mà con ngời đã thu nhận đợc” Vùng ảnh hởng của nền văn hoá cóthể trải qua nhiều nớc hoặc nhiều vùng Đây là điều mà các doanh nghiệp hoạtđộng xuất khẩu cần phải chú ý Chẳng hạn, những ngời dân ấn độ không baogiờ ăn thịt bò, những ngời theo đạo Hồi không đợc ăn mặc hở hang cácdoanh nghiệp cần phải biết những nét đặc trng của từng dân tốc để có chiến l-ợc xuất khẩu phù hợp Bên cạnh đó, dân số, xu hớng vận động của dân số, thunhập của khách hàng là các yếu tố quyết định đến chất lợng và cơ cấu hàngxuất khẩu Vì vậy, khi nghiên cứu thị trờng trớc hết phải nghiên cứu các thamsố của môi trờng này bao gồm: dân số, xu hớng biến động của dân số, thunhập, chủng tộc, tôn giáo, nền văn hoá

Chơng II: Thực trạng xuất khẩu của tổngcông ty rau quả Việt Nam sang thị trờng

Trớc tình hình đó, tháng 2/1988, Nhà nớc đã quyết định hợp nhất 3khối trên về một đầu mối, thành lập Tổng công ty Rau quả Việt Nam, do BộNông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm quản lý Từ đó Tổng công ty Rauquả Việt Nam trở thành một đơn vị kinh tế chuên nghành rau quả lớn nhất vớihơn 37.000 cán bộ công nhân viên, 72 đầu mối trực thuộc, trải khắp trên 17tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nớc Tổng công ty có trụ sở chính đặt tại số 2đờng Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội, với tên giao dịchVegetexco.

1.1 Thời kì 1988 – 1990 1990.

Trang 22

Sau khi Tổng công ty đợc thành lập và tổ chức lại, hoạt động sản xuấtkinh doanh và xuất nhập khẩu rau quả đã có bớc chuyển biến thực sự về chất,đạt đỉnh cao về 4 mặt: Sản xuất Nông nghịêp, chế biến công nghiệp, kinhdoanh xuất nhập khẩu nghiên cứu khoa học chuyên ngành, so với bình quânnăm của hai thời kỳ 1981 – 19901985 và 1986 – 1990 1987, thì bình quân năm củathời kỳ 1988 – 1990 1990 đạt nh sau:

- Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 51,6 triệu rúp + USD/ năm, tăng116% và 17%.

- Sản xuất nông nghiệp đạt 28.700 tấn/ năm, tăng 33% và 22%

- Sản xuất công nghiệp: Sản phẩm chủ yếu đạt 29000 tấn/ năm, tăng33% và 22%.

1.2 Thời kỳ 1991 – 1990 1995.

Đây là thời đầu cả nớc bớc vào hoạt động theo cơ chế thị trờng Hàngloạt chính sách mới của nhà nớc ra đời và tiếp tục đợc hoàn thiện Nền kinh tếcủa đất nớc bắt đầu tăng trởng từ Nông nghiệp, Công nghiệp đến kinh xuấtnhập khẩu và đầu t phát triển Những thành tựu về kinh tế xã hội của đất nớcđạt đợc đã tạo cơ hội cho Tổng công ty thêm môi trờng thuận lợi cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh và đầu t phát triển Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳTổng công ty phải chịu nhiều khó khăn do chơng trình hợp tác rau quả Việt – 1990Xô không còn nữa, tình hình biến động về trính trị, kinh tế ở Liên Xô và ĐôngÂu nên thị trờng bị thu hẹp, nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị tr-ờng.

1.3 Thời kỳ 1996 đến nay.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhng những năm qua tổng công tyvẫn liên tục hoạt động có hiệu quả Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khôngngừng gia tăng, nếu năm 1996 đạt trên 36 triệu USD thì năm 2000 đạt trên 43triệu USD Tổng doanh thu cũng không ngừng gia tăng, 1996 đạt trên 510 tỷVND thì 2000 đạt 719 tỷ VND Lãi ròng năm 1996 mới có 2,4 tỷ VND thìđến năm 2000 đã là 10,7 tỷ.

2 Chức năng và nhiệm vụ của tỏng công ty rau quả Việt Nam.

2.1 Chức năng.

Quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên, các nguồn khác Đầu t, liêndoanh liên kết, góp vốn cổ phần, chuyển nhợng thay thế, cho thuê, thế chấpcầm cố tài sản

Tổ chức quản lý kinh doanh:

+ Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp, đổi mới trang thiết bị, đặt chinhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty trong và ngoài nớc.

Trang 23

+ Mở rộng kinh doanh, lựa chọn thị trờng, thống nhất thị trờng giữacác đơn vị thành viên đợc xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của nhà nớc.

+ Quyết định khung giá, xây dựng và áp dụng các định mức lao độngmới và các đối tác kinh doanh nớc ngoài.

Tổng công ty quản lý 23 đơn vị thành viên và 4 đơn vị liên doanh dođó nó có chức năng kinh doanh trong các ngành nghề và lĩnh vực sau:

Sản xuất giống rau quả và nông lâm sản khác. Dịch vụ chăn nuôi, trồng trọt và trồng rừng.

 Chế bién rau quả, thịt, thuỷ sản đờng kính, đồ uống (nớc giảikhát các loại, nớc nóng có cồn và không cồn )

 Bán buôn bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, rau thực phẩm, đồhộp, máy móc thiết bị, đồ dùng chuyên dùng, nguyên vật liệu hàngtiêu dùng

 Kinh doanh du lịch và khách sạn, nhà hàng. Dịch vụ t vấn hoa, quả, rau.

 Sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí, thiết bị phụ tùng, máy mócphục vụ chuyên môn rau quả và gia dụng.

 Xuất nhập rau quả giống rau hoa quả, thực phẩm, máy móc thiếtbị, phơng tiện vận tải, nguyên vật liệu, hoá chất và hàng tiêu dùng

 Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là côngnghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu thị trờng trong nớc và xuất khẩu. Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật.

 Liên doanh liên kết với các đơn vị trong nớc và ngoài nớc để pháttriển sản xuất và kinh doanh rau quả cao cấp.

2.2 Nhiệm vụ.

Tơng ứng với chức năng kinh doanh, Tổng công ty có nhiệm vụ phảiđăng ký và hoạt động đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong điều lệcủa tổng công ty, các quy định và pháp luật của Nhà nớc Đồng thờiVEGETEXCO là doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nớc, có đủ tcách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, có tài sảnriêng, do đó phải chịu trách nhiệm trớc nhà nớc và pháp luật về hoạt độngkinh doanh của mình.

Để đảm bảo thực hiện đợc các mục tiêu kinh doanh của mình, tổngcông ty rau quả Việt Nam phải có các nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động kinhdoanh nh sau:

+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nớc giao.

Trang 24

3 Hệ thống tổ chức và điều hành của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.

Bộ máy quản lý điều hành Tổng công ty gồm có:- Hội đồng quản trị.

- Bộ máy điều hành.

3.1 Hội đồng quản trị ( HĐQT).

HĐQT Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động của côngty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty TTổng theo nhiệm vụNhà nớc giao.

HĐQT Tổng công ty có 5 thành viên, bao gồm:- Chủ tịch HĐQT

- Một thành viên kiêm Tổng giám đốc.

- Một thành viên kiêm Trởng ban kiểm soát và hai chuyên gia giỏivề lĩnh vực hoạt động của công ty.

Chủ tịch và các thành viên của HĐQT do Bộ trởng Bộ Nông nghiệp vàCNTP quyết định Tổng giám đốc tổng công ty khônglàm Chủ tịch HĐQT.

Nhiệm vụ quyền hạn của HĐQT do điều lệ Tổng công ty quyết địnhnh sau:

- Xem xét, phê duyệt phơng án do Tổng công ty đề nghị về việc giaovốn và các nguồnlực khác cho các đơn vị thành viên và phơng án diềuhoà vốn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phơng án đó.

- Kiểm tra giám sát mọi hoạt động trong Tổng công ty, thực hiệncác nghị quyết và quyết định của H ĐQT, các quy định của pháp luật;việc thực hiện các nghiẽa vụ đối với nhà nớc.

- Tổ chức thẩm định à trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kếhoạch đầu t dự án đầu t mới dự án hợp tác đầu t với bên nớc ngoàibằng vốn do Tổng công ty quản lý.

Trang 25

- Ban hành nội quy bảo mật trong kinh doanh, các thông tin kinh tếnội bộ bảo vệ bí mật nhà nớc theo quy định của pháp luật do Tổnggiám đốc trình để áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty.

Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là 5 năm Thành viên của HĐQT cóthể đợc bổ nhiệm lại.

HĐQT làm việc theo chế độ, họp thờng kỳ hàng quý để xem xét vàquyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình HĐQTcó thể họp bất thờng để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty,do chủ tịch HĐQT, hoặc Tổng giám đốc, hoặc trởng ban kiểm soát, hoặc trên50% số thành viên của HĐQT đề nghị Các cuộc họp của HĐQT đợc coi làhợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt Nghị quyết và quyết định củaHĐQT có tính bắt buộc đối với toàn Tổng công ty.

HĐQT cử ra Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt độngcủa Tổng công ty.

Ban kiểm soát có năm thành viên trong đó một thành viên HĐQT làmtrởng ban và 4 thành viên khác do HĐQT bổ nhiệm Nhiệm kỳ của thành viênban kiểm soát là 5 năm.

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao, báo cáo theo địnhkỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra giám sát

+ Văn phòng Tổng công ty, trong đó có một số phòng ban quản lý,kinh doanh.

Tổng giám đốc do Bộ trởng Bộ Nông nghiệp và CNTP bổ nhiệm là đạidiện pháp nhân của Tổng công ty, thay mặt và chịu trách nhiệm trớc HĐQTđiều hành toàn bộ hoạt động của Tổng công ty.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc do điều lệ Tổng công ty quyđịnh nh sau:

Phòng Tổ chức cán bộ: có chức năng tổ chức quảng lý lao động và tiền ơng.

Trang 26

l-Phòng kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ hạch toán quản lý vốn,

các khoản thanh toán với ngân hàng, cấp phát vốn cho yêu cầu kinhdoanh.

Phòng quản lý sản xuất kinh doanh: lập kế hoạch điều hành sản xuất

kinh doanh, quản lý máy móc thiết bị, quản lý xuất nhập khẩu chung củacác đơn vị trực thuộc Tổng công ty.

Phòng xuất nhập khẩu I: tiến hành công tác nghiên cứu thị trờng, tìm

kiếm khách hàng, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập ở khu vực châu á.

Phòng xuất nhập khẩu II: thực hiện nghiên cứu thị trờng, tìm kiếm đối

tác kinh doanh và thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở khu vực châuÂu.

Phòng xuất nhập khẩu III: tiến hành khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị

trờng, đáp ứng yêu cầu khách hàng và thực hiện nghiệp vụ kinh doanhxuất nhập khẩu ở khu vực châu Mỹ.

Phòng kinh doanh tổng hợp IV, V: hoạt động kinh doanh tổng hợp nội

địa

Phòng kinh doanh và dịch vụ VI, VII: thực hiện kinh doanh và các khâu

về dịch vụ nh: xây lắp, sửa chữa các thiết bị cơ điện phục vụ cho ngànhrau quả

Văn phòng: có chức năng phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt của Tổng

công ty nh: điều động phơng tiện, văn th, tiếp khách

Phòng T vấn và đầu t: t vấn cho các đơn vị trực thuộc về các dự án kinh

doanh, tham gia xây dựng các dự án sản xuất, chế biến, kinh doanh rauquả của Tổng công ty.

Trung tâm KCS: tiến hành nhiệm vụ kiểm tra chất lợng sản phẩm hàng

hoá của cả tổng công ty trớc khi đa ra thị trờng.

Xởng gia công chế biến xuất khẩu rau quả Tam Hiệp: trực tiếp gia công

chế biến xuất khẩu.

Chi nhánh tại Lạng Sơn: tiến hành các công việc đợc uỷ quyền, tổ chức

tìm kiếm bạn hàng, thực hiện ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu.

Hội đồng quản trịBan kiểm soát

Tổng giám đốc

Các phòng quản lýPhòng tổ chức cán bộVăn phòng

Phòng quản lý sản xuấtPhòng kế toán, tài chínhPhòng xúc tiến th ơng mạiPhòng t vấn đầu t Phòng KCS

Các phòng kinh doanhPhòng xuất nhập khẩu IPhòng xuất nhập khẩu IIPhòng xuất nhập khẩu IIIPhòng kinh doanh tổng hợp IVPhòng kinh doanh tổng hợp V

Phòng kinh doanh và dịch vụ ci điện VI

Phòng kinh doanh và dịch vụ cơ điện VII

X ởng gia công chế biến xuất nhập khẩu Tam Hiệp

Trang 27

Chú giải:

Quan hệ chỉ đạo:Quan hệ phối hợp:Chức năng kiểm tra:

ii Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả ở tổngcông ty trong những năm qua.

1 Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu rau quả ở tổng công ty.

1.1 Đặc điểm về sản phẩm rau quả của công ty.

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty rau quả Việt nam đợc mô tả theo sơđồ dới đây:

Bảng 1: Sản phẩm nông nghiệp

Trang 28

- Là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sống của con ngời, chu kỳ sốngsản phẩm dài.

- Là sản phẩm sử dụng một lần

- Là hàng hoá mau hỏng, cồng kềnh, giá trị trung bình không cao, việcvận chuyển từ ngời sản xuất cho đến ngời tiêu dùng khá phức tạp.- Có thể làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Do sản phẩm nông nghiệp có đặc điểm nh vậy nên chúng có ảnh hởngrất lớn tới hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Thu nhập sản phẩm theomỗi năm không đồng đều do điều kiện tự nhiên của mỗi vùng khác nhau Việcthu gom sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn Giá thành sản phẩm thấp nhngchi phí vận chuyển lại cao vì vậy khi xuẩu không đem lại hiệu quả kinh tế.

2 Đặc điểm về thị trờng

2.1 Thị trờng xuất khẩu

Trong 10 năm qua, Tổng công ty cố gắng lớn trong việc phát triển thịtrờng Từ năm 1988 - 1989, Tổng công ty có quan hệ với 18 nớc trên thế giới,năm 1990 là 21 nớc, 1992 là 29 nớc, 1996 là 37nớc, năm 1997 là 36 nớc Thịtrờng cha ổn định có năm thêm đợc thị trờng này thì lại mất thị trờng kia, kimngạch ở mỗi thị trờng cũng luôn thay đổi.

Tổng công ty đa ra quan điểm "khi xuất khẩu có khó khăn thì đẩymạnh nhập khẩu, lấy nhập bù xuất để kim ngạch XNK cao" chính quan điểm

Trang 29

này đã làm hạn chế phát triển thị trờng xuất khẩu đồng thời hạn chế sản xuấtcuả các nhà máy khiến tổng công ty vẫn "luẩn quẩn" không tìm ra lối thoát.

Tỷ trọngXK(%)

ng Nhu cầu tiêu thụ rau quả tơi tăng nhanh, các loại quả cần trao đổigiữa miền Nam ( xoài, nho, chôm chôm ) và miền bắc (khoai tây,nhãn, vải ) có khối lợng khá lớn Các loại nớc giải khát từ thiên nhiênsẽ đợc tiêu thụ ngày càng mạnh do tác dụng bổ dỡng Chính vì vậy cầnphải sản xuất nhiều với giá phải chăng, chất lợng đảm bảo để thay thếđồ uống pha chế công nghiệp.

- Trong những năm tới, các sản phẩm về rau quả chế biến, đóng hộp,đóng lọ và các loại rau quả tơi thái sẵn sẽ đợc tiêu thụ ngày càng nhiềudo nhịp độ cuộc sống thay đổi theo hớng công nghiệp.

Tuy nhiên trong thời gian hiện nay, thị trờng trong nớc cha phát triểnmạnh mà chỉ trông chờ vào xuất khẩu vì trong nớc ngoài dân cha quen với vấnđề mua rau quả sạch trong cửa hàng, siêu thị Đồng thời Tổng công ty không

Trang 30

có khả năng cạnh tranh với lực lợng t nhân, họ hoạt động dới hai hình thức làmua bán buôn và các cửa hàng nhỏ, tuy quy mô nhỏ nhng với khối lợng lớn,thờng lấy công làm lãi, phục vụ tận nơi đáp ứng nhu cầu của ngời tiêu dùng.

3 Đặc điểm về lao động Tổng công ty

Từ khi thành lập, tổng số lao động của Tổng công ty là 37463 ngời,đến năm 1997 chỉ còn 5855 ngời, nh vậy đã giảm đi 31608 ngời (khoảng84,37%) do nhiều nguyên nhân:

- Giảm do thực hiện quyết định 176:111 : 7985- Do chuyển 30 đơn vị về địa phơng: 11232 ngời- Do hu trí thôi việc và do nguyên nhân khác: 12391 ngời

Bảng 4 Tình hình cơ cấu lực lợng lao động hiện nay

I Tổng lao động- Nông nghiệp- Công nghiệp- Khối công nghiệp- Khối thơng mại- Khối liên doanh

- Văn phòng Tổng côngty

II Chia theo giới tính

- Lao động nam- Lao động nữ

III Chia theo độ tuổi

- Dới 30 tuổi

- Từ 31 tuổi đến 45 tuổi- Trên 45 tuổi

IV Chia theo trình độ

- Trên đại học- Đại học

- Trung học - Cao đẳng- Lao động phổ thông

4 Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty

Năm 1988 tổng số vốn là 49,043 tỷ VNĐNăm 1991 tổng số vốn là 109,6 tỷ VNĐNăm 1997 tổng số vốn là 163,6 tỷ VNĐ

Trang 31

Năm 1997, tình hình tài chính của công ty nh sau

Đơn vị tính: 1 tỷ VNĐ

Vốn lu động Vốn cố địnhTài sản cố địnhVốn XDCBVốn liên doanh

Ngân sáchVốn tự bổ sungVốn vay

Tổng tài sản 163,6 Tổng nguồn vốn 163,6Vốn kinh doanh: 163,6

Doanh thu: 532,2 Lợi nhuận: 2,72

- Tổng tài sản tơng đối thấp (163,6 tỷ VNĐ, trung bình mỗi đơn vịthành viên chỉ có 5,5 tỷ) chủ yếu là tài sản cố định ( chiếm 83%),trong khi đó phần lớn tài sản cố định (máy móc thiết bị) đã lạc hậu rấtkhó phát huy tính chủ động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.- Khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty là rất thấp (63%)trong khi tỷ số nợ trên tổng tài sản nhỏ (27%) thể hiện tình trạng vốnlu động là rất nhỏ Đây là khó khăn rất lớn đối với Tổng công ty Dohoạt động sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, cần vốn lu động rấtlớn để mua nguyên liệu tập trung trong thời gian ngắn ( vì mua củanông dân không đợc mua chịu).

- Tỷ trọng nguồn vốn của Tổng công ty cha hợp lý, không tập trungphát triển mạnh vào khâu tiêu thụ sản phẩm nên công ty cha tận dụnghết vốn có thể huy động đợc.

Trang 32

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vòng quay toàn bộ vốn của Tổngcông ty tơng đối cao, nhng chỉ tập trung vào một vài nhà máy và cácđơn vị thơng mại các công ty XNK đã chủ động mở rộng kinh doanhra ngoài sản phẩm của Tổng công ty (năm 96-97 sản phẩm của Tổngcông ty chỉ còn chiếm 52,2% kim ngạch XNK) đây là dấu hiệu đánglo ngại cho sản phẩm Tổng công ty.

Hiện nay tỷ số về khả năng sinh lời thấp, trong khi tỷ số về hoạt độngkhá cao thể hiện tình trạng hoạt động kém hiệu quả Trong thực tế năm 1997Tổng công ty có 7 doanh nghiệp thua lỗ (chiếm 28%), một số doanh nghiệp códoanh số cao nhng chỉ bù đắp cho chi phí, các doanh nghiệp có lãi cao chủyếu là các liên doanh nhng phần hùn vốn của ta thờng nhỏ (30%) Do tìnhhình nh vậy nên việc đầu t phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách Nhànớc, không chủ động đợc trong kinh doanh.

Nhập khẩu trực tiếp rau, hoa quả, giống rau quả, thực phẩm, máy móc,vận t, thiết bi phơng tiện vận tải nguyên vật liệu phục vụ cho các đơn vi trongvà ngoài ngành.

 Các đơn vị thành viên của Tổng công ty: Thực hiện chức năng nghiêncứu, sản xuất chế biến các sản phẩm Nông nghiệp phục vụ cho nhu cầucủa thị trờng trong và ngoài nớc.

Các nhà máy sản xuất liên doanh: Chủ yếu chế biến các loại rau qảu.hoa quả tơi, nớc giải khát, đồ hộp, các loại bao bì đóng gói liên doanh liên kếttrong các lĩnh vực khoa học, trồng trọt chế biến và xuất khẩu.

Các nông trờng chủ yếu là trồng cây lơng thực thực phẩm phục vụ trựctiếp cho xuất khẩu và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy gia côngchế biến.

Viện nghiên cứu thực hiện chức năng nghiên cứu giống rau quả hoamàu, nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu, xây dựng quy trình sản xuất rau sạch,nghiên cứu nâng cao chất lợng sản phẩm của công ty Nghiên cứu khoa học kỹthuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến một cách có hiệu quả.

Các công ty thơng mại thực hiện các chức năng kinh doanh xuất nhậpkhẩu:

Mô hình 90 đợc áp dụng cho nền kinh tế thị trờng góp phần nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các cơ sở và các phòng ban trựcthuộc Tổng công ty.

Mô hình này phát huy đợc tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo củađội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.

Hình 6: Số lợng các đơn vị thành viên qua các thời kỳ:

Trang 33

STT Đơn vị 88-90 91-95 96-97

5 Sự cần thiết phải tăng cờng xuất khẩu rau quả

5.1.Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới

Rau và quả là những thức ăn thiết yếu của con ngời Rau quả cung cấpcho con ngời nhiều vitamin và chất khoáng Gần đây khoa học dinh dỡng đã kết luận rằng rau quả còn cung cấp cho con ngời nhiều chất xơ, có tác dụng giải các độc tố phát sinh trong quá trình tiêu hoá thức ăn và giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt Do vậy trong chế độ dinh dỡng của con ngời, rau quả là thức ăn không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng Tại các nớc phát triển, mức sống của ngời dân đợc nâng cao thì trong khẩu phần ăn, tỷ trọng rau quả ngày càng tăng

Rau quả đợc gieo trồng ở khắp nơi trên thế giới Sản lợng các loại tráicây nhiệt đới của thế giới hàng năm ớc tính đạt 60 triệu tấn, phần lớn sản lợngnày đợc sử dụng trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng ở các nớc sản xuất dới cảdạng tơi và chế biến Chính vì vậy mà kim ngạch ngoại thơng quốc tế về cácloại trái cây tơi ớc tính chỉ chiếm khoảng 5% sản lợng sản xuất Trong các loạitrái cây nhiệt đới thu hoạch đợc thì có 40% là xoài, 23% là dứa, 9%là đu đủ,4% là lê và 24% còn lại là măng cụt, vải, chôm chôm, sầu riêng

Khả năng tiêu thụ rau quả cũng rất lớn Mức tiêu dùng dứa của thế giớităng trung bình khoảng 3%/ năm Tuy nhiên, số liệu báo cáo cho thấy có sụgiảm sút nhẹ trong những năm vừa qua Nguyên nhân là do thời tiết xấu đãlàm giảm sản lợng và khả năng cung cấp dứa của Thái Lan Đối với xoài,trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng xoài chế biến đặc biệt là thị trờngChâu Âu đã gia tăng đáng kể Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng xoài tơi vẫn ởmức cao khối lợng lê và đu đủ dùng cho chế biến vẫn ở mức thấp, do vậy hìnhthức sử dụng chủ yếu là dới dạng tơi Mức tiêu dùng đã gia tăng đều đặnkhoảng 5%/năm, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng xoài lại giảm khoảng 2%trong vòng 2 năm trở lại đây.

Kim ngạch thơng mại thế giới về các loại trái cây nhiệt đới tơi hàngnăm đạt khoảng 1,8 - 2,0 triệu tấn, tăng khoảng 10% - 14%/năm Trong khi đókhối lợng xuất nhập khẩu của các sản phẩm chế biến khá ổn định khoảng 1,4 -1,5 triệu tấn/năm giá trị xuất nhập khẩu thế giới các loại trái cây nhiệt đới (tơivà chế biến) hiện nay đạt trên 2,2 tỷ USD).

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sản phẩm nông nghiệp - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 1 Sản phẩm nông nghiệp (Trang 32)
Bảng 2. Một số sản phẩm công nghiệp chính - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 2. Một số sản phẩm công nghiệp chính (Trang 33)
Bảng 4 Tình hình cơ cấu lực lợng lao động hiện nay - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 4 Tình hình cơ cấu lực lợng lao động hiện nay (Trang 35)
Năm 1997, tình hình tài chính của công ty nh sau Đơn vị tính: 1 tỷ VNĐ - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
m 1997, tình hình tài chính của công ty nh sau Đơn vị tính: 1 tỷ VNĐ (Trang 36)
4. Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
4. Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty (Trang 36)
Mô hình 90 đợc áp dụng cho nền kinh tế thị trờng góp phần nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các cơ sở và các phòng ban trực thuộc  Tổng công ty. - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
h ình 90 đợc áp dụng cho nền kinh tế thị trờng góp phần nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các cơ sở và các phòng ban trực thuộc Tổng công ty (Trang 38)
Bảng 7: Sản lợng và kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 7 Sản lợng và kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam (Trang 44)
Nhìn vào kết quả trên ta có thể thấy rằng tình hình xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Tổng công ty cha ổn định - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
h ìn vào kết quả trên ta có thể thấy rằng tình hình xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Tổng công ty cha ổn định (Trang 45)
Bảng 8: mức tiêu dùng dứa bình quân đầu ngời của ngời dân Mỹ                                (Quy ra đơn vị kg dứa tơi/ngời) - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 8 mức tiêu dùng dứa bình quân đầu ngời của ngời dân Mỹ (Quy ra đơn vị kg dứa tơi/ngời) (Trang 46)
2. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trờng Mỹ. - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
2. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trờng Mỹ (Trang 46)
Bảng 9: Các mặt hàng XK sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 9 Các mặt hàng XK sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam (Trang 47)
Bảng 10: Cơ cấu các mặt hàng XK sang Mỹ theo kim ngạch và sản lợng - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 10 Cơ cấu các mặt hàng XK sang Mỹ theo kim ngạch và sản lợng (Trang 47)
Bảng 11: Các sản phẩm dứa xuất khẩu sang Mỹ của tổng công ty Rau quả Việt Nam ( nớc dứa quy ra dứa tơi) - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 11 Các sản phẩm dứa xuất khẩu sang Mỹ của tổng công ty Rau quả Việt Nam ( nớc dứa quy ra dứa tơi) (Trang 49)
Bảng14: Mục tiêu xuất khẩu của tổng công ty sang thị trờng mới trong những năm tới. - Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty XNK rau quả Việt nam
Bảng 14 Mục tiêu xuất khẩu của tổng công ty sang thị trờng mới trong những năm tới (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w