Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có chiều dài lịch sử về sản xuất nông nghiệp Nôngnghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũngnhư trong vấn đề an sinh xã hội Nhằm tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nôngnghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, Đại hội X của Đảng(4/2006) nêu rõ: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân vànông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng Phải luôn coi trọng đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; hướng tới xây dựng một nền nôngnghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượngvà khả năng cạnh tranh cao” Với ưu thế về điều kiện sinh thái và lao động, Việt Namcó tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu nhưchuối, vải, dứa, xoài nhãn, chôm chôm… và một số loại rau vụ Đông có giá trị kinh tếcao như dưa chuột, khoai tây, cà chua, ngô rau Ngày nay, các sản phẩm rau quả sảnxuất ra không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được coi như mộtmũi nhọn trong xuất khẩu hàng hóa ở nước ta Kim ngạch xuất khẩu rau quả của ViệtNam tăng khá mạnh qua các năm, theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rauquả cả nước trong tháng 2/2009 đạt trên 17 triệu USD nâng tổng kim ngạch xuất khẩurau quả 2 tháng đầu năm 2009 đạt trên 60 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ nămngoái Các chuyên gia thương mại cho rằng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rau, quảnhiệt đới và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới hầu như không hạn chế.Tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn những yếu điểm mà điển hình là sản xuấtphân tán, năng suất thấp, chưa giải quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch,bảo quản và chế biến rau quả xuất khẩu cũng như khâu kiểm dịch và công nhận lẫnnhau giữa nước ta với các đối tác nhập khẩu
Với những thành tựu mà ngành rau quả Việt Nam đã đạt được trong thời gianqua, không thể không kể đến vai trò của đơn vị đầu ngành là Tổng công ty Rau quả,Nông sản Tổng công ty Rau quả, nông sản là doanh nghiệp nhà nước hàng đầuchuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất, nhập khẩu rau, quả, nông sản vớikim ngạch xuất khẩu rau, quả hàng năm chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩurau, quả của Việt Nam Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu rau quả hiện nay tại Tổngcông ty vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mà công ty có thể khai thác được.
Trang 2Nguyên nhân chính là do chất lượng các mặt hàng rau quả chưa đồng đều, giá thànhsản phẩm cao hơn những nước khác Chính vì vậy, tìm ra giải pháp khắc phục các hạnchế để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả là một trong những việc làm cần thiếtnhằm giữ vững vai trò đầu tàu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Với những lí do trên, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản” Đề tài của em được
Trang 3CHƯƠNG 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAUQUẢ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu rau quả ở doanh nghiệpxuất khẩu nông sản
1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu rau quả
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ sang một quốc gia khác, sử dụngtiền tệ làm đơn vị thanh toán trên cơ sở tỉ giá trao đổi Tiền tệ ở đây là ngoại tệ đối vớimột trong hai quốc gia hoặc cả hai quốc gia Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dựatrên việc khai thác lợi thế tương đối của mỗi quốc gia trong phân công lao động quốctế Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trên phạm vi rất rộng Nó có thểdiễn ra trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều năm Xuấtkhẩu đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia
Xuất khẩu là hình thức cơ bản và chủ yếu của hoạt động ngoại thương Hoạtđộng xuất khẩu đã ra đời từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ Nó diễn ra trên mọi lĩnhvực, trong mọi điều kiện kinh tế và mục đích chủ yếu là đem lại lợi ích cho các quốcgia tham gia Ban đầu, xuất khẩu chỉ dưới hình thức hàng đổi hàng Tuy nhiên đến naynó đã rất phát triển và có các hình thức thể hiện rất đa dạng
Trong mọi lĩnh vực xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu là thị trường ngoài nước,việc buôn bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia và dùng ngoại tệ làmphương tiện trao đổi
Từ khái niệm trên ta có thể thấy rằng, xuất khẩu hàng rau quả là việc xuấtkhẩu mà mặt hàng được xuất khẩu ở đây là rau quả
1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu rau quả
Đặc điểm của xuất khẩu rau quả gắn liền với những đặc thù chung của sảnphẩm rau quả
- Rau quả là sản phẩm của nông nghiệp, vì vậy nó chịu ảnh hưởng lớn của điềukiện tự nhiên như: khí hậu, đất đai, nhiệt độ, lượng mưa… việc sản xuất mang tínhthời vụ, từ đó cũng hình thành thời vụ trong trao đổi, kể cả đối với xuất nhập khẩu - Sản phẩm rau quả là sản phẩm hữu cơ nên rất dễ hư hỏng trong một thời gianngắn nếu không được chế biến và bảo quản cẩn thận, gây ảnh hưởng đến giá và chất
Trang 4lượng rau quả Để đảm bảo xuất khẩu rau quả đến các thị trường xa gần, công tác bảoquản, chế biến cần được lưu ý nhằm giữ hương vị của sản phẩm mà vẫn đảm bảo cácquy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
- Rau quả là một mặt hàng thiết yếu đối với đời sống xã hội, ảnh hưởng trựctiếp đến người tiêu dùng nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng.Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp sản xuất chế biến Để đảmbảo được yếu tố này, các doanh nghiệp xuất khẩu Nông sản cần có sự giám sát trongmọi khâu: từ sản xuất trồng trọt, thu mua, chế biến….cùng hướng tới việc đáp ứng nhucầu ngày một khắt khe của người tiêu dùng
- Sản phẩm rau quả là kết quả của một thời kì sinh trưởng và phát triển dàingắn khác nhau Vì vậy cần phải có quy hoạch phát triển dài hạn, có các dự báo dàihạn về thị trường để tránh những tổn thất lớn
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với kinh tế Việt Nam nói chung
Nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế thị trường còn kémphát triển đặc biệt là ở các vùng nông thôn mà đại bộ phận dân cư sống ở khu vực nàysống bằng nghề nông Rau quả sản xuất ra không chỉ để tiêu dùng hằng ngày trong thịtrường nội địa mà còn để xuất khẩu, làm tăng giá trị của rau quả Xuất khẩu các mặthàng rau quả tạo động lực cho phát triển rau quả dẫn đến tăng thu nhập cho bộ phậndân cư ở nông thôn Xuất khẩu rau quả là một phần trong kim ngạch xuất khẩu đónggóp vào tăng trưởng GDP tạo nguồn vốn tái đầu tư và mở rộng sản xuất Với hơn 70%dân số sống ở vùng nông thôn và hoạt động chủ yếu là hoạt động nông nghiệp thì việcxuất khẩu rau quả có vai trò rất lớn trong khu vực này tạo đòn bẩy cho khu vực Xuất khẩu rau quả góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của người laođộng nông thôn Thứ nhất, yêu cầu phải có sản phẩm thường xuyên, ổn định phục vụxuất khẩu rau quả tươi và phục vụ cho công nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu tạo chongười nông dân cơ hội sản xuất quanh năm Trước đây nông nghiệp chỉ sản xuất trongmột số vụ, số lượng ít vì không có đầu ra do chỉ cung cấp cho thị trường trong nước.Thông qua hoạt động xuất khẩu rau quả tươi và hình thành các nhà máy rau quả chếbiến, đóng hộp, những người sản xuất tiến tới thâm canh, tăng vụ, thời gian nông nhàngiảm, lượng người thất nghiệp theo mùa vụ giảm đáng kể Bên cạnh đó, các nhà máy
Trang 5sản xuất rau quả đóng hộp đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu hút không ít người laođộng trên thị trường lao động cả nước
Xuất khẩu rau quả còn làm đòn bẩy cho khu vực nông thôn tiến hành côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăngnăng suất lao động từ đó cân bằng lao động ở khu vực nông thôn và thành thị.
1.1.4 Vai trò của xuất khẩu rau quả đối với Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Do Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam kinh doanh chủ yếu là xuất khẩuhàng nông sản, rau quả nên xuất khẩu rau quả có vai trò rất quan trọn đối với Tổngcông ty rau quả, nông sản Việt Nam.
Xuất khẩu rau quả sẽ tăng quy mô của do Tổng công ty ,xuất khẩu tạo điềukiện cho Tổng công ty phát triển, thu hút nhiều lợi nhuận ,do đó đó Tổng công ty rauquả, nông sản Việt Nam sẽ đầu tư cho sản xuất ,từ đó mở rộng quy mô của doanhnghiệp Xuất khẩu rau quả cũng sẽ thu hút được nhiều lao động, đồng thời tăng thunhập và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyênnăng lực sản xuất cho doanh nghiệp Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốnvà kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Tổng công ty nhằm hiện đại hoátrình độ sản xuất.Thông qua xuất khẩu hàng hoá Tổng công ty sẽ tham gia vào cuộccạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏiTổng công ty phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường Xuấtkhẩu còn đòi hỏi Tổng công ty phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh
doanh, nâng cao chất lượng và hạ giá thành.
Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của công tác xuất khẩu đối với Tổng
công ty Rau quả, Nông sản bởi vì hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty làkinh doanh xuất khẩu và đó là nguồn thu chính của Tổng công ty xuất khẩu, mang lạilợi nhuận cho Tổng công ty do vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu là một công việc hết sứccần thiết Chỉ có đẩy mạnh xuất khẩu thì Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nammới thật sự phát triển mạnh mẽ vươn mình ra tầm cao mới đó là vươn sang thị trườngthế giới thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển không chỉ là các đơn vị sảnxuất kinh doanh thuộc Tổng công ty rau quả, nông sản mà còn là các đơn vị kinhdoanh sản xuất rau quả khác.
Trang 61.2 Nội dung của hoạt động xuất khẩu rau quả
Hoạt động xuất khẩu rau quả gồm nhiều giai đoạn khác nhau được tiến hànhtheo các trình sau:
1.2.1 Nghiên cứu thị trường rau quả
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, xửlí các thông tin đó và rút ra kết luận Dựa vào các kết luận đó, ban lãnh đạo doanhnghiệp sẽ đưa ra các quyết định và lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp: Đâu làthị trường tiềm năng nhất đối với sản phẩm rau quả của doanh nghiệp, số lượng rauquả có thể tiêu thụ được ở thị trường đó, thị trường đó đòi hỏi chất lượng rau quả phảinhư thế nào? Có thể nói, nghiên cứu thị trường chính là chiếc khâu then chốt quyếtđịnh hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường là nhằm trả lời được ba câu hỏi: bán cái gì? Bán cho ai?Bán như thế nào?
- Bán cái gì? Chính là lựa chọn sản phẩm để xuất khẩu
Việc đầu tiên khi tham gia vào thị trường là người kinh doanh phải xác định được mặt hàng mình sẽ đưa vào thị trường là mặt hàng gì? Mặt hàng được chọnđể xuất khẩu phải đảm bảo được các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu của thịtrường và cần phải phù hợp với khả năng cung ứng của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần chú ý các vấn đề sau: + Mặt hàng rau quả nào đang được ưa chuộng tại thị trường đó + Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường như thế nào
+ Nguồn cung ứng của mặt hàng rau quả đó trên thị trường như thế nào + Giá cả mặt hàng rau quả đó trên thị trường hiện nay ra sao.
- Bán cho ai? Chính là hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu Hoạt động này nhằm để trả lời câu hỏi: bán cho ai và bán ở đâu Nghiêncứu thị trường xuất khẩu rau quả là nghiên cứu thị trường quốc tế vì thế nó phức tạphơn nhiều so với hoạt động nghiên cứu thị trường nội địa do nó có liên quan tới nhữngquy định khắt khe về chất lượng, hình thức bảo quản mặt hàng rau quả của nước nhậpkhẩu và cả luật pháp quốc tế mà doanh nghiệp không dễ gì nắm bắt hết được
Trang 7Nghiên cứu thị trường xuất khẩu rau quả là nhằm tìm hiểu các khía cạnhsau:
+ Tìm hiểu về thị trường và nhu cầu của thị trường: nhu cầu về tiêu
dùng mặt hàng rau quả mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang, tình hình cung hànghóa vào thị trường đó từ trước đến nay như thế nào, tình hình cạnh tranh về mặt hàngmà doanh nghiệp dự định xuất khẩu vào thị trường đó ra sao
+ Tình hình chính trị, luật pháp của nước đó như thế nào: Chất
lượng là vấn đề hàng đầu đối với một mặt hàng đặc thù như rau quả, do vậy doanhnghiệp xuất khẩu nông sản sẽ phải tìm hiểu kĩ càng hệ thống chỉ tiêu chất lượng cũngnhư biểu thuế quan đối với mặt hàng rau quả mà luật pháp nước sở tại đã ban hành đểtìm hiểu xem doanh nghiệp sẽ có được những ưu đãi và gặp phải những khó khăn gìkhi xuất khẩu hàng hóa vào quốc gia đó
- Bán như thế nào? Chính là xuất khẩu rau quả dưới hình thức nào? Hình thức mà doanh nghiệp lựa chọn để xuất khẩu mặt hàng rau quả của mình chính là để trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp bán hàng hóa như thế nào? Cácdoanh nghiệp Nông sản Việt Nam khi xuất khẩu thường tiến hành xuất khẩu trực tiếp,hình thức này chiếm 85% giá trị kim ngạch xuất khẩu; ngoài ra còn có xuất khẩu quatrung gian ( xuất khẩu ủy thác ) kèm theo đó là ưu điểm giảm bớt rủi ro đối với hàngrau quả xuất khẩu Đối với thị trường Trung Quốc, chủ yếu xuất khẩu theo phươngthức bán nội địa tại biên giới Việt Nam cho thương nhân Trung Quốc
Việc lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Vì vậy để có thể lựa chọn đối tác kinhdoanh có thể làm ăn lâu dài, doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố sau:
+ Quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp đối tác + Khả năng và tiềm lực tài chính của phía đối tác + Các mối quan hệ của phía đối tác và uy tín của họ
1.2.2 Xây dựng chiến lược xuất khẩu rau quả
Kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường là cơ sở để doanh nghiệp xây dựngkế hoạch và chiến lược xuất khẩu rau quả Đây là bước chuẩn bị nhằm dự kiến trướcvề tình hình hoạt động xuất khẩu và các mục tiêu cần phải đạt được Xây dựng kế
Trang 8hoạch và chiến lược xuất khẩu là khâu rất quan trọng, nó có vai trò quyết định sựthành bại của một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong kinh doanh
Chiến lược xuất khẩu rau quả: Là những đánh giá của doanh nghiệp nông sảnvề điều kiện thị trường và khả năng lợi dụng những cơ hội ấy của doanh nghiệp như:chính sách thuế quan, hệ thống chỉ tiêu chất lượng Căn cứ vào kết quả đánh giá,doanh nghiệp sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh
Kế hoạch xuất khẩu rau quả: Là phương thức để phối hợp thống nhất nỗ lựccủa các thành viên trong doanh nghiệp Là sự cụ thể hóa những công việc cần thựchiện trong chiến lược xuất khẩu
Việc xây dựng kế hoạch và chiến lược xuất khẩu rau quả bao gồm các nộidung sau:
+ Dựa trên thông tin về thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tiếnhành đánh giá một cách tổng quát về thị trường xuất khẩu và các đối tác kinh doanh, từđó phân tích và rút ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tiến hành lựa chọn mặt hàng rau quảđể xuất khẩu, thời gian, địa điểm, phương thức xuất khẩu
+ Đặt ra các mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp cần đạt được như mục tiêuvề lợi nhuận, doanh số bán hàng…khi tiến hành hoạt động xuất khẩu
+ Xây dựng các phương án để thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đãđề ra như: đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào dây chuyền chế biến và bảo quản rau quả,đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, lập chi nhánh ở nước ngoài, mở rộngmạng lưới tiêu thụ
1.2.3 Tạo nguồn hàng xuất khẩu rau quả
Có nhiều cách tạo nguồn hàng xuất khẩu và do vậy có nhiều cách để phân loạinguồn hàng, có thể phân loại nguồn hàng như sau:
1.2.3.1 Phân loại theo đơn vị giao hàng
Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả có thể mua, huy động từ:
- Các công ty cổ phần chế biến thực phẩm, rau quả Trung ương và địaphương
- Các vùng sản xuất chuyên canh rau quả
Trang 9- Các đại lí thu mua rau quả
- Các hợp tác xã, tư nhân, hộ gia đình
- Các công ty con trực thuộc công ty mình quản lý.
1.2.3.2 Phân loại nguồn hàng theo phạm vi phân công của đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nguồn hàng trong địa phương là nguồn hàng nằm trong khu vực hoạt
động kinh doanh của đơn vị Ví dụ: Đối với Tổng công ty Rau quả, Nông sản thìnguồn hàng trong địa bàn thành phố Hà Nội chính là nguồn hàng trong địa phương
- Nguồn hàng ngoài địa phương là nguồn hàng không thuộc phạm vi phân công cho đơn vị xuất khẩu rau quả đó thu mua nhưng đơn vị đã tranh thủ lập đượcquan hệ cung cấp hàng xuất khẩu
- Trong mối quan hệ giữa hai nguồn hàng trên đây, phương châm giải
quyết là: Cố gắng tận thu mua đối với nguồn hàng trong địa phương, tranh thủ điềukiện thuận lợi khai thác nguồn hàng ngoài địa phương, hết sức tránh việc tranh muavới tổ chức ngoại thương ở địa phương sở tại.
1.2.3.3 Phân loại nguồn hàng theo phương thức thu mua
Trong thu mua tạo nguồn hàng, doanh nghiệp xuất khẩu Nông sản thường sửdụng nhiều phương thức khác nhau Các phương thức thu mua chủ yếu bao gồm:
- Bao tiêu (thu mua toàn bộ )- Đặt hàng
- Đổi hàng
- Ký kết hợp đồng sản xuất rau quả
- Thu mua tự do từ những người sản xuất nhỏ như hộ gia đình hay các đại líthu mua rau quả
- Thu mua từ các đơn vị thành viên của doanh nghiệp (với các doanh nghiệplà các Tổng công ty)
- Sử dụng hệ thống đại lý, các doanh nghiệp khác và tư nhân để thu mua
Trang 101.2.4 Lựa chọn đối tác để giao dịch
Trong hoạt động xuất khẩu rau quả, việc lựa chọn đối tác giao dịch phù hợp sẽtránh cho doanh nghiệp phiền toái hoặc thiệt hại có thể gặp trong quá trình kinh doanhtrên thị trường, đồng thời có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu kinh doanhcủa doanh nghiệp Việc lựa chọn đối tác giao dịch phải được dựa trên những tiêuchuẩn sau:
- Tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, cókhả năng tiêu thụ thường xuyên.
- Có khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Thái độ và quan điểm kinh doanh cụ thể như: Có thiện chí trong quan hệlàm ăn với doanh nghiệp, có độ tin cậy cao.
- Có uy tín trên thị trường
Khi lựa chọn đối tác kinh doanh, các doanh nghiệp phải thận trọng tìm hiểuđối tác về tất cả các mặt mạnh yếu của họ Các doanh nghiệp có thể lựa chọn đối táctrên cơ sở bạn hàng sẵn có hoặc có thể thông qua các công ty môi giới, tư vấn, cơ sởgiao dịch hoặc phòng thương mại và công nghiệp các nước có quan hệ Tuy có nhiềucách lựa chọn đối tác giao dịch nhưng tốt nhất khi lựa chọn đối tác giao dịch nên chọnđối tác trực tiếp, tránh lựa chọn những đối tác gián tiếp, trung gian, trừ trường hợpdoanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường mới mà doanh nghiệp chưa có kinhnghiệm hay chưa thực sự hiểu biết nhiều về thị trường đó.
Việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết đểthực hiện thắng lợi các hợp đồng thương mại quốc tế, chọn được đối tác làm ăn thíchhợp, ổn định và sẽ là bạn hàng trung thành, quan hệ làm ăn lâu dài.
1.2.5 Giao dịch và đàm phán
Trong giao dịch ngoại thương, các bên tham gia thường có sự khác biệt nhấtđịnh về chính kiến, pháp luật, tập quán, ngôn ngữ, tư duy truyền thống và về quyền lợi.Những khác biệt đó làm cho các bên khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu phảithoả thuận với nhau để cùng thống nhất ý kiến chung, sự thoả thuận này trong quan hệmua bán quốc tế gọi là đàm phán thương mại
Trang 11Quá trình đàm phán có ý nghĩa quyết định đến tất cả các hoạt động kinh doanhcủa công ty với đối tác sau này
Nội dung của một cuộc đàm phán trong kinh doanh thương mại thường baogồm: chủng loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá cả, bao bì, điều kiện và thời giangiao hàng, điều kiện và thời gian thanh toán, bảo hành, bảo hiểm, các trường hợpkhiếu nại….
Có ba hình thức giao dịch đàm phán trong thương mại như sau:
1.2.5.1 Giao dịch đàm phán qua thư tín:
Ngày nay với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì việc giao tiếp với nhauqua thư tín rất dễ dàng, thông dụng, và được các nhà xuất nhập khẩu tận dụng triệt để.Thông thường những cuộc tiếp xúc ban đầu của những người xuất nhập khẩu cũngthường qua đường thư từ sau đó mới đến gặp gỡ trực tiếp và có thể sau khi gặp vẫnduy trì quan hệ qua thư tín.
Giao dịch qua thư tín tiết kiệm được nhiều chi phí Hơn nữa, trong cùng mộtthời điểm có thể giao dịch được với nhiều khách hàng khác nhau Người viết thư tín cóđiều kiện để cân nhắc, suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều người, khéo léo giấu kín ýđồ của mình.
Nhược điểm của giao dịch qua thư tín là đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, cóthể cơ hội tốt nhất sẽ trôi qua Việc sử dụng điện tín khắc phục được phần nào nhượcđiểm này Khi sử dụng phương pháp đàm phán qua thư tín, nhà kinh doanh phải nhậnthức rõ rằng đối tác sẽ đánh giá mình qua thư từ mình gửi đến Bởi vậy cần phải hếtsức lưu ý trong việc viết thư Những nhà kinh doanh lâu năm bằng thư tín thấy rằng:giao dịch bằng thư tín phải đảm bảo những yêu cầu: lịch sự, chính xác, khẩn trương vàkiên nhẫn.
1.2.5.2 Giao dịch đàm phán qua điện thoại:
Việc trao đổi qua điện thoại nhanh chóng, giúp người giao dịch nhanh chóngkhẩn trương trong việc tiến hành giao dịch vào đúng thời cơ cần thiết Nhưng chi phícho tiền cước điện thoại giữa các nước khá cao do vậy các cuộc trao đổi bằng điệnthoại thường bị hạn chế về mặt thời gian, các bên tham gia không thể trình bày chi tiết
Trang 12các vấn đề qua điện thoại, mặt khác trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng dovậy không có cơ sở pháp lý cho việc xác định vấn đề trao đổi nên nó chỉ được dùngtrong trường hợp cần thiết, khẩn trương, sợ lỡ thời cơ hoặc trong điều kiện mọi thoảthuận cần thiết đã xong rồi, chỉ còn chờ xác nhận một vài chi tiết Khi sử dụng điệnthoại, cần chuẩn bị thật chu đáo để có thể trả lời ngay mọi vấn đề được nêu một cáchtrính xác Sau khi trao đổi bằng điện thoại, cần có thư xác nhận nội dung đã đàm phánthoả thuận.
1.2.5.3 Giao dịch đàm phán trực tiếp:
Việc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên trao đổi về mọi điều kiện giao dịch, về mọivấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán, là hình thức đàmphán đặc biệt quan trọng Hình thức đàm phán này đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọivấn đề giữa hai bên và đôi khi là lối thoát cho những đàm phán bằng thư tín hay điệnthoại quá lâu mà không có hiệu quả Nhiều khi đàm phán qua thư từ kéo dài nhiềutháng mới đi đến ký kết hợp đồng Trong khi đó, đàm phán trực tiếp chỉ có 2, 3 ngày làđã có kết quả Hình thức đàm phán này thường được dùng khi hai bên có nhiều điềukiện phải giải thích cặn kẽ để thuyết phục nhau, khi đàm phán về những hợp đồng lớn,những hợp đồng có tính chất phức tạp
Việc hai bên mua bán trực tiếp gặp nhau tạo điều kiện cho việc hiểu biết nhautốt hơn và duy trì quan hệ tốt lâu dài với nhau Tuy nhiên đây là hình thức khó khănnhất trong các hình thức đàm phán Đàm phá trực tiếp đòi hỏi người đàm phán phảichắc chắn về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh nhạy để có thể tỉnh táo bình tĩnhnhận xét nắm được ý đồ, sách lược của đối phương, nhanh chóng có biện pháp đối phótrong những trường hợp cần thiết hay có thể quyết định ngay khi thấy thời cơ ký kết đãchín mồi.
1.2.6 Kí kết hợp đồng xuất khẩu rau quả
Hợp đồng xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng của hoạt độngxuất khẩu rau quả Đây là cơ sở pháp lí của hoạt động kinh doanh Nó là căn cứ để xácđịnh quyền và nghĩa vụ của các bên Hợp đồng xuất khẩu được kí kết phải dựa vàomột số điều kiện sau: các chính sách kinh tế của Nhà Nước, nhu cầu và khả năng cungứng của thị trường, khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của khách
Trang 13hàng, và quan trọng nhất là tính pháp lí của hợp đồng kinh tế Hợp đồng phải được haibên xem xét và ký kết.
Để hợp đồng được ký kết thì những nội dung trong hợp đồng phải được chấpnhận, đó chính là những điều khoản về hợp đồng mà khi doanh nghiệp tham gia vàokinh doanh quốc tế phải nhận biết được Về điều khoản hợp đồng có những điều khoảncơ bản sau:
- Điều khoản tên hàng: tên hàng phải chính xác để các bên tham gia không hiểunhầm Ngoài tên chung, tên thương mại phải gắn với ký mã hiệu địa danh sản xuất, tênkhoa học, tên hãng sản xuất
- Điều khoản phẩm chất: phẩm chất hàng hóa rau quả là tổng hợp các chỉ tiêuvề chất lượng, các thông tin về thành phần, hạn sử dụng để phân biệt giữa hàng hoánày với hàng hoá khác Khi đánh giá phẩm chất hàng hoá thì cần phải căn cứ vào tiêuchuẩn quốc tế, tập quán các nước hay quy định của các bên, đồng thời thống nhất cáchgiải thích và ghi rõ cách xác định trong hợp đồng.
- Điều khoản số lượng: trên thị trường thế giới tồn tại nhiều cách tính số lượngkhác nhau Khi giao dịch thống nhất cách tính số lượng theo nội dung: kích thước,dung tích, trọng lượng, đơn vị và đơn vị đóng kiện.
- Điều khoản giá cả: thông thường hai bên phải xác định đồng tiền chung, cóthể dùng đồng tiền nước nhập khẩu, xuất khẩu hoặc bên thứ ba nhưng phải là đồng tiềnấn định và tự do chuyển đổi được Mức giá nêu ra phải là giá quốc tế Tuỳ thuộc từngđiều kiện cụ thể mà doanh nghiệp Nông sản thảo luận phương pháp định giá, có thể làgiá cố định, có thể là giá điều chỉnh lại, giá cả thường liên quan đến điều kiện cơ sởgiao hàng và các chi phí có liên quan đến trách nhiệm của các bên mua bán vì vậy cầnghi rõ trong hợp đồng giá cả và điều kiện kèm theo.
Trong điều khoản giá cả cần ghi rõ mức giá và tổng số tiền lô hàng trong hợpđồng đó.
- Điều khoản về bao bì: các bên thoả thuận với nhau về các vấn đề như chấtliệu, chất lượng, phương thức cung cấp và giá bao bì
Trang 14- Điều kiện cơ sở giao hàng: điều khoản này có ảnh hưởng giá cả Điều kiệngiao hàng phải ánh mối quan hệ giữa giá hàng hoá và địa điểm giao hàng Cơ sở củađiều kiện giao hàng là sự phân trách nhiệm giữa hai bên mua và bán về giao nhận hàngnhư thuê phương tiện vận tải bốc dỡ hàng, bảo hiểm, hải quan, nộp thuế xuất nhậpkhẩu.
- Điều khoản về giao hàng: đó là việc quy định thời hạn, địa điểm, phươngthức và việc thông báo giao hàng.
- Điều khoản về thanh toán: quy định rõ đồng tiền thanh toán, thời hạn vàphương thức trả tiền.
- Điều khoản về khiếu nại: quy cách thời hạn, thể thức khiếu nại.
- Điều khảo bảo hành: hợp đồng quy định phạm vi bảo đảm, trách nhiệm củangười bán trong thời gian bảo hành.
- Điều khoản bất khả kháng.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp.
Các điều khoản trong hợp đồng càng chặt chẽ thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và hạn chế các tranh chấp khôngmong muốn có thể xảy ra
1.2.7 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu rau quả
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất khẩu rau quả với tưcách là một bên tham gia ký kết phải tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng đó Đây làkhâu quan trọng nhất trong toàn bộ qua trình xuất khẩu Nó bao gồm nhiều công đoạnphức tạp, đòi hỏi cả hai bên thực hiện phải tuân thủ đúng các điều khoản đã ghi tronghợp đồng, tránh xảy ra sai sót gây nên thiệt hại về mặt kinh tế, gây tổn hại tới uy tín vàmối quan hệ giữa hai bên
Quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu rau quả được tiến hành theo trình tựcác bước sau:
1.2.7.1 Xin giấy phép xuất khẩu rau quả:
Trang 15Mặt hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu sang các nước không thuộc nhóm đốitượng bị áp dụng hạn ngạch nên không cần phải xin giấy phép xuất khẩu
1.2.7.2 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu:
Chuẩn bị hàng hóa để giao là một hệ thống các nghiệp vụ bao gồm: tạo nguồnvà mua hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì, kẻ kí mã hiệu hàng hóa Đây là quá trìnhdoanh nghiệp tạo ra nguồn hàng phù hợp với các yêu cầu trong hợp đồng xuất khẩu.Đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thực hiện hợp đồngxuất khẩu
- Tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu:
Ở khâu này đơn vị xuất khẩu rau quả phải chủ động tìm kiếm và thu gom cácnguồn hàng để có được những lô hàng cần thiết phục vụ cho việc thực hiện hợp đồngđã ký.
Nguồn hàng mà chủ hàng xuất khẩu có thể thu gom tập trung gồm nhiều loại:có thể do đơn vị tự sản xuất, hàng thu mua trong dân…Hiện nay việc tập trung nguồnhàng rau quả vẫn là một trong những bất cập của ngành xuất khẩu nông sản do quy môsản xuất nhỏ lẻ, quy hoạch vùng trồng rau quả chưa có trọng tâm, số vùng chuyên canhcòn quá ít do đó khó tạo được nguồn hàng lớn tập trung để đáp ứng các đơn đặt hànglớn
Nhìn chung, trong điều kiện hàng xuất khẩu ở nước ta về cơ bản là một nềnsản xuất nhỏ, phân tán, điều đó đòi hỏi phải thu mua tập trung làm thành từng lô từnhiều nguồn hàng ( chân hàng ).
Cơ sở pháp lý để tiến hành công việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủhàng xuất khẩu với các chân hàng.
- Đóng gói bao bì:
Hàng rau quả phải thực hiện đóng gói trước khi đưa đi xuất khẩu Tùy thuộcvào điều khoản bao bì của hợp đồng mà xác định cách thức bao gói, loại baobì và người cung ứng bao bì
Trang 16Chủ hàng xuất khẩu phải lựa chọn bao bì đóng gói phù hợp với các quy địnhtrong hợp đồng Lựa chọn bao bì cho hàng hoá vật tư phải tính đến các nhân tố như:điều kiện khí hậu, điều kiện vận tải, điều kiện về pháp luật, thuế quan và điều kiện chiphí vận chuyển.
Bao vì đóng gói vật tư hàng hoá phải đáp ứng được các nhu cầu đặt ra là antoàn, rẻ tiền, thẩm mỹ.
- Kẻ kí mã hiệu hàng hóa:
Ký mã hiệu quả hàng hoá có vai trò rất quan trọng cho việc đảm bảo thuậnlợi cho công tác giao nhận và hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển,bốc dỡ hàng hoá Chính vì vậy việc kẻ ký mã hiệu cho hàng hoá phải rõ ràng, viếtbằng mực không phai màu, ghi đúng địa chỉ, ghi đủ các ký hiệu cần thiết (hàng tránhẩm, hàng tránh lạnh ).
Ký mã hiệu phải làm bằng sơn hoặc mực không phai nhạt, không làm ảnhhưởng đến chất lượng mùi vị mặt hàng rau quả.
1.2.7.3 Thuê phương tiện vận tải
Các phương tiện vận tải thường sử dụng hiện nay gồm có: vận tải
đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy và vận tải đường hàng không Trongđó, vận tải đường thủy là rẻ nhất và có thể chở được hàng hóa với khối lượng lớn, dođó, hàng xuất khẩu rau quả ở nước ta cũng thường được vận chuyển bằng đường thủy Việc thuê tầu chở hàng được tiến hành dựa vào các căn cứ sau: Những điềukhoản của hợp đồng mua bán, đặc điểm của hàng hoá mua bán và điều kiện vận tải.
Trong điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu rau quả là CIF hoặc Cand F (cảng đến ) thì chủ hàng xuất phải thuê tàu biển đến chở hàng.
Đối với những đơn đặt hàng có khối lượng ít, không cồng kềnh thì thường thuêtàu chợ để chở, gồm các bước sau:
- Chủ hàng điện đẻ đăng ký thuê tàu - Hãng tàu xác nhận đồng ý
- Khi bốc hàng lên tàu lấy vận đơn
Trang 17- Thanh toán cước phí
Đối với hàng có khối lượng lớn và để trần thì thuê tàu chuyến gồm các bướcsau:
- Chủ hàng phải nghiên cứu thị trường để thuê tàu - Chủ tàu phát giá cước
- Hai bên hoàn giá
- Sau khi tàu đến đúng thời gian thì bốc hàng lên tàu và lấy vận đơn- Thanh toán tiền cước (tiền thưởng, phạt bốc dỡ nếu có )
Trong trường hợp điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CPT(cảng đến ) hoặc CIP (cảng đi ) thì chủ hàng xuất khẩu phải thuê container Chủ hàngchịu các chi phí chở container rỗng về, đóng hàng rồi chuyển đến cho người vận tải.
Nếu hàng không đủ một container chủ hàng phải giao cho người gom hàng hoặcngười kinh doanh vận tải đa phương thức ( MTO ) tại ga container.
Cơ sở pháp lý để điều tiết mối quan hệ giữa chủ hàng xuất khẩu với hãng tàu làhợp đồng vạn tải ký kết giữa các bên Nếu chủ hàng xuất khẩu uỷ thác việc thuê tàulưu cước cho một công ty hàng hải ( công ty đại lý biển VOSA ) thì cơ sở pháp lýđiều tiết mối quan hệ giữa các bên uỷ thác thuê tàu, nhận uỷ thác thuê tàu là hợp đồnguỷ thác thuê tàu.
Trang 181.2.7.4 Mua bảo hiểm cho mặt hàng rau quả
Nhà kinh doanh xuất khẩu buộc phải mua bảo hiểm cho hàng hoá trong cáctrường hợp sau:
- Khi hợp đồng mua bán ngoại thương quy định người bán hoặc người mua bảohiểm.
- Khi nhà xuất khẩu xuất theo điều kiện CIF, CIP
- Để ký các hợp đồng bảo hiểm cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm Hiện naytrên thế giới người ta áp dụng rộng rãi điều khoản bảo hiểm Luân Đôn ( áp dụng từngày 1/1/1982 ), bao gồm điều khoản:
+ Điều kiện A+ Điều kiện B+ Điều kiện C
+ Điều kiện bảo hiểm trong chiến tranh+ Điều kiện bảo hiểm đình công
Lựa chọn điều kiện bảo hiểm thường dựa trên các căn cứ sau:- Tính chất hàng hoá
- Điều khoản của hợp đồng
- Tình trạng của bao bì và phương thức xếp hàng- Loại tàu chuyên chở
- Tình hình chính trị xã hội
1.2.7.5 Thông quan xuất khẩu hàng rau quả
Hiện nay, nhiệm vụ thông quan xuất khẩu hàng hóa hầu hết thuộc trách nhiệmcủa người xuất khẩu Để làm thủ tục hải quan, trước hết, đơn vị xuất khẩu nông sảnphải kê khai hải quan và chuẩn bị hồ sơ hải quan Sau khi cơ quan hải quan kiểm trakhai báo của chủ hàng sẽ quyết định hình thức và tỉ lệ kiểm tra hàng hóa và ra quyếtđịnh xác nhận làm thủ tục hải quan Hàng hóa xuất khẩu sẽ được kiểm tra thực tế theo
Trang 19tỉ lệ đã được cơ quan hải quan quyết định Cơ quan hải quan tính thuế phải nộp lênthông báo thuế Doanh nghiệp tiến hành tính thuế phải nộp và lên thông báo thuế.Doanh nghiệp tiến hành nộp thuế.
1.2.7.6 Giao nhận hàng xuất khẩu với tàu
Giao nhận hàng hoá xuất khẩu phải nắm vững những chi tiết hàng hoá và nộpbản đăng ký chuyên chở gồm:
- Tên hàng, mã ký hiệu, số lượng, trọng lượng, kích thước, bao bì, tên địa chỉ người nhận, trao bản đăng ký này cho hãng tàu để đổi lấy sơ đồ xếp hàng.
- Theo dõi điều độ để biết được ngày giờ đến lượt tàu mình- Xem xét và đưa hàng vào cảng
- Bốc hàng lên tàu dưới sự giám sát của hải quan- Đổi lấy vận đơn hoàn hảo ( B/L )
1.2.7.7 Làm thủ tục thanh toán
Nếu điều khoản thanh toán trong hợp đồng yêu cầu thanh toán bằng phươngthức tín dụng chứng từ thì trước khi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phảitiến hành kiểm tra L/C Ở khâu này, người xuất khẩu phải kiểm tra tính hợp lệ của L/Ccả về nội dung lẫn hình thức
- Về hình thức, L/C phải có số hiệu, phải có đầy đủ các thông tin và phải cócác dấu hiệu đảm bảo tính pháp lý của L/C
- Về nội dung, người xuất khẩu phải kiểm tra kĩ số tiền ghi trong L/C, thờihạn của L/C và kiểm tra tính hợp lệ của những người có liên quan đến L/C
L/C phải được kiểm tra hết sức cẩn thận, nếu phát hiện sai sót phải yêu cầu sửađổi và bổ sung cho phù hợp với hợp đồng để tránh những khó khăn trong khâu thanhtoán có thể xảy ra sau này.
1.2.7.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trang 20Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu rau quả, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếu nạiđòi bồi thường Cần có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu củakhách hàng Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời và có tình lý.
Khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giải quyếtbằng một trong những phương pháp như:
- Giao hàng thiếu
- Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng
- Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá giao vàothời gian sau đó.
Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng, hai bên có thể kiện nhautại hội đồng trọng tài ( nếu có thoả thuận trọng tài ) hoặc tại toà án.
1.3 Các hình thức xuất khẩu rau quả
1.3.1 Xuất khẩu rau quả trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá rau quả do các doanhnghiệp của Tổng công ty hoặc do các doanh nghiệp của các địa phương trong nước sảnxuất tới khách hàng nước ngoài thông qua các đơn vị thành viên của Tổng công ty.
Về nguyên tắc: Xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinhdoanh, song nó lại có những ưu điểm nổi bật:
- Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận doanh nghiệp
- Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và thị trường, biết được nhucầu của người tiêu dùng và thị trường, biết được nhu cầu của người tiêu dùng và tiếnđộ tiêu thụ hàng hoá của thị trường thế giới, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh khả năngcung ứng sản phẩm và những điều kiện bán hàng cần thiết.
1.3.2 Xuất khẩu uỷ thác
Tổng công ty đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiếnhành ký kết hợp đồng ngoại thương và các thủ tục cần thiết khác để xuất khẩu hàng
Trang 21hoá do người khác sản xuất, thông qua đó thu được một số tiền nhất định dưới hìnhthức phí uỷ thác xuất khẩu Bên uỷ thác có thể là các đơn vị sản xuất trong nước hoặccác nhà sản xuất nước ngoài.
Hình thức này bao gồm các bước:
- Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với các đơn vị trong nước.
Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền với bên nước ngoài.
- Nhận phí uỷ thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, đặc biệt là không cần bỏ vốnkinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động, đồng thời cũng thu được mộtkhoản lợi nhuận đáng kể trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác Không chịu trách nhiệmtrong việc tranh chấp và khiếu nại về chất lượng hàng hoá uỷ thác.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công tyRau quả, Nông sản
1.4.1 Các yếu tố kinh tế
1.4.1.1 Trong nước:
- Năng lực về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực
Việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến được cải thiện đáng kể trong những
năm gần đây Các tiến bộ này bao gồm các lĩnh vực: Thay đổi cơ cấu giống, đa dạnghoá sản phẩm; ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân giống để cải thiện chấtlượng giống; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến; ápdụng công nghệ nhà lưới có mái che sáng, công nghệ tưới tiên tiến Tuy nhiên, sự thayđổi này diễn ra không đồng đều giữa các vùng sản xuất vì nhiều lý do (khí hậu thờitiết, trình độ thâm canh, khả năng đầu tư, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thịtrường…).
Công nghệ và trang thiết bị xử lý sau thu hoạch để trừ côn trùng, vi sinh vật cóhại, bảo vệ chất lượng rau quả cũng như công nghệ bảo quản rau quả tươi chưa đượcứng dụng rộng rãi Kho lạnh ít, nhưng phần lớn đặt không đúng chỗ, ít phát huy tác
Trang 22dụng Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vựcnày được chuyển giao đến nông dân Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì vàbảo quản không đúng cách làm cho rau quả bị hư hỏng nhiều (trên 20%) Một số côngnghệ bảo quản rau quả tươi mới chỉ dừng ở mức độ áp dụng thử nghiệm nên Việt Nammới xuất khẩu được số lượng ít trái cây tươi bằng tàu thuỷ sang một số nước Châu Ágần Việt Nam và một số rất ít trái cây bằng máy bay sang một số nước châu Âu Donhững hạn chế về công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với rau quả tươi nên giá rauquả trái vụ thường cao hơn rất nhiều lần so với chính vụ.
Do hạn chế về công nghệ xử lý sau thu hoạch nên hầu hết trái cây Việt Nam bịruồi đục quả, một loại dịch hại cây trồng và là đối tượng kiểm dịch của các nước cónhu cầu lớn về trái cây nhiệt đới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, HànQuốc, Các nước này bắt buộc quả tươi phải qua xử lý diệt ruồi đục quả bằng côngnghệ hiện đại mới cho nhập khẩu Trong những năm gần đây, vấn đề ruồi đục quả làmột trong những nguyên nhân chính làm giảm đáng kể lượng xuất khẩu thanh longtươi sang thị trường Đài Loan và Singapore.
Quy mô sản xuất nhỏ cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học công nghệ.Nguyên nhân là do không có đủ điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng để ứng dụng các côngnghệ cao vào sản xuất Bản thân các công nghệ cao đòi hỏi mức đầu tư lớn (nhà kính,nhà lưới, sân bãi, mặt bằng, dây chuyền chế biến, bảo quản vận chuyển lạnh,…) và cầncó quy mô sản xuất tương xứng
- Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan, không nằm trong sự kiểm soát của conngười Đó là cái mà thiên nhiên ban tặng cho mỗi nước Điều kiện tự nhiên có thể kểđến là khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý Và sự ảnh hưởng của nókhông nhỏ đối với hoạt động sản xuất và hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là sản xuất rauquả
Trang 23Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu đặc trưng của mỗi vùng miềntạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá sản phẩm rau quả; diện tích trồng rau,quả của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
1.4.1.2 Ở nước nhập khẩu:
Thị trường của nước nhập khẩu có ảnh hưởng rất rộng lớn vì nó chi phối toànbộ hoạt động xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Thị trường bao gồm các yếu tố chủyếu sau:
- Nhu cầu của thị trường về rau quả: Rau quả là một mặt hàng thiết yếu yếu của đời sống, cũng như các loại hàng hóa khác, nó cũng phụ thuộc vào thu nhậpcủa dân cư, cơ cấu dân cư và thị hiếu của người tiêu dùng Khi thu nhập cao thì cầu vềrau quả càng tăng do ngày nay con người rất thích ăn rau quả thay cho thịt…Vàthường thì họ đòi hỏi rau quả phải được chế biến sạch, chất lượng tốt nhưng vẫn giữđược mùi vị Mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nắm bắt được rõ nhu cầu của thịtrường để lựa chọn mặt hàng cũng như quy mô kinh doanh, xuất khẩu cho phù hợp
- Lượng cung trên thị trường: Các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại mặt hàng của mình cũng như củacác đối thủ cạnh tranh để tránh tình trạng lượng cung tăng nhanh dẫn đến dư cung gâybất lợi cho doanh nghiệp của mình
- Giá cả: Là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị
trường Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình kinh doanh vì nó quyết địnhđến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp và quyếtđịnh đến sự tồn tại của doanh nghiệp Đặc điểm của sản phẩm rau quả là mang tínhthời vụ nên có những lúc cạnh tranh giá cả sẽ diễn ra gay gắt và ảnh hưởng đến hoạtđộng xuất khẩu rau quả.
1.4.2 Các yếu tố chính trị - luật pháp
1.4.2.1 Các yếu tố chính trị - luật pháp trong nước:
- Chính sách Nhà nước: Có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh
Trang 24xuất khẩu của doanh nghiệp vì thông qua hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích cụthể của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả có thể nâng cao lợithế cạnh tranh trên thị trường thế giới Một hệ thống chính sách ban hành hợp lý sẽ cótác động tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu Cácchính sách chính như: chính sách về đất đai, chính sách đầu tư, chính sách vốn, tíndụng, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả….
- Môi trường chính trị - pháp luật: Sự ổn định thể chế chính trị, hệ thống
pháp luật có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Môi trườngchính trị ổn định luôn là điều kiện tiền đề cho thu hút các nhà đầu tư, phát triển kinh tếnói chung và xuất khẩu nói riêng Một môi trường pháp lý bao gồm các văn bản, vănbản dưới luật…lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợicác hoạt động xuất khẩu của mình Nhưng không phải vì thế mà bản thân doanhnghiệp chỉ biết lợi ích của riêng mình mà cần chú ý bảo đảm lợi ích kinh tế của mọithành viên trong xã hội đồng thời phải có trách nhiệm chấp hành mọi quy định của luậtpháp liên quan
1.4.2.2 Các yếu tố chính trị - luật pháp của nước nhập khẩu:
Khi xuất khẩu sản phẩm rau quả sang thị trường nước ngoài, chất lượng là yếu tố then chốt để thâm nhập thị trường Hầu hết các thị trường nước ngoài đều quảnlý mặt hàng nhập khẩu bằng một hệ thống quy định về pháp luật chặt chẽ, đặc biệt làđối với hàng rau quả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong nước đồng thời lập ra hàngrào bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa
Có thể lấy ví dụ về thị trường Châu Âu (EU), tại đây thành lập cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu và ban hành các thủ tục về an toàn thực phẩm Quy định nàycòn bao gồm cả các điều khoản về khả năng truy nguồn thực phẩm Hay các tiêuchuẩn để tiếp cận thị trường EU cũng được ban hành trong quy định cơ bản EC2200/96, trong khung của chính sách nông nghiệp chung (CAP) Các sản phẩm khôngtuân thủ các tiêu chuẩn này đều sẽ không được tham gia thị trường EU Với sự trợ giúpcủa các tấm thẻ màu, các công cụ đo lường và các mô tả nghiêm ngặt, có khả năngphân loại và sắp xếp sản phẩm một cách hiệu quả Đối với mặt hàng rau quả, bên cạnh
Trang 25luật pháp EU, các nhà nhập khẩu rau quả tươi ở đây cũng có những tiêu chuẩn chấtlượng của riêng họ Không chỉ có thế mà còn phải có chứng nhận phù hợp Theo quyđịnh EC 1148/2001, tất cả những lô hàng rau quả tươi nhập khẩu từ các nước bênngoài khối EU sẽ được yêu cầu một chứng nhận phù hợp, được thừa nhận trước khichúng đưa vào thị trường EU Cụ thể như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là mộttài liệu chính thức chứng minh rằng sản phẩm được mô tả đã được kiểm dịch theo cácthủ tục phù hợp, được xem xét không có các côn trùng gây hại và phù hợp với các quyđịnh hiện thời của quốc gia nhập khẩu Nếu việc nhập khẩu rau quả tươi không tuânthủ các yêu cầu, những lô hàng này có thể không được đưa vào thị trường EU
Muốn có được những đơn đặt hàng lớn từ thị trường nước ngoài, các
doanh nghiệp xuất khẩu Nông sản phải thực sự nắm rõ được hệ thống luật pháp củanước nhập khẩu dành cho các sản phẩm của mình để tránh được những sai lầm khôngđáng có
1.4.3 Các yếu tố xã hội
Nhân tố này sẽ tác động đến thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng do đó nó có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Rau quả đượcxem như là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, được ưa dùng ở hầu hết các nước và ít bịcản trở tiêu dùng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội
1.4.4 Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố đã nêu ở trên còn một số các yếu tố khác tác động đến
xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam như các yếu tố về nguồn nhânlực đội ngũ cán bộ công nhân ,sự nỗ lực của các cán bộ đi đàm phán ký kết hợp đồngcác mối quan hệ của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam cũng ảnh hưởng đếnhoạt động xuất khẩu
Trang 26CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢCỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN
2.1 Tổng quan về Tổng công ty Rau quả, Nông sản
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty rau quả Việt Nam được thành lập theo quyết định số 63 – NN –TCCB/QB ngày 11/02/1988 của Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay làBộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) trên cơ sở hợp nhất của 3 công ty là Tổngcông ty XNK rau quả, Công ty rau quả Trung ương và Liên hiệp các xí nghiệp nông –công nghiệp Phú Quỳ
Ngày 11/06/2003 Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam được thành lậptheo quyết định số 66/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam do sự sát nhập của Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chếbiến với Tổng công ty rau quả Việt Nam Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nambắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2003
Vegetexco Vietnam là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân theo phápluật Việt Nam, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngânhàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Tổng công ty là một tổ chứclớn của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm rau quả và liêndoanh với các tổ chức nước ngoài về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến nôngnghiệp và các sản phẩm rau quả, gia vị.
Hoạt động của Tổng công ty được chia thành 4 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn I (1988-1990)
Thời kỳ này Tổng công ty triển khai tổ chức mới, tiếp nhận các đơn vị thuộcngành và tổ chức lại hoạt động của các đơn vị theo cơ chế bao cấp, mô hình khép kíntừ nghiên cứu, sản xuất, chế biến đến kinh doanh xuất nhập khẩu Trong giai đoạnnày hoạt động kinh doanh của tổng công ty nằm trong chương trình hợp tác rau quảnông sản của Việt Nam và Liên Xô (1986-1990) nên được Liên Xô cung cấp hầu hếtcác vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất đồng thời cung cấp cho công ty một thị
Trang 27trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định, từ đó tạo cho ngành rau quả nông sản cơ sở vậtchất ban đầu.
Giai đoạn 2 (1991-1995)
Trong giai đoạn này chính sách về xuất nhập khẩu rau quả của Nhà nước có sựthay đổi, cho phép hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu rau quả ra đời vàđi vào hoạt động, làm đánh mất vị trí độc tôn của VEGETEXCO trên thị trường rauquả nông sản Việt Nam Môi trường cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp muốntồn tại phải có sự đầu tư, nghiên cứu, thay đổi cơ chế hoạt động phù hợp và khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Không đứng ngoài vòng thay đổi của nền kinh tế, tổng công ty rau quả nôngsản đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức, hoàn thiện và củng cố các đơn vị theo hướng giảmđầu mối, tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Giai đoạn 3 (1996-2002)
Trải qua thời kì chuyển cơ chế với nhiều khó khăn thử thách, trong giai đoạnnay, công ty đã tìm được cho mình một hướng đi vững chắc hơn, mở rộng quy môhoạt động, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường.
Bất chấp những thách thức về sự biến động nền kinh tế thế giới (chịu ảnhhưởng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997), với năng lực sẵn có cùngvới sự giúp đỡ, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, Tổng công ty vẫn hoàn thành kế hoạchchung, đồng thời đạt những kết quả đáng mừng Giá trị năm sau luôn cao hơn nhữngnăm trước và vượt chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra.
Giai đoạn 4 (2003-nay)
Ngày 11-06-2003 Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam được thành lậptrên cơ sở sát nhập của 2 tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam vàTổng công ty Xuất, nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến theo quy đinh 66/QĐ– BNN – TCCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Hiện nay tổng công ty mở rộng quy mô hoạt động hơn trước, cụ thể bao gồmcác đơn vị thành viên như sau: 3 đơn vị phụ thuộc, 22 đơn vị hạch toán độc lập, 8
Trang 28doanh nghiệp cổ phần, 5 đơn vị liên doanh, đông thời Tổng công ty còn có cơ quanđại diện tại Moscow ở CHLB Nga và Philadenphia ở Mỹ.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty
2.1.2.1 Chức năng
Tổng công ty có 3 chức năng:
Chức năng sản xuất nông nghiệp: đây là chức năng đầu tiên đảmnhiệm nguyên liệu chính cho quá trình hoạt động của Tổng công ty rau quả, nông sảnViệt Nam Chức năng này hoạt động có hiệu quả thì mới tạo điều kiện cho các chứcnăng khác có nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho khách hàng Chức năng sảnxuất sản phẩm nông nghiệp là chức năng cơ bản nhất, do đó mà Tổng công ty luônthay đổi những giống mới, áp dụng khoa học kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng sảnphẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước và thị trường quốc tế
Chức năng chế biến: đó là chức năng chế biến những sản phẩm nông nghiệp tươi thành những sản phẩm đồ hộp, sản phẩm khô nguyên chất để xuấtkhẩu ra nước ngoài Chức năng này thường xuyên được quan tâm đổi mới trang thiếtbị để nâng cao năng suất lao động và chất lượng để đảm bảo mở rộng thị trường xuấtkhẩu
Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu: đây là chức năng quyết định của Tổng công ty Chức năng này phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinhdoanh của Tổng công ty
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cungcấp giống rau quả trong phạm vi toàn quốc, xây dựng các vùng chuyên canh, thâmcanh rau quả có năng suất và chất lượng cao
Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật có chất lượng và có trình độ đảm bảo cho sự phát triển bền vững
Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước
Trang 29để phát triển sản xuất kinh doanh rau quả cao cấp, công nghệ sạch.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Tổng công ty Rau quả, Nông sản.
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức hoạt động của Tổng công ty Rau quả, Nông sản theo mô hìnhcông ty mẹ - công ty con được mô tả qua sơ đồ 2.1:
Trang 30
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Nguồn: http://www.vegetexcovn.com.vn/index.asp
Mô hình cơ cấu tổ chức của Tổng công ty được sắp xếp theo mô hình trựctuyến chức năng, kết hợp ưu điểm của hai mô hình trực tuyến và mô hình chức năng.Đặc điểm của mô hình này là:
- Ưu điểm: rõ ràng, tường mạch, dễ kiểm soát, đạt được sự thống nhất trongmệnh lệnh, nâng cao chất lượng các quyết định, giảm gánh nặng cho người quản lý, dễquy trách nhiệm.
- Nhược điểm: không có vì kết hợp ưu điểm của hai mô hình trực tuyến và môhình chức năng
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ hướng dẫn cho các bộ phận ở dưới thựchiện nhiệm vụ của mình Trong trường hợp được ủy quyền của phòng ban cấp cao thìlúc đó mới được trực tiếp ra các quyết định
Tổng công ty được tổ chức theo mô hình gồm 4 khối
Khối nông nghiệp gồm 28 nông trường và trạm trại từ Bắc tới Nam Khối kinh doanh xuất nhập khẩu: có trách nhiệm kinh doanh sản phẩm rau quả của Tổng công ty tại thị trường trong và ngoài nước
Khối nghiên cứu khoa học kỹ thuật: gồm một viện nghiên cứu
rau quả và một số trung tâm Khối này có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các công nghệmới, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất
Khối công nghiệp: gồm 9 nhà máy, đó là các nhà máy đồ hộp như Hà Nội, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Kiên Giang
2.1.3.2 Bộ máy quản lý của Tổng công ty
Hội đồng quản trị
Gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổnhiệm, miễn nhiệm.Thực hiện các chức năng quản lý, hoạt động của Tổng công ty,chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của nhà nước giao.Hội đồng quản trị của Tổng công ty có trách nhiệm xây dựng dự thảo điều lệ, tổ chứcvà hoạt động của Tổng công ty trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
Trang 31thôn, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng quản trị tuân theo quyđịnh tại điều 32 - Luật doanh nghiệp Nhà Nước.
Tổng giám đốc
Là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt độngsản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ và thực hiện theo quy chế chế độ một thủtrưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất theonguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu quả và phù hợp với từng thời kỳ.
Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc bao gồm các phó tổnggiám đốc 1: phụ trách sản xuất, phó tổng giám đốc 2 phụ trách kinh doanh và phótổng giám đốc 3 kiêm giám đốc Công ty rau quả 3 Những cán bộ này được sự uỷquyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật trongphạm vi công việc được giao.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ
Bao gồm các phòng kinh doanh, và khối hành chính sự nghiệp Bộ phận này cóvai trò chỉ đạo, quản lý các thành viên và trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty
Tổng công ty gồm nhiều đơn vị thành viên và công ty liên doanh, công ty cổphần Các đơn vị này độc lập tiến hành các hoạt động sản xuất, chế biến và xuất nhậpkhẩu, đồng thời có thể kết hợp với văn phòng Tổng công ty trong việc tìm đầu ra chosản phẩm một cách có lợi nhất cho toàn Tổng công ty Song các đơn vị phải tuân theocác chỉ tiêu chung mà Tổng công ty đưa ra, cuối năm sẽ tổng kết kết quả kinh doanh,so sánh với các chỉ tiêu, từ đó làm căn cứ để Bộ đưa ra các chỉ tiêu cần đạt được trongnăm tới
Ban kiểm soát
Do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sáthoạt động của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các thành viên trong hoạt động tàichính, chấp hành điều lệ của doanh nghiệp, quyết định của Hội đồng quản trị, chấphành pháp luật của nhà nước Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trịgiao, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng quản trị chi phí hoạt độngkiểm soát, kể cả tiền lương và các điều kiện vật chất cho hoạt động của Ban kiểm soátdo Tổng công ty đảm bảo.
Trang 322.1.4 Khái quát thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2005-2007Chỉ tiêuĐơn vị
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007 của Tổng công ty
Qua bảng 2.2 ta thấy: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong banăm qua tăng khá, lợi nhuận trước thuế bình quân tăng 22.51%, nộp ngân sách tăng14.79% và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 10.59% Đây quả là kết quả đáng khích lệtrong điều kiện nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặp nhiềukhó khăn Trong ba năm qua Tổng công ty luôn được bình chọn là một trong nhữngdoanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong cả nước Tổng công ty cũng đã chuyển sanghoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Có được những kết quả như vậy lànhờ Tổng công ty đã chú trọng đến công tác tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượngsản phẩm đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu Sản phẩm của Tổng công ty đã có mặt ở cảnhững thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU,…Các sản phẩm xuất khẩu khôngnhững nâng cao được chất lượng mà cả mẫu mã, bao bì cũng được cải tiến
Trang 332.2 Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chủ lực của Tổng côngty Rau quả, Nông sản
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Năm 2008, nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động bất lợiđối với sản xuất kinh doanh nghành rau quả, nông sản Giá các mặt hàng rau quả, nôngsản trong nước thường xuyên biến động theo chiều hướng ngày một tăng Bên cạnhđó, giá các loại nguyên nhiên liệu, vật tư, bao bì phục vụ cho sản xuất tăng quá mạnh,cùng với đó là giá cước vận chuyển trong nước và quốc tế đều tăng cao Mặc dù giáxuất khẩu có tăng nhưng không tương xứng với mức tăng của thị trường trong nước
Cơ chế quản lý xuất khẩu của Nhà nước ngày càng được mở rộng, cho phépnhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh mặthàng rau quả Điều này là một thách thức lớn đối với Tổng công ty do phải đối mặt vớisự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp khác Vượt lên trên khó khăn, Tổngcông ty từng bước chứng tỏ là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuấtkhẩu rau quả của cả nước Kim ngạch xuất khẩu rau quả không ngừng tăng lên, giảiquyết công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động Có được những kếtquả như vậy phải kể đến sự cố gắng nỗ lực của các đơn vị thành viên.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Tổng công ty giai đoạn 2004-2008
Nguồn: Tổng công ty Rau quả, Nông sản
Ta có thể thấy rằng, tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty có dấu hiệugiảm dần từ năm 20054 đến 2006 Nguyên nhân chính là do giá cả các mặt hàng khôngổn định dẫn đến việc các đơn vị không dám liều lĩnh tăng sản phẩm chế biến phục vụxuất khẩu , đồng thời giá nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất tăng mạnh nên khốilượng xuất khẩu đã giảm qua các năm
Trang 34Từ năm 2007, môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện đáng kể.Đồng thời với việc thực hiện Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu Tư 2005, Nhà nước tiếptục ban hành các luật mới, các chính sách mới về thuế, hải quan, tài chính…tạo điềukiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Mặt khác, một số loại rau quả như dứa chế biếncó dấu hiệu tăng giá trở lại sau các năm Hoạt động mua bán các loại nguyên, nhiên,vật liệu, hàng hóa khá sôi động Đây chính là những nguyên nhân khiến cho kimngạch xuất khẩu của Tổng công ty có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, năm 2007 tăng thêm22,31% so với 2006; năm 2008 tăng 8,69% so với 2007
Có thể nói, hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong những năm quakhá hiệu quả, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống chocác cán bộ công nhân viên đồng thời đóng góp một khối lượng lớn ngoại tệ cho đấtnước Có được những kết quả đáng khích lệ như vậy là do các đơn vị thành viên củaTổng công ty đã luôn nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh; cố gắng, nỗlực trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để mở rộng thịtrường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả,Nông sản
Từ khi thành lập tuy gặp không ít những khó khăn do thời tiết bất lợi, giá cả rauquả trên thị trường thế giới lên xuống thất thường nhưng Tổng công ty không ngừngđổi mới và hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh, vươn lên trở thành đơn vịđứng đầu ngành về sản xuất rau quả Trong những năm qua, Tổng công ty đã khôngngừng hoàn thiện chính sách sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường Cácchủng loại sản phẩm chính có thể kể đến như sau:
- Sản phẩm rau quả tươi: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch để xuất khẩu.Các sản phẩm này giữ nguyên hương vị tự nhiên, đặc trưng của từng loại rau quả Cácsản phẩm rau quả tươi xuất khẩu của Tổng công ty rất đa dạng, bao gồm: chuối, dứa,cam, bưởi, xoài, dưa hấu, đu đủ, vải, nhãn, thanh long, chôm chôm, bắp cải, cà rốt, càchua, dưa chuột
- Sản phẩm đông lạnh: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch và được bảoquản ở nhiệt độ thấp giữ cho rau quả tươi lâu Sản phẩm này hầu như vẫn giữ được
Trang 35hương vị và chất lượng như sản phẩm tươi ban đầu Các sản phẩm rau quả đông lạnhxuất khẩu là: dứa khoanh, dứa miếng, đậu và rau.
- Sản phẩm muối và dầm dấm: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch, dùngdấm, muối và một số gia vị làm phụ gia Sản phẩm này có thể để nguyên hình hoặc gọtvỏ nhưng vẫn giữ được hình dạng của rau quả ban đầu Tổng công ty đã đưa ra thịtrường thế giới những sản phẩm muối và dầm dấm “đặc sản” như: dưa chuột muối,dưa chuột dầm dấm, mơ muối, ớt muối, nấm muối
- Sản phẩm sấy khô và gia vị: Sản phẩm này cũng là các loại rau quả và cây giavị được làm sạch, sấy khô và chế biến theo công thức nhất định Ví dụ, hạt tiêu bột, ớtbột,
- Sản phẩm đóng hộp: dứa hộp, vải hộp, nước dứa, nước chuối, nước chômchôm Sản phẩm đóng hộp có nhiều loại:
+ Nước quả tự nhiên (nguyên chất): Là sản phẩm mà thành phần chủ yếu làdịch quả, trong đó có một phần thịt quả hoặc không chứa thịt quả Nước quả tự nhiêncó hàm lượng dinh dưỡng cao, có màu sắc tự nhiên và hương vị của nguyên liệu.
+ Necta quả: Là nước do quả đục ra, nước quả nghiền hoặc nước quả với thịtquả dạng sệt, chế biến bằng cách chà mịn những loại quả khó lấy dịch như: chuối,xoài, đu đủ, mãng cầu, Đây cũng là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do chứathành phần quả là chủ yếu.
+ Nước quả cô đặc: Là nước quả ép, lọc trong rồi cô đặc tới hàm lượng chấtkhô Có thể coi nước quả cô đặc là một dạng bán chế phẩm để chế biến nước giải khát,rượu vang quả, rượu mùi, kem,
+ Xirô quả: Là nước quả được pha thêm đường.
+ Squash quả: Tương tự như Xirô quả nhưng chứa nhiều thịt quả hơn, ở dạngđặc sánh hơn.
+ Nước quả lên men: Được chế biến bằng cách cho nước quả lên men rượu.+ Bột quả giải khát: Gồm bột quả hoà tan và không hoà tan.
+ Nước quả giải khát: Thành phần chủ yếu là dịch quả, cộng với đường, axít thựcphẩm, màu thực phẩm và hương liệu
Trang 36Bảng 2.4: Các sản phẩm chính của Tổng công ty
Rau hoa quả tươi
Rau quả đóng hộp,đông lạnh, cô đặcvà puree quả
Rau quả đóng hộp Dừa, dưa chuột, vải, chôm chôm,…
Rau quả đông lạnh Dừa, bắp non, dứa, hải sản,…Nước quả cô đặc,
puree quả
Dừa, xoài, dứa, cà chua,…
Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu của Tổng công ty
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty thể hiện rõ ràng qua bảng 2.5:
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty
Lượng(Tấn) Tỉ trọng(%)
Lượng (Tấn) Tỉ trọng(%)
Tỉ trọng (%)Rau quả
Rau quảđóng hộp
Nướcquả côđặc,purequả
Rau quảđông lạnh
Rau quảsấy muối
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
Ta có thể thấy được rằng, trong cơ cấu sản phẩm của Tổng công ty, mặt hàngrau quả đóng hộp chiếm tỉ trọng tương đối cao (30%), trong đó sản phẩm dứa hộp, vảihộp, dưa chuột dầm dấm là những sản phẩm đóng vai trò chủ đạo Chính Chính vì thếvài năm trở lại đây, Tổng công ty đã xác định đưa các mặt hàng này trở thành mặthàng xuất khẩu chủ lực
Trang 37Các sản phẩm rau quả hộp và rau quả sấy muối của Tổng công ty được rấtnhiều người tiêu dùng nước ngoài yêu thích Những mặt hàng này đã thâm nhập đượcvào các thị trường “khó tính” như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản Như vậy, chất lượng sảnphẩm đồ hộp và sản phẩm sấy muối của Tổng công ty đã được thị trường thế giới chấpnhận Có được kết quả này là nhờ công tác tìm kiếm mở rộng thị trường của Tổngcông ty trong những năm qua Qua khảo sát đã tìm hiểu kỹ hơn nhu cầu hiện tại cũngnhư xu hướng của các thị trường, vấn đề vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm Nhờvậy, không những giữ vững được các thị trường truyền thống mà còn không ngừng mởrộng mạng lưới thị trường tiêu thụ
2.2.3 Các thị trường chủ yếu
Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong cả nước về lĩnhvực xuất khẩu rau quả Sau một thời gian dài khẳng định, Tổng công ty đã xây dựngđược cho mình một hệ thống thị trường tương đối phù hợp với khả năng và quy môcủa mình
Đối với Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, nhằm khai thác tiềm năngsẵn có, Tổng công ty có chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả theo hướngđa phương hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, xác định đượcmặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng và tỷ trọng kim ngạch lớn, ổn định
Trong các thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty thì Nga, EU, Mỹ lànhững thị trường xuất khẩu chính trong thời gian gần đây Giá trị xuất khẩu rau quảvào các thị trường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả củaTổng công ty Bảng số liệu 2.6 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu rauquả của Tổng công ty sang các thị trường chính này:
Trang 38Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu rau quả của Tổng công ty theo thị trường
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006, 2007, 2008
Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công sang thị trường truyền thống là TrungQuốc lại giảm Điều này một phần do sản phẩm của Tổng công ty còn kém sức cạnhtranh so với nông sản của Thái Lan và các nước khác, đặc biệt là từ tháng 10/2003Trung Quốc đã mở cửa cho mặt hàng rau quả của Thái Lan, và việc giảm thuế xuốngcòn 0% cho sản phẩm rau quả của Thái Lan đã gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếpcận thị trường rau quả Trung Quốc của Tổng công ty Mặc dù là một nước có nhiều lợithế về sản xuất và xuất khẩu rau quả, nông sản nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam (Tổng công ty rau quả nông sản) vẫn là thấp so với Trung Quốc, TháiLan và một số nước khác Chúng ta chưa tận dụng được lợi thế và tiềm năng của mìnhđể phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả.
Các nước Liên minh châu Âu (EU) đang là thị trường tiềm năng đối với ngànhxuất khẩu rau quả của Việt Nam nói chung và Tổng công ty nói riêng Nhu cầu nhậpkhẩu rau quả tươi của thị trường EU là rất lớn, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lêntới 30 tỷ euro (46,6 tỷ USD) Châu Âu là thị trường xuất khẩu dứa chế biến lớn thứ haisau Mỹ của Tổng công ty Khối lượng dứa chế biến xuất khẩu sang thị trường nàychiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu dứa chế biến của Tổng công ty Thịtrường EU có nhiều triển vọng Trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ có các biện phápnhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dứa chế biến cũng như các sản phẩmrau quả tươi, rau quả hộp khác sang thị trường này.
Trang 392.3 Đánh giá tình hình thực hiện một số công tác phục vụ xuất khẩu củaTổng công ty Rau quả, Nông sản
2.3.1 Tổ chức thu mua nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu
Công tác thu mua nguyên liệu hay tiếp nhận sản phẩm rau quả cho chế biến vàxuất khẩu ở Tổng công ty nói chung được thực hiện qua 3 hình thức chính:
Thứ nhất: Thu mua tự do với việc hình thành hệ thống thu mua lưu động tại cácvùng sản xuất để vận chuyển thẳng tới nhà máy hoặc kho bảo quản Hệ thống này cóthể thu mua, chọn lọc những sản phẩm có chất lượng cao, nhưng khó có thể huy độngđược một khối lượng lớn trong thời gian ngắn Nếu nguyên liệu nhiều thì có thể đảmbảo cho nhà máy hoạt động liên tục nhưng nếu nguyên liệu thiếu thì thời gian chết rấtnhiều, hình thức này thường được áp dụng trong việc thu mua từ các hộ, liên hộ.
Thứ hai: Ký kết hợp đồng với người sản xuất (trồng trọt), người sản xuất giaohàng tại các điểm cố định do Tổng công ty đặt Hoạt động này thường được thực hiệnqua hai giai đoạn, người trồng trọt giao hàng tới các địa điểm tập trung để lựa chọn,phân loại cho chế biến hay xuất khẩu Nhờ đó có thể tập trung được một khối lượnglớn nguyên vật liệu trong thời gian ngắn nhưng phải đầu tư lớn vào các phương tiệnvận chuyển và hệ thống bảo quản Hình thức này thường được áp dụng khi TCT kýhợp đồng với hợp tác xã, tiểu vùng sản xuất rau quả.
Thứ ba: Gia công nông nghiệp, trong hình thức này, Tổng công ty thoả thuậnvới người sản xuất bằng việc bán giống cho người sản xuất và sau đó Tổng công ty sẽmua toàn bộ sản phẩm họ sản xuất Người sản xuất sẽ giao thẳng sản phẩm tới nhàmáy chế biến Với hình thức này thì Tổng công ty có thể dự báo hay an tâm về nguồnnguyên liệu, giá cả và sản lượng để cung cấp cho các nhà máy chế biến hoặc lựa chọncho xuất khẩu tươi Trái lại, Tổng công ty phải mua hết với tất cả các chủng loại màngười sản xuất đã sản xuất được Hình thức này thường được áo dụng với các nôngtrường của mình, các địa phương và các vùng sản xuất có quy mô tương đối lớn.
Mặc dù khối lượng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đã tăng dần qua cácnăm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu của các nhà máy chế biến.Hiện nay Tổng công ty đang sở hữu nhiều nhà máy có công nghê, dây chuyền chế biếnrau quả được nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Ý, Hàn Quốc Tuy nhiên khối lượng sản phẩmsản xuất của nhiều dây chuyền chế biến vẫn đạt rất thấp so với công suất thiết kế
Trang 402.3.2 Công tác nghiên cứu thị trường
Trong những năm qua, công tác nghiên cứu thị trường của Tổng công ty còn rấthạn chế, chưa có những hoạt động phân tích đánh giá về tiềm năng và nhu cầu của thịtrường làm cơ sở cho việc lựa chọn những phân đoạn thị trường mục tiêu và quá trìnhxâm nhập và mở rộng thị trường của Tổng công ty không mang tính chiến lược màphần nào mang tính thụ động Có nghĩa là Tổng công ty chưa xây dựng được mộtchiến lược cụ thể Bởi để đạt được mục tiêu của mình thì mới chỉ có những hoạt độngđơn giản như thu thập ý kiến của khách hàng khi họ đặt mua hàng lần sau và nêu rayêu cầu có tính chất so sánh với lô hàng trước về mẫu mã bao bì, chất lượng, phươngthức chế biến
Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường cũng có được những thành công nhấtđịnh như có những sản phẩm đưa ra phù hợp với khẩu vị khách hàng (Dưa chuột lọsang Đức, Hà Lan ) sản phẩm theo mùa vụ; những sản phẩm mà nước ta sản xuấtđược trái vụ được khách hàng chấp nhận.
Để có thông tin các phòng ban thuộc Tổng công ty đặt mua hàng ngày một sốbáo và tạp chí như: báo Lao động, báo Nông nghiệp, báo Thương Mại Và khai tháccác thông tin từ các báo này Tuy nhiên để giao tiếp kịp thời và chính xác hơn vớikhách hàng năm 2000, văn phòng Tổng công ty bước đầu tiếp cận với phương tiệnthương mại điện tử( thành lập phòng Xúc tiến thương mại) với việc đăng tải thông tintrên Website của Tổng công ty và nhận ý kiến, yêu cầu của khách hàng Tuy nhiênviệc nghiên cứu tìm ra khả năng tiềm tàng của thị trường và phân tích tìm hiểu nhữngvấn đề liên quan tới quá trình tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, do hạn chếvề mặt tài chính, nhân lực và cũng do hình thức xuất khẩu trực tiếp của Tổng công tyvì hình thức xuất khẩu này sẽ làm phân tán hoạt động Marketing
2.3.3 Các hoạt động xúc tiến thương mại
Mục đích của công tác xúc tiến thương mại hiện nay của Tổng công ty là tìmnhững nhà phân phối nước ngoài hoặc nhà mua công nghiệp và thông qua họ đưa sảnphẩm của Tổng công ty rau quả ,Nông sản Việt Nam vào thị trường
Các hoạt động xúc tiến bán hàng của Tổng công ty nhằm đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến thông qua các chính sách xúc tiến bán hàng gồmcó: