Bên cạnh sản phẩm nước quả và nước quả cô đặc, quả hộp là sản phẩm cần được quan tâm phát triển. Quả hộp là quả được chế biến lâu nay được xuất khẩu nhiều, nhất
là dứa hộp được nhiều thị trường ưa chuộng và xuất khẩu có hiệu quả cao hơn nhiều loại hoa quả khác. Theo đánh giá của FAO, thị trường thế giới hàng năm có nhu cầu khoảng 800-900 nghìn tấn dứa hộp. Thái Lan là nước được xếp hàng đầu thế giới về xuất khẩu quả nhiệt đới, trong đó dứa hộp và nước dứa đạt vài nghìn tấn/năm. Dứa hộp chủ yếu là dứa khoanh, dứa miếng và nước dứa cô đặc là các dạng sản phẩm chế biến chủ yếu của mặt hàng dứa. Để có một tấn sản phẩm dứa cô đặc xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu nhiều gấp 4-5 lần nguyên liệu dứa đóng hộp và việc xuất khẩu chủng loại sản phẩm này nhiều hơn còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách nước ngoài. Ngoài dứa hộp còn nhiều loại quả khác có thể chế biến dưới dạng đóng hộp để xuất khẩu như: vải hộp nước đường, nhãn, chôm chôm .
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
3.2.1.Giải pháp về nguyên vật liệu
Hiện nay với hệ thống các nhà máy chế biến của mình với Tổng công ty là 68 nghìn tấn/năm. Diện tích đất canh tác của tổng công ty có giới hạn, Tổng công ty phải mua nguyên liệu ngoài là chính. Trong những năm qua do hạn chế về nguồn nguyên liệu nên công suất chế biến thực tế của các nhà máy chỉ đạt 30-40% công suất lắp đặt. Chính vì vây, việc cung cấp đủ số lượng sản phẩm xuất khẩu hay nguyên liệu để chế biến sản phẩm xuất khẩu là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Qua đó làm giảm giá thành sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn trong xuất khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Tổng công ty có thể có một số hướng sau:
Thứ nhất: Việc tổ chức các vùng sản xuất Rau quả của tổng công ty cần phải giải
quyết thoả đáng, hài hoà lợi ích kinh tế với việc xuất khẩu và chế biến xuất khẩu, phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa Tổng công ty và người sản xuất nguyên liệu. Có vậy thì Tổng công ty mới đảm bảo được nguồn nguyên kiệu cung cấp ổn định về giá cả và số lượng, vừa đảm bảo cho người sản xuất có thị trường tiêu thụ ổn định.
Để thực hiện được liên kết này, Tổng công ty căn cứ vào thông tin về thị trường và khả năng sản xuất của mình, với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tỉnh, huyện trực tiếp ký kết hợp đồng với các nông hộ. Hợp đồng sản xuất và cung cấp sản phẩm
này có thể ký dưới nhiều hình thức: hợp đồng dài hạn, hợp đồng chính vụ và trái vụ. Nhằm duy trì mối quan hệ kinh tế này chặt chẽ và thường xuyên đảm bảo lợi ích kinh tế cho đôi bên và tin cậy lẫn nhau, phải đảm bảo giá cả thoả đáng và ổn định cho bù đắp được chi phí sản xuất, có phần thu nhập ròng để tích luỹ và cải thiện đời sống cho nhân dân. Đối với các loại cây trồng ngắn ngày như: dứa, ngô bao tử, dưa chuột... Tổng công ty có thể xác định giá mua nguyên liệu, nếu đến thời vụ giá thu hoạch thời vụ cao hơn giá hợp đồng, tổng công ty sẽ nâng giá lên một chút. Ngược lại, giá trị trường thấp hơn giá trị ký kết thì vẫn giữ nguyên giá đã ký. Khi gặp rủi ro do thiên tai gây ra, Tổng công ty có thể bàn bạc để hỗ trợ cho người sản xuất chẳng hạn khoảng 50% giá trị thiện hại. Đối với những sản phẩm có tính thời vụ rõ nét, cần nguyên liệu cho sản xuất chế biến đều đặn trong năm, nhưng điều kiện dự trữ của các nông hộ, tăng thu nhập cho họ, lại vừa giải quyết khó khăn về vốn cho Tổng công ty. Ngoài ra, có thể kéo dài thời gian cung ứng nguyên liệu, khắc phục tính thời vụ, cũng cần thiết phải có mức khuyến khích đối với các nguyên liệu trái vụ.
Do các nông hộ nói chung thường thiếu vốn để phát triển sản xuất Tổng công ty có thể hỗ trợ cho họ bằng cách: đầu tư ứng trước vốn chi phí sản xuất đảm bảo bao tiêu sản phẩm. Việc làm này không những giúp hộ nông dân duy trì phát triển sản xuất mà còn tạo cơ hội cho các nhà máy chế biến, nắm chắc nguồn nguyên liệu ngay từ khi nông dân tổ chức sản xuất, hạn chế tình trạng nguyên liệu lọt vào tay tư thương.
Đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như yêu cầu về vệ sinh thực phẩm ngay từ khi sản xuất, Tổng công ty nên giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, xử lý giống, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh như: cung cấp cho nhân dân những giống rau quả có chất lượng, năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất.
Đối với hệ thông các nông trường, Tổng công ty cũng thực hiện việc giao đất canh tác cho hộ gia đình nông dân áp dụng cơ chế ưu đãi như trên, đồng thời chỉ đạo cơ cấu và diện tích canh tác theo định hướng của mình.
Thứ hai: Xuất phát từ thực trạng sản xuất rau quả ở nước ta hiện nay ở tình trạng
phân tán, manh mún, chưa hình thành các vùng chuyên canh lớn, để tận dụng nguyên liệu Tổng công ty cần phải coi trọng các cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa tại chỗ, phù hợp với nguồn nguyên liệu hiện có và tận dụng được chế phẩm tại chỗ sau chế biến, ở những nơi đã hình thành vùng chuyên canh, có nhiều sản phẩm hàng hoá hình thứ hợp
lý là bố trí đầu tư xây dựng các nhà máy gần vùng nguyên liệu(qui mô của nó tuỳ vào điều kiện mỗi nơi, khả năng vốn, trình độ quản lý...), điều đó sẽ giảm đáng kể chi phí vận chuyển, sử dụng tốt công suất may móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện khâu tho gom hàng, một trong những nguyên nhân làm cho mặt hàng rau quả của Tổng công ty không đủ sức cạnh tranh về giá so với các mặt hàng cùng loại xuất xứ từ các nước xuất khẩu khác là do khâu thu mua hàng chưa hợp lý, có nhiều chi phí phát sinh đẩy giá bán lên cao.Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện khâu thu gom hàng theo hướng giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Tổng công ty cần có các đơn vị tiến hành thu mua trực tiếp tại các đơn vị sản xuất, tránh thông qua trung gian để giảm chi phí. Với các đơn vị có truyền thống có khả năng cung ứng một lượng nguyên liệu lớn và thường xuyên cho Tổng công ty thì Tổng công ty có thể đặt một bộ phận chuyên trách như thiết lập đại lý, văn phòng đại diện để đảm bảo công tác thu gom diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, Tổng công ty vẫn phải hình thành một bộ phận với chức năng di động để tìm nguồn hàng trong dân khi có nhu cầu đột xuất. Trong trường hợp nguồn hàng ở xa, Tổng công ty nên có các biện pháp thu gom, bảo quản, chế biến và nghiệm thu chất lượng để xuất thẳng sang thị trường có hợp đồng đã được ký kết, tránh vận chuyển vòng vèo, vừa phát sinh chi phí, vừa là giảm chất lượng hàng hoá.
Như vậy, hoàn thiện khâu thu gom hàng sẽ giúp Tổng công ty tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và giúp cho Tổng công ty có nguồn hàng ổn định, cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất chế biến hoạt động