1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ - GVHD: Miss Thủy

40 1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 283,5 KB

Nội dung

Thành phố Thanh Hoá là một địa bàn dân cư có số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm năng rất lớn khai thác tín dụng từ đối tượng này. Trong thời gian thực tập tại Viettinbank chi nhánh Thanh Hoá, qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, em nhận thấy rằng mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được chi nhánh chú trọng phát triển, và đây cũng là phương hướng chỉ đạo mà Hội sở Viettinbank đã đưa ra. Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá” để thực hiện nghiên cứu.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong thời kỳ đầu phát triển của một nền kinh tế, khuyến khích

và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hướng đi đúng đắn Đến nay cả nước có một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những đặc thù riêng, mang nhiều lợi thế cũng như những hạn chế so với các doanh nghiệp lớn, hiện nay khối doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đang phải đối mặt với vô số những khó khăn và thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là vấn đề thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “khát vốn”

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất để giảm lạm phát, hệ thống ngân hàng thực hiện cơ cấu lại nợ cho vay theo hướng chọn lọc khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát, cộng với việc tăng giá nhiều mặt hàng đầu vào Hàng loạt các doanh nghiệp phải tuyên

bố ngừng hoạt động nhưng thực chất là phá sản do doanh thu không đủ bù đắp chi phí khi lạm phát và lãi suất thị trường bị đẩy lên quá cao Để vượt qua những khó khăn trước mắt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ngân hàng thương mại về vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thành phố Thanh Hoá là một địa bàn dân cư có số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm năng rất lớn khai thác tín dụng từ đối tượng này Trong thời gian thực tập tại Viettinbank chi nhánh Thanh Hoá, qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, em nhận thấy rằng mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được chi nhánh chú trọng phát triển, và đây cũng là phương hướng chỉ đạo mà Hội sở Viettinbank đã đưa ra Vì vậy em đã

mạnh dạn chọn đề tài “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá” để thực hiện

nghiên cứu.

Trang 2

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH THANH HÓA 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từnăm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủtướng Chính phủ) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một NHTMlớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với hệ thốngmạng lưới trải rộng toàn quốc gồm 150 Sở Giao dịch, Chi nhánh; trên 800 phònggiao dịch; có 4 công ty hạch toán độc lập; 3 đơn vị sự nghiệp và góp vốn liêndoanh thành lập Ngân hàng Indovina Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệuquả hàng đầu trong nước và quốc tế, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm vàdịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá đượcthành lập theo Quyết định số 65/NH-QĐ ngày 08/7/1988 của Tổng Giám đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là thống đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1988, có trụ sở chính tại số 17Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá Ngân hàng TMCPCông thương – Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanhdịch vụ ngân hàng, chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập Hoạtđộng của Chi nhánh phụ thuộc vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vềphân phối thu nhập và các cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ Từ ngày thànhlập đến nay, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Hoá luôn khẳngđịnh được vai trò, vị trí của một NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá,luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới Tuy có những lúc thăng trầm theonhịp đập của nền kinh tế đất nước song trong trong cả quá trình hơn 20 năm xâydựng và trưởng thành là một sự phát triển đi lên với tốc độ nhanh chóng, đónggóp tích cực cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà

1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá thựchiện theo mô hình tổ chức là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà Chi nhánh thực hiện bao

Trang 3

gồm: Huy động vốn; Cho vay; Bảo lãnh; Tài trợ thương mại; Thanh toán, chuyểntiền; Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.

Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận được quy định như sau:

● Ban Giám đốc: quản lý, điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng.

● Phòng tổ chức - hành chính:

- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ;

- Quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế

độ liên quan đến chính sách của cán bộ công nhân viên;

- Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn tài sản tại ngân hàng

- Tham mưu cho Ban Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh;

- Báo cáo hoạt động kinh doanh;

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng;

- Làm đầu mối trong việc thực hiện chế độ kiểm tra ,kiểm soát nội bộ củaNgân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa

- Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng;

- Thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tàichính, chi tiêu nội bộ;

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp cụ thanh toán,

Trang 4

- Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vi tính;

- Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;

- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩmngân hàng

● Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu;

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngoại hối

● Phòng thông tin điện toán:

- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán;

- Bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, đảm bảo thônh suốt hoạt động

● Phòng quản lý rủi ro:

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý rủi ro;

- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủcác giới hạn tín dụng cho từng khách hàng;

- Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấptín dụng và tài sản bảo đảm;

- Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt độngngân hàng;

- Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề;

- Quản lý, khai thác và xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay nhằm thu hồi cáckhoản nợ, theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro

- Tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng (rủi ro tácnghiệp)

● Phòng tiền tệ kho quỹ:

- Thực hiện nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt;

- Cung ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch;

- Thu chi tiền mặt cho khách hàng có lượng giao dịch tiền mặt lớn

- Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vi tính;

- Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;

Trang 5

- Quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngânhàng.

- Thực hiện cho vay bằng hình thức cầm cố

Ngoài ra, tại Ngân hàng Công thương Thanh Hóa còn có Bộ phận kiểmtra, kiểm soát trực thuộc Ban Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Côngthương Việt Nam, thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạtđộng tại Ngân hàng Công thương Thanh Hóa theo sự phân công, phân nhiệm củaNgân hàng Công thương Việt Nam

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Thanh Hóa được thểhiện qua sơ đồ sau (xem trang bên):

Trang 6

1.3 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa những năm gần đây.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –Chi nhánh Thanh Hóa đã có những bước thăng trầm do sự mở rộng mạng lưới

Trang 7

chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn, cạnh tranh trong lĩnh vực tàichính ngân hàng ngày càng khốc liệt Tuy vậy, kết quả kinh doanh của Chinhánh vẫn có những phát triển vượt bậc, năm sau cao hơn năm trước cả về quy

mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, cho vay nền kinh tế, lợi nhuận kinhdoanh, thu nhập bình quân đầu người…, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2011

Trang 8

PHẦN HAI TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái niệm

Khái niệm DNVVN được hiểu trên khái niệm DN Theo Luật Doanh

nghiệp năm 2005, “Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Theo đó,

DNVVN là những DN thỏa mãn một số tiêu chí xác định nào đó do Nhà nướcđặt ra DNVVN được chia làm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa

Tiêu chí xác định DNVVN dựa trên các yếu tố định tính và định lượng.Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của DN như mức độphức tạp của bộ máy quản lý, mức độ chuyên môn hoá trong DN Các tiêu chínày có ưu điểm so với tiêu chí định lượng là phản ánh đúng bản chất củaDNVVN nhưng rất khó xác định trên thực tế Vì vậy, nhóm tiêu chí định lượngthường được sử dụng hơn bao gồm quy mô vốn đầu tư, số lượng người laođộng, tổng tài sản, lợi nhuận DN… Trên thế giới, các quốc gia và vùng lãnh thổ

có những tiêu chí xác định DNVVN khác nhau Ngay trong một quốc gia cũng

có những tiêu chí khác nhau đối với từng loại hình ngành nghề kinh doanh, cáctiêu chí này cũng thay đổi theo hướng tăng dần qua thời gian và mức độ pháttriển của nền kinh tế

Một số quốc gia có những tiêu chí xác định khác biệt như giá trị TSCĐ;vốn bình quân cho một lao động… nhưng phần lớn các quốc gia lấy chỉ tiêu sốlao động bình quân hàng năm và vốn đầu tư làm tiêu chí xác định Theo tiêu chícủa Ngân hàng Thế giới, DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động bình quânhàng năm dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50

Trang 9

người, còn DN vừa có từ 50 đến 300 lao động Ở một số quốc gia và khu vựctrên thế giới như sau:

Ở Việt Nam, ban đầu theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày

23/9/2001, DNVVN được định nghĩa là “cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập,

đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10

tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” Sau đó,

khái niệm này được cụ thể hóa trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ban hànhngày 30/09/2009 như sau:

Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

≤ 20 tỷđồng

>10 - 200người

>20 – 100

tỷ đồng

> 200-300người

Trang 10

xây dựng đồng người tỷ đồng ngườiIII Thương mại và

dịch vụ

≤10 tỷđồng

> 10 -50người

> 10 - 50 tỷđồng

> 50 - 100người

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP)

Để xác định một DN là DNVVN, có thể áp dụng cả hai hoặc một tronghai chỉ tiêu nói trên căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành nghề,lĩnh vực, từng địa phương

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy môn vốn không lớn, bộ máy hoạt động gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp Thông thường, DNVNN được giới hạn quy mô vốn ở

một khoảng nhất định và không quá lớn Đặc điểm này dẫn đến nhiều đặc điểmkhác của DNVVN Vì nguồn vốn ban đầu thường là nhỏ, thành lập mộtDNVVN không quá khó khăn, trong điều kiện như hiện nay lại có thể lựa chọnnhiều loại hình DN Trong một chừng mực nhất định, so với các DN lớn, mộtlợi thế rõ rệt của DNVVN là gọn nhẹ và linh hoạt DNVVN với số lượng laođộng ít, không đòi hỏi một bộ máy quản lý cồng kềnh, cơ cấu tổ chức phức tạp,nhiều phòng ban Điều này làm giảm chi phí quản lý, tăng lợi nhuận cho DN

Năng động, nhạy bén, dễ thích ứng với những thay đổi của thị trường.

Do quy mô nhỏ, các DNVVN là những DN bám sát với thị trường nhất,DNVVN có thể điều chuyển hướng kinh doanh với tốc độ nhanh nhất Các DNnày có thể linh hoạt chuyển đổi, cắt giảm, bổ sung ngành nghề, lĩnh vực hoạtđộng, mở rộng mạng lưới kinh doanh phù hợp với từng điều kiện của thịtrường, đặc biệt là những thị trường mang tính chất địa phương Điều này tạođiều kiện cho DNVVN đa dạng hóa các mặt hàng, dịch vụ cung ứng, sẵn sàngđầu tư vào những lĩnh vực mới, những lĩnh vực có nhiều rủi ro Kinh doanhkhông hiệu quả trong lĩnh vực này thì các DNVVN có thể nhanh chóng chuyểnđổi sang lĩnh vực khác, giảm bớt được tình trạng cắt giảm nhân công hàng loạtnhư các DN lớn

Chủ động, linh hoạt về giá cả, vài năm trở lại đây, trong bối cảnh hàng

loạt các tập đoàn, DN lớn trên thế giới liên tiếp đương đầu với các vụ bê bốikhiến các nhà đầu tư mất lòng tin, thì không ít DNVVN lại “ngược dòng nước”vươn lên thành những điểm sáng Nhờ cơ cấu gọn nhẹ, giá thành được coi làmột trong những vũ khí lợi hại nhất của các DNVVN nhằm đáp ứng nhu cầucủa thị trường luôn “thiên biến vạn hoá” Trong khi các DN lớn vất vả vớinhững kế hoạch cắt giảm chi phí để hạ giá thành, thì những DNVVN liên tục

Trang 11

đưa ra nhiều mức giá linh hoạt khác nhau phù hợp với túi tiền của mọi KH.

Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, cập nhật những công nghệ hiện đại Chi phí hình thành TSCĐ ban đầu của DNVVN thường không quá lớn nên

có thể dễ dàng đổi mới trang thiết bị, máy móc khi thay đổi ngành nghề kinhdoanh hoặc TSCĐ bị hao mòn vô hình Dây chuyền sản xuất mang tính chấtsản xuất hàng loạt của các DN lớn có giá trị rất lớn, việc thay đổi các khoảnmục TSCĐ là điều không hề dễ dàng Việc đổi mới trang thiết bị tạo điều kiệncho các DNVVN cập nhật những công nghệ hiện đại, công suất cao, tăng năngsuất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh

Khả năng tài chính hạn chế, đây là khó khăn lớn nhất của các

DNVVN cũng xuất phát từ đặc điểm hoạt động quy mô nhỏ của các DN này,với nguồn vốn đầu tư hạn chế, mỗi DN có thể lâm vào thiếu vốn thậm chí thiếutrầm trọng khi có nhu cầu mở rộng thị trường, mở rộng đầu tư hay đổi mới,nâng cấp trang thiết bị, đặc biệt là những trang thiết bị đòi hỏi vốn lớn Tìnhtrạng thiếu vốn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của DN

Năng lực cạnh tranh còn thấp, thị phần hoạt động nhỏ, các DNVVN

thường không cạnh tranh được với các DN lớn trong sản xuất dây chuyền hàngloạt do hạn chế về quy mô TSCĐ, trang thiết bị máy móc Vì vậy chỉ đáp ứngmột phần nhỏ nhu cầu cho thị trường, chiếm thị phần nhỏ trong nền kinh tế.Ngoài ra, DNVVN gặp khó khăn trong thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tácvới các đơn vị kinh tế bên ngoài địa phương DN đó đang hoạt động

Khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, mỗi DN cần có kế hoạch

kinh doanh hiệu quả, đảm bảo nguồn trả nợ thì mới có khả năng tiếp cận vốntín dụng ngân hàng Nếu không phải là KH truyền thống thì khó tiếp cận đượcnhững chính sách tín dụng ưu đãi Hạn chế về nhân lực và quản lý, về khả năngtiếp cận thông tin thị trường, chưa minh bạch tài chính, vốn tự có thấp lànhững nguyên nhân chính khiến ngân hàng e ngại khi cho vay DNVVN Mỗikhoản vay của các DNVVN có chi phí cao so với lợi nhuận thu được, các mónvay bị chia nhỏ gây khó khăn trong việc thu hồi vốn Nếu xảy ra rủi ro phải xử

lý TSĐB cũng rất tốn kém và mất nhiều thời gian

Nguồn nhân lực chất lượng không cao, đa số các chủ DNVVN chưa

được đào tạo bài bản, quản lý chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế nên yếu tốquản lý DN thường hạn chế Ban quản lý yếu kém thường dẫn đến đến một sốtình trạng không chớp được cơ hội kinh doanh, không định lượng được rủi rokhi DN hoạt động Các DNVVN chủ yếu tuyển dụng nguồn lao động phổ thông

Trang 12

nhàn rỗi, ít lao động có tay nghề, lại ít chú trọng đào tạo cán bộ công nhânviên, trình độ tay nghề và kỹ năng làm việc chưa được nâng cao, thiếu bí quyết,không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tư cho nghiên cứu vàphát triển.

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

Nhận định thực trạng kinh tế Việt Nam hiện tại, việc phát triển DN vớiquy mô vừa và nhỏ là một hướng đi đúng đắn Theo thống kê mới nhất thì cảnước hiện có trên 500.000 DNVVN chiếm tới 98% số lượng DN với số vốnđăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng Không riêng chỉ ở Việt Nam mà ở các nềnkinh tế trên thế giới, các DNVVN có một vị trí nhất định và đóng vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế

Tạo việc làm cho người lao động, với số lượng lớn DNVVN như vậy

đã thu hút một số lượng đông đảo người lao động trên cả nước, các DNVVN lạithường phân tán, không tập trung ở các thành phố lớn nên giải quyết tốt vấn đềviệc làm cho người dân ở các vùng địa phương, vùng sâu vùng xa, đặc biệt làtầng lớp lao động phổ thông có tay nghề thấp, góp phần tăng thu nhập chongười lao động, nâng cao đời sống dân cư

Đóng góp tích cực vào thu nhập quốc dân Mặc dù thị phần hoạt động

nhỏ nhưng bù lại bằng số lượng lớn nên nếu tính tổng mức đóng góp vào GDP,các DNVVN đóng góp một phần không nhỏ trong thu nhập của nền kinh tế.Thông thường, khối các DNVVN đóng góp khoảng 40% GDP hàng năm

Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, các DNVVN thường là các DN cung

cấp nguyên liệu đầu vào, làm đại lý, thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩmcho các DN lớn Như vậy, các DNVVN đóng vai trò là cầu nối của các DN lớn,vừa đảm bảo đầu vào vừa đảm bảo đầu ra cho các DN này

Duy trì và phát triển các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các

DNVVN có quy mô nhỏ rất thích hợp cho sản xuất các mặt hàng thủ côngtruyền thống, vì những sản phẩm này không mang tính chất sản xuất đồng loạt

mà có tính chất độc đáo, tinh xảo, đòi hỏi lao động có óc sáng tạo và sự khéoléo Những mặt hàng này đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu, bán chokhách du lịch nước ngoài, mang lại nguồn cung ngoại tệ đồng thời tăng thunhập cho nền kinh tế

Khối lượng hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế phong phú cả về lượng và chất DNVVN có ưu thế về số lượng, hoạt động ở hầu hết các lĩnh

vực, ngành nghề kinh doanh Ở Việt Nam, gần như lĩnh vực nào cũng có sự

Trang 13

tham gia của các DNVVN trừ một số lĩnh vực có rào cản gia nhập thị trườnglớn như cung ứng điện, cung cấp dịch vụ viễn thông là các DN lớn độcquyền…Vì thế, các DNVVN đã tạo ra một khối lượng khổng lồ những loạihàng hóa, dịch vụ và cung ứng cho nềm kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Độc quyền là một trong những thất bại của thị trường, sự tồn tại của cácDNVVN góp phần giải quyết thất bại này Các lĩnh vực độc quyền ngày càng

gỡ bỏ rào cản gia nhập thị trường để các DN có thể tham gia Người tiêu dùng

có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm và chất lượng phục vụ, tạo điều kiện duy trì

tự do cạnh tranh trong nền kinh tế

Đảm bảo tính năng động cho nền kinh tế Vì hạn chế về khả năng tài

chính, DNVVN khó cạnh tranh được với DN lớn trong sản xuất dây chuyền,các DN này phải tìm mọi biện pháp chuyển đổi mặt hàng nhanh, phù hợp vớithị hiếu người tiêu dùng, len lỏi vào các thị trường tiềm năng để tạo chỗ đứngcho riêng mình, như vậy phát huy tính năng động của các DN, sẵn sàng thíchứng mọi thay đổi của nền kinh tế

Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế Các DNVVN

phân bố rải rác ở khắp các vùng miền, thu hút một số lượng lớn nguồn lao độngnhàn rỗi, đặc biệt là lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp, giảm dần sốlượng người lao động nông nghiệp, tăng cơ cấu lao động trong các ngành sảnxuất công nghiệp và dịch vụ Hoạt động của các DNVVN cũng góp phần tăngdần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân

Góp phần tạo ra sự cân đối trong nền kinh tế Các DNVVN có thể

thâm nhập các thị trường tiêu dùng nhỏ lẻ mà DN lớn bỏ qua vì lợi nhuận quá

ít Mọi địa phương, vùng miền đều có lợi thế cạnh tranh, do vậy DNVVN hoạtđộng ở khắp các địa phương chứ ít tập trung nhiều ở các thành phố lớn Điềunày giúp nền kinh tế có được sự cân đối, không chênh lệch quá nhiều về mức

độ phát triển giữa các vùng miền Sự phân bố rải rác các DNVVN còn hạn chếdòng người về các thành phố lớn làm việc, giảm sức ép dân số đông cho cácthành phố lớn

1.2 Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm

Mở rộng cho vay DNVVN là việc NHTM thực hiện các biện pháp đểtăng số lượng và quy mô các khoản vay với đối tượng KH là DNVVN Cácbiện pháp này phải gắn liền với sự gia tăng lợi nhuận của ngân hàng và đi kèmvới việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với những khoản vay này

Trang 14

* Sự cần thiết phải mở rộng cho vay

Đối với DNVVN, với các DN nói chung, vốn là yếu tố quan trọng hàng

đầu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh Việt Nam có một số lượng lớncác DNVVN, phần lớn có khả năng tài chính hạn chế, lại khó tiếp cận nguồnvốn tín dụng ngân hàng Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinhdoanh của các DN Việc NHTM mở rộng tín dụng sẽ góp phần giải quyết khókhăn lớn nhất của DNVVN là vấn đề thiếu vốn, tạo điều kiện cho hoạt độngkinh doanh của các DN được diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn, nâng caohiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng cạnh tranh

Nguồn tài trợ chi phí tín dụng ngân hàng được lấy từ doanh thu của các

DN, như vậy để đảm bảo nguồn trả nợ, các DNVVN buộc phải linh hoạt, lựachọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, tìm kiếm thị trường tiềm năng, đảm bảokinh doanh có lãi, phát huy tính năng động của mình để tìm kiếm một chỗ đứngtrên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay

Bằng việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng, các DNVVN, đã tạo được đònbẩy tài chính, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn Nếu sử dụng thích hợp, đòn bẩytài chính sẽ mang lại tỷ lệ lợi nhuận cao so với mỗi đồng vốn chủ sở hữu.Ngoài ra, lãi vay là chi phí trước thuế nên sử dụng vốn vay sẽ tiết kiệm đượcmột khoản thuế cho DN

Đối với các NHTM, cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu

cho ngân hàng Hiện nay, môi trường kinh doanh dịch vụ ngân hàng ngày càngcạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càngchiếm thị phần lớn, các NHTM trong nước cần phải khai thác những KH tiềmnăng, trong đó các DNVVN có tiềm năng đặc biệt với một số lượng đông đảotrong nền kinh tế, quy mô sản xuất nhỏ, khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn ngânhàng không bị ứ đọng quá lâu ở các DN

Cho vay các DN lớn phần lớn là các khoản vay có giá trị lớn, lâu thuhồi, đôi khi phải cho vay với lãi suất ưu đãi do có sự bảo hộ của Nhà nước, nếumột DN mất khả năng trả nợ thì tổn thất của ngân hàng sẽ rất lớn Khi cho vaycác DNVVN, các khoản cho vay của ngân hàng được chia nhỏ, phân tán rủi ro,khi xảy ra rủi ro tín dụng với một khoản vay nào đó thì tổn thất của ngân hàngcũng không quá lớn Như vậy thay vì cho vay một DN lớn thì NHTM có thể lựachọn cho vay hàng trăm DNVVN với giá trị tương đương để hạn chế rủi ro,đảm bảo nguyên tắc đầu tư “không cho tất cả trứng vào một giỏ”

Ngoài ra, mở rộng cho vay DNVVN đồng nghĩa với việc NHTM phải

Trang 15

tìm kiếm được những KH mới, tạo điều kiện cho ngân hàng quảng bá và cungcấp những sản phẩm dịch vụ liên quan cho DN như dịch vụ thanh toán trongnước, thanh toán quốc tế, thanh toán lương công nhân viên qua thẻ, cho thuêngăn tủ sắt…qua đó tăng thu nhập ngoài lãi từ các hoạt động dịch vụ của ngânhàng.

Đối với nền kinh tế, việc các NHTM mở rộng hoạt động cho vay

DNVVN đã góp phần khắc phục những hạn chế của DNVVN, giúp các DNphát huy những lợi thế của mình Các DNVNN hoạt động tốt, thu hút lao động,giải quyết các vấn đề thất nghiệp, đóng góp vào thu nhập quốc dân, góp phầnxây dựng một nền kinh tế ổn định và vững mạnh

Ngoài ra, để có nguồn vốn thực hiện mở rộng cho vay, các NHTM phảitích cực hơn trong công tác huy động vốn, tìm kiếm những nguồn huy động cótính chất ổn định, chi phí vốn trung bình thấp, đặc biệt là huy động trong dân

cư, như vậy tiết kiệm của nền kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả, luồngvốn luân chuyển nhanh từ người có vốn đến người cần vốn, góp phần tăng

trưởng kinh tế đất nước

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank chi nhánh Thanh Hóa

2.2.1 Quy trình nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank chi nhánh Thanh Hóa

Quy trình nghiệp vụ cho vay DNVVN tại Vietinbank chi nhánh ThanhHóa được thực hiện theo quyết định số 130/NHNT.QLTD ban hành ngày12/8/2002 Theo đó, quy trình cho vay được thực hiện theo các bước sau:

a Quy trình xét duyệt cho vay

Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn

+ Cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của DNVVN+ Kiếm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và phùhợp giữa các hồ sơ

Bước 2: Thẩm định cho vay

Tùy theo từng hình thức cho vay, đối tượng KH và điều kiện thực tế tạichi nhánh, cán bộ cho vay hoặc cán bộ tái thẩm định lựa chọn phương phápthẩm định sao cho đảm bảo các nội dung sau:

+ Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của KH khi vayvốn và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn

Trang 16

+ Đánh giá tính khả thi của dự án, phương án vay

+ Đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của KH

+ Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra

+ Đánh giá TSĐB vốn vay (nếu có)

Sau khi hoàn tất thẩm định, cán bộ cho vay lập báo cáo thẩm định, ghi rõ

ý kiến đánh giá về dự án, phương án và nêu rõ quan điểm đồng ý cho vay, từchối cho vay, hay nêu các đề xuất khác và trình bộ phận trực tiếp cho vay xétduyệt

Căn cứ vào báo cáo thẩm định, hồ sơ vay vốn của KH, bộ phận trực tiếpcho vay ghi ý kiến đánh giá về KH, dự án, món vay đồng thời nêu rõ các quanđiểm đồng ý cho vay, từ chối cho vay hoặc các đề xuất khác, sau đó trình toàn bộ

hồ sơ và báo cáo thẩm định cho người quyết định cho vay để xem xét quyết định

Bước 3: Quyết định cho vay

Trong phạm vi quyền hạn được ủy quyền, căn cứ nội dung báo cáo thẩmđịnh của bộ phận trực tiếp cho vay và hồ sơ vay vốn, người quyết định cho vay

ra một trong các quyết định đồng ý cho vay, từ chối cho vay hoặc yêu cầu bổsung , kiểm tra lại thông tin hoặc các quyết định khác

* Trong trường hợp đồng ý cho vay

+ Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo và trình phụ trách bộ phận trực tiếpcho vay hợp đồng vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay hoặc thông báo gửi KHcác điều kiện ràng buộc

+ Phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soáttrên từng trang hợp đồng tín dụng, ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liênquan do cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo Trình toàn bộ hồ sơ và tài liệu đó chongười quyết định cho vay

+ Sau khi các văn bản đã được ký kết giữa các bên, cán bộ trực tiếp chovay đóng dấu, lấy số công văn và gửi theo quy định

+ Khai báo theo quy định trên HOST

+ Phân loại hồ sơ, lưu trữ hồ sơ theo quy định tại từng chi nhánh

* Trường hợp từ chối cho vay

+ Cán bộ trực tiếp cho vay dự thảo thông báo trả lời từ chối KH, nêu rõ

lý do từ chối cho vay

+ Trình bộ phận trực tiếp cho vay kiểm soát và người quyết định cho vay

ký thông báo trả lời KH

+ Trả lại KH hồ sơ xin vay vốn trong trường hợp phải trả lại

Trang 17

* Trường hợp yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thông tin

+ Cán bộ trực tiếp cho vay thu thập các thông tin theo yêu cầu của ngườiquyết định cho vay

+Thông qua bộ phận trực tiếp cho vay trình người quyết định cho vayxem xét quyết định cho vay

* Trường hợp yêu cầu tái thẩm định, thông qua Hội đồng tín dụng

cơ sở hoặc trưng cầu ý kiến thẩm định của bên thứ ba

Cán bộ trực tiếp cho vay sao hồ sơ gửi cán bộ thực hiện tái thẩm định/cácthành viên Hội đồng tín dụng/ bên thứ ba, cung cấp bổ sung các thông tin, tàiliệu theo yêu cầu của các bên

* Trường hợp trình Trung ương:

+ Chi nhánh tuân thủ theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tíndụng Trong trường hợp vượt thẩm quyền quyết định của người quyết định chovay như: vượt hạn mức dư nợ tối đa của một KH, vượt hạn mức phán quyếtmột lần cho vay trung và dài hạn, vượt thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụngđối với một KH đã được Tổng Giám đốc duyệt, cho vay ngoài khu vực đầu tưđược phân công, chi nhánh lập hồ sơ trình Trung ương xem xét giải quyết

+ Sau khi hoàn tất các bước như trên, hồ sơ được phân loại và gửi đến bộphận kế toán cho vay, bộ phận kho quỹ, gửi KH và lưu giữ tại bộ phận trực tiếpcho vay (do cán bộ trực tiếp cho vay quản lý)

+ Cán bộ trực tiếp cho vay lưu giữ và bảo quản chặt chẽ toàn bộ tài liệu

do KH cung cấp, hồ sơ tín dụng (bản gốc), các biên bản làm việc và ghi chéplàm việc và các tài liệu liên quan khác Các tờ trình, báo cáo phát sinh trongquá trình cho vay, nếu bản gốc đã được lưu tại phòng kế toán hoặc phòng khoquỹ thì phải chụp lưu bản sao Sau khi KH trả hết nợ gốc và lãi thì lập bảng kêcác chứng từ kèm hồ sơ vay để lưu giữ theo chế độ quy định

b Quy trình phát tiền vay

Bước 1: Nhận và kiểm tra các căn cứ phát tiền vay

+ Cán bộ trực tiếp cho vay thực hiện việc kiểm tra các căn cứ rút tiền vayphù hợp với hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành, ký trình phụ trách bộphận trực tiếp cho vay bao gồm: Các giấy tờ liên quan đến việc rút vốn vay củaKH; Hợp đồng tín dụng đã ký, Giấy nhận nợ

+ Phụ trách phận trực tiếp cho vay kiểm soát, nêu rõ quan điểm chấpthuận phát tiền vay hoặc không chấp nhận phát tiền vay và trình người xétduyệt phát tiền vay

Trang 18

+ Người xét duyệt phát tiền vay kiểm tra hồ sơ và ra quyết định chấpthuận phát tiền vay hoạt từ chối phát tiền vay và nêu rõ lý do và chuyển hồ sơlại bộ phận trực tiếp cho vay thực hiện các quyết định của mình.

Bước 2: Thực hiện phát tiền vay

+ Trường hợp được người xét duyệt cho vay chấp thuận phát tiền vay,cán bộ trực tiếp cho vay thông báo cho KH và chuyển hồ sơ cho bộ phần cóliên quan để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu của KH

+ Trong trường hợp khác, dự thảo công văn trả lời và hoàn trả hồ sơ yêucầu rút tiền vay cho KH

c Quy trình kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay

+ Bộ phận trực triếp cho vay thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay vàđánh giá khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của KH định kỳ 6 tháng 1lần Trường hợp cho vay cán bộ công nhân viên thực hiện kiểm tra đột xuất nếucần thiết

+ Lập báo cáo kiểm tra, đề xuất kiến nghị và trình phụ trách bộ phậntrực tiếp cho vay làm căn cứ để kiểm tra nội dung, ghi ý kiến cá nhân, đề xuấtgiải pháp và biện pháp xử lý

+ Thủ trưởng đơn vị cho vay trực tiếp ra các quyết định xử lý phù hợp

d Quy trình thu nợ

Bước 1: Đôn đốc, thực hiện thu hồi nợ

+ Trước ngày đến hạn trả nợ, cán bộ trực tiếp cho vay thông báo cho KHtổng số nợ phải trả

+ Nếu KH có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ, cán bộ trực tiếp cho vayxem xét thẩm định nhu cầu thực tế, ghi ý kiến để xuất trình bộ phận trực tiếpcho vay

+ Quá ngày đến hạn trả nợ, KH không trả hoặc trả không đủ, không có

đề nghị gia hạn nợ hoặc đề nghị nhưng không được chấp nhận thì cán bộ trựctiếp cho vay phối hợp với kế toán thực hiện thủ tục chuyển nợ xấu và tiếp tụcđôn đốc thu hồi nợ

Bước 2: Xử lý tài sản đảm bảo

+ Nếu KH trả hết nợ, cán bộ trực tiếp cho vay trình phụ trách bộ phậntrực tiếp cho vay thực hiện thủ tục hoàn trả hồ sơ TSĐB tiền vay

+ Nếu KH không trả được nợ, thực hiện trình tự và thủ tục xử lý TSĐB

để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và Vietcombank

2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Trang 19

Vietinbank chi nhánh Thanh Hóa

Kết quả hoạt động cho vay DNVVN năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011được thể hiện tổng quát qua một số chỉ tiêu thời điểm và thời kỳ như sau:

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu thời điểm

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank Thanh Hóa)

Để đánh giá thực trạng mở rộng cho vay DNVVN, phân tích những chỉtiêu phản ánh sự mở rộng cho vay DNVVN dưới đây:

2.2.2.1 Số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại chi nhánh

Bảng 2.6: Số lượng KH DNVVN vay vốn tại chi nhánh

Trang 20

Mức tăng tuyệt đối 10 9 4

Tỷ trọng DNVVN/tổng số KH

DN

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietinbank Thanh Hóa)

Số lượng KH DNVVN tăng qua các thời kỳ nhưng giảm dần cả về mứctăng tuyệt đối và tốc độ tăng tương đối Tại 30/06/2010, số lượng DNVVN tăng

10 DN, tăng gần 40% so với tại thời điểm 31/12/2009 nhưng sau đó giảm dần,đến 30/6/2011 mức tăng chỉ là 8,8% tương ứng với 4 KH so với thời điểm31/12/2010

Nguyên nhân là do năm 2010 là năm hoạt động thứ 2 của chi nhánh saukhi thành lập, trong thời kỳ đầu thì khả năng tìm kiếm KH mới cũng dễ dànghơn, tốc độ tăng tương đối cao hơn so với các năm sau Năm 2010 chi nhánhxây dựng mối quan hệ tín dụng mới với 20 KH DN thì có tới 19 KH DNVVN.Như vậy, nếu xét theo chỉ tiêu tăng số lượng KH DNVVN chi nhánh đã đạtđược những kết quả nhất định trong mở rộng cho vay DNVVN

Trong tổng số KH vay vốn với chi nhánh, số lượng KH cá nhân chiếm đa

số nên tỷ trọng KH DNVVN so với tổng số KH không cao, chỉ đạt trên dưới30% Tuy nhiên, trong tổng số KH DN thì DNVVN chiếm đa số, luôn chiếmhơn 80% tổng số KH DN đặc biệt tại 31/12/2010 con số này lên đến 86% Sựgia tăng số lượng KH DN chủ yếu là tăng KH DNVVN Chi nhánh mới thànhlập, quy mô hoạt động còn tương đối nhỏ nên cho vay đối tượng DNVVN làphù hợp nhất đối quy mô huy động vốn, cơ cấu kỳ hạn huy động và khả năngtài chính của chi nhánh, hơn là cho vay DN lớn Như vậy, chi nhánh đã chútrọng khai thác đối tượng DNVVN để mở rộng cho vay

Trong hoạt động ngân hàng, cho vay là nghiệp vụ chủ yếu mang lại lợinhuận cho ngân hàng Vì vậy, việc tìm kiếm KH và đặt quan hệ tín dụng, đồngthời giữ chân KH truyền thống là ưu tiên hàng đầu của mỗi NHTM Qua nhữngnhận xét trên cho thấy, Vietinbank chi nhánh Thanh Hoa đã không ngừng xâydựng quan hệ tín dụng mới và chủ yếu đối với KH DNVVN, chi nhánh đang điđúng hướng và bám sát với định hướng tập trung khai thác các DNVVN nhưchỉ đạo của Hội sở chính Vietinbank Khi quy mô hoạt động tăng lên sẽ đẩymạnh mở rộng tín dụng hơn nữa đối với các DN lớn

Ngày đăng: 18/02/2014, 14:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nhà báo Trần Thị Hường, Vay vốn ngân hàng: Thách thức lớn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, www.baokinhteht.com.vn Khác
4. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Khác
5. Vietinbank Chi nhánh Thanh Hoa, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 Khác
6. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Giáo trình Marketing ngân hàng, NXB Thống kê Khác
7. Các trang web:- www.vietcombank.com.vn - www.vietinbank.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1:  Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ một số nước trên thế giới - BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ - GVHD: Miss Thủy
Bảng 1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ một số nước trên thế giới (Trang 9)
Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ - GVHD: Miss Thủy
Bảng 1.2 Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (Trang 9)
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu thời điểm - BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ - GVHD: Miss Thủy
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thời điểm (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w