vậy nhất định phải có một loại hình đầu tư tài chính, cho vay đối với lực lượngnày của một định chế Tài chính – Ngân hàng.Thực tế trong mấy năm gần đây các NHTM đã chú trọng quan tâm đến
Trang 1Giáo viên hướng dẫn :
Họ tên sinh viên : Nguyễn Hữu Thế
- -
Trang 2Mục Lục
Lời mở đầu 5
Chương 1: Khái Quát Về Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Một Ngân Hàng Thương Mại 7
1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của NHTM 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay 8
Đối với Ngân hàng thương mại 8
1.1.3 Phân loại các khoản cho vay 9
1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay 10
1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay 10
1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo 12
1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng 14
1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 15
1.2.1 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 15
1.2.2 Khẳng định về chiến lược kinh tế đất nước, thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân 16
1.2.3 Nguồn gốc hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khẳng định về tiêu dùng của xã hội 17
1.2.4 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – các khách hàng lớn 18
1.2.5 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 20
1.3.1 Các nhân tố chủ quan thuộc phía ngân hàng 20
1.3.2- Các nhân tố khách quan 23
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 25
2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 25
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Ba Đình 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 28
2.1.3 Các hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 29
2.1.4 Chức năng của phòng khách hàng cá nhân 34
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 37
Trang 32.2.1 Yêu cầu và các điều kiện thực hiện cho vay khách hàng cá nhân 37
2.2.1.1 Mục đích cho vay 37
2.2.1.2 Đối tượng nhận vốn vay 37
2.2.1.3 Nguyên tắc vay vốn 37
2.2.1.4 Điều kiện vay vốn 38
2.2.1.5 Phương thức cho vay 38
2.2.1.6 Lãi suất và cách áp dụng lãi suất 38
2.2.2 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân 40
2.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 51
2.2.4.1 Các kết quả đạt được, so sánh kết quả hoạt động qua các năm 2003,2004,2005 51
2.2.4.2 Các sản phẩm cho vay chính đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 54
2.2.4.3 Các hạn chế 56
2.2.4.4 Nguyên nhân 58
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 60
3.1 Định hướng hoạt động và phát triển của chi nhánh 60
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 61
3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing 61
3.2.2 Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân 62
3.2.3 Thực hiện liên kết cho vay 63
3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở phục vụ giao dịch với khách hàng 64
3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 65
3.2.6 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa Ngân hàng với khách hàng, xoá bỏ sự e ngại của khách hàng khi đến xin vay vốn 66
3.3 Kiến nghị 66
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 66
3.3.3 Kiến nghị đối với NHCT nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình nói riêng 68
Kết luận 69
Trang 4Lời mở đầu
Từ khi nền kinh tế nước ta đổi mới cho đến nay đã trải qua gần 20 năm,bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định Nền kinh tế chuyển từ tậptrung bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần đa hình thức sở hữu, các loại hìnhkinh tế này phát triển đa dạng đan xen nhau khiến ranh giới giữa thành phầnnày với thành phần khác không thể cứng nhắc Điển hình là các doanh nghiệpnhà nước sau khi sắp xếp lại và cổ phần hoá không thuần tuý thuộc sở hữuNhà nước mà thu nạp vào đó nhiều yếu tố sở hữu xã hội khác nhau
Ngược lại, quá trình đổi mới phát triển kinh tế trên con đường cải cách
mở cửa và hội nhập cho thắy ngày càng rõ vai trò của các lực lượng kinh tế,các chủ thể kinh tế ngoài quốc doanh như: Kinh tế hộ, KT tư nhân, KT cá thể,
KT tổ nhóm…Các lực lượng này có đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triểncủa xã hội Vị trí của lực lượng này được khẳng định trên cả lý luận và thựctiễn
Để lực lượng này phát triển về mặt tài chính phải có sự hỗ trợ từ phíaNhà nước và cụ thể là hệ thống Tài chính – Ngân hàng Bởi lẽ, các lực lượngkinh tế này có sự tích tụ và tập trung vốn cũng như các mặt khác về quản lý,
về cạnh tranh trên thị trường còn yếu kém Mặt khác để tham gia được vàoquá trình cạnh tranh tồn tại và phát triển cùng các lực lượng kinh tế khác nócũng có những đặc trưng riêng tạo nên thế mạnh nhất định: nó có những thịphần, những ngành hàng, những lĩnh vực kinh doanh mà các thành phần kinh
tế khác không thể làm, chỉ có lực lượng kinh tế này mới che lấp được khoảngtrống này mà các thành phần kinh tế khác không thể bao quát được, nói mộtcách tổng quát hơn là là nền kinh tế không thể vận hành nếu thiếu đi lực lượngkinh tế này
Lực lượng kinh tế này cũng như các lực lượng kinh tế khác, nó cũng cónhu cầu đầu tư cần vay vốn ngân hàng nhưng do nó có những đặc thù riêng vì
Trang 5vậy nhất định phải có một loại hình đầu tư tài chính, cho vay đối với lực lượngnày của một định chế Tài chính – Ngân hàng.
Thực tế trong mấy năm gần đây các NHTM đã chú trọng quan tâm đếnđối tượng khách hàng cá nhân này Đã có những sự điều chỉnh nhất định, đặcbiệt về mô hình tổ chức cũng như chiến lược hoạt động nên đã gặt hái đượckết quả rất khả quan cả về tỷ trọng cũng như chất lượng tín dụng
Nhờ vốn cho vay của ngân hàng hơn 10 triệu hộ nông dân, hàng vạn kinh
tế trang trại, hàng vạn Hợp tác xã sau chuyển đổi, nhiều ngành nghề truyềnthống thủ công cơ khí, làng nghề, hàng vạn cán bộ công nhân viên, sinh viên
đã giải quyết được rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, bổ sung thêm nguồnlực tăng khả năng đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo thêm nhiều sản phẩm đadạng cho nền kinh tế
Tuy nhiên ở một số NHTM, đặc biệt là ở Chi nhánh Ngân hàng Côngthương khu vực Ba Đình qua chúng tôi xem xét việc cho vay đối với nhómkhách hàng cá nhân còn gặp nhiều khó khăn Để giải quyết khó khăn này cũngnhư phát triển mảng cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân chúng ta cầntiếp tục tìm hiểu để tìm ra các giải pháp Đây là lý do chính mà tôi lựa chọn đề
tài: “Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 : Khái quát về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân củamột Ngân hàng thương mại
Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chinhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình
nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình
Trang 6Chương 1: Khái Quát Về Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá
Nhân Của Một Ngân Hàng Thương Mại.
1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của NHTM.
1.1.1 Khái niệm
Định nghĩa NHTM
ở Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theođịnh hướng XHCN Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, đượcbảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗnhợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng Các doanhnghiệp, không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác vàcạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật
Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra nhữngtiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổchức tín dụng khác Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của cácngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nềnkinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân Việcđưa ra khái niệm niệm về NHTM là hết sức cần thiết.Theo luật các tổ chức tíndụng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng
là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên
là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụthanh toán”
Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM
Trang 7Theo mục 2- Điều 3- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về qui chế chovay của Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là mộthình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng mộtkhoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”.
Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của các NHTM, chúng ta thấy rằngcho vay luôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngânhàng và là khoản mục đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng Tuy nhiên rủi
ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoảncho vay
Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vaynhưng lại là một tài sản đối với ngân hàng So sánh với các tài sản khác khoảnmục cho vay có tính lỏng kém hơn vì thông thường chúng không thể chuyểnthành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó đến hạn thanh toán Khi mộtkhoản vay được NHTM cấp cho người vay thì người vay mới là bên chủ động:
có thể trả ngân hàng tiền vay trước hạn, đúng hạn thậm chí có thể xin gia hạnthêm thời gian trả nợ Còn các NHTM chỉ được phép quản lý các khoản vay
đó tuân theo hợp đồng đã ký, ngân hàng phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã
ký trừ khi có những sai phạm của khách hàng khi thực hiện hợp đồng
1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay
Đối với Ngân hàng thương mại.
Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giátrị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Đồng thời,rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản cho
Trang 8vay Tình trạng khó khăn của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoảncho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Quản lý yếu kém, chovay không tuân thủ nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý vàtình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế Chính vì thế mà thanh trangân hàng thường xuyên kiểm tra các danh mục cho vay của các ngân hàng.
Đối với các khách hàng và đối với nền kinh tế
Mọi người đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển củacộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp các khoản vay, đáp ứng nhucầu tài chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng với một mức lãi suất hợp
lý Rõ ràng cho vay là chức năng hàng đầu của các NHTM để tài trợ cho chitiêu của doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ
Thông qua hoạt động cho vay, NHTM đã giúp cho quá trình sản suấtkinh doanh của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự
ổn định của nền kinh tế Không chỉ có thế hoạt động cho vay còn nâng caomức sống các tầng lớp dân cư và cả cộng đồng Chính vì thế mà hoạt động chovay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tạikhu vực ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của cácdoanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế Hơn nữa, thông qua các khoảncho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụngcủa từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoảntín dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp hơn
1.1.3 Phân loại các khoản cho vay.
Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứngvới sự đa dạng trong mục đích vay vốn của khách hàng, từ việc mua ô tô vàsắm sửa các phương tiện sinh hoạt, chuẩn bị cho các kỳ nghỉ, tài trợ cho quá
Trang 9trình học tập đến việc xây nhà ở và các toà nhà văn phòng Các danh mục chovay có thể được sắp xếp rất đa dạng tuỳ theo các tiêu thức quản lý khác nhaucủa các NHTM
1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay
Theo tiêu thức này ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thởi giancủa các khoản vay như là thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ… Qua đó cácngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của chính mình
Ngắn hạn
Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12tháng trở xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhucầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân.Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vaytheo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không có đảm bảo, dưới hình thức chiếtkhấu, thấu chi hoặc luân chuyển
Trung và dài hạn
Các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm thì được xếp vào danhmục khoản vay trung hạn và từ 5 năm trở nên là các khoản cho vay dài hạn.Các khoản này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vaycủa các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động cho vay đem lại
1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay
Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạnmức thấu chi
Trang 10Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phảilàm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay Đây là hình thứctương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầuvay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Một sốkhách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉkhi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức
là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳsản xuất kinh doanh
Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho kháchhàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ
Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Đây là hình thức cho vay thuận tiện chonhững khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyênvào quá trình sản xuất kinh doanh
Cho vay luân chuyển
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể chovay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Cho vay luânchuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanhnghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thườngxuyên với ngân hàng
Cho vay trả góp
Trang 11Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phépkhách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Ngânhàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhấtđịnh Đây là loại hình cho vay có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấpbằng hàng hoá mua trả góp, vì vậy nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãisuất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
Cho vay gián tiếp
Phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp Bêncạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp Đây làhình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian Cho vay gián tiếp thườngđược áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán,cách xa ngân hàng Thông qua hình thức này nhằm giảm bớt rủi ro, chi phícủa ngân hàng
1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo
Khách hàng có thể bảo đảm bằng nhiều loại tài sản khác nhau, có thể bảođảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng hoặc bảo đảmbằng uy tín của mình
Bảo đảm bằng tài sản thuộc sở hữu hay sử dụng lâu dài của khách hàng.
- Cho vay cầm cố
Đây là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện là kháchhàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trongthời gian cam kết Danh mục và điều kiện của tài sản cầm cố được ngân hàngquy định cụ thể dựa trên quy định của pháp luật và chính sách tín dụng củatừng ngân hàng Các tài sản cầm cố là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm
Trang 12soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc nắm giữ không ảnhhưởng đến quy trình hoạt động của khách hàng, chẳng hạn như: các loại giấy
tờ có giá, kim loại quý, ngoại tệ mạnh…
- Cho vay thế chấp
Trong hình thức cho vay này, người vay phải chuyển các giấy tờ chứngnhận quyền sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàngnắm giữ trong thời hạn đã cam kết
Đối với thế chấp bằng tài sản thì những tài sản mang thế chấp thường làbất động sản như nhà cửa, quyền sử dụng đất… hoặc là những động sản màviệc nắm giữ nó không thuận tiện như ô tô, xe máy… Việc thế chấp bằng tàisản cho phép người nhận tài trợ tiếp tục được sử dụng tài sản trong thời gianvay, tuy nhiên quá trình sử dụng có thể làm biến dạng tài sản, hơn nữa khảnăng kiểm soát tài sản đảm bảo của ngân hàng bị hạn chế Việc định giá tàisản đảm bảo cũng là một khó khăn đòi hỏi phải có sự thẩm định kỹ lưỡng,tránh định giá quá cao gây thiệt hại cho ngân hàng hoặc định giá quá thấp gâyảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng Tuy nhiên đối với cho vay cánhân thì tài sản đảm bảo cũng không quá lớn như nhà xưởng, dây chuyền sảnxuất… như đối với cho vay kinh doanh
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo,hoặc tài sản đó không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng
có thể yêu cầu khách hàng sử dụng chính tài sản được hình thành từ nguồn tàitrợ của ngân hàng làm vật đảm bảo Chẳng hạn khách hàng vay tiền mua ô tô,ngân hàng có thể yêu cầu lấy chính chiếc ô tô đó làm vật bảo đảm, khi kháchhàng không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng sẽ phát mại ô tô đó để thu nợ
Trang 13Để đảm bảo rằng khách hàng sẽ không bán hoặc sử dụng không cẩn thận, làmgiảm giá trị của tài sản, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải cam kếtbảo quản tài sản, mua bảo hiểm và người thụ hưởng là ngân hàng đồng thờichuyển toàn bộ giấy tờ sở hữu tài sản cho ngân hàng.
1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng
Thông qua cách phân loại này các NHTM phân chia khách hàng của mìnhthành các đối tượng khác nhau, từ đó lập ra các kế hoạch cũng như các chiếnlược khác nhau phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại khách hàng
Cho vay khách hàng là các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
Đây là loại hình cho vay của các NHTM mà các Doanh nghiệp, các tổ chứckinh tế là đối tượng được phục vụ Do đặc thù riêng có của đối tượng này màcác NHTM phải tổ chức các phòng tín dụng chuyên trách phục vụ Nhómkhách hàng này thường có nhu cầu vốn với số lượng lớn, và có thể là rất lớn.Tuy nhiên số lượng khách hàng loại này của mỗi NHTM thường không lớn, vìvậy các NHTM cần đặc biệt chú ý quan tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đóxây dựng tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài, đồng thời mở rộng các mối quan hệvới các khách hàng mới
Cho vay khách hàng cá nhân
Nhóm đối tượng còn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân,
hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác…) được các NHTM áp dụng phươngthức cho vay theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân Nhómđối tượng này có số lượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuynhiên đây là nhóm khách hàng khá nhạy cảm nên các NHTM cần có phươngthức tiếp cận cung như quản lý hợp lý mới có thể khai thác tốt mảng kháchhàng này
Trang 14Tuy nhiên tuỳ vào mỗi mục đích quản lý khác nhau mà mỗi ngân hàng
có thể phân loại các khoản cho vay theo các tiêu thức khác nhau phù hợp vớimục đích đó Trên thực tế việc kết hợp nhiều tiêu thức với nhau thường đượccác ngân hàng sử dụng
1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.2.1 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
Hoạt động trước kia của các NHTM chủ yếu chỉ tập trung vào đốitượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế có nhữngkhoản vay lớn Mà ít chú trọng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, dẫnđến những lãng phí trong khai thác tiềm năng cũng như lợi ích từ nhóm đốitượng khách hàng này
Tuy nhiên mấy năm trở lại đây, các NHTM cũng đã có những điềuchỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đôí tượng kháchhàng là các cá nhân Đặc biệt là sau các vụ mà NHTM bị lỗ do cho vay cácTổng công ty lớn của Nhà nước trong khoảng các năm 2000 Các NHTM nhưbừng tỉnh và đã san sẻ bớt lực lượng phục vụ để phục vụ tốt hơn cho nhómđối tựng là các khách hàng cá nhân
Đối tượng khách hàng cá nhân không chỉ là nhóm đối tượng có nhu cầuvay vốn Mà nhóm đối tượng này còn là một lực lượng cung cấp cho cácNHTM một lượng vốn lớn Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiết kiệm củacác cá nhân, vì vậy tính ổn định của nó rất cao tạo thuận lợi cho việc đầu tưvào các tài sản trung và dài hạn của các NHTM
Trang 15Tạo dựng tốt mối quan hệ với nhóm khách hàng này, các NHTM vừatiếp cận được các món cho vay phát sinh từ nhu cầu tiêu dùng cũng như mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng cá nhân Đồng thờikhi có những khoản tiết kiệm hình thành từ nhóm khách hàng này thì cácNHTM đó cũng là nơi mà khách hàng thường sẽ lựa chọn gửi tiền tiết kiệmcủa mình.
Tóm lại khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng có một vị trí rất quantrọng trong hoạt động của bất kỳ một NHTM nào Vị thế cua nó được khẳngđịnh cả trên lý thuyết cũng như trên thực tiễn
1.2.2 Khẳng định về chiến lược kinh tế đất nước, thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng,mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho giai đoan 2006-2010 dự kiến 7,5-8% là hoàntoàn thực hiện và thậm chí có thể vượt cao hơn nếu có những đổi mới toàndiện, có quyết sách đúng đắn, khơi dậy nguồn lực đầu tư của toàn xã hội
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đó, Bộ KH-ĐT tính toán sẽ cần đến139,4 tỷ USD, trong đó khu vực doanh nghiệp sẽ đóng vai trò rất quan trọng.Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn đầu tư sẽ thay đổi cơ bản, trong đó nguồn vốndân cư và tư nhân cả trong và ngoài nước sẽ chiếm quá nửa, riêng khu vực tưnhân trong nước sẽ đóng góp đến 34% tổng vốn đầu tư
Vì thế, kinh tế tư nhân ngày càng là động lực cho phát triển kinh tế củanước ta - Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định
Hiện nay, cả nước có khoảng 225 ngàn doanh nghiệp và chúng ta cần cóthêm 275 ngàn doanh nghiệp nữa để vươn tới con số nửa triệu doanh nghiệp
Trang 16Nếu đạt được số lượng doanh nghiệp này thì tốc độ phát triển kinh tế ở mức8% sẽ được đảm bảo.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới sẽ có hiệu lực từ 1/7 tới và sẽ cótác động mạnh mẽ đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam Vì thế,ông Phúc đã hứa với các doanh nghiệp là sẽ tiến hành xây dựng các văn bảnhướng dẫn đảm bảo tinh thần cởi mở của Luật, theo hướng cải cách hànhchính hỗ trợ doanh nghiệp
Trong thời gian tới, để thuận lợi trong thu hút đầu tư, Bộ KH-ĐT sẽthực hiện phân cấp mạnh mẽ hơn nữa, các dự án lên đến 40 - 50 triệu USD sẽđược quyền quyết cho các địa phương; những ngành nghề trước đây cho lànhạy cảm như: chữa bệnh, đào tạo nghề cũng sẽ được phần cấp cho các tỉnh
1.2.3 Nguồn gốc hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khẳng định về tiêu dùng của xã hội
Hoạt động vay mượn trong nền kinh tế có nguồn gốc từ những quan hệkinh tế mà tại đó việc thanh toán chi trả không thực hiện được hoặc khó có thểthực hiện được ngay Vì vậy thông qua sự tin tưởng cũng như hiểu biết lẫnnhau mà hoạt động tín dụng từ đó ra đời
Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống conngười ngày càng được nâng cao thì sự tiêu dùng của mỗi cá nhân nói riêng vàtiêu dùng của toàn xã hội nói chung sẽ ngày càng được mở rộng cả về quy môlẫn chất lượng Các cá nhân có xu hướng tiêu dùng nhằm nâng cao mức sốngcủa mình thoả mãn các nhu cầu cũng như các mục tiêu, kế hoạch của họ
Tuy nhiên không phải lúc nào các cá nhân cũng có đủ khả năng tàichính để chi trả cho các nhu cầu đó ngay tại thời điểm phát sinh nhu cầu, mặc
dù đây là các nhu cầu hợp lý và rất hiệu quả đối với cá nhân đó Từ đây nhu
Trang 17cầu được vay tiền của nhóm cá nhân này hình thành, và hoạt động cho vay đối
với khách hàng cá nhân cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu này
1.2.4 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – các khách hàng lớn.
Để phân biệt được hai nhóm đối tượng khách hàng này ta cần khẳng địnhrằng sự phân biệt rõ ràng giữa chúng là không thể thực hiện được và là điềukhông cần thiết Sự phân biệt chỉ mang tính tương đối và ranh giới giữa hainhóm khách hàng này là không rõ ràng Tuy nhiên chúng ta cũng cần có một
sự phân định ở một mức độ nhất định phù hợp cho mục tiêu của mình
Ở đây mục tiêu mà các NHTM dặt ra là quản lý tốt việc cho vay đối vớitừng nhóm khách hàng này Do đó chúng ta cần quan tâm đến sự khác biệt củahai nhóm khách hàng này trong việc tiếp cận cũng như thực hiện các khoảnvay từ các NHTM Sự khác biệt này hình thành từ chính các đặc trưng vốn cócủa từng nhóm khách hàng
Nhóm khách hàng lớn thường có nhu cầu vay các món lớn, thời hạn vaythường là ngắn và có tính ổn định cao (thường là mỗi chu kỳ sản xuất kinhdoanh) Mỗi khoản vay đều đòi hỏi một quy trình thẩm định cũng như phântích phải hết sức nghiêm ngặt do giá trị của mỗi khoản vay này là rất lớn Bất
kỳ một sự sai sót nào trong các khâu này có thể dẫn đến hậu quả rất lớn tới kếtquả hoạt động cua ngân hàng cho vay Vì vậy đối với nhóm khách hàng nàycác NHTM cần tạo dựng các mối quan hệ hiểu biết lâu dài và liên tục
Đối với nhóm khách hàng cá nhân thì các khoản vay của nhóm thường
là các khoản vay nhỏ lẻ, và tính không thường xuyên và không ổn định củacác khoản vay Các khoản này thường hình thành từ nhu cầu tức thời, vì vậyviệc đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay này là mục tiêu mà các NHTM phải
Trang 18hướng tới Cho vay đối với nhóm khách hàng này giúp các NHTM phân tánđược rủi ro thông qua việc cho vay được nhiều món vay đối với nhiều kháchhàng Các đối tượng thường được các NHTM xếp vào đối tượng khách hàng
cá nhân không căn cứ vào giá trị của khoản vay là lớn hay nhỏ mà căn cứ vào
tư cách của đối tượng xin vay trước pháp luật Do với tư cách là cá nhân chứkhông phải là một tổ chức nên đối tượng khách hàng cá nhân không có tư cáchpháp nhân, vì vậy quan hệ với khách hàng là quan hệ trực tiếp giữa ngân hàngcho vay với người đến xin vay Còn cho vay đối với các tổ chức thì người đếnxin vay ngân hàng là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, cá nhân này có tưcách của tổ chức chứ không mang tư cách của một cá nhân
1.2.5 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Đặc trưng về khoản vay: Các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân
thường là các khoản có giá trị nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay là rất lớn
Đặc trưng về chất lượng khoản vay: Chất lượng của các khoản vay
thường là khá tốt Tuy nhiên các khoản cho vay đối với các khách hàng cánhân chỉ có chất lượng tốt khi không có những biến cố từ phía khách hàng.Bên cạnh đó các khoản vay thường có tính rủi ro cao nên nó dược các ngânhàng cho vay áp dụng mức lãi suất cao nhất trong bảng lãi suất cho vay ápdụng đối với các khoản vay trong các NHTM
Đặc trưng về thời hạn khoản vay: Thời hạn của cá khoản vay chủ yếu
là ngắn hạn, một phần là trung hạn và một phần rất nhỏ là dài hạn Điều đó cóthể được giải thích phần nào là do đây là hình thức cho vay với mức lãi suất
cao nhất trong các NHTM
Trang 191.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
1.3.1 Các nhân tố chủ quan thuộc phía ngân hàng
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quanđến sự phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt độngtín dụng, bao gồm: Chính sách, công tác tổ chức, trình độ lao động, cơ sở vậtchất - trang thiết bị
Thứ nhất: Chính sách tín dụng của ngân hàng.
Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quy mô của hoạtđộng tín dụng nói chung và của tín dụng ngắn hạn nói riêng Bởi chính sáchtín dụng chính là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đivào đúng quỹ đạo liân quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ýnghĩa quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng,đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Một chính sách tín dụngđúng đắn là phải chính sách linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trườngkinh tế xã hội cũng như mục tiêu của ngân hàng Tuỳ theo từng thời kỳ màngân hàng điều chỉnh quy mô tín dụng ngắn hạn hay trung - dài hạn; tập trung,
ưu tiên cho khu vực kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh sao cho phùhợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước cũng như là đảm bảo sựkết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền và của chínhbản thân ngân hàng
Đối với ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng đúng đắn phải đảmbảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân
Trang 20thủ pháp luật và đường lối chính sách của nhà nước, đồng thời đảm bảo đượctính công bằng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của tín dụngngắn hạn ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở 3 yếu tố đó là: lãisuất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay:
Về lãi suất cạnh tranh: đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định
vay vốn của khách hàng đối với ngân hàng Ngân hàng nào có lãi suất cho vaythấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình Tuy nhiên các ngânhàng không thể hạ lãi suất thấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác để thu hútkhách mà lãi suất cạnh tranh này phải được xác định trên cơ sở quy địnhchung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, lãi suất phải phù hợp với lợi nhuậncủa ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí của về quản lý, về trả lãi huyđộng, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra
Về phương thức cho vay: Phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quantrọng để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạnnói riêng
Về tài sản đảm bảo tiền vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng
phải đáp ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn Trong các điều kiện đó, điềukiện về tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định chovay của ngân hàng
Thứ hai: là công tác tổ chức của ngân hàng
Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phốihợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngânhàng, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các
Trang 21cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hang hoạt động nhịp nhàng, thốngnhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng,
th eo dõi quản lý chặt chẽ sát sao khoản vốn huy động cũng như các khoảncho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng
Thứ ba: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tíndụng nói riêng và hoạt động quản lý ngân hàng nói chung Kinh tế càng pháttriển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏitrình độ của người lao động ngày càng cao
Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức,
có năng lực trong việc quản lý đơn xin vay, định giá tài sản thế chấp , giám sát
số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay của ngânhàng giúp ngân hàng có thể có được những khoản tín dụng đảm bảo, ngănngừa được những rủi ro khi thực hiện một khoản tín dụng
Như vậy, một ngân hàng có được một chính sách tín dụng hợp lýnhưng nếu không có đội ngũ cán bộ tín dụng năng động sáng tạo, có đầy đủkiến thức chuyên môn và đạo đức nghệ nghiệp thì cũng không thể đảm bảođược chất lượng các khoản tín dụng cũng như mở rộng quy mô tín dụng vàđiều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng
Thứ tư: Là nhân tố thuộc về cơ sở vật chất của ngân hàng
Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại giúp cho ngân hàng có thể phục vụ tốtnhất các nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ thực hiện cũng như cácdịch vụ bổ trợ, tạo lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và
do đó thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng Đặc biệt với sự phát
Trang 22triển như vũ bão về công nghệ thông tin như hiện nay, các trang thiết bị tinhọc đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý nhanh chóng, kịp thờichính xác, trên cơ sở đó quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơtrong kinh doanh giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận
Về phía khách hàng
Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ịch chongân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì kháchhàng có vai trò hết sức quan trọng Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, cótình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ nhữngkhoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nângcao chất lượng tín dụng Nhân tố này bao gồm rất nhiều các yếu tố, nhưng chủyếu là: khả năng tài chính của khách hàng, năng lực và uy tín của khách hàng
Về phía môi trường pháp lý
Trang 23Hoạt động tín dụng ngân hàng được qui định chặt chẽ bởi các văn bảnqui phạm pháp luật do NHNN ban hành Các đối tượng khách hàng nằm trongchiến lược mở rộng cho vay của ngân hàng cần được thừa nhận về mặt pháp
lý Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất cònngân hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay
Mặt khác như đã phân tích, mở rộng cho vay nhưng vẫn phải duy trìchất lượng và hiệu quả cho ngân hàng Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ,việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng,gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng như khách hàng
có hành vi lừa đảo để vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái ảnhhưởng đến chất lượng cho vay
Trang 24Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba
Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay
là Chính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hànhchính, kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lýNgân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại) lấy lợinhuận làm mục tiêu trong các hoạt động kinh doanh, các NHTM quốc doanhlần lượt ra đời (Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàngđầu tư – phát triển, Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn)
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thànhmột Chi nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Côngthương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội.Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mớiphong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùngvới việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác mở rộng thịtrường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh Lúc này Ngânhàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp
Trang 25(TW – Thành phố – Quận) Với mô hình quản lý này, trong những năm đầuthành lập (tháng 7/88 – tháng 3/93) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đìnhkém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của 1 Chi nhánhNHTM trên địa bàn Thủ đô, do hoạt động kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vàoNHCT Thành phố Hà Nội cùng với những khó khăn thử thách trong nhữngnăm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng.
Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũngnhư từ cơ chế, bắt đầu từ 01/04/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam thựchiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (Cấp TW- Quận), xoá bỏ cấptrung gian là NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cườngcông tác cán bộ Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới
cơ chế hoạt động , tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạtđộng kinh doanh theo mô hình 1 NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín
để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường Nhanh chóng tiếpcận với thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghivới các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường
Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản ký mới cho đến nay, hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theođịnh hướng “ổn định – An toàn – Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độtăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu- màng lưới, tổ chức bộmáy Cho đến nay, bộ máy hoạt động của Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình
có trên 300 cán bộ – nhân viên (trong đó trên 85%có trình độ Đại học và trênĐại học, 10% có trình độ Trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là laođộng giản đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 11 Quỹ tiết kiệm,
Trang 26hoạt động trên một địa bàn rộng bao gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây
Hồ Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Khuvực Ba Đìnhliên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chinhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998 được Thủtướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng Huânchương Lao động hạng Ba, liên tục trong các năm 2000-2004 được nhiều cấpkhen thưởng: Chủ tịch Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam tặng Bằng khen, được Hội đồng thi đua-khenthưởng Ngành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen
Trang 272.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu
Phòng Tài trợ thương mại
Phòng Tiền tệ kho quỹ
Phòng Thông tin điện toán
Phòng Kế toán tài chính
Phòng Kiểm tra nội bộ
Các Quỹ tiết kiệm / Điểm Giao dịch
Các
Phòng
Giao
dịch
Trang 282.1.3 Các hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu
vực Ba Đình
Hoạt động huy động vốn: Chinh nhánh Ngân hàng Khu vực Ba Đình
luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống Ngân hàng Côngthương về huy động vốn Nguồn vốn lớn, ổn định, vững chắc và được pháttriển thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn và đảm bảokhả năng thanh toán Ngoài ra, chi nhánh còn thường xuyên có số dư trên1.500 tỷ đồng đều chuyển vốn về NHCT Việt Nam Đến 31/10/2003, tổngnguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 3.437 tỷ đồng (cả VND và Ngoại tệquy VNĐ), trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 54%, còn lại 46% là tiềngửi của các tổ chức kinh tế So với năm 1988, nguồn vốn huy động của Chinhánh tăng 391 lần, số tuyệt đối tăng 3.428 tỷ đồng 100% các quỹ tiết kiệmđược thực hiện giao dịch tức thời trên máy vi tính, cơ sở vật chất khang trang,sạch, đẹp
Hoạt động tín dụng: Sau 15 năm thực hiện đổi mới, hoạt động tín dụng
của Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình đã có bước phát triển vượt bậc Từchỗ có ít khách hàng, dư nợ tín dụng thấp, chất lượng tín dụng không đảmbảo, đến 31/10/2003, Chi nhánh đã phát triển lên hàng ngàn khách hàng vayvốn, với dư nợ cho vay nền kinh tế dạt 1.755 tỷ đồng Chất lượng tín dụngngày càng được nâng cao, nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ So với năm 1988,
dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 1.750 tỷ đồng, gấp 351 lần Chi nhánh đã đầu
tư vốn tín dụng cho nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như: Khu chếxuất Tân Thuận, nhà máy điện Phú Mỹ, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quốc lộ1A…Nhìn chung, vốn tín dụng của Chi nhánh đều phát huy hiệu quả, giúp cho
Trang 29nhiều doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hànghoá, giảm giá thành, cạnh tranh được với hàng hoá cùng loại nhập khẩu Chinhánh Ba Đình còn thực hiện chương trình cho vay phát triển kinh tế – xã hộicủa địa phương như khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống củaThủ đô như nghề làm giấy ở Bưởi, nghề đúc đồng ở làng Ngũ Xã; Thực hiệncác chương trình cho vay ưu đãi tạo việc làm ở đô thị, cho vay tái hoà nhậpcộng đồng đối với người hồi hương, từ các chương trình EC, Việt-Đức, Đài-Loan…, cho vay vốn đối với sinh viên các trường Đại học.
Hoạt động thanh toán Quốc tế: Năm 1996 phòng Thanh toán Quốc tếđược thành lập và đi vào hoạt động Từ đó đến nay, công tác thanh toán Quốc
tế của Chi nhánh đã đáp ứn đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu về thanh toán xuấtnhập khẩu của khách hàng Từ chỗ thanh toán chỉ đạt vài ngàn lượt chứng từvới số tiền vài chục tỷ đồng, đến nay hoạt động thanh toán Quốc tế đã đạt con
số trên 400 ngàn lượt chứng từ với số tiền hàng chục tỷ đồng Hoạt động thanhtoán Quốc tế của Chi nhánh hiện nay đã thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ củamột Ngân hàng hiện đại, với chất lượng dịch vụ, tiện ích cao, đáp ứng đượcyêu cầu vận động của nền kinh tế Công nghệ ngày càng được hoàn thiện vàhiện đại với mạng thanh toán Quốc tế nội bộ IBS kết nối tự động 24/24 giờtrong ngày Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình có quan hệgiao dịch thanh toán với trên 450 Ngân hàng đại lý và các tổ chức Tiền tệ Thếgiới tại khắp các Châu lục
Hoạt động Thanh toán-Ngân quỹ: Chi nhánh có quan hệ thanh toán
với trên 1800 khách hàng là các Doanh nghiệp và trên 55.000 khách hàng là
cá nhân, với 7082 tài khoản giao dịch thanh toán Doanh số thanh toán bìnhquân hàng năm đạt gần 30.000 tỷ đồng Các chương trình phần mềm tin học
Trang 30được áp dụng trong hoạt động thanh toán tại Chi nhánh bao gồm: Hệ thốngthanh toán điện tử nội bộ (EPS) nối mạng toàn quốc, hệ thống thanh toán điện
tử song biên với Kho bạc Nhà nước; hệ thống thanh toán điện tử liên Ngânhàng (CI-TAD) được nối mạng trực tiếp với trung tâm thanh toán Quốc gia.Hiện nay Chi nhánh đang tiến hành dự án hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thốngthanh toán do Wordl Bank tài trợ Do công nghệ Ngân hàng được chú trọngđầu tư đã nâng cao hiệu quả luân chuyển và sử dụng vốn của nền kinh tế, từchỗ một món thanh toán của khách hàng có thời gian luân chuyển từ 3 đến 5phút Bên cạnh đó dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước và Quốc tế, dịch vụnhận và chi trả kiều hối được áp dụng rộng rãi thu hút nhiều khách hàng thamgia, với doanh số chuyển tiền và thanh toán mỗi năm hàng trăm tỷ đồng
Là một Chi nhánh lớn trên địa bàn và trong hệ thống Ngân hàng Côngthương Việt Nam, song song với hoạt động thanh toán, hoạt động Tiền tệNgân quỹ cũng đã có bước phát triển đáng kể Khi mới chuyển đổi hoạt động,
là đơn vị thường xuyên bội chi tiền mặt, thu không đủ chi, nguồn tiền mặt chủyếu dựa vào nguồn điều hoà từ Ngân hàng Nhà nước hoặc các NHTM trên địabàn Đến nay, Chi nhánh đã chủ động về tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vềtiền mặt của khách hàng Doanh số thu chi tiền mặt bình quân hàng năm đạttrên 7.000 tỷ đồng và gần 100 triệu USD Là Chi nhánh có doanh số thu chitiền mặt VND, ngoại tệ lớn, nhưng không để xảy ra thiếu hụt, nhầm lẫn, khoquỹ luôn trong tình trạng an toàn tuyệt đối Số tiền thừa trả lại cho kháchhàng bình quân năm trên 400 triệu đồng, đã xuất hiện nhiều gương cá nhânđiển hình trong việc trả lại tiền thừa cho khách được Tổng LĐLĐ Việt Nam
và Thống đốc NHNN Việt Nam tặng Bằng khen
Trang 31Hoạt động phong trào và thi đua khen thưởng: Bên cạnh việc đổi
mới, phát triển hoạt động kinh doanh, Chi nhánh còn quan tâm phát triển và
mở rộng các hoạt động phong trào, tạo môi trường lành mạnh, tăng cườngđoàn kết nội bộ Công đoàn cơ sở Chi nhánh luôn là một trong những đơn vịdẫn đầu trong hệ thống Công đoàn NHCT Việt Nam Liên tục từ năm 1998đến nay được Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc Hoạt động năm 2002 củaCông đoàn cơ sở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình đượcThủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen Công tác tuyên truyền phòng chống matuý, TNXH do Công đoàn Chi nhánh chủ trì thực hiện đạt kết quả tốt
Hoạt động của Đoàn thanh niên luôn được quan tâm chăm lo kiện toàn
tổ chức, sắp xếp cán bộ, từ chỗ không có tổ chức đoàn, đến nay đã hình thành
tổ chức Đoàn cơ sở với trên 70 đoàn viên, thanh niên Đại bộ phận đoàn viên
có trình độ Đại học, lực lượng đoàn viên thanh niên luôn sáng tạo đi đầu ứngdụng những thành tựu công nghệ cao vào hoạt động kinh doanh, là lực lượngxung kích trong quá trình đổi mưói hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từnhiều năm qua Tổ chức Đoàn thanh niên Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đìnhnhiều năm được Quận đoàn Ba Đình chọn làm đơn vị hoạt động điểm Từ
1999 đến nay được Thành đoàn Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ-Chí-Minh tặng Bằng khen
Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn Chi nhánh cònquan tâm xây dựng và phát triển đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ, nhânviên Phát triển hoạt động phong trào, tạo môi trường văn hoá lành mạnh,nâng cao đời sống tinh thần và thể chất của nười lao động, xây dựng nếp sốngvăn hoá thanh lịch của người lao động Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình là
Trang 32đơn vị có phong trào văn hoá thể thao sôi nổi, hoạt động có hiệu quả, đạtnhiều thành tích cao trong nhiều cuộc Hội thao-Hội diễn cấp Ngành, cấpThành phố Phong trào văn nghệ của Chi nhánh được Tổng LĐLĐ Việt Nam
và Bộ Văn hoá-Thông tin tặng Bằng khen
Hoạt động từ thiện nhân đạo của Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình đãđược các cấp, các ngành đánh giá cao Với số tiền đóng góp xây dựng các quỹ
từ thiện bình quân hàng năm đạt gần 100 triệu đồng Chi nhánh đã xây dựng
và trao tặng 4 ngôi nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách trị giá 128 triệuđồng, nhận phụng dưỡng 5 thân nhân liệt sĩ cô đơn từ năm 1994 đến nay vớitổng số tiền trên 90 triệu đồng từ quỹ tiền lương của cán bộ Hàng năm, tổchức thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách là cán bộ của Chinhánh nhân ngày 27/7, vận động cán bộ, nhân viên đóng góp bình quân 3 ngàylương m ột năm để xây dựng quỹ vì người nghèo Nhân dịp kỷ niệm 55 ngàythương binh liệt sĩ, Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình được Chủ tịch Uỷ bannhân dân Thành phố Hà Nội và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Namtặng Bằng khen Năm 2003 hoạt động đền ơn, đáp nghĩa của Chi nhánh được
Bộ LĐ-TB&XH tặng Bằng khen
Công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh đã được quan tâm chútrọng, được đổi mới và phát triển thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ thúcđẩy phát triển hoạt động kinh doanh Mục tiêu xuyên suốt của phong trào thiđua đó là: Đổi mới cách nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng, hiệu quả côngviệc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo đời sống, việc làm,thu nhập cho người lao động Do làm tốt công tác thi đua và động viên phongtrào kịp thời nên đã tạo ra nhiều nhân tố điển hình trong các phong trào thiđua Tác dụng cơ bản của việc phát triển phong trào thi đua đó là tạo ra một
Trang 33tập thể đoàn kết, nhất trí cao Kết quả các phong trào thi đua của Chi nhánhđược thể hiện qua các danh hiệu thu đua sau:
Từ năm 1994 đến năm 2002, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh liêntục được công nhận là đơn vị giỏi và xuất sắc, là một trong những Chi nhánhdẫn đầu trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam Năm 1998 đượcThủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen Từ năm 1999 đến 2002, liên tục nhậnđược Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Chủtịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Năm 2000, tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHCT Khu vực BaĐình vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
Ba do “Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, góp phần vào sựnghiệp xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”
Hoạt động Công đoàn được Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tặng Bằngkhen năm 1998, 1999 Năm 2000 được Tổng liên đoàn Lao động Việt Namtặng Bằng khen, năm 2001 được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Tổng Liên đoànLao động Việt Nam, năm 2002 được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chínhphủ Hoạt động của Đoàn thanh niên được Thành đoàn Hà Nội tặng Bằngkhen năm 1999, 2000, được Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ-Chí-Minh tặng Bằng khen năm 2001, 2002
Những bứt phá đi lên sau những năm đổi mới và phát triển hoạt độngkinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình đã đượcĐảng, Nhà nước, Ngành Ngân hàng, Địa phương ghi nhận và đánh giá cao
2.1.4 Chức năng của phòng khách hàng cá nhân
* Chức năng:
Trang 34Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân đểhuy động vốn bằng VND & ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến chovay; Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành củaNgân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương; Quản lýhoạt động của các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch.
+ Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh
+ Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh
+ Đưa ra các quyết định chấp thuận/từ chối đề nghị vay vốn/bảo lãnhtrên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định
+ Kiểm tra giám sát các khoản vay Phối hợp với bộ phận liên quan thựchiện thu nợ, thu lãi, thu phí
+ Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc Tìm biện pháp thu hồikhoản cho vay này
+ Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề Tiến hành xử lý tài sản bảođảm của các khoản nợ có vấn đề