1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂUPGD HOÀNG HOA THÁM

37 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 90,08 KB

Nội dung

Tại đây em được phân công: trợ lýcho PFC chuyên viên phân tích tài chính cá nhân tiếp xúc với khách hàng, tư vấn cho khách hàng thông tin về sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu và điều

Trang 1

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH HOÀNG HOA THÁM

1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP ACB

1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

Tên giao dich quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK

Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84.8) 3929 0999

Vốn điều lệ: Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáumươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng)

Công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) Công ty Quản lý

và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) Công ty cho thuê tài chínhNgân hàng Á Châu (ACBL)

Công ty liên kết: Công ty Cổ phần dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu(ACBD) Công ty Cổ phẩn Địa ốc ACB (ACBR)

Công ty liên doanh: Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB – SJC (gópvốn thành lập với SJC)

Website: www.acb.com.vn

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theogiấy phép số 0032/NH-GP do NNNH Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấyphép số 553/GP-UB do Uỷ Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động Ngay từngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán

Trang 2

lẻ hàng đầu Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thờiđiểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanhnghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam,nhất là ngân hàng mới thành lập như ACB Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lượcnêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn

17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng

đó là các định hướng đúng đối với ACB Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngânhàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Namtrong lĩnh vực bán lẻ

Mạng lưới kênh phân phối Gồm 280 chi nhánh và phòng giao dịch tại

những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sởgiao dịch, 30 chi nhánh và 103 phòng giao dịch

Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên,

Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 15 chi nhánh và 58 phòng giao dịch

Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai,

Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh

và 21 phòng giao dịch

Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ,

Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre và Cà Mau): 9 chi nhánh, 9phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới)

Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng

Tàu): 4 chi nhánh và 20 phòng giao dịch Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanhtoán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động 812 đại lý chi trả của Trungtâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union

Các giải thưởng, bằng khen : Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch

nước trao tặng; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; ngày 20/7/2011 Ngânhàng tốt nhất Việt Nam 2011 do tạp chí tài chính Euromoney bình chọn,

Trang 3

Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010 do The Asset trao tặng, ACB nhận được

4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010, 2009 từ các tạp chí tàichính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker; GlobalFinance và Euromoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạpchí Euromoney); Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007; Cờ thi đua của ChínhPhủ; "Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ MinhToàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); "Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của ViệtNam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); Dịch vụNgân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008v.v

1.2 Các sản phẩm mà ACB cung cấp cho khách hàng

- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VND, ngoại tệ và vàng

- Sử dụng vốn (cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn kinh doanh) băng VND, ngoại

tệ và vàng

- Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiệndịch vụ ngân quỹ, chuyển kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọqua ngân hàng

- Kinh doanh ngoại tệ và vàng

- Phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng

1.3 Cơ cấu tổ chức của ACB

Cơ cấu tổ chức của ACB gồm 7 khối: Khách hàng cá nhân, Kháchhàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, GIám sát điều hành,Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin

2.Vài nét về PGD Hoàng Hoa Thám

Trang 4

PGD Hoàng Hoa Thám khai trương ngày 12/12/2006 địa điểm 671Hoàng Hoa Thám – phường Vĩnh Phúc – Quận Ba Đình – Hà Nội PGDHoàng Hoa Thám hoạt động với các chức năng tương tự các chi nhánh,phòng giao dịch khác trong hệ thống và được kết nối trực tuyến với Hội sởchính và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Khách hàng

có thể gửi tiền và gửi tiền ở bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thốngACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (ACB online, phonebanking và mobile banking)

Tổ chức của PGD Hoàng Hoa Thám

 Ban giám đốc: gồm một giám đốc có chức năng điều hành mọihoạt động kinh doanh của ngân hàng

 Phòng tín dụng: có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng vay vốn, tạolập hồ sơ vay vốn

 Phòng giao dịch: thực hiện các hoạt động giao dịch với kháchhàng như gửi tiền tiết kiệm, giải ngân, chuyển tiền v.v

 Phòng dịch vụ khách hàng: tiếp nhận và giải đáp thông tin từphía khách hàng, tư vấn khách hàng mở thẻ, v.v

3.Vị trí thực tập

Trong thời gian kiến tập, em được phân công làm việc tại bộ phận tíndụng của PGD Hoàng Hoa Thám Bộ phận tín dụng có nhiệm vụ tìm kiếmkhách hàng và thiết lập hồ sơ vay vốn Tại đây em được phân công: trợ lýcho PFC (chuyên viên phân tích tài chính cá nhân) tiếp xúc với khách hàng,

tư vấn cho khách hàng thông tin về sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu

và điều kiện của khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và lập hợp đồng tíndụng

4 Lời mở đầu

Trang 5

4.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay cho vay tiêu dùng đem lại lợi ích rất lớn không chỉ cho cánhân và hộ gia đình mà còn cho cả đất nước Một mặt cho vay tiêu dùng đápứng nhu cầu cần thiết của người dân, mặt khác nó cũng kích thích nhu cầutiêu dùng từ đó kích thích sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính vìvậy đây là một vấn đề rất cần được quan tâm trong giai đoạn nền kinh tế thếgiới rơi vào cuộc đại suy thoái

Nếu như cho vay tiêu dùng phổ biến tại các nước phát triển thì tại ViệtNam mặc dù hầu hết các ngân hàng thương mại đều có các sản phẩm chovay tiêu dùng, từ các khoản vay lớn như mua nhà, mua ôtô cho đến cáckhoản vay nhỏ như vay mua đồ gia dụng nhưng dịch vụ này lại chưa thực

sự được nhiều người quan tâm Cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện ở ViệtNam vào khoảng những năm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển vào nhữngnăm 2002 trở lại đây Tuy nhiên, kết quả cho vay tiêu dùng của các tổ chứctín dụng Việt Nam còn rất hạn chế Theo NHNN Việt Nam, dư nợ cho vaytiêu dùng đến cuối tháng 9/2008 là 79.700 tỉ đồng, chiếm 6.54% tổng dư nợtín dụng đối với nền kinh tế Tính trung bình mức dư nợ cho vay tiêu dùngtheo đầu người chỉ đạt khoảng 921.000 đồng/người Đây là con số quá thấp

so với tiềm năng thị trường của đất nước có 86.5 triệu dân và liên tục có mứctăng trưởng vào loại cao như Việt Nam (GDP đạt trên 6,5%) So với ngày31/12/2007 tăng về tuyệt đối (+1.056 tỉ đồng) nhưng giảm về tỉ trọng trongtổng dư nợ (-1.03%)

Dân số Việt Nam trẻ và hiện chỉ có khoảng 10% dân số có tài khoảntại ngân hàng Chính vì vậy, tiềm năng của cho vay tiêu dùng vẫn còn rấtlớn, xu hướng phát triển, mở rộng trong tương lai sẽ còn tiếp diễn Nhưng

mở rộng cho vay tiêu dùng thì đồng thời các NHTM sẽ phải chấp nhận mức

Trang 6

rủi ro cao hơn Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các NHTMchưa dám mở rộng mạnh mẽ hoạt động cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng TMCP Á châu là một ngân hàng bán lẻ nên chủ yếu yếutập trung vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp dân cư trung lưu

ở đô thị Do vậy, cho vay tiêu dùng là danh mục đem lại lợi nhuận rất lớncho PGD.Với mạng lưới hoạt động rộng lớn, đời sống dân cư ngày càngđược cải thiện, lại nằm ở địa bàn thuận lợi nên tiềm năng phát triển và mởrộng cho vay tiêu dùng của PGD là rất lớn.Qua thời gian thực tập tại PGD,

em đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh củangân hàng Từ những kiến thức đã học ở trường cùng với kiến thức thu nhận

được qua quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN Á CHÂU-PGD HOÀNG HOA THÁM” để nghiên cứu và viết

báo cáo

4.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, đặcđiểm, vai trò của cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, từ

đó thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùngtại các ngân hàng thương mại

Xem xét tổng quát và có hệ thống hoạt động cho vay tiêu dùng tạiACB-PGD Hoàng Hoa Thám, tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong việc

mở rộng cho vay tiêu dùng, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm mởrộng cho vay tiêu dùng tại PGD

4.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về việc mở rộng cho vay tiêu dùng và giáppháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ACB Hà Nội

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liênquan trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-PGD Hoàng Hoa Thám trong những năm 2009, 2010 và nửa đầu năm 2011.

4.4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễngiải và tổng kết thực tiễn

4.5 Kết cấu của đề tài

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU VÀ PHÒNG GIAO DỊCH HOÀNG HOA THÁM

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB – PGD HOÀNG HOA THÁM

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY

TIÊU DÙNG TẠI ACB- PGD HOÀNG HOA THÁM.

PHẦN 3: KẾT LUẬN.

Trang 8

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG

1

Lý do hình thành cho vay tiêu d ùng

Ngân hàng là trung tâm tài chính là kênh dẫn vốn đặc biệt quan trọngtrong toàn bộ nền kinh tế Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnhtranh gay gắt như hiện nay các ngân hàng đang tìm mọi cách để hoàn thiện

và mở rộng hoạt động kinh doanh Trong danh mục kinh doanh của mình thìcho vay đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Tuy nhiên cácngân hàng lại thường chú trọng đến đối tượng doanh nghiệp mà quên mấtmột lượng khách hàng khổng lồ - khách hàng cá nhân Khi xã hội càng pháttriển cá nhân cũng cần vốn để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng của mình.Nếu như trước kia người dân chỉ mong được “ăn no, mặc ấm” thì ngày nàymức sống được nâng cao dần dần thành “ăn gon, mặc đẹp” và rất nhiều nhucầu khác cần đáp ứng Nắm bắt được nhu cầu của người dân các NHTM đã

mở rộng các sản phẩm tín dụng của mình, tập trung nhiều vào đối tượngkhách hàng cá nhân Đó là cho vay tiêu dùng, một mặt đem lại thu nhập chongân hàng, mặt khác lại giúp các cá nhân có vốn để cải thiện cuộc sống củamình

Một lý do khác góp phần vào sự hình thành CVTD đó là đặc điểmluân chuyển hàng hóa tiêu dùng Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóanếu như không có tiêu dùng thì sẽ bị tắc nghẽn, hàng hóa không tiêu thụđược dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng và quá trình sản xuất không thể tiếptục vai trò của ngân hàng lúc này quan trọng hơn lúc nào hết Ngân hàngcho khách hàng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họtích lũy đủ tiền Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng vàdoanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa Khi tiêu thụ được hàng hóa, daonh

Trang 9

nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và tìm tới ngân hàng để vay vốn Như vậy, ngânhàng CVTD sẽ có lợi cho ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngânhàng.

Trong cuộc sống hiện đại, vay tiêu dùng đã trở nên cần thiết hơn baogiờ hết và hình thành nên CVTD đã trở thành tất yếu

2 Khái niệm cho vay tiêu d ùng

Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn tài chính chocác nhu cầu sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh

tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi

và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống

3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

Từ trước tới nay, CVTD vẫn được các ngân hàng coi là khoản mụcmang lợi nhuận khác cao với lãi suất “cứng nhắc” Điều này nghĩa là nó đủ

để bù đắp chi phí huy động của ngân hàng, không như hầu hết các khoản vaykinh doanh hiện nay với lãi suất cho vay thay đổi theo điều kiện thị trường,như vậy CVTD ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy độngtăng lên Tuy nhiên các khoản này thường được định giá rất cao (bao gồm cảrủi ro lãi suất) đến mức mà bản thân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệtổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kể thì hầu hết các khoản tín dụng tiêudùng không mang lại lợi nhuận

Khách hàng khi vay tiền thường quan tâm đến khoản tiền họ phải trảhàng tháng hơn là lãi suất (mặc dù rõ ràng chính lãi suất ghi trên hợp đồngảnh hưởng tới quy mô số tiền phải trả)

Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳkinh tế Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống nhân dân được nâng cao thì

Trang 10

nhu cầu tiêu dùng lại càng cao Đặc biệt là vào các dịp Lễ tết, nhu cầu muasắm nhiều thì khoản vay cũng tăng lên.

Nhu cầu tiêu dùng cá nhân phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ học vấn vàthu nhập Những người có thu nhập khá sẽ tìm đến các khoản vay tiêu dùng

vì họ có khả năng trả nợ

Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao do nguồn trả nợ của người vay cóthể biến động lớn phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, sức khỏev.v…

Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường khó xác định chủ yếudựa vào đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng

4 Phân loại cho vay tiêu dùng

4.1.Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong

đó người đi vay trả nợ cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạnnhất định, có giá trị lớn hoặc và thu nhập từng định kỳ của người đivay không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay

Cho vay tiêu dùng trả một lần: Theo phương thức này, tiền vay đượckhách hàng thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, áp dụngđối với các khoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn

4.2 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ

Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cung cấp vốn trực tiếp cho người có nhucầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàngCho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trunggian như các tổ, đội, hội, nhóm như: Hội nông dân, Hội cựu chiếnbinh, Hội phụ nữ… Các tổ chức này thường liên kết các thành viên

Trang 11

theo mục đích riêng song chủ yếu nhằm hỗ trợ nhau, bảo vệ quyền lợicho mỗi thành viên.

4.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của người đi vay

Cho vay có tài sản bảo đảm (thế chấp): là loại cho vay mà để có đượckhoản vay này, người đi vay bắt buộc phải có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc bảo lãnh của bên thứ ba

Cho vay không có tài sản bảo đảm (tín chấp): là hình thức cho vay màngân hàng cho vay chỉ căn cứ vào uy tín của bản thân người đi vay màkhông cần bất cứ tài sản bảo đảm nào

4.4 Căn cứ theo thời gian cho vay

Cho vay ngắn hạn: Loại hình cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng

và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanhnghiệp hoặc nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

Cho vay trung và dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn dưới 5 năm(trung hạn) và từ 5-10 năm (dài hạn)

5 Vai trò của cho vay tiêu dùng

5.1 Đối với người tiêu dùng

 Được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, đặc biệt là đối vớicác khoản chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục,

y tế

 Đối với giới trẻ và người có thu nhập thấp, tín dụng tiêu dùng giúp họ

có được cuộc sống ổn định khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những

gì cần thiết, tạo cho họ động lực lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôidưỡng con cái

5.2 Đối với ngân hàng thương mại

Trang 12

 Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huyđộng tiền gửi cho NH

 Tạo điều kiện đa dạng hóa danh mục kinh doanh, nhờ đó nâng cao thunhập và phân tán rủi ro cho NH

5.3 Đối với nền kinh tế

Nếu CVTD được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa, dịch vụtrong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế Tuy nhiên nếu không được dùng đúng như vậy thì có thể làm giảmkhả năng tiết kiệm trong nước

 Thứ nhất đối với DN tín dụng tiêu dùng kéo dài nhu cầu tương lai vềhiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú

về chất lượng ngày càng lớn.Chính điều này làm cho toàn bộ quá trìnhsản xuất trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệuquả, đó chính là tăng trưởng kinh tế

 Thứ hai CVTD thúc đẩy thành phần tiêu dùng và do đó gia tăng cầutrong nước, trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế sự phụthuộc vào cầu nước ngoài do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vữnghơn

 Thứ ba, góp phần xóa bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít– sản lượng ít

 Thứ tư, CVTD thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm từ đó lại làmtăng thu nhập, tạo khả năng tăng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy độngvốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng của các TCTD

6 Những nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay tiêu dùng tại các NHTM

6.1 Nhân tố thuộc về phía ngân hàng

Trang 13

- Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng vốn vaytiêu dùng Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lướigiao dịch hay không , uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởngtới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

- Chính sách, quy định của ngân hàng cũng góp phần không nhỏ tới sựthành công của cho vay tiêu dùng Điều này được thể hiện ở chính sáchchăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo không, các quyđịnh về lãi suất và phí suất tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt phù hợp vớithu nhập hiện tại của người đi vay hay không, các quy định về kỳ hạn nợ,thời hạn tín dụng, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán Thủtục xin vay có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ là bao lâu

- Trình độ, thái độ của cán bộ tín dụng của ngân hàng mang tính quyếtđịnh tới sự thành công của cho vay tiêu dùng Cán bộ tín dụng có trình độchuyên môn cao thì sẽ thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn từ đóđưa ra quyết định đúng đắn Cán bộ tín dụng nhiệt tình, tận tâm giúp đỡkhách hàng các thủ tục cần thiết tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

- Công nghệ ngân hàng hiện đại giúp cho việc giải quyết các thủ tụcnhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng vàquản lý hồ sơ cũng thuận lợi hơn

- Muốn phát triển được hoạt động cho vay tiêu dùng thì ngân hàngphải có chính sách marketing phù hợp Ngân hàng cần tăng cường các hoạtđộng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông về hình ảnh của ngânhàng nói chung cũng như các lợi ích, chính sách cho vay tiêu dùng nói riêng

6.2 Nhân tố ngoài ngân hàng

- Trước hết phải kể đến thị trường mà ngân hàng đang hoạt động Nơi

đó là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình

Trang 14

độ học vấn cao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ cao hơn các vùng nông thôn xaxôi, hẻo lánh, trình độ dân trí còn thấp.

- Tiếp đến là thói quen, tập quán, tâm lý cũng ảnh hưởng tới nhu cầuvay tiêu dùng Người Việt Nam có thói quen tiết kiệm đủ tiền mới mua sắm,tiêu dùng, xây nhà, chứ không nghĩ đến việc vay ngân hàng Vì vậy nhu cầuvay của người dân còn chưa cao

- Khung pháp lý của nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích hoặchạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Đó là các quyđịnh của Nhà nước đối các ngân hàng thương mại về tỷ lệ vốn huy động sovới vốn tự có, tỷ lệ cho vay tối đa với khách hàng v.v…

- Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng.Nếu kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trườngchính trị ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng diễn ra suôn sẻ, pháttriển vững chắc và hạn chế rủi ro có thể xảy ra

Trang 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB – PGD HOÀNG HOA THÁM

I.Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Hoàng Hoa Thám

1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà PGD Hoàng Hoa Thám đang cung cấp cho khách hàng

 Cho vay có tài sản bảo đảm

 Vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: bao gồm các sản phẩm

- Vay mua ô tô thế chấp bằng xe mua

- Vay mua ô tô thế chấp bằng bất động sản

- Vay xây dựng, sửa chữa nhà ở

- Vay mua sắm vật dụng gia đình

- Vay mua nhà, bất động sản

Đối tượng và điều kiện :

 Cá nhân người Việt Nam

 Có thu nhập ổn định, đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng

 Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm, ) dùng để bảođảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản thếchấp, cầm cố bảo lãnh

 Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp

Đặc tính sản phẩm:

 Thời gian cho vay: Tối đa 84 tháng

 Loại tiền vay: VND, Vàng, Ngoại tệ

Trang 16

 Mức cho vay: Tùy theo nhu cầu của khách hàng nhưng tối đa khôngquá 500 triệu đồng

 Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của ACB

 Phương thức trả nợ:

o Trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn)

o Hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng: vốn gốc trả đều nhau hoặctăng dần 20%/năm

 Cho vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa)

Cho vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa) là sản phẩm tín dụng dành chokhách hàng cá nhân sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hay nội địa (do ACB pháthành) đã sử dụng số tiền trên thẻ nhưng chưa thể hoàn trả khi đến hạn thanhtoán

Đối tượng & Điều kiện:

 Cá nhân người Việt nam

 Cá nhân người nước ngoài (cư trú)

 Sở hữu thẻ tín dụng quốc tế hay nội địa do ACB phát hành

Đặc tính sản phẩm:

 Loại tiền vay: VND hoặc USD

 Thời gian cho vay: Tối đa 12 tháng

 Mức cho vay: Tối đa 80% số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng

 Lãi suất/phí: Theo quy định hiện hành của ACB

 Tài sản đảm bảo: Ký quỹ bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm hoặc chứng từ cógiá do ACB phát hành hoặc được cấp tín chấp tùy theo đối tượng

 Phương thức trả nợ: Thanh toán hàng tháng tối thiểu 20% số tiền chitiêu trên thẻ theo Bảng liệt kê giao dịch hàng tháng Số tiền chi tiêu trên thẻkhông được trừ vào số tiền đã ký quỹ

 Cho vay tín chấp:

Trang 17

Cho vay tiêu dùng tin chấp là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn tàichính giúp khách hàng linh hoạt và chủ động hơn trong các nhu cầu sinhhoạt tiêu dùng của cá nhân và gia đình như: mua sắm vật dụng gia đình, họctập, du lịch, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.

Ưu đãi của sản phẩm này là vay không cần tài sản bảo đảm, số tiền vay lêntới 300 triệu, tặng bảo hiểm tiền vay hấp dẫn

Đối tượng và điều kiện:

 Cá nhân người Việt Nam có HKTT/ KT3 tại nơi đăng ký vay và đangcông tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau:

Cty Nước ngoài cơ quan hành chính sự nghiệp

Tổ chức, hiệp hội nước ngoài VPĐD cty nước ngoàiHợp tác xã

 Tuổi từ 22 đến tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đốivới nam

 Thu nhập ròng hàng tháng

- Từ 6 triệu đồng trở lên tại khu vực TP.HCM và Hà Nội;

- Từ 4 triệu đồng trở lên tại các tỉnh hoặc thành phố khác

 Thâm niên công tác 24 tháng trở lên và tối thiểu 06 tháng tại đơn vịhiện tại

 Có điện thoại cố định tại nơi cư trú

Đặc tính sản phẩm:

Số tiền vay: tối đa 12 lần thu nhập ổn định hàng tháng, tùy theo nhu

cầu và thu nhập của khách hàng

 Thời hạn vay: 12 – 60 tháng

Trang 18

 Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định Hàng tháng ACB tựđộng trừ tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay tại ACB để thunợ.

2 Quy trình tín dụng

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn

+ Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

+ Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn

+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

+ Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương ánvay vốn

+ Kiểm tra xác minh thông tin

+ Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

+ Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

+ Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư

+ Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

Bước 3: Xác định phương thức cho vay (thế chấp, tín chấp)

Bước 4: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãisuất cho vay

Bước 5: Lập tờ trình thẩm định cho vay

Bước 6: Tái thẩm định khoản vay

Bước 7: Trình duyệt khoản vay

Ngày đăng: 08/10/2014, 22:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng dư nợ cho vay của PGD từ năm 2009 đến Qúy II/2011 - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂUPGD HOÀNG HOA THÁM
Bảng 1 Tổng dư nợ cho vay của PGD từ năm 2009 đến Qúy II/2011 (Trang 19)
Bảng 2:Tỷ trọng doanh số CVTD trong tổng doanh số cho vay của PGD  Hoàng Hoa Thám (giai đoạn năm 2009 – II/2011) - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂUPGD HOÀNG HOA THÁM
Bảng 2 Tỷ trọng doanh số CVTD trong tổng doanh số cho vay của PGD Hoàng Hoa Thám (giai đoạn năm 2009 – II/2011) (Trang 22)
Bảng 3: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của PGD Hoàng Hoa Thám (giai đoạn từ  năm 2009 – II/2011) - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂUPGD HOÀNG HOA THÁM
Bảng 3 Cơ cấu cho vay tiêu dùng của PGD Hoàng Hoa Thám (giai đoạn từ năm 2009 – II/2011) (Trang 23)
Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của PGD Hoàng Hoa Thám (giai  đoạn từ năm 2009 – II/2011) - BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂUPGD HOÀNG HOA THÁM
Bảng 4 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của PGD Hoàng Hoa Thám (giai đoạn từ năm 2009 – II/2011) (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w