1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu-chi nhánh hà nội

51 2,9K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 711,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu-chi nhánh hà nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Cho vay tiêu dùng là nhu cầu cần thiết của cá nhân và hộ gia đình,nhưng lợi ích của nó đối với nền kinh tế là rất lớn, nó kích thích cầu tiêudùng, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh tế Vì vậy đây là vấn đề rất cần quan tâmtrong giai đoạn suy giảm kinh tế như hiện nay.

Nhưng trong khi cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh ở các nước thì ởViệt Nam cho vay tiêu dùng chưa thực sự được các ngân hàng quan tâm sâusắc Một nguyên nhân dễ thấy là lợi nhuận do loại hình này mang lại rất lớn.Theo khảo sát của BCG thì cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30-35% trên tổng dưnợ nhưng lại tạo ra trên 60% lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại hàngđầu châu Á Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động này cũng được đánh giá ở mứcrất cao Dễ nhận thấy gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mànguyên nhân khởi điểm từ việc cho vay mua nhà (một loại hình của cho vaytiêu dùng) Do đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các khoản cho vay tiêudùng trong quá trình mở rộng loại hình cho vay này, các ngân hàng thươngmại cần phải nâng cao chất lượng các khoản vay.

Cho vay tiêu dùng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng nhữngnăm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển vào những năm 2002 trở lại đây Tuynhiên, kết quả cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn rấthạn chế Theo NHNN Việt Nam, dư nợ cho vay tiêu dùng đến cuối tháng9/2008 là 79.700 tỉ đồng, chiếm 6.54% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinhtế Tính trung bình mức dư nợ cho vay tiêu dùng theo đầu người chỉ đạtkhoảng 921.000 đồng/người Đây là con số quá thấp so với tiềm năng thịtrường của đất nước có 86.5 triệu dân và liên tục có mức tăng trưởng vào loạicao như Việt Nam (GDP đạt trên 6,5%) So với ngày 31/12/2007 tăng về

Trang 2

Dân số Việt Nam trẻ và hiện chỉ có khoảng 10% dân số có tài khoản tạingân hàng Chính vì vậy, tiềm năng của cho vay tiêu dùng vẫn còn rất lớn, xuhướng phát triển, mở rộng trong tương lai sẽ còn tiếp diễn Nhưng mở rộngcho vay tiêu dùng thì đồng thời các NHTM sẽ phải chấp nhận mức rủi ro caohơn Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các NHTM chưa dámmở rộng mạnh mẽ hoạt động cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng TMCP Á châu là một ngân hàng thương mại cổ phần chủyếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp dân cư trunglưu ở đô thị Do vậy, chi nhánh đã có cho vay tiêu dùng trong doanh mục sảnphẩm Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng hiện chỉ chiếm tỷ trọng 15-20% tronghoạt động cho vay của chi nhánh Nhưng với mạng lưới hoạt động rộng lớn,đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, lại nằm ở địa bàn thuận lợi nêntiềm năng phát triển và mở rộng cho vay tiêu dùng là rất lớn.Qua thời gianthực tập tại chi nhánh, em đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động, lĩnhvực kinh doanh của ngân hàng Từ những kiến thức đã học ở trường cùng với

kiến thức thu nhận được qua quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “GIẢIPHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI” để nghiên

cứu và viết chuyên đề.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, đặcđiểm, vai trò của cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, từđó thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùngtại các ngân hàng thương mại.

Xem xét tổng quát và có hệ thống hoạt động cho vay tiêu dùng tạiACB-chi nhánh Hà Nội, tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong việc mở rộngcho vay tiêu dùng, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm mở rộng chovay tiêu dùng tại chi nhánh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 3

Đề tài tập trung nghiên cứu về việc mở rộng cho vay tiêu dùng và giáppháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ACB Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liênquan trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nộitrong những năm 2006-2008.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễngiải và tổng kết thực tiễn.

5 Kết cấu chuyên đề: Bao gồm 3 chương

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHINHÁNH HÀ NỘI

Chương III: GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNGCHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘI

Trang 4

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG

1.1 Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng

a Khái niệm cho vay tiêu dùng

Trước hết, có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những hình thứccấp tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng Vậy để có thể hiểu một cách rõràng về cho vay tiêu dùng, ta cần phải hiểu rõ khái niệm về tín dụng Ngânhàng.

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên chovay (Ngân hàng và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cánhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tàisản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bênđi vay có trách nghiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vaykhi đến hạn thanh toán.

Tín dụng và nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanhNgân hàng.Tín dụng được chia ra làm nhiều loại, trong đó tín dụng tiêu dùnglà một trong số đó và cũng góp phần đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng.

Ta có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau :

Cho vay tiêu dùng là một hình thức qua đó ngân hàng chuyển cho kháchhàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trongmột khoảng thời gian nhất định, với những thoả thuận mà hai bên đã kí kết(về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả…) nhằm giúp cho khách hàngcó thể sử dụng những hàng hoá và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả,tạo cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn.

b Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng có những đặc trưng cơ bản sau:

Trang 5

 Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ và số lượng các khoảnvay lớn Do vậy chi phí giao dịch bình quân cao (bao gồm những chi phí vềthẩm định, các thủ tục cho vay, giám sát vốn vay) dẫn đến chi phí cho vaycao Do vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao

 Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chukì kinh tế Cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinhtế

 Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất Bởivì một khi đã vay để phục vụ mục đích tiêu dùng, khách hàng thường chỉquan tâm đến việc làm sao nhu cầu tiêu dùng của họ được thỏa mãn một cáchtốt nhất mà không quan tâm lắm đến lãi suất.

 Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có quan hệ mật thiêt tới thunhập và trình độ văn hóa của họ Nếu thu nhập của khách hàng cao, họ sẽ cóxu hướng tăng tiêu dùng và ngược lại.

 Chất lượng thông tin mà khách hàng vay tiêu dùng cung cấp choNgân hàng thường không cao, nhất là những thông tin về tài chính

 Nguồn trả nợ cho ngân hàng thường không ổn định và phụ thuộc vàonhiều yếu tố như chu kì nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của khách hàng,trình độ khách hàng Nếu một trong những yếu tố kể trên có những biến độngngược lại với dự đoán của ngân hàng sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụngtiêu dùng.

Từ những đặc điểm trên của cho vay tiêu dùng, các Ngân hàng có thểcăn cứ vào đó để đưa ra những chính sách, sản phẩm cho vay tiêu dùng phùhợp để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

1.1.2 Các loại hình cho vay tiêu dùng1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay:

a Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhucầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia

Trang 6

b Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản vay nhằm tài trợ cho việctrang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giảitrí và du lịch… Đây là khoản cho vay mang tính chất nhỏ lẻ với thời hạnngắn.

1.1.2.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả

a Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trongđó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần theonhững kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phương thức này thường đượcáp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn, thu nhập định kì của người cho vaykhông đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay

b Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương pháp này, tiền vay đượckhách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn Thường thì cáckhoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trịnhỏ với thời hạn không dài.

c Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trongđó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loạiséc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này,trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu vàthu nhập kiếm được từng kì, khách hàng được Ngân hàng cho phép thực hiệnviệc vay và trả nợ nhiều kì một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.

1.1.2.3 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ

a Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thứccho vay trong đó Ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công tybán lẻ đã bán chịu hàng hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng.

b Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoảnvay tiêu dùng trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp và cho khách hàng vaycũng như trực tiếp thu nợ từ người này.

Trang 7

1.1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng:

1.1.3.1 Xét trên phương diện người tiêu dùng

a Cho vay tiêu dùng giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng hiệntại của người tiêu dùng và khả năng tích luỹ để đáp ứng nhu cầu đó Kháchhàng có nhu cầu tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó ngay trong thờiđiểm hiện tại, nhưng tích luỹ chưa đủ để trang trải chi phí khi thoả mãn nhucầu đó Cho vay tiêu dùng giải quyết được vấn đề đó cho khách hàng, giúpkhách hàng có thể giải quyết được ngay những nhu cầu tiêu dùng trong hiệntại mà không cần phải chờ đợi.

b Cho vay tiêu dùng giúp cải thiện đời sống dân cư, giúp họ có cuộcsống tiện nghi đầy đủ, tinh thần thoải mái, nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.1.3.2 Xét trên phương diện ngân hàng thương mại:

a Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng thêm mối quan hệ vớikhách hàng Đó là cơ sở để ngân hàng có thể cung cấp thêm nhiều sản phẩmdịch vụ khác, làm tăng thu nhập của ngân hàng Khách hàng cho vay tiêudùng thường có số lượng lớn, do vậy khả năng mở rộng của khách hàng cánhân là rất cao

b Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng hoá hoạt động kinhdoanh, nhờ vậy có thể nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

1.1.3.3 Xét trên phương diện Kinh tế-Xã hội

+ Cho vay tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc kích cầu, tức làlàm cho chi tiêu của dân cư tăng lên, nhu cầu về hàng hoá dịch vụ phục vụcho sinh hoạt cũng tăng lên Khi nhu cầu về tiêu dùng tăng sẽ kích thích sảnxuất phát triển, do đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Cho vay tiêu dùng góp phần nâng cao đời sống dân cư, người tiêudùng được thoả mãn tốt hơn các nhu cầu vật chất, tinh thần, từ đó góp phầnlàm cho xã hội phát triển lành mạnh hơn.

+ Cho vay tiêu dùng phát triển làm tăng cơ hội làm ăn của các doanh

Trang 8

những quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp với nhu cầu củakhách hàng, giúp cho hoạt động xản xuất kinh doanh ngày càng phát triển bềnvững.

1.2 Nội dung cơ bản của mở rộng cho vay tiêu dùng1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng

Khi nói về mở rộng cho vay tiêu dùng, ta cần phải xem xét việc mởrộng cả theo hai chiều hướng Thứ nhất là mở rộng cho vay tiêu dùng theochiều rộng, nghĩa là nâng qui mô, mở rộng về số lượng các hợp đồng cho vay,phương thức cho vay tiêu dùng sao cho đa dạng, phong phú Thứ hai là mởrộng theo chiều sâu, nghĩa là số lượng phải đi kèm chất lượng Ngân hàng cầnnâng cao chất lượng của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng

Mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại được thểhiện ở một số điểm chủ yếu sau:

+ Đối với khách hàng: Mở rộng cho vay tiêu dùng có nghĩa là phải thoảmãn được các nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng cung cấp, sự đadạng hoá các hình thức cho vay tiêu dùng cũng như các dịch vụ kèm theo.

+ Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Cho vay tiêu dùng phải góp phầnchuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn tài chính, trợ giúp ngân sách nhànước cũng như tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiệnđời sống dân cư.

+ Đối với các ngân hàng thương mại: Cho vay tiêu dùng cần phảichiếm một khối lượng đáng kể trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Tuynhiên, bên cạnh việc mở rộng cho vay, ngân hàng cũng cần chú ý đến chấtlượng của khoản vay, sao cho đảm bảo mở rộng gắn với cho vay tiêu dùngchất lượng cao.

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng: Là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay tiêu dùngtrong kì, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng củangân hàng trong một thời kì nhất định, thường tính theo năm tài chính.

Trang 9

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệtđối:

Giá trị tăng trưởng = Tổng doanh số _ Tổng doanh số doanh số tuyệt đối CVTD năm (t) CVTD năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm (t)so với năm (t-1) là bao nhiêu.

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tươngđối:

Giá trị tăng trưởng = Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối x 100%doanh số tương đối Tổng doanh số CVTD năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cho vaytiêu dùng năm (t) so với năm (t-1) *Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉtrọng:

Tỷ trọng = Tổng doanh số CVTD x 100% Tổng doanh số về hoạt dộng cho vay

Ý nghĩa: Chi tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay tiêudùng chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng doanh số của hoạt động cho vay củangân hàng

1.2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng: Là số tiền mà khách hàng đang vay nợ ngânhàng tại một thời điểm Chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêudoanh số cho vay tiêu dùng nhằm phản ánh tình hình mở rộng cho vay tiêudùng của ngân hàng.

*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng dư = Tổng dư nợ _ Tổng dư nợ CVTD nợ tuyệt đối CVTD năm (t) năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm (t) tăng lso với năm (t-1)về số tuyệt đối là bao nhiêu.

Trang 10

nợ CVTD tương đối Tổng dư nợ CVTD năm (t-1)*Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng:

Tỷ trọng = Tổng dư nợ CVTD x 100%

Tổng dư nợ hoạt động cho vay của ngân hàng Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết sự nợ của hoạt động cho vay tiêu dùngchiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ của hoạt động cho vay của ngân hàng.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng:1.3.1 Các nhân tố khách quan:

a Môi trường vĩ mô:

* Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng kinh doanh ngân hàng: giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tốc độ tăng trưởngGDP, tỷ lệ lạm phát, triển vọng các ngành kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng,mức độ ổn định của giá cả, tỷ lệ thất nghiệp… Đặc biệt, chu kì kinh tế thayđổi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động củangân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng trong đó có cho vay tiêu dùng Xétmột cách tổng thể, một nền kinh tế ổn định sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động tíndụng phát triển.

* Môi trường Chính trị-Pháp luật:

Hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêngchịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản lý nhà nước Bởi lẽ sự đổ bểcủa một ngân hàng sẽ gây thảm hoạ cho cả nền kinh tế hơn là sự phá sản củamột doanh nghiệp.

Nhân tố pháp lý ở đây bao gồm tính đồng bộ về hệ thống pháp luật,tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quátrình chấp hành luật và trình độ dân trí Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập mộtmôi trường pháp lý cho mọi hoạt động kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạthiệu quả kinh tế cao, là cơ sở giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranhchấp, nên nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt độngngân hàng Chỉ trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ

Trang 11

pháp luật thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai phía và khả năngmở rộng tín dụng tiêu dùng của doanh nghiệp mới tiến hành thuận lợi.

* Môi trường văn hoá xã hội: Môi trường văn hoá- xã hội bao gồmnhiều vấn đề mang tính lâu dài và có tác động đáng để đến tín dụng tiêu dùngnhư văn hoá tiêu dùng, đạo đức, thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngânhàng, tập quán tiết kiệm, đầu tư, kỳ vọng cuộc sống, niềm tin tín ngưỡng…Nắm bắt các vấn đề văn hoá xã hội là một điều khó khăn nhưng lại có giá trịlớn đôi với các ngân hàng khi xem xét việc mở rộng tín dụng tiêu dùng bởi lẽcác quyết định tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc phần lớn vào thói quentâm lý, trình độ văn hoá, lối sống cộng đồng…

* Môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm cácnhân tố gây tác động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơhội thị trường mới Đây được coi là yếu tố tạo khả năng cạnh tranh cho cácngân hàng, do vậy cần phải nắm bắt nhanh chóng xu hướng công nghệ đểkhông bị lạc hậu và mất lợi thế trong cạnh tranh.

*Môi trường dân số: Bao gồm cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, thunhập… Đây là một trong những yếu tố được các nhà hoạch định chiến lượccủa ngân hàng rất quan tâm Bởi lẽ con người tạo ra thị trường, quy mô và tốcđộ tăng dân số cho biết quy mô và tốc độ tiêu thụ trên thị trường Chínhnhững nguồn thông tin này đóng vai trò đáng kể đổi với ngân hàng trong việcmở rộng tín dụng tiêu dùng

b Môi trường vĩ mô:

* Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt độngcùng lĩnh vực, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàngthương mại khác, các công ty tài chính, …các đối thủ luôn đa dạng hoá kinhdoanh, tung sản phẩm mới, các hình thức cho vay tiêu dùng mới để thu hútkhách hàng, tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt.

* Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các tổ chức tài chính sắp hình

Trang 12

lập Các đối thủ này có lợi thế của người đi sau, do đó cũng góp phần làmcạnh tranh gay gắt hơn.

* Khách hàng:

- Tư cách đạo đức của khách hàng: thể hiện thiện chí trả nợ của kháchhàng Liên quan đến rủi ro mà hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại cho ngânhàng.

- Khả năng tài chính của khách hàng: Quyết định khả năng trả nợ tiềnvay cho ngân hàng Ngần hàng luôn quan tâm đến khả năng tài chính củakhách hàng, mức thu nhập, sự ổn định của thu nhập… và nó ảnh hưởng đếnquyết định cho vay của ngân hàng.

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

a Các nguồn lực về tài chính:

* Vốn tự có : Là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được vàthuộc quyền sở hữu của ngân hàng Vốn tự có chiếm một tỷ trọng nhỏ trongtổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng có vai trò hết sức quan trọng Nó đượcxem như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị tài sản của ngân hàng-cóthể đẩy ngân hàng tới tình trạng thiếu khả năng chi trả và phá sản Nó quyếtđịnh quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như góp phần làm tăng lòng tin,hình ảnh của ngân hàng sẽ tốt hơn, tạo nguồn vốn cho vay tiêu dùng nhiềuhơn và ngược lại.

* Khả năng huy động vốn: Khi quy mô huy động vốn lớn, ngân hàng cókhả năng cho vay ra càng nhiều Nếu chi phí huy động vốn thấp thì ngân hàngsẽ có điều kiện cho khách hàng vay với mức lãi suất cạnh tranh Điều này tạođiều kiện thuận lợi cho mở rộng cho vay tiêu dùng.

b Quy trình, thủ tục cấp tín dụng:

Quy trình, thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khảnăng mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng Khi một ngân hàng cóthủ tục cấp tín dụng nhanh gọn, không gây phiền hà cho khách hàng thì hoạtđộng cho vay sẽ phát triển tốt hơn Tuy nhiên ngân hàng không thể vì thế màcắt giảm những thủ tục quan trọng, có liên hệ mật thiết đến việc đánh giá rủi

Trang 13

ro của khoản vay, vì như vậy là gián tiếp làm giảm chất lượng tín dụng củangân hàng.

c Trình độ của cán bộ tín dụng:

Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thẩm địnhkhách hàng Do vậy có thể nói cán bộ tín dụng chính là bộ mặt của ngân hàng.Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có tinh thầntrách nhiệm trong công việc, năng động, nhiệt tình sẽ nâng cao chất lượng chovay tiêu dùng, tạo được hình ảnh, uy tín cho ngân hàng.

d Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Nếu ngân hàng có chính sách tín dung mở rộng, tăng cho vay, chấpnhận rủi ro để đạt được lợi nhuận cao hơn thì sẽ thuận lợi cho việc mở rộngcho vay tiêu dùng Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú ý đến chất lượng củahoạt động cho vay.

Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng thắt chặt, đạt mục tiêu an toàncao hơn lợi nhuận thì việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay tiêu dùngnói riêng sẽ gặp khó khăn hơn.

e Các nhân tố khác:

Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay cũng ảnh hưởngsâu sắc tới việc thu hút khách hàng cũng như tới mục tiêu mở rộng cho vaytiêu dùng Với một cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, phù hợp sẽ đáp ứngkịp thời các nhu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện, thoải mái trong giaodịch Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác marketing trong lĩnh vực cho vay tiêudùng, xây dựng một hệ thống thu thập và xử lý thông tin về khách hàng, đemlại hiệu quả cao cho hoạt động điều tra và thẩm định khách hàng, từ đó giúpngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Trang 14

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thànhNHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷđồng, sau đó do nhu cầu phát triển theo thời gian, ACB đã nhiều lần tăng vốnđiều lệ Đến ngày 8/12/2008 là 6.356 tỷ đồng, chỉ sau sau 15 năm đã tăng hơn317.8 lần so với ngày thành lập

b Sự phát triển

Sau 15 năm thành lập, ACB hiện nay là ngân hàng có tổng tài sản lớnnhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành, nằm trong top 100thương hiệu mạnh Việt Nam, một trong hai ngân hàng nhận giải thưởng Tin& Dùng của người tiêu dùng do TBKTVN bình chọn, là ngân hàng đầu tiênvà duy nhất của Việt Năm trong một năm (2006) nhận 3 giải thưởng quốc tế

Trang 15

danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times, The AsianBanker và EuroMoney trao tặng ACB có tốc độ tăng trưởng cao và bền vữngđạt gấp 2-2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liền Năm 2008,tạp chí Euromoney bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là mộttrong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất,dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại “Sự hoàn hảo” là ước muốn màmọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.

Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực.

Năm 2005: ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoácông nghệ ngân hàng, bao gồm nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lýgiao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp vớinền công nghệ lõi hiện nay, và lắp đặt hệ thống máy ATM.

Năm 2006: ACB niêm yết tai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chinhánh và phòng giao dịch, thành lập công ty Cho thuê tài chính ACB, pháthành hơn 10 triệu cổ phiếu mện giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn1.800 tỷ đồng.

Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, tăngvốn điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốtnhất Việt Nam” do tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.

Trang 16

2.1.1.2 Định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP ÁChâu:

Ngay từ ngày đầu hoạt động ACB đã xác định tầm nhìn là trở thànhngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam Trong khuôn khổ kếhoạch phát triển đến 2010 và tầm nhìn đến 2015, ACB đặt mục tiêu trởthành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi làngân hàng thương mại bán lẻ, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú,kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền công nghệ hiện đại, kinh doanh an toànhiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp vàchuyên môn cao.

Mục tiêu cụ thể của ACB đến 2010-2011 là: chiếm từ trên 10% thịphần huy động, 5% thị phần cho vay của ngân hàng Việt Nam Quy mô hoạtđộng tương đương các ngân hàng của khu vực: Tổng tài sản đạt 11-12 tỷUSD, vốn chủ sở hữu trên 500 triệu USD, ROE duy trì ở mức 27%-30%,ROA bình quân trên 1.2%-1.5%.

Đặc biệt, năm 2009 dự báo sẽ khó khăn hơn 2008, xuất phát từ khókhăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro ngàycàng lớn Trong tình hình này, mục tiêu quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăngtrưởng bền vững là xương sống cho chiến lược của ACB Một số chỉ tiêu hoạtđộng chính của năm 2009 : lợi nhuận trước thuế đạt mưc 2.700 tỷ đồng, ROEở mức trên 30%, tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 trở đi không vượt quá 1.2%, mở thêm48 chi nhánh và phòng giao dịch mới, tuyển dụng thêm khoảng 600 nhân viênmới, đưa tổng dư nợ lên mức 65.000 tỷ đồng, tổng huy động tiền gửi kháchhàng lên mức 130.000 tỷ đồng và tổng tài sản lên mức 170.000 tỷ đồng.

Với tầm nhìn và mục tiêu đề ra, tư tưởng chủ đạo trong xây dựng kếhoạch phát triển của ACB là:

-Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biếtnhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

-Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệpđể đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững

Trang 17

-Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sửdụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh cókhả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứanhiều rủi ro.

-Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quátrình vận hành của hệ thống liên tục và hiệu quả.

-Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệthống một cách xuyên suốt

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm bảy khối: khách hàng cá nhân,Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, vận hành, Quảntrị nguồn lực, Công nghệ thông tin Bốn ban: Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ,Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và quản lý tín dụng Hai phòng:Quan hệ quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc)

Trang 18

Sơ đồ tổ chức của ACB

Ban kiểm soátHội đồng

quản trị

Ban kiểm toán nội bộ

Tổng giám đốcHội đồng sáng

Khối khách

hàng cá nhân

Khối khách

hàng doanh nghiệp

Khối ngân quỹ

Khối phát triển kinh doanh

Khối điều hành giám sát

Khối quản trị nguồn

Khối công nghệ thông

Phòng thẩm

định tài sản

Phòng đầu

Ban đảm bảo chất lượng

Ban chiến

Phòng quan

hệ quốc

tế

Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng

Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ, trung tâm ATM và trung tâm vàng

Các công ty trực thuộc: Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê tài chính

Đại hội đồng cổ đông

Trang 19

2.1.1.4 Vài nét về ACB-chi nhánh Hà Nội

ACB chi nhánh Hà Nội, địa chỉ 184-186 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng,Hà Nội được khai trương ngày 14-12-1993, là chi nhánh cấp 1 với 26 đơn vịtrực thuộc bao gồm 3 chi nhánh và 23 phòng giao dịch Được thành lập từnhững ngày đầu ACB đi vào hoạt động, ACB chi nhánh Hà Nội luôn chứng tỏkhả năng hoạt động hiệu quả của mình, với các chỉ tiêu dự nợ, huy độngchiếm khoảng 15% toàn ACB Nằm ở vị trí thuận lợi, tại khu trung tâm thủ đôvới dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, thành phần cán bộ công nhân viênvà thương nhân chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư, hứa hẹn nhiều khách hàngtiềm năng mà ngân hàng có thể hướng tới.

Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm và nhân viên trẻ, năngđộng, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, ACB chi nhánh Hà Nội luôn đượckhách hàng đánh giá là chi nhánh tốt nhất của ACB với thái độ phục vụ kháchhàng tận tình, chuyên nghiệp.

2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh tín dụng của ACB-chi nhánh HàNội

Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới khủnghoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế xảy ra ở Mỹ có nhiều diễn biếnphức tạp, khó lường và lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác trên thếgiới, kéo theo suy thoái, thậm chí đại suy thoái kinh tế toàn cầu Ở Việt Nam,bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động từ nhữngdiễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm tốc độ tăng trưởng kinh tế củachậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá caoso với các nước khác Xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến, hoạtđộng sản suất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể Thịtrường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… Do đó,năm 2008 cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng nóichung và với ACB nói riêng.

Trang 20

Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng tình hình hoạt động kinhdoanh của ACB năm 2008 vẫn khá lạc quan, được thể hiện qua các chỉ số tàichính tín dụng như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch2008

Thực hiện2008

% so vớikế hoạch

Thực hiện2007

% tăngtrưởng so

Trang 21

Đơn vị: tỉ đồng

Năm 2008Giá trị Tỉ trọng

Tiền gửi của khách hàng 1.098 1.636 2.052 81.5%

von huy dong(tydong)

Trang 22

Trong 15 năm hoạt động, trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt,nhưng hoạt động dử dụng vốn của ACB-chi nhánh Hà Nội vẫn gặt hái đượcrất nhiều thành công Hoạt động sử dụng vốn của ACB thể hiện rõ nhất tronghoạt động cho vay của chi nhánh thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là dư nợ chovay và chất lượng của các khoản cho vay Chúng ta sẽ xem xét tình hình sửdụng vốn của chi nhánh qua các bảng số liệu sau:

*Tình hình dư nợ cho vay tại chi nhánh 3 năm gần đây như sau

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)

-Năm 2006: tổng dư nợ cho vay là 1.215.483 triệu

-Năm 2007: tổng dư nợ cho vay là 2.187.870 triệu, tăng so với năm2006 là 376.335 triệu đồng

-Năm 2008: tổng dư nợ cho vay là 2.219.267triệu đồng, tăng nhẹ so với2007 là 31.397 triệu đồng

Đi sâu phân tích hơn nữa, ta thấy:

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)

-Năm 2006: dư nợ cho vay ngắn hạn là 151.935 triệu đồng, chiếm12.5% tổng dư nợ.

-Năm 2007: dư nợ cho vay ngắn hạn là 700.118 triệu đồng, chiếm 32%tổng dư nợ.

-Năm 2008: dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.087.440 triệu đồng chiếm49% tổng dư nợ với tốc độ tăng trưởng là 70.18%

Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏngân hàng ngày càng chú trọng vào nguồn vốn huy động ngắn hạn

Trang 23

Còn dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần theo các năm Nhưngnói chung, ta thấy tỷ lệ giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của ACBvẫn rất hợp lý và an toàn

*Chất lượng các khoản vay:

Đơn vị: triệu đồng

(nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)

-Năm 2006: nợ quá hạn là 4.861 đồng chiếm 0.4% tổng dư nợ-Năm 2007: nợ quá hạn là 4.375 triệu đồng chiếm 0.2% tổng dư nợ-Năm 2008: nợ quá hạn là 5.548 triệu đồng chiếm 0.25% tổng dư nợTa thấy trong nhiều năm, cùng với sự tăng trưởng về quy mô các khoảnvay thì chất lượng các khoản vay của chi nhánh cũng tăng dần Cụ thể là tỷ lệnợ xấu trên tổng dư nợ đều nhỏ hơn 1% Tuy năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn cótăng so với 2007 nhưng không đáng ngại, bởi 2008 là năm khủng hoảng kinhtế, ngân hàng phải thắt chặt cho vay Chứng tỏ ACB có tốc độ tăng trưởng tíndụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn đượcđảm bảo.

Trang 24

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh

(Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội)

Như vậy lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng lên theo từng năm,đặc biệt năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế là 76.540 triệu đồng, tăng 40210triệu đồng (tức là tăng trưởng 110.6%) Năm 2008, doanh thu thuần tăngmạnh (140%), nhưng chi phí cũng tăng cao (166%), nên lợi nhuận trước thuếcủa chi nhánh chỉ tăng trưởng 44% Nhưng đó cũng là một kết quả đángmừng trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng.Với kết quả đã đạt được ACB-chi nhánh Hà Nội đã góp phần đáng kể vào sựphát triển của tập đoàn ACB trên cả nước.

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội

2.2.1 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng và nhu cầu cho vay tiêu dùnghiện nay tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống của người dânngày càng được cải thiện Thu nhập bình quân đầu người tăng, do vậy nhucầu tiêu dùng cũng tăng theo Người dân ngày càng chú ý hơn đến việc làmsao có một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ và hưởng thụ nhiều hơn trước đây Dovậy, nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ như ô tô hay các nhu cầu tiêudùng cần lượng tiền lớn như mua nhà, đất, xây dựng, sửa chữa nhà ở tăngmạnh Trong các gia đình, việc học tập của con cái cũng được chú tâm hơn.Do đời sống kinh tế khá giả, các gia đình đều muốn cho con cái của họ đượchưởng nền giáo dục tốt hơn trong nước, do vậy nhu cầu du học cũng tăng

Trang 25

mạnh Mặt khác, trung bình ở Việt Nam, 4 người dân mới có một người có tàikhoản tại ngân hàng, đây là cơ hội để các ngân hàng thương mại mở rộng chovay tiêu dùng.

Qua những đánh giá trên, ta thấy nhu cầu tiêu dùng trong dân cư là rấtlớn mà quy mô cho vay tiêu dùng hiện nay của ngân hàng còn chưa đáp ứnghết Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách cụ thể để mở rộng loại hình cho vayđầy tiềm năng này.

2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội2.2.2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội

Hiện nay, cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội đã có rất nhiềuhình thức cho vay tiêu dùng, đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của khách hàng.

a Cho vay trả góp mua, xây dựng, sửa chữa nhà

Đối tượng cho vay là khách hàng có nhu cầu mua nhà và quyền sửdụng đất, mua căn hộ chung cư, xây dựng, sửa chữa nhà… thời hạn cho vaytối đa lên tới 10 năm, nhưng thông thường ngân hàng cho vay từ 3-5 năm.

Trường hợp khách hàng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay phải cóthêm các điều kiện:

+ Tài sản dự kiến mua bằng tiền vay phải có đủ giấy tờ sở hữu, sử dụnghợp pháp

+ Chủ sở hữu tài sản cam kết kí bổ sung hợp đồng thế chấp tài sản vàđăng kí giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật ngay sau khi chủ sởhữu tài sản nhận được giấy tờ sở hữu, sử dụng hợp pháp.

b Cho vay trả góp mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua

Đây là một sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng muaxe ô tô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấpbằng chính xe mua.

Tỷ lệ cho vay tối đa là 70% giá trị xe mua, thời hạn trả góp dài đến 4

Ngày đăng: 30/11/2012, 11:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình tín dụng ngân hàng-Học viện Ngân hàng-Nhà xuất bản Thống kê năm 2001 Khác
2.Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng- Học viện Ngân hàng- Nhà xuất bản Thống kê Khác
3.Thời báo kinh tế các số năm 2007, 2008 Khác
4. Tạp chí Ngân hàng, tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng các số năm 2007,2008 Khác
5. Giáo trình Marketing Ngân hàng-Học viện ngân hàng Khác
6. Văn bản can Ngân hàng TMCP Á Châu Khác
7. Báo cáo văn phòng kế toán tổng hợp, phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội Khác
8.Một số Webside của ngân hàng www.acb.com.vnwww.vpb.com.vn www.sbv.gov.vn 9.Các báo điện tử Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức của ACB - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu-chi nhánh hà nội
Sơ đồ t ổ chức của ACB (Trang 18)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w