Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải Pháp Mở Rộng Cho Vay Đối Vơí Kinh Tế Tư Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Thanh Hoá
Trang 1KHOA NGÂN HÀNG_TÀI CHÍNH
_ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHỊÊP_
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VƠÍ KINH TẾ TƯNHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNHTHANH HOÁ
LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của đấtnước có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường kinh doanh buôn bán đượcmở rộng, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài tăng mạnh, thương mại pháttriển đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng _tài chính Góp phần tích cực vàosự phát triển đó phải kể đến thành phần kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân ởViệt Nam hiện nay đang rất phát triển trên nhiều ngành nghề, nhiều lĩnhvực khác nhau, và đang được nhận được sự quan tâm rất nhiều của Đảngvà Nhà Nước.
Sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh ThanhHoá đã tạo ra một thi trường lớn đầy tiềm năng cho các Ngân HàngThương Mại trên địa bàn nói chung và cho Ngân Hàng Công Thương nóiriêng Tuy nhiên hiện nay các ngân hàng chưa thực sự coi kinh tế tư nhânlà những khách hàng quan trọng của mình, tỷ trọng cho vay đối với loạihình kinh tế tư nhân của ngân hàng công thương còn rất thấp, mà chủ yếutập trung, chú trọng cho vay đối với thành phần kinh tế nhànước là chủyếu Trong xu hướng phát triển như hiện nay thì số lượng kinh tế tư nhân
Trang 2ngày càng nhiều và ngược lại thành phần kinh tế nhà nước ngày càng bịthu hẹp do kết quả của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đó làxu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế Do đó ngân hàng côngthương cần sớm thích ứng và nắm bắt cơ hội, tích cực mở rộng cho vay đốivới thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn, mở rộng thị trường, đa dạnghoá loại hình kinh doanh, giảm thiểu rủi ro
Xuất phát từ lý do trên em đã chọn đề tài:”Giải pháp mở rộng chovay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thươngtỉnh Thanh Hoá” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chương 3 : Các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối vớikinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh ThanhHoá.
Tuy nhiên với thời gian và trình độ, kinh nghiệm có hạn nên chuyênđề không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiếngóp ý của thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: PGS_TS Phan Thu Hà đã tậntình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Trang 3Chương 1 :
NHỮNG NGHUYÊN LÝ CHUNG VỀ CHO VAY ĐỐI VƠÍKINH TẾ TƯ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1- HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 - KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển củanền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng Trong đó ngân hàngthương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về quy mô tài sản, thị phầnvà số lượng các ngân hàng Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối vớicác hộ gia đình và đơn vị sản xuất kinh doanh…để mua sắm đồ dùng,trang thiết bị máy móc, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh và đờisống Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác ,tiện lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân khi họ cần thanh toán các khoảncác khoản mua hàng hóa dịch vụ Mặt khác khi cần thông tin hoặc tư vấntài chính các doanh nghiệp, cá nhân thường tìm đến ngân hàng để nhậnđược lời tư vấn
Có thể định nghĩa ngân hàng thương mại thông qua chức năng củachúng như sau: Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung cấp mộtdanh mục dịch vụ tài chính đa dạng đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịchvụ thanh toán, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ mộttổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Hiện nay có rất nhiều các tổ chức tài chính bao gồm cả các công tykinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ vàcông ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của
Trang 4ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấpdịch vụ về bất động sản và môi giới chưng khoán tham gia hoạt động bảohiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.
1.1.2- CÁC HỌAT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1- Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi: Tiền gửi là một nguồn quan trọng trong tổng nguồn tại
các ngân hàng thương mại Trong cuộc cạnh tranh để tìm và dành đượccác khoản tiền gửi từ khách hàng các ngân hàng đã không ngừng nâng caochất lượng dịch vụ và đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn như rútthăm trúng thưởng,tăng lãi suất tiền gửi Để thu hút tối đa nguồn tiềnđảm bảo nhu cầu vay vốn của mọi khách hàng Hiện nay giữa các ngânhàng đang xảy ra tình trạng cạnh tranh rất khốc liệt, đăc biệt lĩnh vực huyđộng tiền gửi Bên cạnh việc cạnh tranh bằng trụ sở sang trọng, lịch sự,còn phải cạnh tranh qua lãi suất, chính sách khuyến mại và đặc biệt là tháiđộ phục vụ của cán bộ ngân hàng.
Các giao dịch viên do một ngày phải phục vụ nhiều khách hàng do ápdụng cơ chế giao dịch một cửa, nên khi khách hàng gọi điện thoại đến hỏithông tin thường không được đáp ứng thoả đáng do vậy thường xuyên tạora sự bực bội cho khách hàng và không ít người đã tìm đến những ngânhàng khác có phong cách phục vụ tốt hơn Chính vì vậy các ngân hàng cầnthường xuyên chú trọng công tác chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra ngân hàng còn có thể huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiềngửi.
- Ngân hàng vay mượn ngân hàng nhà nước hoặc các ngân hàng khác đểbù đắp thiếu hụt vốn tạm thời hoặc bảo đảm khả năng thanh toán.
- Huy động vốn bằng cách tiếp nhận ủy thác hoặc đầu tư tài chính từ cácngân hàng hay tổ chức tài chính khác
Trang 52- Cho vay: Cho vay là một trong các hoạt động quan trọng nhất tại các
ngân hàng thương mại, lợi nhuận mà ngân hàng thu được chủ yếu là phầnchênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay Lãi suất cho vay lànguồn chính để bù đắp mọi chi phí trong ngân hàng như chi phí quản lý,chi phí trả lương, thuế, chi phí bảo quản
Với sự phát triển của kinh tế thị trường như hiện nay thì các ngânhàng thương mại không ngừng tăng quy mô cho vay cả về số lượng vàchất lượng Hầu hết các ngân hàng thương mại cho vay ngắn hạn thườngchiếm tỷ lớn trong tổng danh mục cho vay, tuy nhiên với xu hướng hiệnnay các ngân hàng đang tận dụng một cách tối đa, tăng dần tỷ trọng chovay trung và dài hạn trong tổng nguồn.bởi lẽ các khoản cho vay trung vàdài hạn sẽ có lãi suất cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn, tất nhiên sẽcó sự đánh đổi giữa rủi ro và lọi nhuận, nên ngân hàng cần thẩm định vàkiểm tra thật kỹ trước khi ra quyết định cho vay.
3- Một số hoạt động khác:
Bảo quản tài sản hộ: Là nghiệp vụ mà Ngân hàng giữ hộ những tài
sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác củakhách hàng với nguyên tắc an toàn, bí mật, thuận tiện.
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Ngân
hàng cung cấp các tài khoản giao dịch cho khách hàng và thực hiện thanhtoán qua tài khoản giao dịch của khách hàng, thanh toán bằng séc, uỷnhiệm chi, nhờ thu, L/C, cao hơn là thanh toán bằng điện
Quản lý ngân qũy: Ngân quỹ trong ngân hàng là một yếu tố vô
cùng quan trọng đối với Ngân hàng, nó quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có tínhthanh khoản cao nhất, được thiết lập nhằm duy trì khả năng chi trả và cácyêu cầu khác của ngân hàng thương mại.
Ngân quỹ vừa đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngânhàng nhà nước vừa bảo đảm nhu cầu chi trả của ngân hàng Mỗi Ngân
Trang 6hàng cần duy trì ngân quỹ với tỷ lệ phù hợp với nhu cầu vốn của kháchhàng theo từng thời điểm khác nhau sao cho hợp lý, bảo đảm khả năng chitrả
Bảo lãnh : Là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh
về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàngkhi khách hàng này không thực hiện đúng như cam kết với bên đượchưởng bảo lãnh.
Cho thuê thiết bị trung và dài hạn: Theo thỏa thuận với khách hàng
Ngân hàng mua tài sản và cho khách hàng mua lại Trong thời gian thuêhàng tháng, hàng quý khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản tiềngọi là tiền thuê tài sản Khi hết thời hạn thuê đã thỏa thuận trong hợp đồngthì khách hàng có thể mua hoặc không mua lại tài sản đó Cho thuê tài sảntrung và dài hạn (Leasing) được ghi vào khoản mục tài sản theo giá trị tàisản cho thuê trừ đi phần tiền thuê ngân hàng đã thu được
Mua bán ngoại tệ: Các ngân hàng đều có xu hướng đa dạng hoá
hình thức kinh doanh của mình nhằm tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.Một trong những danh mục mà các ngân hàng đã lựa chọn đó là mua bánngoại tệ, một hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả cao Lợi nhuận màngân hàng thu được từ nghiệp vụ mua bán ngoại tệ là phần chênh lệch giữatỷ giá mua vào và bán ra
Tài trợ các hoạt động của chính phủ: Chính Phủ thường có những
khoản chi tiêu lớn,và bất thường nên khả năng vốn nhiều khi không thểđáp ứng được khi đó không còn sự lựa chọn tối ưu nào khác là phải có sựhỗ trợ từ phía Ngân hàng Có nhiều phương thức tài trợ khác nhau nhưmua trái phiếu chính phủ hoặc cho vay ưu đãi.
Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn, môigiới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ đại lý.
1.1.3-NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Trang 71.1.3.1 -Khái niệm về cho vay:
Cho vay là một nghiệp vụ rất quan trọng trong lĩnh vực hoạt động củaNgân Hàng , nguồn thu chủ yếu của Ngân Hàng lấy từ hoạt động cho vay,theo thống kê thì nguồn thu lấy từ hoạt động cho vay chiếm 60%-65% tổngnguồn thu Theo Quyết Định số 28/2001/QĐ- NHNN ngày 15/8/2001 củathống đốc Ngân Hàng Nhà Nước định nghĩa: cho vay là một hình thức củacấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiềnđể sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.3.2 -phân loại cho vay:
Ta có thể phân loại cho vay theo các tiêu chí sau:
*Căn cứ vào thời hạn cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, mụcđích chính của khoản cho vay này là các doanh nghiệp bù đắp vốn lưuđộng hoặc dùng đầu tư vào tài sản lưu động có vòng quay thu hồi vốnnhanh, hoặc tiêu dùng cá nhân tạm thời
+ Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5năm Sử dụng mua sắm tài sản cố định, cải tiến trang thiết bị, máy móc,nhà xưởng hoặc đầu tư vào các dự án có quy mô vừa và nhỏ có khả năngthu hồi vốn nhanh đảm bảo có thể hoàn trả vốn cho ngân hàng theo hợpđồng tín dụng.
+ Vay dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm Nguồn vốnnày các doanh nghiệp dùng để đầu tư tài sản cố định như mua sắm máymóc, trang thiết bị hiện đại, xây dựng nhà xưởng có quy mô lớn, sử dụnglâu dài hoặc đầu tư vào các dự án lớn.
Việc phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngânhàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tíndụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng Việc xác định thời hạntrên cũng chỉ mang tính chất tương đối vì nhiều khoản cho vay không xác
Trang 8định trước được chính xác thời hạn Nhìn chung tỷ trọng tín dụng ngắn hạntại các ngân hàng thương mại thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn:Các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách hàng, mặtkhác tín dụng trung và dài hạn thường có tỷ trọng thấp hơn do rủi ro caohơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷlệ này như kỳ hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lý thanhkhoản của ngân hàng, khả năng dự báo và đề phòng rủi ro trong tín dụngtrung và dài hạn…
*Căn cứ vào phương thức cho vay:
+ Cho vay từng lần: Là hình thức cho vay mà mỗi món vay được tách biệtthành các khế ước nhận nợ khác nhau Cho vay từng lần là hình thức chovay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với những khách hàng không cónhu cầu vay thường xuyên Đây là khoản cho vay bù đắp thiếu hụt vốn tạmthời khi có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt Với nghiệp vụcho vay từng lần ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ từng món vay.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàngthoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng đượccấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vayvốn của khách hàng, hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ,đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Ngân hàng ước lượng hạn mức tíndụng và lập kế hoạch cho vay Đây là hình thức cho vay thuận tiện chonhững khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thườngxuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh, khi đến vay khách hàng chỉ cầntrình bày phương án sử dụng vốn vay, nộp các giấy tờ chứng từ cần thiết,sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ ngân hàng sẽ tiếnhành giải ngân cho khách hàng Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấnđịnh trước ngày trả nợ , khi khách hàng có thu nhập ngân hàng sẽ tiến hànhthu hồi nợ, do đó tạo chủ động trong quản lý ngân qũy, tuy nhiên các kỳ
Trang 9vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểmsoát hiệu quả sử dụng từng lần vay.
+ Thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhấtđịnh và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này được gọi là hạn mứcthấu chi Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơngiản phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cánhân Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp vềthời gian và quy mô, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi chokhách hàng trong quá trình thanh toán nhanh, chủ động và kịp thời Hìnhthức này nhìn chung chỉ áp dụng đối với những khách hàng có độ tin cậycao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.
+ Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thểcho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán được hàng Đầunăm hoặc đầu quý khách hàng phải làm đơn xin vay luân chuyển, ngânhàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tíndụng, các nguồn cung cấp hàng hoá vàkhả năng tiêu thụ Việc cho vay dựatrên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phảinghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trongthời gian tới Cho vay luân chuyển thường áp dụng với các doanh nghiệpsản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyênvới ngân hàng.
+ Cho vay theo dự án đầu tư: Là hình thức cho vay vốn nhằm thực hiệncác dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội phục vụ đời sống Khoản chovay thực hiện dự án đầu tư thường khá lớn nên khi vay vốn người đi vayphải trình bày kế hoạch dự án đầu tư, tính khả thi của dự án…sau đó ngânhàng sẽ tiến hành kiểm tra và thẩm định dự án rồi quyết định cho vay haykhông cho vay
Trang 10+ Cho vay hợp vốn: Là phương thức cho vay mà ngân hàng cùng với mộtsố tổ chức tín dụng khác hợp tác cùng cho vay một dự án nào đó hoặc mộtdoanh nghiệp, cá nhân khác có nhu cầu vay vốn.
*Căn cứ vào phương thức giải ngân:
+ Cho vay giải ngân một lần: Là hình thức ngân hàng sẽ giải ngân một lầnduy nhất cho khách hàng Hình thức này thường áp dụng với những khoảnvay nhỏ, có thời hạn vay ngắn hoặc trung hạn.
+ Cho vay giải ngân nhiều lần: Là hình thức ngân hàng sẽ giải ngân thànhnhiều lần trong thời hạn giải ngân ghi trong hợp đồng ký kết Hình thứcnày chủ yếu áp dụng với những khoản vay dùng đầu tư vào những dự áncó quy mô lớn, thời hạn dài chia thành nhiều giai đoạn thực hiện.
*Căc cứ vào độ tin cậy của bên vay vốn
+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba: Là hìnhthức cho vay trong đó người đi vay phải bảo đảm bằng tài sản của mìnhhoặc được bên thứ ba bảo lãnh Để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy rabất cứ lúc nào ngân hàng đòi hỏi người đi vay phải có sự đảm bảo, trongtrường hợp khách hàng mất khả năng chi trả thì ngân hàng còn có cơ sở đểthu hồi lại vốn của mình.
+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba:Là hình thức cho vay dựa trên uy tín của khách hàng mà không cần đến tàisản cầm cố, hế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Loại hình cho vay nàychủ yếu áp dụng với những khách hàng truyền thống của ngân hàng, và đốivới những khoản vay không lớn.
*Căn cứ vào phương thức trả nợ:
+ Cho vay trả góp: Là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phépkhách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng thoả thuận Chovay trả góp thường được áp dụng đối với những khoản vay trung và dàihạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền, số tiền trả nợ mỗi lầnphải tính toán phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng Ngân hàng
Trang 11thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhấtđịnh, cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hànghoá mua trả góp, khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn củangười vay, chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãisuất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
+ Cho vay phi trả góp: Là hình thức cho vay mà người đi vay phải trả cảgốc và lãi cho ngân hàng khi khoản vay đáo hạn.
*Căn cứ vào xuất sứ khoản vay:
+ Cho vay trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà ngân hàng cho vay trực tiếpđối với người đi vay vốn.
+ Cho vay gián tiếp: Bên cạnh hình thức cho vay trực tiếp ngân hàng cũngphát triển thêm các hình thức cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vaythông qua các tổ chức trung gian tổ, đội, hội nhóm như nhóm sản xuất, hộinông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ…Các tổ chức này thường liênkết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫnnhau Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiềumón vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Trong trường hợpnhư vậy cho vay qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí giảm rủi ro khi chovay.
1.1.3.3 -Các quy định trong cho vay
a Điều kiện cho vay:
Ngân hàng chỉ quyết định cho vay đối với những khách hàng có đầy đủnhững điều kiện sau:
Thứ nhất là: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn vay.
Thứ hai là: Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Ngân hàng chỉ cấp
vốn cho khách hàng sản xuất kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ đượcpháp luật cho phép theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấyphép hành nghề ( nếu có).
Trang 12Thứ ba là: Có nguồn thu và phương án vay-trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ
gốc, lãi và phí trong thời gian cam kết vay.
Thứ tư là: Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đem lại hiệu quả khi
đưa vào thực hiện và không trái với quy định của pháp luật.
Thứ năm là: Phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp
b Đối tượng cho vay:
Những đối tượng được Ngân Hàng xem xét cho vay:
- Các khách hàng Việt Nam: Bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp nhà
nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác có đủ điều kiện tại Điều94 của Bộ luật dân sự, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
- Các pháp nhân nước ngoài: Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng
lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó cóquốc tịch, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Vệt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Namquy định hoặc được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham giaquy định Việc cho vay các đối tượng này được thực hiện riêng theo quyđịnh của NHCT VN.
c Những nhu cầu vốn không được cho vay:
- Thứ nhất là: Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản
mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Thứ hai là: Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà
pháp luật cấm.
- Thứ ba là: Để nộp thuế trực tiếp cho ngân sách nhà nước trừ số tiền xuất
khẩu, nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
- Thứ tư là: Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho NHCT VN hoặc TCTD khác,
trừ trường hợp cho vay số tiền lãi vay trả cho NHCT VN trong thời hạn thicông, chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay
Trang 13trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi tiền vay được tínhvào giá trị tài sản cố định đó.
- Thứ năm là: Để đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật
d Quy trình cho vay:
Để đảm bảo tính an toàn trong cho vay các ngân hàng muốn cho vay cần
thực hiện theo các bước sau:
Bước một là: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
+ Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu cần phải hướng dẫn mộtcách chi tiết và cung cấp những thông tin cho khách hàng, tư vấn và thiếtlập hồ sơ theo quy định của ngân hàng nhà nước
+ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thì cán bộ tín dụng sẽ hướngdẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu ,kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ.
Bước hai là: Thẩm định các điều kiện vay vốn.
Để thực hiện tốt bước này cần phải làm tốt những yếu tố sau:- Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích sử dung vốn.
+ Kiểm tra hồ sơ khách hàng: cần kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệcủa các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng.
+ Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay: Cần kiểm tra tínhxác thực, hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ Đối với Doanh Nghiệp cácbáo cáo tài chính dự tính trong ba năm tới và phương án sản xuất kinhdoanh, dự án đầu tư, khả năng vay trả, nguồn trả, việc kiểm tra và phântích phải đảm bảo đúng quy trình Ngoài ra cần kiểm tra sự phù hợp vềngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiệntại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, xu hướngphát triển của ngành nghề trong tương lai.
+ Kiểm tra mục đích vay vốn: Cần kiểm tra xem nhu cầu vay vốn có thuộcđối tượng cho vay hay không, đồng thời kiểm tra tính hợp pháp của mụcđích vay vốn Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ cần kiểm tra
Trang 14mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiệnhành về các đối tượng vay vốn ngoại tệ.
- Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sảnxuất kinh doanh: Nguồn thông tin phải lấy được từ nhiều chiều, nhiều cáchkhác nhau như lấy thông tin từ hồ sơ vay vốn, từ việc đi thực tế tại nơi sảnxuất kinh doanh, qua phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạngmáy tính…từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, quabạn hàng…
- Xác minh và kiểm tra thông tin
- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư: Ngânhàng tiến hành phân tích thẩm định nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi,hiệu quả của phương án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra đểphục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, kết quả phântích thẩm định tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốcđúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền chovay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, các điều kiện cho vay…tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầutư của Ngân Hàng.
Bước ba là: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao
nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm:
Ngân Hàng kiểm tra lại toàn bộ các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợpđồng bảo đảm tiền vay theo đúng các nội dung và điều kiện đã được duyệt,và đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của các hợp đồng này tuân thủ cácquy định hiện hành của pháp luật.
Bước bốn là: Giải ngân và kiểm tra giám sát khoản vay
Sau khi ký kết hợp đồng thì ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân một lầnhoặc nhiều lần cho khách hàng theo đúng hợp đồng thoả thuận giữa haibên, đi đôi với việc cấp tín dụng ngân hàng tiến hành kiểm soát tín dụngnhư kiểm tra xem việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay
Trang 15không, quá trình sản xuất kinh doanh có gặp phải bất lợi hay không, có dấuhiệu gì của việc lừa đảo hay không… Ngân Hàng có quyền ngừng giảingân và thu hồi vốn trước hạn đối với những trường hợp khách hàng viphạm hợp đồng tín dụng.
Bước năm là: Thu hồi gốc và lãi khi khoản tín dụng đến hạn trả: Ngân
Hàng tiến hành thu cả gốc và lãi của khách hàng khi khoản vay đáo hạn.Trường hợp khi đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ Ngân Hàngsẽ ra thêm hạn nợ (nếu khách hàng yêu cầu), nếu hết thời hạn mà kháchhàng vẫn chưa có khả năng trả nợ thì Ngân Hàng sẽ thanh lý tài sản bảođảm thu hồi lại vốn và tiếp tục quay vòng tín dụng.
1.2- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
1.2.1- KINH TẾ TƯ NHÂN LÀ GÌ?
- Khái niệm :
kinh tế tư nhân là toàn bộ các cá nhân, đơn vị sản xuất kinh doanhhoặc dịch vụ dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Về cơ bản bất kỳngành nghề kinh tế nào không thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu tập thểđều thuộc kinh tế tư nhân Nhìn chung kinh tế tư nhân có nội dung rấtrộng cả về ngành nghề lẫn loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh Kinh tếtư nhân hoạt đông trên nhiều lĩnh vực: từ công nghiệp,nông nghiệp đếndịch vụ dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau có thể là doanh nghiệphoặc hộ gia đình.
Chúng ta đang chứng kiến một thời đại các rào cản đầu tư, thương mạihàng hóa và dịch vụ dần bị dỡ bỏ, nền kinh tế thị trường mở đang tạo điềukiện dễ dàng cho kinh tế tư nhân lớn mạnh không ngừng Trong quá trìnhphát triển, kinh tế tư nhân đã tồn tại dưới nhiều dạng như kinh tế cá thể,Công ty và ngày nay là những Công ty đa quốc gia Sự lớn mạnh của cácCông ty đa quốc gia trong những năm cuối của thế kỷ XX cho thấy kinh tếtư nhân đã có sự phát triển vượt bậc với những thay đổi về chất Các Công
Trang 16ty đa quốc gia chính là biểu hiện của kinh tế tư nhân được quốc tế hóa, nótrở thành lực lượng hùng mạnh nhất của kinh tế tư nhân
Trong nền kinh tế thị trường mở, quốc gia nào có nền kinh tế tư nhân thamgia nhiều nhất, đầy đủ nhất và sâu sắc nhất vào nền kinh tế toàn cầu thìquốc gia đó sẽ càng có ưu thế trong cạnh tranh Dựa trên bối cảnh và xuthế phát triển này, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển kinh tế tưnhân thích hợp của mình, trong đó, phải đặc biệt chú ý đến sự hợp tác củakinh tế tư nhân trong nước với các công ty đa quốc gia cũng như trực tiếptham gia vào các công ty đa quốc gia.
kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế tự nhiên của quá trình phát triển xãhội, tồn tại và phát triển ngoài ý muốn chủ quan của những nhà chính trị,cho dù họ đại diện cho bất kỳ lực lượng xã hội nào, hoặc nhân danh ai,hoặc với mục đích nhân đạo hay cao cả đến đâu chăng nữa Chừng nào conngười còn cần đến kinh tế tư nhân như là một phương tiện hữu hiệu để xâydựng và kiến tạo cuộc sống của mình và đồng loại, thì kinh tế tư nhân còntồn tại như một hành trang của con người trong tiến trình đi tới tương lai.
1.2.2- CÁC LOẠI HÌNH KINH TẾ TƯ NHÂN.
Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động củadoanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loạichứng khoán nào Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanhnghiệp tư nhân.
Hộ gia đình: Mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh
tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do phápluật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó Những hộ gia đìnhmà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quanđến đất ở đó.
Trang 17Đại diện của hộ gia đình là người được các thành viên trong hộ gia đình đủ18 tuổi trở lên uỷ quyền để ký và thực hiện các hợp đồng tín dụng, hợpđồng bảo đảm và các giấy tờ có liên quan khác với ngân hàng cho vay vàcam kết cùng chủ hộ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Cá nhân: Là một cá thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và
năng lực hành vi dân sự.
1.2.3-NGUỒN VỐN VÀ CÁC KÊNH HUY ĐỘNG VỐN CHỦ YẾU CỦAKINH TẾ TƯ NHÂN
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đã đánh dấu vai trò to lớn của
khu vực kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, kinh tế tư nhânnói chung và những doanh nghiệp tư nhân nói riêng phải đối mặt với nhiềukhó khăn lớn khi muốn phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình, trong đó khó khăn nhất là về vốn
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đã đóng góp tới 60% giátrị của GDP và tạo ra hàng triệu việc làm chỉ trong vài năm Các doanhnghiệp tư nhân vừa và nhỏ sẽ có vai trò chủ đạo cho nền kinh tế trongtương lai của Việt Nam Nhưng việc thiếu vốn trong dài hạn đã kìm hãmsự phát triển của các doanh nghiệp này Sau đây ta nghiên cứu các kênhhuy động vốn chủ yếu của kinh tế tư nhân:
Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): Theo định nghĩa thì : Vốn chủ sở hữulà giá trị vốn của Doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trịtài sản trừ(-) Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cânđối kế toán gồm vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuậngiữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệchđánh giá lại tài sản
Như ta đã biết thì vốn chủ sở hữu bao gồm vốn tự có ban đầu và vốn bổxung thêm trong quá trình hoạt động, kinh doanh Vốn tự có ban đầu củakinh tế tư nhân được hình thành từ phần vốn góp của các chủ sở hữu vàcác nhà đầu tư tham gia góp vốn Trong quá trình hoạt động, kinh doanh
Trang 18các đơn vị kinh tế tư nhân muốn tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu thì họgiữ lại một phần lợi nhuận không chia hoặc trích từ các qũy bổ sung vàongồn vốn chủ của mình, việc tự bổ sung vốn chủ sở hữu bằng nguồn vốnnội bộ của mình là một cách thức rất an toàn và giảm đáng kể chi phí, đồngthời chủ động được vốn không phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài Ngoàira các đơn vị kinh tế tư nhân còn có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cáchphát hành cổ phiếu (nếu được phép) thông qua thị trường chứng khoán,kêu gọi sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Vốn đi vay (vốn nợ): Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, để có vốn mởrộng sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế tư nhân còn huy động vốnbằng cách vay của Nhà nước thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển hay nay làNgân hàng Phát triển Việt Nam, vay NHTM Nhà nước, vay các ngân hàngvà tổ chức tín dụng khác, kể cả vay hoặc chiếm dụng vốn của các tổ chức,cá nhân trong quá trình hoạt động; huy động vốn thông qua phát hành tráiphiếu qua thị trường chứng khoán (TTCK), thuê tài chính… Về phía Nhànước cũng đã thành lập “Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa” vayvốn ngân hàng Tuy nhiên các đơn vị kinh tế tư nhân ở việt nam hiện naychưa phát triển, phần lớn các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ khả năng tiếpcận vốn từ phía ngân hàng gặp nhiều khó khăn do không đủ tài sản thếchấp, sổ sách, báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch; năng lực quản lý,xây dựng chiến lược và lập phương án kinh doanh có tính khả thi còn thấp;uy tín thương hiệu chưa cao; chưa quan tâm sử dụng các dịch vụ tư vấnpháp luật vay vốn hoặc dịch vụ thuê tài chính mà chủ yếu tự làm nên việcnắm bắt quy trình và thực hiện các thủ tục còn thiếu, không chính xác vàchưa đầy đủ; một bộ phận doanh nghiệp tư nhân lừa đảo làm mất niềm tincủa ngân hàng Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường nên hệ thống chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi,chưa ổn định và đầy đủ… cũng khiến cho các đơn vị kinh tế tư nhân khókhăn trong việc huy động vốn.
Trang 19Theo Bộ Tài chính, mức độ tiếp cận thành công các nguồn vốn Nhànước của các DNTN là không cao Chỉ có 48,6% có khả năng, 30,43%khó, và 20% số DNTN không tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng Nhànước Trong cơ cấu các khoản vay tín dụng của DNTN, khoản vay ngắnhạn chiếm đa số, những khoản vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu sảnxuất, kinh doanh lớn có thời gian dài thì DNTN hầu như chưa tiếp cậnđược Huy động vốn qua kênh TTCK chưa được là bao vì rất ít DNTN đápứng đủ các điều kiện khắt khe của luật chứng khoán nhà nước.
Theo tin mới nhất thì sau năm 2010 thì kinh tế tư nhân sẽ có thêmnguồn vốn mới đó là nguồn vốn ODA từ nước ngoài: Đây là một nội dungquan trọng của Đề án "định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ pháttriển chính thức thời kỳ 2006 - 2010", vừa được ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 290/2006 của Thủ tướng chính phủ.
Chính phủ dự báo, tổng vốn ODA được ký kết thời kỳ 2006 - 2010 sẽđạt khoảng từ 20,35 - 23,75 tỷ USD Chính phủ xác định đây là giai đoạncần triển khai công tác nghiên cứu việc sử dụng các khoản vay mới có điềukiện kém ưu đãi hơn như: điều chỉnh hướng sử dụng vốn ODA, tập trungchủ yếu cho các lĩnh vực ưu tiên có khả năng thu hồi vốn nhanh và bảođảm trả nợ vốn vay một cách bền vững Đặc biệt, sẽ mở rộng các đối tượngthụ hưởng ODA, kể cả các thành phần kinh tế tư nhân
1.3 -MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1- NHỮNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚIKINH TẾ TƯ NHÂN TAỊ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Tốc độ tăng dư nợ: Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc
đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng thương mại Một ngânhàng hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu dư nợvà khả năng quản lý dư nợ của ngân hàng Tốc độ dư nợ tăng hàng nămcũng có nghĩa là ngân hàng đã và đang mở rộng cho vay trên thị trường.
Trang 20Trong đó không thể không kể tới kinh tế tư nhân, loại hình này ngày càngđược các ngân hàng để ý và hướng tới, dư nợ kinh tế tư nhân kỳ này so vớikỳ trước tăng cho biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với kinh tế tư nhântheo thời gian Với tốc độ phát triển như hiên nay thì loại hình kinh tế tưnhân sẽ trở thành những nguồn cho vay chủ đạo của các ngân hàng thươngmại.
Dư nợ cho vay kinh tế tư nhân/tổng dư nơ: Đây là một chỉ tiêu
phản ánh một cách chi tiết tình hình cho vay đối với loại hình kinh tế tưnhân trong tổng doanh số cho vay đối với nền kinh tế Dư nợ cho vay kinhtế tư nhân / tổng dư nợ tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang mở rộng
cho vay, hay đang tăng tỷ trọng cho vay đối với kinh tế tư nhân
Nợ quá hạn cho vay kinh tế tư nhân/tổng dư nợ kinh tế tư nhân:
Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với việc cho vay loại hìnhkinh tế tư nhân, việc mở rộng cho vay kinh tế tư nhân tại các ngân hàngđang là vấn đề cần bàn bởi lẽ loại hình kinh tế tư nhân ở việt nam hiện naychưa thực sự phát triển, việc cho vay còn gặp rất nhiều khó khăn như: việcbảo đảm khoản vay, khả năng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh cònnhiều hạn chế…Vấn đề giảm nợ quá hạn một cách triệt để thì ngân hàngmới có cơ sở, và niềm tin để mở rộng cho vay đối với loại hình này
Số lượng khách hàng vay: Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh quy mô
của việc mở rộng cho vay Mở rộng cho vay không chỉ phản ánh ở tiêu chítăng dư nợ cho vay mà còn phản ánh ở mức độ lượng khách hàng đến vayqua các thời kỳ.
Doanh số cho vay kinh tế tư nhân/số lượt vay: Đây là chỉ tiêu phản
ánh khối lượng tín dụng mà ngân hàng quyết định cho vay trên mỗi lượtvay hay là doanh số cho vay trung bình qua các lần vay Nếu tỷ lên nàycàng lớn cũng có nghĩa là doanh số cho vay trung bình tăng, đồng nghĩavới việc ngân hàng đang mở rộng quy mô cho vay đối với loại hình kinh tếtư nhân.
Trang 211.3.2-NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG CHO VAY ĐÔÍVỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Nhân tố thuộc về phía ngân hàng thương mại:
- Quy trình cho vay: Với các ngân hàng thương mại quy trình cho vay
là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo tính an toàn tín dụng trong quá trìnhcho vay Quy trình tín dụng bao gồm các bước do ngân hàng đặt ra buộccác chi nhánh của mình phải thực hiện nhằm hạn chế rủi ro.Một ngân hàngcó quy trình cho vay đơn giản, gọn nhẹ sẽ thu hút được nhiều khách hàng,nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng cho vay đối với nền kinhtế nói chung và đối với kinh tế tư nhân nói riêng.
- Chính sách tín dụng: Đây là một yếu tố rất quan trọng, quyết định
trực tiếp đến việc cho vay, đến khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng.Chính sách tín dụng bao gồm các điều kiện về cho vay như: tài sản bảođảm, lãi suất, phương thức cho vay, thời hạn tín dụng… Đây là yếu tốnhạy cảm, một ngân hàng có chính sách tín dụng hợp lý, lãi suất linh hoạt,các gói dịch vụ đa dạng chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng củamọi thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.
- Chính sách khách hàng: Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh
với nhau để thu hút khách hàng về phía mình thể hiện rất rõ trong các cuộcchạy đua lãi suất, các chính sách tín dụng, các chương trình khuyến mại…một ngân hàng muốn thành công ngoài việc cung cấp dịch vụ đa dạng, hợplý còn phải có chính sách khách hàng thực sự tốt, một chính sách kháchhàng công bằng không phân biệt loại hình kinh tế nhà nước hay tư nhân sẽtạo điều kiện tích cực cho việc thu hút và đa dạng hoá khách hàng, mởrộng cho vay đối với tất cả các loại hình kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.
- Tình hình huy động vốn của ngân hàng: Khối lượng vốn trong ngân
hàng càng nhiều thì ngân hàng càng có thể chủ động đa dạng hoá hình thứckinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro Ngân hàng nhiều vốn cũng có
Trang 22nghĩa là việc mở rộng cho vay trong nền kinh tế nói chung và đối với kinhtế tư nhân nói riêng trở nên đơn giản hơn.
Nhân tố thuộc về phía kinh tế tư nhân:
- Tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay: Mọi khách hàng
doanh nghiệp hay cá nhân muốn vay vốn đều phải trình ngân hàng phươngán sử dụng vốn của mình, nếu phương án sử dụng vốn thực sự hiệu quả thìviệc tiếp cận vốn của ngân hàng trở nên rất đơn giản
- Độ uy tín của khách hàng đối với ngân hàng: Mọi ngân hàng đều
tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, trong đó khách hàngtruyền thống của ngân hàng có phần ưu ái hơn rất nhiều Một khách hàngđã có uy tín với ngân hàng thì việc vay vốn trở nên đơn giản.Tuy nhiênhiện nay còn tồn tại một bộ phận khách hàng hộ gia đình, doanh nghiệp tưnhân lợi dụng việc vay vốn ngân hàng sử dụng sai mục đích, làm ăn phipháp, trây ì trả nợ làm mất lòng tin từ ngân hàng nên việc mở rộng cho vayđối với kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn.
Một số nhân tố khác:
- Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước: Mọi hoạt động củangân hàng đều phải tuân theo luật ngân hàng thông qua chủ trương chínhsách của nhà nước Một cơ chế, chính sách thông thoáng sẽ tạo điều kiệnrất lớn trong hoạt động của ngân hàng Nếu chính phủ có những chínhsách khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân thì việc mởrộng cho vay kinh tế tư nhân của các ngân hàng thương mại trở nên dễdàng hơn
- Môi trường kinh tế-chính trị: Một nước mà có nền kinh tế phát
triển, môi trường chính trị ổn định, các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụrộng lớn sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đa dạng hoá loạihình kinh doanh, khi đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng, sẽ trở thànhnhững khách hàng lớn của ngân hàng Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
Trang 23quả khuyến khích ngân hàng mở rộng cho vay, tăng nguồn thu cho ngânhàng, tạo đà cho ngân hàng ngày càng phát triển.
Trang 24Chương 2:
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾTƯ NHÂN TAỊ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNGTHƯƠNG TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY.
2.1-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNGTHƯƠNG TỈNH THANH HOÁ
2.1.1-LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNHNGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HÓA
Sự hình thành:
Thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ 3 của ban chấp hành trung ương đảngcộng sản Việt Nam khóa VI và nghị định số 53 HĐBT ngày 26/3/1988 củahội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc chuyển hoạt động ngân hàngsang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN, hình thành hệ thống ngânhàng 2 cấp.
Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt độngngân hàng và các chức năng ngân hàng thương mại thực hiện chức năngkinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng Đây là mốc son lịch sửcủa hệ thống ngân hàng được tách bạch rõ rang giữa chức năng quản lýnhà nước và chức năng kinh doanh Đánh dấu sự ra đời của các NHTM vớisự vươn lên và phát triển mạnh mẽ góp phần xứng đáng vào quá trình hộinhập và công cuộc đổi mới đất nước.
Trong xu thế thời đại đó ngày 1/7/1988 Ngân Hàng Công Thương ViệtNam ra đời và đi vào hoạt động Hai tháng sau ngày 1/9/1988 chi nhánhNHCT Tỉnh Thanh Hóa cũng được thành lập trên cơ sở NHNN thị xãThanh Hóa cùng các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thương nghiệpcủa NHNN tỉnh để hợp thành chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hóa, đơn vịthành viên của NHCT VN Cùng thời gian đó các chi nhánh NHNN thị xãBỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn chuyển thành chi nhánh NHCT cấp II thuộc chi
Trang 25nhánh NHCT Thanh Hóa Cùng với quá trình đổi mới đất nước và toànngành, từ ngày thành lập đến nay NHCT TH luôn khẳng định được vai tròvị trí của một đơn vị đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, góp phần tíchcực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà.
Những giai đoạn phát triển:
Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy hoạt động NHCT VN nói chungvà chi nhánh NHCT Thanh Hóa nói riêng có thể chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày thành lập đến hết năm 1990.
Hệ thống NHCT VN có 32 chi nhánh tỉnh thành phố với 63 đơn vịtrực thuộc được tổ chức theo cơ chế NHCT TW chỉ thực hiện nhiệm vụquản lý chỉ đạo như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt các chi nhánh thựchiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập Giai đoạn này chi nhánh NHCT THcó 2 chi nhánh trực thuộc là chi nhánh NHCT Bỉm Sơn và Sầm Sơn, chinhánh tỉnh có 6 phòng ban, chưa có phòng giao dịch Nguồn vốn huy độngkhi mới thành lập (1988) là 13.400 triệu đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế là10.326 triệu đồng, chưa có cho vay ngoại tệ và huy động tiết kiệm ngoạitệ, các sản phẩm dịch vụ còn đơn giản, tin học chưa được áp dụng, tổng sốcán bộ công nhân viên có 325 người
Giai đoạn 2: Từ tháng 1 năm 1991 đến năm 1995.
Là giai đoạn hệ thống NHCT VN được thành lập theo Quyết Định420-CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng, từ đây hệ thốngNH chuyên doanh đã thực sự trở thành NHTM hoạt động theo pháp lệnhngân hàng có hiệu lực từ tháng 10/1990 NHCT VN là một pháp nhân hạchtoán kinh tế độc lập có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc Đây cũng làgiai đoạn bung ra nền kinh tế nhiều thành phần, là giai đoạn mà hệ thốngNHCT mở rộng cho vay đối mặt trực tiếp với nền kinh tế thị trường nênchứa đựng mất an toàn và khủng hoảng Chi nhánh NHCT TH cũng bắtđầu mở rộng hàng loạt các phòng giao dịch được thành lập mới như NHCTBỉm Sơn phát triển thêm 3 phòng giao dịch, hội sở NHCT tỉnh, 7 phòng
Trang 26giao dịch, 3 chi nhánh NHCT Sầm Sơn, 1 phòng giao dịch Đến hết năm1995 chi nhánh NHCT TH có nguồn vốn huy động đạt 190.42 triệu đồngtrong đó ngoại tệ quy ra VNĐ đạt 18.030 triệu đồng, đầu tư tín dụng đạt262.976 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước đạt127.592 triệu đồng, dư nợ cho vay ngoài quốc doanh đạt 135.384 triệuđồng
Kết quả kinh doanh có lãi 10.053 triệu đồng, là năm đỉnh cao củachi nhánh NHCT Thanh Hóa Song thời điểm này cũng đã bắt đầu bộc lộnhững tồn tại, yếu kém như: Hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịchthấp, đội ngũ cán bộ công nhân viên không theo kịp sự phát triển của nềnkinh tế, chất lượng tín dụng bộc lộ nhiều tồn tại, nợ quá hạn bắt đầu tăngcao.
Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến nay.
Theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ, Thống đốc NHNN VN đã kýquyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 thành lập NHCT VN theo môhình tổng công ty nhà nước Quy định tại quyết định số 90/TTG ngày7/3/1994 của thủ tướng chính phủ, theo mô hình này NHCT VN được quảnlý bởi HĐQT, điều hành bởi tổng giám đốc có các đơn vị thành viên hạchtoán phụ thuộc ( các chi nhánh cấp I, cấp II) có các đơn vị thành viên hạchtoán độc lập.
Đối với chi nhánh NHCT TH hai năm đàu của thời kì này là giai đoạnbộc lộ rõ nét nhất những khó khăn và tồn tại:
- Nguồn vốn có tăng nhưng rất thấp, đến cuối năm 1997 là 296.403 triệuđồng
- Dư nợ giảm dần cuối năm 1997 chỉ còn 182.428 triệu đồng
- Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm đến 24% (Chưa kể các khoản nợ đã đượckhoanh, các khoản nợ trong hạn biết sẽ quá hạn nhưng vì cho vay trung vàdài hạn nên chưa đến hạn trả)
- Kết quả kinh doanh năm 1997 chuyển sang lỗ là 539 triệu
Trang 27- Trong những năm 1996-1997 cũng là giai đoạn chuyển giao cán bộ lãnhđạo ở chi nhánh tỉnh và cả các chi nhánh cấp II Đội ngũ cán bộ lãnh đạocó mặt từ ngày đầu thành lập nay phần đông đã đến tuổi nghỉ chế độ, tuyđã có sự chuẩn bị trước cho đội ngũ cán bộ của thời kỳ sau đó, nhưng vẫnbị hụt hẫng do lớp cán bộ lãnh đạo có uy tín, giàu kinh nghiệm là nhữngtrụ cột của toàn chi nhánh lần lượt nghỉ hưu giữa lúc chi nhánh đang rơivào thời kì khó khăn nhất Từ những khó khăn tưởng chừng không thểvượt qua ấy, trách nhiệm, bản lĩnh của đội ngũ lãnh đạo mới và tập thể cánbộ công nhân viên trong toàn chi nhánh lại được thể hiện, tạo ra toàn chinhánh một sức sống mới và nhanh chóng vượt qua khó khăn.
Tù năm 1998, với các biện pháp chấn chỉnh lại hoạt động trong toàn chinhánh một cách mạnh mẽ, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạtđộng của toàn chi nhánh đã từng bước lấy lại vị thế Đầu tư tín dụng đã bắtđầu tăng trưởng trở lại và đến cuối năm 2002 tổng dư nợ đạt 846.185 triệuđồng Huy động vốn đến ngày 31/12/2002 đạt 841 tỷ đồng Nợ quá hạn ởmức 2 % lợi nhuận đạt 11.508 triệu đồng là năm có kết quả kinh doanh caonhất từ trước đến nay Năm 2003 kỷ niệm 15 năm thành lập, chi nhánhNHCT TH chắc chắn sẽ đứng vào câu lạc bộ 1000 tỷ đồng cả dư nợ chovay và nguồn vốn huy động.
2.1.2-NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CUẢ CHI NHÁNH NGÂN HÀNGCÔNG THƯƠNG TỈNH THANH HOÁ TRONG NĂM 2007.
2.1.2.1- Tình hình chung:
Tình hình kinh tế:
Năm 2007 là năm thứ 2 thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảngtoàn quốc lần thứ XI và sau một năm thực hiện các cam kết khi gia nhậptổ chức thương mại quốc tế WTO Nền kinh té việt nam vận hành với mộttốc độ mới.Chỉ số GDP tăng trưởng 8,48% cao nhất trong vòng 10 nămtrở lại đây.Sự tin tưởng và kỳ vọng của các nhhà đầu tư nước ngoài vàokinh tế việt nam ngày càng lớn biểu hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của
Trang 28các nguồn vốn đầu tư,riêng FDI đăng ký đạt 20,3 tỷ USD,các nguồn ngoạitệ đổ vào trong nước năm 2007 trên 15 tỷ USD Nhiều dự án lớn côngnghệ cao đã được ký kết là cơ hội cho quá trình tăng tốc công nghiệphoá,hiện đại hoá đất nước trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được năm 2007 cũng bộc lộ nhiềukhó khăn như thiên tai lũ lụt lớn ở nhiều nơi làm giảm 0,7% tốc độ tăngtrưởng GDP,nhập siêu tăng mạnh bằng 25% kim ngạch xuất khẩu,lạm phátlên đến 12,63% Những khó khăn trên đã tác động sản xuất và đời sốngsinh hoạt của nhân dân.Tuy thế nhưng năm 2007 tiếp tục là năm có nhiềuthành công trong điều hành kinh tế đất nước.Tốc độ GDP đạt 8,44% caonhất trong 11 năm qua Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam tăngmạnh Các dòng ngoại tệ đổ vào việt nam năm 2007 đều tăng như kiều hốitrên 5 tỷ USD, du lịch 4,6 tỷ USD, giải ngân FDI 2,2 tỷ USD, vốn vayODA 1,8 tỷ USD,cổ phiếu và trái phiếu 2,5 tỷ USD đây cũng là nguyênnhân chính gây ra lạm phát trong thời gian qua
Trong năm 2007, Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sáchtiền tệ theo hướng thận trọng,linh hoạt nhằm ổn định tiền tệ, góp phầnkiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hai độngthái: Giữ nguyên mức lãi suất chủ đạo đã công bố từ tháng 12/2006 là lãisuất cơ bản 8,25% /năm, lãi suất tái cấp vốn 6,6%/năm,lãi suất chiết khấu4,5%/năm, mặt khác ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôiđối với tiền gửi(nội tệ và ngoại tệ) của hầu hết các ngân hàng thương mại,thu hút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở, nới lỏng biên độ mua bánngoại tệ cho các NHTM.
Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địabàn.
Về mạng lưới:
1 chi nhánh ngân hàng nhà nước.
Trang 297 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước với 89 chi nhánh cấp huyệnvà liên xã,phòng giao dịch,điểm giao dịch.
4 NHTNCP với 3 phòng giao dịch 1 NHCSXH vói 26 phòng giao dịch 1 Ngân hàng phát triển
1 Chi nhánh quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 43 quỹ tín dụng nhândân cơ sở
1 Chi nhánh của công ty kiều hối Đông á Về tình hình hoạt động năm 2007:
Đến 31/12/2007 nguồn vốn huy động tại chỗ đạt: 8.550 tỷ đồng tăng30% so với năm 2006, trong đó tiền gửi TCKT chiếm 20,8%, tiền gửi dâncư chiếm 79,2% Tiền gửi VND chiếm 84%,tiền gửi ngoại tệ chiếm 14%(Trong đó NHCT Thanh hoá 1.054 tỷ đồng chiếm thị phần 12,4%)
Đến ngày 31/12/2007 tổng dư nợ trên toàn địa bàn: 11.850 tỷ đồngtăng 2.703 tỷ đồng, tốc độ tăng 29,6% Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn48%, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm 5,15%, nợ xấu chiếm 1,24%.
Trên địa bàn có 23 máy rút tiền tự động , tăng 12 máy so với năm2006, với 46000 thẻ tăng 29000 thẻ NHCT Thanh hoá có trên 15000 thẻchiếm 1/3 thị phần thẻ trên địa bàn Chi trả kiều hối đạt 56 triệu USD (năm2006 chỉ đạt 38 triệu USD) trong đó NHCT Thanh hoá là 7 triệu USD.
2.1.2.2-Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT ThanhHóa trong năm 2007 vừa qua
Hoạt động huy động vốn:
- Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ vớimọi thành phần kinh tế (đối với tư nhân chỉ cần chứng minh thư nhân dân)- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ- Phát hành kỳ phiếu có mục đích
- Dịch vụ tiết kiệm điện tử
Trang 30Tổng nguồn vốn của chi nhánh đến ngày 31/12/2007 là 1.054.204 triệuđồng, đạt 83,7% so với kế hoạch năm,nguồn vốn cuối kỳ chỉ tăng trưởng1%so cuối kỳ năm 2006.Số dư bình quân năm 2007 đạt 1.050.368 triệuđồng,tốc độ ăng trưởng nguồn vốn bình quân trong năm tăng 14,8% so vớibình quân năm 2006.Quý 4 năm 2007 nguồn vốn tiền gửi dân cư giảmmạnh,nhất là tiền gửi ngoại tệ do tỷ giá ngoại tệ giảm so với đầu năm,giácả tiêu dùng lại tăng nhanh, nhất là giá vàng tăng đến 30%so với đầu nămnên những người có tiền tiết kiệm có xu hướng chuyển sang dự chữ vàngthay vì gửi tiền vào tiết kiệm Trong năm 2007 có hai đơn vị giảm nguồnvốn so với đầu năm là phòng khách hàng cá nhân (KHCN) và phòng kháchhàng doanh nghiệp (KHDN) còn lại tất cả các đơn vị khác được giao kếhoạch huy động vốn đến cuối kỳ đều tăng từ 21% đến 39% so với đầu kỳ.Các đơn vị có nguồn vốn giảm chủ yếu đều do thiếu biện pháp tích cựctrong khai thác nguồn vốn, chỉ trrông chờ vào sự tăng trưởng tự nhiên Cơ cấu nguồn vốn:
Phân theo loại tiền tệ:
- Tiền gửi VND đạt 721.329 triệu đồng,so với đầu năm tăng 49.619 triệuđồng, tỷ lệ tăng trưởng 7,4%, chiếm 68,4% trong tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi ngoại tệ quy VND dật 332.875 triệu đồng, so với đầu năm giảm39.784 triệu đồng, tỷ lệ giảm 10,7% chiếm 31,6% trong tổng nguồn vốn.
Phân theo hình thức huy động.
- Tiền gửi doanh nghiệp đạt 258.638 triệu đồng:tăng 16388 triệu đồng sovới năm 2006, tỷ lệ tăng 6,8%:chiếm tỷ trọng 24,5% trong tổng nguồn vốn.- Tiền gửi tiết kiệm: đạt 706.010 triệu đồng: tăng 64.671 triệu đồng so vớinăm 2006, tỷ lệ tăng 10,1%:chiếm tỷ trọng 67% trong tổng nguồn vốn.- Phát hành công cụ nợ: 89.555 triệu đồng giảm 71.255 triệu đồng so vớinăm 2006, tỷ lệ giảm 44,3% chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng nguồn vốn.
Phân loại theo kỳ hạn:
Trang 31- Tiền gửi không kỳ hạn: 122.569 triệu đồng:chiếm tỷ lệ 11,6% trong tổngnguồn.
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 405.143 triệu đồng:chiếm tỷ lệ 38,4%trong tổng nguồn.
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 506.647 triệu đồng,chiếm tỷ lệ 48,1% trong tổng nguồn.
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên: 19.845 triệu đồng:chiếm tỷ lệ1,9% trong tổng nguồn.
Trong năm 2007 chi nhánh đã thực hiện hai đợt phát hành kỳ phiếu vàchứng chỉ tiền gửi dài hạn, kết quả đều vượt so với kế hoạch NHCT ViệtNam giao.
Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng nguồn vốn VND,đồng thời giảm tương ứng với nguồn ngoại tệ Cơ cấu nguồn vốn phântheo hình thức huy động thay đổi tăng nguồn tiền gửi doanh nghiệp và tiềngửi tiết kiệm Nhưng đặc biệt giảm nguồn công cụ nợ, mặc dù trong nămchúng ta đã thực hiện hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, huyđộng kỳ phiếu, nhưng do thanh toán kỳ phiếu đến hạn nên đã làm giảmnguồn này cả số tuyệt đối và tương đối.
Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn từ trước tới nay nguồn vốnđều cao hơn so với sử dụng vốn, nhưng đến cuối năm 2007 đã đảo ngượcnguồn vốn thấp hơn sử dụng vốn Nguyên nhân là trong những năm gầnđây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dưnợ cho vay Mặc dù chi nhánh đã có rất nhiều biện pháp thúc đẩy tăngtrưởng nguồn vốn như: Việc chỉ đạo, điều hành luôn đặt công tác nguồnvốn lên hàng đầu, liên tục điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với cácngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn, tăng lãi suất huy động tiềngửi tổ chức kinh tế, tăng cường khuyến mại, tiếp thị, tặng quà cho kháchhàng nhưng chưa đem lại hiệu quả cao.
Trang 32Kết quả huy động vốn tại ngân hàng trong thời gian qua thống kê ởbảng sau:
Bảng 1: Kết quả huy động vốn đến 31/12/2007 của các phòng như sau:
Đơn vị :Triệu đồng
Đơn vị
KH năm 2007Số dư31/12/2006
Số dư31/12/2007
số dưBQ2007
%so với thựchiện
+- so với đầu năm
Toàn chinhánh
12050001048600 1044369 1054204 105036887,6100,298350,94
79000073000068055364120767983881,293,1-393 46-5,8
18500012000017239816241612063887,8100,5-998 2-5,8
Phòng kếtoán
PhòngGD số 1
PhòngGD số 2
PhòngGD số 3
PhòngGD số 6
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH )
Hoạt động Tín dụng và bảo lãnh:
Hoạt động cho vay:
Với nhiều hình thức linh hoạt, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng.
Trang 33- Cho vay vốn ngắn hạn,trung và dài hạn để các doanh nghiệp, cá nhânthuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đờisống
- Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn.
- Thực hiện chương trình cho vay vốn ưu đãi theo chỉ định của chính phủvà NHCT Việt nam.
Dư nơ cho vay nền kinh tế toàn chi nhánh đến ngày 31/12/2007 đạt1.149.743 triệu đồng: tăng 294.796 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăngtrưởng 34,5%(tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống là 28%) So với kếhoạch NHCT Việt nam giao đạt 109,5% Số dư bình quân cả năm là904235 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2006 là 17,4%.
Tốc độ của tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế khá cao nhưngkhông đều đặn trong năm, dư nợ giảm ngay từ những tháng đầu năm và chităng mạnh trong khoảng hai tháng cuối năm, do đó dẫn đến dư nợ bìnhquân có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cuối kỳ.
Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế:
Phân theo loại tiền tệ:
+ Cho vay bằng VND đạt 1000.183 triệu đồng, so với đầu năm tăng265.835 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 36,2% chiếm tỷ trọng 87% tổng dưnợ.
+ Cho vay ngoại tệ quy VND đạt 149.560 triệu đồng, so với đầu năm tăng28.961 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13% tổng dư nợ.
Phân theo thời hạn vay:
+ Cho vay ngắn hạn đạt 752.797 triệu đồng, tăng 88484 triệu đồng so vớiđầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 13,3% chiếm tỷ trọng 65,5% trong tổng dư nợ.+ Cho vay trung và dài hạn đạt 317.425 triệu đồng: tăng 162.503 triệuđồng so với đầu năm tỷ lệ tăng là 104,9%; chiếm tỷ trọng 27,6% trongtổng dư nợ.
Trang 34+ Cho vay tài trợ uỷ thác và cho vay khác đạt 79.521 triệu đồng tăng43.809 triệu đồng so với đầu năm Tỷ lệ tăng 122,7%, chiếm tỷ trọng 6,9%trong tổng dư nợ
- Tỷ lệ cho vay không có TSBĐ:7,0% ( KH NHCT_VN giao 8,0%)- Tỷ lệ cho vay DNNN: 0,4% (KH NHCT_VN giao 1%)
Bảng 2:Tình hình cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng CôngTthương ThanhHóa:
Đơn vị
KH năm 2007 Số dư31/12/06
Số dư31/12/
số dưBQ 12
%so vớithựchiện
+- so với đầunăm
%Toàn chi
1200600 993000 854947 1149743 904235 95,8 91,1 294796 34,5Phòng
819500 655000 514375 734576 547976 89,6 83,7 220202 42,8Phòng
66000 62000 54238 72368 57643 109,6 93 18129 33,4Phòng
GD số 1
77000 66000 67592 80340 69212 104,3 104,9 12748 18,9Phòng
GD số 2
74800 68000 65608 82156 70816 109,8 104,1 16548 25,2Phòng
GD số 3
94800 82000 84675 99183 83549 104,6 101,9 14508 17,1Phòng
Trang 35thầu,thực hiện hợp đồng, vay vốn, bảo lãnh tiền ứng trước
Trong năm 2007, toàn chi nhánh thực hiện được 131 món bảo lãnh, sốtiền là 35.830 triệu đồng, tăng so với năm trước 51 món, số tiền 26.664triệu đồng Hoạt
động bảo lãnh trong năm 2007 đã có sự tăng trưởng so với năm 2006, tuynhiên vẫn chưa được chú trọng phát triển, vẫn còn phụ thuộc vào kháchquan chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.
Tình hình nợ quá hạn và phân loại nợ:
Bảng 3: Nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hóa: Đơn vị :Triệu đồng
Số dư Số dư tỷ lệ +-so +- so Nợ quá Tỷ lệ so
Trang 36Đơn vị 31/12/06
với đầunăm
hạn bqnăm
với dưnợ BQ(%)
TOÀN CHINHÁNH
* Tình hình phân loại nợ của toàn chi nhánh theo QĐ 493 của NHNN và
CV 234 của NHNN như sau:
Bảng 4: Kết quả phân loại nợ của các đơn vị:
Trang 37phòng GD số1
phòng GD số2
phòng GD số3
phòng GD số6
Chất lượng tín dụng của chi nhánh tuy vẫn nằm trong sự kiêm soát củachi nhánh và sự quản lý của các phòng nhưng nợ xấu vẫn có chiều hướnggia tăng do một số doanh nghiệp được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khôngthực hiện đúng theo kế hoạch trả nợ nên phải đưa lên nhóm nợ cao hơn.
Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro, nợ được chính phủ xử lý Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn vốn NHCT đạt188,7% so với kế hoạch NHCT VN giao Thu nợ ngoại bằng nguồn vốnchính phủ là 55,8 trđ đạt 29,5% so với kế hoạch
Bảng 5: Kết quả thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro,nợ được chính phủxử lý.
Đơnvị:Nghìn đồng
ĐƠN VỊ Kế hoạch năm Thực hiện 2007 % thực hiện KHThu nợ Thu nợ Thu nợ Thu nợ Thu nợ Thu nợ
Trang 38XLRR C.Phủ XLRR C.Phủ XLRR C.PhủToàn chi
6200000 1000000 2877000 55800 40 5,4phòng KHDN 3500000 1000000 2174000 50000 48,3 5,0
phòng GD số1
phòng GD số2
phòng GD số3
phòng GD số6
Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007NHCT_TH
Dịch vụ ngân hàng quốc tế:
Thanh toán quốc tế
- Thư tín dụng (L/C): phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận, thông báo,chiết khấu, thanh toán L/C
- Nhờ thu (collection): Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấpnhận hối phiếu (D/A)
- Chuyển tiền bằng điện (TTR)
Trong năm 2007 NHCT Thanh hoá thực hiện thanh toán nhập khẩu 72món trị giá 3.372 ngàn USD,trong đó bằng phương thức L/C 48 món trị giá2954 nghìn USD, nhờ thu 24 món trị giá 418 nghìn USD đồng thời thựchiện thanh toán xuất khẩu 192 món trị giá 2.422 nghìn USD, trong đó bằngphương thức L/C 5 món trị giá 95 nghìn USD, nhờ thu 187 món trị giá2.327 nghìn USD Lãi kinh doanh ngoại tệ và chênh lệch tiền gửi đạt 675triệu đồng.
So sánh với cùng kỳ năm trước doanh số thanh toán hàng nhập khẩugiảm đi 36,7%, số món giảm 28%, ngược lại doanh số thanh toán hàng
Trang 39xuất khẩu tăng lên tới 90,3%,số món tăng 170% Về phương thức thanhtoán có sự thay đổi: Doanh số thanh toán bằng phương thức L/C giảm đi39,4%, ngược lại doanh số thanh toán bằng nhờ thu tăng lên 75%, donguyên nhân khách hàng nhập khẩu trước đây thường xuyên sử dụngphương thức L/C nhưng hiện nay đã chuyển sang thanh toán TTR ( điểnhình là công ty dược vật tư y tế Thanh hoá) điều đó ảnh hưởng giảm phídịch vụ của ngân hàng.
Năm 2007 NHNN đã có quyết định điều chỉnh nới lỏng biên độ tỷ giá,kết hợp với sự bám sát thị trường của phòng thanh toán nhập khẩu nên mặcdù doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 nhưngđã đạt hiệu quả cao hơn Cụ thể là doanh số mua ngoại tệ mua vào là15.497 nghìn USD và doanh số bán ra là 15.643 nghìn USD, lãi và chênhlệch tỷ giá đạt 675 triệu đồng, tăng lên so với năm 2006 là 93,4%.
Dịch vụ kiều hối: Nhìn chung dịch vụ chi trả kiều hối tại chi nhánhnăm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006 Cụ thể trong năm 2007 như sau:Chi trả 3.369 món kiều hối với tổng số tiền 6.942.153 USD, giảm 1.500món so với năm 2006 Trong đó chi EDEN là 1.036 món với số tiền1.423.181 USD, đạt 70% so với kế hoạch NHCT VN giao
Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch Dịch vụ ngoại hối
- Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay- Dichg vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn- Dịch vụ bán đổi
Dịch vụ thanh toán điện tử: Ngân hàng công thương Thanh
Hoá có mạng thanh toán điện tử được nhiều ngân hàng thương mại và cáctổ chức kinh tế trong nước và quốc tế đăng ký tham gia, đảm bảo thanhtoán nhanh chóng, chính xác an toàn và tiện lợi như dịch vụ chuyển tiềntoàn quốc, thanh toán chuyển khoản