1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

55 1,1K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, cho vaytiêu dùng là một trong những hoạt động quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuậncho ngân hàng, nhưng đây cũng là mảng hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Dođó, việc phát triển hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, đảm bảo tính ổnđịnh và bền vững cho sự phát triển của ngân hàng luôn là vấn đề được đặt lênhàng đầu trong hoạt động của mọi ngân hàng thương mại

Trong những năm gần, tại Việt Nam, cho vay tiêu dùng có sự tăngtrưởng mạnh và đang trở thành thị trường rất hấp dẫn đối với các ngân hàngthương mại Tuy nhiên, tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Ngânhàng TMCP Ngoại thương Hà Nội nói riêng, cho vay tiêu dùng chưa thực sựphát triển, vẫn còn trong giai đoạn vừa nghiên cứu, vừa tìm tòi thiết kế cácsản phẩm cho vay tiêu dùng nên còn tồn tại nhiều bất cập Bên cạnh đó, hìnhthức vay tiêu dùng còn khá mới mẻ đối với người Việt Nam Nhận thấy đây làthị trường tiềm năng trong tương lai đối với các ngân hàng thương mại vàcũng xu hướng tất yếu khi xã hội ngày càng phát triển, vì vậy tôi chọn đề tài

“Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 2

Chương I : Lý luận chung về cho vay tiêu dùng củaNgân hàng Thương mại

I Khái quát hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàngThương Mại:

1 Tính tất yếu của sự hình thành cho vay tiêu dùng trong Ngânhàng Thương mại

Có thời kỳ trong lịch sử, các Ngân hàng thương mại đã từ chối các khoảnvay đối với cá nhân và ngưòi tiêu dùng vì họ thấy rằng các món vay nhỏ, lẻ,chứa đựng nhiều rủi ro Cho tới đầu thế kỷ này, dưới sức ép cạnh tranh ngàycàng khốc liệt trong hệ thống Ngân hàng buộc các nhà Ngân hàng phải thayđổi và mở rộng các dịch vụ cung ứng của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranhkhông những trong hệ thống Ngân hàng mà còn cả với các định chế tín dụngkhác Chính sự cạnh tranh này đã đòi hỏi Ngân hàng phải đa dạng hơn nữacác sản phẩm của mình, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống lànhận gửi, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ,… mà còn phát triển các sản phẩmmới như: cho vay tiêu dùng, tư vấn, dịch vụ thuê mua,dịch vụ cho thuê két,dịch vụ ngân hàng trọn gói,…

Như vậy chính sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với cạnhtranh ngày càng găy gắt trong hệ thống Ngân hàng, tín dụng tiêu dùng đã rađời Mặt khác để thu hút được nguồn tiền gửi của khách hàng, nguồn vốnquan trọng nhất cho hoạt động của Ngân hàng, các Ngân hàng buộc phải chovay đối với các hộ gia đình vì không có một khách hàng nào lại muốn gửi tiềnvào một Ngân hàng mà khi nào họ cần tiền thì họ lại không thể vay được từNgân hàng đó.

Tín dụng tiêu dùng được hình thành và phát triển từ việc giải quyết haimâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng thanh toán vàmâu thuẫn giữa sản xuất hàng hoá vời tiêu thụ hàng hoá.

Trang 3

Từ đó ta thấy hình thành tín dụng tiêu dùng là tất yếu khách quan, phùhợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranhcủa các Ngân hàng, và đặc biệt làm tăng mối quan hệ bền vững giữa Ngânhàng và khách hàng.

2 Khái niệm về cho vay tiêu dùng.

Cho vay tiêu dùng là một trong các hình thức cấp tín dụng của Ngânhàng thương mại cho các khách hàng là cá nhân, người tiêu dùng Đó là kháiniệm giản đơn về tín dụng tiêu dùng, để hiểu một cách sâu hơn về loại hìnhtín dụng này ta cần phải hiểu một số khái niệm cơ bản về Ngân hàng và tíndụng của Ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu củangười tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tài chínhquan trọng giúp những người vay trang trải cho nhu cầu nhà ở, đồ dùng giađình và xe cộ

3 Vai trò của cho vay tiêu dùng

3.1 Đối với người tiêu dùng.

Thông qua nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, người tiêu dùng đặc biệt lànhững người có thu nhập trung bình và thấp có khả năng mua sắm nhữnghàng hoá cần thiết có giá trị cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đờisống.

Thực tế cho thấy rằng, một con người trưởng thành hay có gia đình đềucó những nhu cầu thiết yếu có giá trị cao như: nhà, xe,…và các nhu cầu có giátrị thấp hơn như: tiện nghi sinh hoạt, học hành, hôn lễ, ma chay,…Tuỳ theonhu cầu của từng người mà quy mô của các nhu cầu này khác nhau nhưngnhất thiết ai cũng phải có những nhu cầu đó.

Vì những nguyên nhân trên ta có thể khẳng định người tiêu dùng làngười được hưởng trực tiếp và nhiều nhất những lợi ích mà hình thức cho vay

Trang 4

tiêu dùng mang lại khi ngân hàng mở rộng loại hình này với điều kiện họkhông lạm dụng nó để chi tiêu vào những việc không chính đáng vì nếukhông sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai.

3.2 Đối với Ngân hàng thương mại.

Đối với Ngân hàng thương mại, hai nghiệp vụ quan trọng nhất của nó lànhận tiền gửi và cho vay Khi đã huy động được tiền gửi rồi thì Ngân hàngcần phải khai thác nguồn tiền gửi này để đảm bảo khả năng chi trả chi phí huyđộng Để làm được điều này các Ngân hàng phải khai thác triệt để thị trườngtín dụng, nghĩa là phải tìm cách thoả mãn tốt nhất, nhiều nhất nhu cầu tíndụng của nền kinh tế Như vậy, phát triển cho vay tiêu dùng là một biện pháptốt để mở rộng thị trường cho các Ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó mục tiêu hoạt động của ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận,lĩnh vực nào có lợi nhuận thì ngân hàng sẽ không từ chối Trong khi đó chovay tiêu dùng có số món vay nhiều nên có thể chia sẻ rủi ro, đồng thời chovay tiêu dùng đơn giản hơn rất nhiều so với cho vay đối với sản xuất mà lợinhuận thu đựơc lại cao do lãi suất tương đối cao Do vậy việc mở rộng chovay tiêu dùng đối với Ngân hàng thương mại là một hướng kinh doanh cóhiệu quả và tương đối an toàn.

3.3 Đối với nền kinh tế – xã hội.

Sự tăng trưởng của một nền kinh tế được thể hiện rất rõ qua mức cầu tiêudùng hàng hoá của dân cư, nó được đo bằng việc tăng số lượng cầu có khảnăng thanh toán Do vậy, cho vay tiêu dùng sẽ là một đòn bẩy tốt để kích cầu,từ đó có tác động tới nhiều mặt của nền kinh tế – xã hội như: tăng GDP, tăngmức sống dân cư, mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp, chốngthiểu phát,…

Việc tăng trưởng cầu còn góp phần lớn vào việc tăng năng lực sản xuấtquốc gia, từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng công ăn việc làm, tăng thunhập cho người lao động Nhưng cần chú ý trong điều kiện lạm phát thì tăng

Trang 5

cầu lại là một điều không tốt, nó sẽ làm cho tình trạng lạm phát ngày càng xấuthêm.

Như vậy ta có thể khẳng định cho vay tiêu dùng là một hướng đi tốt chocác Ngân hàng thương mại cũng như nền kinh tế, vì vậy cần có những giảipháp hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển của loại hình cho vay này.

4 Phân loại cho vay tiêu dùng.

Việc phân loại cho vay tiêu dùng được thực hiện dựa trên một số tiêuthức sau.

4.1 Căn cứ vào mục đích vay.

Cho vay tiêu dùng cư trú

Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu muasắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình.

Cho vay tiêu dùng phi cư trú

Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho việctrang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giảitrí, du lịch, y tế, …

4.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả.

Cho vay tiêu dùng trả góp.

Cho vay tiêu dùng trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngườiđi vay trả các khoản tiền bằng nhau (bao gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàngnhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phương thức

hoàn trả này thường áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thunhập định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán một lần khoảnvay.

Thông thường khi cho vay tiêu dùng (cho vay trả góp) ngân hàng yêu cầungười đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua, số tiền

Trang 6

này thường được gọi là số tiền trả trước, phần còn lại Ngân hàng sẽ cho vay.Số tiền trả trước phải đủ lớn, một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng họchính là chủ sở hữu của tài sản, mặt khác lại có tác dụng hạn chế rủi ro choNgân hàng

Cho vay tiêu dùng phi trả góp

Theo phương thức này tiền vay được thanh toán cho khách hàng chỉ mộtlần khi đến hạn Thông thường các khoản vay tiêu dùng phi trả góp có giá trịnhỏ và thời gian vay không dài.

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là các khoản cho vay tiêu dùng trong đóNgân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấuchi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thời hạn tíndụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếmđược từng kỳ, khách hàng được Ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trảnợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.

4.3 Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ.

Cho vay tiêu dùng gián tiếp

Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó Ngân hàngmua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoáhay dịch vụ cho người tiêu dùng.

Người tiêu dùng

(6)

Trang 7

(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ Trong hợpđồng, Ngân hàng thường đưa ra đối tượng các điều kiện về đối tượngkhách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bánchịu,…

(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hànghoá Theo nguyên tắc người mua hàng phải trả trước một phần giá trịcủa hàng hoá.

(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng bán chịu hàng hoá cho Ngân hàng.(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.

(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền nợ vay cho Ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng trực tiếp

Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đóNgân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợtừ người này.

Cho vay tiêu dùng trực tiếp được thực hiện thông qua sơ đồ sau:

Người tiêu dùng(1) (5)

(2)(4)

Trang 8

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.

(2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ.(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ.

(4) Công ty giao tài sản cho người tiêu dùng.

(5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho Ngân hàng.

II Mở rộng cho vay tiêu dùng

1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại càng ngày càng chứngtỏ được vai trò của mình và vì thế các ngân hàng càng ngày càng đi sâu vàolĩnh vực này để mở rộng và cho vay một cách có hiệu quả các khoản cho vaytiêu dùng.

Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượngcủa các khoản vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại.

2 Các chỉ tiêu đo lường việc mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngânhàng Thương mại

* Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng

Tăng trưởng là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một thời kỳnhất định Tăng trưởng là điều kiện và là tiền đề cho phát triển song tăngtrưởng cũng có thể không dẫn đến phát triển nhưng không có tăng trưởng thìnhất định không có phát triển Tại các NHTM, tăng trưởng cho vay là mộttrong những tiền đề cho việc chiếm lĩnh thị trường, gia tăng lợi nhuận.

Mức tăng trưởng cho vay tiêu dùng được tính bằng số tương đối hay sốtuyệt đối của số lượng cho vay tiêu dùng kỳ sau so với kỳ trước Số tương đốithể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm hoặc không có tăng trưởng Sốtuyệt đối thể hiện quy mô tăng trưởng cho vay Khi đánh giá mức độ tăng

Trang 9

trưởng cho vay tiêu dùng, người ta dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá mức độtăng trưởng cho vay tiêu dùng :

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng:

Số lượng khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giámức độ mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng Số lượng khách hàng có thểtính theo một khoảng thời gian nhất định (quý, năm), nếu số lượng kháchhàng tìm đến ngân hàng để vay với mục đích tiêu dùng lớn và ngày càng tăngthì chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày càng được mởrộng, uy tín trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng ngày càng được nâng cao vàngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực này.Chỉ tiêu số lượng kháchhàng cho vay tiêu dùng được xác định ;

Số lượng KH vay tiêu dùng năm ( n ) – Số lượng KH vay tiêu dùng năm ( n-1) x 100Số lượng KH vay tiêu dùng năm ( n-1)

Dư nợ cho vay tiêu dùng :

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng của ngânhàng phản ánh được quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng đó Tỷ trọng dưnợ cho vay tiêu dùng tăng chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng được chútrọng phát triển tại ngân hàng đó Hơn nữa, nếu tỷ trọng này chiếm phần lớntrong tổng dư nợ có nghĩa là hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nàyrất phát triển, nó là hoạt động chính đem lại lợi nhuận từ tín dụng cho ngânhàng Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng được xác định :

Dư nợ cho vay tiêu dùng năm ( n ) - Dư nợ cho vay tiêu dùng năm ( n-1)

x 100Dư nợ cho vay tiêu dùng năm ( n-1)

Trang 10

Doanh số cho vay tiêu dùng :

Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho kháchhàng vay trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm Doanh sốcho vay tiêu dùng ngày càng lớn, tốc độ tăng ngày càng cao cho thấy khảnăng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.

Doanh số cho vay tiêu dùng năm ( n ) – Doanh số cho vay tiêu dùng năm ( n-1) x 100Doanh số cho vay tiêu dùng năm ( n-1)

Ngoài ra cần phải xem xét tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng trêntổng doanh số cho vay của cả ngân hàng mới thấy được sự gia tăng tươngđối của cho vay tiêu dùng so với các loại cho vay khác.

* Sự đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng

Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng là quá trình cung cấp nhiềuchủng loại sản phẩm cho vay tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mongmuốn của khách hàng để vừa giữ được khách hàng truyền thống, đồng thờikhông ngừng mở rộng tới đối tượng khách hàng mới trên thị trường, nhờ đótăng doanh thu và lợi nhuận Tác dụng của đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêudùng là :

Thứ nhất, làm tăng tổng dư nợ và khách hàng vay vốn, góp phần làm

tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ hai, thực hiện phân tán rủi ro.

Thứ ba, thúc đẩy các nghiệp vụ ngân hàng khác cùng phát triển.Thứ tư, tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường.

Tăng trưởng cho vay phải đi đối với nâng cao chất lượng cho vay, phảiphù hợp với tốc độ tăng trưởng chung của ngân hàng Có như vậy, việc tăngtrưởng mới ổn định và bền vững Do đó, để đánh giá sự phát triển cho vaytiêu dùng tại NHTM, ngoài những tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng kể trên, ta

Trang 11

còn phải sử dụng những tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng Sauđây là một số tiêu chí thường được sử dụng để đánh giá chất lượng cho vaytiêu dùng tại NHTM

* Thu lãi từ cho vay tiêu dùng

Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng tăng hay giảm qua các năm phảnánh được quy mô và xu hướng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM là cóhiệu quả và là tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển cho vay tiêu dùng Chỉ tiêunày được xác định :

3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay tiêu dùng

3.1 Các nhân tố chủ quan:

* Chính sách cho vay tiêu dùng của NHTM: Chính sách cho vay tiêu

dùng của NHTM được hiểu đơn giản là một tuyên bố về tiêu chuẩn đối vớidanh mục cho vay của ngân hàng Một chính sách cho vay tiêu dùng rõ ràngsẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho ngân hàng

* Mạng lưới hoạt động kinh doanh của NHTM: Mạng lưới hoạt động

kinh doanh của NHTM thể hiện quy mô của ngân hàng đó Một ngân hànglớn sẽ có hệ thống mạng lưới giao dịch rộng lớn, đây là điều kiện thuận lợi đểngười tiêu dùng ở mọi địa bàn có thể tiếp cận dễ dàng tới các dịch vụ ngânhàng nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng Bên cạnh đó, quymô ngân hàng cũng ảnh hưởng tới chi phí huy động vốn Chi phí huy độngvốn thấp thì lãi suất cho vay thấp, làm tăng khả năng cạnh tranh và thu hútđược sự quan tâm của khách hàng hơn so với các ngân hàng khác.

* Chất lượng nhân sự: đây là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát

triển tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Dưới con mắt củakhách hàng, cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng Ngân hàng có đội ngũcán bộ tín dụng đạt chất lượng cao sẽ gây được thiện cảm với khách hàng, từ

Thu lãi từ cho vay tiêu dùng cuối kỳ

x 100%Tổng thu lãi cho vay của ngân hàng cuối kỳ

Trang 12

đó thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, đồng thời ngân hànghạn chế được những rủi ro trong quá trình cung cấp tín dụng.

* Cơ cấu tổ chức của NHTM : cơ cấu tổ chức bao gồm hệ thống tổ chức,

chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng.Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp ngân hàng xác định rõ các kênh hoạt động,phân định rõ giữa bộ máy quản lý trực tiếp và các mối quan hệ chức năng, cácphòng ban liên quan phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau trong việc triểnkhai mọi hoạt động nhằm hướng tới việc phục vụ khách hàng một cách cóhiệu quả hơn.

* Cơ sở vật chất của NHTM: ngoài việc trang bị đầy đủ và hiện đại các

tài sản, phương tiện làm việc, phương tiện giao dịch với khách hàng, ngânhàng cần chú trọng phát triển hệ thống công nghệ thông tin Công nghệ thôngtin có thể đem lại những lợi ích to lớn và sức cạnh tranh cho các NHTM nhưcập nhật, thu nhập, xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn, giảm thiểu chi phí,nhờ có công nghệ thông tin, khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ củangân hàng mà không phải trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng,…

* Nguồn khai thác thông tin của NHTM: trong hoạt động cho vay tiêu

dùng, Ngân hàng bỏ tiền ra cho vay trên cơ sở chủ yếu là lòng tin Lòng tin cóchính xác hay không phụ thuộc vào chất lượng thông tin Để cho vay có chấtlượng, ngân hàng cần phải có được những thông tin đáng tin cậy, phân tích vàxử lý chính xác rất nhiều thông tin liên quan Các thông tin này giúp ngânhàng chủ động trong việc cung cấp tín dụng và đánh giá rủi ro một cách chínhxác hơn về các khoản tín dụng của mình Thông tin đầy đủ, chính xác, kịpthời giúp cho ngân hàng ngăn chặn những rủi ro tiềm năng và giữ được kháchhàng tốt cho mình.

3.2 Nhân tố khách quan:

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạtđộng cho vay tiêu dùng mà bản thân ngân hàng không thể kiểm soát được.

* Người tiêu dùng: người vay vốn là nhân tố mang tính quyết định đến

chất lượng tín dụng, nó được xem xét trên các khía cạnh nhu cầu vay vốn, thunhập của người đi vay, trình độ văn hóa, đạo đức,… của khách hàng Vậy, có

Trang 13

thể khẳng định nhân tố khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triểncho vay tiêu dùng của ngân hàng

* Sự cạnh tranh trên thị trường cho vay tiêu dùng: hiện nay, sự xuất hiện

của các đối thủ cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong các lĩnh vực kinh tếnói chung cũng như trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng Sự xuất hiệnnày sẽ dẫn đến thị trường cho vay tiêu dùng bị chia nhỏ Do đó các ngân hàngluôn phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạnghóa sản phẩm nhằm củng cố và mở rộng thị trường, duy trì khả năng cạnhtranh

* Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội: sự tăng trưởng kinh tế,

chính sách đầu tư, thu nhập bình quân đầu người, chế độ chính trị ổn định, tậpquán xã hội, bản sắc dân tộc,… là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đếnsự phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM Do đó, cần phải nắm vững cácnhân tố ảnh hưởng và biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và đồng bộảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế sẽ tạo điều kiện chosự thành công của hoạt động cho vay tiêu dùng.

* Môi trường pháp lý: Do đặc thù của ngành ngân hàng luôn mang tính

rủi ro cao và sự đổ vỡ có tính chất dây chuyền, do đó kinh doanh ngân hàngluôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật Một môi trường pháp lýthông thoáng, rõ ràng, đồng bộ giữa các bộ ngành sẽ giúp cho các ngân hànghoạt động an toàn, có hiệu quả hơn và tránh được những rủi ro Mỗi ngânhàng cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp vớinhững quy định mới, phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi củamôi trường pháp luật từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thếchung, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Trang 14

Chương II : Thực trạng cho vay tiêu dùng tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương

I Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam chi nhánh Hà Nội :

1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội tiền thân là Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985 theo Quyết định số177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay làThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), là chi nhánh trực thuộc Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam có trụ sở chính tại địa chỉ 344 Bà Triệu – HàNội Sau khi thực hiện cổ phần hóa, kể từ 01/6/2008 Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần thì Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội được chuyển đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thươngHà Nội (gọi tắt là Vietcombank Hà Nội) theo Quyết định số419/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 05/6/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam

Cùng với bước chuyển mình của kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thậpkỷ 90 đến nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đã từng bước mởrộng quy mô hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngânhàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nângcao chất lượng phục vụ, phấn đấu trở thành một ngân hàng đa năng hiện đạiphục vụ mọi thành phần kinh tế Thủ đô

Như vậy, gần 25 năm hoạt động, từ một Chi nhánh nhỏ với cơ sở vật chấtnghèo nàn đến nay Vietcombank Hà Nội đã đạt được những thành công nhấtđịnh trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và trở thành một trongnhững chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam, được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba

Trang 15

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội có 12 phòng ban chức năng, 10Phòng giao dịch và 01 quầy thu đổi ngoại tệ có địa điểm giao dịch trên địabàn Hà Nội Sau đây là mô hình tổ chức của Vietcombank Hà Nội.

SƠ ĐỒ 1 – MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA VIETCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

Trang 16

3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPNgoại thương Hà Nội

Bảng 2 sau đây cho ta thấy kết quả kinh doanh của Ngânhàng TMCP Ngoại thương Hà Nội trong một vài năm gần đây.

Trang 17

Trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng thì tỷ trọng thu phí dịch vụ trongtổng thu nhập rất nhỏ, khoảng từ 5% đến 10% Đây cũng là đặc trưng chungcủa các NHTM Việt Nam.

II Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương chi nhánh Hà Nội

1 Các quy chế pháp lý về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam

Sau khi Nghị định số 178/99/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của các TCTD,cho phép các TCTD cho vay Bằng tín chấp của Tổ chức đoàn thể chính trị- xãhội cho cá nhân và hộ gia đình nghèo, hai văn bản của NHNN là Công văn số34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 và Công văn số 98/CV-NHNN1 ngày28/01/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam hướng dẫn, cho phép các TCTDcho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV Lúc này NHNT bắtđầu triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng Với sự tăng trưởng nhánh chóngcủa loại hình cho vay này, yêu cầu đặt ra là phải có các văn bản hướng dẫntrực tiếp của NHNT.

Quyết định số 1065/2000/QĐ-NHNT ngày 13/6/2000 về việc cho vaykhông có bảo đảm bằng tài sản của CBCNV và thu nợ từ lương, trợ cấp, cáckhoản thu hợp pháp khác.

Thông báo số 1405/2000/TB-SGD.THT ngày 10/08/2000 về việchướng dẫn thực hiện QĐ số 1065 của NHNT.

Quyết định số 2167/QĐ/2001-NHNT ngày 10/12/2001 về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của quyết định số 1065 ra ngày 13/6/2000 về việc chovay không có bảo đảm bằng tài sản đơí với CBCNV.

Công văn số 2166/CV-NHNT.QLTD về việc cho vay không có bảođảm bằng tài sản đối với CBCNV.

Thông báo số 12/TB-SGD.TDNH ngày 17/01/02 về việc vay vốnkhông có bảo đảm bằng tài sản của CBCNV.

Trang 18

Thông báo số 189/TB-SGD.TDNH sửa đổi Thông báo số 12 ngày17/1/02

Quyết định số 30/QĐ-NHNT.QLTD ngày 21/02/02 quy định mức chovay không có bảo đảm bằng tài sản đối với chi nhánh NHNT.

Quyết định số 407/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 về việc ban hành bảnhướng dẫn của NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng.

Công văn số 364/CV-NHNT.QLTD về việc xác định giá trị quyền sửdụng đất để thế chấp, bảo lãnh.

Ngoài các văn bản pháp lý của NHNN và NHNT, hoạt động cho vaytiêu dùng của Sở giao dịch NHNT còn dựa vào một số văn bản của UBNDThành phố Hà Nội.

Quyết định số 3519/QĐ/1997-UB của UBND TP Hà nội ngày 12/09/97hướng dẫn thực hiện Nghị định số 87/NĐ/94-CP ngày 7/8/94 của Chính phủvề khung giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Quyết định số 158/2002/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà nội ngày25/11/02 quy định thủ tục chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thếchấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu.

2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam chi nhánh Hà Nội

Mặc dù cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay ra đời muộn hơn so vớicác loại hình cho vay khác nhưng trong những năm gần đây nó đã phát triểnmột cách mạnh mẽ do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao Phát triển chovay tiêu dùng là một trong những hướng đi mới của nhiều ngân hàng, trongđó có Vietcombank nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện phân tán rủi ro vàtăng dư nợ Hàng năm, tốc độ phát triển cho vay tiêu dùng của các ngân hàngđều tăng từ 20%-30% so với năm trước, nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùngmới ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân Nhận thức được tầm quan trọng

Trang 19

của loại hình cho vay tiêu dùng, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Ngoạithương Hà Nội đã có những định hướng để phát triển loại hình cho vay này.Sau đây là một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình cho vay tiêu dùng củaVietcombank Hà Nội.

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng

BẢNG 3 – Dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà NộiGiai đoạn 2007-2009

Đơn vị : tỷ đồng

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Trong thời gian đầu triển khai cho vay tiêu dùng, Ngân hàng TMCPNgoại thương Hà Nội chủ yếu cho vay có tài sản đảm bảo bằng các chứng từcó giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, nhưng dư nợ của các khoản vaytiêu dùng này rất ít, hầu như không đáng kể Điều này chứng tỏ thị trường chohoạt động tín dụng tiêu dùng có nhiều tiềm năng do mức sống dân cư ngàycàng nâng cao và quan niệm về chi tiêu cũng đã có nhiều thay đổi

Năm 2007 được đánh giá là năm thành công của hoạt động cho vay tiêudùng của Vietcombank Hà Nội và là bước đệm tăng trưởng cho thời gian tiếptheo Năm 2008 tuy là năm có nhiều biến động lớn: khủng hoảng tài chính thếgiới, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thực hiệnchính sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng,…làmảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân trong nước nói chung vàtới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng nhưng mức tăng trưởngkhá - tăng 23% so với năm 2007, dư nợ đạt 178 tỷ đồng chiếm 7% trong tổngdư nợ của Ngân hàng Do có những chính sách mềm dẻo linh hoạt nên năm

Chỉ tiêu200720082009

- Dư nợ Cho vay tiêu dùng 145 178 206

Trang 20

2009 hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội đạt 206 tỷ đồngtăng

2.1.2 Tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng

BẢNG 4 – Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội Giai đoạn 2007-2009

n v : T ngĐơn vị : Tỷ đồngị : Tỷ đồngỷ đồng đồng

Chỉ tiêu200720082009

- Tỷ trọng dư nợ Cho vay tiêu dùng (%)5,77,08,0(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Qua Bảng 4 ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Hà Nội là quá nhỏ bé so với qui mô tín dụng của Ngân hàngvới hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh là chủ yếu mà các món vay nàythường có trị giá lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng Trong khi đó tỷ lệ chovay tiêu dùng trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại khác trên địabàn đều dao động ở mức từ 8-12%

2.1.3 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng

Để đánh giá đầy đủ hơn về sự tăng trưởng cho vay tiêu dùng củaVietcombank Hà Nội, ta sẽ tiến hành xem xét sự tăng trưởng của từng sảnphẩm cho vay tiêu dùng Ở đây ta xem xét cơ cấu dư nợ của các sản phẩm chovay tiêu dùng theo một số hình thức cho vay của Ngân hàng.

* Căn cứ theo kỳ hạn vay

Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng theo kỳ hạn cho vayđược phản ánh tại bảng 5 sau đây.

Trang 21

BẢNG 5 – Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo kỳ hạn vay – Giai đoạn 2007-2009

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươngHà Nội trong những năm qua chủ yếu là cho vay ngắn hạn, phần cho vaytrung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong Dư nợ cho vay tiêu dùng Đểthấy rõ hơn về cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn, ta theo dõi Biểuđồ 6 dưới đây.

Ngắn hạnTrung và dài hạn

BIỂU ĐỒ 6: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO KỲ HẠN

Trang 22

Biểu đồ 6 cho thấy hầu hết khách hàng vay vốn tại Ngân hàng là vayngắn hạn Các món vay ngắn hạn tại Ngân hàng chủ yếu tập trung vào loạihình cho vay cầm cố giấy tờ có giá do thủ tục cầm cố các chứng từ có giá rấtđơn giản, thuận tiện, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mộtcách nhanh chóng Lãi suất vay ngắn hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất vaytrung, dài hạn và các khoản cho vay tiêu dùng có trị giá thấp nên thời giankhách hàng tích lũy đủ tiền để trả là không lâu, do đó khách hàng thường lựachọn hình thức vay ngắn hạn.

Khai thác sản phẩm cho vay tiêu dùng trung, dài hạn đem lại nhiều lợiích cho Ngân hàng - Ngân hàng có lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn so vớisản phẩm cho vay ngắn hạn do trị giá món vay khá lớn, thời gian vay dài, lãisuất cao hơn lãi suất ngắn hạn và chi phí/lợi nhuận cũng thấp hơn so với chovay ngắn hạn

* Căn cứ theo loại tài sản được tài trợ

BẢNG 7 - Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo loại hình tài sản được tài trợ – Giai đoạn 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Dư nợ cho vaytiêu dùng

Trang 23

Sản phẩm Cho vay mua nhà/căn hộ chung cư, biệt thự, xây dựng và

sửa chữa nhà ở năm 2007 tuy có giảm nhưng vẫn đạt 120 tỷ đồng, bằng 89%

so với năm 2006 Đến năm 2008, dư nợ của sản phẩm cho vay này đạt 154 tỷ,chiếm 87% trong dư nợ và tăng 28% so với năm trước Và đến năm 2009, dưnợ đạt 183 tỷ chiếm 89% trong dư nợ và tăng 19% so với năm 2008.

Năm 2007, 2008 và 2009, dư nợ của sản phẩm cho vay mua ô tô trả

góp tuy có tăng nhưng tỷ trọng chiếm trong dư nợ cho vay tiêu dùng không

cao Cụ thể năm 2007 đạt 25 tỷ dư nợ, tăng 121% so với năm 2006 và chiếm17% trong dư nợ Năm 2008 đạt 24 tỷ và chiếm 13% trong tổng dư nợ và năm2009 đạt 23 tỷ và chiếm 11%.

Sản phẩm Cho vay du học không đáng kể và không thường xuyên năm

2007 ,2008 và 2009 không có phát sinh.

* Căn cứ theo phương thức đảm bảo tiền vay

BẢNG 8 – Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nộitheo phương thức đảm bảo tiền vay – Giai đoạn 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

Dư nợ cho vay tiêu dùng

1 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá,

Trang 24

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng chủ yếu tập trung

vào sản phẩm Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thế chấp tài sản và tỷ trọngnày luôn duy trì ở mức trên 90% Còn sản phẩm Cho vay tín chấp có dư nợ

chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong dư nợ cho vay tiêu dùng, chỉ chiếm 4%hoặc 5%, cao nhất là năm 2007 chiếm 10% và năm 2009 chiếm 9% còn năm2008 chiếm 7%

Ngoài ra nếu căn cứ theo phương thức cho vay thì với phương thức cho

vay tiêu dùng trực tiếp, Vietcombank Hà Nội đang thực hiện thông qua cách

thức Cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng và

cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng Thực chất của thẻ tín dụng là Ngân hàng

cho khách hàng vay tiền để tiêu

Cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ được biểu hiện ởdoanh số chi tiêu của chủ thẻ

BẢNG 9 – Doanh số chi tiêu qua thẻ tín dụng của VietcombankHà Nội

(Nguồn : Phòng Thanh toán Thẻ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Với thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch mua bán của người ViệtNam nên thẻ tín dụng vẫn còn là điều mới mẻ đối với đa số tầng lớp nhândân Thẻ tín dụng do Ngân hàng phát hành chỉ tập trung vào một số đối tượng

Trang 25

khách hàng có thu nhập cao hoặc có nhu cầu đi nước ngoài (đi công tác, dulịch, du học,…) Ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh công tác phát hành thẻ tíndụng vì hình thức cho vay tiêu dùng này khá an toàn do hạn mức của thẻ tíndụng chỉ bằng 75% trị giá món tiền khách hàng kỹ quỹ Nếu phát sinh nợ quáhạn, Ngân hàng có thể xử lý nhanh chóng mà không mất nhiều chi phí và thờigian xử lý như các hình thức cho vay khác.

2.1.4 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng

Thu lãi từ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương HàNội chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu lãi cho vay của Ngân hàng nhưng có xuhướng tăng đều đặn qua các năm Điều đó cho thấy việc phát triển cho vaytiêu dùng của Vietcombank Hà Nội đã phát huy hiệu quả và ngày càng cótriển vọng.

BẢNG 10 – Thu lãi từ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà NộiGiai đoạn 2007 - 2009

Đơn vị tính : tỷ đồng

1 Thu lãi từ cho vay tiêu

dùng

2 Tổng thu lãi cho vay

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội cho vay đối với tất cả các kháchhàng là cá nhân và hộ gia đình thoả mãn các điều kiện sau:

- Có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.

Trang 26

- Cá nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự.- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có phương án trả nợ và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trongthời gian cam kết.

- Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội vàcác tổ chức cho vay khác.

- Có tài sản thế chấp Trường hợp vay không có bảo đảm bằng tài sảnđối với CBCNV phải thoả mãn điều kiện:

+ Hiện tại có thời gian công tác ổn định tối thiểu 12 tháng tại cơ quanNhà nước.

+ Có thời gian còn lại của hợp đồng lao động dài hơn thời hạn của khoản vay + Có tài khoản tiền gửi thanh toán đồng Việt Nam còn hoạt động tạiNgân hàng Ngoại thương.

Để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụngtiêu dùng, Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại trụ sở chính(phòng Khách hàng Thể nhân, phòng Thanh toán Thẻ) và các phòng Giaodịch nằm rải rác trên địa bàn Hà Nội Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngânhàng đang được thực hiện với các bước như sau:

Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Khách hàng có nhu cầu đến Ngân hàng đề nghị vay vốn, cán bộ tíndụng tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng và tìm hiểu các thông tin cần thiết.Hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, tính hợppháp, hợp lệ của hồ sơ vay

Bước 2 : Thẩm định hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định thực tế theo hồ sơvay vốn như: Nhân thân khách hàng, khả năng tài chính hay thu nhập thườngxuyên của khách hàng, mục đích sử dụng tiền vay, tài sản bảo đảm tiền vay(nếu có) Nếu không cho vay, cán bộ tín dụng phải trả lời cho khách hàng

Trang 27

bằng văn bản trong thời gian quy định Nếu hồ sơ vay vốn được đánh giá làcó đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ thì thực hiện bước tiếp theo

Bước 3: Quyết định cho vay

Căn cứ vào hồ sơ vay vốn và công tác thẩm định thực tế, cán bộ tíndụng lập Tờ trình thẩm định trong đó phải đánh giá được đầy đủ các nội dungđã thẩm định, nêu rõ ý kiến của mình là có đồng ý cho vay hay không và lýdo Sau đó trình trưởng phòng xem xét và duyệt cho vay Trong đề xuất chovay của tờ trình thẩm định nêu rõ mức cho vay, lãi suất, thời hạn, phươngthức rút vốn vay, phương thức trả nợ và tài sản đảm bảo Sau khi được chấpthuận, cán bộ tín dụng cùng với khách hàng lập hợp đồng cho vay theo mẫuvà hoàn thiện hồ sơ thế chấp tài sản (nếu có); trình trưởng phòng ký duyệttính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay; trình lãnh đạo (Phó Giám đốc phụ tráchKhối ngân hàng bán lẻ) ký duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho vay và hồ sơthế chấp, cầm cố tài sản liên quan.

Bước 4: Giải ngân

Trong trường hợp có tài sản đảm bảo thì tài sản đó phải được ký kếtqua công chứng theo qui định của Pháp luật Cán bộ tín dụng có trách nhiệmtập hợp hồ sơ thế chấp cùng khách hàng, thực hiện giám sát việc ký hợp đồngqua công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm Hoàn thiện hồ sơ trước khigiải ngân, nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm Cán bộ tín dụng chuyển toàn bộhồ sơ vay vốn cho phòng Quản lý nợ mở hợp đồng, tài khoản, sau đó phòngQuản lý nợ chuyển hồ sơ vay vốn cho phòng Kế toán – Tài chính (bộ phận kếtoán tiền vay) để hạch toán và giải ngân vốn vay

Bước 5: Theo dõi trả nợ

- Kiểm tra và giám sát khoản vay sau khi cho vay : cán bộ tín dụng cótrách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc khách hàng sử dụng đúng mục đích và cóhiệu quả tiền vay Đồng thời phối hợp với cán bộ phòng Quản lý nợ đốc thúckhách hàng trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn.

Ngày đăng: 30/11/2012, 13:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá  hay dịch vụ cho người tiêu dùng. - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
ho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng (Trang 6)
SƠ ĐỒ 1– MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA VIETCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
SƠ ĐỒ 1 – MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA VIETCOMBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 15)
Bảng 2 sau đây cho ta thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội trong một vài năm gần đây. - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
Bảng 2 sau đây cho ta thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội trong một vài năm gần đây (Trang 16)
BẢNG 3– Dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội Giai đoạn 2007-2009 - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
BẢNG 3 – Dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội Giai đoạn 2007-2009 (Trang 19)
BIỂU ĐỒ 6: CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO KỲ HẠN - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
6 CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO KỲ HẠN (Trang 22)
BẢNG 5– Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo kỳ hạn vay – Giai đoạn 2007-2009 - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
BẢNG 5 – Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo kỳ hạn vay – Giai đoạn 2007-2009 (Trang 22)
BẢNG 7- Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo loại hình tài sản được tài trợ – Giai đoạn 2007-2009 - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
BẢNG 7 Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo loại hình tài sản được tài trợ – Giai đoạn 2007-2009 (Trang 23)
BẢNG 8– Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo phương thức đảm bảo tiền vay – Giai đoạn 2007-2009 - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
BẢNG 8 – Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo phương thức đảm bảo tiền vay – Giai đoạn 2007-2009 (Trang 24)
BẢNG 9– Doanh số chi tiêu qua thẻ tín dụng của Vietcombank Hà Nội - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
BẢNG 9 – Doanh số chi tiêu qua thẻ tín dụng của Vietcombank Hà Nội (Trang 25)
dụng vì hình thức cho vay tiêu dùng này khá an toàn do hạn mức của thẻ tín dụng chỉ bằng 75% trị giá món tiền khách hàng kỹ quỹ - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội
d ụng vì hình thức cho vay tiêu dùng này khá an toàn do hạn mức của thẻ tín dụng chỉ bằng 75% trị giá món tiền khách hàng kỹ quỹ (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w