1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

94 488 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 710 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng làxu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới Chính điềunày tạo ra sự phát triển và mở rộng không ngừng của các ngân hàng hiện nay.Đây cũng là một thách thức lớn khi các ngân hàng tham gia thị trường phảiđối đầu Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt này, buộc các ngân hàng phải tìmhướng đi mới, đưa ra dịch vụ, sản phẩm mới thu hút khách hàng.

Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, các Hiệp định thương mại giữaViệt Nam và các nước được ký kết; nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tụcvới tốc độ cao; đời sống của đại bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện.Điều đó tạo tiền đề thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển.Chính vì vậy hiện nay các ngân hàng không ngừng cạnh tranh mở rộng, nângcao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ như về dịch vụ thẻ ATM, cho vaytiêu dùng…

Khi nền kinh tế nước ta đang phát triển, đời sống người dân được nângcao, nhu cầu sử dụng và mua sắm các vật dụng đắt tiền rất lớn, nhưng họkhông thể chi trả cho tất cả nhu cầu mua sắm cùng lúc được Vì vậy, nếungười tiêu dùng có thể vay được tiền từ ngân hàng, thì họ có thể thỏa mãn nhucầu của họ ngay trong hiện tại, về phía ngân hàng thì có thể thu lợi từ hoạtđộng cho vay Không chỉ có vậy, với việc cho vay này, ngân hàng gián tiếpthúc đẩy nền kinh tế phát triển do sự tăng tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạtđộng sản xuất kinh doanh cả về số lượng và chủng loại sản phẩm, góp phầnthúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội.

Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với kiến thức thực tiễn thu được trongquá trình thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,

Trang 2

em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạtđộng cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam”, làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Ngoài phần mở bài, kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:

Chương I: Những lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng và khả năng cạnhtranh trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng cho vay tiêu dùng và khả năng cạnh tranh tronghoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam.

Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt độngcho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

Trong thời gian thực tập vừa qua tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư vàphát triển Việt Nam, đề tài đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của cán bộ,nhân viên Phòng tín dụng và Phòng tổ chức cán bộ và đặc biệt là sự hướngdẫn tận tình của Thạc sĩ Lê Hương Lan.

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAYTIÊU DÙNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG CHO

VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tổng quan về NHTM

1.1.1 Khái niệm về NHTM

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng đóng vai tròvô cùng to lớn trong nền kinh tế quốc dân Lịch sử ra đời của các ngân hànggắn liền với lịch sử phát triển của sản xuất lưu thông hàng hoá và lịch sử pháttriển của tiền tệ Hoạt động ngân hàng ban đầu có nguồn gốc từ hoạt động lưugiữ hộ, thanh toán chi trả hộ, tiếp đến là sự phát triiển của hoạt động cho vayvà các hoạt động khác.

Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nềnkinh tế Các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội, doanh nghiệp và các cơ quannhà nước đều có thể gửi vào món tiền mà mình đang sở hữu Cho nên có thểnói, ngân hàng như là người thủ quỹ của xã hội Bên cạnh sự an toàn khi gửitiền vào ngân hàng thì các chủ thể còn đựoc nhận nguồn thu nhập từ lãi suấttiền gửi.

Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng cho hàng triệu hộ tiêu dùng đểphục vụ các nhu cầu trong cuộc sống như du học, mua nhà đất, ôtô Đối vớicác doanh nghiệp, ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng cung cấp tíndụng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần thêm vốn để tiến hành sản xuấtkinh doanh, mua sắm trang thiết bị

Trang 4

Bên cạnh các hoạt động cơ bản đó, ngân hàng còn đứng ra cung cấp mộtloạt các dịch vụ sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu đang phát sinh theo xuhướng phát triển của xã hội như bảo lãnh, tư vấn tài chính

Ngoài ra, NHTM dưới sự chỉ đạo của ngân hàng trung ương còn tiếnhành thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm góp phần điều tiết sự tăng trưởngkinh tế và đảm bảo sự ổn định của xã hội.

Tóm lại, Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinhtế Ngân hàng có thể đuợc định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai tròmà chúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đangkhông ngừng thay đổi Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm cả cáccông ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tươnghỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngânhàng Ngược lại ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằngcách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.

Cho nên cách tiếp cận thận trọng nhất chính là xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp, theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Đại học Kinh tế quốc dân: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chínhnhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

1.1.2 Chức năng của NHTM

1.1.2.1 Trung gian tài chính

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổchức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu,tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những

Trang 5

người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu,tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịchvụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm.

Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập vớingân hàng Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1)nếu cả hai cùng có lợi Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quanhệ tài chính của hai nhóm Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quaytrở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó làquan hệ tín dụng Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn Quanhệ tín dụng trực tiếp (quan hệ tài chính trực tiếp) đã có từ rất lâu và tồn tại chođến ngày nay.

Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị giới hạn do sự không phù hợp về quy mô,thời gian, không gian… Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và làđiều kiện nảy sinh trung gian tài chính Do chuyên môn hóa, trung gian tàichính có thể làm giảm chi phí giao dịch Như vậy trung gian tài chính đã tăngthu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thờigiảm phí tổn cho người đầu tư (tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó màkhuyến khích đầu tư Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm vàđầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp Cơ chếhoạt động của trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụngcác kĩ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch.

1.1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán

Tiền – vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán.Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại Các ngân hàng thợ vàng tạophương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng Giấynhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương

Trang 6

tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận Như vậy, ban đầu cácngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên sốlượng tiền kim loại đang nắm giữ Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngânhàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cấttrữ; nó trở thành tiền giấy.

Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàngnhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thểchi trả để có được hàng hóa và các dịch vụ theo yêu cầu.

1.1.2.3 Trung gian thanh toán

Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hếtcác quốc gia Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá rịhàng hóa và dịch vụ Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệmchi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhưthanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạnglưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàngcần Các ngân hàng còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàngTrung ương hoặc qua các trung tâm thanh toán Công nghệ thanh toán quangân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng đượcmở rộng Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường đượccác nhà quản lí tìm cách áp dụng rộng rãi Nhiều hình thức thanh toán đượcchuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa cácngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới.Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả củathanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thah toán quantrọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.

Trang 7

1.1.3 Các dịch vụ của ngân hàng

Ngân hàng là một doanh cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanhnghiệp Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịchvụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệuquả.

1.1.3.1 Mua bán ngoại tệ

Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổingoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiềnkhác và hưởng phí dịch vụ Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bánngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giaodịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải yêu cầu phải cótrình độ chuyên môn cao.

1.1.3.2 Nhận tiền gửi

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìmmọi cách để huy động được tiền Một trong những nguồn quan trọng là cáckhoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng) Ngân hàng mở dịchvụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn.Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gủi, các ngânhàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵnsàng hi sinh nhu cầu tiêu dung trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạmthời để kinh doanh Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng hạncác ngân hàng Huy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiếtkiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suấtgấp đôi hay gấp ba lần lãi suất tiết kiệm.

Trang 8

1.1.3.3 Cho vay

+ Cho vay thương mại

Ngay ở thời kì đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tếlà cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thucho ngân hàng để lấy tiền trước) Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấuthương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua).Giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản suất kinh doanh.

+ Cho vay tiêu dùng

Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cục cho vay đốivới cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủiro vỡ nợ tương đối cao Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnhtranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùngnhư là một khách hàng tiềm năng Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tíndụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởngnhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển.

+ Tài trợ cho dự án

Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng càngtrở lên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt làtrong các ngành công nghệ cao Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nóichung là cao song lãi lại lớn Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vàođất.

1.1.3.4 Bảo quản vật có giá

Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác chokhách hàng trong kho bảo quản Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách tờbiên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành) Do khả năng chi trả bất

Trang 9

cứ lúc nào cho giấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng nhưtiền – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngânhàng phát hành Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấythay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàngđể đổi lấy giấy chứng nhận của ngân hàng Đó là hình thức đầu tiên của giấybạc ngân hàng Ngày nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàngphải trả phí bảo quản.

1.1.3.5 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán

Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàngkhông chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ.Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt,tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viếtgiấy chi trả cho khách (còn được gọi là séc), khách hàng mang giấy đến ngânhàng sẽ nhận được tiền Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (antoàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thờigian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân Khi ngân hàng mởchi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi, càng tạo nhiềutiện ích cho các doanh nhân Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửitiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ Như vậy, một dịch vụmới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, chophép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ.Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong nhữngbước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng Cùng với sự phát triểncủa công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Uỷnhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ…

Trang 10

1.1.3.6 Quản lý ngân quỹ

Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệpvà nhiều cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ vớinhiều khách hàng Do có kinh nghiệp trong quản lí ngân quỹ và khả năngtrong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụquản lí ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho mộtcông ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vàocác chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cầntiền mặt để thanh toán.

1.1.3.7 Tài trợ các hoạt động của Chính phủ

Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trởthành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Do nhu cầu chi tiêu lớn và thườnglà cấp bách trong khi thu không đủ Chính phủ các nước đều muốn tiếp cậnvới các khoản cho vay của ngân hàng Trong điều kiện các ngân hàng tư nhânkhông muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng mộtsố đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của những ngân hàng lớn Khi ngânhàng Trung ương thành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự, hoặc trực tiếpcan thiệp để có các khoản tín dụng lớn Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấpphép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng Các ngân hàng được cấp giấyphép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng Các ngân hàng được cấp giấyphép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đócác chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ Các ngân hàng phảimua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi màngân hàng huy động được; hoặc phải cho vay với điều kiện ưu đãi cho cácdoanh nghiệp của Chính phủ.

Trang 11

1.1.3.8 Bảo lãnh

Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và dongân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tíntrong bảo lãnh cho khách hàng Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảolãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh Ngân hàng thường bảo lãnh chokhách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứngkhoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác…

1.1.3.9 Cho thuê thiết bị trung và dài hạn

Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn,nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê (thay vì bán) các thiết bị Cuốihợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuêmua) Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựachọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hựp đồng thuê mua, trongđó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê Hợp đồng cho thuê thườngphải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản chothuê Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay,và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn.

1.1.3.10 Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có nhiều chuyên giavề quản lí tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàngquản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Dịch vụ uỷ thác phát triểnsang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầutư… Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được uỷ thác trong dichúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản,bảo quản các tài sản có giá Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một

Trang 12

chuyên gia tư vấn tài chính Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lítài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

1.1.3.11 Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán

Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính chophép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu Đầu là một trong những lý do chínhkhiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấpcho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác màkhông phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán Trong một vài trườnghợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giớichứng khoán.

1.1.3.12 Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điềuđó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hành bị chết, bị tàn phế haygặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán.

1.1.3.13 Cung cấp các dịch vụ đại lí

Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánhhoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Nhiều ngân hàng (thường ngân hàng lớn)cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lí cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ,phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tàitrợ…

Trang 13

1.2 Cho vay tiêu dùng của NHTM

1.2.1.Khái niệm và phân loại cho vay

1.2.1.1.Khái niệm cho vay

Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp danh mục các dịch vụ tài chínhđa dạng nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế nhưtiết kiệm, dịch vụ thanh toán, đặc biệt là hoạt động cho vay.

Cho vay là một hoạt động truyền thống và là chức năng kinh tế hàngđầu của Ngân hàng, giúp Ngân hàng chuyển tiết kiệm thành đầu tư

Theo QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay củatổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay được hiểu như sau: “Cho vay làmột hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sửdụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

1.2.1.2.Phân loại cho vay

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựatrên một số tiêu thức nhất định Việc phân loại cho vay thích hợp và cơ sởkhoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng caohiệu quả quản trị rủi ro tín dụng Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sauđây:

+ Theo mục đích:

- Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm vàxây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực côngnghiệp, thương mại dịch vụ.

Trang 14

- Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổsung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thươngmại và dịch vụ.

- Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuấtnhư phân bón, thuốc trừ sâu…

- Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các ngânhàng, công ty tài chính…

- Cho vay cá nhân là cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như muasắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản vay để trang trải các chi phí thongthường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.

+ Theo thời hạn cho vay

Theo căn cứ này cho vay được chia ra làm 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và đượcsử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầuchi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: theo qui định hiện nay của ngân hàng nhà nướcViệt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm Cho vaytrung hạn chủ yếu sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mớithiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh…

- Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tốiđa có thể lên đến 20 – 30 năm Cho vay dài hạn được cung cấp để đáp ứngcác nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải cóquy mô lớn, xây dựn xí nghiệp mới.

+ Theo tài sản đảm bảo

Trang 15

- Cho vay không bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầmcố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín củabản thân khách hàng.

- Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm nhưthế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.

Theo phương pháp hoàn trả

Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thểtheo hợp đồng Cho vay có thời hạn bao gồm các loại sau:

- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ ( hay còn gọi là phí trả góp ) là loạicho vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận.

- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là cho vay trả góp:Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.

- Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể, màviệc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay.

- Cho vay không có thời hạn cụ thể: đối với loại cho vay có thời hạn thìngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả bất cứ lúc nào,nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này sẽ được thỏa thuậntrong hợp đồng

Theo cách thức tài trợ

Dựa vào căn cứ này cho vay tín dụng chia làm hai loại:

- Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việcmua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời gianthanh toán

Trang 16

1.2.2 Cho vay tiêu dùng của NHTM

1.2.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng của NHTM

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chitiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là nguồn tàichính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng giađình và xe cộ…Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và dulịch… cũng có thể được tài trợ bở cho vay tiêu dùng.

Cho vay tiêu dùng không có một định nghĩa chuẩn, nhưng nó có nhữngđặc điểm sau:

Khách hàng vay: Chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu

tiêu dùng tại thời điểm hiện tại nhưng chưa có khả năng thanh toán

Mục đích vay: Ngân hàng cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng cá nhân chứ không phải là nhu cầu kinh doanh

Qui mô khoản vay: Mỗi khoản vay thường có qui mô tương đối

nhỏ so với các khoản cho vay kinh doanh Cho vay bất động sản có thể có giátrị lớn hơn, nhưng giá trị so sánh vẫn nhỏ hơn các món vay khác tại Ngânhàng Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng chỉ vay tiêu dùng khi đã có mộtlượng vốn tương đối, chỉ vay ngân hàng để bổ sung số tiền còn thiếu (so vớivay kinh doanh, có thể chủ đầu tư vay toàn bộ số tiền cần thiết cho dự án).Mặt khác, do cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao hơn nên Ngân hàng cũngthường thận trọng hơn trong việc quyết định số tiền cho vay, căn cứ vào khảnăng trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng

Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng lại là rất lớn do đối tượng

của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêu dùngđa dạng Khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, ngườidân càng có nhu cầu vay Ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống Do

Trang 17

đó, nền kinh tế càng phát triển, số lượng các khoản vay tiêu dùng sẽ càngnhiều

Thời hạn vay: Các khoản cho vay tiêu dùng thì thời hạn thường là

ngắn và trung hạn do món vay có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao đối với Ngânhàng Tuy nhiên, đối với cho vay bất động sản lại thường có thời hạn dài dongười dân phải tích lũy thu nhập một thời gian tương đối mới có thể đủ tiềntrả Ngân hàng

Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính

là thu nhập của người đi vay, do đó Ngân hàng thường xem xét mức thu nhậpthường xuyên của khách hàng để quyết định xem có cho vay không Đây cũnglà một điểm khác biệt so với cho vay kinh doanh -nguồn trả nợ chủ yếu củamón vay này là lợi nhuận khi thực hiện phương án kinh doanh đó

Lãi suất Khi vay tiền, khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi

suất mà họ quan tâm tới khoản tiền phải trả hàng tháng, thời gian được giảingân và khả năng trả nợ của mình Nguyên nhân chủ yếu là người tiêu dùngthường coi vay mượn là công cụ để đạt đươc một cuộc sống thoải mái hơnchứ không phải là một lựa chọn dùng trong tình trạng khẩn cấp hoặc để tạo ralợi nhuận

Rủi ro Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao Sau

đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này

o Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy đủvà rõ ràng như thông tin về doanh nghiệp (công khai thông qua báo cáo tàichính), dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng Các cánhân có thể tìm cách trốn tránh không trả các khoản vay cho dù có khả năngthanh toán

o Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tạicủa người vay Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm

Trang 18

hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, ngân hàngsẽ gặp khó khăn trong thu hồi nợ Đây là rủi ro khó lường trước, khác vớimón vay kinh doanh ta có thể hạn chế được thông qua nâng cao chất lượngthẩm định dự án

o Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì kinh tế Khi nềnkinh tế mở rộng, người dân lạc quan về tương lai thì họ sẽ vay ngân hàngnhiều hơn, và khi nền kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng thì họ sẽhạn chế vay mượn ngân hàng

Chi phí: Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có chi

phí lớn nhất trong danh mục cho vay của Ngân hàng Do trong cho vay tiêudùng số lượng món vay nhiều, khách hàng đông và đa dạng nhưng mỗi khoảnvay số lượng lại nhỏ, ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho công việccho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay,giải ngân cũng như kiểm soát và thu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay.Mặt khác, Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn để quản lý các khoản chovay tiêu dùng với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn do đối với khách hàng cánhân, thông tin về tình hình tài chính thường không công khai minh bạch nhưở các công ty lớn Tất cả những điều này kiến chi phí tính trên một đơn vị tiềntệ cho vay cao hơn so với các loại hình cho vay khác

Lợi nhuận: Lợi nhuận của cho vay tiêu dùng thường cao do cho vay

tiêu dùng có rủi ro cao, chi phí cao và tâm lý người vay “kém nhạy cảm vớilãi suất” Các khoản vay tiêu dùng thường được định giá cao, đến mức mà bảnthân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỉ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lênđáng kể thì hầu hết các khoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợinhuận

Trang 19

Tính chu kì: Khác với các khoản vay thương mại, nhu cầu phát

sinh theo chu kì kinh doanh lặp đi lặp lại, trong cho vay tiêu dùng, người vaythường ít vay nhiều lần

1.2.2.2 Vai trò hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM

Đối với ngân hàng

Ngoài hai nhược điểm lớn của cho vay tiêu dùng là rủi ro và chi phícao, cho vay tiêu dùng có những lợi ích và vai trò quan trọng để ngân hàngthúc đẩy cho vay tiêu dùng như:

- Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huyđộng các loại tiền gửi cho ngân hàng.

- Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng caothu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Đối với người tiêu dùng

Nhờ cho vay tiêu dùng họ hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiềnvà đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhâncó các chi tiêu có tính cấp thiết, cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dụcvà y tế

Đối với nhà sản xuất

Tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể mua hàng hoá nhiều hơn vànhanh hơn là đã giúp nhà sản xuất bán được sản phẩm, quay vòng vốn nhanhhơn, mở rộng sản xuất, do đó lợi nhuận cũng tăng lên Đây cũng là nguyên dokhiến càng ngày càng nhiều nhà sản xuất mong muốn hợp tác với Ngân hàngđể mở rộng cho vay tiêu dùng.

Đối với nền kinh tế

Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hànghóa và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo

Trang 20

điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho ngườilao động trong xã hội

Chính vì lợi ích như vậy NHTM một mặt cho vay để tạo nên sự hòahợp giữa cung và cầu tiêu dùng, mặt khác lại có thể giải quyết tốt được nhiệmvụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế.

1.2.2.3 Các loại cho vay tiêu dùng của NHTM

Việc phân loại cho vay tiêu dùng được dựa trên nhiều tiêu thức khácnhau:

a Căn cứ vào mục đích vay

Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng được chia ra làm hai loại: Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhucầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộgia đình.

 Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việctrang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giảitrí du lịch…

b Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả

Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả, cho vay tiêu dùng có thể chia làm baloại:

 Cho vay tiêu dùng trả góp: đây là hình thức cho vay tiêu dùng trongđó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theonhững kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay Phương thức này thường được ápdụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của ngườiđi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.

 Cho vay phi trả góp: theo phương thức này tiền vay được khác hàngthanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn Thường thì các khoản cho

Trang 21

vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ vớithời hạn không dài.

 Cho vay tuần hoàn: là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc đượcphép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương thức này, trong thờihạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhậpkiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện vay vàtrả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng.

c Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ, cho vay tiêu dùng gồm:

 Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hìnhthức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những côngty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.

 Cho vay trực tiếp: là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngânhàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từngười này.

1.3 Khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thươngmại

1.3.1 Khái niệm

Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chấtnó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá Trong sản xuất hànghoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao độngxã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợihơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giaothông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển nhằm giảm mức hao phí lao

Trang 22

động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu đượcnhiều lãi

Theo M.Porter 1980: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần, bản chất củacạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuậntrung bình mà hãng đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóalợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả cóthể giảm đi”

Khái quát lại: “Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thểtrong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trongsản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi íchnhất cho mình”.

Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng(Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa ngườitiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sảnxuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ Có nhiều biệnpháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá ) hoặc phi giá cả (quảng cáo ).

Trong lĩnh vực ngân hàng, khả năng cạnh tranh là một chỉ tiêu rất tổnghợp, có liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ khác biệtvà chỉ rõ lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ở thị trường mục tiêu, đồngthời phải làm cho khách hàng thấy được lợi ích thực tế từ những sản phẩmdịch vụ đó Khả năng cạnh tranh của một ngân hàng cũng được biểu hiện cụthể qua thị phần của Ngân hàng đó trên thị trường.

Vậy khả năng cạnh tranh của ngân hàng là gì, theo TS Hà Thị NgọcOanh tại Viện nghiên cứu thành phố Hồ Chí Minh thì: “ Năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợinhuận của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước Vìvậy năng lực cạnh tranh NHTM là sự tổng hợp của các yếu tố từ công tác chỉ

Trang 23

đạo và điều hành, chất lượng đội ngũ cán bộ uy tín và thương hiệu của ngânhàng”.

1.3.2 Sự cần thiết năng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùngcủa Ngân hàng thương mại

Ngân hàng cho vay tiêu dùng thu được lợi ích rất lớn vì khoản lãi thuđược cao, chính vì thế các ngân hàng không ngừng mở rộng và nâng cao hoạtđộng cho vay tiêu dùng của mình, dẫn đến có quá nhiều ngân hàng cùng thamgia vào một thị trường cho vay tiêu dùng, nếu các ngân hàng không ngừngnâng cao chất lượng về sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng thì sẽ không thuhút được khách hàng, chính vì vậy cạnh tranh buộc Ngân hàng phải năngđộng, nhạy bén, tích cực nâng cao nguồn nhân lực, cải tiến kỹ thuật, áp dụngkhoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động,hiệu quả kinh tế Từ những khái niệm trên có thể nhận thấy cạnh tranh có vaitrò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy cácngân hàng phát triển.

1.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêudùng của Ngân hàng thương mại

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong kinh doanh củamột ngân hàng, trong đánh giá về khả năng cạnh tranh cho vay tiêu dùngngười ta sử dụng 4 chỉ tiêu chính sau:

1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàngtrong hoạt động cho vay tiêu dùng

- Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ: Đây là một trongnhững chỉ tiêu cơ bản quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển hoạtđộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng so với các hoạt động cho vay khác.Khi tìm hiểu về cho vay tiêu dùng, nếu chỉ chú ý đến dư nợ cho vay tiêu dùng

Trang 24

riêng mà không đặt trong mối tương quan với tổng dư nợ thì sự đánh giá sẽkhông được chính xác

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng =

- Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng so với thu lãi từ hoạt động chovay nói chung: cho biết hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp bao nhiêu vàotổng lãi từ hoạt động cho vay Nó phản ánh hiệu quả trong hoạt động cho vaytiêu dùng Nếu dư nợ cho vay tiêu dùng tăng rất khả quan, nhưng thu lãi từcho vay tiêu dùng lại có xu hướng tăng chậm hoặc giảm sút thì NH phải xemxét lại chính sách lãi suất của mình Tỷ trọng này còn giúp việc xây dựng địnhhướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Tỷ trọng thu lãi cho vay tiêu dùng =

- Thị phần cho vay tiêu dùng của Ngân hàng so với các ngân hàng kháccùng thị trường: Chỉ tiêu này cho biết sức cạnh tranh về cho vay tiêu dùng củangân hàng so với các ngân hàng khác, khả năng chiếm lĩnh thị trường mụctiêu cũng như hướng phát triển trong tương lai

1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùngcủa Ngân hàng

- Mức độ sử dụng vốn vay trên tổng vốn huy động: chỉ tiêu này chophép xác định khả năng cho vay nói chung và khả năng cho vay tiêu dùng nóiriêng trong tương lai của Ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranhtrong hoạt động này

Mức độ sử dụng vốn để cho vay =

- Tỉ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng: Như đã phântích ở trên, cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có nhiều rủi ro, do đó cũngcó tỉ lệ nợ quá hạn cao hơn so với tỉ lệ nợ quá hạn chung của toàn Ngân hàng.

Trang 25

Hoạt động cho vay tiêu dùng của một Ngân hàng được coi là phát triển vàhiệu quả khi tỉ lệ nợ quá hạn nằm trong giới hạn cho phép và có xu hướnggiảm so với các năm trước hoặc đã thu hồi được nhiều khoản quá hạn của kỳtrước Tỷ trọng này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: =

- Mức độ đa dạng các hình thức cho vay tiêu dùng: Số lượng sản phẩmcho vay tiêu dùng ngân hàng cung cấp càng đa dạng thì ngân hàng càng đápứng và thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó phát triển hoạtđộng cho vay tiêu dùng mạnh mẽ hơn

- Chất lượng dịch vụ cho vay: Đây là tiêu chí dựa trên những nhân tốvô hình như: thái độ phục vụ của nhân viên khách hàng, thời gian xét duyệtkhoản vay, mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp

1.3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính đổi mới trong hoạt động cho vaytiêu dùng của Ngân hàng

Với tốc độ phát triển kinh tế cũng như thu nhập bình quân đầu ngườităng lên thì nhu cầu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng không ngừng pháttriển Một ngân hàng khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác nếu khôngbiết đổi mới, phát triển, đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình Sựđổi mới có thể đo lường qua các con số sau:

- Chiến lược cho vay ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nóiriêng, thị trường mục tiêu: Chiến lược cho vay là một phương tiện mà theo đóNgân hàng có thể gia tăng lợi nhuận, quản lý rủi ro tín dụng trong giới hạn cóthể và tiếp tục đáp ứng các nhu cầu tài chính của khách hàng Chiến lược chovay của Ngân hàng phải phù hợp với chiến lược chung của Ngân hàng đó,phù hợp với khách hàng và thị trường mục tiêu, phù hợp với qui trình quản lýrủi ro tín dụng

Trang 26

- Chiến lược xây dựng sản phẩm mới: Thông thường mỗi Ngân hàng sẽcó một ban riêng để xây dựng phát triển các sản phẩm Ngân hàng mới chotoàn hệ thống Ban này sẽ kết hợp với các phòng ban nghiệp vụ (ví dụ nhưphòng bán lẻ) nhằm tìm ra sản phẩm mới cho Ngân hàng mình dựa trên quitrình phát triển sản phẩm mới đã được qui định Một chiến lược phát triển sảnphẩm mới tốt với qui trình phù hợp sẽ giúp Ngân hàng có thể xây dựng nhiềusản phẩm mới tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêudùng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại chịu mọi tác động của môi trường cạnh tranhnhư một doanh nghiệp Theo lý luận về quản trị và cạnh tranh trong doanhnghiệp thì các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của một doanh nghiệp có thểđến từ nhiều phía của môi trường kinh doanh mà ta có thể chia làm 2 loại:Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô Ta cũng có thể gọi là nhân tố chủ quanvà nhân tố khách quan.

1.4.1 Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài sự quản lý của Ngânhàng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn bộ hoạt động củaNgân hàng Những thay đổi và xu thế của những nhân tố này có thể tạo ranhững cơ hội hoặc gây ra những rủi ro đối với Ngân hàng.

Tóm lại, có 7 nhân tố khách quan chính sau: Dân số:

Với tỉ lệ tăng dân số, những thay đổi về cấu trúc dân số, xu hướng dichuyển dân cư, chính sách dân số của vùng, khu vực hay quốc gia Đây là mộtnhân tố quan trọng, bởi nó không chỉ tạo thành nhu cầu và kết cấu nhu cầucủa dân cư về dịch vụ ngân hàng, cho phép ngân hàng xác định được thị

Trang 27

trường tiềm năng của hoạt động cho vay tiêu dùng, là căn cứ trong việc hìnhthành hệ thống phân phối của ngân hàng một cách hiệu quả để có thể nângcao năng lực của ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thịphần.

Môi trường địa lý:

Các vùng địa lý khác nhau có những đặc điểm rất khác nhau về điềukiện giao thông, sông núi, tài nguyên,…điều này hình thành những tụ điểmdân cư, trung tâm thương mại, sản xuất khác nhau Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởngtới việc mở rộng mạng lưới Ngân hàng (như việc mở chi nhánh, phòng giaodịch…) Ngân hàng sẽ phải xem xét việc mở rộng mạng lưới ở đâu là tốt nhất,thuận tiện nhất, chi phí thấp, người dân có thu nhập tốt để đặt chi nhánh Nhưvậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nóichung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế,sự ổn định về kinh tế, chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính phủ, thu nhậpbình quân đầu người, tỷ lệ xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãisuất cũng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát và thất nghiệp

tăng cao, môi trường kinh doanh không thuận lợi cũng làm ảnh hưởng tới cáckế hoạch kinh doanh của ngân hàng, do người dân có xu hướng giảm chi phítiêu dùng, gia tăng tiết kiệm để đề phòng bất chắc trong tương lai, chính vìvậy nhu cầu vay tiêu dùng sẽ giảm.

Mặt khác khi nền kinh tế hưng thịnh, hoạt động sản xuất kinh doanhphát triển sẽ là cơ hội tốt để thực hiện các hoạt động kinh doanh ngân hàng.Người dân sẽ kỳ vọng vào nền kinh tế nhiều hơn, họ cũng kỳ vọng vào thu

Trang 28

nhập trong tương lai có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu hiện tại của họ nên họ sẽgia tăng hoạt động vay tiêu dùng.

Môi trường văn hoá - xã hội:

Hành vi tiêu dùng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa, do đó nó cũngảnh hưởng tới các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng Yếu tố văn hóa –xã hội được biểu hiện qua trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thóiquen sử dụng, cất trữ tiền tệ cũng như sự hiểu biết của dân chúng về hoạtđộng Ngân hàng Những nhân tố này ảnh hưởng lớn tới hành vi và nhu cầusản phẩm dịch vụ Ngân hàng

Môi trường luật pháp:

Do đặc thù của ngành Ngân hàng luôn mang tính rủi ro cao và gây đổvỡ có tính chất dây chuyền, kinh doanh Ngân hàng luôn phải chịu sự giám sátchặt chẽ của pháp luật Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho Ngân hàng nhữngcơ hội mới và cả những thách thức mới Do vậy, một Ngân hàng luôn luôncần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với nhữngqui định mới, phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi của môitrường pháp luật như xu hướng toàn cầu hóa thị trường tài chính ngân hàng…từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thế chung, nâng cao khảnăng cạnh tranh của Ngân hàng

Môi trường công nghệ:

Sự ra đời và phát triển của công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặtcủa ngành Ngân hàng Công nghệ mới cho phép Ngân hàng đổi mới khôngchỉ qui trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt làphát triển sản phẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới máy tínhcho phép Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng 24/24 Phương thức trao đổigiữa khách hàng và ngân hàng cũng rất nhạy cảm đối với các tiến bộ côngnghệ Trong cạnh tranh, người quản lý ngân hàng phải tìm ra những lợi thế về

Trang 29

công nghệ của ngân hàng, đánh giá, xác định rõ khoảng cách về công nghệgiữa ngân hàng mình và các ngân hàng đối thủ trong và ngoài nước Côngnghệ Ngân hàng càng tốt, khả năng bảo mật càng cao, tốc độ giao dịch nhanh,chính xác thì càng nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng càng tốt nhu cầucủa khách hàng

Đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ này quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủthuật giành lợi thế trong ngành Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tốnhư số lượng các ngân hàng tham gia, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấuchi phí cố định, mức độ đa dạng hóa sản phẩm của mỗi ngân hàng Nhữnghoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt độngcủa Ngân hàng, nhất là khi các Ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm, cùnghướng vào một đối tượng khách hàng mục tiêu trên cùng địa bàn hoạt động.Thị trường ngân hàng càng sôi động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càngtrở nên gay gắt Kết quả là ngân hàng càng ngày càng chi nhiều tiền cho cáchoạt động nghiên cứu cấu trúc thị trường và hành vi của các ngân hàng trênthị trường, nghiên cứu hành vi cụ thể của từng đối thủ cạnh tranh (đối thủcạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ) nhằm có thể chủ động đưara một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả

1.4.2 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan bao gồm những yếu tố mà ảnh hưởng của nó có liênquan trực tiếp tới Ngân hàng Nhân tố chủ quan bao gồm:

Các yếu tố nội lực của Ngân hàng:

- Qui mô vốn và khả năng phát triển của ngân hàng: đây là một nhân tốrất quan trọng của ngân hàng vì ngân hàng nào có qui mô vốn càng lớn, thìkhả năng đáp ứng nhu cầu cho vay sẽ càng lớn, cùng với các chỉ tiêu tài chínhcàng lành mạnh thì sẽ tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng Hơn nữa, việc

Trang 30

phát triển các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng mới, ứng dụng công nghệvào hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng luôn cần một lượng vốn lớn đểđầu tư về mặt công nghệ, các ngân hàng nhỏ sẽ rất khó thực hiện, vì vậy vớiqui mô vốn lớn ngân hàng không những tạo cho mình thế chủ động trược mọihoạt động mà còn tạo cho mình khả năng đứng vững trước các đối thủ cạnhtranh

- Hệ thống thông tin, mạng lưới phân phối: với mạng lưới các chinhanh rộng khắp trên toàn quốc thì ngân hàng sẽ có lợi thế trong việc tìmkiếm khách hàng, tìm kiếm thông tin một cách chính xác hơn về khách hàngđiều ấy sẽ giúp khách hàng vừa có nhiều khách hàng, vừa ít gặp rủi ro hơntrong việc cho vay.

- Bộ phận marketing ngân hàng: với thông tin thu thập được, bộ phậnnày sẽ tổng hợp, phân tích, đưa ra hướng giải quyết nhằm đạt mục tiêu thu hútngày càng nhiều khách hàng, chiếm lĩnh được thị phần cao trên thị trường, đạtlợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh.

- Trình độ đội ngũ cán bộ: Cán bộ tín dụng cần phải có chuyên môngiỏi, khả năng phân tích, phán đoán, là người chịu trách nhiệm đầu tiên vềkhả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Ngân hàng có càngnhiều sản phẩm, dịch vụ thì sẽ càng thu hút khách hàng vì khách hàng sẽ cónhiều cơ hội lựa chọn những sản phẩm phù hợp như là cách thức tiếp cận dịchvụ, quy trình tín dụng đơn giản, phù hợp với khả năng trả nợ của kháchhàng

Các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của Ngân hàng:

Các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của Ngân hàng như là: cơ quan quảnlý đất, ủy ban nhân dân thành phố, công ty xây dựng, các doanh nghiệp sản

Trang 31

xuất ô tô, hay một số trung tâm tư vấn du học Việc tìm kiếm và thiết lậpmối quan hệ tương hỗ giữa Ngân hàng và các đơn vị liên quan góp phần nângcao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và hình ảnh Ngân hàng

Trang 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG VÀKHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU

TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM2.1 Khái quát về SGD I

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập vào ngày 28/3/1991 theo quyết định số 70 QĐ/TCCB củaTổng giám đốc BIDV, SGD I là đơn vị trực tiếp kinh doanh của hội sở chínhngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (tên tiếng giao dịch quốc tế: Bankfor Investment and Development of Vietnam) và cũng theo quyết định này,SGD I là đơn vị trực thuộc, là đại diện pháp nhân của BIDV, thực hiện hạchtoán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng, có con dấu riêng và trực tiếpgiao dịch với khách hàng SGD I là đơn vị chủ lực trong việc xây dựng vàphát triển quan hệ hợp tác, là đơn vị đi đầu trong việc triển khai thành công hệthống công nghệ hiện đại thực hiện xuất sắc kế hoạch hàng năm, có đội ngũlao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phong trào đoàn, Đảngtrong sạch vững mạnh.

Từ năm 1991 đến 1998 SGD I có trụ sở tại 194 Trần Quang Khải, năm1998 SGD I được chuyển về 53 Quang Trung Và hiện nay, trụ sở đượcchuyển về 191 Bà Triệu.

Cùng với sự phát triển của BIDV, SGD I có truyền thống kinh doanhđối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác

Từ khi thành lập, giai đoạn đầu từ năm 1991 đến 1995, SGD I có 2phòng và 1 tổ nghiệp vụ; chủ yếu làm nghiệp vụ cấp phát SGD I đã hoàn

Trang 33

thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý cấp phát vốn ngân sách và giám sát kiểm trasử dụng vốn tiết kiệm đúng mục đích, đúng địa chỉ cho các dự án.

Đến giai đoạn 1996-2000, SGD I đã có 12 phòng NV, 1 CNKV, 2phòng GD, và 7 QTK Đây là giai đoạn chuyển hướng sang hoạt động kinhdoanh kinh tế chủ động tự trang trải và bằng việc mở rộng mạng lưới cácphòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàngthương mại, mở rộng khách hàng SGD I cũng là nơi thử nghiệm thành côngcác sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hànhtrái phiếu, kì phiếu và cũng là đơn vị chuyên tài trợ vốn cho các tổng công ty90, 91, các dự án lớn trọng điểm của nhà nước và cung ứng các dịch vụ ngânhàng chất lượng cao như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảolãnh…

Giai đoạn 2001-2005, SGD I thực hiện tách 4 chi nhánh cấp 1:  Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002

 Chi nhánh Hà Thành năm 2003  Chi nhánh Đông Đô năm 2004 Chi nhánh Quang Trung năm 2005

Với tổng tài sản của mỗi đơn vị trên 1000 tỷ đồng và hàng trăm cán bộlãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ Cơ cấu lại hoạt động cùng với cơ cấu lại tổchức, các nghiệp vụ bán lẻ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đượcchuyển giao cho các chi nhánh mới tách ra SGD I tập trung vào 3 mục tiêuchính: Huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăngnguồn vốn cho toàn ngành, phục vụ khách hàng lớn tổng công ty, phát triểndịch vụ ngân hàng hiện đại Tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt, đến naySGD I có 300 cán bộ nhân viên công tác tại 20 phòng nghiệp vụ và mạng lưới14 phòng giao dịch, điểm giao dịch tại 3 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai BàTrưng.

Trang 34

Ban giám đốc

Khối tín dụng

Khối dịch vụ

Khối QL nội bộ

Khối ĐVTT

P Tín dụng1P Tín dụng 2P Tín dụng 3P Thẩm địnhP Quản lý tín dụngP Thanh toán quốc tếP DV KH DN 1P DV KH DN 2

P Tài chính kế toánP Kế hoạch nguồn vốn

P Tiền tệ kho quỹP DV KH cá nhân

P Tổ chức cán bộP Hành chính quản trịP Điện toán

P Kiểm tra nội bộ

P Giao dịch 4P Giao dịch 1P Giao dịch 2P Giao dịch 3

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 35

- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp thực hiện nhiệmvụ giao dịch, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với kháchhàng doanh nghiệp, …

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giaodịch, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng cánhân , …

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiềnvà quỹ nghiệp vụ Trực tiêp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ.

Trang 36

Khối quản lý nội bộ:

- Phòng kế hoạch – nguồn vốn:

o Quản lý cân đối nguồn vốn, quản lý tài sản nợ, tài sản có, …o Đầu mối tham mưu giúp việc cho giám đôc tổng hợp, xây dựngkế hoạch kinh doanh,…

o Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập,kiểm soát.

o Vận hành hệ thống tin học  Khối đơn vị trực thuộc

- Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việcthực hiên quy chế, quy trính nghiệp vụ,… Kiểm tra việc chấp hành quy chếđiều hành của lãnh đạo.

- Phòng giao dịch:

Trang 37

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGD I năm 2007)

Qua chỉ tiêu này có thể thấy hoạt động huy động vốn của SGD Irất khả quan Cụ thể như sau:

Năm 2006, SGD I đạt mức huy động vốn 10111 tỷ đồng, tổng

vốn huy động tăng so với năm 2005 là 33,57%, cụ thể là:

Trang 38

- Tiền gửi không lỳ hạn tăng 94.76 % so năm 2005.- Tiền gửi có kỳ hạn tăng 58,26% so năm 2005.

Tuy nhiên, các khoản huy động vốn từ trái phiếu, kỳ phiếu và huy độngkhác giảm đáng kể nhưng so về tỷ trọng thì tiền gửi của tổ chức kinh tế vẫnchiếm tỷ trọng cao và không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng vốn huy động củaSGD I.

Năm 2007, công tác huy động vốn của SGD I trong năm 2007 lại

tiếp tục tăng cao theo sự đi lên của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng tỷ trọngtiền gửi của tổ chức kinh tế ngày càng nhiều chiếm hơn 90% so với tiền gửidân cư, trong khi tiền gửi tiết kiệm trong dân cư ngày một giảm Cụ thể là:

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng so năm 2006 là 62,27% và đạt đến11821 tỷ.

- Tiển gửi tiết kiệm dân cư giảm 36,78% so năm 2006 và chỉ đạt vớicon số khiêm tốn là 1764 tỷ.

Có thể thấy từ năm 2005 đến năm 2007 là giai đoạn chuyển mình củaSGD I từ huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiết kiệm trong dân cư thì naychuyển sang chủ yếu huy động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế lớn đạttỷ trọng cao hơn và ổn định hơn.

5 Cho vay uỷ thác, ODA 305,846.00266,034.00242,954.00

(Nguồn báo cáo thường niê ncủaSGD I năm 2007)

Trang 39

Công tác tín dụng của SGD I tiếp tục mở rộng với kết quả:

- Năm 2006, tổng dư nợ tín dụng đạt 5000 tỷ đồng, tăng 3,88% so với năm 2005.

- Năm 2007, tổng dư nợ tín dụng đạt 5185 tỷ đồng, tăng 3,69% so với năm 2006.

Có thể nhận thấy với lợi thế về vốn huy động tăng qua các năm, SGD I chủ động mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm “an toàn và hiệu quả”, kiểm soát rủi ro chặt chẽ và tốc độ tăng dư nợ tín dụng ổn định 3.75% qua các năm

2.1.3.3 Một số chỉ tiêu khác đạt được trong 3 năm gần đây

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây:

Trang 40

Có được sự tăng trưởng này là nhờ SGD đã đa dạng hoá và nâng caochất lượng của các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là năm 2006 SGD đã được đảmnhận cung cấp dịch vụ phục vụ hội nghị APEC.

- Về lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế cũng có sự tăng trưởng trong các năm, năm 2007lợi nhuận trước thuế đạt được 271.730 triệu đồng, tăng 46,99% so với năm2006, năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng tới 93,97% so với năm 2005, tănggần gấp đôi so với năm 2005, có thể thấy năm 2006 là năm SGD I có nhữngbước phát triển nhảy vọt với việc mở rộng các dịch vụ sản phẩm và tạo tiền đềcho năm 2007 phát triển.

- Về tổng tài sản

Nhờ có những sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trên mà tổng tài sản củaSGD cũng không ngừng gia tăng qua các năm, năm 2007 tổng tài sản củaSGD đạt 17.461.602 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 23,48% Năm 2006tăng so với năm 2005 là 26,48%.

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại SGD I

2.2.1 Các hình thức cho vay tiêu dùng áp dụng tại SGD I

2.2.1.1 Cho vay mua ô tô

Mục đích: Cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống (không

phục vụ mục đích kinh doanh) đối với khách hàng là cá nhân tại Ngân hàngĐầu tư và phát triển Việt Nam.

Đối tượng vay vốn: khách hàng các nhân đang sinh sống thường

xuyên và làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với Chi nhánh cho vay. Đối tượng cho vay: Các chi phí khách hàng (bên mua ô tô) phải

trả cho bên bán ô tô theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán ô tô, phù hợp

Ngày đăng: 30/11/2012, 13:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh củaSG DI - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh củaSG DI (Trang 37)
Bảng 2.4: Mức cho vay du học tại SGDI - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 2.4 Mức cho vay du học tại SGDI (Trang 45)
Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại SGDI - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 2.5 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại SGDI (Trang 56)
Bảng 2.6: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 2.6 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng (Trang 57)
Qua bảng trên ta có thể thấy tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng SCB và ACB đều rất cao - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
ua bảng trên ta có thể thấy tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng SCB và ACB đều rất cao (Trang 57)
Bảng 2.7: Thu lãi từ cho vay tiêu dùng tại SGDI - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 2.7 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng tại SGDI (Trang 58)
Từ bảng ta có thể thấy, thu lãi củaSG DI tăng qua các năm do mức dư nợ cho vay tín dụng của SGD I tăng qua các năm nhưng xét về tỷ  trọng trong thu lãi tín dụng chung thì năm 2007 thu lãi giảm chiếm  1.47% trong thu lãi tín dụng, trước đó, vào năm 2006, t - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
b ảng ta có thể thấy, thu lãi củaSG DI tăng qua các năm do mức dư nợ cho vay tín dụng của SGD I tăng qua các năm nhưng xét về tỷ trọng trong thu lãi tín dụng chung thì năm 2007 thu lãi giảm chiếm 1.47% trong thu lãi tín dụng, trước đó, vào năm 2006, t (Trang 58)
Bảng 2.9: Tỉ lệ nợ quá hạn CVTD/Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 2.9 Tỉ lệ nợ quá hạn CVTD/Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng (Trang 59)
Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng của các chi nhánh SCB, ACB thấp so với SGD I, năm 2007 nợ xấu cho vay tiêu dùng của ACB và SCB gần bằng  0% trong khi đó nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng của SGD I là 0.9%. - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
nh hình nợ quá hạn của ngân hàng của các chi nhánh SCB, ACB thấp so với SGD I, năm 2007 nợ xấu cho vay tiêu dùng của ACB và SCB gần bằng 0% trong khi đó nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng của SGD I là 0.9% (Trang 59)
Từ bảng kết quả trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét cơ bản: sản phẩm Nhà mới vẫn chiếm ưu thế nhất, đạt tỉ trọng 61% trong tổng CVTD - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
b ảng kết quả trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét cơ bản: sản phẩm Nhà mới vẫn chiếm ưu thế nhất, đạt tỉ trọng 61% trong tổng CVTD (Trang 60)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w