Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá của nhân loại, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ một vị trí khá quan trọng trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Đóng vai trò là chất xúc tác cho sự phát triển của ngoại thương, công tác thanh toán quốc tế cũng không ngừng được mở rộng và hoàn thiện Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương mại, người ta đã thiết lập nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance), phương thức uỷ thác thu (Collection), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) Nếu như hai phương thức đầu đều bất lợi cho một bên là người mua hoặc người bán, ngân hàng chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia Chính những ưu điểm nổi bật này mà phương thức tín dụng chứng từ được ưa chuộng hơn
Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt, song nó không phải là phương thức thanh toán tránh được rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối Thực tế cho thấy, các bên tham gia của Việt Nam bước vào thị trường thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ Trong điều kiện đó các ngân hàng và các doanh nghiệp XNK đã gặp nhiều khó khăn khi phát sinh những rủi ro trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ, có trường hợp bị thiệt hại lên đến hàng triệu đôla Do vậy, việc phát triển và hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và phòng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường xuyên của mỗi ngân hàng.
Sau một thời gian kiến tập tại phòng Thanh toán quốc tế, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam Chi Nhánh Phú Tài, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài” Trên cơ sở thực tiễn cùng với việc áp
dụng một số phương pháp luận khoa học như duy vật biện chứng, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh , trong giới hạn một bài Báo cáo, đề tài tập trung nghiên cứu những
Trang 2vấn đề chung nhất về các rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng; từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục thiết thực.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài Báo cáo gồm ba phần chính:
I Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triền Việt Nam Chi nhánh Phú Tài
II Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài
III Một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài
Tuy nhiên, do những hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài Báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và
góp ý từ phía thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo Bùi Thị Kim Phúc cùng các anh chị phòng Thanh toán quốc tế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài đã tận tình giúp tôi hoàn thành tốt bài Báo cáo này.
Trang 3I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI
1 Thông tin về Ngân hàng
- Tên giao dịch: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài - Tên tiếng Anh: Bank for Invetsment and Development of Vietnam Phu Tai Branch- Địa chỉ: Km 1230, Quốc lộ 1A, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định
- Điện thoại: 056 3 541 103- Fax: 056 3 841 116
2 Quá trình hình thành và phát triển
Nhằm đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp thuộc Khu cung nghiệp Phú Tài sắp được thành lập, tháng 04/1996, được sự chấp thuận của BIDV, Chi nhánh Bình Định đã thành lập Phòng giao dịch Phú Tài Sau Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tưởng Chính phủ về việc thành lập Khu công nghiệp Phú Tài, BIDV đã cho phép Chi nhánh cấp II Phú Tài trực thuộc BIDV Bình Định đi vào hoạt động Với thực lực và tiểm năng phát triển tốt, chi nhánh đã nhận được sự đồng ý về việc nâng cấp thành Chi nhánh cấp I Ngày 17 tháng 07 năm 2006, BIDV Phú Tài chính thức đi vào hoạt động độc lập
BIDV Phú Tài cung cấp tương đối đầy đủ các dịch vụ ngân hàng tại Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ, là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động tín dụng so với các ngân hàng trên cùng địa bàn và khu vực Do đó, tăng trưởng nguồn vốn huy động là mục tiêu quan trọng của Chi nhánh Mặt khác, thành phần dân cư chủ yếu là các hộ kinh doanh lớn nên nguồn tiền nhàn rỗi không nhiều; một số khác là người lao động, có thu nhập thấp vì vậy việc huy động vốn dân cư tại BIDV Phú Tài gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại hình dịch vụ ngân hàng khác như: dịch vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chuyển tiền… Xác định được tầm quan trọng đó, Phòng dịch vụ khách hàng và Nguồn vốn đã đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc nghiên cứu thị trường và không ngừng đưa ra nguồn sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng cho mọi thành phần, tầng lớp xã hội với mức thu nhập khác nhau.
Trang 4Dự án hiện đại hóa ngân hàng được triển khai thực hiện theo hình thức cuốn chiếu trong toàn hệ thống BIDV Tại BIDV Phú Tài, dự án được thực hiện vào tháng 12 năm 2005 Kế hoạch phát triển mở rộng mạng lưới, thành lập nhiều điểm giao dịch, phòng giao dịch không chỉ trong thành phố mà tại các huyện, khu kinh tế mở, khu công nghiệp giúp BIDV Phú Tài có một hệ thống mạng lưới rộng rãi và phát triển mạnh.
3 Chức năng và nhiệm vụ của BIDV Phú Tài
Từ khi thành lập đến nay, BIDV Phú Tài đã giữ vai trò khá quan trọng về linh vực đầu tư phát triển - quản lý cấp vốn, cho vay tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước Phạm vi bao quát gần như toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản với hàng nghìn công trình được xây dựng ở tất cả các ngành, các huyện thị trong tỉnh Từ những công trình nhà ở, trụ sở làm việc, nhà xưởng, kho tàng, trại chăn nuôi, chợ, rạp hát, trường học, bệnh viện, nhà bảo tàng đến các công trình ao hồ, mương đập thuỷ lợi, đường sắt, đường bộ, đều có sự góp sức của BIDV Phú Tài.
Là chi nhánh cấp I, BIDV Phú Tài cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng BIDV cho phép triển khai như: huy động vốn, cho vay trung dài hạn, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM, thu - chi hộ…
4 Tổ chức bộ máy quản lý
BIDV Phú Tài có cơ cấu tổ chức quản lí chặt chẽ Các khối phòng ban được phân định rõ ràng bao gồm năm khối: khối Quan hệ khách hàng, khối Quản lí rủi ro, khối Tác nghiệp, khối Quản lí nội bộ và khối Trực thuộc Trong mỗi khối được phân thành từng phòng có chức năng, nhiệm vụ riêng, giữa các phòng có mối liên hệ phối hợp với nhau, hỗ trợ nhau để thực hiện nghiệp vụ của mình.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ này (hình bên dưới) giúp chi nhánh luôn hoạt động hiệu quả Công việc được luân chuyển liên tục từ khâu này sang khâu khác, bảo đảm tiến độ hướng đến mục đích chung vì sự phát triển của ngân hàng.
SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ TÀI
Trang 55 Sơ lược về vị trí thực tập
KHỐI
Phòng Giao dịch khách hàngPhòng Quản trị tín dụng
Tổ Quản lí và dịch vụ kho quỹ
KHỐI QUẢN LÍ
NỘI BỘ
Phòng Kế hoạch tổng hợpPhòng Tài chính – Kế toánPhòng tổ chức hành chính
Tổ Điện toán
KHỐI TRỰC THUỘC
Phòng Giao dịch An Nhơn
Phòng Giao dịch Phù CátPhòng Giao dịch Diêu TrìPhòng Giao dịch Cầu ĐôiPhòng Giao dịch Phù MỹPhòng Giao dịch Phú PhongPhòng Giao dịch Hoài NhơnKHỐI
QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
KHỐI QUẢN LÍ
RỦI RO
Phòng Quan hệ khách hàng 1Phòng Quan hệ khách hàng 2Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
Trang 6Thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế, tôi được quan sát và hướng dẫn tận tình các công việc của một chuyên viên thanh toán quốc tế như: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C, mở thư tín dụng, chuyển cho Kiểm soát viên kiểm soát và cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra chứng từ hàng NK, làm thông báo cho khách hàng trình cấp có thẩm quyền duyệt sau đó chuyển cho các phòng giao dịch, các chi nhánh, liên hệ với phòng giao dịch khi bộ chứng từ đến hạn thanh toán…
6 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng6.1 Hoạt động huy động vốn
Trong ba năm qua, mặc dù nền kinh tế Việt Nam hòa cùng nền kinh tế thế giới trải qua không ít thăng trầm Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của BIDV Phú Tài không hề giảm đi mà còn tăng liên tục với tốc độ khá bền vững Năm 2008, tổng vốn huy động gấp 2,45 lần năm 2007, bước sang năm 2009, con số này lại tiếp tục tăng 37,84%
Bàng 1.1: Tình hình hoạt động huy động vốn BIDV Phú Tài giai đoạn 2007-2009
Số tiền
(Tỷ Đồng) Tỷ trọng (%)Tiền gửi dân
Tiền gửi tổ
chức kinh tế 181,653 45,30 327,929 33,36 444,034 32,77Các nguồn
Trang 7của đối tượng khách hàng là cá nhân thuộc các tầng lớp dân cư Do đó, NH đã mở thêm các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch ở nơi đông dân cư và thuận lợi như phòng giao dịch Cầu Đôi, Diêu Trì Bên cạnh đó, uy tín của BIDV Phú Tài cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng trưởng nguồn vốn của NH.
6.2 Hoạt động cho vay
Trong những năm qua, nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, BIDV Phú Tài đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây truyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động.
Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu
Số tiền (Tỷ Đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Tỷ Đồng)
Tỷ trọng
Số tiền (Tỷ Đồng)
Tỷ trọng (%)Dư nợ ngắn
Dư nợ cho vay dài hạn năm 2009 đạt 1254 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41,21% trong tổng dư nợ Tuy nhiên, tỷ trọng lại có xu hướng giảm đi Cùng với sự tăng trưởng tín dụng, BIDV Phú Tài cũng đã chú trọng trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng,
Trang 8tăng cường đôn đốc thu hồi nợ quá hạn và nợ khó đòi Ngoài ra, BIDV Phú Tài còn tiến hành một loạt các biện pháp đồng bộ nâng cao chất lượng tín dụng như thắt chặt các điều kiện đảm bảo, thế chấp khi cấp tín dụng cũng như theo dõi chặt chẽ và tích cực đôn đốc tình hình thu hồi công nợ của các doanh nghiệp Bằng biện pháp tích cực khơi tăng nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay, tăng trưởng dư nợ lành mạnh, đa dạng hóa các nghiệp vụ, thực hiện tiết kiệm chi tiêu nên BIDV Phú Tài luôn kinh doanh có lãi, tạo nguồn tích lũy.
6.3 Hoạt động khác
Trong những năm qua, BIDV Phú Tài đã không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng Phát triển dịch vụ là xu hướng tất yếu ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng Trong thời buổi kinh tế hội nhập dịch vụ càng được coi trọng, ngày càng góp phần cải thiện cơ cấu nguồn thu, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
7 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Tàigiai đoạn 2008 - 2009
Lợi nhuận trước thuế 8,622 17,753 105,90%
II THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ TÀI
1 Tình hình TTQT bằng tín dụng chứng từ tại BIDV Phú Tài
Trang 9Tại BIDV Phú Tài, ba phương thức TTQT được áp dụng chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.
Bảng 2.1: Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2007-2009
Phương thức
Số tiền (Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Nguồn: Phòng Thanh toán Quốc tế
Qua bảng số liệu trên, năm 2008, kim ngạch TTQT tăng so với năm 2007, tuy nhiên bước sang năm 2009, con số này lại giảm nhẹ Sự sụt giảm này có lẽ vì hoạt động xuất nhập khẩu trong địa bàn bị ảnh hưởng bởi tàn dư của cuộc suy thoái kinh tế thế giới và cơn bão lũ kinh hoàng tại Bình Định 05/11/2009.
Phương thức T/T chiếm tỷ trọng khá cao nhưng lại có xu hướng giảm, thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng của hai phương thức còn lại Tuy nhiên, bởi những ưu điểm và tính công bằng trong phân chia quyền lợi và nghia vụ giữa người mua và người bán, tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh số TTQT luôn giữ vị trí cao nhất
Trong ba năm qua, tình hình thanh toán quốc tế L/C hàng xuất nhập khẩu cũng có nhiều chuyển biến.
Bảng 2.2: Tình hình thanh toán quốc tế L/C hàng xuất tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2007-2009
1 Thông báo L/C
Trang 10Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế
Rõ ràng, năm 2009, cả số lượng và trị giá TTQT L/C hàng xuất đều giảm và thấp hơn cả năm 2007 Năm 2008, với tốc độ tăng 30,15% và 3% về trị giá thông báo và thanh toán L/C và 428% về chiết khấu bộ chứng từ, tuy không phài là những con số quá ấn tượng nhưng nó phản ánh tình hình khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái Tuy nhiên, trong năm 2009, tín hiệu lạc quan này không còn khi hai cả chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn sụt giảm mạnh 13,06% và 20,19% Trong ba năm qua, giá trị chiết khẩu bộ chứng từ tăng lên và tăng với tốc độ khá cao, chỉ trong vòng hai năm con số tăng đến hơn mười lần (11,22 lần)
Về tình hình TTQT L/C hàng nhập, mọi diễn biến có phần khác đi
Bảng 2.3: Tình hình thanh toán quốc tế L/C hàng nhập tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2007-2009
Nguồn: Phòng Thanh toán Quốc tế
Mặc dù, số lượng có giảm trong năm 2008 nhưng giá trị đều tăng Trong hai năm qua, trị giá mở L/C hàng nhập cũng tăng liên tục 28,97% trong năm 2008 và 79,4% trong năm 2009 Tương tự, trị giá thanh toán L/C hàng nhập cũng tăng 35,87% và 40,57% Sở di, có những kết quả này là vì BIDV Phú Tài đã thực hiện chính sách hỗ trợ công tác thanh toán L/C giúp các doanh nghiệp có điều kiện nhập được máy móc thiết bị cũng như nguyên vật liệu để tái cơ cấu và đẩy mạnh sản mạnh sau suy thoái kinh tế và thiên tai.
2 Tóm tắt quy trình thanh toán L/C tại BIDV Phú Tài
Trang 11Như những NH khác, quy trình thanh toán L/C tại BIDV Phú Tài gồm các bước:
Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn và gửi
các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH phát hành L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền cho nhà XK.
Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà NK
sau khi đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ, thì sẽ mở một L/C với một số tiền nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục vụ nhà XK (NH thông báo).
Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải xác
thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà XK.
Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong hợp
đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK.
Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng
từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NH thông báo/NH thanh toán để xin thanh toán.
Bước 6: NH thông báo/ thanh toán nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải kiểm
tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với nhau thì sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.
NGƯỜI XUẤT KHẨU
NGÂN HÀNG THÔNG BÁO
NGÂN HÀNGPHÁT HÀNH
NGƯỜI NHẬP KHẨU
Trang 12Bước 7: NH thông báo L/C chuyển bộ chứng từ cho NH phát hành L/C và yêu
cầu NH này trả tiền cho bộ chứng từ đó.
Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NH phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng
từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NH phát hành trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở L/C đứng tên nhà NK để chuyển trả cho NH thông báo/ thanh toán L/C.
Bước 9: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng thời NH
chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà NK để người đó có căn cứ đi nhận hàng.Như vậy, tùy tư cách tham gia khác nhau, là NH phát hành hay NH thông báo, mà BIDV có nghia vụ và tham gia vào các bước khác nhau.
3 Thực trạng rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Phú Tài
Trước khi đi vào phân tích những rủi ro trong TTQT TDCT, chúng ta cần hiểu khi nói đến rủi ro cho ngân hàng nói chung và rủi ro thanh toán TDCT nói riêng, đó không chỉ sự mất vốn mà nó còn được biểu hiện trên các nội dung khác như đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, uy tín bị giảm sút Các rủi ro này có thể phát sinh từ bất cứ giai đoạn nào trong quy trình thanh toán kể từ khi phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận cho đến giai đoạn thanh toán trong đó rủi ro trong giai đoạn thanh toán là rủi ro chủ yếu và dễ xảy ra nhất đối với ngân hàng.
Trong thời gian thực tập tại BIDV Phú Tài, được sự giúp đỡ và cung cấp thông tin nhiệt tình từ các anh chị phòng Thanh toán quốc tế, tôi xin rút ra nhận định rằng “Bên cạnh những rủi ro như các biến động kinh tế, chính trị, xã hội, rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn… rủi ro đạo đức, rủi ro kỹ thuật và rủi ro ngoại hối là mối đe dọa thường xuyên nhất trong TTQT TDCT”.
3.1 Rủi ro đạo đức
Nói đến rủi ro đạo đức là nói đến những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghia vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên còn lại Trong thời gian qua, khi mở L/C trả chậm, nhiều trường hợp các đơn vị này sau khi nhận hàng thì kinh doanh thua lỗ, cố tình không hoặc trì hoãn thanh toán cho ngân hàng mở L/C Trong tình huống này, nếu BIDV Phú Tài đứng ra trả tiền thay cho đơn vị đó
Trang 13thì rủi ro mất vốn của ngân hàng rất cao vì khả năng thu hồi tiền rất mong manh Nhưng theo qui định cuả L/C thì NH phát hành phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người thụ hưởng ngay cả khi người mua mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ Do vậy, để bảo vệ uy tín của mình và tuân thủ thông lệ quốc tế, BIDV Phú Tài đã phải đứng ra trả tiền cho một số L/C quá hạn và chịu rủi ro khá lớn.
Ngoài ra có nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu BIDV Phú Tài phát hành thư bảo lãnh nhận hàng do hàng về trước bộ chứng từ, đồng thời cam kết thanh toán tiền hàng và không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của khách hàng Nhưng khi bộ chứng từ về ngân hàng yêu cầu thanh toán thì doanh nghiệp đã bội ước, không thực hiện cam kết với ngân hàng Sự bội ước này có thể do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của khách hàng như: sự biến động của thị trường tiêu thụ trong nước nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp, do đó khi NK hàng về không tiêu thụ được làm doanh nghiệp bị thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho ngân hàng Sự vi phạm đó cũng có thể do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng, khách hàng cố tình trì hoãn thanh toán
Vào thời điểm tháng ba cho đến nửa đầu tháng tư năm 2010, giá thép liên tục tăng trên thị trường Việt Nam Điều này khiến không ít các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép tận dụng việc nhập giá thép từ các thị trường giá rẻ tương đối hòng kiếm lời từ chênh lệch Ngày 10/04/2010, công ty TNHH Bảy Thiểm (KCN Phú Tài, Bình Định), ký kết hợp đồng mua một lô hàng thép trị giá 30000 USD với công ty ThyssenKrupp AG của Đức Ngày 14/04/2010, tại BIDV Phú Tài, công ty TNHH Bảy Thiểm đã mở L/C không huỷ ngang, trả sau với người hưởng lợi là công ty ThyssenKrupp AG Ngày 27/04/2010, công ty ThyssenKrupp AG thông báo cho công ty TNHH Bảy Thiểm hàng đã xếp lên tàu, vận đơn lập 26/04/2010 Dự kiến khởi hành ngày 28/04/2010 và ngày12/05/2010 thì tới cảng Quy Nhơn Tuy nhiên, ngày 10/05/2010 hàng đã đến cảng Quy Nhơn (Bình Định), BIDV Phú Tài vẫn chưa nhận được bộ chứng từ Nhận được giấy báo hàng về của công ty vận chuyển hàng hải ở Quy Nhơn, công ty TNHH Bảy Thiểm đã đến yêu cầu NH phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng mà không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của công ty Ngày 11/05/2010 bộ chứng từ về đến BIDV Phú Tài,