1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh

41 846 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 622,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế của nền kinh tế thị trường, kinh tếnước ta đang có những bước chuyển biến lớn Ngân hàng là một trong những mắtxích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế Nhữngkhoản vốn vay từ Ngân hàng là không thể thiếu trong việc thúc đẩy hoạt động sảnxuất kinh doanh và mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Do vậy, hơn lúc nào hết,các Ngân hàng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn đó là làm thế nào để nângcao vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế, cung cấp nhiều hơn cho cácdoanh nghiệp những khoản vốn vay có hiệu quả nhất.

Qua quá trình nghiên cứu, học tập và đặc biệt trong quá trình thực tập tạiNgân hàng Đầu Tư và Phát triển Bắc Ninh được sự giúp đỡ và hướng dẫn của cácthầy cô giáo trong khoa, các cán bộ tín dụng trong ngân hàng, em đã chọn đề tài

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp.

Nội dung luận văn này gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ cho vay và hiệu quả cho vay củaNHTM.

Chương 2: Thực trạng cho vay và hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Bắc Ninh.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầutư và Phát triển Bắc Ninh

Em kính mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để luận văncủa em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

1.1.2 Phân loại nghiệp vụ cho vay

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay được diễn ra thường xuyênvới nhiều chủ thể khác nhau, hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, cácmục đích xin vay vốn cũng khác nhau Vì lẽ đó đã xuất hiện rất nhiều hình thứccho vay khác nhau Sau đây là một số cách phân loại hoạt động cho vay của ngânhàng theo các hình thức đặc trưng:

Phân loại theo thời hạn

Việc phân loại theo thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng mật thiết đến tínhan toàn và tính sinh lợi của món vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.Thời hạn của khoản vay còn ảnh hưởng tới kế hoạch vốn của Ngân hàng, qua đóảnh hưởng tới lập kế hoạch kinh doanh và khả năng thực hiện các khoản cho vaykhác đến khách hàng Theo thời hạn các khoản vay được chia làm 3 loại:

Trang 3

+ Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn dưới 1 năm (1 số nước

khác quy định dưới 2 năm) Cho vay ngắn hạn được dùng để bổ sung thiếu hụt tạmthời về vốn lưu động của các doanh nghiệp, phục vụ các nhu cầu chi tiêu của cá nhân.

+ Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Loại

cho vay này được cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mởrộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

+ Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm, dùng để cấp

vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộccơ sở hạ tầng (cầu, đường, bến cảng ), cải tiến và mở rộng sản xuất với quy môlớn với thời hạn sử dụng lâu dài.

Phân loại theo phương thức cho vay

+ Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng

và NH đều phải làm thủ tục vay vốn cần thiết và kí hợp đồng tín dụng Phươngthức cho vay này thường áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vốn khôngthường xuyên, mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ tín dụng khác nhau.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay mà NH và khách

hàng xác định và thoả thuận 1 hạn mức tín dụng và duy trì trong 1 khoảng thờigian nhất định Trong đó, hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa (số tiền tối đakhách hàng được vay) được duy trì trong 1 thời hạn nhất định mà NH và kháchhàng đã thoả thuận trong hồ sơ tín dụng Tuy nhiên do các lần vay không tách biệtthành các kỳ hạn nợ nên NH khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay.

+ Cho vay thấu chi: là hình thức cho vay mà NH thoả thuận bằng văn bản

cho khách hàng chi vượt quá số dư có trên TK vãng lai, tới một hạn mức nhất địnhtrong một thời hạn quy định Như vậy tiền vay được rút trực tiếp từ TKTG Lãitiền vay phải được tính theo dư nợ thực tế trên TK, khách hàng có thể hoàn trả tiềnvay bằng cách gửi tiền vào TKTG Hình thức này gây rủi ro cao cho NH, vì NHkhông giám sát được khi nào khách hàng rút tiền và sử dụng vào mục đích gì Đểgiảm bớt rủi ro, NH phải thực hiện các biện pháp hạn chế, do đó phải luôn lựa

Trang 4

chọn khách hàng có khả năng tài chính cao, có uy tín lớn, có nguồn thu nhập đềuđặn và kỳ thu nhập ngắn.

+ Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay mà một nhóm các TCTD, NH cùng

cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trongđó có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác Hình thứcnày thường áp dụng với các dự án, phương án cần vay một lượng vốn lớn mà mộtNH, TCTD không thể đáp ứng đủ.

+ Cho vay trả góp: khi vay vốn, NH và khách hàng xác định và thoả thuận số

lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạntrong thời hạn cho vay Đặc điểm của hình thức cho vay trả góp có rủi ro cao dokhách hàng thường thế chấp bằng chính hàng hoá mua trả góp Do rủi ro cao nênlãi suất cho vay trả góp thường cao nhất trong khung lãi suất cho vay của NH.

+ Cho vay theo dự án đầu tư: NH cho khách hàng vay vốn để thực hiện dự

án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.+ Các hình thức cho vay khác phù hợp với những Quy định và Quy chế củaNgân hàng Nhà nước.

Phân loại theo thành phần kinh tế

+ Cho vay đối với kinh tế quốc doanh: là hình thức vay vốn của các doanh

nghiệp Nhà nước đối với NH.

+ Cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh: là quan hệ tín dụng giữa NH

với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: Tổ sản xuất, Hợp tác xã, Công tycổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể.

+ Cho vay cá nhân: là hình thức vay vốn trong đó cá nhân là người trực tiếp

vay vốn với mục đích phục vụ cho các hoạt động của bản thân Cá nhân có thể vayvốn để SXKD hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của họ.

Trang 5

Phân loại theo bảo đảm tiền vay

+ Cho vay có bảo đảm: là việc cho vay có cầm giữ các vật thế chấp cụ thể

nào đó, vật thế chấp là các loại tài sản như bất động sản, biên nhận ký gửi hànghoá, các khoản phải thu, nhà máy và trang thiết bị, vận đơn có thể chuyển hoáđược, cổ phiếu công ty và các trái khoán, và những tài sản khác với điều kiện là nócó thể bán được Cho vay có bảo đảm nhằm mục đích hạn chế rủi ro mất mát củaNH trong trường hợp người vay không muốn hoặc không thể trả được nợ, tao tâmlý yên tâm cho NH và người vay sẽ có ý thức hoàn trả nợ.

+ Cho vay không có bảo đảm: khác với cho vay có bảo đảm, việc cho vay

không có bảo đảm dựa trên uy tín của người vay, tình hình tài chính của người vay,lợi tức thu được trong tương lai, quan hệ trước đây giữa NH và khách hàng ỞViệt Nam hiện nay việc cho vay không có bảo đảm chủ yếu vẫn là đối với Chínhphủ và một số doanh nghiệp Nhà nước.

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay

Với chức năng cơ bản là tích tụ và tập trung vốn rồi tiến hành cách hoạt độngcho vay Hoạt động cho vay của NHTM ngày càng trở thành hình ảnh không thểthiếu trong bức tranh kinh tế đối với một đất nước.

ối với nền kinh tế

- Hoạt động cho vay của NHTM tạo ra thu nhập chủ yếu và rất lớn cho Ngânhàng, đem lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà Nước (Thông qua thuế thu nhập ).Qua đó Nhà nước có thêm nguồn lực để thực hiện các mục tiêu ổn định và pháttriển kinh tế xã hội cho đất nước.

- Nhờ quá trình cho vay đã giúp các DN đáp ứng đủ các nhu cầu thiếu hụt vềvốn, chuyển hướng kinh doanh phù hợp với điều kiện mới trong môi trường cạnhtrạnh, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần bình quân hoá tỷ suất lợinhuận trong nền kinh tế quốc dân Ngoài ra, cho vay giúp hoạt động kinh doanhcủa DN không bị gián đoạn, tức là góp phần ổn định công ăn việc làm cho ngườilao động, giải quyết các vấn đề xã hội.

Trang 6

- Hoạt động cho vay của NHTM góp phần nâng cao mức sống cho xã hội dướicác hình thức như cho vay trả góp và các loại hình cho vay khác Qua hình thứccho vay trả góp, người tiêu dùng có thể sự dụng hàng hoá trước khi thanh toán hếttiền mua hàng Việc này vừa làm cho người tiêu dùng có điều kiện sử dụng thêmnhiều hàng hoá dịch vụ mà họ chưa có điều kiện thanh toán ngay Mặt khác lại tíchcực thúc đẩy việc tiêu dùng hàng hoá, tăng sản lượng bán hàng cho DN, kích thíchphát triển kinh tế.

- Với chức năng trung gian tích tụ và tập trung vốn tạo bước nhảy vọt cho nềnkinh tế Hoạt động cho vay của NHTM làm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễnra thường xuyên liên tục, là đòn bẩy kinh tế quan trọng để các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế, các cá nhân sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện tái sản xuất mở rộng,ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quảkinh tế, tạo ra thêm nhiều sản phẩm hàng hoá tiêu dùng Góp phần nâng cao đờisống vật chất cho xã hội.

- Vai trò của hoạt động cho vay đối với mối quan hệ quốc tế: Đầu tư vốn ranước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đang là hai lĩnh vực hợp táckinh tế thông dụng và phát triển giữa các nước Ngân hàng với khả năng đặc biệtcủa mình là nới cung cấp vốn cho các hoạt động này và thông qua đó góp phần mởrộng mối quan hệ hợp tác kinh tế văn hoá với các nước.

- Cho vay góp phần tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ Thông qua hoạt độngcho vay, NH có thể kiểm soát được khối lượng tiền tệ cung ứng trong lưu thông,thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ Ngân hàng Nhà nước có thể giántiếp thực hiện thay đổi lượng tiền trong lưu thông bằng chính sách điều chỉnh tỷ lệdự trữ bắt buộc hoặc hạn mức cho vay đối với các NHTM Qua đó Nhà nước cóthể thực hiện chính sách tiền tệ của mình, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển củađồng tiền cũng như nền kinh tế.

- Thông qua Chính sách của Nhà nước, hoạt động cho vay sẽ góp phần cơ cấulại nền kinh tế quốc dân, bằng việc NHTM thực hiện các chính sách về lãi suất,

Trang 7

kiện thuận lợi nhất để Nhà nước thực hiện những mục tiêu khác nhau như ưu tiênđầu tư phát triển những vùng, ngành kinh tế trọng điểm đảm bảo ổn định và pháttriển cho đất nước Mặt khác, cho vay góp phần làm tăng cường chế độ hạch toáncủa các DN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

ối với Ngân hàng

- Cho vay là hoạt động cơ bản của NHTM, là hoạt động chủ yếu chiếm tỷtrọng lớn trong tổng thu nhập của NH.

- Thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng có thể điều hoà vốn, hạn chế rủi rovề vốn, rủi ro thanh khoản Hoạt động cho vay cũng góp phần củng cố mối quanhệ giữa khách hàng và Ngân hàng, hỗ trợ và cùng nhau phát triển.

- Hoạt động cho vay còn góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Ngân hàng,nâng cao trình độ quản lý, khả năng của cán bộ, nhân viên Ngân hàng, tạo điềukiện phát triển kinh tế

ối với khách hàng nói chung

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đa số các DN không có đủvốn để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình, nhu cầu vốn của các DN là rấtlớn Doanh nghiệp sử dụng vốn để tiến hành SXKD và các hoạt động kinh tế khác.Hoạt động cho vay của NHTM có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho kháchhàng, đảm bảo quy mô vốn vay và tính nhanh chóng trong khoản vay cho kháchhàng Để cạnh tranh tốt trong thương trường hiện nay, các DN cần có sự nhạy bénnắm bắt thị trường mục tiêu, muốn tiến hành kịp thời SXKD, DN cần có kế hoạchnguồn vốn đủ lớn và ổn định để có thể kịp thời mua các yếu tố đầu vào Chính vìvậy mà hoạt động cho vay của NHTM trở thành đòn bẩy vô cùng cần thiết chohoạt động SXKD và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Trang 8

1.2 HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG1.2.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay

Hiệu quả cho vay là tập hợp các tiêu chí chỉ số sự tăng trưởng bền vững củadoanh số cho vay và sự ổn định của dư nợ, với nợ quá hạn và các rủi ro khác ít nhất.

Hay mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra được gọi là hiệu quả.Hiệu quả cho vay là tập hợp những tiêu chí chỉ rõ lợi ích kinh tế mang lại choNHTM từ khoản vốn cho vay trong một thời gian nhất định.

Hiệu quả cho vay được đánh giá là tốt khi Ngân hàng đó thu hồi được cả gốcvà lãi đúng hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra Đồng thời,phạm vi và mức độ giới hạn cho vay phải phù hợp với khả năng, thực lực theohướng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảm bảo sự cạnh tranh trên thịtrường, đảm bảo nguyên tắc thu hồi đúng hạn cả gốc và lãi Theo đó khoản vaymang lại hiệu quả là khoản vay mang lại khả năng sinh lời cao nhất cho Ngân hàng.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay

Hiệu quả cho vay có thể hiểu là sự đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng,phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngânhàng Trong phạm vi bài viết này, hiệu quả cho vay bao gồm các tiêu chí cả về mặtđịnh tính và định lượng:

a Về mặt định tính:

Một khoản vay được cho là có hiệu quả nếu đạt được các điều kiện sau:

- Đối với khách hàng: Thoả mãn được nhu cầu của khách hàng cả về số lượngvốn vay, thời gian cho vay và lãi suất cho vay.

- Đối với Ngân hàng: Tạo được lợi nhuận từ khoản vay và không bị rủi ro.

b Về mặt định lượng:

Có thể đưa ra một số các tiêu chí làm thước đo hiệu quả cho vay:

Trang 9

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng cho vay đối với nền kinh tếtrong một khoảng thời gian nhất định Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vaycủa Ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và cả với nền kinh tế trong mộtkhoảng thời gian.

Doanh số cho vay phụ thuộc vào quy mô, nguồn vốn đã huy động, chính sáchcho vay Ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý.

 Tổng dư nợ tăng

Tổng dư nợ phản ánh số nợ mà các đơn vị vay chưa hoàn trả đến một thờigian nhất định khi thống kê thường là cuối tháng, quý hoặc năm Chỉ tiêu nàythường được phân chia theo dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn hoặc chia theo thànhphần kinh tế Chỉ tiêu này không phải là quan trọng nhất mà chỉ tiêu này thườngđược dùng để tính hệ số sử dụng vốn

Hệ số sử dụng vốn vay=Tổng số dư nợ

Tổng nguồn vốn huy động

Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn huy động của NH để cho vay.Hệ số này luôn nhỏ hơn 1 Nếu tỷ lệ này gần bằng 1 chứng tỏ ngân hàng đã sửdụng tối đa nguồn vốn huy động, ngân hàng phải chú trọng tăng trưởng nguồn vốnđể đề phòng tình trạng mất khả năng thanh toán Nếu hệ số sử dụng vốn vay thấp,Ngân hàng cần tăng cường dư nợ hoặc giảm nguồn vốn huy động nhằm hạn chếtình trạng ứ đọng vốn Như vậy, cho vay có hiệu quả là phải tính đến tính cân đốigiữa huy động vốn và cho vay ra, đảm bảo quá trình luân chuyển vốn của Ngânhàng nhịp nhàng.

 Tỷ lệ nợ quá hạn giảm

Hoạt động cho vay của Ngân hàng là hoạt động có rủi ro cao Chính vì vậyđánh giá tỷ lệ nợ quá hạn của mỗi Ngân hàng là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phảnánh rõ nét nhất về hiệu quả của công tác cho vay của Ngân hàng đó.

Tỷ lệ nợ quá hạn=Nợ quá hạnTổng dư nợ

Trang 10

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng có nghĩa là Ngân hàng thực hiện tốt các bước củaquy trình cho vay, thu được đầy đủ cả lãi và gốc của các khoản cho vay, đồng thờitốn ít chi phí hơn cho việc quản lý nợ quá hạn Như vậy, mức độ an toàn của cáchoạt động này cao, rủi ro thấp Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao, một phần lớn cáckhoản vay không thu được lãi, thậm chí không thu được gốc Như vậy, thu nhậpcủa Ngân hàng bị ảnh hưởng, đồng thời lại tốn chi phí cho việc thu hồi nợ, làmgiảm hiệu quả cho vay.

Tuy nhiên, tỷ lệ này được coi là cao hay thấp thì cần được so sánh tỷ lệ chungcủa các ngành và tỷ lệ chấp nhận của chính ngân hàng Việc đánh giá tỷ lệ này chỉmang ý nghĩa tương đối Thông thường với một NHTM, tỷ lệ nợ quá hạn này dưới5% là có thể chấp nhận được.

- Nâng cao hiệu quả cho vay góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạtđộng NH như: rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất,

Trang 11

rủi ro hoạt động Đây là một vấn đề nòng bỏng mà các NH đang quan tâm để tìmra giải pháp quản lý rủi ro.

- Nâng cao hiệu quả cho vay sẽ phần nào giảm được nợ xấu đến mức thấp,đảm bảo an toàn vốn của NH.

- Ngân hàng cho vay có hiệu quả còn thể hiện sự phát triển mối quan hệ lâudài với khách hàng, cả đối với khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năngnhằm mở rộng thì phần cũng như uy tín của NH trên thị trường tài chính trongnước cũng như quốc tế.

1.3.2 Đối với nền kinh tế quốc dân

- Hoạt động cho vay của NH có hiệu quả sẽ tác động tốt tới mọi lĩnh vực kinhtế - chính trị - xã hội, góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính, ổn định tiền tệ.NH là trung gian tín dụng “đi vay để cho vay”, tín dụng NH góp phần đẩy manhquá trình tích tụ và tập trung vốn của nền kinh tế Vì thế, hiệu quả cho vay của NHkhông chỉ tác động trực tiếp đến NH, mà còn tác động đến nền kinh tế, dễ dànggây nên phản ứng dây chuyền trong nền kinh tế.

- Nâng cao hiệu quả cho vay, góp phần ổn định tiền tệ, tránh được lạm phát,tăng trưởng kinh tế Thông qua nghiệp vụ cho vay bằng hình thức chuyển khoản(không dùng tiền mặt) Ngân hàng đã mở rộng tiền ghi sổ lên rất nhiều lần tiền thựchiện (tạo tiền) Đồng thời, việc đảm bảo hiệu quả cho vay sẽ tạo điều kiện cho NHcung cấp các loại hình thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.

1.3.3 Đối với Cán bộ Ngân hàng

- Nâng cao hiệu quả cho vay có nghĩa rằng các quy trình, thẩm định của cánbộ tín dụng đã đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn chặt chẽ.

- Không chỉ có vậy, nếu nâng cao được hiệu quả cho vay vốn, nghĩa là chấtlượng chuyên môn của cán bộ tín dụng được trau dồi, đào tạo tốt, góp phần đẩymạnh các hoạt động kinh tế trong xã hội được diễn ra liên tục, hiệu quả và an toàn.

Trang 12

GIÁM ĐỐC

Trang 13

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHĐT&PT BN

Ngày 26/4/1957 NH Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của NHĐT&PT VN đượcthành lập Trải qua 50 năm xây dựng, trưởng thành với hai lần đổi tên, bổ sungchức năng nhiệm vụ, NHĐT&PT VN luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từnggiai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư pháttriển Các danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng I, Huânchương lao động hạng II , và đặc biệt Danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổimới - là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành tích trong suốt 50 nămqua của BIDV.

NHĐT&PT BN được thành lập từ ngày 26/12/1996 theo quyết định số 265của chủ tịch Hội đồng quản trị NHĐT&PT VN, được tách ra từ NHĐT&PT HàBắc, cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh Là một chi nhánh mới được thành lập,nhưng sau hơn 13 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượngphục vụ khách hàng, chi nhánh đã đạt được những kết quả rất khả quan, chứng tỏđược vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh Năm 2005, chi nhánh đãđược nhận Huân chương lao động hạng II.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHĐT&PT BN

Hiện nay cơ cấu tổ chức của NHĐT&PT BN gồm có: Ban lãnh đạo, phòngQuan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Dịchvụ khách hàng, phòng Quản trị tín dụng, phòng Tổ chức hành chính, tổ kho quỹ,phòng Kế toán tài chính, tổ Điện toán, Quỹ tiết kiệm và 5 phòng giao dịch là Quế

Trang 14

Võ, Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Bình, và Yên Phong Tổng số lao động tại chinhánh là 186 cán bộ, nhân viên trong đó có 1tiến sỹ, 9 thạc sỹ, 102 cử nhân đạihọc, 40 cao đẳng, 34 trung cấp và nguồn khác với tuổi đời bình quân là 28 (theo sốliệu 25/12/2008) Như vậy tuổi lao động của chi nhánh còn rất trẻ năng động vànhanh nhạy trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là CNTT phù hợp với yêucầu hiện đại hoá NH

Trang 16

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế và dân cư- Cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dâncư từ khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.

- Kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từcó giá khác.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến thanhtoán quốc tế.

- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức,đặc biệt dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.

- Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngânhàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam

2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY TẠINHĐT&PT BẮC NINH

2.2.1 Tình hình huy động vốn

Hiểu rõ tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàngvà để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế NHĐT&PT Bắc Ninh rất coitrọng công tác huy động vốn.

 Ngân hàng ĐT&PT Bắc Ninh thực hiện chính sách huy động vốn theo địnhhướng:

- Phát huy nội lực

- Huy động vốn trong nước là chính- Tăng nguồn trung và dài hạn Mở rộng hình thức huy động vốn:

- Hình thức truyền thống: Tiết kiệm, tiền gửi- Phát hành kì phiếu, trái phiếu

Trang 17

- Ưu đãi dịch vụ chuyển tiền- Nối mạng thanh toán trực tiếp

Theo báo cáo tình hình huy động vốn trong 2 năm 2008 và 2009 tại NHĐT&PT Bắc Ninh có số liệu như sau:

Bảng 1.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động:

(Đơn vị: Tỷ đồng)

NămChỉ tiêu

lượngTỷ lệ1 Phân theo thành phần kinh tế

TG của dân cư 766,2 33,80% 596 29% -170,2 -22.21%

Tổng nguồn vốn huy

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHĐT&PTBN)

Đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế vĩ mô trong thời gian vừaqua, công tác huy động vốn tại chi nhánh cũng có những khó khăn nhất định.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 2.266tỷ đồng đến năm 2009 còn 2.054 tỷ đồng giảm 212 tỷ đồng so với cùng kỳ nămtrước

Trong cơ cấu tiền gửi phân theo thành phần kinh tế thì.Huy động tiền gửi củadân cư đạt 596 tỷ đồng, giảm 170,2 tỷ đồng so với năm 2008.Huy động tiền gửicủa các tổ chức kinh tế đạt 1.232 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng so với năm 2008 Cóđược kết quả này là nhờ ngân hàng đã đưa ra được nhiều sản phẩm tiền gửi với lãi

Trang 18

suất linh hoạt nhằm tích cực huy động số vốn nhàn rỗi từ các đơn vị, các doanhnghiệp.

Năm 2009 TG không kỳ hạn đạt 904 tỷ đồng, giảm 66 tỷ đồng so với năm2008 Huy động TG có kỳ hạn đạt 1.150tỷ đồng, giảm 146 tỷ đồng so với năm2008 Trong đó TG có kỳ hạn dưới 12 tháng của năm 2009 giảm 13 tỷ đồng và TGcó kỳ hạn trên 12 tháng giảm 133 tỷ đồng so với năm 2008.

Vốn huy động bằng tiền gửi VNĐ trong năm 2009 là 1.828 tỷ đồng, tăng 10tỷ đồng so với năm 2008 Năm 2009 vốn huy động bằng ngoại tệ đã quy đổi đạt226 tỷ đồng, giảm 222 tỷ đồng so với năm 2008 do tình hình kinh tế trong nướckhông ổn định, sự lên xuống bất thường về tỷ giá giữa đồng tiền trong nước và cácđồng tiền khác đã tạo tâm lý không an toàn cho khách hàng khi gửi tiền bằng đồngngoại tệ.

Trước áp lực lớn về tăng trưởng tín dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nềnkinh tế theo chính sách kích cầu của Chính phủ và những bất cập về quy mô và cơcấu kỳ hạn trong cân đối vốn, thì những vấn đề đặt ra trong công tác nguồn vốncủa chi nhánh là hết sức khó khăn Mặc dù vậy nhưng chi nhánh đã có chiến lượchuy động vốn phù hợp như là huy động vốn bằng nhiều kỳ hạn khác nhau, nhiềuhình thức trả lãi trước hoặc lãi sau và nâng cao lãi suất huy động sao cho phù hợpvới tình hình kinh tế và đạt được kế hoạch huy động vốn do trung ương đề ra.

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại.Đứng trước tình hình thực tế hiện nay là: vốn của các Ngân hàng thương mại thìthừa mà nhu cầu vay của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế lại ít nên tình hình sửdụng vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên do đặc điểm riêng của Bắc Ninh là một tỉnh mới tái lập nên có nhucầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh Vì thế hoạtđộng cho vay của NH ĐT&PT Bắc Ninh vẫn đạt được những thành tích đáng kể.

Trang 19

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vay Doanh số cho vayđược chia theo thời gian, thành phần kinh tế và chia theo nhóm nợ.

Doanh số cho vay theo kỳ hạn.

Bảng 2.2 : Doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng ĐT&PT BN

(Đơn vị: Tỷ đồng)

NămChỉ tiêu

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượngTỷ lệ

1 Ngắn hạn 2.628 68,94% 2.580,6 75,7% -47,4 -1,8%2 Trung và

dài hạn 1.184 31,06% 828,4 24,3% -355,6 -30,03%

Tổng

( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Bắc Ninh)

Căn cứ vào bảng số liệu trên đây ta có thể thấy được doanh số cho vay củanăm 2009 giảm 403 tỷ đồng so với năm 2008 Doanh số cho vay ngắn hạn giảm46.4 tỷ đồng so với năm 2009 Nhưng tỷ trọng có xu hướng tăng từ 68,94% lên75,7% Năm 2008 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 1.184 tỷ đồng đến năm2009 giảm xuống còn 828,4 tỷ đồng Tỷ trọng cũng giảm từ 31,06% xuống còn24,3% Nguyên nhân là do trong năm 2009, NHNN vẫn áp dụng chính sách thắtchặt tiền tệ, khống chế dư nợ cho vay… nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng.

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua các năm được biểuhiện qua bảng số liệu dưới đây

Bảng 3.2 : Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NHĐT&PT BN

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Trang 20

Năm

Chỉ tiêu

lượngTỷ lệ

Dân cư 980,4 25,72% 680,1 19,95% -300,3 -30,63%Tổ chức kinh tế 2.831,6 74,28% 2.728,9 80,05% -102,7 -3,63%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT chi nhánh BN)

Trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế thì chủ yếu là cho vay đối vớicác tổ chức kinh tế Năm 2008 doanh số cho vay là 2.831,6 tỷ đồng đến năm 2009giảm xuống còn 2.728,9 tỷ đồng Tuy nhiên tỷ trọng lại có xu hướng tăng lên năm2008 chiếm 74,28% trên tổng doanh số cho vay, đến năm 2009 chiếm 80,05% trêntổng doanh số cho vay.

Đối với thành phần dân cư, doanh số cho vay cũng giảm Cụ thể là năm 2008doanh số cho vay đạt 980,4 tỷ đồng (chiếm 25,72%) đến năm 2009 giảm xuốngcòn 680,1 tỷ đồng (chiếm 19,95%).

b Tình hình dư nợ tín dụng

Biểu 1.2: Tổng mức dư nợ của NHĐT&PT Bắc Ninh

Ngày đăng: 30/11/2012, 10:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo báo cáo tình hình huy động vốn trong 2 năm 2008 và 2009 tại NH ĐT&PT Bắc Ninh có số liệu như sau: - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
heo báo cáo tình hình huy động vốn trong 2 năm 2008 và 2009 tại NH ĐT&PT Bắc Ninh có số liệu như sau: (Trang 18)
Bảng 2. 2: Doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng ĐT&PT BN - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
Bảng 2. 2: Doanh số cho vay theo thời gian của Ngân hàng ĐT&PT BN (Trang 20)
b. Tình hình dư nợ tín dụng - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
b. Tình hình dư nợ tín dụng (Trang 21)
• Tình hình dư nợ cho vay theo các thành phần kinh tế - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
nh hình dư nợ cho vay theo các thành phần kinh tế (Trang 22)
Tình hình nợ quá hạn tại NHĐT&PT BN trong 2 năm qua có xu hướng tăng. Chỉ tiêu nợ quá hạn năm 2008 chiếm 3,1% trên tổng dư nợ ( tương ứng 57,5  tỷ đồng) - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
nh hình nợ quá hạn tại NHĐT&PT BN trong 2 năm qua có xu hướng tăng. Chỉ tiêu nợ quá hạn năm 2008 chiếm 3,1% trên tổng dư nợ ( tương ứng 57,5 tỷ đồng) (Trang 24)
Bảng 6. 2: Tình hình vòng quay vốn cho vay tại NHĐT&PT BN - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
Bảng 6. 2: Tình hình vòng quay vốn cho vay tại NHĐT&PT BN (Trang 25)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w