1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội

97 604 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 676,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNN&V: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

BIDV : Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt NamNHTM : Ngân hàng thương mại

WTO : Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2005 - 2007Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007Bảng 2.4: Kết quả hoạt động thu phí dịch vụ Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2005 - 2007

Bảng 2.6 : Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2005- 2007

Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo quy mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007

Bảng 2.8: Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007

Bảng 2.9: Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2005 – 2007

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay theo quy mô DNN&V tại Chi nhánhBảng 2.11: Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh

Bảng 2.12: Dư nợ cho vay đối với DNN&V theo thời hạn cho vayB ảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2008

Trang 3

Biểu 2.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007 Biểu 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007Biểu 2.3: Kết quả hoạt động thu phí dịch vụ của Chi nhánh

Biểu 2.4: Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh giai đoạn 2005- 2007

Biểu 2.5: Doanh số cho vay theo quy mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh giai đoạn 2005- 2007

Biểu 2.6: Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005- 2007

Biểu 2.7: Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2005 – 2007

Biểu 2.8: Dư nợ cho vay theo quy mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2005- 2007

Biểu 2.9: Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005- 2007

Biểu 2.10: Dư nợ cho vay đối với DNN&V theo thời hạn cho vay

Biểu 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn của DNN&V tại Chi nhánh giai đoạn 2005-2007

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Xu thế toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã chính thức

trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế WTO Sự kiệnnày đánh dấu bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế Việt Nam “Việt Nam –Ngôi sao đang lên” tạo ra vô vàn cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế nhưngcũng đặt Việt Nam trước không ít thách thức, trở ngại lớn Hòa trong bối cảnhđó các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnhtranh một cách hoàn hảo, và vốn là vấn đề thiết yếu quan trọng trước hết Vềphía ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chinhánh Nam Hà Nội nói riêng nhận thấy rõ nhu cầu vay vốn của các doanhnghiệp nhỏ và vừa Cùng với yêu cầu cấp bách phát triển không ngừng để tồntại và khẳng định mình Ngân hàng đã đang và sẽ mở rộng hoạt động cho vayvốn đối với loại hình doanh nghiệp này.

Qua quá trình thực tập ở Chi nhánh và với các lý do trên em nhân thấy

vấn đề “Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiChi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội” đang được chú

trọng và còn nhiều bức xúc Em muốn nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, rút racác kết quả đạt được, các mặt còn hạn chế từ đó nhìn nhận đưa ra một số giảipháp về hoạt động này.

Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:Chương 1: Lý luận chung về mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiNgân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiNgân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội.

Trang 5

Chương 1: Lý luận chung về mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát tiển của Ngân hàng thương mại gắn liền vớilịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa Quá trình phát triển kinh tế làđiều kiện đòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng và ngược lại chính sự phát triểncủa hệ thống ngân hàng lại thúc đẩy kinh tế phát triển.

Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền, đúc tiền của thợ vàngthông qua nhu cầu lưu hành đồng tiền của mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổkết hợp với giao thương quốc tế Người đổi tiền, đúc tiền kinh doanh tiền tệbằng cách đổi bản tệ lấy ngoại tệ và ngược lại để được hưởng lợi nhuận từchênh lệch giá.

Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại các chủ cửa hàng vàng, bạc vừathực hiện đổi tiền, đúc tiền, cất giữ hộ, thanh toán hộ hình thành nên các ngânhàng của những thợ vàng Nghề ngân hàng cũng bắt đầu từ những người chovay nặng lãi với các nghiệp vụ: đổi tiền, cất trữ hộ, thanh toán hộ.

Những ngân hàng đầu tiên đã dùng vốn tự có để cho vay nhưng khônglâu sau từ hoạt động thực tiễn, các chủ ngân hàng nhận thấy tính vô danh củatiền cho phép các ngân hàng được sử dụng tạm thời tiền gửi của khách hàngđể cho vay Hoạt động cho vay tạo ra lợi nhuận lớn do đó ngân hàng ngàycàng tăng cường thu hút tiền gửi.

Hình thức ngân hàng sơ khai – Ngân hàng của các thợ vàng, Ngân hàngcủa những người cho vay nặng lãi, chủ yếu cho những người giàu có, vaydưới hình thức thấu chi (tức là Ngân hàng cho phép khách hàng chi trội trênsố tiền gửi của họ tại ngân hàng) Chạy theo lợi nhuận cao khiến các chủNgân hàng phát hành chứng từ tiền gửi khống để cho vay dẫn đến hậu quả

Trang 6

nhiều Ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán Kéo theo hàng loạtcác khó khăn trong hoạt động thanh toán, thương mại, lãi suất cao… Trướcthực tế đó các nhà buôn tự thành lập ngân hàng gọi là ngân hàng thương mại.Ngân hàng thương mại vẫn thực hiện các nghiệp vụ truyền thống của ngânhàng bao gồm: huy động tiền gửi, thanh toán, cất trữ hộ và cho vay nhưngkhách hàng của ngân hàng thương mại phần lớn là các nhà buôn và dưới hìnhthức chiết khấu thương phiếu.

Sau đó đến lượt các ngân hàng tiền gửi, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàngđầu tư, ngân hàng trung ương … ra đời Duy chỉ có Ngân hàng Trung Ươngcó chức năng xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia còn các loạihình ngân hàng khác đều thực hiện kinh doanh tiền tệ

Cùng với sự phát triển của kinh tế và công nghệ thúc đẩy Ngân hàngphát triển về nhiều mặt Trong quá trình tích tụ tập trung vốn hình thành lênNgân hàng tư nhân, Ngân hàng cổ phần; về mặt quan hệ sở hữu quản lý hìnhthành nên Ngân hàng Quốc doanh, Ngân hàng liên doanh… Các nghiệp vụNgân hàng cũng theo đó phát triển đa dạng, phong phú Về quy mô Ngânhàng ngày càng được mở rộng.

Trong quá trình đó cũng đã có nhiều Ngân hàng lâm vào tình trạng phásản, nhiều cuộc khủng hoảng, hoảng loạn Ngân hàng lớn nhỏ khác nhau gâyra những tổn thất, ảnh hưởng lớn nghiêm trọng cho nền kinh tế trong phạm vicủa quốc gia, khu vực và thậm chí toàn thế giới Nhưng ngược lại nhiều Ngânhàng cũng đã trưởng thành và lớn mạnh lên Và các chính sách quản lý Ngânhàng được đặt ra hợp lý và chính xác hơn nhằm hạn chế sự sụp đổ và thúc đẩyhỗ trợ sự phát triển của ngân hàng

Tóm lại, Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinhtế Có nhiều định nghĩa về ngân hàng, nếu căn cứ vào những loại hình dịchvụ: Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài

Trang 7

chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thựchiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế Theo Luật Các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam: “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệvà các dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sủdụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1.Trung gian tài chính

Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chính là chuyểntiền tiết kiệm sang hoạt động sử dung vốn mà chủ yếu là tín dụng để đầu tư Ngân hàng là tổ chức trung gian giữa hai đối tượng: Một là, các cá nhântổ chức (tạm thời) thặng dư trong chi tiêu nghĩa là thu nhập của đối tượng nàylớn hơn các chi tiêu của họ trong một khoảng thời gian do đó họ có tiền để tiếtkiệm; Hai là, các cá nhân tổ chức thiếu hụt chi tiêu nghĩa là chi tiêu cho tiêudùng, đầu tư lớn hơn thu nhập và họ có nhu cầu bổ sung vốn

Nếu xét hai đối tượng này quan hệ trực tiếp với nhau trên cơ sở cả haibên cùng có lợi ( thu nhập gia tăng) tiền sẽ được chuyển từ nhóm một sangnhóm thứ hai theo quan hệ tín dụng, cấp phát hoặc hùn vốn Ta lấy quan hệtín dụng làm ví dụ Người có tiền cho vay đòi 2% chi cho chi phí giao dịch,chi phòng rủi ro 3% và yêu cầu thu nhập ròng cho số tiền cho vay là 5%.Tổng cộng người có tiền tiết kiệm đòi 10% mới cho vay Người đi vay muốnvay phải chi 2% cho chi phí giao dịch và 10% trả cho người có tiền tiết kiệmcho vay Tổng cộng chi phí của khoản tiền vay là 12% Nếu việc sử dụng tiềnvay có thể tạo ra cho người đi vay tỷ suất thu nhập lớn hơn 12% ( giả thiếtnhư 15%) thì quan hệ tín dụng trên được lập.

Mặc dù quan hệ tín dụng trực tiếp đã và đang tồn tại nhưng nó bộc lộnhiều hạn chế do thiếu phù hợp và bị giới hạn về mặt thời gian, không gian,

Trang 8

giá trị khoản vay và khả năng cho vay … Và Ngân hàng thương mại- trunggian tài chính đã giải quyết được điều đó Ngân hàng tập hợp các người cótiền tiết kiệm và đầu tư Với sự chuyên môn hoá, khả năng phân tích thẩmđịnh thông tin chuyên nghiệp giúp Ngân hàng có thể giảm các chi phí xuống.Xét ví dụ trên với chức năng trung gian tài chính của ngân hàng Ngân hànglàm giảm chi phí giao dịch từ 4% xuống 2%, giảm chi phí rủi ro từ 3% xuống2% và trả cho người có tiền tiết kiệm 6% với cam kết không có rủi ro ( lớnhơn 5%) và đòi người đi vay 10% ( nhỏ hơn 12%) Phần chênh lệch 10% -6% = 4% là thu nhập mà ngân hàng – trung gian tài chính được hưởng Nhưvậy Ngân hàng với chức năng trung gian tài chính đã làm giảm chi phí tíndụng, tăng thu nhập cho người đầu tư, thúc đẩy đầu tư đồng thời làm tăng thunhập cho người có tiền tiết kiệm và khuyến khích tiết kiệm.

1.1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán

Phương tiện thanh toán là một chức năng quan trọng của tiền – vàng Các

Ngân hàng ngay từ ban đầu đã tạo ra phương tiện thanh toán qua việc pháthành giấy nhận nợ Khi Ngân hàng Trung ương, Bộ tài chính đảm nhiệm vaitrò in tiền giấy chức năng phương tiện thanh toán của Ngân hàng được thựchiện qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng) Ngân hàng cho vay làm số dư trêntài khoản tiền gửi của khách hàng tăng lên cho phép khách hàng dùng để chitiêu, đầu tư … Sự phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng, toàn bộ hệ thống Ngânhàng phối hợp tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi thanh toánđược mở rộng từ Ngân hàng này đến Ngân hàng khác dựa trên hoạt động chovay Khi Ngân hàng cho một khách hàng vay để chi trả thì số dư trên tàikhoản tiền gửi của khách hàng có khoản phải thu trên tăng lên tại một ngânhàng khác và tiếp tục tạo ra các khoản cho vay mới …

Trang 9

1.1.2.3.Trung gian thanh toán

Hiện nay, Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất Ngân hàngthay mặt khách hàng các khoản chi, chi phí Hoạt động trung gian thanh toáncủa Ngân hàng thực hiện ngày càng nhanh chóng, chính xác và chi phí hợp lýthuận tiện; bằng các hình thức thanh toán ưu viết, được chuẩn hoá và thốngnhất như : thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, thẻ … ; với các côngnghệ thanh toán hiện đại Các Ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ quatài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Trung ương hoặc qua các trungtâm thanh toán Việc quốc tế hoá hệ thống Ngân hàng tạo điều kiện cho Ngânhàng trở thành tổ chức trung gian thanh toán quan trọng và có hiệu quả bậcnhất cho nền kinh tế toàn cầu

1.1.3 Các hoạt động cơ chính của Ngân hàng thương mại

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Tín dụng được coi là hoạt động sinh lời cao nhất do đó Ngân hàngthương mại ngày càng chú trọng tới hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn của Ngân hàng thương mai bao gồm vốn chủ sở hữu và vốnnợ Để bắt đầu hoạt động kinh doanh tiền tệ Ngân hàng thương mại thì trướctiên chủ Ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định (phải lớn hơn hoặc bằngvốn pháp định) Đây là vốn mà Ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, mua sắmtrang thiết bị, xây dựng trụ sở …Vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn hìnhthành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ, nguồnvay nợ có thể chuyển thành cổ phần.Tuỳ tính chất sở hữu, năng lực tài chínhmà có các nguồn hình thành vốn chủ sở hữu khác nhau Song nguồn vốn chủsở hữu thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn mà chủ yếu là vốn nợ Vốn nợ gồm có: tiền gửi của khách hàng, tiền vay và vốn nợ khác Huyđộng vốn nợ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kinhdoanh tiền tệ của Ngân hàng thương mại.

Trang 10

* Ngân hàng thương mại huy động tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn huy động quan trong bậc nhất củaNgân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của Ngânhàng Theo luật các Tổ chức Tín dụng số 07/ 1997/ QHX “ Ngân hàng thươngmại được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửikhác.” Nắm bắt được nhu cầu tiết kiệm, thanh toán không dùng tiền mặt,thanh toán hộ … của khách hàng và mục đích huy động vốn cho kinh doanhcủa ban thân ngân hàng, các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng cáchình thức huy động tiền gửi khác nhau đa dạng với sự cạnh tranh mạnh mẽ vềlãi suất, kỳ hạn, thái độ phục vụ và chính sách khuyến mại …và luôn phảiđảm bảo khả năng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu rút tiền ngay cảtrường hợp khách hàng yêu cầu rút tiền trước hạn Ngân hàng thương mại huyđộng tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, tốn chi phí cất trữ, bảo quản và có thể phảimua bảo hiểm tiền gửi.

* Ngân hàng thương mại huy động tiền vay

Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi là nguồn chính, tuy nhiên khi cầnNgân hàng thường huy động tiền vay thêm để đáp ứng nhu cầu nguồn tiền củaNgân hàng Ngân hàng thương mại có thể vay Ngân hàng nhà nước, vay cáctổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn và các vốn nợ khác.

Ngân hàng thương mại có thể vay Ngân hàng nhà nước để giải quyết cầutiền cấp bách trong chi trả đảm bảo tính thanh khoản, bù đắp thiếu hụt dự trữbắt buộc, dự trữ thanh toán Ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhànước cho vay dưới hình thức tái cấp vốn, tái chiết khấu và phải đảm bảo thựchiện được các điều kiện chặt chẽ trong sự kiểm soát chặt chẽ phụ thuộc vàochính sách tiền tệ của từng thời kì, từng quốc gia Mặc dầu các khoản vay nàylãi suất thấp nhưng thời hạn ngắn.

Trang 11

Ngân hàng thương mại cũng có thể vay các tổ chức tín dụng khác trên thịtrường liên ngân hàng Các khoản vay này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầudự trữ, chi trả cấp bách mà có thể không cần bảo đảm hoặc được đảm bảobằng chứng khoán của kho bạc nhà nước Ngoài ra vay các tổ chức giúp Ngânhàng thương mại có thể không phải dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng thương mại huy động vốn trên thị trường vốn bằng cách pháthành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) Khi vay trên thị trường vốncác Ngân hàng thương mại luôn phải nghiên cứu kĩ thị trường để quyết địnhquy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay nhằm ổn định nguồn trung và dàihạn của Ngân hàng.

* Ngân hàng thương mại huy động vốn nợ

Ngoài ra Ngân hàng thương mại còn huy động vốn từ các nguồn khácnhư là nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán và các nguồn khác Phần lớnđây là nguồn không phải trả lãi hay lãi suất danh nghĩa bằng không nhưng chiphí để có và duy trì thường không nhỏ.

1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tưvà cung cấp các dịch vụ khác Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn choNgân hàng Nhưng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng chính là hiệu quả sửdụng vốn hay chính là quá trình tạo ra các loại tài sản của Ngân hàng thươngmại như: ngân quĩ, chứng khoán, tín dụng và các loại tài sản khác

* Ngân qũi thường gồm: tiền mặt trong két và tiền gửi tại Ngân hàng khác.Ngân qũi của Ngân hàng thương mại là tài sản có tính thanh khoản cao nhấtđược thành lập nhằm duy trì khả năng chi trả thường xuyên và các yêu cầukhác của Ngân hàng Nhìn chung ngân qũi của Ngân hàng là tài sản khôngsinh lãi hoặc thấp khi gửi tiền tại ngân hàng khác Vì vậy các Ngân hàng

Trang 12

thương mại luôn cố gắng duy trì ngân quĩ ở mức thấp nhất mà vẫn đảm bảoan toàn thanh khoản phù hợp với từng thời kỳ.

* Ngân hàng thương mại nắm giữ chứng khoán của Chính phủ, địa phương(do Kho bạc Nhà nước phat hành); chứng khoán của các Ngân hàng khác,công ty tài chính,các công ty khác Với mục đích nhằm đảm bảo thanh khoảnvà đa dạng hoá danh mục tài sản và mang lại thu nhập cho Ngân hàng.

* Hoạt động tín dụng

Tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các Ngân hàngthương mại (khoảng 70% trong tổng tài sản) phản ánh hoạt động đặc trưngcủa Ngân hàng Loại tài sản này được phân chia theo nhiều tiêu thức khácnhau Theo Nghị định số 49/2000/NĐ- Chính phủ ngày 12/09/2000 của Chínhphủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tổ chức và hoạt động củaNgân hàng thương mại quy định: “Ngân hàng thương mại được cấp tín dụngcho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu vàgiấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theoquy định của Ngân hàng Nhà nước.” Trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷtrọng cao nhất và quan trọng nhất Ngân hàng thương mại cấp tín dụng nhằmmục tiêu thu lời mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng, đồng thời cũng làhoạt động chứa đựng rủi ro rất lớn.

* Các hoạt động sử dụng vốn khác: Ngoài hoạt động sử dụng vốn trênNgân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt động uỷ thác, hùn vốn …

1.1.3.3 Các hoạt động khác

Bên cạnh hai hoạt động chính huy động vốn và sử dụng vốn Ngân hàngthương mại còn thực hiện các hoạt động mua bán ngoại tệ, bảo quản vật cógiá, cung cấp các tài khoản giao dịch và hoạt động thanh toán … nhằm phongphú danh mục hoạt động và lợi nhuận của Ngân hàng.

Trang 13

1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệpnhỏ và vừa

1.2.1 Khái quát về Doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt độngkinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu Theo Điều 4luật Doanh nghiệp Việt Nam (thông qua ngày 29/11/2005) “ Doanh nghiệp làtổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăngký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn trongquá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đến cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm sinh lời.”

Phân loại Doanh nghiệp rất đa dạng tuỳ theo từng tiêu trí khác nhau cócác loại hình Doanh nghiệp khác nhau Theo qui mô Doanh nghiệp có Doanhnghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và Doanh nghiệp nhỏ Nhìn chung ở nước tahiện nay tỷ trọng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đối lớn và có vị tríquan trọng đến phát triển nền kinh tế “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sởsản xuất kinh doanh độc lập, đã dăng ký kinh doanh theo qui định hiện hành;có vốn đăng kí kinh doanh không quá 10 tỷ VND và có số lượng lao độngtrung bình hàng năm không quá 300 người.” (theo luật Doanh nghiệp ViệtNam hiện hành) Trong đó lao động trung bình hàng năm là số lao động bìnhquân mà Doanh nghiệp đã đăng kí với cơ quan quản lí lao động và có thamgia đóng Bảo hiểm xã hội (đã trừ đi số lao động Doanh nghiệp kí hợp đồngthời vụ, hợp đồng công việc) Vốn đăng kí đối với Doanh nghiệp Nhà nước làvốn điều lệ được nhà nước cấp, đối với các Doanh nghiệp còn lại là vốn ghitrên đăng kí kinh doanh, giấy phép đầu tư.

Trang 14

Nhìn chung loại hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa có các đặc điểm riêngbiệt như: quy mô nhỏ; năng động, dễ thích nghi với những sự biến động củatình hình kinh tế xã hội; khả năng cạnh tranh không cao do tiềm lực tài chínhnhỏ; chất lượng tay nghề lao động chưa cao; ít có lợi thế về công nghệ.

1.2.1.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh

doanh Với quy mô vừa, nhỏ và mô hình tổ chức đơn giản vì vậy dễ dàng

chuyển hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình biến động của thịtrường, để hoạt động đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất Việc chuyểnhướng này cũng không khó khăn và tốn nhiều chi phí như các doanh nghiệplớn Với đặc điểm này Việt Nam luôn chú trọng phát triển các Doanh nghiệpnhỏ và vừa.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận, thích ứng công nghệ hiện đạinhanh chóng Vì các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh củacác Doanh nghiệp nhỏ và vừa có chi phí không quá cao, công nghệ đơn thuần.Áp dụng được công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh giúp các Doanhnghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh năng suất Phần lớn Doanh nghiệp vừa và nhỏở Việt Nam công nghệ đã được cải thiện nhưng vẫn còn lạc hậu so với cácnước phát triển trên thế giới

Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có tổ chức sản xuất quản lý gọn nhẹ, hợplý không cồng kềnh dễ kiểm soát Số lượng lao động không nhiều, việc tổchức sản xuất cũng như bộ máy quản lý trong các Doanh nghiệp nhỏ và vừatương đối nhỏ gọn, không có nhiều các khâu trung gian làm tăng hiệu quảhoạt động doanh nghiệp Các quyết định chế độ, chỉ tiêu… đến với người laođộng cũng nhanh chóng vì thế mà công tác kiểm tra giám sát tiến hành thuậnlợi, không phải qua nhiều khâu trung gian, tiết kiệm được chi phí, thời gianquản lý doanh nghiệp.

Trang 15

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ.Theo thốngkê kinh tế số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% trên tổngsố doanh nghiệp cả nước; nhưng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp chỉchiếm khoảng 50% trên tổng số vốn kinh doanh của các doanh nghiệp cảnước Trong đó có tới 40% các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có số vốn dưới 5 tỷđồng là doanh nghiệp ở quy mô nhỏ Điều này cho thấy các Doanh nghiệpnhỏ và vừa có vốn kinh doanh rất nhỏ.

1.2.1.3 Vai trò của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

Ngày nay, nền kinh tế không ngừng phát triển, xuất hiện ngày càngnhiều tập đoàn kinh tế lớn Các tập đoàn này đã, đang và sẽ đóng góp vai tròto lớn đến sự hội nhập và sự phát triển kinh tế toàn cầu Bên cạnh đó, sự tồntại của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất quan trọng vì:

* Sự cần thiết phải tiếp cận gần với thị trường.

* Hoạt động sản xuất cần phải có sự chuyên môn hoá cao.

* Sự biến động của môi trường đòi hỏi tính linh hoạt, năng động mà doanhnghiệp lớn khó có thể đạt đến.

* Một số chủ doanh nghiệp muốn hạn chế sự phát triển của doanh nghiệpđể không mất đi quyền làm chủ doanh nghiệp.

* Một doanh nghiệp lớn luôn thúc đẩy xây dựng mạng lưới doanh nghiệpvới quy mô nhỏ hơn để phân phối và sử dụng sản phẩm của họ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ kích thích nền kinh tế, bởi vì có nhiều lĩnhvực kinh tế mà các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động rõ ràng hiệu quả hơncác tập đoàn lớn Thật vậy, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang dần khẳngđịnh vị thế và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc gia trong hiện tại vàtương lai Với sự phát triển bùng nổ về khoa học và công nghệ, các Doanh

Trang 16

nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng cơ hội này để tăng năng suất lao động vàcạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường Hơn nữa, quá trình toàncầu hoá trong lĩnh vực kinh tế không cho phép bất kỳ doanh nghiệp nào tựkhép kín chu trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả Chính vì vậy,các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhân tố tác động tích cực đến sự pháttriển kinh tế mỗi quốc gia Điều này được thể hiện cụ thể qua các mặt sau:* Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp một phần đáng kể vào sự tăngtrưởng GDP của toàn nền kinh tế Thực tế, không chỉ ở các nước đang pháttriển mà ở cả các nước phát triển, số lượng các Doanh nghiệp nhỏ và vừachiếm một tỷ lệ khá lớn trong số các doanh nghiệp và chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Chúng đáp ứng khá tốt nhu cầu tiêu thụhàng hoá của các doanh nghiệp lớn cũng như nhu cầu tiêu dùng đa dạng trongxã hội mà bản thân các doanh nghiệp lớn khó có thể đáp ứng được ngay Dođó, thu nhập từ loại hình doanh nghiệp này chiếm phần lớn trong tổng thunhập quốc dân Theo số liệu thống kê, hiện nay nước Việt Nam có 200.000doanh nghiệp thì trong đó có 97% các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (hơn 55% sốnày hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ) và đóng góp hơn 26%GDP của nền kinh tế.

* Có thể nói, số lượng các Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng rấtlớn trong nền kinh tế Mặt khác, các doanh nghiệp này có khả năng tận dụnghiệu quả các nguồn lực xã hội sẵn có để phát triển và mở rộng sản xuất kinhdoanh Do đó, vô hình chung các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào sựphát triển chung của nền kinh tế Chẳng hạn, theo như các nhà phân tích kinhtế cho thấy các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có thể tận dụng tối ưuthế mạnh của từng vùng từng địa phương để phát triển hay thu hút được nhiềulao động trong xã hội: tạo ra việc làm cho hơn 95% lao động xã hội, theo kếhoạch đến năm 2010, chúng ta sẽ có 500.000 Doanh nghiệp nhỏ và vừa và tạo

Trang 17

việc làm cho 20 triệu người Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.

* Hơn nữa, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ góp phần duy trì và phát triểnnhững ngành nghề truyền thống (chẳng hạn như ngành sản xuất các mặt hàngthủ công mỹ nghệ) Bởi vì, để sản xuất các loại mặt hàng này phải sử dụng laođộng địa phương và quy mô doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và vừa là thích hợpnhất Bên cạnh đó, bản thân sản phẩm của ngành nghề này có thị trường tiêuthụ mạnh trong và ngoài nước Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ các Doanhnghiệp nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển làhướng đi chính xác để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

* Mặt khác, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động trong các Doanh nghiệp nhỏvà vừa thì đơn giản và gọn nhẹ nên chúng dễ thích ứng với những biến độngcủa thị trường cũng như dễ đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùnghơn các doanh nghiệp lớn Chính đặc điểm này giải thích sự tồn tại của cácDoanh nghiệp nhỏ và vừa song song với các doanh nghiệp lớn, đồng thời tạosự linh hoạt hay sự năng động trong nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế theo khu vực Thực tế, chúng ta thấy sự xuất hiện của các Doanhnghiệp nhỏ và vừa giúp nền kinh tế của các quốc gia thoát khỏi những cuộckhủng hoảng nặng nề, tạo một luồng sinh khí mới cho nền kinh tế.

Vai trò của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế củanhiều nước ngày càng trở nên quan trọng.

1.2.1.4 Nhu cầu vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại cũng phải có sự hỗ trợ vốn củaNgân hàng đặc biệt là với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đặc điểm của loạihình doanh nghiệp này là quy mô về vốn là hết sức nhỏ bé Nhờ vốn của ngânhàng mà doanh nghiệp có thể tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh và có khả

Trang 18

năng chống chịu trước những biến động của thị trường Do đó, nhu cầu vốncủa doanh nghiệp là một điều kiện không thể thiếu của doanh nghiệp vừa vànhỏ Không có một Doanh nghiệp nào hiện nay phát triển nếu không chỉ dùngvốn tự có, vay vốn Ngân hàng phục vụ hoạt động snr xuất kinh doanh, đầu tưlà nhu cầu đương nhiên.

1.2.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệpnhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là một loại hình Doanh nghiệp do đómang đầy đủ các đặc điểm của Doanh nghiệp nói chung Vì vậy xét về tínhtổng quát hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanhnghiệp nhỏ và vừa cũng tương đồng với đối với Doanh nghiệp.

1.2.2.1 Khái niệm cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp

Theo mục 1, Điều 3, Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN về quy chếcho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định: “Cho vay là mộthình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sửdụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian theo thoả thuậnvới nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”

1.2.2.2 Các nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanhnghiệp

Với mục đích đảm bảo tính an toàn và sinh lời, hoạt động cho vay củaNgân hàng thương mại dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thứ nhất, khách hàng phải cam kết hoàn trả cả gốc và lãi vaytheo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Nguyên tắc nàyvừa phản ánh hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là huy động vốn để cho vay;là điều kiện để tồn tại và phát triển.

Trang 19

Nguyên tắc thứ hai, khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mụcđích đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và được phép theo quy địnhcủa luật pháp hiện hành.

Nguyên tắc thứ ba, Ngân hàng căn cứ vào phương án kinh doanh, dự ánđầu tư có hiệu quả để cho vay Nguyên tắc này là cơ sở phản ánh khả năngthu hồi gốc và lãi vay của Ngân hàng Để đảm bảo tính an toàn cho khoản vayNgân hàng yêu cầu khách hàng phải đảm bảo tiền vay.

1.2.2.3 Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp

Tuỳ theo đặc điểm quản trị mà mỗi một Ngân hàng tự xây dựng cho minhmột qui trình cho vay (quy trình tín dụng) riêng; song tựu chung lại quy trìnhtín dụng cơ bản gồm có 6 giai đoạn chính.

* Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của qui trình tín dụng, nóđược thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhucầu vay vốn Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu nhậpthông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và raquyết định cho vay.

Tuỳ theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu vàqui mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với nhữngthông tin yêu cầu khác nhau Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụngcần thu nhập từ khách hàng những thông tin sau:

Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.

Thông tin về bảo đảm tín dụng Để thu thập được những thông tin cănbản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngânhàng các loại giấy tờ sau:

 Giấy đề nghị vay vốn

Trang 20

 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, ví dụ nhưgiấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động…

 Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hay dự án đầu tư.Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.

Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh …Các giấy tờ liên quan cần thiết khác.

* Phân tích tín dụng: là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của kháchhàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn tíndụng, khả năng hoàn trả nợ Mục tiêu phân tích tín dụng là tìm kiếm nhữngtình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán rủi ro và kiểm soátrủi ro đó đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa Mặt khác phân tích tíndụng còn quan tâm đến tính xác thực của hồ sơ vốn vay mà khách hàng cungcấp, qua đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng, phòng ngừa rủi rođạo đức tín dụng Phân tích tín dụng bao gồm phân tích tư cách pháp nhâncủa khách hàng, năng lực quản lý của người điều hành doanh nghiệp, tìnhhình tài chính, tính khả thi của phương án sản xuất, dự án đầu tư, uy tín củakhách hàng Trong đó phân tích, thẩm định tình hình tài chính là quan trọngnhất Xét đối với doanh nghiệp, Ngân hàng phải tiến hành thẩm định mức độtin cậy của các báo cáo tài chính; phân tích các báo cáo tài chính và đánh giátình hình tài chính doanh nghiệp về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động…

* Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối vớihồ sơ vay vốn của khách hàng Đây là bước rất quan trọng, quyết định tíndụng tác động lớn đến các bước tiếp theo đồng thời ảnh hưởng đến uy tín,hình ảnh của Ngân hàng Có hai rủi ro rất dễ xảy ra ở bước này: một là quyếtđịnh cho vay đối với khách hàng không tốt gây thiệt hại tài chính do không

Trang 21

thu được nợ; hai là quyết định từ chối cho vay đối với khách hàng tốt tức làNgân hàng đã mất một cơ hội sinh lời, mất một mối quan hệ khách hàng, mấtuy tín.

* Giải ngân Sau khi kí hợp đồng tín dụng, Ngân hàng tiến hành giải ngân –là phát tiền vay chi khách hàng theo như cam kết trong hợp đồng Ngân hànggiải ngân dựa trên nguyên tắc luôn luôn đối ứng dòng tiền với hàng hoá hoặcdịch vụ Đồng thời qua cách thức giải ngân ngân hàng còn kiểm tra đượckhách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết hay không và tạođiều kiện để khách hàng kinh doanh có lợi.

* Giám sát tín dụng là bước nhằm đảm bảo cho vốn vay được sử dụng đúngmục đích đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng, phát hiện và có các biệnpháp kịp thời.

* Thanh lý hợp đồng tín dụng: là bước cuối trong qui trình tín dụng baogồm các nội dung sau: thu nợ, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp dồngtín dụng.

1.2.2.4 Các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanhnghiệp

Ngân hàng có nhiều tiêu chí để phân loại cho vay đối với Doanh nghiệpnhằm đa dạng hoá các loại hình cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn phong phúcủa khách hàng.

* Phân loại theo thời hạn cho vay:

Theo mục 2, điều 3/ QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay củatổ chức tín dụng đối với khách hàng “thời hạn cho vay là khoảng thời gianđược tính từ khi khách hàng ban đầu nhận được vốn vay cho đến thời điểm trảhết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổchức tín dụng và khách hàng” Theo đó, Ngân hàng chia thành 3 hình thức:- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng

Trang 22

- Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến60 tháng

- Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng

Cách thức phân loại này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh,đầu tư dự án…Đồng thời, về phía Ngân hàng quản lý các món vay hiệu quả,quản lý cơ cấu cho vay ngắn hạn, dài hạn…

* Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là thiết lập những ràng buộc pháp lý của khoảng vayvới những tài sản hoặc doanh thu kinh doanh của người vay hay người thứ 3để khi không thu được nợ có thể dựa vào việc bán tài sản để thu hồi nợ Theođó cho vay được chia thành 2 loại:

Một là cho vay có tài sản bảo đảm như cho vay được bảo đảm bằng tàisản của khách hàng vay vốn hay bằng tài sản hình thành từ vốn vay Cho vaycó tài sản đảm bảo là hình thức cho vay mà khách hàng phải có tài sản thếchấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba cho khoản tiền vay Đây là loạihình cho vay giảm được rủi ro và an toàn hơn cho Ngân hàng nhưng tốn kémchi phí đinh giá, bảo quản và có thể có rủi ro giảm giá, không có thị trườngtiêu thụ tài sản đảm bảo…

Hai là hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo Đó là các khoản chovay được bảo đảm bằng uy tín, độ tín nhiệm của khách hàng, hay của bên thứba với cam kết bên thứ ba sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho khách hàng vaynếu khách hàng vay không trả được nợ cho Ngân hàng Ngoài ra hình thứcnay còn áp dụng đối với các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm theoChỉ định của Chính phủ Cho vay không có tài sản đảm bảo chứa đựng nhiều0rủi ro cho nên đối tượng Ngân hàng cho vay theo hình thức này thường lànhững khách hàng có độ tín nhiệm cao, có quan hệ tốt lâu dài với Ngân hàng.

Trang 23

* Phân loại theo cách thức cho vay có hai loại:

Cho vay trực tiếp là cách thức cho vay phổ biến nhất chủa Ngân hàng.Ngân hàng và khách hàng trực tiếp quan hệ cho vay với nhau, Ngân hàng cótrách nhiệm tín dụng và khách hàng phải có nghĩa vụ với khoản tiền vay Cho vay gián tiếp là Ngân hàng và khách hàng vay vốn quan hệ thôngqua các tổ chức trung gian, thường được Ngân hàng áp dụng đối với các mónvay nhỏ, phân tán, không thuận tiện về khoảng cách, giảm bớt rủi ro hay đemlại lợi ích chung cho cả ba bên Ví dụ: khi các thành viên trong một hội cùngmuốn vay vốn với mục đích vay giống nhau, Ngân hàng thay vì việc kí hợpđồng với từng thành viên trong hội mà tiến hành cho vay gián tiếp qua hội…* Phân loại theo phương thức cho vay

- Cho vay thấu chi là phương thức mà Ngân hàng cho phép khách hàng vayđược phép chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong khoảng thời gian cụ thể xác định - theo hạn mức thấu chi.- Cho vay theo món có đặc điểm là doanh nghiệp mỗi lần vay vốn thì kháchhàng và Ngân hàng đều phải thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợpđồng tín dụng Phương thức cho vay này buộc khách hàng xin vay món nàothì phải làm hồ sơ xin vay món đó Nếu trong một quý khách hàng có baonhiêu món vay, thì cũng phải làm bấy nhiêu hồ sơ xin vay và Ngân hàng cũngphải tiến hành đầy đủ quy trình tín dụng.

Trong đó vốn cho vay được tính theo công thức sau:

Trong đó nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh được tính theo công thức sau:Mức Nhu cầu vốn Vốn chủ Các nguồn vốn

cho vay = cho sản xuất - sở hữu - khác tham gia kinh doanh tham gia

Nhu cầu vốn Nhu cầu vốn Giá trị TS và chi phícho sản xuất = đầu tư cho TSLĐ - không thuộc đối tượngkinh doanh và TSCĐ tài trợ của Ngân hàng

Trang 24

Nếu dựa trên giá trị tài sản đảm bảo mức cho vay theo đó là:

Cho vay theo món có ưu điểm là Ngân hàng chủ động sử dụng vốn và thulãi suất cao; nhưng thủ tục phức tạp, tốn nhiều chi phí về phía khách hàngthiếu tính chủ động về vốn … Phương thức cho vay theo món thường đượcáp dụng trong các trường hợp sau: Khách hàng vay không thường xuyên;Khách hàng vay thường xuyên nhưng độ tín nhiệm chưa cao; cho vay dài hạnhoặc cho vay dự án; yêu cầu phải có bảo đảm tiền vay.

* Cho vay theo hạn mức là phương thức cho vay mà khách hàng và Ngânhàng cùng thoả thuận và đi đến xác định hạn mức tín dụng trong một khoảngthời gian xác định Đây là phương thức cho vay mà một bộ hồ sơ xin vay vốnđược dùng để cho vay cho nhiều món vay của khách hàng trong phạm vi hạnmức tín dụng Hạn mức tín dụng là tổng mức dư nợ vay tối đa được duy trìtrong một thời hạn xác định theo thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàngtrong hợp đồng tín dụng Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng theo côngthức sau:

Cho vay theo hạn mức áp dụng phổ biến với các Doanh nghiệp có nhuvầu vay vốn thường xuyên và có độ tín nhiệm tốt với Ngân hàng Phươngthức cho vay này có các ưu điểm nổi bật sau: thủ tục đơn giản, chi phí lãi vaythấp, khách hàng chủ động được việc sử dụng vốn vay, Ngân hàng hầu nhưkhông yêu cầu đảm bảo tín dụng.

Mức vốn Giá trị TS Tỷ lệ cho vay trên cho vay đảm bảo * giá trị tài sản đảm bảo

Hạn mức tín dụng = nhu cầu vốn lưu động -VCSH tham gia

Nhu cầu Giá trị Nợ ngắn hạn Nợ dài hạnvốn lưu = tài sản + phi Ngân hàng + có thểđộng lưu động sử dụng

Trang 25

- Cho vay luân chuyển là phương thức cho vay dựa trên quá trình luânchuyển của hàng hoá của Doanh nghiệp, kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, dòngtiền vào ra của Doanh nghiệp Phương thức này hàng hoá mua vào hợp lệ vềhoá đơn, giá trị là đối tượng được Ngân hàng cho vay luân chuyển, nguồn trảnợ là các khoản thu nhập do bán hàng hoá Phương thức cho vay luân chuyểnthích hợp với các Doanh nghiệp thương nghiệp và Doanh nghiệp sản xuất cóchu kì tiêu thụ hàng hóa ngắn ngày, có quan hệ tín dụng thường xuyên và tốtvới Ngân hàng.

- Cho vay theo dự án đầu tư là Ngân hàng cho doanh nghiệp vay khi kháchhàng có kế hoạch mua sắm tài sản cố định nhằm phục vụ cho quá trình thựchiện dự án đầu tư Các hoạt động đầu tư bao gồm: đầu tư dây chuyền sản suất,mở rộng quy mô, lắp đặt cải tiến công nghệ; đầu tư hoàn thiện môi trườnghoạt động; mua cổ phần, góp vốn; đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT(Nguồn Nghị định 51/ 1999/NĐ- CP) Ngân hàng tiến hành cho vay dựa trênphân tích và thẩm định dự án và xác định khả năng trả nợ của khách hàng,trong đó nhu cầu đầu tư dự án của doanh nghiệp được tính như sau:

* Cho vay hợp vốn là phương thức cho vay mà nhiều tổ chức tín dụng ( từhai tổ chức tín dụng trở lên) cùng cho vay đối với một dự án của khách hàng.Cho vay hợp vốn thường được áp dụng trong các trường hợp sau: nhu cầu xinvay của doanh nghiệp vượt trên giới hạn cho vay của một Ngân hàng; Nguồnvốn của Ngân hàng không đủ khả năng cho vay để đáp ứng nhu cầu vay củakhách hàng; Ngân hàng muốn phân tán rủi ro.

Nhu cầu Nhu cầu Nhu cầu đầu tư = đầu tư vào + đầu tư vào theo dự án tài sản cố định tài sản lưu động

Trang 26

1.2.2.5 Đặc điểm cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàngthương mại

Hiện nay các Ngân hàng thương mại rất quan tâm đến các Doanh nghiệpnhỏ và vừa lý do chính là hoạt động cho vay đối với loại hình Doanh nghiệpnày đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Ngân hàng Đây là các món vay nhỏ,thời gian vay ngắn tuy nhiên về tổng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏvà vừa trên tổng dư nợ lại không nhỏ vì số lượng các Doanh nghiệp nhỏ vàvừa vay lớn Cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng ràn trảithành nhiều món vay nhỏ làm giảm bớt rủi ro nhưng cũng đồng nghĩa vớiNgân hàng tốn kém chi phí quản lý tín dụng hơn.

1.2.2.6 Chính sách cho vay đối với Doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại

Các Ngân hàng thương mại hiện nay đang rất chú ý đến cho vay đối vớiDoanh nghiệp vì vậy mỗi Ngân hàng đều xây dựng các chính sách cho vaymang nét riêng biệt song nhìn chung đều có các tiêu chí sau:

 Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp

 Lãi suất : lãi suất cho vay thường được áp dụng cố định cho từng mónvay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Lãi suất cho vay phụ thuộc vào nhiềuyếu tố tác động.

 Thời hạn : ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Tuy nhiên do đặc thù mụcđích vay vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là vay để thực hiện cácphương án sản suất kinh doanh nên phần lớn thời hạn vay là ngắn hạn.

 Phương thức cho vay bao gồm: Cho vay theo món, cho vay theo hạnmức, cho vay luân chuyển…

 Đảm bảo tiền vay: để hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mạithường yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo tiền vay Tài sản đảm bảochủ yếu tồn tại dưới hai dạng: tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu lâu dài của

Trang 27

Doanh nghiệp, của bên thứ ba bảo lãnh cho Doanh nghiệp vay vốn và tài sảnbảo đảm được hình thành từ nguồn vốn vay Ngân hàng.

Nhìn chung hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối vớiDoanh nghiệp nhỏ và vừa cũng mang các đặc điểm chung giống như đối vớiDoanh nghiệp ví dụ như về quy trình tín dụng, cách thức và các phương thứccho vay Bên cạnh đó cũng mang các nét riêng biệt mang tính đặc thù củaDoanh nghiệp nhỏ và vừa như: quy mô vốn vay nhỏ và vừa, thời hạn vay vốnthường là ngắn hạn, mục đích vay vốn chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động.

1.1 Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàngthương mại

1.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngânhàng thương mại

Mở rộng cho vay là hoạt động tăng số lượng khách hàng vay vốn, tăngdư nợ cho vay, tăng doanh số và tăng tỷ trọng cho vay đối với một nhómkhách hàng nhất định của Ngân hàng Theo đó Ngân hàng thương mại mởrộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc Ngân hàng tăng cườngcho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tức là tăng số lượng Doanhnghiệp nhỏ và vừa vay vốn, tăng dư nợ cho vay, tăng doanh số và tăng tỷtrọng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại.1.3.2 Lý do cần mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngânhàng thương mại

1.3.2.1 Ý nghĩa của Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế quốc dân

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng vàphát triển kinh tế Tốc độ phát triển nhanh chóng và hiệu quả của Doanhnghiệp nhỏ và vừa đã và đang tạo ra bước tiến vững chắc cho toàn nền kinhtế: GDP tăng trưởng cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động…

Trang 28

1.3.2.2 Ý nghĩa của hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ vàvừa đem lại lợi ích cho cả Ngân hàng và cả Doanh nghiệp đồng thời góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế

* Đối với Ngân hàng thương mại:

Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trước tiên làm tănglợi nhuận cho Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại mở rộng chovay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tức là tăng cường cho vay các món vaycó qui mô nhỏ và vừa thời gian thường ngắn, lãi suất cao Đồng thời khi Ngânhàng thương mại mở rộng quan hệ tín dụng với các Doanh nghiệp nhỏ và vừacũng giúp Ngân hàng cung cấp và tiếp cận với Doanh nghiệp, các thành viêntrong Doanh nghiệp cả về các dịch vụ khác như: thanh toán, huy động vốn … Mặt khác thông qua mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừacũng giúp Ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro hơn Ngân hàngthương mại cho nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay hơn tức là “ không bỏtrứng vào một giỏ” từ đó dàn trải được rủi ro Ngân hàng thực hiện cho vaynhiều món vay nhỏ đối với nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa hơn đương nhiênsẽ an toàn hơn khi cho vay món lớn cho số ít Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

* Đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng thương mại mở rộng chovay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa nghĩa là cơ hội được vay vốn củaDoanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều hơn Từ đó giúp các Doanh nghiệp nhỏ vàvừa có vốn thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư.Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa được tăng năng lực tài chính, tăng khả năngcạnh tranh Khi được đáp ứng nhu cầu vốn các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cóđược nền tảng cơ sở phát triển nhanh mạnh hơn.

Trang 29

1.3.3 Các chỉ tiêu làm căn cứ phản ánh mức độ mở rộng hoạt động cho vay

đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại

1.3.3.1 Chỉ tiêu số lượng các Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Ngân hàngthương mại

Chỉ tiêu số lượng các Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Ngân hàng thươngmại là phản ánh mức độ mở rộng cho vay của Ngân hàng thương mại đối vớiDoanh nghiệp nhỏ và vừa về qui mô Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán vàrõ ràng nhất phản ánh cụ thể về sự mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanhnghiệp nhỏ và vừa Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện hoạt động cho vay đốivới Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại càng được mở rộng.

1.3.3.2 Chỉ tiêu mức tăng dư nợ cho vay và doanh số cho vay đối với Doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh số dưtrên tài khoản cho vay tại thời điểm nhất định, hay chính là số tiền Ngân hàngcho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tính đến một thời điểm nhất định Chỉ tiêudư nợ cho vay được tính tích luỹ qua các thời kỳ.

Chỉ tiêu doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa là tổng sốtiền Ngân hàng thương mại cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay trong một thờikỳ nhất định Dư nợ cho vay, mức tăng dự nợ cho vay, mức tăng doanh sốcho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại đượctính theo công thức sau (các chỉ tiêu được tính với Doanh nghiệp nhỏ và vừa):

Mức tăng Dư nợ Dư nợ dư nợ cho vay = cho vay - cho vay kỳ này so với kỳ trước kỳ này kỳ trướcMức tăng Doanh số Doanh số doanh số cho vay = cho vay - cho vay kỳ này so với kỳ trước kỳ này kỳ trước

Trang 30

 Nếu mức dư nợ cho vay kỳ này so với kỳ trước của Ngân hàngthương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa dương và càng lớn chứng tỏhoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được mở rộng vềdư nợ Và ngược lại nếu con số này bằng không hoặc nhỏ hơn không, thể hiệnNgân hàng thương mại đang thu hẹp, hạn chế hay không mở rộng được hoạtđộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa về dư nợ.

 Nếu mức tăng doanh số cho vay kỳ này so với kỳ trước của Ngânhàng thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa là dương và doanh số chovay kỳ này lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay kỳ trước, tức là hoạt độngcho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa đượcmở rộng về doanh số cho vay Và ngược lại mức tăng này nhỏ chứng tỏ sốlượng các khoản vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mạikhông nhiều hay qui mô các khoản vay vốn nhỏ.

1.3.3.3 Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừatrên tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trêntổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng thương mại được tính theo công thức sau:

Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay tăng lên so với kỳ trước thể hiện hoạt độngmở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thươngmại Và ngược lại chỉ tiêu trên không tăng hoặc giảm so với kỳ trước phảnánh hoạt động cho vay này đang chưa được mở rộng hoặc bị thắt chặt.

Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay

Trang 31

1.3.3.4 Chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừatại Ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiNgân hàng thương mại được tính theo công thức sau:

Nếu tốc độ tăng dư nợ cho vay trên dương phản ánh hoạt động cho vayđối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại được mở rộng Nhìn chung khi đánh giá về hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại, phải tiến hành phân tích đồngbộ các chỉ tiêu với nhau mới có thể nhận xét chính xác được.

1.3.4 Các nhân tố tác động tới hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại

1.3.4.1 Các nhân tố tác động từ phía Ngân hàng thương mại

* Tác động của lãi suất Ngân hàng thương mại cho vay đối với Doanhnghiệp nhỏ và vừa Lãi suất là chi phí vay vốn mà Doanh nghiệp nhỏ và vừaphải bỏ ra để được vay vốn Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn muốn đượcgiảm lãi suất vay vốn để giảm chi phí và tăng lợi nhuận Nếu Ngân hàngthương mại áp dụng lãi suất cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp sẽlàm giảm chi phí vay vốn tạo điều kiện để Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạtđộng kinh doanh hơn Từ đó có nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa mới đến vayvốn hơn đồng thời Ngân hàng giữ chân được các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũgắn bó với Ngân hàng mình Do đó Ngân hàng thực hiện được mục đích mởrộng cho vay đối với nhóm khách hàng này

Mặc dù lãi suất cho vay là công cụ rất truyền thống đánh đúng vào lợiích của Doanh nghiệp nhỏ và vừa song cạnh tranh bằng lãi suất cho vay sẽ rất

Tốc độ tăng Dư nợ cho vay kỳ này – Dư nợ cho vay kỳ trước dư nợ =

cho vay Dư nợ cho vay kỳ trước

Trang 32

có thể dẫn đến chạy đua lãi suất trên thị trường và hậu quả sẽ không nhỏ Mặtkhác việc giảm lãi suất cho vay cúng luôn có giới hạn nhất định (không thểnhỏ hơn lãi suất huy động vốn của Ngân hàng thương mại…)

* Quy trình thủ tục và phương thức cho vay của Ngân hàng thương mại đốivới Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giống như tất cả các khách hàng kháccủa Ngân hàng thương mại, một quy trình tín dụng đầy đủ, ngắn gọn, chínhxác; thủ tục nhanh gọn, không rườm rà, rắc rối sẽ là yếu tố thu hút được họ Phương thức cho vay phong phú, hợp lý đáp ứng được tối đa nhu cầuvay vốn, mục đích vay vốn phong phú của Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đâycũng là yếu tố khiến Doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn Ngân hàng này màkhông phải một Ngân hàng nào khác.

 Quy mô và cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại

Quy mô vốn của Ngân hàng thương mại là điều kiện cần để thực hiệnmở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiện nay các Ngân hàngthương mại bị giới hạn cho vay; “ tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàngkhông được vượt quá 15% vốn dự có” của Ngân hàng thương mại ( theo mục1, điều 18, Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN) Xét về mặt pháp lý bắtbuộc các Ngân hàng thương mại phải tuân thủ quy định trên, song đó cũng làđiều kiện đảm bảo an toàn cho Ngân hàng Phải trường về vốn tức quy môvốn lớn mới có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừanhư vậy mới thực hiện mở rộng cho vay được Một Ngân hàng thương mạikhông thể mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành công nếuquy mô vốn nhỏ Quy mô vốn hạn hẹp dẫn đến Ngân hàng thương mại khôngđủ khả năng tài chính để cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay Nếu tiếp tục theođuổi mục tiêu mở rộng cho vay Ngân hàng thương mại vẫn cho Doanh nghiệpnhỏ và vừa vay vốn sẽ kéo theo các rủi ro mất khả năng thanh toán, rủi ro phá

Trang 33

sản…Nếu Ngân hàng thương mại từ chối cho khách hàng đủ điều kiện vayvốn sẽ làm giảm uy tín và hình ảnh của Ngân hàng, đồng thời mất đi kháchhàng và rất vất vả để Ngân hàng kéo được họ quay trở lại.

Quy mô vốn của Ngân hàng thương mại phụ thuộc vào tình hình huyđộng vốn của Ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu… Nhìn chung kết quả hoạtđộng huy động vốn là một trong các yếu tố tác động mạnh nhất đến chínhsách mở rộng hay thắt chặt cho vay của Ngân hàng thương mại Quy mô vốncủa Ngân hàng thương mại có tác động rất lớn đến hoạt động mở rộng chovay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại cũng tác động không nhỏ đếnhoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thông thườngcác món cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các món ngắn hạn, quymô khoản vay không lớn Nếu Ngân hàng thương mại có cơ cấu vốn phù hợp,có chi phí huy động rẻ chủ yếu là các nguồn tiền huy động không kỳ hạn…thì chi phí vốn thấp tạo điều kiện tốt để Ngân hàng thương mại mở rộng chovay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Hệ thống mạng lưới, chi nhánh hoạt động của Ngân hàng thươngmại

Hệ thống mạng lưới, chi nhánh hoạt động rộng khắp, cơ sở vật chất hiệnđại để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả duảng bávà khẳng định thương hiệu của Ngân hàng Đây là cơ sở để Ngân hàngthương mại triển khai thực hiện mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏvà vừa.

 Đội ngũ cán bộ nhân viên của Ngân hàng thương mại

Có thể nói Ngân hàng được phân biệt và cảm nhận sức mạnh nổi bật quanguồn nhân lực Dịch vụ Ngân hàng mang tính vô hình và dễ bắt trước tựuchung trong hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ được phép

Trang 34

kinh doanh khác theo quy định Song mỗi một Ngân hàng thương mại luôn cócác đặc điểm riêng có khác biệt vầ đội ngũ cán bộ nhân viên, văn hoá Ngânhàng Ngân hàng luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vất chất và tinh thầncủa nhân viên, chú ý đến công tác đào tạo, tuyển dụng đồng thời tạo ra môitrường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo củacác thành viên… Xây dựng được hình ảnh tốt của Ngân hàng trong mỗi mộtnhân viên Ngân hàng, nhân viên Ngân hàng ý thức được mình là người đạidiện cho Ngân hàng Nhân viên Ngân hàng là người thường xuyên tiếp xúcvới khách hàng Phong cách, tác phong và thái độ phục vụ khách hàng là yêútố làm hài lòng khách hàng thu hút Doanh nghiệp nhỏ và vừa đến với Ngânhàng Có thu hút được Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Ngân hàng thương mạimới thực hiện được mục tiêu mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ vàvừa.

Hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngânhàng thương mại ngoài chịu tác động của các nhân tố từ phía Ngân hàngthương mại, còn luôn bị ảnh hưởng lớn từ phía Doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.4.2 Các nhân tố tác động từ phía Doanh nghiệp nhỏ và vừa

* Nhu cầu vay vốn tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Để đạt mục đích mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngânhàng thương mại phải có cầu vốn tín dụng từ đối tượng khách hàng này Nhucầu vay vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa là để đầu tư cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh, hiện nay cầu vốn tín dụng này đang rất lớn.

* Năng lực sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một Doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lức sản xuất kinh doanh tốt sẽ

ngày càng đưa Doanh nghiệp phát triển, mở rộng Doanh nghiệp nhỏ và vừavề quy mô, chất lượng hoạt động Từ đó kích cầu tín dụng của Doanh nghiệp

Trang 35

nhỏ và vừa là cơ hội hợp lý để Ngân hàng thương mại mở rộng cho vay đốivới nhóm khách hàng này.

Năng lực sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thểhiện ở nhân tố con người: bao gồm đạo đức của khách hàng, mục tiêu kinhdoanh, nhiệm vụ, động cơ của người vay, năng lực quản lý kinh doanh Mộtnhà quản trị kinh doanh tốt là một người quản lý tốt đồng tiền vào ra củaDoanh nghiệp, kiểm soát được các chi phí, nhận biết các cơ hội kiếm lời vàđưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, từ đó kiếm được lợi nhuận, cónguồn để trả nợ cho ngân hàng

* Uy tín và khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, tính khả thicủa dự án vay vốn

Ngân hàng sẽ chỉ đồng ý cho vay nếu khách hàng chứng tỏ được khảnăng tài chính và khả năng trả nợ của mình đối với Ngân hàng Ngân hàngkhông cho vay đối với khách hàng mà tình hình tài chính đang có vấn đề Vìvậy tài sản đảm bảo là một đòi hỏi của ngân hàng để đáp ứng cho nguồn trảnợ thứ hai bổ sung cho món vay Giá trị tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến sốtiền mà khách hàng được vay, vì ngân hàng căn cứ vào giá trị tài sản đảm bảođể xác định số tiền cho vay tối đa chỉ được 70% giá trị tài sản đảm bảo (nếunhư không có quy định khác) Năng lực tài chính, khả năng trả nợ của Doanhnghiệp nhỏ và vừa là điều kiện để tiếp cận vốn vay của Ngân hàng thươngmại Dự án có tính khả thi là căn cứ để Ngân hàng quyết định cho vay haykhông cho vay Đây là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng món vay, ảnh hưởngtới chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Ngân hàng thương mại thực hiện mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệpnhỏ và vừa nhưng cũng chỉ mở rộng với các Doanh nghiệp đạt yêu cầu Vìvậy uy tín,khả năng tài chính, khả năng trả nợ của Doanh nghiệp nhỏ và vừatác động tới mức độ thành công của hoạt động mở rộng cho vay.

Trang 36

1.3.4.3 Các nhân tố tác động từ môi trường vĩ mô

* Môi trường kinh tế

Để Ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn mở rộng hoạt động chovay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế thìcần có một nền kinh tế ổn định Một nền kinh tế phát triển ổn định, sẽ giúpcho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình, tránh được tình trạnglạm phát …

Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định Trongthời kỳ nền kinh tế thị trường bị suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ dẫnđến nhu cầu vay vốn giảm và nếu Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn tiếp tục thìcũng khó có thể sử dụng hiệu quả, khó có thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.Ngược lại, thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh sản xuất kinh doanh được mở rộngdẫn đến nhu cầu về vay vốn Ngân hàng thương mại tăng, từ đó Ngân hàng mởrộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra, các chính sách và sự điều tiết của các cơ quan có thẩm quyền ở mỗingành, mỗi vùng đều có ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay đối vớiDoanh nghiệp nhỏ và vừa.

* Môi trường Xã hội - Chính trị

Mối quan hệ xã hội giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhântố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động củamỗi Ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động mở rộng cho vay.

Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động tín dụng Thậtvậy, một quốc gia không có sự biến động về chính trị, không chiến tranh làđiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nướcngoài Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế đất nước Riêng đối với Ngân hàng, nó có ảnh hưởng tới việc huy

Trang 37

động, cho vay và đầu tư vốn của Ngân hàng Đây là nhân tố này ảnh hưởngnguồn vốn để phục vụ mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.* Môi trường pháp lý

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nóichung và gắn liền với hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.Môi trường pháp lý minh bạch, đồng bộ, không chồng chéo, hướng dẫn,thông tư cụ thể phù hợp với môi trường kinh tế chung và theo hướng hỗ trợhoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa cả về mặt rút gọn thủ tụchành chính, đảm bảo chính xác tuân thủ pháp luật

* Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng sâusắc, sự phát triển nhanh của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước cùngvới sự lớn mạnh của các Ngân hàng nước ngoài là đối thủ cạnh tranh trực tiếpcủa Ngân hàng thương mại Khi một Ngân hàng tiến hành mở rộng cho vayđối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ngay lập tức Ngân hàng bạn cũng đangtiến hành thực hiện mục tiêu đó Yếu tố dễ dàng bắt trước các sản phẩm, dịchvụ của Ngân hàng khiến cho sự cạnh tranh thực sự rất mạnh mẽ Muốn thựchiện được mục tiêu mở rộng cho vay buộc Ngân hàng thương mại này phảivượt qua thử thách và sự cạnh tranh của các đối thủ.

Trang 38

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội

2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánhNam Hà Nội

Lịch sử 50 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rấtđỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam… Dù ở tronghoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kíchcủa Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển …

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là:Bank for Investment and Development of Vietnam, tên gọi tắt: BIDV; Trụsở chính tại Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng,Hà Nội; website: www.bidv.com.vn Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọiNgân hàng Kiến Thiết Việt Nam và ngày 14/01/1990 mang tên chính thức làNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.BIDV kinh doanh đa ngành, đalĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàngphù hợp với quy định của pháp luật BIDV có mạng lưới lớn nhất trong hệthống các Ngân hàng Việt Nam BIDV cung cấp các sản phẩm dịch vụ vềNgân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Đầu tư tài chính BIDV luôn sẵn sàngphục vụ mọi nhu cầu của khách hàng BIDV cam kết với khách hàng cungcấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất;chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp; “Chia sẻ cơhội, hợp tác thành công” Đối với cán bộ nhân viên BIDV đảm bảo quyền lợihợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần, luôn coi conngười là nhân tố quyết định mọi thành công vơis chính sách kinh doanh chấtlượng - tăng trưởng bền vững - hiệu quả an toàn BIDV đã và đang trở thành

Trang 39

ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam Thương hiệu BIDV đượccộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trongnhững thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, và đã nhận được nhiềugiải thưởng cao quý.

2.2 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chinhánh Nam Hà Nội

Quá trình lịch sử và hình thành của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Nam Hà Nội đã trải dài suốt 43 năm Ngày 31/10/1963, Chi ĐiếmTương Mai thuộc Chi hàng kiến thiết Hà Nội được thành lập, tiền thân củaNgân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội Sau một chặngđường dài kể từ đó đến nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển NamHà Nội đã trải qua các thời kỳ với những tên gọi và nhiệm vụ khác nhau:- Chi Điếm I Tương Mai – Chi hàng kiến thiết Hà Nội từ ngày 31/10/1963đến năm 1986 với nhiệm vụ tổ chức lực lượng chiến đấu và đảm bảo cungứng vốn phục vụ phát triển kinh tế thủ đô.

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Thanh Trì ( từ 2/1986)- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Thanh Trì ( từ 12/1991):Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo kế hoạch nhà nước các công trìnhthuỷ lợi, xây dựng công trình nông lâm nghiệp, cho vay vốn lưu động Tháng07/2004 chi nhánh triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng, bộ máy tổ chứctăng lên 52 người.

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội: theo Quyết địnhsố 29/QĐ- HĐQT của Hội đồng Quản trị BIDV kí ngày 31/10/2005, ngày1/11/2005, chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh ThanhTrì đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Chi nhánh Nam Hà Nội Cơ sở vật chất được nâng cấp, áp dụng công

Trang 40

nghệ mới cùng sự mở rộng về nhân lực Năm 2005 tổng nguồn vốn huy độngđạt 839 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 333 tỷ đồng và doanh thu từ dịch vụ đạt 1.5 tỷđồng.Chi nhánh luôn gữi vững tăng trưởng nhanh, phát triển thực sự.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà

Nội: Được nâng cấp từ chi nhánh cấp II Thanh Trì từ năm 2005, đến nay Chi

nhánh đã xây dựng cho mình cơ cấu tổ chức khá hiện đại và gọn nhẹ Cụ thểcơ cấu tổ chức của Chi nhánh như sau:

Biểu 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội

Hiện nay, NHĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội gồm có trụ sở chính đặt tại km8, đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Chi nhánh có 03Phòng giao dịch và 02 điểm giao dịch với 93 cán bộ cộng nhân viên.

Ban Giám đốc

Phòng tín dụng

Phòng TĐ & QLTD

Phòng dịch vụ khách hàng

Phòng Kế hoạch - NV

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng Tài chính kế toán

Tổ tiền tệ kho quỹ

Phòng giao dịch số 1,2,3

Điểm giao dịch số 4,5

Ngày đăng: 30/11/2012, 10:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Tạo chí Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, tài chính doanh nghiệp các số năm 2005, 2006, 2007, 2008.Một số trang Web: http://www.bidv.com.vn Link
1. Nguyễn Đình Hương_Giải pháp phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Khác
2. TS. Phan Thị Thu Hà_Giáo trình Ngân hàng Thương mại_NXB Thống kê 2004 Khác
3. Lê Văn Tư_Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương_NXB thống kê 2004 Khác
4. Các văn bản pháp luật, các công văn, quy định, quyết định * Quyết định số 1627/2001/QĐ _CP quy định cho vay* Luật các tổ chức Tín dụng 1997* Chỉ thị số 02/2005/CT _NHNN ngày 20/05/2005 Khác
5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển các năm 2005, 2006, 2007 Khác
6. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khác
7. Luận văn khoa ngân hàng tài chính các khóa 43, 44, 45 Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân hàng trong năm 2005- 2007: - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
2.3.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân hàng trong năm 2005- 2007: (Trang 41)
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn củaChi nhánh trong giai đoạn 2005-2007                                                                                                 Đơn vị: tỷ VND - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn củaChi nhánh trong giai đoạn 2005-2007 Đơn vị: tỷ VND (Trang 43)
Bảng 2.2:  Kết quả huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2005 - 2007                                                                                                 Đơn vị: tỷ VND - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2005 - 2007 Đơn vị: tỷ VND (Trang 43)
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007                                                                                               Đơn vị: Tỷ VND - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007 Đơn vị: Tỷ VND (Trang 46)
1506 23 4. Thu phí thanh toán quốc tế 100 6.7 268 8.6 1736 26 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
1506 23 4. Thu phí thanh toán quốc tế 100 6.7 268 8.6 1736 26 (Trang 48)
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động thu phí dịch vụ Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007                                                                                             Đơn vị: Triệu VND - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động thu phí dịch vụ Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007 Đơn vị: Triệu VND (Trang 48)
Bảng 2.6: Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2005- 2007 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.6 Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2005- 2007 (Trang 52)
Bảng 2.6 : Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Chi nhánh  giai đoạn 2005- 2007 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.6 Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2005- 2007 (Trang 52)
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy số lượng cac Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2005 – 2007 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
h ìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy số lượng cac Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 54)
Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo quy mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.7 Doanh số cho vay theo quy mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007 (Trang 55)
Qua bảng số liệu và biểu dồ trên ta thấy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh  nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
ua bảng số liệu và biểu dồ trên ta thấy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô (Trang 56)
Bảng 2.8: Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.8 Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007 (Trang 57)
Qua bảng và biểu trên phản ánh tình hình cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa về thành phần kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2007 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
ua bảng và biểu trên phản ánh tình hình cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa về thành phần kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 58)
Bảng 2.9: Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2005 – 2007 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.9 Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 59)
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay theo quy mô DNN&V tại Chi nhánh. - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.10 Dư nợ cho vay theo quy mô DNN&V tại Chi nhánh (Trang 62)
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay theo quy mô DNN&V tại Chi nhánh. - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.10 Dư nợ cho vay theo quy mô DNN&V tại Chi nhánh (Trang 62)
số cho vay. Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện đầy đủ tốc độ tăng về dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh cả về số tương đối và  số tuyệt đối - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
s ố cho vay. Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện đầy đủ tốc độ tăng về dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh cả về số tương đối và số tuyệt đối (Trang 63)
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo  thành phần kinh tế tại Chi nhánh - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
Bảng 2.11 Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh (Trang 63)
Qua hai bảng và biểu trên dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều tăng và đặc biệt tăng nhanh về dư nợ đối với Doanh nghiệp Ngoài  quốc doanh trong giai đoạn 2005 – 2007 - Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội
ua hai bảng và biểu trên dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa đều tăng và đặc biệt tăng nhanh về dư nợ đối với Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh trong giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w