1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội

67 436 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 491 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam không chỉ được biết đến như một quốc gia ổn định về chính trị màcòn tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế Để đạt được những thành tựu kinh tế to lớnđó không thể không kể đến sự nỗ lực và đóng góp đáng kể của cộng đồng các doanhnghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 96% tổng số doanhnghiệp đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26% GDP,31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp và chiếm 26% lực lượng lao động trong cảnước) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong quá trình phát triển nền kinh tế Với những ưu điểm như bộ máy tổ chức gọnnhẹ, không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, dễ thích ứng với những biến động của thịtrường,… các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng phát triển phù hợp vớiyêu cầu đổi mới ở nước ta hiện nay Đồng thời các doanh nghiệp nhỏ và vừa cònlà nền tảng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xác định được tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối vớiphát triển kinh tế đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm trởlại đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mứccao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hìnhdoanh nghiệp này Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được hưởng nhiềuchính sách ưu đãi và bình đẳng hơn Đặc biệt, ở yếu tố quan trọng có tính chấtsống còn với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc tiếpcận với những nguồn vốn đã được mở thông thoáng hơn rất nhiều so với nhữngnăm trước đây Nhiều ngân hàng đã xác định cho vay các doanh nghiệp nhỏ vàvừa là một bước chuyển đổi tích cực trong cơ cấu tài sản.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanhchưa cao, vốn tự có của doanh nghiệp còn rất hạn chế, vốn vay ngân hàng đã, đangvà còn là nguồn vốn quan trọng để tăng cường đầu tư phát triển của doanh nghiệp.Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tếtoàn cầu đang diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệpnhỏ và vừa còn lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận để có thểvay và sử dụng vốn vay ngân hàng một cách có hiệu quả.

Trang 2

Là một chi nhánh lớn của NHNo & PTNT Việt nam, NHNo & PTNT chinhánh Nam Hà nội đã từng bước khẳng định mình Nhận thức rõ được vai trò củacác DNVVN trong nền kinh tế, nắm bắt được chủ trương, chính sách phát triển kinhtế của Đảng và Nhà nước, những phương hướng phát triển của hệ thống NHNo,đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh bằng việc nhận ra tiềm năng phát triểnto lớn của loại hình doanh nghiệp này, trong những năm qua, NHNo & PTNT chinhánh Nam Hà nội đã chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với DNVVN, coi đólà trọng tâm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình Tuy nhiên, donhững trở ngại từ điều kiện khách quan và những hạn chế trong bản than ngân hàngmà kết quả thu được đôi khi chưa được như mong đợi.

Việc tìm ra giải pháp nhằm thực hiện được mục tiêu mở rộng cho vay đối vớiDNVVN trở nên cần thiết không chỉ với bản thân ngân hàng, mà nó còn có ý nghĩato lớn đối với sự phát triển DNVVN và toàn bộ nền kinh tế Chính vì vậy, sau một

thời gian thực tập ở NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà nội em đã chọn đề tài:“Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội”.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Tín dụng là phạm trù có nội dung rộng Chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứuvề mở rộng cho vay đối với DNVVN tại NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà nội.Lấy thực tiễn hoạt động cho vay đối với DNVVN tại NHNo & PTNT chi nhánhNam Hà nội giai đoạn 2007 – 2009 làm cở sở minh chứng.

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu:

Chuyên đề đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học đểphân tích lý luận và thực tiễn đó là: Phương pháp duy vật biện chứng, phương phápduy vật lịch sử, suy luận logic, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phươngpháp phân tích kinh tế,…

5 Kết cấu đề tài:

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay đối với DNVVN của NHTM.Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội.

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNVVN tại ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà nội.

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 VAI TRÒ CỦA DNVVN TRONG NỀN KINH TẾ:

1.1.1 Khái niệm về DNVVN:

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm và tiêu thức phân loại DNVVNkhông chỉ riêng Việt Nam mà còn ở các nước khác nhau trên thế giới Nhưng nhìnchung hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định DNVVN dựa trên hai tiêuthức: ngsố lượng lao động bình quân và tổng số vốn sản xuất kinh doanh Ví dụ:

- Ở Hàn Quốc, DNVVN là doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 300 laođộng và số vốn đầu tư dưới 0,6 triệu USD đối với ngành công nghiệp và xâydựng và không dưới 20 lao động và số vốn đầu tư không quá 0,25 triệu USDđối với ngành thương mại và dịch vụ.

- Ở EU, các doanh nghiệp có số lao động dưới 250 người, vốn đầu tư dưới27 triêụ EUR và doanh thu đạt khoảng 40.000 USD được xem là DNVVN

- Ở Việt Nam, DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng kýkinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn kinh doanh không quá 10 tỷ đồnghoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 lao động.

Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về DNVVN như sau:

“ DNVVN là những cở sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinhdoanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhấtđịnh tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu đượctrong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia ”

1.1.2 Đặc điểm của DNVVN:

Là một loại hình tổ chức kinh tế đặc biệt, DNVVN không chỉ mang nhữngđặc trưng vốn có của một doanh nghiệp mà còn có những đặc điểm riêng biệt xuấtphát từ chính khái niệm của nó Có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của DNVVNnhư sau:

1.1.2.1 Về vốn của DNVVN:

Các DNVVN có vốn đầu tư ban đầu thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệuquả cao Do có vốn đăng ký ban đầu nhỏ, cùng với chu kỳ kinh doanh thường ngắnnên các DNVVN có thời gian hoàn vốn thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệplớn Đồng thời với quy mô nhỏ về vốn, các DNVVN trở nên năng động và kinhhoạt hơn trước những biền động của thị trường, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh

Trang 5

để phù hợp với điều kiện mới Tuy nhiên, với vốn tự có ít, nên các DNVVN phụthuộc rất lớn vào nguồn vốn ở bên ngoài trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh và đổi mới công nghệ.

1.1.2.2 Lĩnh vực kinh doanh của DNVVN:

DNVVN hoạt động đa dạng ở mọi ngành nghề, trong mọi thành phần kinh tế.Nó có sức mạnh lan toả mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội DNVVNvới quy mô nhỏ, có khả năng xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh mà cácdoanh nghiệp lớn không muốn hoặc không thể tham gia, vì vậy nó có khả năng thoảmãn mọi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ dù là nhỏ nhất của mọi tầng lớp dân cư Đâylà một lợi thế mạnh của các DNVVN.

1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của DNVVN:

DNVVN có bộ máy tổ chức sản xuất, quản lý đơn giản, gọn nhẹ nhưng manglại hiệu quả cao Bộ máy tổ chức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện về vốn và lao độnghạn chế trong các DNVVN, góp phần tiết kiệm chi phí hành chính và quản lý chodoanh nghiệp đồng thời trở nên linh hoạt hơn trước những biến động của thị trường.Bộ máy quản lý gọn nhẹ cùng với mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên trongdoanh nghiệp tạo nên mối quan hệ điều hành trực tiếp, làm các quyết định quản trịđược đưa ra nhanh chóng giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt các cơ hội nhằm pháttriển sản xuất kinh doanh.

1.1.2.4 Lao động và trình độ quản lý của DNVVN:

Số lượng lao động trong các DNVVN thường không lớn, trình độ tay nghềcòn hạn chế, chuyên môn hoá trong lao động chưa phát triển, một người có thể thamgia nhiều khâu trong quá trình sản xuất cũng như quản lý Đội ngũ cán bộ còn nhiềuhạn chế về trình độ, khả năng quản lý chưa được đào tạo nên đã bộc lộ nhiều lúngtúng trong điều hành hoạt động kinh doanh, khả năng thu thập, phân tích thông tinvà nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh còn yếu kém gây ảnh hưởngkhông tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của DNVVN:

Các DNVVN có trình độ kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu, hạ tầng cơ sởphục vụ sản xuất kinh doanh còn yếu kém dẫn đến những hạn chế trong hoạt độngsản xuất kinh doanh, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm chưa cao, chi phíđầu vào tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, và làm giảmhiệu quả sử dụng vốn.

Trang 6

1.1.2.6 Năng lực tài chính của DNVVN:

Các DNVVN thường có năng lực tài chính thấp Vốn luôn là khó khăn lớnnhất đối với sự tăng trưởng của các DNVVN Khi mới thành lập, phần lớn cácdoanh nghiệp thường gặp khó khăn về vốn Do có năng lực tài chính còn hạn chế,nên các DNVVN càng cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài để đầu tư và pháttriển sản xuất kinh doanh Tuy nhiên các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính thường engại khi tài trợ cho các doanh nghiệp này bởi với một năng lực tài chính không đảmbảo( nguồn tài chính hạn hẹp, quá trình tích tụ và tập trung vốn thấp, khả năng xâydựng các phương án khả thi yếu, nhiều doanh nghiệp còn hoạt động kinh doanhtheo thương vụ, không có chiến lược phát triển cụ thể nên mức rủi ro cao, các báocáo tài chính không đủ sức thuyết phục do chưa chấp hành tốt các nguyên tắc và chếđộ kế toán – tài chính) cùng với việc chưa tạo lập được uy tín trên thị trường cạnhtranh, thì việc cho vay các doanh nghiệp này thường mang lại rủi ro lớn Thêm vàođó, với vốn chủ sở hữu thấp các DNVVN cũng rất khó khăn trong việc tìm đượcngười bảo lãnh cho mình trong quan hệ tín dụng.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính chưa cao, quy mô kinh doanh không lớn, uytín thấp cũng khiến các DNVVN khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trườngchứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu….

Như vậy, với quy mô vốn nhỏ, khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính bênngoài lại khó khăn nên tiềm lực tài chính của các DNVVN đã thấp nay lại càng thấphơn, do đó DNVVN gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất kinh doanhvà nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

1.1.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế :

Đi lên từ DNVVN chính là xu thế phát triển tất yếu của bất kỳ nền kinh tếnào, không một công ty hay một tập đoàn lớn nào trên thế giới lại không có khởiđiểm từ quy mô vừa và nhỏ Lịch sử đã chứng minh vai trò hết sức quan trọng củaDNVVN đối với nền kinh tế, và khu vực kinh tế vừa và nhỏ đã và đang trở thànhxương sống trong nền kinh tế của nhiều quốc gia Thực tế đã cho thấy khu vựcDNVVN là nhân tố quan trọng thúc đẩy mở rộng cạnh tranh, đảm bảo ổn định kinhtế và phòng chống nguy cơ khủng hoảng.

Trang 7

Ở mỗi quốc gia, các DNVVN được hoạt động trong môi trường chính sáchvà pháp lý hợp lý sẽ đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Vai trò của DNVVN được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:

* DNVVN đóng góp quan trọng vào GDP và quá trình tăng trưởng kinh tế:

Việc phát triển DNVVN đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nềnkinh tế, đặc biệt với các nước đang phát triển Với một số lượng đông đảo, chiếm tỷtrọng lớn trong nền kinh tế của các quốc gia, các DNVVN có đóng góp quan trọngvào GDP, góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Ở nhiềuquôc gia trên thế giới, DNVVN thường đóng góp 25 – 33% vào giá trị GDP hàngnăm Các DNVVN ở Việt Nam cũng đóng góp khoảng 30% GDP hàng năm, 30%giá trị sản phẩm công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyểnhàng hoá, 100% tổng giá trị sản lượng hàng hoá ở một số ngành như: giày dép, thủcông mỹ nghệ….

* DNVVN góp phần quan trọng trong việc thu hút một lượng vốn lớn trongdân cư vào công cuộc đầu tư, khơi dậy tiềm năng và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực của đất nước:

Ở rất nhiều các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tồn tại mộtnghịch lý đó là các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt vốn để mở rộng sảnxuất kinh doanh, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho đầutư phát triển, trong khi đó lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư lại rất lớn Điều đó gâylãng phí nguồn lực và không khai thác được triệt để các tiềm năng của đất nước.Với tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán, dễ đi sâu và số lượng vốn ban đầu không lớn cácDNVVN có vai trò to lớn trong việc khắc phục nghịch lý đó.

DNVVN được xem là mô hình đầu tư phù hợp với những chủ thể có nguồn vốn vàtrình độ hạn chế muốn tham gia kinh doanh Cùng với đó, trong quá trình hoạt độngcủa mình, các DNVVN có khả năng huy động vốn từ họ hàng, bạn bè người thân,…đây được coi là phương tiện hiệu quả trong việc huy động các nguồn vốn nhỏ bé,nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh Qua đócác nguồn lực khác trong xã hội như: sức lao động, tài nguyên đất, rừng, khoángsản…ở từng địa phương cũng được sử dụng và phát huy hiệu quả Chính vì vậyDNVVN đã khơi dậy tiềm năng của đất nước tham gia vào phát triển kinh tế.

Trang 8

* DNVVN góp phần vào quá trình tạo lập sự phát triển đồng bộ và chuyểndịch cơ cấu theo vùng, lãnh thổ.

Một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp lớn thường tập trung chủ yếu ở cácthành phố, thị xã lớn và chính xu thế đó đã tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng vềtrình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội giữa thành thị và nông thôn giữa các vùngmiền trong cả nước Sự phát triển của loại hình DNVVN là một giảp pháp cho sựtạo lập lại cân bằng về trình độ phát triển giữa các miền và sự phát triển đồng đềugiữa các lĩnh vực của nền nền kinh tế, đồng thời thu hút lao động trong xã hội Việcnhiều doanh nghiệp mà chủ yếu là các DNVVN được thành lập tại các vùng nôngthôn ra thành thị làm việc, đồng thời làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hoá – hiện đại hoá, giảm tỷ trọng nhành nông nghiệp, tăng tỷ trọngngành công nghiệp và dịch vụ.

* DNVVN góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động:

DNVVN có số lượng lớn, lĩnh vực hoạt động đa dạng, ở nhiều nhành nghềkhác nhau, do đó, DNVVN có khả năng tạo ra được khối lượng việc làm lớn cho xãhội, giải quyết việc làm cho người lao động ở các vùng miền với những trình độ taynghề khác nhau, hạn chế tình trạng thất nghiệp, góp phần làm ổn định xã hội.

* DNVVN góp phần đảm bảo tính năng động cho nền kinh tế:

Với quy mô kinh doanh gọn nhẹ, vốn nhỏ, DNVVN trở nên năng động vàlinh hoạt trước những thay đổi của thị trường, các DNVVN dễ dàng chuyển hướngkinh doanh, thay đổi quy mô sản xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường mà ítgây biến động lớn, ít chịu ảnh hưởng và có khả năng phục hồi nhanh sau nhữngcuộc khủng hoảng kinh tế trên góc độ kinh tế quốc gia Số lượng loại hình doanhnghiệp này gia tăng sẽ góp phần tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế,thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển ý tưởng và kỹ năng mới, thúc đẩy sự đầu tưgiữa các nền kinh tế trong và ngoài khu vực.

* DNVVN góp phần làm ổn định nền kinh tế:

Ở nhiều nền kinh tế, các DNVVN là những nhà thầu phụ cho các doanhnghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tếcó được sự ổn định Các DNVVN tham gia và quá trình sản xuất, giảm tải cho các

Trang 9

doanh nghiệp lớn, đẩy hiệu quả đến mức cao nhờ khả năng tập trung hoá Điền kínvào những khe thị trường mà các doanh nghiệp lớn còn bỏ ngỏ, sẵn sàng tham giathế chỗ khi có mảng thị trường được nhường lại Vì thế DNVVN được ví như thanhgiảm sốc của nền kinh tế.

* Ngoài ra các DNVVN còn tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợquan trọng chuyên môn hoá vào sản xuất một vài công đoạn nhất định cho việc

1.2.2 Đặc điểm của cho vay ngân hàng đối với DNVVN:

* Đặc điểm về quy mô các khoản cho vay đối với DNVVN:

Các DNVVN có quy mô sản xuất nhỏ nên nhu cầu về vốn cho quá trình sảnxuất không nhiều, vì vậy các khoản tín dụng ngân hàng đối với các loại hình doanhnghiệp này chủ yếu là các khoản cho vay đối với món nhỏ.

* Thời hạn cho vay đối với DNVVN:

Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh của các DNVVN thường là đầu tưvào các dự án nhỏ, có thời gian thu hồi vốn nhanh, cùng với sự thiếu hụt tài sản đẩmbảo và các dự án đầu tư dài hạn nên tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN chủyếu là tín dụng ngắn hạn

* Khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với DNVVN

Tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN có khả năng sinh lời cao Đâychính là một trong những điểm hấp dẫn để các ngân hàng mở rộng cho vay đối vớiDNVVN Lãi suất cho vay đối với các DNVVN thường cao hơn so với cho vay đốivới doanh nghiệp lớn Sự chênh lệch này đáng kể nếu xét trên một doanh nghiệp,nhưng với một số lượng lớn , thì lợi ích thu được từ sự chênh lệch về lãi suất tínhtrên tổng các khoản vay của DNVVN rất là đáng kể Thêm vào đó, ngoài thu lợi từhoạt động cho vay, các ngân hàng còn thu thêm nhiều khoản khác đi kèm từ việccung cấp thêm các dịch vụ: bảo lãnh, thanh toán, chuyển tiền L/C

Trang 10

* Rủi ro trong hoạt động cho vay đối với DNVVN

Hoạt động tín dụng luôn ẩn chứa những rủi ro Tuy nhiên, tín dụng ngânhàng đối với các DNVVN thường có rủi ro lớn hơn so với các doanh nghiệp lớn, doDNVVN có những hạn chế về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và thiếu tàisản bảo đảm Khi cho vay các DNVVN thường là những khách hàng chưa có uy tíntrên thị trường, cố tình lừa dối ngân hàng hoặc câu kết với cán bộ ngân hàng nhằmchiếm đoạt tài sản, các khoản vay cũng có thẻ được sử dụng không đúng mục đích,cùng với sự lơi là trong việc kiểm tra, giám sát sau khi vay của ngân hàng có thểdẫn đến hậu quả xấu…

Tuy nhiên, những rủi ro đó thường không có tính hệ thống và không gây ảnhhưởng lớn mang tính đe doạ đến sự tồn tại của ngân hàng vì nó thường là nhữngkhoản vay với quy mô nhỏ và thường có tài sản đảm bảo.

*Chi phí thẩm định các khoản cho vay đối với DNVVN

Chi phí thẩm định của một khoản cho vay đối với DNVVN được đánh giá làtương đối cao trong tương quan với giá trị khoản vay đó Những khoản cho vay đốivới các DNVVN thường có quy mô nhỏ, thời hạn ngắn, tuy nhiên để đảm bảo chấtlượng tín dụng, các cán bộ tín dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quytrình tín dụng như các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp lớn Điều này làmcho chi phí thẩm định trong cho vay với DNVVN cao hơn một cách tương đối sovới tín dụng đối với doanh nghiệp lớn.

1.2.3 Vai trò của cho vay ngân hàng đối với DNVVN

*Cho vay ngân hàng góp phần thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của các DNVVN

Đặc trưng của tín dụng ngân hàng không chỉ là cung cấp một lượng giá trịtrên cơ sở lòng tin mà còn phải hoàn trả lượng giá trị đó trên nguyên tắc hoàn trả cảgốc và lãi Vì vậy khi doanh nghiệp sử dụng vốn cho vay của ngân hàng phải cânnhắc từng đồng vốn mình bỏ ra sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo khảnăng sinh lời nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng mang lại lợi nhuận vàđảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Trang 11

Thêm vào đó ,bất cứ một ngân hàng nào khi cho vay cũng phải quan tâm đếntình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp Để hạn chế rủiro, các ngân hàng chỉ cho vay những khách hàng mà sản xuất kinh doanh có hiệuquả, có tình hình tài chính lành mạnh Yếu tố này thúc đấy các doanh nghiệp quantâm hơn nữa đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm nguồn vốn,giảm chi phi sản xuất, tăng vòng quay vốn, lành mạnh hoá tình hình tài chính củadoanh nghiệp từ đó tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hoá lợi nhuận của doanhnghiệp, đồng thời cũng tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng

*Cho vay ngân hàng góp phần chuyển dịch lĩnh vực và cơ cấu kinh doanhcủa DNVVN, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và mũi nhọn

Sự năng động luôn là đặc trưng vốn có của các DNVVN Họ rất linh hoạt vànhạy bén trong kinh doanh và sẵn sang chuyển hướng để thích ứng với những biếnđộng của thị trường Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng cóđủ tiềm lực để dễ dàng thay đổi phương thức kinh doanh của mình Và tín dụngngân hàng đã trở thành cứu cánh cho doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư đổi mới côngnghệ, cũng như lĩnh vực kinh doanh Với nguồn vốn được hỗ trợ từ vay nợ ngânhàng, các DNVVN có thể chuyển hướng, kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp hơnvới điều kiện thực tế, nắm bắt cơ hội để phát triển Vô hình chung, hoạt động chovay của ngân hàng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh doanh trong các doanhnghiệp, từ ngành nghề này sang ngành nghề khác Vai trò này cũng chính là điểmquan trọng để chính phủ có thể điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế thông qua đường lốichính sách tác động vào hoạt động tín dụng của ngân hàng.

*Cho vay ngân hàng giúp doanh nghiệp hình thành cơ cấu vốn tối ưu

Thông qua nguồn vốn vay này, DNVVN xác lập một cơ cấu vốn tối ưu đảmbảo kết hợp hiệu quả giữa nguồn đi vay cũng như nguồn tự có, nhằm sản phẩm sảnxuất ra có giá vốn bình quân rẻ nhất, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hoávà được thị trường chấp nhận Có như vậy doanh nghiệp mới đạt chỉ tiêu tối đa hoálợi nhuận.

*Cho vay ngân hàng là trung gian thu hút vốn và tài trợ cho các DNVVN,đảm bảo cho hoạt động của các DNVVN diễn ra liên tục

Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình, các DNVVN cần mộtlượng vốn đầu tư để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Trong khinguồn vốn chủ sở hữu của các DNVVN nhỏ và việc tiếp cận các nguồn vốn khác rấtkhó khăn, thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực sự là nguồn vốn quan trọng đảm

Trang 12

bảo cho sự hoạt đông liên tục của các DNVVN Thực hiện vai trò của mình, tíndụng ngân hàng đã tích cực góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thịtrường, các yếu tố “ đầu vào” và “đầu ra” cho các DNVVN Tín dụng ngân hàng bùđắp lượng vốn thiếu hụt cần thiết để DNVVN mua nguyên vật liệu, vật tư hàng hoáđầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Mặt khác tín dụng ngân hàngcũng tác động vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thông qua việc mởrộng cho vay tiêu dùng, cho vay bảo lãnh hay bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cánhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá Tín dụng ngân hàng cũng gópphần quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn để doanh nghiệp duy trì, bảo dưỡngvà đổi mới máy móc, thiết bị, đào tạo đội ngũ lao động, nâng cao trình độ quản lýnhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục và có hiệu quả.

*Cho vay ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnhtranh của các DNVVN

Một trong những quy luật khách quan của kinh tế thị trường là cạnh tranh vàquy luật này ngày càng có ảnh hưởng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của các doanh nghiệp, trong đó có các DNVVN Do những đặc điểm củamình, các DNVVN gặp không ít khó khăn trong việc phát triển thị phần, tạo niềmtin và tạo dựng hình ảnh của mình, trong khi những doanh nghiệp lớn đã khẳng địnhđược vị thế và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Một trong những khó khănlớn nhất mà các DNVVN gặp phải đó chính là thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuấtkinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển cáchoạt động nhằm tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp Vì vậy các DNVVN thườngxuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu là nguồnvốn tín dụng ngân hàng Khi vốn được giải ngân, sức mạnh tài chính của doanhnghiệp tăng lên, các DNVVN có cơ hội thực hiện mục đích của mình, mở rộng phát

triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh.

*Cho vay ngân hàng có vai trò hỗ trợ ban đầu cho sự hình thành của cácDNVVN.

Trong nền kinh tế, có rất nhiều các chủ thể muốn tham gia sản xuất kinhdoanh với những phương án kinh doanh có khả thi, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinhtế cao, tuy nhiên lại không đủ vốn theo quy định của pháp luật để thành lập doanhnghiệp và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động Nguồn vốn tín dụng ngân hàng lúcnày trở nên có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ để tháo gỡ các trở ngại về vốn,

Trang 13

góp phần hình thành nên các DNVVN, cũng như tạo nên những hỗ trợ tài chính banđầu giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định Nhận biết được vai trò này,một số cổ đông đã vay vốn ngân hàng để góp vốn cổ phần hình thành nên vốn điềulệ của doanh nghiệp.

1.2.4 Các phương thức cho vay của ngân hàng đối với DNVVN

*Cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có thời hạn dưới một năm bao gồm:+ Cho vay ứng trước: Ngân hàng giao tiền cho khách hàng vay sử dụng hếthạn hợp đồng khách hàng phải hoàn trả cà gốc và lãi cho ngân hàng.

+ Thấu chi trên tài khoản vãng lai: Ngân hàng cho phép khách hàng có thểrút hay thanh toán số dư trên tài khoản vãng lai trong một giới hạn và thời hạnthông nhất đã thoả thuận trước Như vậy khách hàng và ngân hàng bớt được thủ tụcvay vốn, khách hàng được đáp ứng vốn kịp thời.

+ Cho vay theo HMTD: Theo cách này khách hàng được phép rút tiền thànhnhiều lần và cho tới khi hết hạn thanh toán, rất thuận lợi cho khách hàng vì mất ítthời gian cho việc xin vay vốn nhiều lần, qua nhiều công đoạn, thủ tục, vốn vaynhanh chóng được giải ngân, phục vụ khách hàng trong việc bổ sung hợp đồng.

+ Cho vay từng lần: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, bổ sung thiếu hụttạm thời của doanh nghiệp Mỗi khi có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp phải lập hồsơ xin vay tới ngân hàng.

+ Cho vay chiết khấu: Ngân hàng thực hiện chiết khấu, tạm chiết khấu cácthương phiếu chưa đến hạn thanh toán giúp khách hàng thu hồi vốn nhanh ngânhàng hưởng lãi từ chênh lệch và hoa hồng phí giá thương phiếu được thanh toán,khi đến hạn Khi thương phiếu đến hạn trả, ngân hàng thu hồi nợ trực tiếp từ nguờimắc nợ ghi trên thương phiếu.

*Cho vay trung và dài hạn

Cho vay trung hạn áp dụng cho khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.Cho vay dài hạn sử dụng cho khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm Cho vay trung -dài hạn phục vụ mục đích mua sắm tài sản cố định, máy móc, cải tiến đổi mới Kỹthuật mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, có khả năng thu hồi vốn chậm.

+ Cho vay từng lần: Khách hàng thoả thuận vói ngân hàng sẽ trả cả gốc vàlãi một lân khi đến hạn hoặc trả lãi từng kỳ, gốc trả một lần khi đến hạn…

Trang 14

+ Cho vay thuê mua( thường gọi là tín dụng thuê mua ): Ngân hàng cam kếtmua tài sản theo yêu cầu của khách hàng thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tàisản Bên thuê được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản và hưởng lợi từ tàisản đồng thời có nghĩa vụ trả tiền thuê trong suốt quá trình thuê Hết hạn hợp đồngtuỳ thoả thuận của hai bên mà tài sản có thể được cho thuê tiếp hoặc bán lại cho bênthuê…

+ Cho vay trả góp: Số tiền vay được trả dần cho ngân hàng theo định kỳ hoặcngân hàng mua lại các khoản nợ phát hành từ các công ty bán hàng trả góp cho cáccá nhân Như vậy vừa giúp các doanh nghiêp tăng vốn kinh doanh kịp thời vừa thúcđẩy tiêu dùng trong xã hội.

+ Với các dự án lớn có nhu cầu về lượng vốn lớn, thời hạn dài ngân hàng cóthể cho vay đồng tài trợ.

1.3 MỞ RỘNG CHO VAY NGÂN HÀNG VỚI DNVVN1.3.1 Hiểu về mở rộng cho vay của ngân hàng

Mở rộng được hiểu là làm cho quy mô, phạm vi lớn hơn trước Như vậy, mởrộng cho vay cũng là sự tăng lên về quy mô, sản phẩm, khối lượng cho vay Trongxu hướng mở rộng cho vay của ngân hàng, với đặc điểm, vị trí và vai trò của mìnhtrong nền kinh tế, các DNVVN được coi là những khách hàng có tiềm năng nhất,mà muốn phát triển, các ngân hàng dần tập trung khai thác tốt tiềm năng đó Nhưngmột vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể mở rộng cho vay đối với các DNVVN vàlàm như thế nào có thể tăng quy mô, khối lượng sản phẩm, đối với các DNVVN đápứng nhu cầu thực sự của bản thân các doanh nghiệp

Việc mở rộng cho vay ngân hàng đối với các DNVVN được thể hiện trênnhững nội dung sau:

Thứ nhất, mở rộng cho vay nghĩa là thoả mãn tối đa nhu cầu hợp lý củakhách hàng

Khối lượng tín dụng cấp cho khách hàng phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu vềvốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng Việc cung cấp tín dụng chỉ thực sựmang lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng khi mà khối lượng tín dụng được cấpphát thuy hiệu quả của nó Nếu khối lượng cấp tín dụng thừa so với nhu cầu sẽ gâylãng phí nguồn vốn và tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng do nguồn vốn có thể được

Trang 15

sử dụng sai mục đích Và ngược lại, nếu nguồn vốn tín dụng không đáp ứng đủ nhucầu sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Do vậy, đòi hỏi ngânhàng cần có những đánh giá chính xác, những tính toán hợp lý khi đưa ra nhữngquyết định tín dụng sao cho khối lượng tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàngmột cách hợp lý nhất.

Việc thoả mẫn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng còn được xác dịnh trêncơ sở đa dạng hoá các lĩnh vực cấp tín dụng như ngoài cho vay cầm cố, thế chấpthông thường, ngân hàng còn có thể thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thuê mua haytài trợ xuất khẩu…

Thứ hai, mở rộng cho vay cũng có nghĩa là sự đa dạng hoá các đối tượngkhách hàng.

Điều này có nghĩa là ngân hàng không chỉ tiến hành cho vay đối với kháchhàng thuộc một thành phần kinh tế mà nguồn vốn cho vay sẽ được san sẻ cho cáckhách hàng thuộc thành phần kinh tế khác nhau Hoạt động tín dụng cũng không chỉbó hẹp trong phạm vi một số đối tượng nhất định, một số ngành nghề kinh doanhnhất định mà ngân hàng có thể thực hiện việc mở rộng cho vay trên cơ sở thiết lậpmối quan hệ tín dụng với các khách hàng thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh kháchnhau như: Nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ vận tải, xây dựng.

Thứ ba, mở rộng cho vay đồng nghĩa với việc đa dang hoá các sản phẩmtín dụng

Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm và nhu cầu của mình cũng có nhữngnhu cầu khác nhau đối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng Trên cơ sở thiết lập nhiềuhình thức cho vay như cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các phương thứckhác nhau như: Cho vay theo hạn mức tín dung, cho vay từng lần, cho vay theo dựán đầu tư, cho vay trả góp…các doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn các hình thứcphù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

Như vậy, đối với ngân hàng, để mở rộng cho vay đối vơí DNVVN ngân hàngcần phải:

- Mở rộng mạng lưới cấp tín dụng trên cơ sở đó tăng khả năng tiếp cận làmđa dạng hoá đối tượng khách hàng.

- Tăng tỷ trọng cho vay đối với DNVVN trong tổng dư nợ.- Tiến hành mở rộng thị phần cho vay đối với DNVVN.

Trang 16

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ mở rộng cho vay ngân hàng đối vớiDNVVN

Để đánh giá mức độ mở rộng cho vay các ngân hàng thường sử dụng các tiêuchí sau:

- Sự gia tăng số lượng các DNVVN được cho vay: Sự tăng giảm của chỉ tiêunày cho thấy mức độ mở rộng đối tượng cho vay là DNVVN của ngân hàng, tốc độtăng trưởng và tỷ trọng của khách hàng là DNVVN trong tổng số khách hàng doanhnghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cho thấy chính sách khuyến khích hayhạn chế của ngân hàng trong việc cho vay đối với DNVVN hoặc sự ổn định trongviệc mở rộng cho vay đối với DNVVN.

- Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối vớiDNVVN: Doanh số cho vay trong kỳ đối với DNVVN là tổng số tiền mà ngân hàngđã cho các DNVVN vay trong kỳ ấy, thể hiện quy mô tuyệt đối của NHTM đối vớicác DNVVN Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay thể hiện khả năng mởrộng quy mô cho vay các DNVVN qua các thời kỳ Đây là số tương đối, nếu dươnglà thể hiện quy mô cho vay tăng, nếu âm thể hiện quy mô cho vay giảm.

- Chỉ tiêu dư nợ của DNVVN: Dư nợ DNVVN của ngân hàng là số tiền màngân hàng hiện đang còn cho doanh nghiệp vay trong thời điểm nhất định thường làcuối kỳ Đây là số tuyệt đối thể hiện quy mô cho vay tới doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định Ngoài ra, ta còn có thể xem xét tỷ trọng dư nợ của DNVVN trêntổng dư nợ của ngân hàng, tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng tập trung tín dụng vàoDNVVN và cũng có thể là việc thu nợ không được thực hiện tốt nên tỷ trọng dư nợcòn cao.

- Chỉ tiêu doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ DNVVN là số tiền mà cácDNVVN đã trả cho ngân hàng trong kỳ từ các khoản vay Chỉ tiêu này phản ánhhiệu quả trong công tác thu nợ của ngân hàng, đồng thời cũng thể hiện tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay đối với DNVVN.

Khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng đối với DNVVN chịu ảnh hưởngcủa rất nhiều nhân tố từ những yếu tố khách quan tới nhân tố chủ quan xuất phát từbản thân các ngân hàng và doanh nghiệp.

Trang 17

1.3.3.1 Nhân tố khách quan*Kinh tế

Hoạt động cho vay ngân hàng vốn là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Mọi biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tếđều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động cho vay.

Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, cùng với sự ổn định của lạm phát, sựphù hợp của chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái,…số lượng doanh nghiệp và nhucầu vay vốn sẽ tăng lên Sự lạc quan, tin tưởng vào khả năng phát triển đã khiến cácdoanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô, do vậy nhu cầu vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ này là rất lớn Ngân hàng có cơ hội lớnđể mở rộng cho vay đối với DNVVN Ngược lại, khi giảm nhu cầu đầu tư, cácDNVVN do năng lực tài chính thấp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệpkinh doanh thua lỗ, phá sản, nhu cầu vay vốn giảm mạnh, quy mô tín dụng ngânhàng sẽ bị thu hẹp.

*Chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị ổn định luôn là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định vàphát triển của nền kinh tế nói chung, cho ngân hàng và các DNVVN nói riêng Mộtmôi trường chính trị ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp có môi trường kinhdoanh an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo nên tâm lýyên tâm khi quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động mở rộng cho vayngân hàng đối với các DNVVN Một môi trường pháp lý đồng bộ, thồng nhất sẽ tạohành lang pháp lý vững chắc, giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp được diễnra thuận lợi và có hiệu quả Đó cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấpphát sinh giữa ngân hàng và các DNVVN.

*Văn hoá - xã hội

Trình độ dân trí, thói quen đầu tư, phong tục tập quán, an toàn xã hội…cũnglà những yếu tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng quy mô tín dụngngân hàng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng tham gia quan hệ tín dụng vàcác hình thức cấp tín dụng Thực tế cho thấy, một xã hội an ninh trật tự và có trìnhđộ dân trí cao sẽ an toàn cho hoạt động đầu tư và nhận thức rõ ràng về vai trò vàcách tiếp cận nguồn vốn tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chovay của ngân hàng Và ngược lại một xã hội thiếu ổn định sẽ gây cản trở cho sựphát triển của các doanh nghiệp và quy mô tín dụng ngân hàng đối với doanhnghiệp sẽ bị thu hẹp.

Trang 18

*Khoa học công nghệ

Đối với hoạt động mở rộng cho vay ngân hàng, sự phát triển của khoa họccông nghệ có tác động trên cả hai phương diện Một mặt nó thu hút sự đầu tư củacác doanh nghiệp nhằm đổi mới, cải tiến máy móc, thiết bị, nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm, làm tăng nhu cầu vay vốn của ngân hàng Mặt khác, nó đóng vaitrò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả doanhnghiệp và bản thân ngân hàng, giúp cho doanh nghiệp có khả năng trả nợ, tạo uy tíntốt đối với các ngân hàng, đồng thời nó cũng hỗ trợ để thực hiện các nghiệp vụ chovay của ngân hàng diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn Do đó nó góp phần thúcđẩy việc nâng cao chất lượng tín dụng và mở rộng cho vay.

*Môi trường tự nhiên

Các doanh nghiệp đều hoạt động trong các khu vực, các ngành nghề cụ thểmà hoạt động sản xuất kinh doanh của họ dù ít hay nhiều cũng chịu sự tác động củamôi trường tự nhiên Đối với hoạt động cho vay ngân hàng, sự biến động tiêu cựcvà bất khả kháng của điều kiện tự nhiên có thể gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàngkhi nó gây tổn thất nặng nề và làm mất khả năng trả nợ của các doanh nghiệp vayvốn Vì vậy, điều kiện tự nhiên cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng tíndụng và chủ trương mở rộng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp hoạtđộng trong từng khu vực từng ngành nghề cụ thể gắn vơi điều kiện tự nhiên đó.

1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan*Về phía ngân hàng

- Khả năng huy động vốn: Để mở rộng cho vay, ngân hàng cần đảm bảo cónguồn vốn đầy đủ để giải ngân cho doanh nghiệp theo hợp đồng tín dụng Mở rộnghoạt động cho vay cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng cần chuẩn bị một lượng vốnlớn hơn cho mục đích đó của mình Cùng với đó, quy mô, thời hạn và lãi suất củanguồn vốn huy động sẽ quyết định đến với quy mô, thời hạn và lãi suất cho vay từđó ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay ngân hàng đối với các DNVVN

- Chính sách tín dụng: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các NHTMtrên thị trường tiền tệ nhu hiện nay thì một chính sách tín dụng linh hoạt là hết sứcquan trọng Nó giúp ngân hàng đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn của các loạihình doanh nghiệp từ đó thực hiện thành công mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quảtín dụng

Trang 19

- Quy trình tín dụng: Một quy trình tín dụng từ khi tiếp cận khách hàng đến khigiải ngân và thu hồi nợ là một quá trình thẩm định thận trọng, kỹ càng và quản lý mónvay chặt chẽ và có thời gian Vì vậy quá trình tín dụng khép kín, thủ tục đơn giản, chặtchẽ, không quá nhiều phiền hà, và linh hoạt với từng đối tượng khách hàng sẽ là yếu tốquan trọng góp phần thu hút khách hàng mở rộng cho vay và nâng cao chất lượngtín dụng.

- Công tác tổ chức hoạt động tín dụng và trình độ, năng lực, đạo đức của cánbộ tín dụng: Một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, năng lực, đạo đức, và công tácTCTD được sắp xếp một cách linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tíndụng, cùng với sự kết hợp chặt chẽ, khoa học, nhịp nhàng giữa khâu là nhân tố quantrọng ảnh hưởng tới sự thành công của hoạt động mở rộng cho vay đối vớiDNVVN Và ngược lại, sự hạn chế về trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ tíndụng và thiếu sự khoa học cảu công tác TCTD sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tíndụng, hạn chế trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển tín dụng và khả năng phục vụkhách hàng, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm xấu đi hình ảnh , vị trí củangân hàng trong mắt khách hàng gây khó khăn cho việc mở rộng cho vay.

- Thông tin tín dụng và trang thiết bị công nghệ: Thông tin giữ vai trò quantrọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Có được thông tín chính xác, đầy đủ,kịp thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng, từ quyết địnhcho vay đứng đắn, đến việc kiểm soát các khoản vay, phát hiện và xử lý những vấnđề mới nảy sinh Hơn nữa, dựa trên những thông tin có được, các ngân hàng có thểphát hiện, dự đoán nhu cầu vay vốn của khách hàng để có thể đưa ra những chínhsách tín dụng, chính sách huy động vốn phù hợp nhằm mở rộng cho vay.

Khoa học công nghệ hiện đại có vai trò hết sức quan trọng cho hoạt động tíndụng ngân hàng Sự phát triển của công nghệ giúp nâng cao chất lượng và tốc độ xửlý công việc, đồng thời cũng giúp cho việc tìm kiếm và xử lý thông tin được nhanhchóng và hiệu quả Điều đó cũng góp phần làm nâng cao khả năng mở rộng cho vayvà nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

-Kiểm soát nội bộ: Đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động chovay của ngân hàng Trong quá trình cho vay, kiểm soát tín dụng là hoạt độngthường xuyên cần thiết đối với ngân hàng bởi lẽ công tác kiểm soát càng chặt chẽthì càng đảm bảo cho hoạt động tín dụng, tránh rủi ro, mang lại hiệu quả Không

Trang 20

những vậy, thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ngân hàng sẽ phát hiện những saiphạm yếu kém trong hoạt động tín dụng để có biện pháp xử lý, chỉnh sửa, uốn nắnkịp thời tạo điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

*Về phía DNVVN

-Sự hiểu biết của DNVVN về ngân hàng: DNVVN muốn tiếp cận nguồn vốn thìtrước hết phải tìm hiểu về ngân hàng như: mục tiêu, các nguyên tắc hoạt động của ngânhàng, các dịch vụ ngân hàng cung cấp, quy trình và thủ tục tín dụng Từ đó, doanhnghiệp sẽ chuẩn bị những điều kiện cần thiết theo yêu cầu ngân hàng để có thể vay vốnvà tiết kiệm thời gian làm thủ tục vay vốn vì các cán bộ tín dụng không phải giới thiệuvà hướng dẫn lại cho khách hàng Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp sử dụng các dịch vụcủa ngân hàng sẽ giúp cho việc thiết lập mối quan hệ tín dụng.

-Trình độ và năng lực quản lý: Trình độ và năng lực quản lý của doanhnghiệp quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến khả năng xây dựng cácphương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư – điều kiện quan trọng trong việc tiếpcận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

-Việc thực hiện các chế độ và nguyên lý kế toán, kiểm toán sẽ đảm bảo sựchính xác, sự đầy đủ của các số liệu, đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tàichính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới công tác thẩmđịnh của cán bộ tín dụng, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của ngânhàng đối với doanh nghiệp.

-Thiện chí và tính trung thực của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin,sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn Thiện chí và tính trung thực của doanh nghiệptrong việc cung cấp thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng trong côngtác thẩm định và giám sát khoản vay, giúp cho việc thiết lập quan hệ tín dụng giữangân hàng và doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, đặc biệt trong điều kiện nguồnthông tin cho ngân hàng còn hạn hẹp như hiện nay Cùng với ai đó, tính trung thựctrong việc sử dụng vốn vay, đảm bảo cho nguồn vốn được sử dụng đúng mục đíchvà việc hoàn trả theo đúng cam kết, không có chủ ý lừa đảo hay chiếm dụng vốnngân hàng cũng là điều kiện quan trọng để ngân hàng tiếp tục duy trì quan hệ tíndụng và mở rộng cho vay đối với DNVVN.

Những vấn đề nghiên cứu trong chương 1 đã giải quyết được những vấn đềcơ bản về cho vay đối với DNVVN của NHTM Đây là cơ sở lý luận để đánh giáthực trạng cho vay của NHNo & PTNT Nam Hà nội đối với DNVVN trong chương 2.

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠINHNo & PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI:

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Nam Hà nội:

Từ cái tên sơ khai Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, với chứcnăng là một ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thônđến cái tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 – Ngânhàng nhà nước thực sự là một ngân hàng thương mại đa năng, một doanh nghiệphạng đặc biệt, một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệmvề hoạt động của mình trước pháp luật Hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực Nôngnghiệp – nông thôn theo tinh thần: “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá vìmục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước đilên Chủ Nghĩa Xã Hội ”.

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/11/1996, Thống đốc Ngânhàng Nhà nước đã ký quyết định số 280/QĐ- NHNN, đổi tên Ngân hàng Nôngnghiệp Việt nam thành Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam làdoanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt theo mô hình tổng công ty 90, hoạt độngtrong luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam.

Trong chiến lược phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam giai đoạn 2001 –2010, mục tiêu quan trọng nhất là huy động được nguồn vốn dồi dào phục vụ chophát triển nông nghiệp nông thôn Để thực hiện mục tiêu này trung tâm điều hànhquyết định thành lập một số chi nhánh lớn ở các thành phố lớn, nhằm thu hút vốn,chiếm lĩnh thị phần và phục vụ cho các doanh nghiệp chế biến nông sản ở thành thị.Các chi nhánh này sẽ được tổ chức theo mô hình hiện đại trên thế giới, được trangbị công nghệ tiên tiến để có thể cạnh tranh trong địa bàn hoạt động của mình.

Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà nội ra đời theo chủ trương trên của trungtâm điều hành và được xếp là chi nhánh cấp I loại 2 trong hệ thống NHNo & PTNT

Trang 22

Việt nam Chi nhánh được thành lập ngày 12/03/2001 chính thức đi vào hoạt độngngày 08/05/2001 theo đề án phát triển kinh doanh trên đô thị loại I Chi nhánh có trụsở tại toà nhà 11 tầng, C3 Phương Liệt, Giải phóng, Thanh Xuân - Hà nội Số vốnđược cấp là 129 tỷ, với tổng số cán bộ công nhân viên là 36 cán bộ từ khắp nơitrong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp chuyển về Theo đề án khi thành lập thì Chinhánh sẽ được bao cấp 2 năm đầu và đến năm thứ 3 sẽ nhận khoán trực tiếp từNHNo & PTNT Việt nam, nhưng sau 8 tháng hoạt động chi nhánh đã có những kếtquả tốt và chi nhánh đã nhận khoán với TW ngay từ năm 2002 Sau gần 9 năm hoạtđộng, trên địa bàn thành phố với sự canh tranh gay gắt của hệ thống các ngân hàngthương mại, đến nay Chi nhánh đã tạo dựng được một nền tảng kinh doanh ổn định,vững chắc với màng lưới giao dịch gồm 7 phòng nghiệp vụ tại Hội sở và 10 phònggiao dịch tại những vị trí thuận lợi, khang trang Đến 31/12/2009 tổng số còn bộcông nhân viên chi nhánh là 152 người.

Phương châm hoạt động của ngân hàng là gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và antoàn Chính phương châm này đã giúp chi nhánh Nam Hà nội tự hoàn thiện mình,tiếp thu thực tế, trau dồi kinh nghiệm, hoạt động sáng tạo, dám nghĩ dám làm đểkinh doanh có lãi.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội

Ban lãnh đạo chi nhánh Nam Hà Nội gồm một giám đốc và 3 phó giám đốcphụ trách 3 mảng công việc, cụ thể:

-Ban giám đốc phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cánbộ,kiểm tra kiểm soát nội bộ,chiến lược kinh doanh

-PGĐ 1 phụ trách công tác tín dụng Hội sở, kế hoạch tổng hợp

-PGĐ 2 phụ trách công tác tài chính, kế toán, kho quỹ, chi tiêu nội bộ vàhành chính

-PGĐ 3 phụ trách công tác đối ngoại, phát triển nguồn vốn của chi nhánh vàcông tác tín dụng của các phòng giao dich trực thuộc

Trang 23

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHNo NAM HÀ NỘI

2.1.3 Tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NH No & PTNT Nam Hà Nội

2.1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động ngân hàng:

Năm 2008 Việt Nam đối mặt với khó khăn do kinh tế thế giới rơi vào khủnghoảng, giá vàng và USD biến động, giá xăng dầu, điện tăng… là các yếu tố gây bấtlợi cho các ngân hàng thương mại quốc doanh Lạm phát đã vượt lên mức 2 con số,đỉnh điểm lên đến 23% cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây Chính sách tiền tệtừ định hướng thắt chặt và kích hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏngmột cách thận trọng trong những tháng cuối năm Đi cùng với quá trình này là tầnsuất điều chỉnh các công cụ điều hành của NHNN, tập trung ở các lãi suất chủ chốt,tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ giảm đã đẩy nhà đầu tư vào thua lỗ và hàng loạtcông ty chứng khoán đứng trước nguy cơ phá sản Bước vào năm 2009, nền kinh tếnước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức Cùng với những khó khăn do kinhtế thế giới suy thoái, thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thịtrường lao động, bão lũ xảy ra liên tiếp, dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương.Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhấttrong 6 năm gần đây Đây là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ môcủa Chính phủ.

Phòng KTKS Nội Bộ

Phòng HC - TH

Phòng KHTH

Phòng DV&MKT

Phòng KNTQ

Phòng Tín DụngPhòng

Giám đốc

PhóGiám Đốc

PhóGiám ĐốcPhó

Giám Đốc

PGD GIảng Võ

PGD Số 1

PGD Số 2

PGD Số 3PGD

Khâm ThiênPGD

Nam Bộ

PGD Số 5

PGD Số 6

PGD Số 9

PGD Số 10

Trang 24

Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của NHNo &PTNT Việt nam nói chung và chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng.

2.1.3.2 Hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, một trong nhữngđặc trưng cơ bản là “ đi vay để cho vay ” do đó nguồn vốn huy động hay còn gọi làđầu vào của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho hoạt độngcủa ngân hàng Nhận thức được tầm quan trọng đó, NHNo & PTNT – Chi nhánhNam Hà nội luôn coi trọng công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảoquy mô nguồn vốn, tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinhdoanh Ta có thể thấy rõ hơn ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NH No Nam Hà nội trong 2 năm 2008 – 2009:

Đơn vị: tỷ đồng

Chênh lệch 09/08Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền %

Trang 25

đạt 2,708 tỷ đồng (43,38%) giảm 418 tỷ đồng, tương ứng giảm 13% Tiền gửi củacác tổ chức tín dụng đạt 108 tỷ đồng (1,73%), giảm mạnh 245 tỷ đồng, tương ứnggiảm 69% so với cùng kỳ năm 2008 Theo thời hạn, tiền gửi không kỳ hạn đạt 830tỷ đồng (13,29%) , giảm 58 tỷ đồng, tương ứng giảm 7% Tiền gửi có kỳ hạn dưới12 tháng đạt 1,307 tỷ đồng (20,94%), giảm mạnh 226 tỷ, tương ứng giảm 15% Tiềngửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 4,106 tỷ đồng (65,77%), giảm 467 tỷ đồng, tươngứng giảm 10% so với năm 2008 Tiền gửi năm 2009 giảm do một số nguyên nhânsau:

- Ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhiều ngân hàng, với đủ các loại hìnhngân hàng thương mại, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trênnhiều mặt: lãi suất huy động, phí cho vay, phí dịch vụ…

- Một số kênh đầu tư như: chứng khoán, bất động sản, vàng, USD…cũng lànguyên nhân dẫn đến ngân hàng khó huy động vốn

- Do ảnh hưởng của nền kinh tế nên người dân không mặn mà với các khoảntiền gửi kỳ hạn

Tất cả đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

2.1.3.3 Về tình hình sử dụng vốn:

Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động sử dụng vốn có vai tròhết sức quan trọng đối với trong quá trình huy động kinh doanh của ngân hàng Nếunhư huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiệnđủ, quyết định đến sự sống còn của ngân hàng Ngân hàng huy động vốn để cho vaynên huy động nhiều mà không cho vay được thì dẫn đến hậu quả “ ách tắc vốn”nhưng ngược lại cho vay được mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt Dovậy, nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn tới hậu quả khônlường, thậm chí có thể dẫn tới phá sản bất cứ ngân hàng nào.

Năm 2009 hoạt động của chi nhánh Nam Hà nội và hoạt động tín dụng nóiriêng tiếp tục đi vào ổn định Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2009 của chi nhánh đạt95,7% so với kế hoạch dư nợ được giao Số lượng doanh nghiệp đang có quan hệvới chi nhánh hiện nay đạt con số 116 doanh nghiệp Nợ quá hạn của chi nhánhchiếm 384,5 triệu đồng, chiếm 14,5% trên tổng dư nợ cho vay Số dư nợ đã xử lýrủi ro đến 31/12/2009 la 26,119 triệu đồng Kết quả thu nợ đã xử lý rủi ro là 976triệu đồng.

Trang 26

Bảng 2.2: Hoạt động bảo lãnh của NHNo Nam Hà nội trong 2năm 2008- 2009

( Nguồn báo cáo tổng hợp của NHNo Nam Hà nội )

Số dư bảo lãnh của Chi nhánh đến 31/12/2009 đạt 887,4 tỷ đồng giảm 282,5tỷ đồng so với năm 2008 do các khoản bảo lãnh trong năm đều giảm so với năm 2008 do ảnh hưởng của nền kinh tế.

- Hoạt động TTQT: Chi nhánh luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanhngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đápứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động

Bảng 2.3: Hoạt động TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà nội trong 2năm 2008-2009

( Nguồn báo cáo tổng hợp của NHNo Nam Hà nội )

2.1.3.4 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh

Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Nam Hà nội trong 2năm 2008-2009

Trang 27

( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Nam Hà nội)

Năm 2009, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 119 tỷ đồng tuy có giảm so với năm trước nhưng đã vượt 44 tỷ đồng, vượt 58% so với kế hoạch năqm 2009 Đây thành tích của Chi nhánh Lợi nhuận sau thuế đạt 89,25 tỷ đồng, giảm 6,225 tỷ đồng tương ứng giảm 6,52% so với năm 2008 Điều này là do doanh thu năm 2009 đạt 574,7 tỷ đồng, giảm 17,4 tỷ đồng (2,94%), chí phí đạt 455,7 tỷ đồng giảm 9,1 tỷđồng(1.96%) dẫn tới lợi nhuận trước thuế đạt 119 tỷ đồng giảm 8,3 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,52%.

2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHNo &PTNT NAM HÀ NỘI

2.2.1 Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN:

Hiện đang có 116 doanh nghiệp đang có quan hệ với NH No Nam Hà nội,với tổng dư nợ đến ngày 31/12/2009 là 2403 tỷ đồng.

Phần lớn các DNVVN đang có quan hệ với NHNo & PTNT Hà nội làm ăncó hiệu quả, trả nợ gốc lãi đầy đủ Tuy nhiên có một số doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng, bất động sản, xuất nhậpkhẩu… do tính chất nguồn vốn thanh toán thường chậm dẫn đến chậm trả gốc và lãicho ngân hàng.

Trong quá trình vay vốn tại chi nhánh, DNVVN do một sô đặc thù còn hạnchế như trình độ quản lý yếu kém, phần lớn các doanh nghiệp chưa có BCTC hoặcbáo cáo quyết toán thuế, vốn chủ sở hữu thấp, hệ thống kế toán còn chưa áp dụngchuẩn mực, số liệu chưa đáng tin cậy, đa phân các doanh nghiệp vay vốn bằng tàisản bảo lãnh cá nhân, giá trị tài sản còn hạn chế, thanh toán mặt quá nhiều, chiếmdụng vốn lẫn nhau…nên ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tình

Trang 28

hình tài chính của doanh nghiệp cũng như việc theo dõi giám sát sử dụng vốn saugiải ngân Vì vậy chiến lược chung của toàn ngành và tại NH No & PTNT ViệtNam, để mở rộng cho vay khu vực DNVVN cấn có những giảp pháp toàn diệnkhông chỉ từ các chính sách kinh tế của Nhà nước, các quy định từ phía Ngân hàngmà còn cả từ phía khách hàng.

2.2.1.1 Số lượng khách hàng

Trong quá trình hoạt động, chi nhánh Nam Hà nội không chỉ duy trì các mốiquan hệ tín dụng với các khách hàng cũ mà còn mở rộng các đối tượng khách hàng.Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân,NHNo & PTNT Nam Hà nội đã coi việc mở rộng khách hàng là DNVVN là mụctiêu chiến lược trong giai đoạn hiện nay Hàng năm, số lượng DNVVN được NHNo& PTNT Nam Hà nội cấp tín dụng ngày càng tăng thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Tỷ trọng DNVVN trong tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng

với NH No & PTNT Nam Hà nội

Năm2009Tổng số DN có quan hệ tín dụng với CN 74 94 121

( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn 2007 – 2009)

Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy số lượng khách hàng là DNVVN của chi nhánhluôn có xu hướng tăng Năm 2007, số DNVVN được chi nhánh cấp tín dụng là 65doanh nghiệp thì đến cuối năm 2008 số DNVVN được vay đã là 87 doanh nghiệp( tăng 29,72% so với năm 2007 ) và đến ngày 31/12/2009 đã có 116 doanh nghiệp( tăng 30,85% so với năm 2008 ) tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.Trong cơ cấu cho vay, số lượng DNVVN chiếm tỷ trọng rất cao: Năm 2009, trongsố các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì số lượng DNVVN chiếm tới 96% chothấy đối tượng khách hàng chính của chi nhánh là các DNVVN.

Sự tăng lên của số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng với NH No &PTNT Nam Hà nội đã cho thấy trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn chú trọng

Trang 29

và quan tâm đến việc mở rộng tín dụng đối với các nghiệp đặc biệt là các DNVVN.Thực tế hầu hết các doanh nghiệp được cho vay đều là những doanh nghiệp làm ăncó hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng Tuynhiên so với tốc độ phát triển về số lượng các DNVVN trong vài năm gần đây ( đếnngày 31/12/2009 số DNVVN khoảng 460 nghìn doanh nghiệp, chiếm 96% tổng sốdoanh nghiệp trên cả nước ) trong khi số DNVVN mà NHNo & PTNT Nam Hà nộiđang có quan hệ tín dụng mới chỉ dừng lại ở 116 doanh nghiệp Đây là con số quánhỏ Số DNVVN có nhu cầu về vốn hiện nay rất lớn Tuy nhiên, NHNo & PTNTNam Hà nội mới đáp ứng được một số ít trong số đó Nguyên nhân của kết quả nàytừ nhiều phía Một mặt là do chi nhánh Nam Hà nội hoạt động trên một địa bàn córất nhiều các ngân hàng nên vấp phải sự cạnh tranh rất lớn Cán bộ tín dụng củangân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là DNVVN Chủ yếu làcác doanh nghiệp tự tìm đến ngân hàng Trong quá trình hoạt động của mình, ngânhàng đã đón tiếp rất nhiều doanh nghiệp đến vay vốn, tuy nhiên, số lượng các doanhnghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng lại rất ít Chính vì vậy chỉ cómột số ít doanh nghiệp tiếp cận đựơc nguồn vốn vay của Ngân hàng Trong quátrình hoạt động, chi nhánh Nam Hà nội liên tục mở rộng số lượng khách hàng làDNVVN nhưng sự mở rộng này chưa khai thác được hết các tiềm năng, ngân hàngcần có những giải pháp hợp lý.

2.2.1.2 Doanh số cho vay DNVVN

Bảng 2.6: Tình hình vay vốn tại NHNo & PTNT Nam Hà nội

tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Doanh số cho vay DNVVN 22337 91,2 16280 93,94 25791 95,89( Nguồn: Phòng kế toán NHNo Nam Hà nội )

Bảng 2.7: Tốc độ gia tăng doanh số cho vay của NHNo Nam Hà nội

(Đơn vị: tỷ đồng)

Trang 30

Doanh số cho vay các DNVVN của chi nhánh là khá cao Nguyên nhân là doNHNo Nam Hà nội đã có chính sách hợp lý và ngoài ra chi nhánh có một số lợi thếnhất định, đó là: thời gian hoạt động khá lâu trên địa bàn ( từ năm 2001 ) và có mộtđội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo, giàu kinh nghiệm cộng với cơ sở vật chất hùnghậu với 7 phòng nghiệp vụ tại Hội sở va 10 phòng giao dịch.

Năm 2007 doanh số cho vay DNVVN của Ngân hàng là 22337 tỷ đồng Đếnnăm 2008 doanh số cho vay lại có xu hướng giảm, chi đạt 16280 tỷ đồng ( giảm27,12% so với năm 2007 ) Đây là tình hình chung của toàn ngành ngân hàng, do sựsuy giảm của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất, kinh doanh củacác doanh nghiệp, làm giảm nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp Tuy nhiên, sangđến năm 2009, doanh số cho vay DNVVN đã tăng lên 25791 tỷ đồng ( tăng 1,58%so với năm 2008 ), do trong năm Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất chocác DNVVN khi vay vốn, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng.Chính sách giúp các DNVVN có vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó tăng khả năngsản xuất.

2.2.1.3 Dư nợ tín dụng đối với DNVVN:

Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN cũng là một tiêu thức quan trọng đểxem xét, đánh giá mức độ mở rộng tín dụng của NHNo Nam Hà nội

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng của NHNo Nam Hà nội

Trang 31

( Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hà nội)Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN của NHNo Nam Hà nội luôn chiếm tỷtrọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, điều này một lần nữa thể hiệnhầu hết các mội quan hệ tín dụng của chi nhánh là với các DNVVN Số liệu bảngcho thấy, dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh không ngừng tăng lên tuynhiên tốc tăng không ổn định Năm 2007, dư nợ tín dụng đối với DNVVN của chinhánh là 2143 tỷ đồng Sang năm 2008 tăng lên 2196 tỷ đồng do tác động xấu củanền kinh tế ( tăng 53 tỷ đồng tương ứng 2,47% ) Đến năm 2009, dư nợ tín dụngtăng 9,4% so với năm 2008 do gói kích cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng của Chínhphủ để kích thích nền kinh tế phát triển và dư nợ tín dụng đạt 2403 tỷ đồng.

Mặc dù giá trị của mỗi khoản vay của DNVVN không lớn nhưng do sốlượng khách hàng DNVVN nhiều và không ngừng tăng nên tổng giá trị dư nợ tíndụng của chi nhánh vẫn tăng Tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh có xu hướnggiảm trong 2 năm 2008 và 2009 nhưng ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho chi nhánhmở rộng tín dụng với DNVVN, dư nợ tín dụng đối với DNVVN có xu hướng tăng.Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng kinh doanh của chi nhánh là mở rộngthị phần cho vay đối với khối DNVVN.

* Dư nợ tín dụng đối với DNVVN chia theo thời gian:

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội

chia theo thời gian

( Đơn vị: tỷ đồng )

Trang 32

Chỉ tiêu

Tỷ trọng%

Tỷ trọng%

Tỷ trọng%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng giai đoạn từ 2007–2009 của NHNo Nam Hànội)

Qua bảng số liệu cho thấy chi nhánh Nam Hà nội đầu tư vốn cho cácDNVVN chủ yếu là vốn ngắn hạn, luôn chiếm hơn 60% Dư nợ ngắn hạn luônchiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay DNVVN Nguyên nhân là do đa số cácDNVVN tiếp cận vốn của chi nhánh nhằm đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời nhu cấuvốn lưu động, do đó các doanh nghiệp này chỉ vay trong thời gian ngắn Ngoài raviệc dư nợ ngắn hạn tín dụng chiếm tỷ trọng lớn cũng giúp chi nhánh có thể tăngnhanh vòng quay vốn tín dụng.

Có thể thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưnglại có xu hướng ngày càng tăng Các doanh nghiệp vay trung dài hạn thường nhằmmục đích đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật phụcvụ sản xuất Khi vay trung dài hạn các doanh nghiệp phải thoả mãn các yêu cầu tỷlệ nguồn vốn tự có Trong 3 năm, từ năm 2007 đến năm 2009, với các biện pháphợp lý, dư nợ trung dài hạn của chi nhánh tăng từ 466 tỷ lên 905 tỷ - tỷ trọng cũngtăng từ 21,75% lên 37,66% Điều này thể hiện NHNo Nam Hà nội đang có nhữngkhách hàng rất tiềm năng Ngoài ra, qua các khoản vay trung dài hạn cũng giúpNgân hàng tăng cường mối quan hệ với các DNVVN.

* Dư nợ tín dụng với DNVVN chia theo ngành kinh tế:

Trang 33

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội chia

Tỷ trọng(%)

Tỷ trọng(%)

Tỷ trọng(%)

Xây dựng - kinh doanh

Ngành Xây dựng – kinh doanh BĐS luôn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhấttrong tổng dư nợ cho vay các DNVVN Năm 2007, dư nợ ngành này là 891,6 tỷđồng Sang năm 2008, thị trường BĐS đóng băng làm cho dư nợ giảm từ 891,6 tỷđồng xuống còn 837,2 tỷ đồng Đến năm 2009, ảnh hưởng của năm trước đó, thịtrường BĐS vẫn ảm đạm, dư nợ ngành là 871,6 tỷ đồng, tăng 33,4 tỷ đồng so vớinăm 2008, tương ứng 4,1%.

Ngành TM & DV xu hướng tăng qua các năm, cả về dư nợ và tỷ trọng Điềunày phù hợp với xu thế ngành TM & DV phát triển trong các năm qua TM & DVcòn là lĩnh vực có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn lớn, chu kỳ kinhdoanh ngắn, vì thế cho vay TM & DV giúp ngân hàng có thể tăng nhanh vòng quayvốn tín dụng Chính vì vậy trong các nưm qua, NHNo Nam Hà nội rất chú trọngviệc cho vay trên lĩnh vực này.

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội

chia theo thành phần kinh tế

Ngày đăng: 30/11/2012, 10:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động ngân hàng: - Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội
2.1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động ngân hàng: (Trang 23)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo Nam Hà nội trong 2năm 2008 – 2009: - Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNo Nam Hà nội trong 2năm 2008 – 2009: (Trang 24)
Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Nam Hà nội trong 2năm 2008-2009 - Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội
Bảng 2.4 Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo Nam Hà nội trong 2năm 2008-2009 (Trang 26)
Bảng 2.3: Hoạt động TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà nội trong 2năm 2008-2009 - Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội
Bảng 2.3 Hoạt động TTQT của NHNo & PTNT Nam Hà nội trong 2năm 2008-2009 (Trang 26)
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội - Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội
Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNVVN của NHNo Nam Hà nội (Trang 31)
2.2.1.4 Tình hình thu nợ đối với DNVVN tại NHNo Nam Hà nội - Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội
2.2.1.4 Tình hình thu nợ đối với DNVVN tại NHNo Nam Hà nội (Trang 34)
Bảng 2. 13: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại NHNo Nam Hà nội - Giảp pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà nội
Bảng 2. 13: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại NHNo Nam Hà nội (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w