MỤC LỤC
Theo Điều 4 luật Doanh nghiệp Việt Nam (thông qua ngày 29/11/2005) “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đến cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm sinh lời.”. Khái niệm cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp Theo mục 1, Điều 3, Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN về quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”. Đồng thời khi Ngân hàng thương mại mở rộng quan hệ tín dụng với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giúp Ngân hàng cung cấp và tiếp cận với Doanh nghiệp, các thành viên trong Doanh nghiệp cả về các dịch vụ khác như: thanh toán, huy động vốn … Mặt khác thông qua mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giúp Ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro hơn.
Nếu tiếp tục theo đuổi mục tiêu mở rộng cho vay Ngân hàng thương mại vẫn cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn sẽ kéo theo các rủi ro mất khả năng thanh toán, rủi ro phá sản…Nếu Ngân hàng thương mại từ chối cho khách hàng đủ điều kiện vay vốn sẽ làm giảm uy tín và hình ảnh của Ngân hàng, đồng thời mất đi khách hàng và rất vất vả để Ngân hàng kéo được họ quay trở lại.
BIDV cung cấp các sản phẩm dịch vụ về Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Đầu tư tài chính. BIDV cam kết với khách hàng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất;. Đối với cán bộ nhân viên BIDV đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần, luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công vơis chính sách kinh doanh chất lượng - tăng trưởng bền vững - hiệu quả an toàn.
BIDV đã và đang trở thành ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam. Thương hiệu BIDV được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, và đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý.
Hiện nay, NHĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội gồm có trụ sở chính đặt tại km 8, đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Chi nhánh có 03 Phòng giao dịch và 02 điểm giao dịch với 93 cán bộ cộng nhân viên. Năm 2005, tình hình kinh tế- chính trị thế giới cũng có nhiều bất ổn, sự lũng đoạn của các tập đoàn kinh tế lớn, cùng với dịch cúm gia cầm tài phát và sức ép tăng giá bán vật tư, hàng hoá đã tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng, khả năng cạnh tranh, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đã tạo ra một cơ hội lớn cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năm 2007, khép lại với rất nhiều sự kiện quan trọng nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam tròn một năm tham gia WTO và bắt đầu thực hiện các cam kết. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao 8.2%, kèm theo lạm phát cũng cao nhất trong thập kỉ qua trên 12%. FED đã ba lần hạ lãi suất đồng USD xuống còn 4.25% vào thời điểm cuối năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã hai lần nới rộng biên độ tỷ giá lên 0.75%.
Thủ đô, quận Hoàng Mai cũng đã có những bước tăng trưởng đồng bộ và ở mức cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội tăng liên tục cả về số tương đối và tuyệt đối. Xét về cơ cấu huy động, huy động tiền gửi của dân cư, huy động bằng VND, vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm trọng cao trong tổng vốn.
Cần đa dạng hoá các biểu lãi suất, kỳ hạn, gia tăng các sản phẩm khuyến mãi khi huy động nguồn như các chương trình bốc thăm trúng thưởng, áp dụng lãi suất bậc thang đối với khách hàng gửi tiền thanh toán, tăng các tiện ích của thẻ thanh toán, phát hành thêm nhiều loại thẻ mới phù hợp nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Thứ hai: Bộ phận Marketing phải nghiên cứu thị trường, xác định được đòi hỏi, mong muốn và cả xu thế thay đổi nhu cầu mong muốn của khách hàng nói chung và Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, trên cơ sở đó, bộ phận Marketing là bộ phận không tách rời với các bộ phận như: thiết kế, phát triển dịch vụ mới và cung ứng sản phẩm ngày càng tốt phù hợp nhu cầu thị trường. Muốn vậy, Chi nhánh cần thành lập tổ tiếp thị thực hiện công tác tiếp thị khách hàng, đặc biệt nhân viên tín dụng và các bộ phận khác trong hệ thống chi nhánh phải hiểu biết tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cung cấp để từ đó mỗi cán bộ trong Chi nhánh là một cán bộ tiếp thị giỏi.
Việc áp dụng nhiều phương thức cho vay sẽ làm cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng vốn vay một cách hiệu quả hơn nhờ khả năng xoay vòng vốn tốt hơn, khả năng sản xuất kinh doanh liên tục, làm tăng khả năng cạnh tranh và sinh lãi cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó ổn định được khả năng trả nợ cho Ngân hàng và chống chịu được khi thị trường biến động xấu của Doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Cho vay phải có tài sản là hoàn toàn đúng đắn, tạo niềm tin khi Ngân hàng cho vay vốn cũng như tạo cho khách hàng tinh thần tự giác trả nợ đúng hạn, có uy tín với Ngân hàng nhưng hiện nay số vốn được cấp trên giá trị bảo đảm vẫn còn rất nhỏ bé, Ngân hàng cần tăng lượng tín chấp của những khách hàng uy tín để họ có thể được cấp vốn từ 90 – 95% giá trị tài sản bảo đảm đối với những món, hợp đồng có hiệu quả. Nhận thức rất rừ về tầm quan trọng và vị trớ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế quốc dân, các cơ quan ban ngành quản lý Nhà nước đã và đang thực hiện các chính sách, chủ trương nhằm tăng cường hỗ trợ, đẩy mạnh sự phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa; thông qua việc giải quyết nhu cầu vốn.
Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, cạnh tranh lành mạnh phải có sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành có liên quan: Bộ kế hoạch, Bộ Đầu tư, Bộ Công thương, Luật pháp …Do đó các Bộ ngành cần phải có sự đồng bộ về chính sách, phối hợp ăn nhập để tạo ra môi trường chung thuận lợi cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho hoạt động mở rộng cho vay của Ngân hàng thương mại đối với nhóm khách hàng này. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay nhu cầu vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa càng trở nên cấp thiết và Ngân hàng thương mại nói chung, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng ngoài nhiệm vụ trung gian tài chính cung cấp vốn cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cũng xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận đều có xu hướng, cách lược mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong thời gian thực tập em được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các anh chị phòng Tín dụng cùng với sự tự tìm hiểu em nhận thấy hoạt động cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng cao và đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng trong 4 năm liền 2004- 2007.