Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Sau nhiều năm tăng trưởng đột biến (40%/năm), ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,5 tỷ USD vào năm 2005, góp phần tăng thu ngoại tệ cho quốc gia.
Từ năm 2000 cho đến nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tăng nhanh về số lượng và qui mô đầu tư, trong đó tập trung ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bình Định và Huế, đưa năng lực chế biến và xuất khẩu gỗ trong nước tăng từ 40% đến 50% mỗi năm Riêng tỉnh Bình Định hiện có hơn 90 doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu và hiện là mặt hàng chủ lực của tỉnh, được Chính phủ đưa vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của quốc gia tại Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày1-6-2004.
Trong thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hoạt động cho vay, vốn vay từ Ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mới và cải tiến sản xuất của mình Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Định có năng lực cạnh tranh kém hơn các doanh nghiệp cùng ngành nghề tại các tỉnh Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong tỉnh thường nhận hợp đồng gia công cho phía đối tác hoặc xuất khẩu dưới hình thức gián tiếp nên không xây dựng được thương hiệu riêng trên thị trường thế giới, do vậy hiệu quả từ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp này chưa cao; thiếu vốn đầu tư một trong các nguyên nhân tồn tại trên của doanh nghiệp Vì vậy, trong thời gian tới mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp này cải thiện những yếu kém của mình, đồng thời mở rộng cho vay đối với các doanh
Trang 2nghiệp này cũng giúp Ngân hàng thực hiện được kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong 05 năm tới.
Như vậy, đứng trên giác độ Ngân hàng đề tài ”Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định” được đặt ra để nghiên cứu là mang tính cấp thiết.
• Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải những vấn đề cơ bản về cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.
Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định.
Đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động cho vay đối với doanh
nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định.
Trang 3• Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay đối với doanh nghiệp chế
biến gỗ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất
khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến
gỗ xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định
Trang 4CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1 Các hoạt động cơ bản của NHTM
Ngân hàng đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay, và nó sẽ không ngừng phát triển lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Vậy, bản chất của Ngân hàng là gì mà ngân hàng có thể tồn tại và phát triển lâu dài đến như vậy?
Hình thức ngân hàng đầu tiên - ngân hàng của các thợ vàng hoặc người cho vay nặng lãi - thực hiện cho vay đối với các cá nhân (chủ yếu là những người giàu) nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ tiêu dùng Do lợi nhuận từ cho vay rất cao nhiều chủ ngân hàng đã lạm dụng ưu thế của chứng chỉ tiền gửi (lưu thông thay vàng hay bạc), phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay Thực trạng này đã đẩy nhiều ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán và phá sản Sự sụp đổ của các ngân hàng đã gây khó khăn cho hoạt động thanh toán, ảnh hưởng xấu đến hoạt động buôn bán Hơn nữa, lãi suất cao nên các nhà buôn ít thích sử dụng nguồn vay này Do đó, nhiều nhà buôn tự thành lập ngân hàng gọi là ngân hàng thương mại Như vậy, ngân hàng thương mại được hình thành xuất phát từ tư bản thương nghiệp Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng như huy động tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và cho vay Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng thợ vàng trước đó là ngân hàng thương mại chủ yếu cho các nhà buôn vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.
Cùng với sự phát triển kinh tế, công nghệ và những khuynh hướng trong thời đại mới (sự gia tăng cạnh tranh, sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ, sự gia tăng chi phí vốn, phi quản lý hoá ) buộc các ngân
Trang 5hàng thương mại phải mở rộng các dịch vụ của mình, các ngân hàng thương mại không chỉ thực hiện các dịch vụ truyền thống mà còn phải thực hiện các dịch vụ mới như cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt, dịch vụ thuê mua thiết bị, cho vay tài trợ dự án, và các dịch vụ bảo hiểm
Vậy, Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng (Luật số 02/1997/QH10) chỉ rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Các ngân hàng thương mại đã và đang thay đổi một cách phù hợp để đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế hiện đại Tuy nhiên, các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn không thay đổi, nó bao gồm các hoạt động quan trọng sau:
Mua bán ngoại tệ
Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ - Ngân hàng đứng ra mua bán loại tiền này lấy loại tiền khác và hưởng chi phí dịch vụ, chẳng hạn bán USD lấy VND và ngược lại Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với các thương gia sang vùng khác hoặc nước khác để buôn bán, hay đối với khách du lịch họ cần đồng bản tệ để dễ dàng trao đổi, mua bán ở quốc gia mà họ tới Trong thị trường tài chính ngày nay, việc mua bán ngoại tệ chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện bởi vì độ rủi ro cao và đòi hỏi có trình độ chuyên môn.
Trang 6Nhận tiền gửi
Hoạt động cho vay đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, do đó, ngoài phần vốn tự có các ngân hàng tìm cách huy động được tiền gửi để có thể cho vay nhiều hơn, một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm) Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.
Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại
Cho vay của ngân hàng gắn liền với quá trình hình thành ngân hàng, chính nhu cầu tiền cho sản xuất kinh doanh, nhu cầu cho tiêu dùng mà những người có tiền đã thành lập nên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thực tế đó Ngay từ ban đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương, những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt cho vay thương mại: cho vay trực tiếp để kinh doanh, chiết khấu thương phiếu Đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với khách hàng và hầu hết các khoản cho vay này là ngắn hạn Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ các dự án dài hạn như xây dựng nhà máy, đầu tư bất động sản, đất đai tuy rủi ro của tín dụng dài hạn cao nhưng lãi lại lớn.
Bảo quản vật có giá:
Dịch vụ này xuất hiện rất sớm trong hoạt động của Ngân hàng Ngay từ khi hình thành ngân hàng đã lưu giữ vàng và vật có giá khác của khách hàng trong kho và thu phí bảo quản Hình thức này hấp dẫn khách hàng bởi họ nhận được giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát từ việc gửi các vật trên và giấy chứng nhận đó có thể được lưu hành như tiền - đó là hình thức đầu tiên
Trang 7của séc và thẻ tín dụng Ngày nay, việc lưu giữ vật có giá trong ngân hàng giảm hẳn do khách hàng phải mất phí cho việc gửi vàng hoặc vật có giá đó, còn nếu họ gửi bằng tiền thì lại có thêm thu nhập, vì vậy người ta có xu hướng đổi vàng hoặc vật có giá sang tiền để gửi để không phải sử dụng dịch vụ trên.
Cung cấp các tài khoản giao dịch
Thanh toán qua ngân hàng mở đầu cho giai đoạn thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền thanh toán để thanh toán mà có thể dùng séc, thẻ điện tử, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, việc cung cấp các tài khoản giao dịch đã giúp cho các giao dịch kinh doanh được thực hiện nhanh chóng, an toàn hơn.
Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ:
Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã thu hút sự chú ý của Chính phủ Vì vậy, ngay từ thời kỳ đầu hình thành ngân hàng, Chính phủ đã tìm cách kiểm soát hoạt động của ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động của mình Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng, các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện một mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ Các ngân hàng phải mua trái phiếu của Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được; hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ
Ngoài các hoạt động cơ bản trên, ngân hàng còn phát triển thêm những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện đại như: cho thuê thiết bị trung và dài hạn, bảo lãnh, ủy thác, tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Trang 8Cho vay là hoạt động truyền thống của NHTM và cho đến nay nó vẫn là hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều thu nhập nhất cho ngân hàng mặc dù đã có thêm nhiều dịch vụ mới đóng góp vào thu nhập của ngân hàng
Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay: có quan điểm đồng nhất cho vay với tín dụng, lại có quan điểm cho vay chỉ là một trong các hình thức cấp tín dụng cho khách hàng Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, ta thống nhất quan điểm về cho vay như sau:
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong khoản thời gian xác định.
Với quan niệm cho vay như trên thì ta có nhiều cách phân loại cho vay khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Thông thường có những cách phân loại như sau:
Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay:
+ Cho vay kinh doanh: là loại cho vay để bù đắp các chi phí phục vụ cho mục đích kinh doanh, từ đầu tư thiết bị, xây dựng nhà xưởng cho đến chi phí mua vật tư hàng hoá, chi trả lương công nhân
+ Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
Căn cứ vào thời hạn sử dụng tiền vay:
+ Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và thiếu hụt tạm thời của các doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân Đối với ngân hàng thương mại tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và đem lại ít rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn.
Trang 9+ Cho vay trung hạn: khoản cho vay này có thời hạn từ 1 đến 5 năm cho vay trung hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng như: máy cày, máy bơm, xây dựng vườn cây công nghiệp như cà phê, điều ; máy bơm điện
+ Cho vay dài hạn: là khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm Cho vay dài hạn thường được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới
Nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây các ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
+ Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cho vay dựa vào uy tín của khách hàng đó mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
+ Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng phải có tài sản thế chấp, hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.
Đối với khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có sự bảo đảm Sự bảo đảm này giúp cho ngân hàng có thêm nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
Trang 10Một số cách phân loại cho vay khác như: cho vay theo ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp ), theo đối tượng tín dụng (tài sản lưu động, tài sản cố định), theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng ) Cách phân loại như thế này giúp ngân hàng đánh giá hoạt động cho vay của mình theo ngành nghề, đối tượng, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh cho vay theo chính sách tín dụng của ngân hàng
1.2 Cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại
1.2.1 Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
a) Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
Doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu là doanh nghiệp được thành lập theo qui định của Luật doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh các sản phẩm được chế biến từ gỗ (nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu thô: gỗ tròn; nguyên liệu qua sơ chế: dăm gỗ và các loại gỗ công nghiệp như: ván ép, gỗ ghép, gỗ lạng ), các sản phẩm của doanh nghiệp này là: bàn ghế ngoài trời, giường tủ và đồ nội thất bằng gỗ và các sản phẩm này được bán sang nước ngoài.
Từ một nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu là chủ yếu, Việt Nam đã vươn lên thành một nước xuất khẩu sản phẩm gỗ có tên tuổi trong khu vực Hiện có hơn 1200 doanh nghiệp CBGXK tại Việt Nam trong đó tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bình Định và Huế, đưa năng lực chế biến và xuất khẩu gỗ trong nước tăng từ 40% đến 50% mỗi năm Có khoảng gần 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp này đều có đặc điểm chung như sau:
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có những đặc điểm riêng của doanh nghiệp vừa và nhỏ như: qui mô vốn bé, trình độ công nghệ lạc hậu thiếu thông tin và trình độ tổ chức quản lý còn nhiều yếu kém đặc biệt trong lĩnh vực lập kế hoạch và xây
Trang 11dựng chiến lược phát triển lâu dài cho doanh nghiệp, thương hiệu của sản phẩm chưa được xây dựng vững mạnh Hơn nữa, mặt hàng này xuất khẩu ra thị trường thế giới nên gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh có tên tuổi trên thị trường, họ có lợi thế cả về qui mô, chất lượng và uy tín Như vậy với qui mô chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu đồ gỗ.
Hiện nay, nguyên liệu gỗ chiếm 60% - 70% giá thành sản phẩm Trong khi đó, trong nước chỉ đáp ứng gần 20% nguyên liệu gỗ cho chế biến gỗ xuất khẩu, còn lại hơn 80% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu từ nước ngòai, thêm vào đó các nước cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng Như vậy, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài và số lượng ngày càng hạn chế là yếu tố bất ổn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Để hạn chế bất ổn này buộc các doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động lớn dành cho dự trữ nguyên vật liệu.
Một đặc điểm quan trọng nữa là về đầu ra của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, các doanh nghiệp này sản xuất chủ yếu theo hợp đồng và sản xuất theo thời vụ, tập trung vào thị trường nước ngoài chủ yếu vào các thị trường như: EU, Nhật Bản, Mỹ đây là những thị trường khó tính Để đảm bảo nhận được tiền thanh toán từ phía người mua các doanh nghiệp không chỉ phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khắc khe trong các điều kiện thanh toán Vì vậy, các doanh nghiệp CBGXK cần có sự hỗ trợ của ngân hàng về dịch vụ thanh toán quốc tế.
Do các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay vừa nhỏ lại vừa phân tán, phát triển tự phát thiếu sự liên kết dù các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế là nguồn nhân công rẻ, tay nghề khéo léo, kỹ thuật tinh xảo và sản phẩm đạt chất lượng tương đương hàng nước ngoài, giá bán thấp hơn 20% so
Trang 12với hàng hóa cùng loại của nước ngoài vẫn khó cạnh tranh Khách hàng quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự “an toàn” của các hợp đồng, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không liên kết được với nhau trong sản xuất Các doanh nghiệp ít vốn nên khó có đủ khả năng để tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu của mình ra nước ngoài Vì vậy, đa số các doanh nghiệp thường nhận hợp đồng gia công cho phía đối tác hoặc xuất khẩu dưới hình thức gián tiếp.
Qui mô vốn của doanh nghiệp nhỏ bé, vốn tự tài trợ càng bé hơn, trong khi đó các hợp đồng cung cấp sản phẩm gỗ cho nước ngoài giá trị trung bình từ 10 - 20 tỷ đồng và có khi còn cao hơn, điều này buộc các doanh nghiệp phải đi vay rất nhiều Hơn nữa, đây là những doanh nghiệp sử dụng rất nhiều các dịch vụ ngân hàng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: cung cấp các tài khỏan giao dịch, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ… Vì vậy, đây là một thị trường đầy tiềm năng mà các ngân hàng cần xem xét để mở rộng hoạt động cho vay của mình
b) Vai trò của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
Từ khi hình thành và phát triển cho đến nay các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước, những vai trò quan trọng đó là:
Thứ nhất, sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân, đặc biệt là tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế Hiện có hơn 1200 doanh nghiệp chế biến gỗ trong cả nước tạo việc làm cho hơn 250.000 lao động
Thứ hai, với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành chế biến gỗ xuất khẩu đã giúp Việt Nam có uy tín trên thị trường thế giới về lĩnh vực chế biến, góp phần quảng cáo các ngành chế biến khác như: chế biến thủy sản,
Trang 13nông sản và quảng cáo cho ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam (đan, thêu, dệt may) từ đó đưa tên tuổi Việt Nam ngày càng lớn mạnh trên thương trường quốc tế
Thứ ba, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cũng giúp người lao động Việt Nam làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh với nước ngoài từ đó nâng cao trình độ lao động trong nước.
Và cuối cùng là doanh nghiệp có vai trò khuyến khích cả nhà nước và nông dân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc góp phần giảm sa mạc hóa quỹ đất sản xuất đang ngày càng khan hiếm Từ khi các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phát triển, rừng càng có giá trị về mặt kinh tế thì Nhà nước mới quan tâm quy hoạch các vùng rừng kinh tế và giao rừng cho người dân, từ đó việc chặt phá rừng giảm đi và tỷ lệ đất trống đồi núi trọc cũng giảm hẳn; góp phần giảm ô nhiễm môi trường, thiên tai và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất của quốc gia.
1.2.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
Cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn ít hơn hoặc bằng 12 tháng Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu như trên đã nói, có đặc điểm là sản xuất theo thời vụ và đa số sản phẩm của doanh nghiệp là xuất khẩu nên đây là đối tượng khách hàng vay ngắn hạn chủ yếu của ngân hàng.
Ngân hàng có thể có các phương thức cho vay ngắn hạn như sau:+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
Trang 14Đây là khoản cho vay theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính Phương thức này được áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, bởi vì nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu không ổn định và khan hiếm nên các doanh nghiệp phải mua nguyên liệu gỗ để dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, việc vay theo hạn mức sẽ giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ mua nguyên liệu, chủ động trong sản xuất.
Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
+ Cho vay từng lần (cho vay theo món)
Đây là phương thức cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu do không có điều kiện vay thường xuyên, mà doanh nghiệp vay vốn khi có đơn đặt hàng hoặc mới vay ngân hàng.
Mỗi lần vay, doanh nghiệp phải làm đơn và trình ngân hàng theo phương án sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định quy mô, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo của món vay nếu cần Mỗi món vay được tách biệt thành các hồ sơ khác nhau Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi
Thấu chi là một kỹ thuật cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Để được vay theo hạn mức thấu chi, các khách hàng phải là những khách hàng quen biết, thường xuyên giao dịch qua ngân hàng, tình hình tài
Trang 15chính tương đối ổn định Ngân hàng và khách hàng cần xác định và thoả thuận bằng văn bản về hạn mức thấu chi và thời hạn hiệu lực của hạn mức đó để áp dụng.
Hạn mức thấu chi được xác định trên cơ sở số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng và tỷ lệ hạn mức thấu chi thoả thuận giữa hai bên.
Cho vay theo hạn mức thấu chi là loại hình cho vay có nhiều ưu điểm vì giảm bớt được nhiều thủ tục vay vốn rườm rà, tiết kiệm chi phí cho cả ngân hàng lẫn khách hàng vay vốn.
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng (Credit card) là loại thẻ ngân hàng phát hành cho những khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt tại các ATM Đối với những khách hàng thoả mãn điều kiện của ngân hàng phát hành thẻ - sau khi ký hợp đồng tín dụng thẻ với ngân hàng, ngân hàng này cấp cho khách hàng 1 thẻ tín dụng với một số tiền được cài sẵn trong bộ nhớ theo hạn mức tín dụng đã được hai bên thoả thuận, khách hàng loại này không nhất thiết phải duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi của mình, vì đã có hạn mức tín dụng khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã chấp thuận trong hợp đồng tín dụng.
Để thúc đẩy việc sử dụng thẻ rộng rãi và phù hợp với nhu cầu chi tiêu và thu nhập của khách hàng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ quy định mức trả nợ tối thiểu tính trên dư nợ tín dụng thẻ, tỷ lệ này thường từ 20% - 50% dư nợ tín dụng thẻ.
Cho vay trung và dài hạn
Các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có nhu cầu vay trung và dài hạn để mua trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh Nếu tính toán được hiệu quả kinh tế,
Trang 16có khả thi mà thiếu vốn thì ngân hàng sẽ cho vay Nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp ngày càng gia tăng do nhu cầu hiện đại hoá máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm gia tăng trong môi trường cạnh tranh gay gắt và yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ
Các hình thức cho vay trung và dài hạn:
+ Cho vay trung và dài hạn (cho vay theo dự án)
Đây là loại hình cho vay được xem xét mở rộng gần đây tại các NHTM quốc doanh đối với các doanh nghiệp Theo đó, các dự án của doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tạo, nâng cấp máy móc thiết bị, sẽ được ngân hàng giải quyết cho vay nếu thấy dự án đó có hiệu quả.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Để đề phòng trường hợp đơn vị chủ đầu tư đã sử dụng hết hạn mức tín dụng mà công trình dự án đầu tư chưa hoàn thành do phát sinh chi phí vượt dự toán Ngân hàng và chủ đầu tư cần xác định trước một hạn mức tín dụng dự phòng Ngân hàng sẽ cho vay theo hạn mức dự phòng nếu xảy ra trường hợp nói trên.
Trang 17hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ đóng vai trò là “ngân hàng đầu mối” (hay ngân hàng chủ trì) sẽ kêu gọi các ngân hàng khác cùng tham gia cho vay (hợp vốn) và phân bổ hạn mức cho từng ngân hàng thành viên Ngân hàng đầu mối sẽ trực tiếp giải ngân, lập phương án thu nợ, thu lãi, đồng thời phân bổ mức thu nợ, thu lãi cho các ngân hàng thành viên theo tỷ lệ vốn của từng ngân hàng tham gia.
1.2.2.2 Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
Quy trình tín dụng: là văn bản quy định các bước và nội dung nghiệp
vụ phải được thực hiện đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ, quan hệ tác nghiệp giữa các đơn vị trong quá trình cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức cho vay, chiết khấu chứng từ có giá của ngân hàng.
Trong hoạt động cho vay các NHTM luôn mong muốn hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, để thực hiện được điều này buộc các ngân hàng phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt trong cho vay Do đó, quy trình cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh NHĐT Bình Định cũng phải tuân thủ theo những quy định hiện hành liên quan đến quá trình cho vay do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ban hành và phù hợp với những đặc điểm riêng của doanh nghiệp CBGXK.
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng - bộ phận quan hệ trực tiếp - tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo các bước sau:
- Thẩm định trước khi cho vay
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay
Quy trình cho vay được tiến hành qua các bước cụ thể như bảng 1.1
Trang 18Bảng 1.1 Quy trình tín dụng tổng quát
Các giai đoạn của quá trình
Nguồn và nơi cung cấp thông
Khách hàng cung cấp
Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ.
Hoàn thành hồ sơ, chuyển sang giai đoạn thẩm định
2 Thẩm định các điều kiện tín dụng
- Hồ sơ từ giai đoạn 1 chuyển sang - Các thông tin từ phòng phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ, nguồn khác
Tổ chức thẩm định hồ sơ vay vốn Phòng tín dụng phối hợp với phòng nguồn vốn, thanh toán quốc tế để thực hiện.
Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền xét duyệt cho vay.
3 Quyết định cho vay
- Thông tin từ giai đoạn 2 chuyển sang- Nguồn khác
Các bộ phận có thẩm quyền xem xét và quyết định cho vay hay không
- Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay- Tiến hành ký hợp đồng tín dụng nếu đồng ý cho vay
4 Giải ngân, kiểm tra, giám sát
- Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan- Báo cáo định kỳ của khách hàng- Nguồn thông tin trực tiếp thông qua kiểm tra, giám sát khách hàng.
Hoàn thiện các điều kiện để giải ngân, giải ngân và kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ của khách hàng.
- Khách hàng nhận tiền vay để tiến hành phương án kinh doanh- Đánh giá tình hình sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ
- Đánh giá biện pháp bảo đảm tiền vay
5 Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh
- Kết quả đánh gía của giai đoạn trên- Các hợp đồng và các chứng từ khác
- Theo dõi việc trả nợ gốc, lãi, phí
- Tiến hành thu nợ, thu lãi và phí
- Xử lý phát sinh nếu có
- Thu hồi vốn vay và lãi
- Đưa ra các biện pháp xử lý phát sinh nếu có (nợ xấu)
6 Kết thúc hợp đồng tín dụng
- Thông tin nội bộ ngân hàng
- Thông tin khác
Tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay và lưu hồ sơ
- Hợp đồng tín dụng kết thúc và thanh lý tài sản đảm bảo.
Trang 19Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn là cơ sở đầu tiên để ngân hàng xem xét cho vay Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị Ngân hàng đầu tư và phát triển cung cấp sản phẩm tín dụng, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng, và tùy thuộc vào khách hàng cũ hay mới, vay với qui mô lớn hay nhỏ từ đó xác định các thủ tục cần thiết, tư vấn cho khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng xem xét lại chi tiết hồ sơ vay vốn, đảm bảo đã nhận được tất cả thông tin, tài liệu cần thiết và thấy đạt yêu cầu thì chuyển sang giai đoạn thẩm định.
Phân tích, thẩm định các điều kiện tín dụng
Phân tích, thẩm định các điều kiện tín dụng nhằm mục đích đánh giá khả năng sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng Để đạt mục đích trên ngân hàng phải tiến hành phân tích và thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:
- Phân tích, thẩm định khách hàng:
Thứ nhất, tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực
pháp lý, năng lực điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp
Thứ hai, thẩm định, đánh giá khả năng tài chính của khách hàngThứ ba, phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng
- Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân ngân hàng.
- Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.- Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay
- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Sau khi hoàn thành phân tích, thẩm định Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định hoàn chỉnh chuyển cho cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng sau khi rà
Trang 20soát, xem xét rồi lập tờ trình kèm với hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng tín dụng tiếp tục trình lãnh đạo ngân hàng phê duyệt Tờ trình tín dụng được cán bộ tín dụng ký thể hiện rằng cán bộ tín dụng là người đề xuất phê duyệt cho vay và chấp nhận trách nhiệm với đề xuất của mình và chịu trách nhiệm quản lý khoản vay sau khi phê duyệt Nếu khoản vay vượt thẩm quyền của chi nhánh thì sẽ được trình lên Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam kiểm tra, thẩm định lại kết quả đã thẩm định tại Chi nhánh.
Như vậy, kết quả thẩm định của giai đoạn này cộng với những thông tin về thị trường và một số thông tin khác, chính sách tín dụng, mục tiêu của ngân hàng… là những cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay hay không đối với một khách hàng.
Quyết định cho vay
Căn cứ bộ hồ sơ vay vốn, căn cứ đề xuất của cán bộ thẩm định/tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khỏan vay sẽ được Ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt cho vay:
Trực tiếp xem xét và quyết định (trong phạm vi được ủy quyền)- Duyệt đồng ý cho vay
- Đề nghị các phòng giải trình thêm vướng mắc (nếu có)- Duyệt cho vay có điều kiện
- Không đồng ý cho vay, lý do
Đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quy định của Chi nhánh.
Trường hợp vượt quyền phán quyết của chi nhánh, hồ sơ vay vốn, sau khi có đầy đủ chữ ký ở cấp chi nhánh sẽ trình lên Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để giải quyết theo qui định.
Hồ sơ đã được phê duyệt sẽ được chuyển sang cho cán bộ tín dụng quản lý giải ngân.
Trang 21Giải ngân, kiểm tra giám sát khoản vay
Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng Giai đoạn này chỉ được thực hiện khi ngân hàng quyết định cho vay Giai đoạn này thể hiện hàng loạt các nghiệp vụ ở các khâu khác nhau trong Ngân hàng.
Kiểm tra, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, nợ vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy thuộc theo độ an toàn khoản vay.
Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý phát sinh
Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký cho từng dự án, nếu thấy có vấn đề gì thì đưa ra các biện pháp xử lý để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Thanh lý hợp đồng tín dụng
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực Ngân hàng tiến hành giải chấp tài sản và lưu hồ sơ tín dụng.
Trên đây là các bước tổng quát của một quy trình tín dụng do Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam quy định Tuy nhiên, đối với từng trường hợp khách hàng cụ thể, lĩnh vực cụ thể thì nội dung chi tiết của quy trình sẽ khác nhau Đối với quy trình tín dụng ngắn hạn thì nội dung thẩm định là đơn giản hơn quy trình tín dụng trung và dài hạn, hơn nữa, nội dung chi tiết của
Trang 22quy trình tín dụng ngắn hạn sẽ được thực hiện đơn giản hơn quy trình tín dụng trung và dài hạn.
Doanh nghiệp CBGXK có đặc điểm là phải dự trữ gỗ cho các hợp đồng sản xuất theo thời vụ Do đó, loại hình cho vay ngắn hạn và theo hạn mức được áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu dự trữ gỗ nguyên liệu Như vậy, quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp CBGXK phải có những chi tiết khác biệt để phù hợp với những điểm khác biệt này.
1.3 Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của NHTM
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại
Để đánh giá mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp CBGXK tại NHTM người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau
• Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu vay vốn
Chỉ tiêu này thể hiện số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có quan hệ vay vốn với ngân hàng qua các năm
• Thị phần cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
Thị phần cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phản ảnh thị phần phục vụ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này trên địa bàn hoạt động của ngân hàng Chỉ tiêu này được so sánh qua các năm hoặc đem so sánh với các NHTM khác để đánh giá mở rộng của ngân hàng đối với doanh nghiệp CBGXK.
Th ph n cho vay ị ầ đố ới v i doanh nghi p ch bi n =ệ ế ế
g xu t kh uỗ ấ ẩ
S lố ượng doanh nghi p ch bi n g ệ ế ế ỗxu t kh u vay v n t i ngân h ng ấ ẩ ố ạ à
T ng s doanh nghi p ch bi n ổ ố ệ ế ếg xu t kh u trên a b nỗ ấ ẩ đị à
ngân h ng ho t à ạ động
Trang 23• Doanh số cho vay, thu nợ đối với các doanh nghiệp CBGXK
Doanh số cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp CBGXK thể hiện khối lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp Chỉ tiêu này được so sánh qua các năm, so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng để đánh giá mở rộng cho vay của ngân hàng đối với DN CBGXK.
Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp CBGXK cho ta thấy được tình hình thu nợ vay của ngân hàng khi cho doanh nghiệp CBGXK vay.
• Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu:
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong hoạt động cho vay của ngân hàng So sánh chỉ tiêu này qua các năm cho thấy mức độ thay đổi qui mô cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
So sánh dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp CBGXK với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng ta thấy được mức độ mở rộng cho vay hiện tại của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này.
Việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp còn được đánh giá qua cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn.
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu:
Chỉ tiêu này phản ảnh cơ cấu cho vay ngắn hạn trong toàn bộ dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu So sánh chỉ tiêu này qua
D n cho vay ư ợ đố ới v i doanh nghi pệT tr ng d n cho vay ỷ ọ ư ợ ch bi n g xu t kh u ế ế ỗ ấ ẩ đố ới v i doanh nghi p ch = ệ ế
bi n g xu t kh u ế ỗ ấ ẩ D n cho vay c a ngân h ng ư ợ ủ à
T tr ng d n cho vay ng n h nỷ ọ ư ợ ắ ạ D n ng n h n c a doanh nghi pư ợ ắ ạ ủ ệi v i doanh nghi p ch bi n = ch bi n g xu t kh u
g xu t kh uỗ ấ ẩ T ng d n cho vay ổ ư ợ đố ới v i các doanh nghi p ch bi n g xu t ệ ế ế ỗ ấ
Trang 24các năm cho thấy mức độ mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các Doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng.
Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu:
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu So sánh chỉ tiêu này qua các năm ta thấy mức mở rộng cho vay đầu tư của ngân hàng đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
1.3.2.1 Các nhân tố thuộc về NHTM
Mở rộng cho vay luôn được đặt ra đối với các NHTM, tuy nhiên khả năng mở rộng cho vay chịu tác động của nhiều nhân tố, mà trước hết là các nhân tố thuộc về ngân hàng Các nhân tố thuộc về ngân hàng bao gồm:
Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng phản ảnh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Một chính sách tín dụng luôn luôn phải trả lời các câu hỏi: quy mô của tín dụng là bao nhiêu? Thời hạn cho vay bao nhiêu là thích hợp? Sử dụng các hình thức cho vay nào? Lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướng phát triển?
Như vậy, chính sách tín dụng của ngân hàng quyết định khả năng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.
D n cho vay trung v d i h n ư ợà àạ đố ới v i T tr ng d n cho vay trung doanh nghi p ch bi n g xu t kh uỷ ọư ợệế ếỗấẩv d i h n à à ạ đố ới v i doanh nghi p = ệ
ch bi n g xu t kh u ế ếỗấẩ T ng d n cho vay ổư ợđố ới v i các doanh nghi p ch bi n g xu t ệế ếỗấkh uẩ
Trang 25Nguồn vốn của ngân hàng
Quy mô nguồn vốn của ngân hàng quyết định số lượng cho vay, quy mô khoản vay mà ngân hàng đó có thể cung cấp Hoạt động cho vay luôn mang lại rủi ro cho ngân hàng, vì vậy, để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng nói riêng và an toàn tài chính tiền tệ cho nền kinh tế nói chung, NHTW thường qui định một tỷ lệ dư nợ cho vay tối đa so với tổng số vốn tự có của ngân hàng; đối với một khách hàng hay một lĩnh vực, ngành nghề thì tỷ lệ này được qui định theo các mức khác nhau Chẳng hạn, theo điều 79 Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX của Việt Nam qui định: tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng Theo đó, một ngân hàng có quy mô vốn lớn có thể cung cấp một khối lượng tín dụng lớn và thời hạn tín dụng có thể dài hơn Vậy, khả năng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phụ thuộc vào quy mô vốn của ngân hàng.
Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên
Tăng trưởng tín dụng là mục tiêu không thể thiếu trong các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của ngân hàng Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm, ngân hàng phải có những biện pháp mở rộng cho vay thích hợp Tuy nhiên, khi mở rộng cho vay đối với một ngành nghề hay một lĩnh vực, ngân hàng phải xem xét khả năng về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên mình trong lĩnh vực, ngành nghề đó; nếu không thì ngân hàng phải xem xét lại việc mở rộng cho vay như vậy có an toàn không đối với ngân hàng Như vậy, tuỳ theo khả năng chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên mà ngân hàng mở rộng cho vay trong phạm vi mà nhân viên mình có thể đảm đương được để né tránh rủi ro Hơn nữa, tùy thuộc nhân viên có khả năng, kinh nghiệm trong những ngành nghề nào, lĩnh vực nào mà cho vay vào lĩnh vực, ngành nghề đó.
Trang 26Các hình thức vay vốn mà ngân hàng có thể cung cấp
Thực tế cho thấy, ngân hàng có các hình thức vay vốn đa dạng, linh hoạt sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn Các doanh nghiệp CBGXK không chỉ là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường mà nó còn gắn thường xuyên với các hoạt động xuất nhập khẩu Vì vậy, các hình thức cho vay của ngân hàng không chỉ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh mà còn phải tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Hoạt động marketing ngân hàng
Hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt không những chỉ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn trong lĩnh vực ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng buộc phải đổi mới hoạt động của mình và phải chú trọng đến hoạt động marketing Marketing ngân hàng giúp cho ngân hàng tạo uy tín trên thị trường và làm cho khách hàng tìm thấy được các dịch vụ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu của họ và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng các dịch vụ đó của ngân hàng.
Thủ tục vay vốn
Đây là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Nếu thủ tục vay khắc khe và rườm rà hơn so với các ngân hàng thương mại khác đang hoạt động trên cùng địa bàn, chắc chắn ngân hàng sẽ khó mở rộng cho vay được.
Trình độ công nghệ của ngân hàng
Nếu một ngân hàng có trình độ công nghệ cao thì thời gian thực hiện một giao dịch sẽ được rút ngắn, không có sai sót trong giao dịch của ngân hàng điều này làm cho khách hàng thoải mái và yên tâm khi đến vay tại ngân hàng.
Các yếu tố khác
Trang 27Thái độ phục vụ của nhân viên trong ngân hàng, thông tin tín dụng, lãi suất vay vốn Và các hỗ trợ đi kèm với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.2 Các nhân tố ngoài ngân hàng
Các điều kiện về kinh tế
Điều kiện kinh tế là những yếu tố khách quan thể hiện sự tăng trưởng kinh tế tốt đẹp hay sự trì trệ của nền kinh tế.
Khi một nền kinh tế đang ở trong hoàn cảnh thuận lợi, sức mua cao, xuất khẩu dễ dàng là cơ hội cho các NHTM mở rộng cho vay Ngược lại khi nền kinh tế bị đình trệ thì cho vay sẽ bị thu hẹp lại, nếu ngân hàng mở rộng cho vay trong điều kiện này sẽ có thể gặp nhiều rủi ro Đặc biệt, là điều kiện kinh tế của ngành CBGXK, tăng trưởng của ngành ổn định với tốc độ cao là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay và tìm kiếm lợi nhuận.
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương là cơ quan thực thi chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia Chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước bao gồm các chính sách như: dự trữ pháp định, chính sách chiết khấu, chính sách thị trường mở, chính sách nới lỏng hay thắt chặt tín dụng bằng các chỉ tiêu cụ thể Những chính sách này mang tính chất cưỡng chế của pháp luật nên ngân hàng buộc phải tuân theo.
Khi NHTW muốn hạn chế tín dụng thì buộc các ngân hàng thương mại cũng phải hạn chế tín dụng và ngược lại khi NHTW muốn mở rộng tín dụng thì buộc các ngân hàng thương mại phải mở rộng theo.
Ngoài ra, NHTW còn phải có nhiệm vụ ổn định tiền tệ ngân hàng của quốc gia, khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của tòan bộ nền kinh tế Vì vậy, NHTW luôn phải kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của ngân hàng từ việc thành lập cho đến quá trình hoạt động của các
Trang 28ngân hàng Những qui định của NHTW có thể quá chặt chẽ, còn những thiếu sót hoặc chưa hoàn chỉnh làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng
Các nhân tố thuộc về phía các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu:
- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của món vay, các ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải có một phần vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quá thấp thì khó có thể vay được vốn của ngân hàng Như vậy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng.
- Uy tín của doanh nghiệp
Nếu trên địa bàn ngân hàng hoạt động có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã có uy tín trên thị trường thì ngân hàng dễ dàng mở rộng cho vay hơn nếu các doanh nghiệp này là mới thành lập hoặc không có uy tín trên thị trường.
- Phương án kinh doanh
Ngân hàng dựa vào các phương án kinh doanh để cho doanh nghiệp vay vốn, nếu các doanh nghiệp này có phương án kinh doanh tốt thì đây là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay của mình.
- Tài sản đảm bảo
Các ngân hàng luôn yên tâm hơn khi các doanh nghiệp vay vốn của mình có tài sản đảm bảo Do vậy, việc cân nhắc cho vay đối với các đối tượng có tài sản bảo đảm là dễ dàng hơn Do đó, nếu các doanh nghiệp có tài sản đảm bảo thì việc mở rộng cho vay của ngân hàng rất thuận lợi.
- Các yếu tố khác
Trang 29Khả năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng các dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp cũng là những yếu tố mà ngân hàng cần xem xét để cho vay, nếu các yếu tố này đền tốt thì việc xét duyệt cho vay đối với doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.
Với tất cả những điều trình bày ở trên, mặc dù là cơ bản nhất, cũng cho thấy được vài trò và bản chất của ngân hàng thương mại, từ các hoạt động ngân hàng truyền thống đến các hoạt động ngân hàng hiện đại Trong đó, hoạt động cho vay - tuy là hoạt động truyền thống nhưng vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay bởi vai trò quan trọng đặc biệt của nó Cho vay của ngân hàng đã hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và doanh nghiệp CBGXK nói riêng, và sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CBGXK nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế nếu cho vay được mở rộng Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thuộc về ngân hàng, những yếu tố thuộc về doanh nghiệp và những yếu tố khách quan khác Chính vì lẽ đó, “ những vấn đề cơ bản về cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK của NHTM” là cơ sở để phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp để mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định.
Trang 30Sau kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) là thời kỳ có nhiều đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế theo tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Trung uơng lần thứ 6 khoá IV Hệ thống tài chính tín dụng đổi mới đi đôi với Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản theo Nghị định 232/CP Đặc biệt chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo Nghị định 259/CP của Hội đồng Chính Phủ, ngày 24/06/1981
Ngày 20/12/1982 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Nghĩa Bình đuợc thành lập theo mô hình vừa 2 cấp vừa 3 cấp, trực thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam
Trang 31Ngày 01/07/1989 Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam có Quyết định số 99/NH-QĐ quyết định giải thể Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Nghĩa Bình thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Bình Định và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Quảng Ngãi, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và hoạt động theo Quyết định số 43/NH-QĐ ngày 17/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Do vậy, nhiệm vụ của NHĐT được thay đổi cơ bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu phục vụ xây lắp phục vụ đầu tư phát triển
Từ 1/1/1995, đây là dấu mốc cơ bản của NHĐT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHĐT Bình Định nói riêng: được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước
2.1.2 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định
Từ khi thành lập cho đến nay, mô hình tổ chức của Chi nhánh NHĐT Bình Định đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ mới và đáp ứng yêu cầu kinh doanh của một Ngân hàng hiện đại Mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm: 16 phòng ban, trong đó có 6 phòng chức năng, 9 phòng nghiệp vụ và một phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ, với gần 150 cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh.
Trang 32Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHĐT Bình ĐịnhBAN GI M Á ĐỐC Phòng ki m tra – ki m soát n i bể ể ộ ộ
Các đơn v ịch c n ngứă
Phòng k ho ch ếạngu n v nồố
Phòng th m nh v ẩ địàqu n lý tín d ngảụ
B ph n ngân quộậỹPhòng k toánế
Phòng t ch c ổứh nh chínhàPhòng thanh toán
qu c tố ế
Phòng giao d ch ịNguy n Thái H cễọPhòng giao d ch Trung ị
tâm thương m iạ
Phòng giao d ch T ng ịăB t Hạổ
Phòng giao d ch kháchị h ng doanh nghi pàệPhòng giao d ch kháchị
h ng cá nhânà
1 b n ti t ki m Ch à ế ệợL nớ
Các đơn v ịnghi p vệụ
Phòng giao d ch s 1ịốPhòng tín d ng IIụ
Phòng tín d ng Iụ
Trang 33Quyết định số 13/1999/QĐ-TTg ngày 4/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ ra đời đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động tín dụng đầu tư và phát triển Từ đây, hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển nói chung và NHĐT Bình Định nói riêng bắt đầu chuyển sang hoạt động tín dụng thị trường Hoạt động theo cơ chế mới đòi hỏi NHĐT Bình Định phải sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nhưng đủ mạnh để cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn và khu vực.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHĐT Bình Định
3 Tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng,
399.564341.79757.767- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu232.747143.115132.622
II Sử dụng vốn
1 Tổng doanh số cho vay 12 tháng- Doanh số cho vay ngắn hạn- Doanh số cho vay trung, dài hạn
1.164.7793.358.457806.3222 Doanh số thu nợ 12 tháng
- Doanh số thu nợ ngắn hạn
- Doanh số thu nợ trung và dài hạn
5.099.9242.731.4492.368.4753 Tổng dư nợ tín dụng
- Dư nợ ngắn hạn- Dư nợ trung, dài hạn
2.082.1471.429.810652.3374 Nợ xấu
- Nợ quá hạn- Nợ chờ xử lý- Nợ khoanh
Nguồn: Phòng nguồn vốn NHĐT Bình Định
Trang 34Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, song được sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo các cấp, đồng thời vận dụng linh hoạt các chính sách của Đảng, của Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định đã nhanh chóng triển khai những bước đi phù hợp và vững chắc, huy động tốt nguồn vốn cho đầu tư và phát triển.
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của NHĐT ngày càng tăng, trung bình 14,79%/năm, có được kết quả này là nhờ Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu như: phát hành kỳ phiếu, sổ, thẻ tiết kiệm… Năm 1995, lần đầu tiên ngân hàng áp dụng hình thức huy động tiền gửi ngắn hạn đối với tổ chức kinh tế và dân cư Đến cuối năm 2001 NHĐT Bình Định đã đạt số tiền gửi huy động vượt mức 700 tỷ đồng, năm 2005 là 1.327 tỷ đồng Thị phần tiền gửi tăng từ 8% năm 1991 lên 25% năm 1995, 49% năm 2001 và 39,06% năm 2005
Việc sử dụng vốn của Chi nhánh NHĐT Bình Định cũng đạt những kết quả khả quan Liên tục trong 10 năm liền (1991-2001), Chi nhánh NHĐT Bình Định luôn hoàn thành vượt mức dư nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước Năm 2005 NHĐT Bình Định là ngân hàng duy nhất trên địa bàn vượt qua mức dư nợ 2000 tỷ đồng; năm 2005, tổng dư nợ của ngân hàng là 2.082,147 tỷ đồng chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư tín dụng toàn địa bàn, trong đó dư nợ trung và dài hạn chiếm 31,33% Vốn tín dụng của Ngân hàng là nguồn trợ lực vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các thành phần kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp Như vậy, nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu được sử dụng cho vay, còn lại là ngân quỹ của Ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, một số ít mua trái phiếu Chính phủ
Trang 35Bảng 2.2: Dư nợ theo ngành kinh tế
- Thương nghiệp, dịch vụ, khách sạn
4,9 120.087 5,8 130.429 6,26
- Vận tải, kho bãi và
thông tin liên lạc 554.961 26,8 472.765 22,8 22.443 1,08
- Xây dựng895.62043,3899.25743,3631.28930,32- Các ngành khác160.6227,894.2564,5225.39310,83
Nguồn: phòng nguồn vốn NHĐT Bình Định
Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế (bảng 2.2), cho thấy rằng ngân hàng tập trung cho vay một số ngành, lĩnh vực như: công nghiệp khai thác, chế biến, vận tải, thông tin liên lạc và xây dựng Trong đó, lĩnh vực cho vay truyền thống của ngân hàng là lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất: là 895.620 triệu đồng và 899.257 triệu đồng chiếm 43,3% trong tổng dư nợ của ngân hàng vào năm 2003 và năm 2004, nhưng đến năm 2005 thì dư nợ cho vay trong lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ, chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất do dư nợ trong lĩnh vực này tăng lên 1.005.384 triệu đồng chiếm 48,29% trong tổng dư nợ của ngân hàng Sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với thực tế phát triển của các ngành kinh tế tại địa bàn tỉnh Bình Định, chính sách và định hướng phát triển kinh tế tại địa phương Điều này cho thấy NHĐT Bình Định đã rất nhạy bén trong việc sử dụng vốn của mình, nó luôn luôn thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế và môi trường kinh doanh.
Năm 1995, NHĐT Bình Định là một trong những chi nhánh đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện nghiệp vụ
Trang 36thanh toán quốc tế Đến 31/12/2005, tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 120,769 triệu USD chiếm 35,09% kim ngạch xuất nhập khẩu của Tỉnh (cả tỉnh 344,125 triệu USD), tăng 11% so với năm 2004.
Các hoạt động nghiệp vụ khác của NHĐT Bình Định cũng ngày càng được hoàn thiện như: kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh Công tác hoạch toán kế toán kinh doanh, thanh toán và chuyển tiền, quản lý tài sản,… luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác Đặc biệt Ngân hàng đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ theo dự án tư vấn hỗ trợ thực hiện chương trình tái cơ cấu NHĐT Đây là chương trình dự án hỗ trợ NHĐT trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức và một số chương trình nghiệp vụ được lựa chọn, bao gồm: tín dụng, quản lý rủi ro, quản lý tài sản, kiểm toán nội bộ (dự án do Công ty tư vấn quốc tế IFG thực hiện theo hợp đồng với NHNN Việt Nam) theo thông lệ quốc tế.
Với kết quả: vốn huy động hàng năm luôn tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã huy động được, và thông qua các biện pháp nhằm làm đơn giản hóa các thủ tục, tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạnh dạn tư vấn xây dựng các ý tưởng, các dự án phát triển đã giúp NHĐT Bình Định thu hút ngày càng đông các khách hàng (nếu năm 2000 NHĐT Bình Định chỉ có 4 nghìn khách hàng, thì đến năm 2005 đã đạt trên 12 nghìn khách hàng) Kết quả trên không chỉ giúp ngân hàng có được nguồn thu rất lớn từ hoạt động cho vay mà còn đem về cho ngân hàng các khoản thu khác từ phát triển các dịch vụ.
Trang 37Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của các NHTM Nhà nước chi nhánh Bình Định
Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Định
Và kết quả là lợi nhuận của NHĐT Bình Định cũng không ngừng tăng qua các năm (bảng 2.1, biểu đồ 2.1): đạt hơn 18 tỷ đồng năm 2003, hơn 27 tỷ đồng năm 2004 và hơn 35 tỷ đồng năm 2005 Kết quả này giúp NHĐT Bình Định dẫn đầu về lợi nhuận trong các chi nhánh NHTM Nhà nước trên địa bàn.
2.2 Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định
2.2.1 Khái quát các Doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bình Định là một trong những địa phương có quy mô và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, chế biến xuất khẩu hàng gỗ trong khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung
Bình Định có lợi thế về vị trí địa lý: nằm trên trục đường hành lang Đông - Tây, có quốc lộ 19 nối liền các tỉnh Tây Nguyên, có cảng biển Quy Nhơn, đây là con đường thuận lợi để vận chuyển gỗ nguyên liệu từ Lào, Campuchia, các tỉnh Tây Nguyên vào tỉnh, cộng với cơ chế thông thoáng và
Trang 38hoạt động xuất khẩu dễ dàng thông qua cảng Quy Nhơn nên các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu rất phát triển ở trong tỉnh và góp vai trò to lớn trong hoạt động ngoại thương của tỉnh.
Có thể khái quát qua tình hình phát triển và đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của tỉnh Bình Định như sau:
Về quy mô và số lượng các doanh nghiệp CBGXK
Với sự thuận lợi về vị trí địa lý và kinh nghiệm giao lưu buôn bán với nước ngoài nên số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Định tăng rất nhanh qua các năm (bảng 2.3) Đến cuối năm 2005, tòan tỉnh đã có 92 doanh nghiệp trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gỗ, chiếm 7,29% số doanh nghiệp trong tỉnh (tổng số doanh nghiệp trong tỉnh năm 2005 là 1262 doanh nghiệp)
Bảng 2.3: Nguồn vốn của Doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
hữu (tr.đồng) 171.454 193.324 289.571 340.729 492.295 665.568- Nợ phải trả
18.009,36 15.316,45 25.361,23 29.840,09 37.882,50 31.703,97
Nguồn: Cục thống kê Bình Định
Nguồn vốn đầu tư trung bình của các doanh nghiệp cũng tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng bình quân 23,81%/năm Tuy qui mô vốn bình quân
Trang 39tăng nhưng vốn chủ sở hữu khơng tăng và chiếm tỷ trọng bé trong tổng nguồn vốn: trung bình vốn chủ sở hữu chiếm 30,7% so với tổng nguồn vốn (ta cĩ thể thấy rõ tình hình này qua biểu đồ 2.2) Nguồn vốn cịn lại của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay Điều này xuất phát từ đặc điểm riêng của các doanh nghiệp CBGXK đĩ là nguyên liệu gỗ vẫn chiếm 60% - 70% giá thành sản phẩm nên các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều cho vốn lưu động, do đĩ áp lực vay vốn rất cao.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn của các Doanh nghiệp CBGXK
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Vốn chủ sở hữuPhải trả khác Vốn vay NH
Đặc điểm sản xuất của Doanh nghiệp CBGXK
Sản phẩm của doanh nghiệp là các sản phẩm được chế biến từ gỗ bao gồm: bàn, ghế ngồi trời, giường, tủ, và đồ nội thất bằng gỗ; thị trường đầu ra của sản phẩm là các nước: Mỹ, Nhật và EU Tỷ lệ gỗ trên sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp vẫn chiếm gần 100%, nguyên liệu gỗ vẫn chiếm gần 60% đến 70% giá thành sản phẩm, giá kim loại chiếm khoảng 5% (ốc, vít), vật liệu nhựa đĩng gĩi chiếm 1%, cịn lại là các chi phí khác Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khơng hồn tồn được chủ động về nguyên liệu gỗ đầu vào, hầu hết nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu từ nước ngồi, gần 80% gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngồi, cịn lại trong nước
Trang 40đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho sản xuất của các doanh nghiệp Như vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu và không được chủ động trong nguyên liệu đầu vào buộc các doanh nghiệp CBGXK phải dự trữ nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu sản xuất, do đó nhu cầu vốn lưu động rất lớn, cần phải vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu này
Quá trình sản xuất sản phẩm gỗ cũng đòi hỏi các yêu cầu về mặt kỹ thuật rất cao Để có thành phẩm đúng qui cách, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì quá trình sản xuất phải tuân theo một qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt và quản lý theo các tiêu chuẩn như ISO 9000-2001 Chỉ cần một chi tiết trong lô hàng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chất lượng như đã định trong hợp đồng thì khách hàng sẽ không chấp nhận lô hàng đó Hơn nữa, do yêu cầu của về bảo vệ môi trường buộc các doanh nghiệp phải sử dụng gỗ nhập khẩu có nguồn gốc được khai thác trong các khu rừng được quản lý bền vững (FSC) Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp CBGXK phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi và đội ngũ quản lý kinh doanh nhanh nhạy, am hiểu thị trường.
Các doanh nghiệp CBGXK không thực hiện sản xuất liên tục, mà sản xuất theo thời vụ, thường là được nghỉ vào mùa hè, đây là tính mùa vụ đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU vì sản phẩm gỗ của ta xuất sang thị trường EU vẫn chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời Do đó, công nhân hầu hết không có lương hoặc có lương không đáng kể trong mùa này trừ một số doanh nghiệp có hợp đồng trái vụ Đây là một khó khăn của các doanh nghiệp CBGXK, các doanh nghiệp có thể thiếu công nhân trong mùa sản xuất hoặc khi có những đơn hàng lớn
Hoạt động xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp CBGXK
Năm 2004, mặt hàng hàng gỗ xuất khẩu đạt trên 126,85 triệu USD, tăng gấp 1,73 lần năm 2003 (73,36 triệu USD), chiếm 43,43% tổng kim ngạch