1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long

80 456 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thành công của một ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định cácdịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ đó một cáchcó hiệu quả Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn cácngân hàng thương mại, phản ánh đặc trưng của ngân hàng thương mại Vớitầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chínhsách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một tầm quan trọng đặc biệt trong sựnghiệp phát triển kinh tế – xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước Với sự gia tăng liên tục về số lượng và hoạt động ngày càng hiệuquả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng đối với sự tăng trưởngcủa nền kinh tế và chương trình xoá đói giảm nghèo cũng như giải quyết cácvấn đề xã hội khác Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rấtlớn và không ngừng tăng lên do mỗi năm có hàng ngàn doanh nghiệp ra đời.Tiềm năng của khối doanh nghiệp này đang là hướng đầu tư trọng điểm củanhiều ngân hàng thương mại.

Được tìm hiểu những chủ trương chính sách của NHNo&PTNT ViệtNam và trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, đãcho em hiểu rõ hơn tính đúng đắn của chính sách mở rộng tín dụng doanhnghiệp vừa và nhỏ Thời gian vừa qua, chi nhánh Thăng Long đã có đượcnhững bước tiến đáng kể trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chưakhai thác hết được những khả năng của chi nhánh Vậy tại sao chi nhánhThăng Long không đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay tới đối tượng khách

hàng nhiều tiềm năng này? Với những trăn trở đó em đã chọn đề tài: "Mở rộngtín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánhThăng Long" làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn có cơ hội tìm hiểu

Trang 2

nhiều hơn nữa về hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp mộtsố ý kiến giúp mở rộng tín dụng tới đối tượng khách hàng này được tốt hơn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu một số giải pháp

chính nhằm mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNTViệt Nam chi nhánh Thăng Long.

Phạm vi nghiên cứu: Đó là các vấn đề tín dụng ngân hàng đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thăng Long trong những năm gầnđây.

Phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên các lý thuyết kinh tế kết hợp với thực tế, sử dụng phươngpháp phân tích, lựa chọn, so sánh,… để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Kết cấu của luận văn:

Chương 1: Hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng

thương mại.

Chương 2: Thực trạng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT

Việt Nam chi nhánh Thăng Long.

Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long.

Trang 3

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM

1.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của NHTM

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế Ngân hàng gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thươngmại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượngcác ngân hàng.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử hìnhthành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá Quá trình phát triển kinh tế làđiều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng Đến lượt mình, sự phát triểncủa hệ thống ngân hàng lại trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.Ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò màchúng thực hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang khôngngừng thay đổi Thực tế là, rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả các côngty chứng khoán và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp cácdịch vụ của ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũng đã và đang mở rộng phạmvi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạtđộng bảo hiểm, đầu tư vào các quĩ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mớikhác.

Cách tiếp cận thận trọng nhất là xem xét các tổ chức này trên phương

diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp Ngân hàng thương mại là

các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạngnhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán - và thực hiệnnhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào

Trang 4

có thể đưa ra những định nghĩa không giống nhau về ngân hàng Ví dụ, LuậtCác tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam địnhnghĩa NHTM dựa trên các hoạt động chủ yếu: "Hoạt động ngân hàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụthanh toán ".

1.1.1.2 Các đặc điểm của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính thực hiện kinhdoanh tiền tệ

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với hoạtđộng chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loạicá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụtchi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập vì thế họ lànhững người cần bổ xung vốn; và (2) là các cá nhân và tổ chức thặng dư trongchi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu và do vậyhọ có tiền để tiết kiệm Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toànđộc lập với ngân hàng Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sangnhóm thứ (1) nếu cả hai thấy cùng có lợi Như vậy thu nhập gia tăng là độnglực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm Nếu dòng tiền di chuyển vớiđiều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời giannhất định thì đó là quan hệ tín dụng.

Quan hệ tín dụng trực tiếp đã có từ rất lâu và vẫn còn tồn tại cho đếnngày nay Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợpvề quy mô, thời gian, không gian Điều này cản trở quan hệ trực tiếp pháttriển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính Trung gian tài chính đã tậphợp các người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn củatín dụng trực tiếp Cơ chế hoạt động của trung gian tài chính sẽ hiệu quả khinó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế rủi ro vàgiảm chi phí giao dịch.

Trang 5

Là trung gian tài chính, ngân hàng thực hiện hai nghiệp vụ chính: nhậntiền gửi và cho vay Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức chongười gửi tiền; trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đivay Lợi tức nhận gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay Chênh lệch giữa lợi tức nhậngửi trừ đi những khoản chi phí cần thiết về nghiệp vụ ngân hàng, cộng với cáckhoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngânhàng.

Đa số các lý thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn tại của ngân hàngbằng cách chỉ ra sự không hoàn hảo trong hệ thống tài chính Chẳng hạn cáckhoản tín dụng và chứng khoán không thể chia thành những khoản nhỏ màmọi người có thể mua Ngân hàng cung cấp một dịch vụ có giá trị trong việcchia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ hơn (dưới dạng tiền gửi)phục vụ cho hàng triệu người.

Một lý do nữa làm cho ngân hàng phát triển thịnh vượng là khả năngthẩm định thông tin Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tíchthông tin được gọi là tình trạng " thông tin không cân xứng", nó làm giảm tínhhiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng -nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khảnăng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro và lợi nhuận hấp dẫn nhất.

Khả năng tập hợp và phân tích thông tin tài chính của ngân hàng đã tạora một cách nhìn khác về vấn đề tại sao ngân hàng tồn tại trong xã hội hiệnđại Hầu hết người vay tiền và người gửi tiền đều muốn giữ bí mật tình trạngtài chính của họ, đặc biệt là trước các đối thủ cạnh tranh Nhu cầu này củakhách hàng gợi ý rằng các ngân hàng có thể thu hút người đi vay bởi vì họcam kết giữ bí mật Hơn nữa, khi một khách hàng vay một cách dễ dàng vàtốn ít chi phí hơn việc huy động vốn ở bất kỳ nguồn nào khác Điều này thôngbáo cho thị trường rằng người vay tiền là hoàn toàn đáng tin cậy và chắc chắnhọ sẽ trả toàn bộ khoản vay Tác dụng thông báo này trong việc cho vay củangân hàng là rất quan trọng, không chỉ khi ngân hàng tiến hành cho vay đối

Trang 6

với một khách hàng mới mà cả khi ngân hàng gia hạn khoản vay cho kháchhàng.

Hoạt động của ngân hàng thương mại tạo phương tiện thanh toán

Một lý do quan trọng để giải thích tại sao ngân hàng thương mại là mộttrong các tổ chức bị kiểm soát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế là vì hoạt độngcủa ngân hàng tạo phương tiện thanh toán Theo quan điểm hiện đại, đạilượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận: Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông,thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại cácngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửicó kì hạn Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toáncủa khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ Dođó, bằng việc cho vay các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán.

Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi cáckhoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sởcho vay Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trảthì sẽ tạo nên khoản thu mới (tức là làm tăng số dư tiền gửi) của một kháchhàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới Trongkhi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừathì toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phươngtiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay.

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán

Hiện nay, ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất ở hầu hếtcác quốc gia Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trịhàng hoá và dịch vụ Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệmchi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhưbằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ cung cấp mạng lưới thanh toánđiện tử kết nối các quĩ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Các ngânhàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trungương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán Công nghệ thanh toán hiện đại

Trang 7

qua ngân hàng được các nhà quản lí áp dụng rộng rãi vì ngân hàng càng đạthiệu qua cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng Nhiềuhình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trongthanh toán không chỉ giữa ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa cácngân hàng trên thế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đãlàm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thànhtrung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinhtế toàn cầu.

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tưvà cung cấp nhiều dịch vụ khác Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn chongân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạtđộng của ngân hàng.

Tiền gửi của khách hàng được xem là nguồn tài nguyên quan trọng nhấtcủa ngân hàng thương mại Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụđầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách,bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của doanh nghiệp, các tổ chức và dâncư Tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng vàảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động khác Vì vậy, để đảm bảo đủ nguồn tiềncho kinh doanh và thu hút được nguồn tiền chất lượng ngày càng cao, cácngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động khác nhau và luôn tăng cuờngthêm những tiện ích mới.

- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch)

Tiền gửi thanh toán là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngânhàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép,các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thựchiện Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể đượcnhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu Tiền gửi thanh toán là một nguồn

Trang 8

vốn có mức lãi suất huy động rất thấp (hoặc bằng không), nhưng chi phí đầyđủ cho việc huy động vốn lại khá cao Một số ngân hàng đã sử dụng nhiềuhình thức " biến tướng " của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất loại hìnhtiền gửi này nhằm tăng sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xãhội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rấtthuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại rất thấp Để đáp ứng yêucầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳhạn là tiền gửi có thoả thuận về thời gian rút tiền Người gửi tiền theo hìnhthức này không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanhtoán Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền ra Tuy ngườigửi tiền không được hưởng nhiều tiện ích bằng hình thức tiền gửi thanh toán,song tiền gửi có kì hạn được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳhạn Ngân hàng thương mại luôn lỗ lực cao nhất để gia tăng nguồn vốn này vàđây cũng là nguồn tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngân hàngthương mại.

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Ngân hàng nhận thấy các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhậptạm thời chưa sử dụng Loại hình tiền gửi tiết kiệm ra đời nhằm đáp ứng hainhu cầu của cá nhân đó là bảo toàn và tăng thu nhập cho số tiền chưa sử dụngđó Ngân hàng có thể mở cho mỗi người gửi tiền nhiều trương mục tiết kiệm(hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kì hạn và mỗi lần gửi khác nhau Sổ tiết kiệmnày không được dùng để thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ song nhiều ngânhàng cho phép khách hàng dùng nó để thế chấp vay vốn.

Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộvà một số mục đích khác ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngânhàng thương mại khác, nhưng qui mô nguồn này thường không lớn.

Trang 9

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Tuynhiên, khi cần, ngân hàng có thể có được vốn bằng cách vay mượn thêm:

- Vay Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Trung ương): Trong trườnghợp thiếu hụt dự trữ (thiếu hụt dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàngthường vay ngân hàng Nhà nước Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàngNhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn).

- Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn các ngân hàng vaymượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngânhàng.

-Vay trên thị trường vốn: Giống như các doanh nghiệp khác, các ngânhàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu,trái phiếu) trên thị trường vốn Các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sungcho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn.

- Vốn nợ khác: Loại này bao gồm nguồn tiền uỷ thác, tiền trong thanhtoán và một số nguồn khác.

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theolợi tức Tín dụng ngân hàng cũng là một hình thức của tín dụng, là hoạt độngtài trợ của ngân hàng cho khách hàng Tín dụng của ngân hàng có thể bao

gồm cả cho vay, cho thuê, bảo lãnh, cả ngắn, trung và dài hạn

Hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại tài sản ởngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của NHTM Ngân hàngthương mại luôn sử dụng mọi lỗ lực để tăng qui mô tín dụng như mở rộngmạng lưới, đa dạng hoá các loại hình tín dụng, phát triển công nghệ mới nhằmlà gia tăng tiện ích cho khách hàng, giảm lãi suất hoặc cung cấp các điều kiệnưu đãi…

+ Cho vay thương mại

Cho vay thương mại là hoạt động cho vay truyền thống của ngân hàng.Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là

Trang 10

cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu chongân hàng để lấy tiền trước) Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với cáckhách hàng (là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mởrộng sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay tiêu dùng

Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đốivới cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủiro vỡ nợ tương đối cao Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnhtranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như là mộtđối tượng khách hàng tiềm năng Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùngnhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa,phương tiện vận chuyển… Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, tín dụng tiêudùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhấtở các nước có nền kinh tế phát triển.

+ Tài trợ cho dự án

Các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên năng động trong việc chovay trung, dài hạn: Tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển ngành công nghệcao, cho vay để đầu tư vào đất Một trong những yêu cầu của ngân hàng làngười vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng nhưquá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh) Phân tích (và thẩm định) dựán là cơ sở để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả nănghoàn trả của doanh nghiệp.

Cho thuê thiết bị trung và dài hạn: Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiềnmua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định Hiệnnay, rất nhiều ngân hàng đang tích cực cho khách hàng quyền lựa chọn thuêcác thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua với điều kiệnkhách hàng phải trả tới hơn 70% hoặc 100% giá trị của tài sản thuê.

1.1.2.3 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán

Trang 11

Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiềnmặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉcần viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhậnđược tiền Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanhchóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinhdoanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng Bên cạnh các thể thức thanhtoán như séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, sự phát triển của công nghệ thôngtin đã tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển thêm các hình thức thanhtoán mới bằng điện, thẻ,…

1.1.2.4 Các hoạt động khác

Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dich vụ cho công chúng vàdoanh nghiệp Để đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng vàcăn cứ vào các quy định và khả năng của ngân hàng mà ngân hàng đó triểnkhai nhiều hay ít các dịch vụ.

+Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ: Do nhu cầu chi tiêu lớn vàthường là cấp bách trong khi thu không đủ, chính phủ các nước đều muốn tiếpcận với các khoản cho vay của ngân hàng Các ngân hàng thường mua tráiphiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngânhàng huy động được.

+ Bảo quản tài sản hộ: Ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng, các giấytờ có giá và các tài sản khác cho khách hàng trong két Dich vụ này phát triểncùng với nhiều dich vụ khác như mua bán hộ các giấy tờ có giá cho kháchhàng, thanh toán lãi hoặc cổ tức hộ…

+Quản lý ngân quĩ: Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phầnlớn các doanh nghiệp và cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệchặt chẽ với nhiều khách hàng Do có kinh nghiệm trong quản lí ngân quĩ vàkhả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách dich vụquản lí ngân quĩ Quản lý ngân quĩ là hoạt động ngân hàng đồng ý quản lýviệc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư

Trang 12

tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi hoặc tín dụng ngắn hạn chođến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

+ Cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Hoạt động trong lĩnh vực tàichính, các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính Vì vậy,nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lýhoạt động tài chính hộ Ngân hàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, vềthành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp.

+ Hoạt động bảo lãnh, cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán,cung cấp các dich vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lí… cũng đã được nhiều ngânhàng triển khai và đã đem lại cho ngân hàng khoản thu phí đáng kể.

Để tồn tại và đứng vững được trong môi trường mang tính cạnh tranhcao các ngân hàng đang cố gắng phấn đấu cung cấp thêm nhiều dịch vụ tàichính để thoả mãn các nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách hàng Sựđa dạng trong các dịch vụ và chức năng của ngân hàng dẫn đến việc chúngđược gọi là các "Bách hoá tài chính".

1.1.3 Ý nghĩa của mở rộng tín dụng DNVVN trong hoạt động của ngânhàng thương mại

Ngân hàng ngày nay đang phải đối phó với những áp lực thay đổi trongquy định, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng, sựmở rộng trong xu thế quốc tế hoá thị trường ngân hàng và những đổi mớikhông ngừng trong trong công nghệ và tự động hoá Tuy nhiên, các xu hướngkinh tế xã hội mạnh mẽ cũng có vai trò quan trọng không kém đối với tươnglai của ngân hàng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ sở khách hàng của ngânhàng Ngày càng nhiều công ty lớn - những khách hàng vay vốn lớn nhất vàtốt nhất của ngân hàng - những năm gần đây đã từ bỏ hệ thống ngân hàng đểtự huy động vốn, hoặc trực tiếp từ thị trường mở, hoặc thông qua các tổ chứcphi ngân hàng (như các công ty chứng khoán và các công ty tài chính) Sựthay đổi cơ cấu đó chẳng những làm giảm doanh thu của ngân hàng trong hoạtđộng cho vay mà còn đưa tới sự chuyển dịch trong cơ cấu danh mục cho vay

Trang 13

trong đó các món vay lớn, chất lượng cao trên sổ sách giảm dần và các khoảncho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, cho vay tiêu dùng, chất lượng thấp, rủiro cao lại tăng dần

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một lực lượng lớn của nền kinh tế, cónhiều tiềm năng phát triển Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấyđây là khu vực phát triển năng động nhất, tạo ra nhiều việc làm nhất và cónhững đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Ở nước tamỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập mới, trong đó đại bộphận là DNVVN Theo số liệu thống kê năm 2005 tổng số doanh nghiệp vừavà nhỏ hiện có ở nước ta là 160.000 doanh nghiệp chiếm khoảng 96% tổngdoanh nghiệp trong cả nước, đóng góp 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượngcông nghiệp và chiếm 26% lực lượng lao động trong cả nước Nhu cầu vốncủa doanh nghiệp là rất lớn, nhưng khả năng huy động của doanh nghiệp lạigặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp có qui môvốn mô nhỏ, còn nhiều yếu kém trong quản lí và hoạt động, chưa xây dựngđược uy tín trên thị trường Lý luận và thực tiễn cho thấy chỉ những công tylớn, thiết lập vững chắc mới với tới được thị trường chứng khoán để tài trợcho các hoạt động của họ Các doanh nghiệp nhỏ chưa được thiết lập vữngchắc hầu như không bao giờ gom vốn bằng cách phát hành các chứng khoáncó thể bán được Như vậy, kênh huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏbị thu hẹp và vì thế tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ chủ yếu cho các hoạtđộng của doanh nghiệp.

Tiềm năng của loại khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thuhút được sự quan tâm của các ngân hàng thương mại Nhiều ngân hàngthương mại hàng đầu đã coi doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng trọngtâm của mình, và đó là một hướng đi đúng Trong hai năm gần đây, số vốnmà các ngân hàng thương mại cho các DNVVN vay chiếm bình quân 40%tổng dư nợ, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 - 60% tổng dư nợ nhưngân hàng Công thương Việt Nam Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và

Trang 14

nhỏ là hướng đi tất yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay Tuy nhiên,rủi ro cao hơn của loại khách hàng này là một thực tế Để đáp lại, ngân hàngphải cải tiến phương pháp trong việc thẩm định và đánh giá các khoản chovay nhỏ hơn, rủi ro hơn và cung cấp nhiều dịch vụ mới tạo ra các khoản phímới.

Chúng ta sẽ xem xét thêm một số lý do để tìm hiểu tại sao ngân hàngthương mại coi DNVVN là khách hàng tiềm năng và đẩy mạnh mở rộng tíndụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc tiếp cận vốn ngân hàng của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặpnhiều khó khăn, nhưng không phải là hầu hết các doanh nghiệp đều như vậy.Những khách hàng có nhiều tiềm năng, những dự án khả thi luôn được nhữngngân hàng tìm kiếm và sẵn sàng cấp vốn, vì chính họ là người đem lại thunhập cho ngân hàng không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai Các doanhnghiệp đó có nhiều sự lựa chọn ngân hàng để phụ vụ cho hoạt động của họ.Tuy vậy, khách hàng thường có xu hướng tiếp tục quan hệ với những ngânhàng mà trước đó họ đã thiết lập quan hệ để tiết kiệm thời gian làm thủ tục,chi phí đi lại,… làm giảm thời giam, chi phí để có đựơc khoản vay Do đó,càng tiếp cận sớm với doanh nghiệp và xây dựng quan hệ với họ là càng tốt.Hơn nữa, khi đã có một số lượng khách hàng là doanh nghiệp đủ lớn ngânhàng triển khai thêm một số dịch vụ tiện ích phục vụ doanh nghiệp sẽ có khảnăng thành công lớn hơn Vì chính những doanh nghiệp đã quan hệ với ngânhàng sẽ là người sử dụng đầu tiên nếu họ thấy có lợi Cách thức này rất phùhợp với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam khi mà các dịch vụ ngân hàngcòn rất đơn điệu và không ít doanh nghiệp còn chưa biết đến nhiều dịch vụngân hàng Chẳng hạn, như dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin cho doanhnghiệp, dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý tài sản, vốn đầu tư của doanhnghiệp…

Các ngân hàng đang cố gắng khuyến khích khách hàng sử dụng nhiềudich vụ của mình để tăng thu nhập Các doanh nghiệp cũng biết rằng sử dụng

Trang 15

các dich vụ trọn gói của một ngân hàng sẽ có lợi hơn là sử dụng ở các ngânhàng khác nhau vì sự thuận tiện trong giao dịch và còn được hưởng những ưuđãi nhất định Chính sách tín dụng hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ thểhiện thiện chí của ngân hàng trong việc tài trợ cho các hoạt động của doanhnghiệp Việc làm này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở tài khoản giaodịch Tuy dòng tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp không lớn, nhưng lạikhá thường xuyên và ngày càng gia tăng theo đà tăng trưởng của doanhnghiệp Khi trình độ quản lý của doanh nghiệp được nâng lên, doanh nghiệpsẽ phải xây dựng kế hoạch hoạt động của họ một cách chặt chẽ Lượng tiềnchưa đầu tư thường được gửi vào ngân hàng để hưởng lãi sẽ là một nguồn vốnkhông nhỏ cho ngân hàng Mặt khác, thông qua tài khoản giao dịch, tài khoảntiền gửi của khách hàng, ngân hàng còn theo dõi được tình hình hoạt động củadoanh nghiệp.

Cho vay tiêu dùng cũng là một hướng đi tất yếu của NHTM, nếu ngânhàng quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ thì có thể thực hiện dịch vụ muabán trả góp trong cho vay tiêu dùng thông qua trung gian là doanh nghiệp sẽcó mức độ rủi ro thấp hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp Ngân hàng thường chovay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định Ngân hàngsẽ thanh toán cho doanh nghiệp bán lẻ về số hàng hoá mà khách hàng đã muatrả góp Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền sau khi bán hàng từ phía ngânhàng và làm đại lí thu tiền cho ngân hàng.

1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ1.2.1 Khái niệm, đặc điểm DNVVN

1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thông thường để xếp loại qui mô một doanh nghiệp, các quốc gia căncứ vào những tiêu chuẩn như: số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanhthu, lợi nhuận, giá trị công ty, Các quốc gia khác nhau, tiêu thức để xếp loạiDNVVN cũng khác nhau Một doanh nghiệp đặt trong môi trường kinh tế củanước mình được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng ở nước khác nó lại

Trang 16

được coi là doanh nghiệp lớn hoặc cực nhỏ Trên thực tế các nước thườngdùng hai chỉ tiêu là vốn sản xuất và số lượng lao động thường xuyên để phânbiệt doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn.

Từ trước tới nay, nước ta vẫn sử dụng hai tiêu thức để xếp loại doanhnghiệp vừa và nhỏ là vốn sản xuất và số lao động thường xuyên Để phù hợpvới tình hình phát triển, phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế thì các tiêuchuẩn giới hạn của mỗi tiêu thức có sự thay đổi Trước năm 2001, theo quyđịnh của Chính phủ tại công văn số 681/CP_KTN ngày 20/06/1998 thì

DNVVN được định nghĩa là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ

đồng và có số lao động hàng năm dưới 200 người, tuỳ theo từng lĩnh vực,

từng ngành mà có giới hạn riêng cho mỗi tiêu chí.

Kinh tế ngày càng phát triển, đồng nghĩa với nó là quy mô các doanhnghiệp cũng ngày càng được mở rộng, những quy định cũ không còn phù hợpnữa Mở đầu cho chiến lược tổng thể hỗ trợ phát triển DNVVN, nhằm tháo gỡnhững rào cản, phát huy tiềm năng của loại hình doanh nghiệp này Ngày23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ - CP quy định vềviệc trợ giúp phát triển DNVVN Theo điều 3 của Nghị định này thì "DNVVN là cơ sở sản suất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theopháp luật hiện hành, có qui mô vốn đầu tư không quá 10 tỷ đồng hoặc số laođộng trung bình hàng năm không quá 300 người".

Theo định nghĩa trên thì DNVVN ở nước ta bao gồm:

+ Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo theo Luật Doanhnghiệp gồm có các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công tyTNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

+ Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệpNhà nước

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và hoạt động theoLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

+ Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp

Trang 17

+ Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/ NĐ - CP+ Cá nhân và nhóm sản xuất kinh doanh đăng ký theo Nghị định 66 -HĐBT.

1.2.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ nhất, cũng là đặc điểm đặc trưng nhất của DNVVN là qui mô vốn

chủ sở hữu, qui mô sản suất kinh doanh nhỏ, số lượng lao động ít Đặc điểmnày của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn lĩnh vựcngành nghề hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, phương thức sản xuất kinhdoanh… của doanh nghiệp.

Thứ hai, các DNVVN có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

Đa số các DNVVN ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (chiếm trên 50%) do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, khôngcần số vốn đầu tư lớn, không cần lao động có trình độ cao, ra nhập và rút luidễ dàng Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho các doanh nghiệplớn, thực hiện gia công, lắp ráp… phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn Cácdoanh nghiệp thương mại chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, có kết cấu hạtầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhậpcao, sức cầu lớn Do tập trung quá nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bànnên tính cạnh tranh thường rất gay gắt.

-Thứ ba, để thích nghi với qui mô nhỏ, doanh lợi thấp, các DNVVN

thường tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đơn giản, không quá cồng kềnh nhưng hiệuquả So với các doanh nghiệp lớn thì mối liên kết giữa chủ doanh nghiệp vớicác nhân viên và giữa các nhân viên với nhau chặt chẽ hơn Nhiều doanhnghiệp không có sự phân chia phòng ban, bộ phận rõ ràng, thậm chí mộtngười có thể đảm nhiệm nhiều vị trí, nhiệm vụ Điều kiện mặt bằng cho sảnsuất kinh doanh của DNVVN thường chặt hẹp, nhiều doanh nghiệp còn dùngnhà ở làm nơi sản xuất kinh doanh, giao dịch, giới thiệu, bán hàng

Thứ tư, nguồn tài chính hạn chế, việc tiếp cận vốn trên thị trường vốn

của các DNVVN gặp nhiều khó khăn

Trang 18

Nguồn vốn của doanh nghiệp chia là hai bộ phận: vốn chủ sở hữu vànợ Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể gồm: Vốn góp ban đầu, lợinhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới (chỉ nhữngcông ty cổ phần mới được huy động vốn bằng cách thức này) Nợ của doanhnghiệp từ các nguồn: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, phát hành tráiphiếu.Vốn góp ban đầu thường chỉ đủ để hình thành nên tài sản cố định chodoanh nghiệp Tín dụng thương mại là hình thức mua bán trả chậm hay trảgóp Hình thức vay mượn này chỉ mang tính bổ sung tạm thời, qui mô khônglớn và chỉ có được từ các đối tác kinh doanh có quan hệ gắn bó tin tưởng lẫnnhau.

Để mở rộng sản xuất kinh doanh hay sửa chữa, mua sắm mới trangthiết bị… doanh nghiệp cần nguồn vốn có tính chất ổn định và mang tính dàihạn Huy động vốn bằng cách thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu là nguồnvốn dài hạn cho doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ một số loại hình doanh nghiệpđược phép phát hành trái phiếu công ty (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợpdanh, hộ kinh doanh không được phép huy động vốn bằng hai hình thức trên).Hơn nữa, các DNVVN chỉ mới được thành lập trong thời gian gần đây, chưaxây dựng được hình ảnh riêng cho công chúng, thông tin về doanh nghiệp cònnhiều hạn chế Chỉ những doanh nghiệp lớn có uy tín mới có thể huy độngvốn qua thị trường chứng khoán với mức chi phí thấp, còn những doanhnghiệp nhỏ chưa tạo dựng được uy tín thì rất khó huy động vốn trên thịtrường này, nếu huy động được đủ vốn thì chi phí bỏ ra sẽ rất cao Không chỉcó lý do trên hạn chế doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường chứngkhoán, bảo vệ bí mật kinh doanh cũng là một yếu tố được cân nhắc để quyếtđịnh có huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán hay không Nhiềudoanh nghiệp nhỏ hoạt động trong những lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao,chủ doanh nghiệp không muốn các đối thủ cạnh tranh biết được chiến lược,kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ lựa chọn kênh ngân hàng để

Trang 19

huy động vốn Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy, vay vốn ngân hànglà hình thức tài trợ chủ yếu cho các DNVVN

1.2.2 Các nghiệp vụ cho vay DNVVN của ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng

Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại thường caohơn tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn do các ngân hàng chủ yếu tài trợ chotài sản lưu động của khách hàng Tín dụng trung và dài hạn có tỷ trọng thấphơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn Ở nước ta hiện nay,tỷ trọng tín dụng ngắn hạn của DNVVN cũng thường cao hơn so các doanhnghiệp lớn.

- Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản lưuđộng, hoặc nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sảncố định như phương tiện vận tải, trang thiết bị chóng hao mòn.

- Tín dụng trung hạn: Trên 5 năm chủ yếu tài trợ cho các công trình xâydựng như nhà ở, cầu, đường , máy móc thiết bị có giá trị lớn, có thời gian sửdụng lâu

Việc xác định thời hạn như trên cũng chỉ có tính chất tương đối vìnhiều khoản cho vay không xác định trước được chính xác thời hạn Phânchia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thờigian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tài sản.

1.2.2.2 Các phương thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên cơ sơ nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khảnăng kiểm tra, giám sát của ngân hàng mà ngân hàng thoả thuận với kháchhàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay phù hợp So với doanhnghiệp lớn các phương thức vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước tađơn điệu hơn Phương thức cho vay chủ yếu là cho vay từng lần, cho vay theohạn mức và cho vay theo dự án Các ngân hàng đang thực hiện cho vay đốivới DNVVN theo các phương thức sau:

Trang 20

+ Chiết khấu thương phiếu

Thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hànghoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau Người bán (hoặc người thụ hưởng)có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả)hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn Số tiền ngân hàng ứngtrước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu và tỉ lệ phí chiếtkhấu.

Nghiệp vụ chiết khấu được dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng vànhững người ký tên trên thương phiếu Do tối thiểu có hai người cam kết chongân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao (trừ trường hợpngân hàng ký miễn truy đòi đối với khách hàng) Hơn nữa, ngân hàng thươngmại có thể tái chiết khấu thương phiếu tại Ngân hàng Nhà nước để đáp ứngnhu cầu thanh khoản với chi phí thấp (vì vậy thương phiếu còn được coi làloại tài sản có khả năng chuyển nhượng - có tính thanh khoản cao).

+ Cho vay thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhấtđịnh và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức

thấu chi.

Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chivà thời gian thấu chi Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể ký séc,lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ, vượt quá số dư tiền gửi để chi trả (song tronghạn mức thấu chi) Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạtvà bị đình chỉ sử dụng hình thức này Khi khách hàng có tiền nhập về tàikhoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Số lãi mà khách hàng phải trả:

Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi x thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi

Hình thức cho vay thấu chi dựa trên cơ sở các khoản thu chi của doanhnghiệp không phù hợp về thời gian và qui mô Thời gian và số lượng thiếu cóthể dự đoán dựa vào ngân quĩ song không chính xác Do vậy hình thức cho

Trang 21

vay này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thanh toán:chủ động, nhanh, kịp thời Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt,thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho doanh nghiệpvài ngày hoặc vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp,mua hàng Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với các khách hàng cóđộ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

+ Cho vay trực tiếp từng lần

Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay phổ biến của ngânhàng áp dụng cho các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, khôngcó điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng sử dụng vốnchủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, haymở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng.

Để được cấp tín dụng, khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàngphương án sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợpđồng cho vay, xác định qui mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãisuất và yêu cầu đảm bảo nếu cần Mỗi món vay được tách biệt nhau thành cáchồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngânhàng sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn Tiền cho vay dựa vào giátrị tài sản đảm bảo và các ngân hàng thường quy định giới hạn phần trăm chovay tối đa tính trên giá trị tài sản đảm bảo.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng

Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhucầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định, vốn vay tham gia thườngxuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đóngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tíndụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không

Trang 22

được vượt vượt quá hạn mức tín dụng Một số trường hợp ngân hàng qui địnhhạn mức tín dụng cuối kỳ Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức Tuy nhiênđến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho cuối kỳ khôngđược vượt quá hạn mức.

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay,nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay.Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ pháttiền cho khách hàng.

Trong nghiệp vụ cho vay này ngân hàng không ấn định trước ngày trảnợ Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ độngquản lí ngân quĩ cho khách hàng Tuy nhiên do các lần vay không tách biệtthành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụngtừng lần vay Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báocáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

+Cho vay theo dự án

Các ngân hàng ngày càng tăng cường tài trợ cho hoạt động đầu tư củadoanh nghiệp như: cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất , kinh doanhdịch vụ và các dự án phục vụ đời sống Thời gian thực hiện dự án thường dàivà cần nhiều vốn nên có rủi ro cao Những dự án lớn có thể có nhiều ngânhàng cùng đứng ra cho vay.

Số tiền cho vay được xác định như sau:

Số tiền vay = Tổng mức đầu tư của dự án - Vốn chủ sở hữu hoặc vốn tựcó tham gia - Nguồn vốn huy động khác

Căn cứ để phát tiền vay dựa vào:- Hợp đồng tín dụng

- Hợp đồng và chứng từ cung ứng vật tư, thiết bị, công nghệ, dịch vụ, - Biên bản xác nhận giá trị khối lượng công trình hoàn thành (đã đượcnghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình) hoặc các văn bản xácnhận tiến độ thực hiện dự án.

Trang 23

Mỗi lần vay khách hàng phải ký giấy nhận nợ Trong trường hợp thờigian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đã dùng nguồn vốn huy độngtạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì ngân hàng có thể xem xétcho vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở phải có chứng từ pháp lý minh chứngrõ ràng nguồn vốn đã sử dụng trước.

+ Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng tài trợ cho

doanh nghiệp để mua hàng và sẽ thu nợ khi họ bán hàng Đầu năm hoặc quýdoanh nghiệp phải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và doanh nghiệpsẽ thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồncung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ Doanh nghiệp cũng phải cam kết cáckhoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng đểtrả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanhtoán của khách hàng Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong 1 nămhặc vài năm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàngxem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định có cho vay nữa haykhông dựa trên những đánh giá của ngân hàng về tình hình tài chính củadoanh nghiệp.

Hình thức cho vay luân chuyển dựa trên luân chuyển của hàng hoá nêncả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyểnhàng hoá để dự đoán dòng ngân quĩ trong thời gian tới Khi vay, khách hàngchỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cầnvay Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán Theo hình thức này, giá trịhàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng) đều là đốitượng được ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả chongân hàng Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượnghàng hoá và chất lượng quan hệ tín dụng của người vay Các khoản phải thuvà cả hàng hoá trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản vay Cho vay luân

Trang 24

chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanhnghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thườngxuyên với ngân hàng.

Cho vay luân chuyển đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng Thủ tụccho vay chỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay Khách hàng được đáp ứngnhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanhgọn Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàngsẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không đượcquy định rõ ràng.

1.2.2.3 Các hình thức đảm bảo trong cho vay

Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ.Những biến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn,có thể dẫn tới phá sản Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao,nhiều khách hàng phải có tài sản đảm bảo mới được ngân hàng cấp tín dụng.

Phân loại theo tính chất an toàn, ngân hàng có thể chia tài sản đảm bảothành hai loại:

+ Loại 1 là các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của kháchhàng, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba cho khách hàng của ngân hàng Cáckhoản tín dụng dựa trên đảm bảo loại 1 thường có mức độ rủi ro thấp, songgây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn khách hàng trong việc định giá, bảo quản,làm cho thời gian phân tích tín dụng bị kéo dài.

+ Loại 2 là những tài sản được hình thành từ vốn vay Đây là biện phápcuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế người vay bán tài sản được hình thànhtừ vốn vay Hình thức đảm bảo này có mức độ rủi ro cao hơn vì khi người vaykhông có khả năng trả nợ thì phần lớn các tài sản này cũng đều bị giảm giá,khó bán.

Ngân hàng cũng phân loại tài sản đảm bảo theo hình thức vật chất:+ Đảm bảo bằng hàng hoá trong kho của doanh nghiệp như nguyên vậtliệu, sản phẩm,…

Trang 25

+ Đảm bảo bằng tài sản cố định gồm: nhà máy, trang thiết bị sản xuất,phương tiện vận chuyển, quyền sử dụng đất,…

+ Đảm bảo bằng các hợp đồng chi trả của người thức ba+ Đảm bảo bằng chứng khoán

+ Đảm bảo bằng bảo lãnh của người thứ ba+ Đảm bảo bằng số dư bù

Tuỳ thuộc vào tính chất loại tài sản đảm bảo của khách hàng mà ngânhàng sử dụng phương pháp cầm cố hay thế chấp Cầm cố là hình thức theo đóngười nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảmbảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết (ngân hàng áp dụng hình thứcnày cho các tài sản mà khách hàng dễ bán, dễ chuyển nhượng) Thế chấp làhình thức người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận quyền sởhữu (hoặc sử dụng) tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm gữi trong thờigian cam kết Đảm bảo bằng thế chấp rất phổ biến đối với doanh nghiệp, tuynhiên trở ngại lớn nhất cho ngân hàng là ở khâu xác định giá trị tài sản vàgiám sát tài sản trong thời gian cho vay

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGDNVVN

1.3.1 Các nhân tố thuộc về NHTM

Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn gọi làtín dụng ngân hàng) Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng có rủiro cao nhất cho NHTM Rủi ro này, có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gâyra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng Quan hệ tín dụng phần lớnđược xác lập thông qua phân tích tín dụng với trọng tâm là xác định khả năngvà ý muốn của người vay trong việc hoàn trả đúng hạn Do đó mục tiêu củaphân tích tín dụng là xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro Nội dungphân tích tín dụng là thu thập và phân tích thông tin nhằm xác định tư cáchpháp lý, uy tín, sức mạnh tài chính và khả năng thanh toán của người vay,

Trang 26

trong quá khứ, hiện tại và tương lai, hiệu quả cả dự án, Trong môi trườnggia tăng cạnh tranh giữa các ngân hàng và ngân hàng với các tổ chức tài chínhkhác, đòi hỏi ngân hàng phải có một qui trình tín dụng hợp lý đảm bảo tínhnhanh, gọn và tiết kiệm chi phí nhưng phải đáp ứng được tính an toàn và khảnăng sinh lời cho ngân hàng.

1.3.1.1 Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại

Để tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thốngnhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khảnăng sinh lời, hoạt động tín dụng được thực hiện theo một chính sách rõ ràngđược xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng Chínhsách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướngdẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng Chính sách tíndụng của ngân hàng được xây dựng dựa trên những nhân tố cơ bản sau: nhucầu tín dụng, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng Chínhsách của chính phủ và ngân hàng Nhà nước, qui mô, kết cấu, tính ổn định củacác khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng, qui mô vốn chủ sởhữu cũng được cân nhắc kỹ khi xây dựng chính sách tín dụng

Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm:

- Chính sách khách hàng: Ngân hàng thường phân loại khách hàngtruyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng mục tiêu,… Chính sáchkhách hàng của ngân hàng sẽ cho biết đối tượng khách hàng nào là mục tiêuphục vụ, khách hàng nào được hưởng chính sách ưu đãi của ngân hàng Ngânhàng coi đối tượng khách hàng nào là trọng tâm thì họ sẽ đầu tư nhân tài vậtlực nhiều hơn để phát triển mảng khách hàng đó.

- Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng: Ngân hàng cam kết tài trợcho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhất định Số lượng tài trợ có thểđược chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thứctiền tệ khác nhau Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của kháchhàng dựa trên các qui định và các tính toán của ngân hàng về rủi ro và sinh

Trang 27

lợi Nhìn chung ngân hàng rất quan tâm tới vốn chủ sở hữu của khách hàng vàít muốn tài trợ trong trường hợp các khoản nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu.

- Lãi suất và phí suất tín dụng: Ngân hàng xây dựng các mức lãi suấtkhác nhau tuỳ theo loại khách hàng Những khách hàng nhỏ, khách hàng mớithường phải chịu lãi suất cao hơn những khách hàng lớn, khách hành quen.Chính sách lãi suất áp dụng đối với DNVVN cần phải linh hoạt, đa dạng trongviệc đặt giá trên cơ sở đảm bảo khả năng sinh lời cũng như cạnh tranh củangân hàng.

- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Các giới hạn về thời hạn luôn đượccác nhà quản lý ngân hàng quan tâm vì kỳ hạn nợ liên quan đến thanh khoảnvà rủi ro của ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh của người vay Ngânhàng thường dựa trên kì hạn của nguồn để quyết định chính sách kì hạn chovay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và chuyển hoá kì hạn nguồn của ngân hàngkhông cao

- Phương thức tín dụng: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng củakhách hàng, các ngân hàng không ngừng phát triển thêm một số phương thứcvay mới, tăng cường các dịch vụ tiện ích và gắn kết sản phẩm tín dụng vớicác hoạt động khác Phương thức tín dụng phù hợp ảnh hưởng rất lớn tới tínhan toàn và sinh lợi không chỉ của ngân hàng mà cả khách hàng.

- Chính sách đảm bảo: Chính sách đảm bảo bao gồm các qui định vềcác trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗiloại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận, tỷ lệphần trăm cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lí đảm bảo.

1.3.1.2 Nhận thức và năng lực của cán bộ tín dụng

Chính sách tín dụng là phương châm hoạt động của ngân hàng Nhưngthực hiện quy trình tín dụng, ra quyết định có cấp tín dụng hay không, tínhchất của khoản vay phụ thuộc cán bộ tín dụng Để cho vay tốt, họ phải amhiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà kháchhàng sống Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay

Trang 28

Như vậy, cán bộ tín dụng cần được đào tạo kĩ lưỡng, liên tục và toàn diện.Doanh nghiệp vừa và nhỏ với những tồn tại vốn có của loại hình doanhnghiệp này, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm có những biện phápthu thập và phân tích thông tin liên quan đến người vay, khoản vay sáng tạo,linh hoạt Một thực tế mà cán bộ tín dụng biết rõ là đánh giá khoản vay củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn đã có uy tínvì không ít các DNVVN cung cấp thông tin sai lệch Cho vay loại hình doanhnghiệp này đòi hỏi cán bộ tín dụng cũng phải theo dõi kiểm soát sát sao hơn

Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa amhiểu kĩ lưỡng, rủi ro tín dụng luôn rình rập họ Những cán bộ tín dụng chưađủ trình độ và quá thận trọng rất dễ bỏ qua những khách hàng loại này và nhưvậy ngân hàng đã mất đi những khách hàng tiềm năng Khi khách hàng bị từchối tại một ngân hàng, thì họ sẽ tìm đến một ngân hàng khác, hoặc tìmnguồn tài trợ khác Trường hợp như vậy nếu dự án của doanh nghiệp là thànhcông thì ngân hàng sẽ để lại trong khách hàng những ấn tượng không tốt vàkhó thiết lập đựơc quan hệ tín dụng trong tương lai Ngược lại, những cán bộtín dụng không đủ trình độ phân tích khách hàng mà lại mạo hiểm cho vay thìnguy cơ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng là rất lớn Tóm lại chất lượng cán bộ,thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ tín dụng là nhân tố quyết định để mộtngân hàng thu hút và giữ được khách hàng, tạo dựng uy tín cho ngân hàng.

1.3.1.3 Công nghệ ngân hàng

Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp dich vụ, quản lý,phân tích khách hàng đóng một vai trò rất lớn tới chính sách khách hàng củamột ngân hàng và chất lượng tín dụng Chất lượng của một sản phẩm phảiđược đánh giá trên quan điểm của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của kháchhàng cách tốt hơn các đối thủ cạnh tranh Khi càng gắn nhiều tiện ích cho sảnphẩm thì đòi hỏi công nghệ phải càng hiện đại Muốn áp dụng công nghệ hiệnđại thì ngân hàng phải có vốn chủ sở hữu đủ lớn và năng lực tiếp thu, vậnhành của đội ngũ nhân viên tốt Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng rất lớn tới

Trang 29

chất lượng sản phẩm dich vụ của ngân hàng, là ưu thế cạnh trạnh của cácngân hàng lớn có mạng lưới rộng

1.3.1.4 Các nhân tố khác

Quy trình tín dụng: Các cán bộ tín dụng xem xét, thực hiện cho vaytheo một quy trình tín dụng do ngân hàng xây dựng Để đảm bảo tính an toànnhanh gọn quy trình tín dụng thường được xây dựng riêng cho từng nhóm đốitượng khách hàng Quy trình tín dụng phù hợp sẽ tiết tiệm thời gian, cũng nhưchi phí cho ngân hàng và khách hàng xin vay vốn.

Thông tin tín dụng: Thiếu thông tin sẽ làm cản trở rất lớn tới quyết địnhcấp tín dụng và tăng rủi ro cho ngân hàng Thông tin tín dụng được cung cấpchủ yếu từ khách hàng và từ mạng lưới thông tin của ngân hàng Thông tinliên quan đến khách hàng chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cán bộ tín dụngra quyết định nhanh chóng, chính xác.

Tình hình huy động vốn, uy tín ngân hàng, mạng lưới chi nhánh, côngtác tổ chức cán bộ, chế độ lương, thưởng, cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạtđộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.3.2 Các nhân tố thuộc về DNVVN

1.3.2.1 Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh

Tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả là nguyên tắc tíndụng ngân hàng Phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi của doanhnghiệp minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợngân hàng Nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp còn chưa biết xây dựngphương án kinh doanh có hiệu quả hoặc xây dựng được phương án tốt, có ýtưởng tốt nhưng không biết tìm đến ngân hàng hoặc tìm đến muộn vì thiếuthông tin dẫn đến mất cơ hội kinh doanh Nguyên nhân này là do sự yếu kémvà thiếu thông tin của các chủ doanh nghiệp Họ chưa xây dựng được chiếnlược kinh doanh, ít đầu tư vào nghiên cứu thị trường và sở thích của kháchhàng.

Trang 30

1.3.2.2 Năng lực tài chính của khách hàng

Đối với một khách hàng, năng lực tài chính được thể hiện qua các chỉtiêu như: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA); suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE); giá cổ phiếu trên thị trườngchứng khoán và một số chỉ tiêu khác Cán bộ tín dụng tính ra các chỉ tiêu nàydựa trên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi tới Các chỉ tiêu đó giúpcán bộ tín dụng đánh giá năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, khả năngthu hồi nợ của ngân hàng, tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp Tuynhiên, hiện nay việc xem xét các chỉ tiêu này của các doanh nghiệp vừa vànhỏ còn vất phải nhiều trở ngại do các báo cáo tài chính của doanh nghiệpkhông đủ độ tin cậy vì nó không được kiểm toán độc lập Thực trạng đó ảnhhưởng rất lớn tới quyết định cho vay của cán bộ tín dụng trong việc xem xétđánh giá khách hàng là DNVVN.

1.3.2.3 Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp

Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường cũng là một trongnhững yếu tố quan trọng để ra quyết định cho vay Những doanh nghiệp đãkhẳng định được thương hiệu thường có doanh thu cao và lợi nhuận lớn.Các doanh nghiệp đã gây dựng được uy tín thông thường họ sẽ hànhđộng một cách trung thực, và có cố gắng cao nhất để bảo vệ uy tín đó Ngânhàng luôn sẵn lòng tài trợ cho các khách hàng có uy tín mà không cần tài sảnđảm bảo, và họ còn được hưởng nhiều ưu đãi Các doanh nghiệp vừa và nhỏ,đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập chưa tìm được chỗ đứng vữngchắc trên thị trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn để gây dựng được uy tín chomình Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường sẽ có nhiềudoanh nghiệp bị thất bại Chính những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽlà người có ý định mạo hiểm hơn trong kinh doanh Không có sự kiểm tra,kiểm soát của các cơ quan nhà nước trong việc hạch toán kế toán của doanhnghiệp, sẽ rất khó phân biệt doanh nghiệp nào là hoạt động tốt doanh nghiệpnào làm ăn thua lỗ Các doanh nghiệp chưa tạo dựng được uy tín và có vốn tự

Trang 31

có thấp sẽ khó khăn hơn trong việc nhận được sự tài trợ từ ngân hàng Chovay đối tượng khách hàng này sẽ có rủi ro lớn hơn nên ngân hàng thường phảiyêu cầu tài sản đảm bảo và khách hàng phải chịu lãi suất cao.

1.3.2.4 Vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp

Trong khi các công ty lớn, doanh nghiệp nhà nước và những đối tượngcó hạn mức tín dụng cao thường vay vốn mà không phải sử dụng tài sản thếchấp thì hầu hết khách hàng của ngân hàng phải có tài sản thế chấp khi xinvay để đảm bảo cho việc thanh toán nợ Lí do là khách hàng luôn phải đối đầuvới rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng Nhữngbiến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn Quyđịnh tài sản thế chấp được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngânhàng Thứ nhất, nếu người vay không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng cóquyền thu giữ và bán tài sản để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay Thứ hai,việc thế chấp sẽ tạo ra lợi thế về tâm lý cho người vay Bởi vì các tài sản cụthể đã được dùng để thế chấp cho khoản vay nên người vay sẽ cảm thấy cầnphải làm việc tích cực hơn để thanh toán khoản nợ của mình, tránh khả năngđể mất những tài sản có giá trị Nếu ngân hàng quá chú trọng về tài sản thếchấp và mức vốn chủ sở hữu tối thiểu phải có thì các dự án đầu tư cần nhiềuvốn của các DNVVN rất khó được cấp vốn.

Các cuộc điều tra cho thấy máy móc, trang thiết bị trong các doanhnghiệp Việt Nam nhìn chung là máy móc lạc hậu, so với các nước đang pháttriển trong khu vực thì lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ Chính sử dụng các máy móclạc hậu nên chất lượng sản phẩm kém, tiêu thụ chậm, lợi nhuận thấp Mặtkhác, do máy móc lạc hậu nên việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệpgặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian thẩm định làm giảm ý muốn cho vaycủa cán bộ tín dụng Rủi ro cho ngân hàng khi tài sản thế chấp của doanhnghiệp là các thiết bị máy móc lạc hậu là rất cao nên khi tính giá trị cho vaytrên tài sản đảm bảo ngân hàng thường tính với tỷ lệ thấp.

Trang 32

1.3.3 Các nhân tố khác

Các chủ thể trong xã hội bao gồm các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,doanh nghiệp, các cá nhân đều chịu ảnh hưởng, hay bị tác động bởi các yếu tốthuộc môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là các văn bản pháp luật, quy định, chínhsách của cơ quan Nhà nước được ban hành ra để quản lý, điều chỉnh hành vicủa đối tượng hay chủ thể nào đó NHTM là một tổ chức quan trọng nhất củanền kinh tế nên hoạt động ngân hàng luôn được đặt dưới một hệ thống quyđịnh chặt chẽ do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm kiểm soát hoạt độngngân hàng, kiểm soát việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, chất lượng tín dụng,tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức ngân hàng phát triển, mở rộng hoạtđộng với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng.NHTM bị quản lý bởi cơ quan chủ quản là Ngân hàng Nhà nước Một sốquyết định sau đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp tới hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ như:

+ Ngân hàng Nhà nước là người ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất tái cấp vốn cho NHTM, quy định khung lãi suất huy động… Quy địnhnày ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngân hàng thương mại Khi nguồn vốn củangân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, những kháchhàng truyền thống, khách hàng có quan hệ lâu năm, những khách hàng có uytín sẽ được ưu tiên cấp vốn, còn những khách hàng nhỏ, những khách hàngmới sẽ ít có cơ hội tiếp cận được vốn của ngân hàng, nếu tiếp cận được thìcũng phải chịu lãi suất cao.

+ Ngân hàng Nhà nước cũng quy định về mức vốn chủ sở hữu phải cótrong một dự án, các quy định về tài sản đảm bảo, mục đích là để phòngngừa rủi ro cho các ngân hàng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện đượccấp vốn của khách hàng.

Trang 33

Cơ quan Nhà nước tác động tới doanh nghiệp bằng cách tác động đếnmôi trường hoạt động của doanh nghiệp, bằng các chính sách khuyến khíchhoặc hạn chế,… tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của doanhnghiệp Các quyết định, các biện pháp can thiệp vào nền kinh tế của Nhànước, ảnh hưởng tới nhu cầu vốn đầu tư, ý muốn đầu tư của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế –xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngânhàng và hoạt động của doanh nghiệp Thu nhập của doanh nghiệp phụ thuộcvào sự phát triển của nền kinh tế, tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư Sựbiến động ít nhiều của môi trường kinh tế - xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp tới các thành viên trong môi trường đó

Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng thì số lượng các doanh nghiệpđược thành lập mới tăng nhanh và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinhdoanh do đó sẽ cần nhiều đến tín dụng ngân hàng để mở rộng sản xuất kinhdoanh Và ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái đa số doanh nghiệpsẽ cắt giảm sản xuất, giảm đầu tư Sự tăng trưởng dân số, mức thu nhập củadân cư, khả năng thanh toán của họ… cũng là một trong những nhân tố quyếtđịnh đến sự phát triển của doanh nghiệp và vì vậy là ảnh hưởng đến hoạt độngtín dụng.

Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng doanhnghiệp vừa và nhỏ Những nhân tố không thuộc về ngân hàng thương mạiđược coi là những nhân tố khách quan Ngân hàng chỉ có thể điều chỉnh hoạtđộng theo sự thay đổi của các nhân tố đó Để giảm rủi ro và gia tăng lợinhuận, ngân hàng phải luôn dự đoán những thay đổi trong môi trường kinhdoanh, sự thay đổi trong cơ sở khách hàng đưa ra những giải pháp kịp thời,hiệu quả Đồng thời, ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện các qui chếchính sách, nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng các nhu cầu ngày càng đadạng và ngày càng cao của khách hàng, mục đích cuối cùng là gia tăng khảnăng sinh lợi và đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠINHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNGLONG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Thăng Long

Sở giao dịch I (SGD I) là một bộ phận của Trung tâm điều hànhNHNo&PTNT Việt Nam và là một chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT,có trụ sở tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa - Hà Nội.

Sở giao dịch I được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày16/03/1991 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng chủyếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thíđiểm văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống,trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công tylớn về nông nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt động Lúc mới hành lập,SGD I chỉ có hai phòng ban: Phòng Tín dụng và Phòng Kế toán cùng một Tổkho quỹ.

Năm 1992, SGD I được sự ủy nhiệm của Tổng giám đốcNHNo&PTNT đã tiến hành thêm nhiệm vụ mới đó là quản lý vốn, điều hòavốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ HàTĩnh trở ra) Trong các năm từ 1992-1994 việc thực hiện tốt nhiệm vụ, SGD Iđã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanhcủa 23 tỉnh, thành phố phía Bắc Từ cuối năm 1994, SGD I thực hiện nhiệmvụ điều chỉnh vốn và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằngcách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoạitệ sau đó cho vay đối với mọi thành phần kinh tế.

Ngoài ra SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện

Trang 35

tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu vàngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống NHNo&PTNTViệt Nam.

Từ ngày 14/4/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về việcchuyển và đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT I thành Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh Thăng Long

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long có: 11 phòng nghiệp vụ, 9 chinhánh cấp II, 2 phòng giao dich trực thuộc chi nhánh cấp I, 5 phòng giao dịchtrực thuộc chi nhánh cấp II Tuy vậy, do hầu hết các chi nhánh, phòng giaodịch mới khai trương và đi vào hoạt động vài năm gần đây, nên còn gặp nhiềukhó khăn về trụ sở, trang thiết bị cũng như về cán bộ Tính đến thời điểm31/12/2005 số lượng cán bộ của chi nhánh là 255 người tăng 14 người so vớinăm 2004, trong đó có 79 cán bộ tín dụng.

Đến 31/12/2005 chi nhánh có mô hình tổ chức thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 36

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Thăng Long

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi nhánh và phòng giao dịch trựcthuộc chi nhánh Thăng Long thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam Việc phânđịnh chức năng nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban và sự mở rộng mạnglưới chi nhánh, phòng giao dịch đã góp phần rất lớn vào thành công của chinhánh trong thời gian qua.

Các chi nhánh, phòng giao dịch:

Chi nhánh cấp 2:

- Chi nhánh Tây Sơn có trụ sở giao dịch: số 157 Phố Tây Sơn - PhườngQuang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội.

Trang 37

- Chi nhánh Trung Yên

- Chi nhánh Định Công có trụ sở giao dịch: Nhà CT5 - Khu đô thị ĐịnhCông.

- Chi nhánh Nguyễn Khuyến có trụ sở giao dịch: số16A phố NguyễnKhuyến - Phường Văn Miếu - Quận Đống Đa - Hà Nội.

- Chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu có trụ sở giao dịch: số 23B - NguyễnĐình Chiểu - phường Nguyễn Du - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

+ PGD Số 2 + PGD Số 3.

2.1.2.2 Hoạt động chủ yếu của chi nhánh Thăng Long

 Huy động vốn:

- Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toáncủa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần trong và nước ngoài bằngđồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.

Trang 38

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiệncác hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT.

- Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địaphương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam.

- Được phép vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức tài chínhtrong nước theo quy định của NHNo&PTNT.

 Kinh doanh ngoại hối

- Chi nhánh được phép huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanhtoán quốc tế và các dich vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoạihối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT.

 Các dịch vụ tài chính khác

- Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tíndụng, két sắt, nhận cất gữi, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán,nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước được NHNo&PTNT cho phép.

Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện chức năng cân đối điều hoà vốn kinhdoanh nội tệ đối với các chi nhánh của NHNo&PTNT trực thuộc địa bàn,hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định củaNHNo&PTNT, đầu tư theo các hình thức: hùn vốn, liên doanh và một số hoạtđộng khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

Trang 39

2.1.3 Thực trạng hoạt động của chi nhánh Thăng Long trong những nămgần đây

2.1.3.1 Công tác nguồn vốn

Huy động vốn hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.NHNo&PTNT với mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, tuy nhiên hoạtđộng huy động vốn ở khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứngnhu cầu cho vay thì NHNo&PTNT đã đang và sẽ phải tăng cường hoạt độnghuy động vốn, trong đó hướng tới khu vực các đô thị lớn là việc làm tất yếu.

-Bảng 1: Nguồn vốn huy động từ năm 2003 đến 2005

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Tổng nguồn vốn 6,998 100.0% 8253 100.0% 7451 100.0%I.Phân loại theo thời gian

1.Tiền gửi không kỳ hạn 3,680 52.6% 4266 51.7% 3787 50.8%2.Tiền gửi có kỳ hạn < 12Th 1,222 17.5% 1346 16.3% 1529 20.5%3.Tiền gửi có kỳ hạn >12Th 897 12.8% 1311 15.9% 1072 14.4%4.Tiền vay TCKT=12Th 1,150 16.4% 1250 15.1% 900 12.1%

4.Tiền gửi, tiền vay khác 2680 38.3% 3033 36.8% 2416 32.4%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long)Nhận xét: Nguồn vốn huy động của chinh nhánh năm 2004 tăng rất

mạnh so với năm 2003 (tăng23%), năm 2005 tổng nguồn huy động là 7451 tỷđồng giảm 9,7% so với năm 2004 Trong đó, vốn huy động được chủ yếu làVND Năm 2003 nguồn vốn nội tệ chiếm 87.1%, năm 2004 tỷ lệ này là 85.5%và năm 2005 chiếm 84.4%

Trang 40

Nguồn vốn huy động được chủ yếu từ dân cư và các tổ chức kinh tế xãhội, và một phần không nhỏ từ vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức khác Tuynhiên vốn huy động từ dân cư lại giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huyđộng theo các năm Nhìn vào cơ cấu vốn theo thời hạn ta thấy tỷ trọng vốnvay các tổ chức kinh tế =12Th khá lớn, cho thấy chi nhánh Thăng Long cómối quan hệ rất tốt với các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn, có lợi nhuậncao.

Giá vàng tăng cao và USD, EURO biến động mạnh làm ảnh hưởng trựctiếp đến ý muốn gửi tiền tiết kiệm của một bộ phận dân cư NHNo&PTNTThăng Long có một thuận lợi rất lớn đó là chi nhánh của một ngân hàng quốcdoanh, có uy tín và mạng lưới rộng khắp trên cả nước Nhưng trong nhữngnăm gần đây, các NHTM cổ phần hoạt động trên cùng địa bàn cũng đã dầntạo được chỗ đứng trên thị trường tiền tệ, hơn nữa mức lãi suất huy động củahọ thường cao hơn mức lãi suất huy động của NHNo nên đã thu hút được mộtbộ phận khách hàng vốn là khách hàng cũ của chi nhánh

Tuy vậy, do luôn ý thức được vai trò của công tác huy động vốn đối vớisự phát triển của chi nhánh và của cả hệ thống NHNo&PTNT, biết phát huylợi thế của mình, có những biện pháp tiếp cận khách hàng thích hợp như tổchức nhiều chương trình khuyến mãi giải thưởng lớn, tăng cường cung cấpcác dịch vụ tiện ích như thu chi tại điểm, chi trả lương cho nhân viên củadoanh nghiệp, cung cấp dịch vụ thẻ nên trước những biến động của môitrường kinh doanh, chi nhánh vẫn thu hút được lượng vốn khá lớn đảm bảocho hoạt động tín dụng

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng có rủi ro cao nhấtcủa NHTM Trong năm 2005 doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chinhánh bị giảm sút so với năm 2004.

Bảng 2: Kết quả cho vay, thu nợ của chi nhánh Thăng Long qua các năm

Ngày đăng: 30/11/2012, 13:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Nguồn vốn huy động từ năm 2003 đến 2005 - Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long
Bảng 1 Nguồn vốn huy động từ năm 2003 đến 2005 (Trang 39)
Bảng 3: Cơ cấu đầu tư qua các năm của chi nhánh Thăng Long - Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long
Bảng 3 Cơ cấu đầu tư qua các năm của chi nhánh Thăng Long (Trang 42)
Bảng 6: Số lượng DNVVN còn dư nợ năm 2005 - Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long
Bảng 6 Số lượng DNVVN còn dư nợ năm 2005 (Trang 46)
Bảng 7: Dư nợ tín dụng phân loại theo thời hạn tín dụng và loại tiền - Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long
Bảng 7 Dư nợ tín dụng phân loại theo thời hạn tín dụng và loại tiền (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w