Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của chúng ta trải qua giai đoạn hết sức khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra.Tuy phải đương đầu với nhưng khó khăn nhưng nền kinh tế của Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Tình hình hoạt động tiền tệ Ngân hàng có nhiều biến chuyển tích cực dù phải chịu nhiều yếu tố bất lợi trong nước cũng như thế giới. Hệ thống các doanh nghiệp nước ta, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 96% trong tổng số doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua đã có sự phát triển đáng kể cả về lượng và chất. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ này không những đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra rất nhiều công ăn việc làm mỗi năm, góp phần tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, thực tế là các doanh nghiệp này luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng để có thể thực hiện các dự án hoạt độngjsản xuấtskinh doanh. Việc thẩm đinhj dự án có ảnh hưởng rất lớn tớisquyết địnhjcho vay của các ngân hàng. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại AgriBank – chi nhánh Văn Lâm, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Văn Lâm” làm chuyên đề nghiên cứu.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của chúng ta trải qua giai đoạn hếtsức khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra.Tuy phải đương đầu với nhưng khókhăn nhưng nền kinh tế của Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu quantrọng và khá toàn diện, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội Hầu hết các chỉ tiêuđều đạt và vượt kế hoạch Tình hình hoạt động tiền tệ Ngân hàng có nhiều biếnchuyển tích cực dù phải chịu nhiều yếu tố bất lợi trong nước cũng như thế giới
Hệ thống các doanh nghiệp nước ta, trong đó các doanh nghiệp vừa vànhỏ chiếm tới hơn 96% trong tổng số doanh nghiệp Trong những năm vừa qua
đã có sự phát triển đáng kể cả về lượng và chất Các doanh nghiệp vừa và nhỏnày không những đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra rất nhiềucông ăn việc làm mỗi năm, góp phần tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo Tuynhiên, thực tế là các doanh nghiệp này luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cậnnguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng để có thể thực hiện các dự án hoạt độngjsảnxuấtskinh doanh Việc thẩm đinhj dự án có ảnh hưởng rất lớn tớisquyết địnhjchovay của các ngân hàng Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại AgriBank – chi
nhánh Văn Lâm, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo & PTNT Việt Nam – Chi nhánh Văn Lâm” làm chuyên đề nghiên cứu.
Chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHNo
& PTNT Việt Nam Chi Nhánh Văn Lâm
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tại NHNo &PTNT Việt Nam – Chi nhánh Văn Lâm
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ths Trần Thị Mai Hoa đã tận tình giúp đỡ emthực hiện nghiên cứu chuyên đề này Em xin gửi lời cảm ơn tới giám đốc cùngtập thể cán bộ công tác tại NHNo & PTNT Việt Nam - chi nhánh Văn Lâm đãtạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian em thực tập tại đây
Trang 2CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo&PTNT CHI
NHÁNH VĂN LÂM
1.1 Tổng quan về NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Văn Lâm
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thànhlập ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT, hoạt động theo hoạt động theoLuật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vaitrò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư chonông nghiệp, nông dân, nông thôn Cùng với “10 chữ vàng” trong văn hóa củaAgribank là: “Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng và Hiệu quả”.Agribank luôn là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán
bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến tháng12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiềuphương diện:
Trang 3- Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ
- Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Mỹ Hào
- Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm
Đến 01/10/2008, quyết định đổi tên thành 3 chi nhánh :
- NHNo&PTNT huyện Văn Lâm
- NHNo&PTNT huyện Mỹ Hào
- NHNo&PTNT Khu công nghiệp Minh Đức
Ba chi nhánh trên đều thuộc sự quản lý của NHNo&PTNT tỉnh HưngYên, trong đó NHNo&PTNT Mỹ Hào là chi nhánh cấp 1, chi nhánhNHNo&PTNT Văn Lâm và NHNo&PTNT Khu công nghiệp MInh Đức là chinhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT Mỹ Hào
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm có hai địa chỉ giao dịch :
- TRung tâm ngân hàng nông nghiệp huyện Văn Lâm có trụ sở chính tại Thị trấnNhư Quỳnh, huyện Văn Lâm
- Chi nhánh PGD Chỉ Đạo có trụ sở chính tại xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm
1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm là mô hình đào tạotheo kiểu trực tuyến từ trưởng, phó phòng đến nhân viên đều chịu sự lãnh đạotrực tiếp của Phó giám đốc phụ trách khối và chịu sự lãnh đạo chung của Giámđốc Tổng số cán bộ công nhân viên trong NHNo&PTNT huyện Văn Lâm là 43người (trong đó có 38 người là nhân viên chính thức và 5 nhân viên hợp đồng )
Trang 4Sơ đồ 1.1: tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm:
Ban Lãnh Đạo
- Ban lãnh đạo gồm 3 người :
+ Giám đốc: Giám sát điều hành chung mọi hoat động cơ quan
+ Một phó giám đốc: trực tiếp điều hành phòng kế toán ngân quỹ
+ Một phó giám đốc: trực tiếp điều hành phòng kinh doanh
- Phòng kế toán – ngân quỹ: trực tiếp tư vấn, hỗ trợ thực hiện các giaodịch, dịch vụ trực tiếp với khách hàng Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngânhàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ khác, xử lý hạch toáncác giao dịch Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thực hiện các giao dịch tàichính và phi tài chính của toàn chi nhánh đúng theo quy định hiện hành củaNHNo&PTNT Thực hiện chức năng kiểm soát sau đối với các giao dịch tàichính đã phát sinh tại đơn vị sau mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm Thựchiện nghiệp vụ các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêunội bộ tại chi nhánh, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ Tổ chức in, kiểm soát vàlưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ, báo cáo kế toán theo quy định
Phó giám đốc phụ
trách kinh doanh
Phó giám đốc chỉ đạo
Phó giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ
Trang 5- Phòng kinh doanh: nghiên cứu xây dựng chiến lược – kế hoạch tín dụng,phân loại khách hàng, thực hiện nghiệp vụ thẩm định, phê duyệt cho vay, đônđốc khách hàng trả nợ, lãi…
- Phòng hành chính nhân sự : Theo dõi diễn biến lương của CBCNV chinhánh, đề xuất nâng lương và đề bạt cán bộ với ban lãnh đạo, theo dõi và quản
lý tài sản cơ quan
1.1.4 Vài nét về hoạt động của ngân hàng hiện nay
1.1.4.1.Hoạt động huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các
tổ chức kinh tế và dân cư
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiếtkiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng,tiết kiệm tích lũy…
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn
ĐVT: triệu đồng
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010 – 2012 của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm )
Agribank Văn Lâm đã có nhiều thành tích trong việc tăng quy mô nguồn vốnhuy động, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm
Do có chính sách và biện pháp huy động cùng với lãi suất huy động hợp lý, đadạng hóa các hình thức sản phẩm, dịch vụ huy động vốn thông qua nhiều kênhhuy động vốn khác nhau đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thêm vào đó làchất lượng hoạt động hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, uy tín ngàycàng tăng nên lượng vốn huy động không ngừng tăng, nên trong 3 năm từ 2010– 2012 nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày một tăng Cụ thể như sau:
Trang 6- Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 315 tỷ đồng
- Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 340 tỷ đồng
- Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 371,6 tỷ đồng, tăng 31,6 tỷ đồng
tương ứng với mức tăng 9,29% so với 2010
- Năm 2012, tổng nguồn vốn tiếp tục đạt 441,8 tỷ đồng, tăng 70,2 tỷ đồng
tương ứng với mức tăng 18,89% so với 2011, gấp 2 lần so với mức tăng 2011
* Cơ cấu nguồn vốn huy động
Xét trên ba loại cơ cấu: cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền, cơ cấu nguồn theo
kỳ hạn và cơ cấu theo loại nguồn, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHN o & PTNT Việt Nam
– CN Văn Lâm giai đoạn 2007 - 2011
Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn
Phân loại theo loại nguồn
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010 – 2012 của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm )
Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp chỉ khoảng từ 20%
cho đến 25% là do doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là để thanh
toán trong hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó doanh nghiệp luôn cần tiền để
quay vòng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nên không có nhiều tiền để gửi
trong Ngân Hàng
Trang 7Vốn trong dân cư (khách hàng cá nhân) tăng mạnh trong những năm qua,luôn đóng góp phần lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng,điều này cho thấy một điều rằng dân chúng đang dư tiền.Với những chính sách
hỗ trợ, khuyến khích trong thời gian qua của Nhà Nước và NHNo&PTNT chinhánh Văn Lâm đã được dân chúng tin tưởng, chuyển từ hình thức giữ tiền dướidạng vàng sang tiết kiệm ngân hàng
Nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ TG có kỳ hạn, tuy không có sự ngangbằng nhưng nguồn vốn này vẫn chiếm khoảng 90% Trong khi đó nguồn vốn từtiền gửi không kì hạn chiếm một tỷ lệ rất hạn chế, phản ánh hình thức gửi tiềntiết kiệm không kì hạn nhằm mục đích chi tiêu qua sec tại Việt Nam nói chung
1.1.4.2 Hoạt động cho vay
Tại NHNN & PTNT chi nhánh Văn Lâm Hưng Yên thực hiện các hoạt độngcho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư,thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu như chiết khấu chứng từ, tài trợ cho vay vốn vớicác dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài, nhận ủy thác theo các chương trình củacác tổ chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ, thấu chi, cho vay tiêu dùng, góp vốnliên doanh liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong vàngoài nước, đầu tư trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong và ngoài nước.Theo đối tượng khách hàng có thể chia thành 2 loại: cho vay khách hàngdoanh nghiệp và khách hàng cá nhân Theo thống kê của chi nhánh thì tỉ lệ nợquá hạn của khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ chung.Tình hình dư nợ được thể hiện qua bảng dưới đây
Trang 8Bảng 1.3: Tổng dư nợ của phân theo loại hình doanh nghiệp
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010 – 2012 của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm )
Theo lĩnh vực sản xuất: cơ cấu cho vay có thể chia thành cho vay sản xuất
và cho vay phi sản xuất
Với định nghĩa cho vay sản xuất là cho vay các ngành tạo ra cơ sở vật chấtcho xã hội, thúc đẩy sản xuất, các ngành khác phát triển, cho vay lĩnh vực phisản xuất là cho vay các ngành không tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội thì tỉ lệ chovay trong lĩnh vực sản xuất cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ cho vay trong lĩnh vựcphi sản xuất
Trang 9Bảng 1.4: Tổng dư nợ phân theo thành phần kinh tế
(Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010 – 2012 của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm )
1.1.4.3 Hoạt động thanh khoản quốc tế
Bên cạnh các hoạt động huy động vốn và cho vay vốn, NHNo&PTNT chinhánh Văn Lâm còn thực hiện các hoạt động khác như hoạt động thanh toánquốc tế, bao gồm:
• Thư tín dụng trả chậm được thanh toán ngay
• Nhận chuyển tiền đến từ nước ngoài
• Chuyển tiền đi nước ngoài
1.2 Đặc điểm các dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là những doanh nghiệp (DN) có quy
mô nhỏ Quy mô nhỏ được thể hiện ở tiêu chí vốn, số lượng lao động và doanhthu của DN Việc quy định thế nào là DNVVN tùy thuộc vào điều kiện kinh tế,-
xã hội cụ thể của từng quốc gia và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai
Trang 10đoạn phat triển kinh tế Trên cơ sở đó, mỗi nước lại chọn cho mình những tiêuchí khác nhau để phân chia DN thành DN lớn, DNVVN sao cho phù hợp với sựtăng trưởng và phát triển kinh tế củar đất nước trong từng giai đoạn, từng thời
kỳ Tiêu chuẩn để xác định DNVVN ở mỗi nước khác nhau Ở Việt Nam hiệnnay, DNVVN được định nghĩa theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày30/6/2009 của Chính phủ v/v trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ như
sau: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể như sau:
Bảng 1.5: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy mô
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Số lao động
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Tổng nguồn vốn Số lao động
Tổng nguồn vốn Số lao động Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người trở xuống
20 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 200 người đến
20 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến
200 người
Từ trên 20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 200 người đến
300 người
Thương mại
và dịch vụ
10 người trở xuống
10 tỷ đồng trở xuống
Từ trên 10 người đến 50 người
Từ trên 10 tỷ đồng đến 50
tỷ đồng
Từ trên 50 người đến
100 người
1.2.2 Đặc điểm của các dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các DNVVN thường kinh doanh trong những lĩnh vực có lợi nhuận thấp
và công nghệ thấp Vì vậy hoạt động kinh doanh thiếu tính ổn định và dễ bị thayđổi trước những tác động của thị trường Điều này dẫn đến công tác thẩm định
Trang 11thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn Các dự báo về tình hình cungcầu của sản phẩm không chính xác.
Các dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là có
độ rủi ro cao và khá mạo hiểm vì hoạt động kinh doanh thiếu tính ổn đinh, cáckhoản vay nhỏ lẻ, phân tán Hoat động kinh doanh sản xuất của DNVVN thườngmang tính chất tự phát, phong trào, chưa có chiến lược cụ thể Chưa tạo nên sựkhác biệt và có tính cạnh tranh Sự am hiểu về pháp lý còn hạn chế, trình độnhân lực thấp, công nghệ lạc hậu, đa phần kinh doanh có tính chất ngắn hạn,thương vụ, yếu trong việc tiếp thị và tìm kiếm thị trường Sức chịu đựng rủi rothấp, khả năng chống đỡ kém trước biến độngjcủa kinh tế vĩ mô Chính vì vậy,ngân hàng chủ yếu chỉ cấp tín dụng ngắn hạn, mang tính thương vụ cho cácDNVVN mà ít phê duyệt các dự án đầu tư chiều sâu nhằm cải thiện nănglựcjcạnh tranh của DNVVN
Dự án, phương án đầu tư của nhiều DNVVN có tính khả thi thấp, chạytheo mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn nên cũng không có sức thuyết phục đối vớingân hàng Mặt khác, khả năng lập dự án của các DNVVN cũng còn rất hạn chế.Các DNVVN thường có quy mô nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất ,trình độ nhân lực… nhưng khi lập dự án đều đưa vào các loại máy móc, thiết bịđắt tiền Điều này làm cho công tácsthẩm định kỹ thuật, sự phù hợp của côngnghệ của dự án gặp nhiều khó khăn
Tài sản bảo đảm (quyền sử dụng đất, bất động sản) của các dự ánsvay vốncủa DNVVN còn thiếu cơ sở pháp lý để đủ điều kiện thế chấp, cầm cố và đăng
ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng Nếu có tài sản thế chấp thì giá trị củatài sản cũng quá nhỏ so với nhu cầu vay Các tài sản hình thành từ vốn vay nhưdây chuyền thiết bị, hàng hoá rất khó phát mại hoặc số tiền thu được sau phátmại cũng rất thấp Việc thiếu thông tin pháp lý về tài sản đảm bảo khiến choviệc thẩm định giá trị tài sản đảmrbảo không chính xác, khiến cho việc xử lý tàisản đảm bảo gặp rủi ro cao
Trang 12Do vốn kinh doanh sảnrxuất của các DNVVN còn quá ít nên dẫn đến vốn
tự có tham gia vào dự án ít mà vốn chủ yếu là vay từ ngân hàng nên rủi ro trongthanh toán nghĩa vụ tài chính với ngân hàng là cao Bên cạnh đó, các doanhnghiêpjnày thường không trung thực trong báo cáo tài chính Các báo cáo tàichính của DNVVN gửi cho ngân hàng thường không đầy đủ, thiếu minh bạch,không được kiếm toán, cách tổ chức hạch toán không tuân thủ theo nguyên tắc
kế toán gây khó khăn cho công tácsthẩm định năng lực tài chính khách hàng
Dự án vay vốnscủa các DNVVN thường có tính thuyết phục không caođối với các ngân hàng vì công tác lập dự án của các DN này còn yếu kém, chưakhoa học Nguyên nhân là ở trong cơ cấustổ chức của các DNVVN không cóbộjphận chuyên nghiên cứu vêflập dự án và thẩm địnhddự án Vì thế các dựánscủa doanh nghiệp này thường sơ sài và có nhiều thiếu sót Điều này dẫn đếntrong quastrình thẩm định, cán bộjthẩm định thường xuyên phải yêu cầu kháchhàng bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ dự án để hoàn thiện hồ sơ phù hợp vớisyêu cầucủa ngân hàng Do đó thời gian cho công tácsthẩm định bị kéo dài, gây thiệt hạicho cả phía ngân hàng và phía khách hàng
Các dự án đầu tư sản xuất của các DNVVN chủ yếu là cung cấp các sảnphẩm hàng hóa dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trong đó chủ yếu là các sản phẩmtiêu dùng và sản phẩm truyền thống như dệt may, thủy sản, chế biến lương thựcthực phẩm…Bên cạnh đó, với số vốn ít, vòng quay vốn của các DN này thườngngắn và các phương án sản xuất, kinh doanh không lâu dài như các doanhnghiệp lớn Vì vậy trong dự án thường ít chú trọng đến các biện pháp đảm bảo
vệ sinh môi trường, các điều kiện về an toàn cháy nổ Do đó cán bộjthẩm địnhkhó đánh giá được những ảnh hưởng, tác động của dự án tới môi trường xã hội
1.2.3 Yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Năng lực lập DAĐT chưa tốt, các dự án được lập thiếu căn cứ khoa họcnên thiếu đồng bộ và chuẩn mực, rất sơ sài Khi thẩm định ngoài các thông tin
do doanh nghiệp cung cấp thì các cán bộ thẩm định còn phải thu thập các thông
Trang 13tin bên ngoài, thẩm định lại toàn bộ DAĐT từ hồ sơ pháp lý, tư cách bên vayvốn, hồ sơ tài chính, tài sản đảm bảo,khả năng trả nợ…có nhiều trường hợp cònphải lập lại dự án để tính hiệu quả và cân độ dòng tiền, khả năng trả nợ củakhách hàng Cần phải thẩm định theo trình tự và chi tiết toàn bộ các nội dungcủa dự án đầu tư, đặc biệt chú ý phân tích kỹ phần thẩm định tài chính dự án vàkhả năng trả nợ của khách hàng.
Các DAĐT của DNVVN tuy nhỏ về quy mô nhưng lại đầy đủ các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động đầu tư trải rộng cáckhâu của quá trình sản xuất, hầu hết là đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng với cácdoanh nghiệp lớn khác có nhiều DAĐT quy mô lớn (chỉ đầu tư mở rộng, bổ trợ
1 khâu) của hoạt động sản xuất kinh doanh Yêu cầu công việc thẩm định phảixem xét toàn diện, chi tiết, tỷ mỉ từng nội dung thẩm định… Nên khi thẩm địnhDAĐT của các DNVVN cần xem xét kỹ về hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, thị trường đầu vào, đầu ra và hiệu quả của dự án Phương pháp thẩmđịnh cũng cần kết hợp phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ đầu tư và so sánhvới các dự án tương tự…
Năng lực của triển khai DAĐT của DNVVN rất yếu Ảnh hưởng tới việcthẩm định thời gian thu hồi vốn của dự án, đến hiệu quả của dự án, khả năng trả
nợ cho ngân hàng Vì vậy, khi thẩm định DAĐT của DNVVN, Ngân hàng cầnphải xem xét kỹ vì năng lực của chủ đầu tư cũng như doanh nghiệp, hiệu quảcủa dự án, phân tích kỹ về tài chính dự án, kết hợp phương pháp dự báo, phântích độ nhạy để thẩm định hiệu quả dự án, khả năng triển khai dự án của chủ đầu
tư Khi thẩm định cần quan tâm tới thẩm định bảng cân đối kế toán, báo cáo tàichính của doanh nghiệp.Hạn chế về công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ vàtrang thiết bị của DNVVN còn chậm và chưa đồng bộ, công nghệ đang sử dụngtụt hậu so với thế giới 2-3 thế hệ Gây khó khăn cho cán bộ thẩm định khi thẩmđịnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm và công nghệ kỹ thuật của dự án Cần tậptrung vào nội dung đánh giá phương diện kỹ thuật của dự án, từ đó xác định tínhkhả thi của dự án cũng như quyết định cho vay
Trang 14Hạn chế về năng lực cạnh tranh và tiếp cận thị trường, đa phần cácDNVVN còn non trẻ, chủ yếu là các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty cổ phần có quy mô nhỏ, do đó tiếp cận thị trường gặp nhiều khókhăn Làm cho công tác thẩm định thị trường sản phẩm đầu ra của dự án, thẩmđịnh doanh thu và thẩm định hiệu quả tài chính của dự án không chính xác Khiphân tích cần sử dụng linh hoạt phương pháp phân tích độ nhạy từ đó thấy được
sự thay đổi của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả và doanh thu của dựán…đảm bảo được dự án vẫn hiệu quả khi các yếu tố thay đổi
1.3 Thực trạng thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Văn Lâm
1.3.1 Qui trình thẩm định khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh Văn Lâm gồm:
Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tíndụng
Bước 2: Cán bộ hai phòng trên kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp với các chính sách,quyết định tín dụng hiện hành
Bước 3: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng
Bước 4: Thẩm định chi tiết và lập báo cáo thẩm định tiến hành thẩm định mọiphương diện, đặc biệt là phương diện tài chính Tờ trình của cán bộ tín dụng cóghi rõ về khách hàng vay vốn, trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định vềtính khả thi của dự án, món vay,…
Bước 5: Trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh phê duyệt Trưởngphòng xem, kiểm soát về nghiệp vụ, sửa chữa và bổ sung
Bước 6: Thông báo kết quả thẩm định và ra quyết định cho vay hay không chovay, thông báo cho khách hàng
Sơ đồ 2: Biểu đồ quy trình thẩm định
tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Kiểm tra sự phù hơp của
hồ sơ với chính sách và quy định tín dụng
Trang 15Thời gian thẩm định cho vay:
+ Dự án có tổng mức vay không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thì thờigian thẩm định không quá 5 ngày với dự án vay ngắn hạn và không quá 15 ngàyđối với dự án vay trung và dài hạn kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vốn hợp lệ.+ Dự án không trong thẩm quyền sẽ được hội đồng thẩm định, hội đồng tín dụngcấp trên tiến hành thẩm định
1.3.2 Phương pháp thẩm định
1.3.2.1 Phương pháp so sánh đối chiếu
Đây là phương pháp phổ biến và thường được sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư do tính chất đơn giản dễ tiến hành của phương pháp này Trong phương pháp này cán bộ thẩm định của chi nhánh so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu nội dung của dự án với chuẩn mực pháp luật quy định, các tiêu chuẩn, định mức quốc tế, quốc gia cũng như các kinh nghiệp thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu Phương pháp này được cán bộ thẩm định Ngân hàng sử dụng kết hợp cùng với các phương pháp khác trong suốt quá trình thẩm định Trong quá trình thẩm định các nội dung của dự án như thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính… đều sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu Việc sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu sẽ cho cán bộ thẩm định cái nhìn khách quan hơn về dự án để từ đó đưa ra được quyết định chính xác hơn.
Phương pháp này được Agribank Văn Lâm sử dụng trong thẩm định các dự án đầu tư ở các nội dung sau:
Trang 16- So sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch kế hoạch phát triển quốc gia, phát triển vùng, địa phương Đây là nội dung rất quan trọng vì
nó ảnh hưởng đến khả năng thực hiện của dự án, cũng như xem xét dự án có được hưởng
ưu đãi hay không.
- So sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn về các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của các dự án có cùng công nghệ, kỹ thuật Nội dung thẩm định này giúp đánh giá khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường cũng như khả năng đem lại hiệu quả tài chính của dự án.
- So sánh với các tiêu chuẩn về công suất thiết kế, chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh
tế - kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng.
Ví dụ, khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng chung cư cao cấp Royal của công ty cổ
phần xây dựng HJC, vì đây là một dự án bất động sản lên các nhà thẩm định của Văn Lâm trước hết phải xem xét vị trí thực hiện dự án với quy hoạch, kế hoạch xây dựng của thành phố xem có phù hợp hay không, sau đó cán bộ thẩm định sử dụng các tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng công trình, tiêu chuẩn công nghệ , thiết bị của công trình và suất đầu tư
Agribank-do Nhà nước quy định để xem xét đánh giá các chỉ tiêu, đặc biệt là xem xét vấn đề chi phí đầu tư đã được tính toán chính xác hay chưa Bên cạnh đó, vì sản phẩm của dự án
là một chung cư cao cấp nên cán bộ thẩm định cũng sử dụng những tiêu chuẩn của một chung cư cao cấp theo quy định của Bộ Xây dựng để đối chiếu, xem xét, đánh giá dự
án như tiêu chuẩn về thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng, thiết bị cơ và điện, thiết bị phòng chống cháy nổ, điều kiện môi trường….
1.3.2.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự
Phương pháp thẩm định theo trình tự là phương pháp được tiến hành từtổng quát đến chi tiết của dự án Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ởhầu hết các ngân hàng Nó là cơ sở để Ngân hàng đưa ra quyết định có đồng ýcho khách hàng vay vốn hay không, nếu đồng ý thì cần thêm nhưng tài liệu gì
- Thẩm định tổng quát: là việc xem xét tổng quát nhất về dự án từ đó đưa ra những nhận định chung nhất về dự án như tính đầy đủ, tính hợp lí, hợp pháp về hồ sơ
dự án, tư cách pháp lý của nhà đầu tư…Thẩm định tổng quát cho phép cán bộ thẩm
Trang 17định của Chi nhánh có sự hình dung khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng, sự cần thiết của dự án
- - Thẩm định chi tiết: Bước thẩm định này được tiến hành sau khi đã thẩm định tổng quát về dự án Quá trình thẩm định này được tiến hành một cách tỉ mỉ, chi tiết tới từng nội dung của dự án như: Thẩm định về các điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, kỹ thuật,
tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án Vì thẩm định dự án là một công tác
vô cùng quan trọng quyết định đến khả năng cho vay vốn nên bước thẩm định chi tiết rất quan trọng Ở bước này, mỗi nội dung nêu trên của dự án đều được đưa ra phân tích kỹ lưỡng để cho kết luận chính xác Nếu một số nội dung cơ bản của dự án không đạt yêu cầu thì không cần đi vào thẩm định các nội dung tiếp theo Vì vậy phương pháp này có thể giúp Chi nhánh tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí thẩm định các nội dung khác của dự án khi một số nội dung không đạt yêu cầu.
Ví dụ: Trong qua trình thẩm định dự án vay 3 tỷ đồng của công ty trách nghiệm hữu
hạn An Đông để đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, cán bộ thẩm định của chi nhánh đã tiến hành thẩm định theo phương pháp thẩm định theo trình tự Trước hết cán bộ thẩm định xem xét tổng quan dự án về các nội dung sau: Khái quát về dự án và chủ đầu tư, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, nhu cầu về vốn của khách hàng, hoạt động kinh doanh của công ty để từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về dự án Sau khi quá trình thẩm định tổng quát được tiến hành thì cán bộ thẩm định bắt đầu đi vào thẩm định chi tiết từng nội dung của dự án bao gồm: Căn cứ pháp lý, sự cần thiết phải đầu tư, tổng mức đầu tư cho dự án, phương án khai thác sau đầu tư, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án … để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình trong từng nội dung và nêu lên những đề xuất giúp dự án hoàn thành đúng theo kế hoạch và tăng khả năng đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng.
1.3.2.3 Phương pháp dự báo
Các dự án đầu tư phát triển có đặc điểm là thời gian thực hiện đầu tư cũng như thời gian vận hành kết quả đầu tư dài nên để đánh giá tính khả thi của một
dự án đầu tư cần phải sử dụng đến phương pháp dự báo Các yếu tố liên quan đến dự
án thường xuyên thay đổi như giá cả, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, các đầu vào khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án Để đánh giá hiệu quả của dự án một cách chính xác thì cán bộ thẩm định phải dự báo được những thay đổi trong tương lai,
dự báo về nhu cầu của thị trường, dự báo về giá cả, thị hiếu người tiêu dùng Các
Trang 18gia, phương pháp định mức, phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp hồi quy… Phương pháp dự báo cũng được sử dụng nhiều trong thẩm định khía cạnh tài chính của các dự án, đặc biệt là trong dự báo thị trường, giúp dự tính chi phí và giá bán sản phẩm chính xác hơn
Với phương pháp này cán bộ thẩm định sử dụng các số liệu điều tra thống kê đã
có hoặc tự tiến hành điều tra và sử dụng các phương pháp phù hợp để đánh giá tính
khả thi của dự án Từ đó đưa ra xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng trong tương
lai Một số phương pháp Agribank Văn Lâm thường sử dụng là phương pháp ngoại suy thống kê, lấy ý kiến chuyên gia…
Áp dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định sử dụng để dự báo:
- Nhu cầu thị trường, giá cả của sản phẩm biến động trong tương lai.
- Dự báo công suất thực tế của dự án trong những năm đi vào hoạt động và cả đời dự án.
- Dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án.
- Các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành và khai thác kết quả đầu tư.
Ví dụ: khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà hàng Thành Đô,Văn Lâm, Hưng
Yên, chuyên các món ăn hải sản tươi sống Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê tiến hành dự đoán cung cầu về sản phẩm của dự án cho các năm từ năm 2010-
2014 Đồng thời sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia trong dự báo cung cầu thị trường: Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia phân tích thì loại hình kinh doanh ăn uống sẽ càng ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng đặc biệt là các món
ăn hải sản tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao Hiện tại các nhà hàng hải sản trên địa bàn của tỉnh Hưng Yên chỉ đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu của thực khách Số lượng nhà hàng loại này ngày càng gia tăng nhưng tình trạng về chất lượng phục vụ và giá cả vẫn không làm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng Vì vậy nguồn cung sản phẩm của
dự án vẫn chưa bão hòa, sản phẩm của dự án vẫn có khả năng chiếm lĩnh thị phần nhất định Từ đó giúp Chi nhánh thẩm đinh về khía cạnh thị trường của dự án một cách chính xác hơn.
1.3.2.4 Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy là một phương pháp hiệu quả được áp dụng trong quá trình thẩm định hiệu quả tài chính của dự án Phân tích độ nhạy của dự án là
Trang 19quan đến chỉ tiêu đó thay đổi Cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp này để đánh giá tính vững chác của hiệu quả tài chính của dự án, khi thay đổi các yếu tố liên quan thì hiệu quả tài chính thay đổi như thế nào, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố liên quan và đưa ra cách giúp hạn chế các nhân tố ảnh hưởng.
Trong phân tích độ nhạy thì các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được xem xét ( thu nhập thuần, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, điểm hòa vốn…) sẽ thay đổi như thế nào nếu các yếu tố liên quan thay đổi Các yếu tố thường được cho thay đổi trong khoảng từ 5%-20% Nếu dự án vẫn hiệu quả trong trường hợp các yếu
tố liên quan thay đổi thì dự án có độ an toàn cao, có hiệu quả vững chắc về mặt tài chính và nên đầu tư Nếu ngược lại thì cần xem xét đề xuất các biện pháp khắc phục, hạn chế thậm chí là hủy bỏ dự án để tránh khỏi những rui ro lớn về sau này.
- Phương pháp 1: phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố (vốn đầu tư, lãi suất cho vay của ngân hàng, chi phí khả biến, giá điện thành phẩm )đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính
- Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố trong các tình huống tốt xấu khác nhau đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, T ).
- Phương pháp 3: Lần lượt cho các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án thay đổi trong giới hạn thị trường, nhà đầu tư và quản lý chấp nhận Mỗi thay đổi ứng với một phương án và từ đó lựa chọn phương án tối ưu.
- Phương pháp 4: Sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy.
Ví dụ: Khi thẩm định dự án mở rộng sản xuất mặt hàng chăn ga gối đệm của
công ty cổ phần may mặc Mạnh Khải, Như quỳnh-Văn Lâm-Hưng Yên Cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để kiểm tra tính vững chắc của hiệu quả tài chính của dự án xin vay vốn
Thứ nhất, về dao động giá nguyên liệu đầu vào (bông, vải, sợi…) của dự án:
Phân tích độ nhạy được tiến hành để kiểm tra mức dao động của lợi nhuận dự án so với biến động giá nguyên liệu của dự án
Thứ hai, dao động giá bán sản phẩm: Phân tích độ nhạy được tiến hành để kiểm
tra mức dao động của lợi nhuận dự án so với biến động giá bán trung bình các sản phẩm
Trang 20Kết quả cho thấy dự án có mức rủi ro thấp khi tiến hành phân tích giao động của giá bán biến thiên trên biến động trong khoảng từ 0% đến 10% Trong khoảng biến thiên từ 0-10% thì NPV luôn cho giá trị dương và suất hoàn vốn nội bộ luôn lớn hơn suất chiết khấu (lấy suất chiết khấu là 15%)
Thứ ba, về dao động chi phí sản xuất (nhân công, điện, nước): Phân tích độ
nhạy được tiến hành để kiểm tra mức dao động của lợi nhuận dự án so với biến động của chi phí sản xuất Chi phí sản xuất có khả năng tăng cao, chính vì thế dự phòng 10% đã tính toán trong phần ước tính chi phí đầu tư Thêm vào đó, phân tích dao động của chi phí trên biến động trong khoảng 0%-15%, trong khoảng biến thiên này, thì NPV luôn cho giá trị dương và suất hoàn vốn nội bộ luôn lớn hơn suất chiết khấu (lấy suất chiết khấu là 15%) Từ đó có thể kết luận hiệu quả tài chính của dự án vững chắc trong điều kiện thay đổi giá nguyên liệu đầu vào, giá sản phẩm và chi phí sản xuất.
a Thẩm định năng lực pháp lý của chủ đầu tư
Để thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu với một số văn bản sau:
+ Các quyết định (hoặc giấy phép) thành lập doanh nghiệp,
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh,
+ Vốn điều lệ của doanh nghiệp và quyết định bổ nhiệm giám đốc (Tổng giám đốc) và kế toán trưởng.
Bên cạnh đó cán bộ thẩm định còn phải xem xét đến các nội dung sau:
* Thẩm định cơ cấu vốn góp và quan hệ tín dụng của thành viên/ cổ đông của công
ty đối với các tổ chức tín dụng
Cán bộ thẩm định xem xét về cơ cấu vốn góp của các cổ đông trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá về mối quan hệ của khách hàng với Agribank và các tổ
Trang 21chức tín dụng khác, thể hiện ở các giao dịch tài khoản trong quá khứ và cấp tín dụng trong quá khứ: vay, bảo lãnh, L/C…Từ đó CBTĐ đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ vay vốn: có chậm trả lãi hay không…
* Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư cách của chủ doanh nghiệp
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp là bức tranh phản ánh một phần quy mô, hiệu quả hoạt động và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Thẩm định nội dung này sẽ giúp cán bộ thẩm định bước đầu có được cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp Cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và so sánh đối chiếu để đánh giá các nội dung sau:
+ Đánh giá về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp qua: lịch sử thành lập doanh nghiệp, các bước ngoặt lớn đã trải qua, các dự án đã thực hiện Doanh nghiệp có lịch sử hình thành lâu đời, tham gia nhiều dự án lớn sẽ được đánh giá cao.
+ Đánh giá về tư cách của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp: Cán bộ thẩm định so sánh, đối chiếu với lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, năng lực quản lý, trình độ quản lý hiểu biết pháp luật của chủ sở hữu doanh nghiệp… Bởi vì một doanh nghiệp có hoạt động tốt thì cần những người lãnh đạo tài năng và nhiều kinh nghiệm
+ Đánh giá về uy tín của khách hàng trên thị trường qua khách hàng của doanh nghiệp, mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Ví dụ: Dự án xây dựng khu chung cư cao cấp Royal do công ty cổ phần
tập đoàn Đầu tư và Thương mại HJC làm chủ đầu tư Các vấn đề về tính pháp lý của khách hàng được cán bộ thẩm định xem xét
- Tên khách hàng vay vốn: Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư và Thương mại HJC Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại HJC được thành lập ngày 25 tháng 12 năm 2002 Từ một đội ngũ các chuyên gia đầu tư uy tín, đầy tâm huyết trong ngành tài chính ngân hàng và xây dựng công nghiệp ở Việt Nam, tập đoàn đã có gần
150 chuyên gia về đầu tư dự án, công nghệ, tài chính đang thực hiện thành công các dự
án đầu tư tại nhiều tỉnh và thành phố tại Việt Nam.
Trang 22- Người đại diện:Nguyên Hông Minh – chủ tịch hội đồng quản trị
- Số CMND: 125369874 Do công an Tp Hưng Yên cấp ngày 15/8/1991
- Đăng ký kinh doanh số 1429875369 do sở kế hoạch và đầu tư Tp Hưng Yên cấp đổi lần 3: 13/7/2008
- Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà AED, số 8 khu CN phố nối A- Mỹ Hào- Hưng Yên
- Số điện thoại:03213654785
b Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
Nội dung thẩm định khả năng tài chính của khách hàng bao gồm những nội dung sau:
* Thẩm định về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Để tiến hành thẩm định hoạt động kinh doanh của khách hàng CBTĐ kết hợp các thông tin từ hệ thống CIC với các nguồn thông tin khác Đối với nội dung này CBTĐ đã sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu để xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng xem có phù hợp với dự án hay không, đồng thời đi sâu phân tích các nội dung sau:
+ Về ban quản lý điều hành: thông qua những kinh nghiệm quản lý đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh và phát triển, thông qua các dự án mà doanh nghiệp
đã thực hiện.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh: thể hiện qua năng lực sản xuất, khả năng cung cấp nguyên liệu các yếu tố đầu vào, sản lượng và doanh thu, phương thức tiêu thụ và mạng lưới sản phẩm…
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như: khả năng tiêu thụ của thị trường (được thể hiện qua giá bán và tốc độ bán, khả năng đáp ứng đủ nguồn vốn và biến động lãi suất cho vay của ngân hàng); các quy định pháp luật có liên quan đến ngành nghề, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; giá cả nguyên liệu đầu vào; các rủi ro có thể xảy ra.
* Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng
Để tiến hành thẩm định tình hình tài chính của khách hàng CBTĐ sẽ dựa vào bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh, đồng thời sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tài chính Các báo cáo tài chính gửi ngân hàng phải là bản chính hoặc bản phô tô có
Trang 23đóng dấu và xác nhận của đơn vị phát hành Các số liệu trong bảng cân đối kế toán phải bảo đảm tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác.
Từ đó cán bộ thẩm định sẽ đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của khách hàng Một số chỉ tiêu phân tích được cán bộ thẩm định của chi nhánh sử dụng như: + Chỉ số về khả năng sinh lời: ROA, ROE, Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần, Lợi nhuận trước lãi và thuế / Doanh thu thuần, Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế / Tài sản dài hạn.
+ Chỉ số tăng trưởng: Doanh thu thuần, Tăng trưởng về doanh thu, Tăng trưởng
về lợi nhuận sau thuế, Tăng trưởng tổng tài sản,Tăng trưởng tổng nợ phải trả.
+ Chỉ số về hoạt động: Số ngày tồn kho bình quân, Số ngày phải thu bình quân, Chu kỳ kinh doanh, Số ngày phải trả người bán, Hiệu quả quản lý chi phí
+ Chỉ số về khả năng thanh khoản: Khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, vốn lưu động ròng.
+ Chỉ số quản lý nợ: Nợ phải trả /Tổng nguồn vốn, Tổng nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu, Khả năng thanh toán nợ, Khả năng thanh toán lãi vay = (LN trước thuế + Chi phí lãi vay)/Chi phí lãi vay, đòn bẩy tài chính = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, Lãi vay / Nợ vay trung bình
Ví dụ: Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công
ty TNHH An Đông
Bảng 1.6: Tình hình tài chính của công ty TNHH An Đông
Trang 24C Kết quả sản xuất KD
Các hệ số được tính toán trên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm gần nhất (2010) như sau:
Hệ số tự tài trợ = 26.210/29250 = 1,12
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = 6.120/58.610 = 0,104
Thu nhập trên tổng tài sản = 6.120/29.250 = 0,209
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần = 6.120/ 26.120 = 0,234
Như vậy qua bảng số liệu, và tình hình điều tra thực tế tại công ty thì CBTĐ thấy được đây là một đơn vị có tài chính lành mạnh, tinh hình sản xuất kinh doanh tốt, tăng trưởng đều qua các năm
Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc Để thẩm định tài liệu pháp lý của
dự án cán bộ thẩm định sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh đối chiếu để xem xét
các văn bản, tài liệu của dự án có đầy đủ các nội dung, có đảm bảo tính pháp lý, có
Trang 25đóng dấu và ký tên của cấp có thẩm quyền hay không Các tài liệu pháp lý bao gồm các giấy tờ sau:
+ Quyết định của cơ quan Nhà nước về việc phê duyệt dự án đầu tư.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất địa điểm đầu tư.
+ Hợp đồng góp vốn giữa các bên (nếu có).
+ Thuyết minh thiết kế cơ sở
+ Bản vẽ thiết kế cơ sở.
+ Một số văn bản và hồ sơ khác.
Từ đó, sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu CBTĐ kiểm tra tính phù hợp của của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển xây dựng, quy hoạch phát triển ngành Sau khi đánh giá nội dung này thì CBTĐ sẽ xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư thông qua:
+ Quyết định thành lập của các doanh nghiệp
+ Người đại diện chính thức
Cán bộ thẩm định kiểm tra sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp luật của nhà nước, các quy định, các chế độ khuyến khích ưu đãi
Ví dụ: Về thẩm định tư cách pháp lý của khu chung cư cao cấp Royal do công ty cổ
phần đầu tư và thương mại HJC làm chủ đầu tư
- Dự án đầu tư khu chung cư cao cấp Royal do công ty cổ phần đầu tư và thương mại HJC lập có trụ sở tại Tầng 5, tòa nhà AED, số 8 khu CN phố nối A- Mỹ Hào- Hưng Yên
- Dự án đã được chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên trực tiếp phê duyệt
- Về tổng dự toán được duyệt là 72.5 tỷ VNĐ
- Biên bản bàn giao đất do sở địa chính Hưng Yên cấp
- Quyết định thành lập ban quản lý dự án do trực tiếp ông Nguyễn Đại Hiệp – phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, phó Tổng giám đốc làm trưởng ban quản lý, giao cấp dưới thực hiện
Như vậy kết luận Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư và Thương mại Thăng Long
có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện dự án trên.
b) Thẩm định mục tiêu và thị trường của dự án
Trang 26Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của một dự án.vì vậy việc thẩm định dự án cần xem xét
kỹ nội dung về phương diện này Khi tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường thì CBTĐ sử dụng phương pháp dự báo để có thể dự đoán được nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng của thị trường nội địa và thị trương xuất khẩu,…
Các nội dung chính cần xem xét đánh giá là:
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
- Đánh giá về cung sản phẩm:
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong những năm tới.
+ Dự đoán ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến thị trường sản phẩm của dự án.
+ Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Trang 27Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án như sau:
+ Thị trường nội địa: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã , giá cả, chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ.
+ Thị trường nước ngoài: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất khẩu, quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả…
Ngoài ra còn một số nội dung cần xem xét đến đó là:
- Đánh giá phương pháp tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
- Đánh giá về dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
- Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
c Thẩm định về phương diện kỹ thuật
Thẩm định phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra và phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi về mặt thi công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dự án theo đúng các mục tiêu đã dự kiến Đối với ngân hàng, việc phân tích kỹ thuật lại là một vấn đề khó nhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉ tiêu và quan trọng hơn cả là nó quyết định đến chất lượng sản phẩm Chính
vì vậy mà CBTĐ cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm định dự án trên phương diện kỹ thuật Khi thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án CBTĐ sử dụng phương pháp
so sánh đối chiếu và hỏi ý kiến chuyên gia để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn
Việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án dựa trên những nội dung chính sau đây:
- Địa điểm xây dựng:
+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không, có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng liên quan đến địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá so sánh
về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
Trang 28+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
+ Quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
+ Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không.
+ Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.
- Công nghệ thiết bị:
+ Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại, ở mức độ nào của thế giới.
+ Công nghệ này có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam hay không, lý
do lựa chọn công nghệ này.
+ Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
+ Xem xét đánh giá về số lượng công suất quy hoạch chủng loại, danh mục, máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
+ Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.
+ Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
+ Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không
Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm
đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn.
- Quy mô và giải pháp xây dựng:
+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
+ Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu
tư mà chưa được tích luỹ hay không, có hạng mục nào cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
Trang 29+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: Giao thông, điện, cấp thoát nước…
- Môi trường:
+ Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong từng trường hợp yêu cầu phải
có hay chưa.
Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành
về việc lập dự án và duyệt trình báo cáo đánh giá tác động môi trường.
d Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án
Để thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý thục hiện của dự án CBTĐ của chi nhánh sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu để từ đó đưa ra các nhận định của mình về tổ chức và quản lý của dự án.Khi thẩm đinh về phương diên tổ chức và quản lý của dự án dựa trên các nội dung sau:
- Xem xét năng lực uy tín của các nhà đầu tư, thi công cung cấp thiết bị, công nghệ.
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành chủ yếu của các nhà đầu tư, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
- Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến biến mất.
- Đánh giá về nguồn lực của dự án cần đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
e Thẩm định về mặt tài chính của dự án.
Thẩm định tài chính của dự án ngoài mục tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự
án còn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nguồn vốn mà ngân hàng tài trợ cho dự án
đó CBTĐ xem xét, phân tích, đánh giá về mặt tài chính của DAĐT bao gồm một loạt các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT Qua đó CBTĐ có thể đưa ra kết luận có nên đầu tư cho dự án hay không.
Thẩm định tài chính DAĐT ở chi nhánh Văn Lâm bao gồm các nội dung sau:
Trang 30* Thẩm định về tổng nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hay giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu làm ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án và khả năng trả nợ của dự án Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Tổng vốn đầu tư của dự án là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lý góp phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạt động Vốn đầu tư gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư và dự phòng:
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét đánh giá tổng hợp vốn đầu tư của
dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lưọng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụng ngoại tệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiêt ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư, để đánh giá khả năng tham gia nguồn vốn của chủ sở hữu Chi phí của từng loại nguồn vốn có điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.
dự án.
Đây là vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư và ngân hàng quan tâm vì qua đây ta có thể biết được dự án có đem lại lợi nhuận hay không Để thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án các CBTĐ phải tiến hành thẩm định các nội dung sau:
- xác định chi phí sản xuất hàng năm gồm: Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, chi tiền nước cho sản xuất, lương và bảo hiểm xã hội…và các khoản khác.
Trang 31- Doanh thu hàng năm của dự án gồm: Doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài; các khoản tiền thu khác Sau khi xác định được nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, ngân hàng phải xác định dòng tiền ròng hàng năm của dự án
Trên cơ sở đó tiến hành thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án:
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV): là sự chênh lệch giữa thu và chi của dự án đầu tư tại thời điểm hiện tại Nó cho biết quy mô tiền lời của dự án khi hoàn chỉnh vốn đầu tư Khi tính toán phải dựa trên cơ sở xác định giá trị hiện tại, tức là phải chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các năm khác nhau của dự án.
Nếu NPV = 0 nghĩa là các luồng tiền của dự án chỉ vừa đủ để hoàn vốn đầu tư
và cung cấp 1 tỉ lệ lãi suất yêu cầu cho khoản vốn đó.
Nếu NPV > 0 nghĩa là dự án tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trả nợ và cung cấp 1 lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư Số tiền vượt quá đó thuộc về nhà đầu tư Vì thế khi thực hiện một dự án có NPV > 0 thì ngân hàng sẽ dễ dàng chấp nhận cho vay Chỉ tiêu NPV chỉ được dùng để chọn ra phương án về mặt tài chính Trong trường hợp có nhiều dự án thì sẽ chọn dự án nào có NPV lớn nhất
- Tỷ suất thu hồi nội bộ của dự án IRR (Internal Rate of Return)
Tỷ suất thu hồi nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0).
Vì IRR làm cho cân bằng giữa các giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của chi phí của dự án, cho nên với một mức chi phí > IRR thì dự án sẽ bị lỗ vốn và không có tính khả thi Ngược lại với chi phí vốn IRR thì dự án mới khả thi Trong thực tế diễn ra hai trường hợp: Đối với dự án độc lập thì Điều kiện lựa chọn IRR DA > IRR định mức Nếu dự án sử dụng nguồn vay thì IRR lãi suất tiền vay NH Cũng có thể so sánh IRR tính toán với IRR của những dự án tương tự đã và đang được thực hiện.
- Thời gian hoàn vốn đầu tư (T) của dự án:
Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để cho tổng giá trị hiện tại thu hồi bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
Chỉ tiêu này có ưu điểm là cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro Thời gian hoàn vốn càng ngắn thì hiệu quả tài chinh càng cao.
Trang 32Tuy nhiên nó có nhược điểm là không cho biết thu lớn hay thu nhỏ khi hoàn vốn
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư ROI (Return on Investment).
ROI cho biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được mấy động lợi nhuận sau thuế ROI là biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư ROI tính xong được đem so sánh với ROI ở các doanh nghiệp, các dự án khác cùng ngành nghề và lĩnh vực.
- Chỉ số B/C của dự án (Benefit – Cost ratio)
B/C là tỉ số lợi ích và chi phí được xác định bằng tỉ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính về thời điểm hiện tại hoặc thời điểm tương lai Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêu này ít được sử dụng.
- Xác định thời điểm hoà vốn của dự án.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằng tổng chi phí hoạt động Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sản phẩm hoặc giá trị của doanh thu.
Nếu điểm hoà vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận trong năm đó của dự án càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp Điểm hoà vốn thường được tính riêng cho từng năm hoạt động hoặc cho một năm đại diện nào đó khi dự án đi vào hoạt động ổn định.
f Thẩm định hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.
Trong điều kiện thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nươc, mọi hoạt động đều phải xem xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội, không ngoài trừ hoạt động đẩu tư Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp Khi thẩm định về hiệu quả kinh tế-xã hội các CBTĐ thẩm định theo một số khía cạnh như: hiệu quả giá trị gia tăng, khả năng tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách, góp phần phát triển các ngành khác, góp phần phát triển kinh tế địa phương; tăng cường kết cấu hạ tầng từng địa phương; phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch địa phương.
Trang 33Thẩm định tính pháp lý của tài sản đảm bảo giúp ngân hàng biết được tài sản đó
có đủ tính pháp lý để thế chấp hay không để có thể đưa ra được quyết định Khi thẩm định tính pháp lý của tài sản đảm bảo các CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu các tài liệu mà doanh nghiệp đưa ra với quy định pháp luật hiện hành để từ đó đưa ra những quyết định chính xác Khi thẩm định tính pháp lý của tài sản đảm bảo các CBTĐ đi vào thẩm định các nội dung sau: thẩm định xem tài sản đảm bảo có thuộc quyền sở hưu của doanh nghiệp hay không, tài sản đó có dính vào tranh chấp hay không,…
b Thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo
Thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo giúp ngân hàng biết được giá trị của tài sản đảm bảo Để thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo các CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu kết hợp với hỏi ý kiến chuyên gia từ đó có thế đưa ra những kết luận chính xác về giá trị của tài sản đảm bảo và đưa ra những quyết định cho vay vốn hợp lý
c Thẩm định tính thanh khoản của tài sản đảm bảo
Tính thanh khoản của tài sản đảm bảo rất quan trọng nó quyết định xem doanh nghiệp có được ngân hàng cho vay vốn hay không Nếu tài sản đảm bảo không có tính thanh khoản cao thì ngân hàng sẽ không cho doanh nghiệp vay vốn.
1.4 Ví dụ minh họa về thẩm định dự án “Đầu tư mua sắm máy công nghiệp Công ty CP Mực in Xuân Trường”
1.4.1 Giới thiệu chung về dự án
- Tên dự án: Dự án đầu tư mua mới máy công nghiệp
- Chủ đầu tư: Công ty CP Mực in Xuân Trường
Địa chị tại 127- KCN Phố nối A-Mỹ Hào- Hưng Yên
Số điện thoại: (84) 03213574695 Fax: (84) 03213426875
Email: info@xuantruong.vn Website: www.xuantruong.vn
- Tổng vốn đầu tư: 3.200 triệu đồng Trong đó:
+ Vốn tự có: 1.200 triệu đồng+ Vốn vay ngân hàng: 2.000 triệu đồng
Trang 34- Thời điển thực hiện dự án: tháng 10 năm 2011
- Trả lãi và gốc đều trong 5 năm
1.4.2 Nội dung thẩm định của dự án
1.4.2.1 Thẩm định khách hàng vay vốn
Cán bộ tín dụng của ngân hàng sau khi nhận được hồ sơ vay vốn từ phíakhách hàng tiến hành thẩm định sơ bộ khách hàng theo trình tự như sau:
Hồ sơ khách hàngf
Hồ sơ khách hàngf gửi đến bao gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhậnjđăng kýskinh doanh
+ Báo cáostài chính 31/12/2009+ Đơn đề nghị vay vốn
+ Biên bản họp hộijđồng quản trị củar Công ty CP Mực in XuânTrường về việc quyếtsđịnh đầu tư mua mới máy công nghiệp
+ Mã số thuếsdoanh nghiệp+ Báo cáo nghiên cứuskhả thi + Quyết định phê duyệtj dự án đầu tư mua mới máy công nghiệp.+ Một số giấy tờ pháp lý khác
a Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư
Sau khi nhận được hồ từ phía khách hàng, các CBTĐ sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để đối chiếu các giấy tờ của khách hàng với quy định pháp luật hiện hành để từ đó đưa ra những kết luận của mình
Nhận xét của CBTĐ: Công ty cổ phần Mực in Xuân Trường có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0956847512 do Phòng Đăng ký kinh doanh -Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 12/5/2005 là pháp nhân hoatjđộng theo Luật Doanh nghiệpjvà pháp luật nướcsCHXHCN Việt Nam, cosđầy đủ năng lực-pháp luật Người đại diệnj là ông Nguyễn Xuân Sang
Nhận xét của sinh viên: Cán bộ thẩm định đã tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng
thông tin liên quan tới tư cách pháp lý của khách hàng bao gồm các bước thu thập dữ liệu, gặp gỡ, trao đổi thông tin với DN, thẩm định hồ sơ cũng như các thủ tục thành lập DN Bước này cán bộ thẩm định đã tiến hành theo đúng quy trình thẩm định theo
Trang 35+ Chủ tịch HĐQT: ông Nguyễn Văn Nam sinh năm: 1954
+ Thành viên HĐQT:
* Ông Nguyễn Văn Nam sinh năm: 1954
* Ông Nguyễn Xuân Sang sinh năm: 1957
* Ông Nguyễn Ngọc Dương sinh năm: 1958
* Ông Đỗ Tuấn Mạnh sinh năm: 1952
* Ông Nguyễn Xuân Mạnh sinh năm: 1964
- Giám đốc là ngườii đại diện pháp luậtjcủa Công ty, điều hànhf toàn bộ hoạtđộngj hàng ngày của Công ty Giám đốcsdo HĐQT bổ nhiệmjvà bãi nhiệm
* Giám Đốc: Ông Nguyễn Xuân Sang sinh năm: 1957
- Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm:
* Kế toán trưởng: Bà Đỗ Quỳnh Anh sinh năm: 1982
Nhận xét của CBTĐ: Mô hình tổ chức của công ty cổ phần Mực in Xuân Trường
là phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quảquản lý cao phù hợp với mô hình kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay Giámđốc và chủ tịch HĐQT là những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điềuhành doanh nghiệp, nắm bắt rõ nhu cầu thị trường sản phẩm dịch vụ của doanhnghiệp
Nhận xét của sinh viên: CBTĐ đã tiến hành thẩm dịnh nội dung hồ sơ dự án và
thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực quản lý của khách hàng theo đúng quy
Trang 36trình, quy định của NHNo&PTNT
c Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Cán bộ thẩm định của chi nhánh đã dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả, lợi nhuận, doanh thu, các chỉ tiêu về tài sản lưu động, nợ ngắn hạn, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhằm đánh giá tình hình vay nợ, tính thanh khoản và khả năng trả nợ của công ty.
Qua phân tích báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định đã đưa ra những nhận định khả quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu đều phản ánh doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, tính thanh khoản và khả năng trả nợ khá cao.
Trang 37Bảng 1.7: Báo cáo tài chính của công ty Mực in Xuân Trường giai đoạn
- Các chỉ số tài chính đều ở mức chấp nhận được
- Vòng quay vốn lưu động >1 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu tốt.
Nhận xét của sinh viên: Về nội dung đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư, cán
bộ thẩm định đã thu thập đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính của công ty bao gồm các báo cáo tài chính ba năm gần nhất và tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên
Trang 38quan tới hiệu quả tài chính Tuy nhiên các chỉ tiêu này còn chưa đầy đủ, một số chỉ tiêu còn mang tính ước lượng chưa thật sự chính xác so với đòi hỏi của bước đánh giá này
1.4.2.2 Thẩm định dự án vay vốn
a Thẩm định pháp lý và sự cần thiết phải đầu tư
+ Hợp đồng số ME/SD – 001/2011 ngày 28/6/2011 giữa Công ty May Mực in Xuân Trường và công ty Cổ phần DCE Việt Nam
Nội dung: Mua 50 máy may công nghiệp đơn giá 60.320 ngàn đồng Tổng giá trị hợp đồng là 3.016.000 ngàn đồng Chi phí vận chuyển, lắp ráp và chạy thử là 184.000 ngàn đồng, do công ty may Thăng Long chi trả Thời gian vận chuyển và lắp ráp vào tháng 10 năm 2011.
Qua các thông tin ở trên các CBTĐ tiến hành thẩm định theo phương pháp so sánh đối chiếu và liên lạc với bên DCE Việt Nam để đưa ra kết luận
Nhận xét của CBTĐ : Đã có hợp đồng mua máy công nghiệp giữa Công Mực
in Xuân Trường và Công ty Cổ phần DCE Việt Nam Dự án “Đầu tư mua sắm máy công nghiệp” do công ty Mực in Xuân Trường chịu trách nhiệm trong việc cho vay và trả nợ Ngân hàng Hồ sơ pháp lý của dự án là hợp pháp và là căn cứ để xin vay vốn ngân hàng.
Nhận xét của sinh viên: Cán bộ thẩm định đã xem xét kỹ hợp đồng, đồng thời liên
hệ với bên bán là công ty cổ phần DCE Việt Nam để xác minh Điều này là cần thiết
do đây là một dự án mua sắm máy móc đặc thù nên hợp đồng mua bán giữa hai bên là văn bản quan trọng nhất.
Thẩm định sự cần thiết của dự án:
Khi thẩm định sự cần thiết phải đầu tư cán bộ thẩm định phụ thuộc vào tínhchất, mục tiêu đầu tư của từng dự án, có thể xem xét trên nhiều góc độ khác
Trang 39nhau như: ngân hàng, nhà nước, chủ đầu tư Trên mỗi góc độ lại xem xét trêncác phương diện khác nhau.
Cán bộ thẩm định tại chi nhánh sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu vớicác văn bản về chiến lược, quy hoạch để xem xét sự cần thiết đầu tư qua các nội
dung như sau :
+ Mục tiêu đầu tư của dự án: Đối với dự án bất động sản, mục tiêu đầu tưcủa dự án trước hết vẫn là lợi nhuận, hoặc cũng có thể là mục tiêu khác công íchnếu đây là các dự án của nhà nước Cán bộ thẩm định đưa ra mục tiêu của dự án
có phù hợp không, có mang lại lợi ích và đáp ứng được mục tiêu chung của ngânhàng, doanh nghiệp và kinh tế nói chung không ?
+ Sự cần thiết đầu tư dự án: Cán bộ thẩm định đánh giá xem dự án có thật
sự cần thiết để đầu tư, đầu tư vào dự án có phù hợp với nhu cầu của thị trườnghay ko? Sản phẩm của dự án bất động sản có một đặc thù là nó hình thành ngaytại nơi dự án khởi công, nó không thể di chuyển, và nó phụ thuộc hoàn toàn vào
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quy hoạch và chiến lược phát triển của địaphương, của vùng miền Để xem xét dự án có tính khả thi hay không thì nhữngvấn đề này là những vấn đề cần được quan tâm xem xét
Nhận xét của sinh viên: Cán bộ thẩm định đã xem xét các khía cạnh trong nội dung sự cần thiết đầu tư, tuy nhiên cán bộ thẩm định vẫn chưa so sánh đối chiếu với các quy hoạch cụ thể, rõ ràng của địa phương trong 5 năm tới.
b Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
Qua các nguồn thông tin mà ngân hàng thu thập đươcCán bộ thẩm
định tại chi nhánh đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp
dự báo để xem xét khía cạnh thị trường của dự án
* Đánh giá về cung cầu thị trường của sản phẩm
Xã hội phát triển, học là nhu cầu thiết yếu của mỗi người Bởi vậy mà thịtrường tiêu thụ của công ty Mực in Xuân Trường là rất rộng Có thể chia thanh 2khu vực như sau :
Trang 40+ Thị trường xuất khẩu: sản phẩm xuất khẩu của công ty chiếm tỷ trọnglớn, khoảng 80% tổng giá trị sản xuất và có mặt trên 15 nước trên thế giới
+ Thị trường nội địa: Công ty chú trọng vào đặt các đại lý trên toàn quốcnhưng chủ yếu là khu vực tập trung đông dân cư
Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gianvừa qua ta có bảng số liệu về số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty:
Bảng 1.8: Bảng số lượng sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước công ty
Mực in Xuân Trường từ năm 2007 đến 2010
Đơn vị: chiếc
Sản phẩm tiêu thụ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê, có thể dự báo nhu cầu thịtrường về số lượng sản phẩm của công ty trong những năm tới: