Tính cấp thiết của đề tài: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN), là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích sản xuất phát triển. Do vậy, tất cả các quốc gia đều quan tâm và đưa ra nhiều biện pháp quản lý và thu thuế nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Ở nước ta, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Do đó, việc nuôi dưỡng nguồn thu trong công tác quản lý thu thuế là nhiệm vụ quan trọng với ngành thuế hiện nay. Thực tế việc xác định thu nhập chịu thuế là căn cứ quan trọng để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với người nộp thuế, tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng xác định đầy đủ, chính xác thu nhập chịu thuế, đúng theo các qui định của pháp luật. Điều này không phải là vấn đề cá biệt với các doanh nghiệp ở nước ta trong điệu kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Trong công cuộc đổi mới kinh tế gắn với phát triển kinh tế thị trường, với các sắc thuế đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay, thì thuế thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ là loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước nó còn là một công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế khó quản lý và dễ bị thất thu lớn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp vừa đảm bảo thu ngân sách, thực hiện công bằng giữa các chủ thể kinh doanh, vừa kích thích phát triển sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước. Sau 15 năm thực hiện Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đến nay, Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đã triển khai thực hiện tốt Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế. Tuy vậy, công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp hiện còn nhiều bất cập trong cơ chế chính sách, trong các quy trình quản lý thuế còn nhiều vướng mắc, trình độ năng lực cán bộ chưa đáp ứng, ý thức chấp hành Pháp luật thuế của người nộp thuế còn thấp. Một số hiện tượng tiêu cực còn phổ biến như: Doanh nghiệp bỏ ngoài sổ sách nhiều khoản thu nhập (thu nhập chính từ sản xuất kinh doanh, thu nhập khác); hạch toán tăng tài sản không đúng quy định; đưa thêm nhiều khoản chi phí khác để hạch toán vào giá trị tài sản; nhằm làm giảm thu nhập tính thuế, do đó đã gây thất thu lớn. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp, cải tiến qui trình, thủ tục, cũng như đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, chính sách thuế để làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả của công cụ quản lý thuế trở nên rất cấp thiết đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ. Đề tài: "Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ: Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp" được lựa chọn nghiên cứu của luận văn thạc sỹ nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó của thực tiễn hiện nay.
Trang 1bùi kim khiên
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế chơng mỹ
thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp
Chuyên ngành: Lịch sử kinh tế
Ngời hớng dẫn khoa học:
ts phạm huy vinh
Hà nội - 2013
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệutrong luận văn có nguồn gốc đầy đủ và trung thực Các kết quả phân tích và đánhgiá của luận văn chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả
Bùi Kim Khiên
Trang 3CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5
1.1 Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 5
1.1.2 Nội dung cơ bản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 6
1.2 Về hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 13
1.2.1 Mục tiêu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 14
1.2.2 Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 15
1.2.3 Nội dung quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp 17
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI 28
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ 28
2.2 Khái quát về Chi cục thuế huyện Chương Mỹ 32
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy 32
2.2.2 Về kết quả thu thuế ở Chi cục thuế huyện Chương Mỹ trong 5 năm qua (từ 2008- 2012) 35
2.3 Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại huyện Chương Mỹ 37
2.3.1 Khái quát Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ 37
2.3.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ 40
Trang 42.4.1 Những kết quả đạt được 57
2.4.2 Hạn chế 60
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 62
2.5 Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế thu nhập doanh nghiẹp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế Chương Mỹ 65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ CHƯƠNG MỸ 67
3.1 Phương hướng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ 67
3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ 70
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý thuế 70
3.2.2 Nâng cao năng lực và đạo đức cán bộ thuế 71
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 73
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế 74
3.2.5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 75
3.2.6 Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế 77
3.3 Một số kiến nghị 78
3.3.1 Với Nhà nước 78
3.3.2 Với ngành chủ quản 79
3.3.3 Với địa phương 80
3.3.4 Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 80
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 5CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội
CQT Cơ quan thuế
QLT Quản lý thuế
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
SXKD Sản xuất kinh doanh
CTN DV Công thương nghiệp - dịch vụ NQD Ngoài quốc doanh
KH & CN Khoa học và công nghệ
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
Trang 6SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Hệ thống bộ máy quản lý thuế huyện Chương Mỹ 33
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổng thể của quy trình kê khai- kế toán thuế 44
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình nộp tiền thuế của người nộp thuế 45
BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện Chương Mỹ 36
Bảng 2.2 Số lượng Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện Chương Mỹ Thời điểm năm 2012 38
Bảng 2.3 Số doanh nghiệp vừa và nhỏ kê khai nộp thuế năm 2012 39
Bảng 2.4 Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (2008-2012) 41
Bảng 2.5 Kết quả hỗ trợ thông tin cho người nộp thuế (2008-2012) 41
Bảng 2.6 Kết quả đăng ký, cấp mã số thuế cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ 42
Bảng 2.7 Thống kê tình hình nộp tờ khai thuế TNDN 45
Bảng 2.8 Kết quả miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp(2008-2012) 47
Bảng 2.9 Tình hình nợ thuế với doanh nghiệp vừa và nhỏ (2008-2012) 50
Bảng 2.10 Kết quả kiểm tra NNT tại trụ sở doanh nghiệp 54
Bảng 2.11 Kết quả thanh tra qua các năm 2008-2012 56
Bảng 2.12 Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo đơn vị quản lý thu 59
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết quả thu thuế TNDN huyện Chương Mỹ 36
Biểu đồ 2.2 Tình hình DN phát sinh qua các năm 2008-20012 42
Trang 7bùi kim khiên
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế chơng mỹ
thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp
Chuyên ngành: Lịch sử kinh tế
Hà nội - 2013
Trang 8TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN), là công cụ quantrọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích sản xuất phát triển Do vậy, tất cả cácquốc gia đều quan tâm và đưa ra nhiều biện pháp quản lý và thu thuế nhằm đảm bảonguồn thu ngân sách Nhà nước Ở nước ta, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Do đó,việc nuôi dưỡng nguồn thu trong công tác quản lý thu thuế là nhiệm vụ quan trọng vớingành thuế hiện nay Thực tế việc xác định thu nhập chịu thuế là căn cứ quan trọng đểxác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với người nộp thuế, tuy nhiên, không phải lúcnào các doanh nghiệp cũng xác định đầy đủ, chính xác thu nhập chịu thuế, đúng theo cácqui định của pháp luật Điều này không phải là vấn đề cá biệt với các doanh nghiệp ởnước ta trong điệu kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay
Trong công cuộc đổi mới kinh tế gắn với phát triển kinh tế thị trường, với cácsắc thuế đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay, thì thuế thuế thu nhập doanh nghiệpkhông chỉ là loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước nó còn là mộtcông cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Thực tế, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế khó quản lý và dễ bị thấtthu lớn Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp vừađảm bảo thu ngân sách, thực hiện công bằng giữa các chủ thể kinh doanh, vừa kíchthích phát triển sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của cácnhà nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước
Sau 15 năm thực hiện Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đến nay, Chi cụcthuế huyện Chương Mỹ đã triển khai thực hiện tốt Luật thuế thu nhập doanh nghiệp,Luật Quản lý thuế Tuy vậy, công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp hiện cònnhiều bất cập trong cơ chế chính sách, trong các quy trình quản lý thuế còn nhiềuvướng mắc, trình độ năng lực cán bộ chưa đáp ứng, ý thức chấp hành Pháp luật thuếcủa người nộp thuế còn thấp Một số hiện tượng tiêu cực còn phổ biến như: Doanhnghiệp bỏ ngoài sổ sách nhiều khoản thu nhập (thu nhập chính từ sản xuất kinhdoanh, thu nhập khác); hạch toán tăng tài sản không đúng quy định; đưa thêm nhiềukhoản chi phí khác để hạch toán vào giá trị tài sản; nhằm làm giảm thu nhập tínhthuế, do đó đã gây thất thu lớn
Trang 9Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp, cải tiến quitrình, thủ tục, cũng như đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, chính sáchthuế để làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả của công cụ quản lý thuế trở nên rất cấp thiết
đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ Đề tài: "Quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ: Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp" được lựa chọn nghiên cứu của luận văn thạc
sỹ nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó của thực tiễn hiện nay
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
* Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của cácdoanh nghiệp trong kỳ tính thuế
* Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sáchNhà nước
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ để Nhà nước thực hiệnchính sách công bằng xã hội
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của Nhà nướctrong việc điều tiết các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
* Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp là các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” phải khấu trừ theo tỷ lệ % phần thunhập chịu thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chứcdoanh nghiệp, các nhà đầu tư
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế được khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân
Nội dung cơ bản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
Từ năm 2009, thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh theo Luật thuếthu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được Quốc Hội thông qua ngày03/6/2008, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính quyđịnh về thuế thu nhập doanh nghiệp bao hàm những vấn đề sau:
* Về người nộp thuế:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức, doanh nghiệp hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
Trang 10* Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuếnhân với thuế suất
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch Trường hợp doanh nghiệp
áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo nămtài chính áp dụng Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳtính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác địnhphù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật kế toán
* Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuếtrừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trướctheo quy định
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sảnxuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều 10 và Điều 13, Chương 2 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành
Trang 11Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò,khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp đặc điểm,điều kiện của từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Nơi nộp thuế
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính Trường hợp doanh nghiệp có
cơ sở sản xuất( bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt độngtại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp
có trụ sở chính thì được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất
Đối với doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc toàn ngành có thu nhập ngoàihoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngnơi có phát sinh hoạt động kinh doanh đó
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi về thuế suất
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
Các trường hợp giảm thuế khác.
1.2 Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1 Mục tiêu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách nhà nước từ
các nguồn, các đối tượng trên địa bàn được giao quản lý
Hai là, Phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế.
Ba là, tăng cường ý thức chấp hành phát luật cho người nộp thuế.
1.2.2 Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Nguyên tắc công khai:
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
1.2.3 Nội dung quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp
* Tuyên truyền về thuế thu nhập doanh nghiệp
* Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế
Đăng ký thuế:
Khai thuế, tính thuế
Ấn định thuế
Nộp thuế
* Quản lý miễn thuế, giảm thuế
* Quản lý thông tin người nộp thuế
* Quản lý nợ thuế
* Thanh tra, kiểm tra thuế
Trang 121.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Hệ thống chính sách, pháp luật thuế
Cơ quan thuế
Người nộp thuế
Sự phối hợp giữa các ngành chức năng
Các yếu tố môi trường bên ngoài khác
2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ
Với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thươngkinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ Toàn huyện có 68.000 hộdân Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trung ương, thành phố đóng trên địa bàn;trên 900 doanh nghiệp, công ty, doanh nghiệp tư nhân đang tham gia hoạt động SXKD Tổng giá trị kinh tế năm 2012 ước đạt 5.104 tỷ đồng = 99,7% so với kế hoạch và
= 111% so cùng kỳ; giá trị tăng thêm đạt 2.167 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng 11%
2.2 Khái quát về Chi cục thuế huyện Chương Mỹ
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Lãnh đạo Chi cục thuế huyện Chương Mỹ gồm Chi cục trưởng và 3 Chi cục phó
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế huyện Chương Mỹ như Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1 Hệ thống bộ máy quản lý thuế huyện Chương Mỹ
Chi cục trưởng
Phó Chi
cục
trưởng
Phó Chi cục trưởng
Phó Chi cục trưởng
Đội kiểm tra nội bộ
Đội kiểm
tra thuế
Đội DT-KK-KTT&TH
NV-Đội tuyên truyền HT-NNT&AC
Đội QLN&CCNT
Đội QL thu
Lệ phí trước
bạ -Thu khác
Đội thuế liên xã
Đội NS-TV
Trang 13HC-2.2.2 Về kết quả thu thuế ở Chi cục thuế huyện Chương Mỹ trong 5 năm qua (từ 2008- 2012)
Chi cục thuế huyện Chương Mỹ và các đơn vị trực thuộc đã triển khai thựchiện tốt Luật Quản lý thuế và các quy trình, thủ tục của Tổng cục thuế ban hành.Tuy nhiên những năm gần đây, tình hình kinh tế đất nước có những khó khăn nhấtđịnh từ ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu Do vậy năm 2010 – 2011 thungân sách chỉ đạt 4% trên tổng số thu nội địa của huyện Chi cục thuế huyệnChương Mỹ đã thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn thuế TNDN gần 5 tỷ đồng Đặcbiệt năm 2011 thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 6,463 tỷ đồng Sau đó đến năm
2012, tình hình đã khá hơn do sản xuất đã có dấu hiệu hồi phục và thuế thu nhậpdoanh nghiệp đã đạt 12,379 tỷ đồng
2.3 Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại huyện Chương Mỹ
2.3.1 Khái quát Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ
Từ khi thực hiện Luật thuế TNDN 01/01/1999 đến nay, số lượng doanhnghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được tăng nhanh cả về số lượng cũng nhưqui mô Năm 1999, toàn huyện chỉ có 701 doanh nghiệp, tổng số vốn kinh doanhkhoảng 410 tỷ đồng thì đến 31/12/2012 đã có 1.250 doanh nghiệp đăng ký kinhdoanh
Từ năm 2008 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệptrên đại bàn huyện Chương Mỹ có nhiều biến động Số doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh có lãi là 429/1250 doanh nghiệp Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bịthua lỗ là 396/1250 doanh nghiệp, số doanh nghiệp còn lại thì hoạt động kinhdoanh cầm chừng để bảo toàn vốn Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngânsách nhà nước năm 2008 là 12,379 tỷ đồng năm 2012, chiếm 4,7% trong tổng sốthu nội địa của huyện
Nhìn chung, các doanh nghiệp ở huyện Chương Mỹ sản xuất kinh doanh quy
mô nhỏ bé, phân tán, máy móc sản xuất lạc hậu, vốn kinh doanh hạn chế Tính đếntháng 12/2012, số doanh nghiệp kê khai và nộp thuế là 992 doanh nghiệp Trong đó
có đến 258 doanh nghiệp không kê khai nộp thuế, chiếm khoảng 20% trên tổng sốdoanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể, trong đó đều làDoanh nghiệp vừa và nhỏ ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế và chấp hành pháp luậtthuế chưa cao
Trang 142.3.2 Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế : Ngày càng được tăng lên cả
số lượng và chất lượng Do vậy, số người bình quân/ cuộc tập huấn, đối thoại ngàycàng tăng lên Năm 2012 Chi cục đã tổ chức 6 buổi tập huấn với sự tham gia của
1054 doanh nghiệp
Công tác hỗ trợ người nộp thuế: Triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT trongviệc tiếp cận các chính sách thuế bằng nhiều hình thức như: Tổ chức đường dâynóng, tiếp xúc trực tiếp, hướng dẫn, trả lời, đối thoại, tập huấn Trong giai đoạn
2008 - 2012 Chi cục đã giải đáp hơn 600 vướng mắc của người nộp thuế về chínhsách thuế
Đăng ký thuế: Từ năm 1998 Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đã triển khai
công tác đăng ký và cấp mã số thuế cho người nộp thuế trên địa bàn Tính đến ngày31/12/2012 toàn huyện đã cấp được 61.298 mã số thuế, trong đó có 1.246 doanhnghiệp
Quản lý kê khai, nộp thuế: Công tác quản lý kê khai, nộp thuế được Chi cục
thuế huyện Chương Mỹ thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quy trình quản lýkhai thuế, nộp thuế và kế toán thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-TCTngày 22 tháng 04 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Để tạo điều kiện cho người nộp thuế trong quá trình kê khai thuế, bắt đầu từnăm 2006 Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đã tổ chức triển khai ứng dụng Hỗ trợ kêkhai thuế (HTKK) bằng công nghệ mã vạch hai chiều Đến nay, 100% các doanhnghiệp thực hiện kê khai thuế bằng ứng dụng iHTKK
Tính tuân thủ pháp luật thuế trong việc kê khai thuế cũng như chất lượng kêkhai ngày càng tăng lên cụ thể trong giai đoạn 2008 – 2012 tỷ lệ doanh nghiệp nộp
tờ khai thuế TNDN luôn đạt trên 90% và tỷ lệ đúng hạn ở mức cao
Quản lý miễn thuế, giảm thuế: Công tác quản lý miễn, giảm thuế TNDN
được Chi cục thuế huyện Chương Mỹ thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quytrình miễn giảm thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 598/QĐ-TCT ngày 29tháng 5 năm 2008 của Tổng cục Thuế
Năm 2012, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp miễn, giảm là 4,3 tỷ đồng với
số doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn giảm là 273 doanh nghiệp
Trang 15Quản lý thông tin người nộp thuế: Để phục vụ cho công tác quản lý thuế trên
địa bàn, trong những năm qua Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đã tổ chức xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống ứng dụng để phục vụ việc thu thập, xử lý thôngtin người nộp thuế
Quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế: Công tác quản lý thu nợ trong giai đoạn
2008 – 2012, đã đạt được những kết quả đáng kể, đã phân tích, phân loại chi tiết đượctừng khoản nợ, lịch sử nợ thuế theo từng đối tượng nộp thuế, xây dựng chương trình,
kế hoạch quản lý nợ, tiền phạt, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kêt quả thu hồi tiền nợ, tiềnphạt vào ngân sách nhà nước Theo số liệu của Chi cục thuế báo cáo năm 2012 kếhoạch thu nợ đạt 109,2 %, đã phát hành thống báo 2027 lượt, ban hành 12 quyết địnhcưỡng chế thuế trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế để nộp tiền thuế tiền phạtchậm nộp vào ngân sách nhà nước số tiền nợ và tiền phạt là 9,344 tỷ đồng
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Được xác định là công tác trọng tâm trong
công tác quản lý thuế theo quy trình doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp và tựquyết toán thuế, vì vậy luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Cục thuế Hà Nội cũngnhư Chi cục thuế Chương Mỹ Trong giai đoạn 2008 -2012 Chi cục đã tiến hànhthanh tra 324 doanh nghiệp, với số thuế truy thu là 18,4 tỷ đồng trong đó thuếTNDN là 10,1 tỷ đồng và phạt vi phạm 3,9 tỷ đồng
Công tác kiểm tra nội bộ: Kể từ năm 2008, công tác kiểm tra nội bộ được chú
trọng và được chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn Chi cục Trong giai đoạn
2008 - 2010, Chi cục đã tổ chức kiểm tra 26 cuộc Chủ yếu kiểm tra tình hình thựchiện các quy trình quản lý thuế của các bộ phận
2.4 Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ
2.4.1 Những kết quả đạt được
Thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế
+ Công tác Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế: Công tác tuyên truyền, hỗ trợngười nộp thuế luôn được đổi mới về nội dung, hình thức, cung cấp thông tin, hỗ trợkịp thời phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân;Tạo được quan hệ mang tính hợp tác, phục vụ của cơ quan thuế, đảm bảo từng bướcdân chủ hoá công tác quản lý thuế, xây dựng lòng tin cho doanh nghiệp và ngườinộp thuế
Trang 16+ Công tác Kê khai- Kế toán thuế ngày càng đi vào nề nếp từ công tác đăng
ký thuế, kê khai, nộp thuế đến công tác miễn, giảm, gia hạn, hoàn thuế
+ Công tác quản lý nợ thuế đã đạt được một số kết quả đáng chú ý là: Đã thựchiện kiểm tra rà soát, xác định số thuế nợ đọng của từng đối tượng nợ thuế, tiếnhành phân loại theo tình trạng nợ thuế như: nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ có khảnăng thu; Triển khai chương trình ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế để hiện đạihoá công tác quản lý nợ thuế
+ Công tác thanh tra, kiểm tra: Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chấnchỉnh phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai phạm trong việc thực hiệnnghĩa vụ thuế của người nộp thuế
Ứng dụng công nghệ thông tin đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính thuế và hiện đại hoá công tác quản lý thuế:
Để phục vụ tốt người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế,Chi cục thuế huyện Chương Mỹ đã đầu tư thiết bị, triển khai tốt các ứng dụng phầnmềm vào các khâu quản lý thuế và quản lý nội bộ cơ quan Đến nay, tỷ lệ ứng dụngtin học đạt khoảng 60% các công việc quản lý thuế, tự động hoá hầu hết các chứcnăng quản lý thuế chủ yếu như: Đăng ký thuế, xử lý kê khai, nộp thuế, kế toán thuế,quản lý nợ, thanh kiểm tra
2.4.2 Hạn chế
Về phía cán bộ thuế, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng ở khâu kiểm tra, kiểmsoát vẫn chưa thật kịp thời, vẫn còn để tình trạng thất thu thuế, nhiều doanhnghiệp vẫn nợ đọng thuế kéo dài
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế còn hạn chế; các hình thức tuyêntruyền chưa phong phú, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưađầy đủ
Công tác kê khai kế toán thuế: Chưa thực hiện kịp thời việc rà soát mã số thuếcủa các doanh nghiệp Số lượng mã số thuế trong hệ thống còn nhiều hơn số thực tế.Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tuy đã được chú trọng nhưng chấtlượng chưa cao, số lượng doanh nghiệp được kiểm tra thực tế đạt tỷ lệ thấp so với
Trang 172.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, một số quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp chưa theo kịp
để điều chỉnh, bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh
Hai là, Việc kết nối, trao đổi thông tin còn khó khăn trong việc xây dựng cơ
chế cụ thể và ứng dụng thông tin giữa các ngành
Ba là, vẫn còn một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp và người nộp thuế chưa
có ý thức làm theo Luật
Bốn là, việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý cũ, sang mới (tự khai, tự nộp) đòi
hỏi thay đổi phương thức quản lý, trình độ quản lý và sự chuẩn bị về nhiều mặt nhưtái cấu trúc lại tổ chức, thay đổi quy trình nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cần có thờigian nhất định, đặc biệt thay đổi nhận thức của các công chức trong ngành thuế
Năm là, Thiếu cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế, các kỹ thuật, biện
pháp thanh tra, kiểm tra còn yếu, kế hoạch, chương trình thanh tra, kiểm tra cònthiếu tập trung vào nhóm người nộp thuế, lĩnh vực, địa bàn có rủi ro cao, đội ngũcán bộ thanh tra chưa đảm bảo yêu cầu cả số lượng và chất lượng
Sáu là, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, không ít doanh nghiệp
trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã ngừng hoạt động hoặc rơi vào tình trạng phá sản
2.5 Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế thu nhập doanh nghiẹp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế Chương Mỹ
Thứ nhất, công tác quản lý thuế TNDN với doanh nghiệp vừa và nhỏ phảiđảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời để tránh thất thu cho ngân sách địa
phương.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền với người nộp thuế và giúp cácdoanh nghiệp thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán trong sản xuất, kinh doanh.Thứ ba, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về cả phương diệnchuyên môn và đạo đức nghề nghiệp
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu TNDN trên địa bànThứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp.
3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ CHƯƠNG MỸ
Trang 183.1 Phương hướng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thứ nhất, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp gắn với cải cách hệ thống thuế
và quản lý thuế nói chung
Thứ hai, quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng thực hiện đồng
bộ các khâu trong quản lý thu
Thứ ba, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở địa phương theo hướng tuânthủ nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nước
Thứ tư, tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng hiện đại hóa
3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ
Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý thuế
Nâng cao năng lực và đạo đức cán bộ thuế
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Tăng cường công tác quản lý nợ thuế
Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế
3.3 Một số kiến nghị
Kiến nghị Nhà nước
Kiến nghị với ngành chủ quản
Kiến nghị với địa phương
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Chương Mỹ
Kết Luận
Sau hơn 15 năm thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đến nay đã pháthuy tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh doanh của doanh nghiệptạo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh nhữngkết quả đạt được, vẫn còn không ít hạn chế trong công tác quản lý thuế thu nhậpdoanh nghiệp trên địa bàn Huyện Chương Mỹ, từ cơ cấu tổ chức quản lý, cán bộđến quy trình, thủ tục hành chính quản lý thuế, làm cho Luật thuế thu nhập doanhnghiệp chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế cònphổ biến, ảnh hưởng lớn đến công cụ quản lý thuế trong điều tiết nền kinh tế và nhất
là ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch thu NSNN xét trên phạm vi địa phương,
Trang 19Nghiên cứu đề tài: “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Chương Mỹ - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”, luận văn đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong nghiên cứu và có những
đóng góp sau:
1.Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp Luận văn cũng làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhậpdoanh nghiệp như: Hệ thống chính sách, pháp luật thuế; Ý thức người nộp thuế; Sựphối hợp giữa các ngành chức năng
2 Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệptrên địa bàn huyện Chương Mỹ trong những năm vừa qua Đồng thời chỉ ra kết quả,hạn chế trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp Trên cơ sở đó, luậnvăn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn là cơ sở cho việc đềxuất phương hướng và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tácquản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Chương Mỹ
3 Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lýthuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tới Để tăng thêm tính khả thi của nhữnggiải pháp này, luận văn có một số kiến nghị với Nhà nước, chính quyền địa phương,các ban ngành trong Huyện và doanh nghiệp cùng phát huy vai trò, chức năng vàtrách nhiệm của mình trong thực thi quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địabàn huyện Chương Mỹ
Trang 20bùi kim khiên
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế chơng mỹ
thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp
Chuyên ngành: Lịch sử kinh tế
Ngời hớng dẫn khoa học:
ts phạm huy vinh
Hà nội - 2013
Trang 21PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn địnhnguồn thu ngân sách nhà nước và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước(NSNN) và là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích sảnxuất phát triển Do vậy, tất cả các quốc gia đều quan tâm và đưa ra nhiều biện phápquản lý và thu thuế nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước Ở các nền kinh tếphát triển, nguồn thu từ thuế chiếm một tỷ trọng lớn trong thu ngân sách, còn vớinước ta, thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước Do đó, việc nuôi dưỡngnguồn thu cùng với công tác quản lý thu thuế là nhiệm vụ quan trọng với ngành thuếhiện nay Thực tế việc xác định thu nhập chịu thuế là căn cứ quan trọng để xác địnhthuế thu nhập doanh nghiệp đối với người nộp thuế, tuy nhiên, không phải lúc nàocác doanh nghiệp cũng xác định đầy đủ, chính xác thu nhập chịu thuế, đúng theo cácqui định của pháp luật Điều này không phải là vấn đề cá biệt với các doanh nghiệp ởnước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay
Thực tế, trong công cuộc đổi mới kinh tế gắn với phát triển kinh tế thịtrường, với các sắc thuế đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay, thì thuế thu nhập doanhnghiệp không chỉ là loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, nó còn
là một công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong nền kinh tế thị trường Thực tế, thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuếkhó quản lý và dễ bị thất thu lớn Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý thuế thunhập doanh nghiệp vừa đảm bảo thu ngân sách, thực hiện công bằng giữa các chủ thểkinh doanh, vừa kích thích phát triển sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề thu hút
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước
Sau 15 năm thực hiện Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đến nay, Chi cục thuếhuyện Chương Mỹ đã triển khai thực hiện tốt Luật thuế thu nhập doanh nghiệp,Luật Quản lý thuế, các quy định của Trung ương về quản lý thuế thu nhập doanhnghiệp Tuy vậy, công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp hiện còn nhiều bất
Trang 22cập trong cơ chế chính sách, nội dung ban hành chính sách đôi lúc chưa phù hợp vớithực tế làm cho cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ lúng túng trong việc xử lý giảiquyết, các quy trình quản lý thuế còn nhiều vướng mắc, quy trình ban hành khôngtheo kịp với quy định sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế, đặc biệt trình độ nghiệp
vụ chuyên môn của một số cán bộ, công chức ngành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ được giao, ý thức tuân thủ pháp luật thuế, chấp hành nghĩa vụ thuế của ngườinộp thuế còn thấp Một số hiện tượng tiêu cực còn phổ biến như: Doanh nghiệp bỏngoài sổ sách nhiều khoản thu nhập (thu nhập chính từ sản xuất kinh doanh, thunhập khác); hạch toán tăng tài sản không đúng quy định; Đưa thêm nhiều khoản chiphí khác để hạch toán vào giá trị tài sản nhằm làm tăng chi phí, giảm thu nhập chịuthuế nhằm mục đích trốn thuế; Nhiều doanh nghiệp đăng ký ngành nghề thuộc đốitượng được ưu đãi nhưng không thực hiện kinh doanh đúng đăng ký; đăng ký địabàn hoạt động nhưng sau đó di chuyển địa bàn khác; đầu tư mở rộng, nhưng khôngtách riêng phần lợi nhuận tăng thêm do đầu tư mở rộng tính ưu đãi thuế thu nhậpdoanh nghiệp trên tổng lợi nhuận của Doanh nghiệp, do đó đã gây thất thu lớn
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp, cảitiến qui trình, thủ tục, cũng như đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật,thuế để làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả của công cụ quản lý thuế nói chung, thuếthu nhập doanh nghiệp nói riêng trở nên rất cấp thiết đối với Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ Đề tài "Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ: Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp" được lựa chọn nghiên cứu của luận văn thạc sỹ nhằm đáp ứng yêu cầu
cấp thiết đó của thực tiễn hiện nay
Trang 23công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Chương Mỹ
-Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhậpdoanh nghiệp với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ.Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị là điều kiện để tăng thêm tính khảthi trong triển khai các giải pháp về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Quản lý thuế thu nhập đối với Doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở huyện Chương Mỹ
Phạm vi nghiên cứu: Các qui trình, các bước trong thực thi công tác quản lý
thuế thu nhập với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại huyện Chương Mỹ Thời giannghiên cứu trong 5 năm từ 2008 đến 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp có tính đặc thù của chuyên ngành là sự kếthợp giữa phương pháp lịch sử và logic trong nghiên cứu
- Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,
so sánh, khảo sát thực tế, phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tình huống để làm
rõ đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
5 Đóng góp của Luận văn
Đã làm rõ hoạt động quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong thời gian 2008-2012 Quanghiên cứu đã chỉ ra những kết quả, hạn chế, những nguyên nhân của hạn chế.Đồng thời từ nghiên cứu luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cả lýluận và thực tiễn đối với công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bànHuyện hiện nay
Đã đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thuếđối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội của địaphương có nhiều biến động và khó khăn Luận văn cũng có những kiến nghị đểlàm tăng thêm tính khả thi của những giải pháp đã được đề xuất
Trang 246 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp với Doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ (2008-2012)
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Chương Mỹ
Trang 25CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1 Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
* Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế Thực tế, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong
các nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và có xu hướng tăng lên cùngvới sự tăng trưởng của nền kinh tế Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thunhập của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư tăng lên sẽ làm cho khả năng huyđộng nguồn tài chính cho Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngàycàng ổn định Đồng thời, Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu được sửdụng để điều tiết thu nhập của Doanh nghiệp và các nhà đầu tư nhằm góp phần đảmbảo công bằng xã hội Do vậy, xuất phát từ yêu cầu phải quản lý các hoạt động đầu
tư và kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định, thông qua việc quy định đối tượngnộp thuế, đối tượng chịu thuế, áp dụng thuế suất và ưu đãi thuế thu nhập doanhnghiệp, Nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô
* Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sáchNhà nước (NSNN) Điều này thể hiện ở phạm vi áp dụng thuế thu nhập doanhnghiệp rất rộng rãi, bao gồm mọi cơ sở kinh doanh có thu nhập Mặt khác, cùng với
xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được
mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế thu nhậpdoanh nghiệp ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ để Nhà nước thực hiệnchính sách công bằng xã hội Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên số thunhập còn lại sau khi đã trừ đi tất cả những khoản chi phí hợp lý theo quy định với
Trang 26thuế suất ổn định cho nên những doanh nghiệp có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều.Ngược lại, những doanh nghiệp có thu nhập thấp thì nộp thuế ít, doanh nghiệpkhông có thu nhập thì không phải nộp thuế Điều này đã tạo ra sự bình đẳng côngbằng trong khả năng đóng góp cho Ngân sách Nhà nước giữa các cơ sở kinh doanh.
Thứ ba, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng của Nhà nướctrong việc điều tiết các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Thông qua hệthống thuế suất ưu đãi, chế độ miễn, giảm thuế , thuế thu nhập doanh nghiệp đãgóp phần khuyến khích đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển theo định hướng củaNhà nước nhằm đảm bảo một cơ cấu kinh tế hợp lý
* Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp là các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” phải khấu trừ theo tỷ lệ % phần thunhập chịu thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổchức doanh nghiệp, các nhà đầu tư Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác địnhtrên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tưkinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân.Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lợinhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuếthu nhập doanh nghiệp Do vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có thể coi là mộtbiện pháp quản lý thu nhập cá nhân
1.1.2 Nội dung cơ bản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Ở nước ta, trước năm 1999, các doanh nghiệp Nhà nước áp dụng chế độ thutrích nộp lợi nhuận, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh áp dụng chế độ thuế lợitức theo biểu thuế lũy tiến từng phần Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được chínhthức ban hành vào tháng 5/1997, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 và từ đó đếnnay, đã có một số văn bản sửa đổi , bổ sung về thuế thu nhập doanh nghiệp cho phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội gắn với phát triển kinh tế thị trường
Trang 27Từ năm 2008 trở về trước, thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theoLuật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày17/6/2003 về Thuế thu nhập doanh nghiệp Từ năm 2009, thuế thu nhập doanhnghiệp được điều chỉnh theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12được Quốc Hội thông qua ngày 03/6/2008, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày26/12/2008 của Bộ Tài chính, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bao hàmnhững vấn đề sau:
* Về người nộp thuế:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức, doanh nghiệp hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế Trước đây, trongLuật thuế thu nhập doanh nghiệp đã đưa cả cá nhân sản xuất, kinh doanh là đốitượng chịu thuế
* Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuếnhân với thuế suất
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệthì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuếtương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ
số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch Trường hợp doanh nghiệp
áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo nămtài chính áp dụng Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ
Trang 28tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác địnhphù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật kế toán Trường hợp kỳ tínhthuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệpchuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sápnhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộngvới kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tínhthuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) đểhình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Kỳ tính thuế thu nhập doanhnghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùngkhông vượt quá 15 tháng.
* Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuếtrừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trướctheo quy định
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sảnxuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác
Trang 29Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng doanhthu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trừ chi phí được trừ củahoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó Doanh nghiệp có nhiều hoạtđộng kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phảihạch toán và tính riêng thu nhập của từng loại hoạt động kinh doanh nhân với thuếsuất tương ứng
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để
kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từcác hoạt động sản xuất kinh doanh khác
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (gọi tắt là doanh thu tính thuế) là
toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế giá trị gia tăng nếu cơ
sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; có cả thuế giá trịgia tăng nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) sau khi đã trừchiết khấu giảm giá hàng bán, trị giá hàng bị trả lại, tiền lãi trả chậm, nhưng baogồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng.Doanh thu tính thuế còn bao gồm trị giá của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi,biếu tặng (tính theo giá của mặt hàng cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tạithời điểm trao đổi, biếu tặng, trang bị, thưởng cho người lao động) và sản phẩm tựdùng (tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó)
- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:
+ Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,quyền sử dụng hàng hóa cho người mua
+ Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụcho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ
Trang 30Trường hợp lập hóa đơn xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thờiđiểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn.
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Về lý thuyết thì thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở các chiphí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong mộtthời kỳ nhất định có liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế Nói cách khác,chi phí được trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế lẽ ra phải là các chi phíphản ánh trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp Tuy nhiên, trên thực tế cácdoanh nghiệp thường có xu hướng tìm mọi cách biến đổi nhằm “tăng” chi phí, hạthấp thu nhập chịu thuế để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp Để hạn chế tiêu cực nóitrên, nhằm chống thất thu ngân sách, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy địnhcác khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Các khoản chi được trừ là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra đểtiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế có liên quan đến việc tạo ra doanhthu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà theo quy định của luật thuế đượcphép trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Các khoản chi được trừ gồm nhiều khoản chi phí khác nhau nên công tácquản lý, theo dõi rất phức tạp Bao gồm các chi phí liên quan đến lao động quákhứ như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu (đặc điểmkhoản chi này là phải có hoá đơn), chi phí liên quan đến lao động sống như chiphí tiền lương, thưởng, chi hoa hồng môi giới (đặc điểm khoản chi này là không
có hoá đơn mà chỉ có hợp đồng hoặc bảng kê chi trả) và các chi phí khác
Như vậy, việc quy định cụ thể khoản chi nào được hạch toán vào chi phí,khoản chi nào không được hạch toán vào chi phí là cụ thể hoá 4 nguyên tắc khấu trừchi phí và tạo ra tính minh bạch về thuế thu nhập doanh nghiệp Trên thực tế khoảnchi trực tiếp cấu thành sản phẩm (ví dụ: khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu,tiền lương ) dễ xác định, nhưng có những khoản chi mang tính gián tiếp thì khóxác định hơn (ví dụ: chi thưởng cuối năm, chi đào tạo, lợi thế kinh doanh )
Trang 31Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 quy định điều kiện xác địnhcác khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ Theo cách này, những khoảnchi còn lại không kê trong Luật và thoả mãn điều kiện xác định các khoản chi được trừthì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Các khoản thu nhập chịu thuế khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoảnthu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng kýkinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài các khoản thu nhập mang tính kinh doanh, mang tính chất thu nhậpchủ động, doanh nghiệp còn có các khoản thu nhập khác mang tính chất bị độngnhư: thu nhập từ lãi cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm; các khoản nợkhó đòi đã bù đắp bằng khoản dự phòng nay đòi được; các khoản thu nhập củanhững năm trước bị bỏ sót mới phát hiện, Các khoản thu nhập này được theo dõiriêng, cuối năm cũng được tổng hợp vào thu nhập chịu thuế
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 10 và Điều 13, Chương II của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò,khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp đặc điểm,điều kiện của từng dự án, từng cơ sở kinh doanh
Nơi nộp thuế
Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính Trường hợp doanh nghiệp có
cơ sở sản xuất( bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt độngtại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp
có trụ sở chính thì được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất
Xác định số thuế và thủ tục kê khai, nộp thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệptính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toánphụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳnhân(x) tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất phụ thuộc với tổng chi phí củadoanh nghiệp
Trang 32Doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thunhập doanh nghiệp đối với số thuế phát sinh tại trụ sở chính và tại cơ sở sản xuấthạch toán phụ thuộc theo mẫu quy định.
Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và cơ quan Thuế: Doanh nghiệpnộp thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh ở nơi đóng trụ sở chính cho Kho bạc nhànước và nộp thay số thuế phải nộp của cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc tại cácđịa phương khác;
Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy địnhcủa Luật ngân sách nhà nước
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp khai quyết toán thuếthuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính, số thuế thu nhập doanh nghiệpcòn phải nộp, được hoàn cũng được phân bổ theo tỷ lệ tại nơi có trụ sở chính và tạicác nơi có các cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc
Đối với doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc toàn ngành có thu nhập ngoàihoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngnơi có phát sinh hoạt động kinh doanh đó
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- Ưu đãi về thuế suất
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệpthành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọngcủa Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trongthời gian mười lăm năm
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế,văn hoá, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế
-xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm
Trang 33Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuếsuất 20%.
Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thìthời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dàithêm không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này
Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp
có doanh thu
- Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế
-xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lậpmới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước,sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vựcgiáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được miễn thuếtối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín nămtiếp theo
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế
-xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuếphải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo
Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính từ năm đầutiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp doanh nghiệp không có thunhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian
miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư
- Các trường hợp giảm thuế khác
Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ đượcgiảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ
Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảmthuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số
Trang 341.2 Về hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1 Mục tiêu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Quản lý thuế là quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhữngquy định trong luật thuế nhằm huy động đầy đủ những khoản tiền thuế vào ngânsách nhà nước theo luật định
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp có những nét đặc thù riêng như sau:
- Chủ thể thực thi các giải pháp thu thuế là các cơ quan thuế từ Trung ươngđến địa phương Các cơ quan thuế được Nhà nước giao trách nhiệm chính cho việc
tổ chức quản lý thu thuế Cần phải có sự phối kết hợp giữa các ban, ngành chứcnăng để quản lý thu thuế một cách hiệu quả nhất
- Đối tượng chịu sự quản lý là các tổ chức, doanh nghiệp có các hoạt độngkinh tế thuộc diện điều chỉnh của Luật Quản lý thuế và các luật thuế Quá trình tổchức và thực thi các giải pháp thu thuế là rất phức tạp, đa dạng và phong phú Cácgiải pháp đó không đơn thuần là các giải pháp mệnh lệnh hành chính, cưỡng chế màcác giải pháp đó phải kết hợp giữa mệnh lệnh hành chính, tuyên truyền giải thích,khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần
- Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêngphải được quy định bằng pháp luật thuế nên cơ quan thuế các cấp không thể tuỳ tiện
đề ra các biện pháp quản lý thu thuế trái ngược với quy định của pháp luật Tuynhiên, điều đó không có nghĩa là làm mất đi tính năng động của từng cơ quan thuếtrong việc tìm tòi các giải pháp cụ thể, miễn là các giải pháp đó không trái vớinhững quy định chung toàn ngành và phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh ở địaphương
Do vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế cơ bản trong hệ thốngcác sắc thuế ở Việt Nam Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm đạtđược những mục tiêu cơ bản sau đây:
Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách nhà nước
từ các nguồn, các đối tượng trên địa bàn được giao quản lý, trên cơ sở không ngừngnuôi dưỡng và phát triển nguồn thu
Trang 35Hàng năm, thuế thu nhập doanh nghiệp có số thu chiếm tỷ trọng lớn trongtổng số thuế nộp vào ngân sách nhà nước Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế thunhập doanh nghiệp sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ, kịpthời số thu cho ngân sách nhà nước.
Mặt khác, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tác động trực tiếp đến thunhập của các tổ chức kinh tế, qua đó tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinhtế- cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong tương lai Để tăng cường và ổn định số thungân sách nhà nước trong tương lai, công tác quản lý thuế cần chú ý và duy trì nuôidưỡng phát triển nguồn thu
Hai là, Phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế.
Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Song, những vai trò
đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía conngười Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những côngviệc cụ thể của công tác quản lý thuế
Ba là, tăng cường ý thức chấp hành phát luật cho người nộp thuế.
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp để thực hiện
sự tác động và điều chỉnh nền kinh tế ở tầm vĩ mô Ý thức chấp hành luật pháp củangười nộp thuế sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý kinh tế của Nhànước ta Qua công tác tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành tuân thủpháp luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của luật thuế được nâng caotrong mọi tầng lớp nhân dân
1.2.2 Nguyên tắc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp:
Trong hoạt động thực tiễn quản lý, người ta đã đưa ra nhiều nguyên tắc vàmỗi lĩnh vực hoạt động có những nguyên tắc quản lý đặc thù Các nguyên tắc vừaphản ánh các quy luật khách quan, nhưng cũng mang dấu ấn chủ quan của conngười Các nguyên tắc quản lý thuế hình thành trên cơ sở các ràng buộc bởi: Mụctiêu của quản lý thuế, tính chất của sắc thuế được giao quản lý thu; đòi hỏi của cácquy luật khách quan liên quan đến sự tồn tại, phát triển của cơ quan thuế và cácràng buộc của môi trường; thực trạng và xu thế phát triển của cơ quan thuế
Trang 36Quản lý thuế phải tuân thủ các nguyên tắc của quản lý nhà nước về kinh tế,nguyên tắc quản trị tổ chức và nguyên tắc hành chính nhà nước.
Quản lý thuế tại cơ quan thuế cấp tỉnh là một khâu của công tác quản lý nhànước về thuế nên trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc của quản lý nhà nước vềkinh tế nói chung, quản lý nhà nước về tài chính - thuế nói riêng Các nguyên tắcquản lý kinh tế của nhà nước là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn thực hành màcác cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế Đối vớiViệt Nam hiện nay, có các nguyên tắc quản lý kinh tế ở phạm vi nhà nước là:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định
trước hết là sự lãnh đạo tập trung đối với những vấn đề cơ bản chính yếu nhất, bảnchất nhất Sự tập trung đó đảm bảo cho cơ quan cấp dưới và cơ sở khả năng thựchiện quyết định của cấp trên căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình Bên cạnh
đó phải đảm bảo tính sáng tạo, quyền chủ động của cơ sở
Thực hiện nguyên tắc dân chủ thực chất là nguyên tắc lấy dân làm gốc, thựchiện quyền làm chủ của người nộp thuế trong một nhà nước pháp quyền vì dân, do dân
- Nguyên tắc công khai: Công khai là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt
động quản lý thuế Bởi lẽ, có công khai mới thu hút và tạo điều kiện cho đông đảongười dân và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý thuế, theo phương châm
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
Thông qua công khai làm cho công tác quản lý thuế bảo đảm được tínhkhách quan, chính xác hơn vì nó cho phép kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiệnchính sách thuế, làm cho các quyết định quản lý của cơ quan thuế đúng đắn, trungthực với sự vật hiện tượng đã xảy ra
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: là nguyên tắc quy định mục tiêu của
quản lý, bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm vàhiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tíchhiệu quả trong từng tình huống khác nhau, đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích cánhân, từ đó ra quyết định tối ưu nhằm tạo được các thành quả có lợi nhất cho nhucầu phát triển của tổ chức Tuy nhiên tiết kiệm, hiệu quả không đồng nghĩa với hạnchế chi tiêu vấn đề là chi tiêu hợp lý Tiết kiệm cũng không có nghĩa là chi ít tiền
mà là chi sao cho đạt kết quả cao nhất
Trang 37Quản lý thuế trên cơ sở pháp Luật thuế song tại mỗi địa phương cần phải có
sự nghiên cứu, xem xét đề ra các giải pháp quản lý thuế cho phù hợp với điều kiệnđặc thù của địa phương mình Đặc biệt, trong những năm gần đây, do ảnh hưởngkhủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế đất nước và mỗi địa phương đều
có những biến động phức tạp, nhiều khó khăn nảy sinh trong sản xuất kinh doanh vàảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp Do vậy, những nguyêntắc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cần được ngành thuế và các đơn vị cơ sởtrong ngành thực hiện nghiêm túc và đầy đủ
1.2.3 Nội dung quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp
Đối với công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế thu nhậpdoanh nghiệp nói riêng, ở mỗi cấp quản lý thuế từ Trung ương Chi cục thuế cầnthực hiện tốt từ khâu:
* Tuyên truyền về thuế thu nhập doanh nghiệp
Pháp luật về thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật Hiện nay, tình trạngtrốn thuế, gian lận về thuế , vi phạm thủ tục hành chính thuế vẫn còn phổ biến Bêncạnh đó, chính sách thuế thường xuyên thay đổi và rất nhiều người nộp thuế chưa
có điều kiện nắm bắt kịp thời các luật thuế Chính vì vậy, công tác tuyên truyền và
hỗ trợ người nộp thuế sẽ tăng cường tính thực thi của pháp luật Thuế nói riêng vàpháp luật của Nhà nước nói chung, đồng thời giúp cho người nộp thuế hiểu đượctrách nhiệm , quyền lợi của mình từ việc thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế, từ việc chấphành tốt chính sách pháp Luật thuế
Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là khâu đầu của công tác quản lý thuếtheo chức năng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế có tác dụng không chỉ đối vớingười nộp thuế, nhằm ngăn ngừa hạn chế các sai phạm, mà nó còn giúp cho cả cơquan thuế trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình Tuyên truyền hỗ trợcho người nộp thuế sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và người nộpthuế Người nộp thuế sẽ nhận được những thông tin, kiến thức kịp thời về chínhsách thuế, tiết kiệm thời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Đối với cơ quan thuế sẽ làm tăng số thu, giảm chi phí, tăng mức độ chấp hành vàtăng độ tin cậy của người nộp thuế Nếu làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ thì số
Trang 38thuế do Người nộp thuế chủ động thực hiện nộp vào ngân sách tăng lên một cách tựgiác để hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước mà chưa cần phải tổ chức thanh tra,kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế Để làm tốt công tác hỗ trợ người nộp thuế, cơquan thuế phải thật sự có nguồn nhân lực chất lượng, liêm chính, là đối tác tin cậycủa người nộp thuế
* Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế
- Đăng ký thuế: Là việc người nộp thuế khai báo sự hiện diện của mình và
tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp một (hoặc một số) loại thuế với cơ quanquản lý thuế, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế theo quy định Khi đăng
ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định vànộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế để thực hiệnquyền và nghĩa vụ về thuế
+ Người nộp thuế được cơ quan thuế cấp một mã số thuế duy nhất để sửdụng trong suốt qua trình hoạt động kinh doanh kể từ khi bắt đầu hoạt động chođến khi không tồn tại chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tàiliệu, kê khai thuế và khi thực hiện các giao dịch
+ Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trong thờihạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, bắtđầu hoạt động kinh doanh đối với hộ cá nhân kinh doanh , đối với tổ chức doanhnghiệp thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông được quy định tại nghị định43/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký kinh doanh
Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp (đổi tên, chuyểnđịa điểm kinh doanh, thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế) ngườinộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từngày có sự thay đổi thông tin
+ Khi chấm dứt hoạt động doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt mã
số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp
+ Cơ quan thuế có trách nhiệm việc cấp mã số thuế, cập nhật các thông tin
Trang 39thay đổi vào hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế; thực hiện đóng mã sốthuế thuế và thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế trên các phương tiện thông tinđại chúng.
- Khai thuế, tính thuế
Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinhtrong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế Người nộpthuế tự kê khai hồ sơ khai thuế theo mẫu biểu khai thuế của từng loại thuế theoquy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tựchịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là loại khai tạm tính theo quý, khai quyếttoán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấmdứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp
và các trường hợp:
+ Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo từng lần chuyển quyền sửdụng đất, chuyển quyền thuê đất áp dụng đối với tổ chức kinh doanh không phátsinh thường xuyên hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất
+ Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ thu nhập trên doanhthu theo tháng hoặc theo lần phát sinh thu nhập của tổ chức kinh doanh khôngthường xuyên
+ Khai thuế thu nhập doanh nghiệp khấu trừ từ tiền hoa hồng đại lý theo tháng
Cơ quan thuế tôn trọng việc tự tính thuế, khai thuế của Người nộp thuế,đồng thời có các biện pháp kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế củaNgười nộp thuế , vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ pháp luật thuế một cách tựnguyện của Người nộp thuế, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp
vi phạm pháp luật thuế
- Ấn định thuế
Về nguyên tắc, người nộp thuế phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai
và nộp số thuế kê khai vào Ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn Tuy nhiên,
do điều kiện khách quan hoặc do ý thức của Người nộp thuế nên thực tế còn có
Trang 40trường hợp Người nộp thuế cố tình khai chậm hoặc không kê khai thuế, trongtrường hợp đó Luật Quản lý thuế quy định cơ quan thuế được quyền ấn định thuế
và ra thông báo ấn định thuế cho Người nộp thuế Đây là cơ sở pháp lý để cơquan thuế thực hiện quyền ấn định thuế cũng như hạn chế tình trạng lạm dụngkhi thực hiện ấn định thuế, đảm bảo công bằng trong công tác quản lý thuế
Ấn định thuế là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêu cầuNgười nộp thuế chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan thuếkhi Người nộp thuế không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không trung thực
Căn cứ ấn định thuế:
+ Cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu thu thập được từ Người nộp thuếkhai báo về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuếtrước; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến Người nộp thuế; qua công tác thanh kiểmtra Người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm, các cơ quan quản lý Nhà nước khác
+ Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngànhnghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô tại địa phương
+ Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực Tuỳ theo mức độ viphạm, cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp (ấn định toàn bộ) hoặc ấn địnhtừng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp
- Nộp thuế
Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sáchNhà nước Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất làngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Trường hợp cơ quan thuế tínhthuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơquan thuế
* Quản lý miễn thuế, giảm thuế
- Cơ quan quản lý thuế thực hiện miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợpthuộc diện miễn thuế, giảm thuế được qui định tại các văn bản pháp luật về thuế
- Người nộp thuế tự xác định và tự kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệpđược miễn, giảm hoặc không phải nộp thuế và khai báo với cơ quan thuế trong hồ
sơ khai thuế