b) Về tỷ số nợ
4.4.3.2 Đối thủ cạnh tranh nước ngoà
Đối với sản phẩm chả cá surimi
Hoa Kỳ và Nhật Bản hiện là nhà sản xuất surimi lớn nhất thế giới, trong đó Nhật Bản nổi tiếng về chất lượng và các sản phẩm giá trị gia tăng từ surimi, còn Hoa Kỳ lại là nước chế biến và xuất khẩu surimi nhiều nhất trên thế giới. Cả hai quốc gia này đều có công nghệ chế biến rất hiện đại và công tác nghiên cứu rất phát triển. Nhưng sản phẩm surimi của hai quốc gia này hầu hết là những sản phẩm thượng hạng có giá rất cao gấp 2 đến 3 lần so với các nước sản xuất surimi khác trong đó có Việt Nam và và chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng surimi của thế giới. Nhật Bản là nước tiêu dùng surimi nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng hơn 50%, nhưng sản xuất surimi của Nhật lại chỉ chiếm 13% và có xu hướng giảm dần xuất khẩu để phục vụ nhu cầu nội địa vốn đã rất cao. Bên cạnh đó các nhà sản xuất surimi ở Mỹ cũng đã giảm dần tỷ trọng chế biến surimi thay vào đó là tăng lượng chế biến phi lê vì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn. Trong khi đó sản phẩm surimi của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng hầu hết là những sản phẩm surimi được chế biến từ các loài cá tạp, có giá trị thấp nên có thể đáp ứng được nhu cầu của đa số người tiêu dùng trên thế giới về giá cả cũng như chất lượng và dinh dưỡng. Nhưng về lâu dài để có thể nâng cao hiệu quả xuất khẩu và thu về lợi nhuận nhiều hơn thì công ty nên chú trọng đến việc tạo ra các sản
phẩm mang lại lợi nhuận lớn từ các loài cá có giá trị kinh tế cao và các sản phẩm giá trị gia tăng.
Bên cạnh Hoa Kỳ và Nhật Bản thì hiện nay trên thế giới cũng bắt đầu xuất hiện một số nhà chế biến và xuất khẩu surimi mới ở Pháp, Chi lê, Malaysia, Trung Quốc… Tuy nhiên sản phẩm surimi của Pháp cũng có giá trị khá cao nên có thể xem đối thủ cạnh tranh hiện tại đối với sản phẩm surimi của công ty là các nhà xuất khẩu đến từ Chi lê, Malaysia và Trung Quốc. Trong đó đặc biệt là Chi lê, khi Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Chi lê chính thức có hiệu lực từ năm 2010 thì các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Chi lê vào Hàn Quốc sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu là 0%.
Đối với sản phẩm cá tra phi lê
Trên thị trường thế giới, cá tra Việt Nam vẫn là mặt hàng chưa có đối thủ cạnh tranh trực tiếp với một loại cá nào khác, vì môi trường nước, khí hậu, thời tiết tại Việt Nam đặc biệt thích hợp và thuận lợi cho cá tra sinh sống, phát triển. Việt Nam luôn có đủ sản lượng để cung cấp ra thị trường, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ do cá tra có thể nuôi quanh năm. Hơn nữa, giá thành nuôi cá tra ở Việt Nam rẻ hơn từ 20 - 30% so với các loại cá khác. Tuy nhiên trong thời gian tới cá tra Việt Nam sẽ có đối thủ cạnh tranh nặng ký. Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long: Thái Lan đã đầu tư 20 triệu USD để phát triển nghề nuôi cá tra.
Thái Lan là một trong những nhà xuất khẩu thủy sản lâu đời và lớn nhất trên thế giới, với các sản phẩm chủ lực là cá ngừ và tôm thẻ chân trắng chế biến. Giao dịch lâu năm trên thị trường thế giới một phần đã tạo nên vị thế lớn cho các sản phẩm thủy sản Thái Lan. Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thái Lan, chiến lược nổi bật nhất là phát triển tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn. Từ năm 1995, hoạt động chế biến thủy sản tại Thái Lan đã bắt đầu tập trung vào gia tăng giá trị cho các sản phẩm xuất khẩu. Ngoài những chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu rõ ràng, công nghiệp chế biến thủy sản Thái Lan thể hiện sự ưu việt trong kiểm soát chi phí, tổ chức và định hướng hoạt động so với các đối thủ tại Indonesia, Việt Nam,
Ấn Độ. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu đầu vào cho mặt hàng tôm hoàn toàn từ nội địa đã giúp tối ưu hiệu quả chi phí trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp chế biến thủy sản Thái Lan.