1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mai cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long.

85 645 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 209,99 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mai cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển nhanh của các ngân hàng thì ngân hàng VPBankcũng đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước.

Nước ta hiện nay có 63 ngân hàng cổ phần Vpbank được xếp vào mộttrong 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam Và góp vai trò không nhỏ đối với sựphát triển trong nền kinh tế.

Khi mà nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển phần lớncác doanh nghiệp trên toàn quốc là doanh nghiệp vừa và nhỏ.Quy mô tàichính còn nhỏ vì vậy khó khăn trong việc vay vốn các ngan hàng nhànước.Tuy thế triển vọng phát triển của các ngân hàng nay là rất tốt.nhận địnhđiều nỳ Vpbank đã xác định mục tiêu chiến lược của mình là là ngân hàngbán lẻ , cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay tiêu dùng.Vì

vậy em chọn đề tài: “Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa vànhỏ”làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạt động sản xuấtkinh doanh của các DNV&N và việc đầu tư tín dụng của VPBank Thăng Longcho các doanh nghiệp này Đồng thời đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằmmở rộng hoạt động cho vay đối với các DNV&N trên phạm vi hoạt động củaVPBank chi nhánh Thăng Long.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài chọn mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNV&N tại VPBankchi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học để phân tích lý luận giải thực tiễn : Phương pháp duy vật biện

Trang 2

chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinhtế, phương pháp tổng hợp thống kê…

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, doanh mụcbảng biểu, doanh mục viết tắt đề tài chia thành ba chương:

Chương I : Lý luận chung về hoạt động cho vay đối với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại

Chương II : Thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại ngân hàng thương mai cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long

Chương III : Giải pháp và kiến nghị về mở rộng hoạt động cho vay

đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long

Em xin gửi lời biết ơn chân thành tới thầy giáo Th.S Trần Tất Thành Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy em đã có được những kiếnthức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từđó em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.

Trong thời gian thực tập bốn thàng tại VPBank chi nhánh thăng long,em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo ngân hàng,đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị phòng Tín dụng Chính sựgiúp đỡ đó đã giúp em nắm bắt được những kiến thức thực tế về các nghiệpvụ ngân hàng và công tác cho vay Những kiến thức thực tế này sẽ là hànhtrang ban đầu cho qúa trình công tác, làm việc của em sau này Vì vậy, em xinbày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, tới toàn thể cán bộ, nhân viêncủa ngân hàng VPBank chi nhánh thăng long.

Trang 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAYĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

1.1 Khái niệm ,đặc điểm,vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái niệm các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh

tế ,có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời với các chủ thể khác.Việc

phân chia doanh nghiệp dựa vào tiêu thức quy mô doanh nghiệp theo tiêuthức này doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ.Có nhiều quan điểm về DNV&N nhưng khái niệm chung nhất về DNV&N cónội dung như sau.

Doanh ngiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách

pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong

những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn lao động doanh thu, giátrị gia tăng thu được trong từng thời kỳ, theo quy định của từng quốc gia.

DNV&N là những doanh nghiêp có quy mô nhỏ bế về vốn, lao động,

doanh thu DNV&N có thể chia làm 3 loại cũng căn cứ vào quy mô đó làdoanh nghệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Theo luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, doanh nghiệp siêu nhỏ làdoanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 10,doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệpcó số lao động từ 10 đến 50, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số laođộng từ 50 đến 300 ngưới

Mỗi nước đều có tiêu chí để xác định DNV&N ở nước mình Ở ViệtNam khái niệm DNV&N được đưa ra điều 3 ,nghị định 90/2001/ NĐ/CP-12/03/2001 của chính phủ về trợ giúp phát triển DNV&N “DNV&N là cơ sởsản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành,

Trang 4

có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc có số lao động hàng năm khôngquá 300 người”.

1.1.2 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế quốcdân

1.1.2.1 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong nền kinh tế, chúng ta thường gặp khái niệm "doanh nghiệp" vàđược hiểu một cách thông thường là những đơn vị kinh tế được thành lập bởimột cá nhân hay bởi các tổ chức, được nhà nước cho hoạt động nhằm thựchiện hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực nhất định vì mục đích côngích hay lợi nhuận Sự vận động của nền kinh tế nhất thiết phải có một yếu tốquan trọng đó là doanh nghiệp, không có hoạt động của các doanh nghiệp thìnền kinh tế không thể lưu thông và hoạt động.

DNV&N có vai trò lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của rất nhiều quốcgia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển Trong bối cảnh Việt Namđang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập với kinh tế khu vựcvà thế giới, DNV&N đã và đang đóng vai trò quan trọng về nhiều mặt: Đảmbảo nền tảng ổn định và bền vững của nền kinh tế; huy động tối đa các nguồnlực cho đầu tư phát triển; đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu của các ngànhkinh tế quốc dân; cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho một bộ phậnđông đảo dân cư; góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống và thuhẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng đất nước Các doanh nghiệp trongquá trình hoạt động và sản xuất của mình đã cung cấp hàng hoá, tạo ra sự lưuthông hàng hoá trong thị trường Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động sản xuấtkinh doanh một cách có hiệu quả thì các doanh nghiệp phải có một chiến lượcphát triển cụ thể trong quá trình kinh doanh của mình Ở Việt Nam cácDNV&N chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa động cơ, xemáy (chiếm 40,6% doanh nghiệp của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến

Trang 5

(20,9%), xây dựng (13,2%) và các ngành còn lại như kinh doanh tài sản, tưvấn, khách sạn, nhà hàng (25,3%) Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tưvà Tổng cục Thống Kê, chỉ tính riêng năm 2005, số lượng doanh nghiệp đăngký mới (chủ yếu là DNV&N) đã là 45.162 doanh nghiệp, bằng tổng số doanhnghiệp trước giai đoạn 2000

Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, nếu phân loại doanh nghiệptheo hình thức sở hữu thì có doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần… Nếu phân loại theo quy mônguồn vốn thì có doanh nghiệp lớn và DNV&N Trong đề tài này, tập trungvào DNV&N vì đây là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống cácdoanh nghiệp Việt Nam và đây cũng là những doanh nghiệp đóng góp một vaitrò không nhỏ trong nền kinh tế Nếu chúng ta có một định hướng đúng đắnđối với các DNV&N thì sẽ có một sự thúc đẩy phát triển kinh tế to lớn, từ đólàm điểm tựa vững chắc để đưa đất nước phát triển.

Từ khái niệm DNV&N “là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăngký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷđồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”, cho thấy,tuyệt đại đa số doanh nghiệp của chúng ta nằm trong “bảng”.

Hiện nay, các DNV&N tập trung chủ yếu ở thành thị, chủ yếu ở cácthành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số lượng DNV&N ngàycàng tăng mạnh Như tên gọi của mình, DNV&N mang những đặc điểm riêngrất khác biệt so với các doanh nghiệp lớn trên thị trường Đồng thời, do đặcđiểm nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa màDNV&N mang những đặc trưng cơ bản sau:

1.1.2.2 Đặc điểm của các DNV&N

Trang 6

a) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn trên thị trường, và tốcđộ gia tăng cao

Theo luật doanh nghiệp quy định, việc thành lập DNV&N yêu cầu sốvốn thành lập nhỏ, vì vậy số lượng DNV&N chiếm một tỷ trọng lớn trong nềnkinh tế Với ưu điểm là vốn điều lệ thấp, điều này đã tạo một động lực to lớncho các tổ chức kinh tế tư nhân đứng ra thành lập doanh nghiệp của mình.Mặt khác, từ trước đó đã tồn tại không ít các doanh nghiệp nhà nước có quymô vốn nhỏ, lao động ít như các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhà nước mớithành lập hoặc được tách ra…Với đặc điểm là vốn pháp định nhỏ như vậy, sốlượng các DNV&N đã chiếm phần lớn về số lượng trong nền kinh tế và có tốcđộ gia tăng cao

Tính đến cuối năm 2007, số lượng DNV&N vào khoảng 190.000 doanhnghiệp; 2,9 triệu hộ kinh doanh cá thể và hơn 20.000 hợp tác xã, nước ta phấnđấu đến năm 2010, cả nước có 500.000 DNV&N Con số này đã khẳng địnhsự phát triển không ngừng về số lượng của các DNV&N Với tỷ trọng lớn nhưvậy trong nền kinh tế, đòi hỏi chính phủ phải có một chính sách hợp lý chocác DNV&N, đảm bảo sự phát triển ổn định của kinh tế

b) Các DNV&N có quy mô vốn nhỏ, lao động ít

Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng nếu xét về quy mô vốn của cácDNV&N trong những năm gần đây thì lại rất thấp, mới ở mức trung bình trên2 tỷ đồng/doanh nghiệp Theo quy định của Luật doanh nghiệp, DNV&N làcác doanh nghiệp có số vốn pháp định không vượt quá 10 tỷ, và có số laođộng không vượt quá 300 lao động Với số vốn nhỏ như vậy, các doanhnghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh và nhất là khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanhnghiệp lớn sản xuất cùng một loại sản phẩm trong thị trường Nhất là khi nền

Trang 7

kinh tế có biến động lớn, ví dụ biến động về đầu vào, DNV&N khó có khảnăng chống đỡ và dễ bị dẫn đến phá sản Đồng thời, với số lao động ít (< 300người), các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều cản trở trong quá trình sảnxuất kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh Nhất là với tình trạng ít laođộng, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó có được các lao động với tay nghề cao.Với số lao động ít như vậy, sẽ khó mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghềnghiệp vụ cho các nhân viên Và vì đa số người lao động, nhất là người laođộng có tay nghề nghiệp vụ, trình độ chuyên môn giỏi, khi tìm kiếm việc làmđều có xu hướng muốn vào các doanh nghiệp lớn trên thị trường, điều nàykhiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong quá trình tuyển mộ vàphải đầu tư nhiều hơn cho công tác marketing tuyển mộ lao động.

c) Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân(chiếm khoảng 80%) do đặc điểm về quy mô vốn và số lượng lao động Điềunày tạo khó khăn cho việc quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhất là đốivới các doanh nghiệp tư nhân hoạt động linh hoạt nhưng kém hiệu quả Cácdoanh nghiệp tư nhân thường khi thành lập và trong quá trình hoạt động chưacó một tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp của mình Và trong khi vậnhành sản xuất kinh doanh, khi có một biến cố xảy ra thì không có kinhnghiệm chống đỡ hoặc không đủ khả năng chống đỡ, dẫn đến thua lỗ hoặcnặng hơn là phá sản Việc quản lý các doanh nghiệp tư nhân cũng rất khókhăn Nhiều doanh nghiệp còn cố tình làm ăn phi pháp, cố tình trốn thuế vàkhông thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê Để quản lý tốt các doanhnghiệp vừa và nhỏ, đòi hỏi một sự theo dõi sát sao và thực sự có hiệu quả.Như vậy mới có thể mới kiểm soát được hoạt động của loại hình doanh

Trang 8

d) Kinh nghiệm hoạt động còn chưa nhiều

Không kể các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ đã thành lập lâu đời vàhoạt động ổn định, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều là các doanhnghiệp tư nhân được thành lập trong hoặc sau thời kỳ mở cửa nền kinh tếhoặc là các doanh nghiệp Nhà nước vừa được tách ra Với những doanhnghiệp vừa và nhỏ thành lập khá lâu mà hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, cóhiệu quả, họ sẽ dần dần mở rộng nguồn vốn của mình và đứng vào hàng ngũnhững doanh nghiệp lớn Như vậy, kinh nghiệm hoạt động của loại hìnhdoanh nghiệp này chưa nhiều Với số vốn ít và bề dày kinh nghiệm hạn chế,các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động sảnxuất kinh doanh, chống đỡ với những thay đổi trong quá trình hoạt động củamình.

e)Trình độ công nghệ và phương pháp quản lý lạc hậu

Đây là vấn đề nổi cộm đối với tổng thể các doanh nghiệp của nước ta do đặcđiểm nền kinh tế chưa thực sự phát triển.Ở doanh nghiệp Việt Nam hiện nay,một thực trạng phổ biến trong các DNV&N là hệ thống máy móc, thiết bị lạchậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với ngành cơ khí,70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm Tỷ lệ đổi mới trangthiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% củathế giới Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với định mứctiêu chuẩn của thế giới Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơntừ 30 - 50% so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩmgiảm, giá thành cao và năng suất thấp (Nguồn t ừ Vietnamnet).

Nhiều DNV&N rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗtrợ kinh doanh Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế vềtrình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý

Trang 9

doanh nghiệp, một phần là do đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa cóphương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường

Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinhnghiệm và phán đoán cảm tính, đây là điểm yếu nhất các DNV&N của ViệtNam trước áp lực cạnh tranh quốc tế.

f) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động linh hoạt, năng động

Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những thành phầnhoạt động linh hoạt nhất Với mỗi thay đổi nhỏ nhất của nền kinh tế, cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ đều chịu tác động và phải điều chỉnh hoạt động củamình để phù hợp với mỗi biến đổi đó Với tính năng động như vậy, các doanhnghiệp vừa và nhỏ đã đạt được hiệu quả trong hoạt động của mình và đónggóp không nhỏ vào nền kinh tế Sự đa dạng về loại hình hoạt động, phươngthức quản lý, sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp cho họ đứngvững được trong thị trường.

1.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM

1.2.1 Các hình thức cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp vừa vànhỏ

Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, chiếm tỷtrọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất Ở các nước trênthế giới thì hoạt động tín dụng chiếm 50-60% lợi nhuận, còn ở Việt Nam thìchiếm tới 60-70% Song song với hoạt động huy động vốn, tín dụng tạo ranguồn lợi nhuận chính duy trì hoạt động của ngân hàng Hoạt động tín dụngngân hàng được dựa trên quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số1627/2001/QĐ/NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chếcho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Theo đó quan hệ tín dụnggiữa khách hàng và ngân hàng có thể hiểu như sau:

Trang 10

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời gian xácđịnh Các khoản cho vay của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoảntiền gửi của khách hàng và các khoản vay mượn khác Bản thân ngân hàngcũng có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho các khoản mượn nói trên.Ngân hàng thu lợi nhuận là nhờ thu chênh lệch lãi suất cho vay và đi vay,đồng thời sử dụng vốn vay để thực hiện hoạt động khác như đầu tư, tài trợ…Như vậy, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, ngân hàng phải yêu cầukhách hàng thực hiện đúng cam kết này

- Khách hàng phải cam kết sử dụng món vay theo mục đích được thoảthuận với ngân hàng, không trái với quy định của pháp luật và các quy địnhkhác của ngân hàng cấp trên Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho cácngân hàng, và mỗi ngân hàng đều có mục đích và phạm vi hoạt động riêng.Do vậy, khi cho giải ngân trong phạm vi hoạt động của mình, ngân hàng yêucầu khách hàng phải sử dụng vốn đúng mục đích như đã thoả thuận với ngânhàng.

- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả Phương án hoạtđộng của người đi vay đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng.Mặt khác, để đảm bảo đòi được nợ, các ngân hàng thường yêu cầu tài sảnđảm bảo với mỗi khoản vay.

Các hoạt động tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng ngân hàng được phân loại theo nhiều tiêu thức khácnhau Ngân hàng tiến hành phân loại tín dụng để dễ quản lý các khoản tíndụng và nhằm đa dạng hoá tín dụng thoả mãn nhu cầu của khách hàng Phânloại cho vay của ngân hàng quyết định lãi suất cho vay, cũng như loại hìnhcho vay thích hợp với mỗi loại tín dụng khác nhau.

Trang 11

Việc xác định phương thức cho vay có một ý nghĩa rất quan trọng củaquá trình cấp tín dụng cho khách hàng Nếu xác định đúng phương thức chovay cho từng doanh nghiệp từ đó sẽ tạo ra yếu tố tích cực giúp cho kháchhàng thuận lợi trong quá trình giao dịch và chủ động về tài chính trong quátrình sản xuất kinh doanh và thuận lợi để thực hiện phương án sản xuất kinhdoanh, khuyến khích được khách hàng về quan hệ vay vốn với ngân hàng,Ngân hàng chủ động trong việc cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Nếuxác định sai phương thức cho vay sẽ dẫn đến Ngân hàng không kiểm soát chặtchẽ được số vốn cho vay làm tăng rủi ro tín dụng, không khuyến khích đượckhách hàng vay vốn

Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng các phương thức cho vay sau:

1.2.1.1 Cho vay thấu chi

Cho vay thấu chi là nghiệp vu cho vay qua đó ngân hàng cho phépngười vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giớihạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi làhạn mức thấu chi.

Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chivà thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng) Trong quátrình hoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượtsố dư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi) Khi khách hàng cótiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Số lãi màkhách hàng phải trả là:

Số lãi phải trả= Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi.

Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉsử dụng hình thức này Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng

Trang 12

đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xác Do vậy, hình thứccho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanhtoán, chủ động, kịp thời.

Thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản,phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhânvài ngày trong tháng, vài tháng trong năm, dùng để trả lương, chi các khoảnphải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với kháchhàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

1.2.1.2 Cho vay trực tiếp từng lần

Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến củangân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên,không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng sửdụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầuthời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngânhàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinhdoanh.

Mỗi lần vay, khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sửdụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay,xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêucầu đảm bảo nếu cần Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khếước nhận nợ) khác nhau.

Số lượng cho vay= Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh - vốnchủ sở hữu tham gia - Các nguồn vốn khác tham gia.

Trong đó:

Trang 13

Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh = Nhu cầu vốn đầu tư choTSLĐ và TSCĐ - Giá trị tài sản và chi phí không thuộc đối tượng tàitrợ của ngân hàng.

Nếu cho vay dự trên giá trị tài sản đảm bảo:

Số lượng cho vay= Giá trị tài sản đảm bảo x Tỷ lệ cho vay trêngiá trị tài sản đảm bảo.

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi.Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mụcđích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàngsẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặcthả nổi theo thời điểm tính lãi.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểmsoát từng món vay tách biệt Tiền cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo.

1.2.1.3 Cho vay theo hạn mức

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho kháchhàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ.Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.

Mỗi lần vay, khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay,nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay.Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ pháttiền cho khách hàng.

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượnthường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ.Khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý

Trang 14

ngân quỹ cho khách hàng Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt thànhcác kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lầnvay Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tàichính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

1.2.1.4 Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể chovay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc đầuquý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và khách hàngthoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cungcấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuậntrong 1năm hoặc vài năm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạnngân hàng xem xét lại mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng nhưtình hình tài chính của khách hàng.

Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá nên cả ngân hàng và doanhnghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòngngân quỹ trong thời gian tới.

Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơnnhập hàng và số tiền cần vay Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán.Theo hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ,đúng đối tượng) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàngđều là nguồn để chi trả cho ngân hàng Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhấtđịnh tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của người vay Cáckhoản phải thu và cả hàng hoá trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản chovay Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp

Trang 15

thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, cóquan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng Thủ tục cho vay chỉcần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốnkịp thời , vì vậy việc thanh toán cho người cung ứng sẽ nhanh gọn.

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàng sẽ gặp khókhăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy địnhrõ ràng.

1.2.1.5 Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức cho vay, theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã theo thoả thuận Chovay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tàitrợ cho tài sản cố định và tài sản lâu bền Số tiền trả mỗi lần được tính toánsao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sauthuế cuả dự án, hoặc từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng).

Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông quahạn mức nhất định Ngân hàng sẽ thanh toán cho ngưòi bán lẻ về số hàng hoámà khách hàng đã mua trả góp Các cửa hàng bán lẻ nhận tiền ngay sau khibán hàng từ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc kháchhàng trả trực tiếp cho ngân hàng Đây là hình thức cho vay tài trợ người mua(qua đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá.

Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoámua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay.Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ củangân hàng cũng bị ảnh hưởng Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp

Trang 16

1.2.1.6 Cho vay gián tiếp

Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp Bên cạnh đó ngânhàng cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp Đây là hình thức chovay thông qua các tổ chức trung gian.

Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, HộiNông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ…Các tổ chức này thường liên kếtcác thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau,bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên Vì vậy, việc phát triển kinh tế, làm giàu,xoá đói giảm nghèo luôn được các tổ chức này rất quan tâm.

Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang cáctổ chức trung gian, như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng cóthể đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhómbảo lãnh cho một thành viên vay Điều này rất thuận tiện khi người vay khôngcó hoặc không đủ tài sản thế chấp.

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩmđầu vào của quá trình sản xuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế ngườivay sử dụng tiền sai mục đích.

Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Trong trường hợp như vậy,cho vay qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay

Cho vay qua trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng.Tuy nhiên nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết Nhiều trung gian đã lợi dụng vịthế của mình, để tăng lãi suất cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thànhviên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kémchất lượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn.

Trang 17

1.2.2 Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàngthương mại

Mở rộng tín dụng ngân hàng được hiểu là sự gia tăng về khối lượng chovay của ngân hàng đối với đối tượng cho vay cả về chiều rộng và chiều sâu.

Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N là sự gia tăng về khốilượng tín dụng đối với các DNV&N về cả chiều rộng và chiều sâu.

Mở rộng theo chiều rộng là sự tăng lên về quy mô của khối lượng cáckhoản vay, của đối tượng khách hàng như số dư nợ tăng lên, số khách hàngtăng…

Mở rộng theo chiều sâu là sự thay đổi về tính chất, cơ cấu theo hướnghợp lý của các khoản vay như: cơ cấu các khoản vay, tỷ trọng dự nợ của cácDNV&N so với các loại hình doanh nghiệp khác…

Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng

Các chỉ tiêu về mở rộng tín dụng là các chỉ tiêu về dư nợ: số lượng dưnợ, tỷ trọng dư nợ, chỉ tiêu về nợ quá hạn; các chỉ tiêu về số doanh nghiệp cóquan hệ vay vốn với ngân hàng, sự đa dạng các hình thức cho vay, sự đa dạngcác hình thức bảo đảm.

Việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vơa và nhỏlà một công việc cần được nghiên cứu cụ thể và phải được hoạch định mộtcách chi tiết Ngân hàng cần xem xét các kết quả đạt được trong từng năm,tiến hành phân tích các chỉ tiêu để đưa ra kết luận việc mở rộng tín dụng đãthực sự hiệu quả hay chưa Để làm được điều này, ngân hàng không chỉ dùngmột chỉ tiêu để phân tích mà phải tiến hành phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhauđể đưa ra một kết luận chính xác nhất.

1.2.2.1 Sự cần thiết mở rộng cho vay

Mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng là việc thông qua các cơ chế,chính sách của mình mà ngân hàng thực hiện tốt chức năng là trung gian tài

Trang 18

chính quan trọng trong nền kinh tế dẫn vốn từ người có vốn đến người có nhucầu, nhằm tạo ra lợi nhuận từ hoạt động cho vay mà vẫn đảm bảo nguyên tắcan toàn Mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng cũng có nghĩa là ngân hàngphải làm sao phấn đấu cho ngày càng nhiều khách hàng thuộc mọi thành phầnkinh tế, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau khi có nhu cầu về vốn sẽtìm ngay đến với ngân hàng để vay vốn cho nhu cầu hoạt động của mình

Hoạt động cho vay của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ đời sống kinh

tế - xã hội của mỗi quốc gia, hoạt động này rất nhạy cảm với những thay đổi của

môi trường kinh tế và pháp luật Không thể làm kinh tế mà không có vốn, khingân hàng mở rộng cho vay đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho nền kinh tế.Khách hàng được sử dụng vốn vay ngân hàng có điều kiện thúc đẩy mở rộng sảnxuất kinh doanh, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, làm ra nhữngsản phẩm mới Từ đó đem lại thu nhập cao hơn cho chính khách hàng vay vốn,giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động Vì vậy bên cạnhviệc mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, mở rộng cho vay còn góp phầnđưa nền kinh tế của địa phương, của đất nước phát triển.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay của NHTM đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ

Mở rộng cho vay có thể hiểu là việc ngân hàng thực hiện những biện phápnhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng gia tăng của khách hàng Đó làsự tăng lên của tỷ trọng cho vay trong tổng tài sản của ngân hàng, tăng lên cả vềqui mô cũng như chất lượng, cơ cấu của khoản mục cho vay.

Để có thể đánh giá việc mở rộng cho vay cần thông qua một số các chỉ tiêucơ bản.

a) Các chỉ tiêu của ngân hàng

Dư nợ cho vay và doanh số cho vay

Trang 19

Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu: doanh số cho vaytrong kỳ và dư nợ cuối kỳ.

Dư nợ kỳ trước + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ= Dư nợ kỳ này.

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến mộtthời điểm cụ thể Đây là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ, ngân hàng tính lãicho vay dựa trên dư nợ cho vay đến thời điểm tính lãi, tức là lợi nhuận củangân hàng có được từ hoạt động cho vay trong kỳ phụ thuộc vào dư nợ chứkhông phải là doanh số cho vay trong kì đó Vì vậy số dư nợ càng lớn và dưnợ kỳ sau tăng hơn so với kỳ trước là chỉ tiêu đúng nhất phản ánh mức độ mởrộng cho vay càng cao

Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thựctế trong kỳ.

Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ.Nếu doanh số cho vay trong kỳ này tăng lên so với kỳ trước và lớn hơn doanhsố thu nợ trong kỳ thì ta có được sự mở rộng cho vay cả dư nợ và doanh số.

Nếu doanh số cho vay trong kỳ này không tăng thậm chí còn nhỏ hơndoanh số cho vay trong kỳ trước, nhưng trong kỳ này doanh số thu nợ giảmdo có nhiều món nợ không thu hồi được hoặc chưa đến hạn thu hồi nợ, thì kếtquả là dư nợ kỳ này vẫn có thể lớn hơn dư nợ kỳ trước Nghĩa là trong khidoanh số cho vay trong kỳ giảm thì dư nợ cho vay kỳ này vẫn tăng so với kỳtrước, trường hợp này vẫn là mở rộng cho vay.

Một chỉ tiêu không thể bao quát được toàn bộ, vì thế cần xem xét kết hợpnhiều chỉ tiêu nhằm bổ sung cho chỉ tiêu dư nợ để đánh giá được đúng nhấtviệc mở rộng cho vay của ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ

Trang 20

Nếu phân chia các khoản cho vay của ngân hàng theo thời hạn cho vay tacó cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, bao gồm:

- Cho vay ngắn hạn- Cho vay trung hạn- Cho vay dài hạn

Nếu dư nợ ngắn hạn tăng còn dư nợ trung và dài hạn giảm hoặc ngượclại, nhưng kết quả là tổng dư nợ cuối kỳ này vẫn tăng so với kỳ trước thì đâylà mở rộng cho vay Không thể có được kết luận cơ cấu dư nợ theo kỳ hạnnhư thế nào mới là mở rộng cho vay Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung hạn haydài hạn tăng lên đều thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao.Tùy từng điều kiện, tùy từng thời điểm mà sự chuyển dịch giữa dư nợ ngắn,trung, dài hạn theo hướng hợp lý, phù hợp với sự thay đổi của thị trường, thayđổi nhu cầu khách hàng mà tổng dư nợ kỳ này tăng so với kỳ trước là mởrộng cho vay.

Số lượng khách hàng

Dư nợ = Số lượng khách hàng * Dư nợ từng khách hàng

Dư nợ kỳ này tăng lên so với kỳ trước là do: Số lượng khách hàng kỳnày cao hơn số lượng khách hàng kỳ trước hoặc dư nợ của từng khách hàngtăng lên.

Số lượng khách hàng là chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay về qui mô, sốlượng khách hàng càng nhiều nghĩa là ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầuvốn của nhiều người hơn; Dư nợ từng khách hàng vay tăng lên nghĩa là sốlượng khách hàng có những món vay giá trị lớn ngày càng nhiều.

Nếu số lượng khách hàng và dư nợ từng khách hàng cùng tăng, dư nợtăng thì ta có được sự mở rộng cho vay cả về số lượng khách và số tiền củamỗi món vay.

Trang 21

Tốc độ tăng trưởng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ mở rộng cho vay nhanh hay chậm

Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ < 0: Dư nợ kỳ sau < Dư nợ kỳ trước ngânhàng đã thu hẹp cho vay

Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ > 0: Dư nợ kỳ sau > Dư nợ kỳ trước Tốcđộ tăng trưởng kỳ sau lớn hơn tốc độ tăng trưởng kỳ trước phản ánh việc mởrộng cho vay ngày càng nhanh

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn: Toàn bộ số dư nợ cả gốc và lãi của khách hàng vay vốn đãđến hạn thanh toán với ngân hàng nhưng các khách hàng này không thanhtoán được mà vẫn chưa được ngân hàng xử lý cho điều chỉnh kỳ hạn nợ, giahạn nợ, xóa nợ sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn.

Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giáchất lượng mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng Nợ quá hạn là điềukhông thể tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng, song nếu một ngân hàngcó tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh vì nguy cơ mấtkhả năng thanh toán, do vậy ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánhgiá là chất lượng tín dụng thấp Hoạt động cho vay của ngân hàng phải đảmbảo mục tiêu an toàn và hiệu quả (Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng được coi làbình thường nếu nằm trong phạm vi từ 1 – 3% hoặc cao hơn một chút)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ ═

Dư nợ kỳ này – Dư nợ kỳ trước

x 100% Dư nợ kỳ trước

Tỷ lệ nợ quá hạn ═

Dư nợ quá hạn

x 100%Tổng dư nợ

Trang 22

Lợi nhuận

Mở rộng cho vay không phải là chỉ cần gia tăng dư nợ, gia tăng số lượngkhách hàng vay vốn Mà quan trọng là phải đảm bảo khoản cho vay mang lạilợi nhuận cho ngân hàng.

b) Các chỉ tiêu của khách hàng

Nhờ nguồn vốn vay ngân hàng, khách hàng có vốn để đưa vào hoạt độngsản xuất kinh doanh, do đó có thể đánh giá được việc mở rộng cho vay quamột số chỉ tiêu của khách hàng:

Tăng thu nhập: Mở rộng cho vay tức là cung cấp nhiều vốn hơn cho nền

kinh tế Người vay có điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng năng suấtlao động, phát triển sản phẩm mới Từ đó dự án, phương án sử dụng vốn vaycủa người vay đạt được hiệu quả tài chính, đem lại thu nhập cao hơn chochính họ Thu nhập của người lao động cũng được tăng lên Khả năng tàichính của người vay được đảm bảo, do đó đảm bảo khả năng trả nợ cho ngânhàng, tăng thu nhập từ cho vay của ngân hàng

Tăng hiệu quả kinh doanh cho người vay: Khi đến vay ngân hàng

khách hàng phải hạch toán đầy đủ, chính xác, chứng minh được khả năng tàichính của mình Do đó mở rộng cho vay tác động gián tiếp đến khả năng quảnlý, hạch toán kinh doanh của người vay Sử dụng vốn ngân hàng bắt buộcphải thanh toán gốc và lãi đúng hạn tạo áp lực cần thiết cho người vay tìmmọi cách nâng cao hiệu quả chất lượng kinh doanh để có lãi, đảm bảo thunhập cho bản thân doanh nghiệp và trả nợ ngân hàng

Tăng việc làm: Do dự án sản xuất kinh doanh của người vay được đưa

vào thực hiện nên giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động Vớinhững dự án mới khi đi vào hoạt động; tạo việc làm cho những lao động mới,giải quyết vấn đề thất nghiệp Đối với những dự án nhằm mở rộng, duy trì

Trang 23

hoạt động sản xuất kinh doanh sẵn có để tạo thêm việc làm cho công nhânviên, giải quyết vấn đề dư thừa lao động.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ của NHTM

1.3.1 Nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Quy mô hoạt động, phạm vi, địa bàn hoạt động

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân của ngân hàng, ngân hàng có thểtrực tiếp tác động để phục vụ cho công việc mở rộng tín dụng với các doanhnghiệp vừa và

a ) Quy mô

Quy mô hoạt động của ngân hàng là độ rộng về mạng lưới của ngânhàng, về số vốn của ngân hàng …Quy mô hoạt động càng lớn chứng tỏ khảnăng tiếp cận doanh nghiệp cao, nhu cầu vốn cao đồng thời khả năng cungcấp vốn cũng được tăng cường Đồng thời, quy mô rộng làm khả năng huyđộng vốn cũng được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trongviệc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo pháp luật quy định, ngân hàng không được cho vay quá 15% vốntự có của mình để đảm bảo an toàn cho ngân hàng Vì vậy, nhiều ngân hàngcó nhu cầu cho vay doanh nghiệp lớn nhưng không thể thực hiện cho vayđược do có quy mô vốn thấp Để khắc phục điều này, ngân hàng phải nângcao nguồn vốn tự có của mình hoặc tiơn hành đồng tài trợ Vì vậy, quy môhoạt động của ngân hàng có quyết định rất to lớn đến việc mở rộng hoạt độngtín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b) Phạm vi, địa bàn hoạt động

Trang 24

Phạm vi, địa bàn hoạt động là địa điểm mà ngân hàng có trụ sở và cácchi nhánh Phạm vi địa bàn hoạt động càng rộng thì ngân hàng có nhiều khảnăng tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Đặc biệt, ngân hàng phảihoạt động ở địa điểm tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sẽ tiếp xúcđược với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời lại giảm được chi phí mởrộng địa bàn, phạm vi hoạt động.

1.3.1.2 Công nghệ ngân hàng

Với sự phát triển với tốc độ ngày càng tăng của công nghệ kỹ thuật nóichung, công nghệ ngân hàng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động củangân hàng, và hoạt động mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ cũng không nằm ngoài xu thế đó Nếu ngân hàng áp dụng côngnghệ hiện đại vào hoạt động của mình, hiệu quả sẽ được tăng cường, tốc độmở rộng sẽ được tăng lên.Công nghệ còn góp phần vào đa dạng hoá loại hìnhsản phẩm, tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường Để bắt kịp xu thế chungvà giữ được vị thế trên thị trường, cải tiến công nghệ là điều vô cùng cần thiếtđối với mỗi ngân hàng.

1.3.1.3 Trình độ quản lý

Song song với việc phát triển đầu tư công nghệ, ngân hàng đồng thờiphải tăng cường trình độ quản lý Trình độ quản lý có được nâng cao thì hoạtđộng của ngân hàng mới có thể được duy trì một cách liên tục, có hiệu quả.Một ngân hàng có trình độ quản lý tiên tiến sẽ có một quy trình hoạt độnghiệu quả cao, chi phí thấp, từ đó đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng Trìnhđộ quản lý cũng tác động đến việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ Nếu trình độ quản lý tốt sẽ giảm thời gian, tăng tốc độ mở rộngtín dụng ngân hàng đối với các DNV&N.

1.3.1.4 Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên

Trang 25

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng Cómột đội ngũ cán bộ công nhiên viên có trình độ chuyên môn cao giúp ngânhàng tiết kiệm được chi phí hoạt động, tăng hiệu suất làm việc Với việc mởrộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đem lại kết quả tốt.

1.3.2 Nhân tố khách quan1.3.2.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nơi mà cả ngân hàng và doanh nghiệp cùng là mộtbộ phận của nó Ngân hàng và doanh nghiệp tồn tại trên môi trường kinh tếvới tư cách là các tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận.Do vậy, những thay đổi về môi trường kinh tế tác động trực tiếp đến hoạtđộng của cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Một môi trường kinh tế ổn định thể hiện ở các chỉ tiêu sau:- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đều đặn.

- Các chỉ tiêu phát triển kinh tế ổn định: GDP, chỉ số giá cả, lạm phát, tỷgiá, lãi suất.

- Vị thế của nền kinh tế trên thị trường quốc tế, sự hội nhập của nền kinhtế trong khu vực và quốc tế.

- Trình độ phát triển công nghệ, tỷ lệ việc làm, thất nghiệp…đạt đượcmức độ nhất định.

Sự thay đổi của tất cả các chỉ tiêu này đều tác động trực tiếp đến hoạtđộng của ngân hàng Vì ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnhvực tiền là một lĩnh vực rất nhạy cảm Tất cả các tài sản của ngân hàng đều làtiền, đây là tài sản có tính thanh khoản và nhạy cảm cao Do vậy, từ một biếnđộng nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng.

Trang 26

Đặc biệt với những chỉ tiêu có tác động trực tiếp đến tiền là lãi suất, lạmphát… Đây là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đếnnguồn tài sản của ngân hàng Nếu ngân hàng muốn mở rộng nguồn tài sản củamình như mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì phải quantâm đến tất cả các yếu tố trên, phải có một dự báo khá chính xác về các yếu tốnày để từ đó có thể hoạch định một đường lối chiến lược phù hợp.

Nền kinh tế ổn định và phát triển là điều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp hoạt động một cách ổn định Với sự ổn định của nền kinh tế, doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhiều cơ hội để mở rộngsản xuất kinh doanh Do đó nhu cầu vốn của doanh nghiệp đồng thời tăng lên,tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng tín dụng.

Song song với sự phát triển của nền kinh tế là trình độ công nghệ đượcnâng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng Khả năng trả nợ của doanhnghiệp từ đó đảm bảo hơn Đồng thời, trình độ công nghệ của ngân hàng nângcao phát triển, trình độ quản lý tiến bộ kéo theo việc ngân hàng có thể đa dạnghoá các hình thức tín dụng, nâng cao công tác marketing , mở rộng đối tượngkhách hàng, đưa ra nhiều loại hình dịch vụ mới, và mở rộng phạm vi hoạtđộng ra nước ngoài.

Mặt khác, sự hội nhập của nền kinh tế mở ra cơ hội kinh doanh cho cảhai phía, ngân hàng và doanh nghiệp Doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tưhơn, và như vậy nhu cầu vốn cũng tăng lên Ngân hàng không những tăngcường được số lượng tín dụng cho doanh nghiệp mà cũng có cơ hội tiếp cậnvới đối tượng khách hàng mới, học hỏi được công nghệ và kinh nghiệm củacác ngân hàng nước ngoài.

1.3.2.2 Môi trường chính trị

Một môi trường chính trị ổn định thể hiện ở :

Trang 27

- An ninh quốc phòng được giữ vững và đảm bảo an toàn.

- Có hệ thống pháp luật hoàn thiện và được mọi người tuân thủ chấphành.

- Không có các đảng phái chống đối nhau bằng bạo lực, không có sựtranh giành quyền lực.

- Không có tệ nạn xã hội

Môi trường chính trị là điều kiện rất quan trọng cho tất cả các phần tửđang tồn tại ở trong môi trường đó Môi trường chính trị ảnh hưởng trực tiếpđến sự an toàn của mỗi cá nhân, mỗi tập thể Sự ổn định của chính trị là điềukiện cần thiết để phát triển một nền kinh tế ổn định Việt Nam là một trongnhững nước được đánh giá cao về sự ổn định của chính trị Là nơi mà ít khixảy ra các biơn cố chính trị nghiêm trọng Đây là một thuận lợi rất quan trọngcho sự phát triển kinh tế Đây cũng là một cơ hội cho ngân hàng mở rộng tíndụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.3.2.3 Môi trường xã hội

Sự mở rộng tín dụng của các ngân hàng cũng phần nào bị phụ thuộc vàomôi trường xã hội Trước hết, môi trường xã hội bao gồm các tầng lớp dân cư.Với việc vay vốn ngân hàng, mỗi một tầng lớp dân cư có một cái nhìn vàhành động khác nhau Như vậy, ngân hàng nên chia thành nhiều loại hìnhdịch vụ phục vụ cho những tầng lớp dân cư khác nhau để đạt được hiệu quảtốt nhất.

Môi trường xã hội còn đặc trưng bởi tập phong tục tập quán, trình độnhận thức của từng nhóm người, của từng vùng miền khác nhau Nắm bắtđược các đặc điểm này, cả bản thân ngân hàng và doanh nghiệp mới có thể cómột định hướng phát triển thích hợp, từ đó mở rộng tín dụng mới đem lại hiệuquả cao.

1.3.2.4 Môi trường luật pháp

Trang 28

Luật pháp được coi là môi trường quy phạm cho mọi hoạt động, phápluật chặt chẽ và sự tôn trọng pháp luật của các thành viên trong xã hội lànhững điều kiện cơ bản cho mọi mối quan hệ diễn ra tốt đẹp Luật pháp đượccoi là thước đo của mọi hoạt động trong xã hội vì vậy, luật pháp sẽ tác độngtrực tiếp đến quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là các DNV&N Hệthống văn bản pháp luật được ban hành sẽ quy định, điều chỉnh mọi hoạt độngcủa ngân hàng đối với các DNV&N Như vậy, mọi hoạt động của ngân hàngvà doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải tuân theo luật pháp.

Luật pháp là công cụ giữ cho xã hội được ổn định, các cá nhân, các tổchức đều phải tuân theo luật pháp Nếu luật pháp không nghiêm minh, khôngđược mọi người chấp hành sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, xã hội sẽ trở nênrối ren, bất bình ổn và gây tác động tiêu cực đến tất cả các phần tử tồn tạitrong môi trường đó.

Nhà nước đã ban hành, bổ sung, chỉnh sửa nhiều văn bản pháp luật cóliên quan đến quan hệ cho vay của ngân hàng đối với các DNV&N Cụ thể làLuật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng… trong đóquy định chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của các bên, về từng hạng mục cụ thểtrong việc ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Tất cả cácvăn bản pháp luật này đều că sự khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho

ngân hàng mở rộng tín dụng đối với các DNV&N

1.3.2.5 Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên thị trường

Khi tình hình chung của thị trường các ngân hàng là mở rộng cho vayvốn, chứng tỏ một xu thể phát triển chung của doanh nghiệp là tốt và nền kinhtế đang trong thời kỳ phát triển ổn định Để tăng tính cạnh tranh và tăng thịphần, ngân hàng cần tiến hành mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ Tuy nhiên, tuỳ theo việc mở rộng cạnh tranh của các ngân hàngkhác hướng tới đối tượng nào và phương pháp mở rộng như thế nào mà ngânhàng quyết định phương pháp mở rộng cho phù hợp.

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Tổng quan về ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long

2.1.1 Sự hình thành và phát triển

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanhnghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.

Tên viết tắt bằng Tiếng Việt: Ngân hàng ngoài quốc doanh

Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Vietnam Commercial Joint Stock Bank forPrivate Enterprise

Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: VPBank Địa chỉ giao dịch:

VPBank Thăng Long

Toà nhà M3 – M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà NộiTel: (84.4) 2662577

Fax: (84.4) 2662573

VPBank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1(1993 – 1996): Hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanhViệt Nam(VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày

Trang 30

04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ – UB Ngày 04tháng 9 năm 1993.Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND.Tháng 8/1994 vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ VND, tháng 3/1996 tăng lên 174,9 tỷVND, là NHCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Là ngân hàng cổ phần đầu tiên được thí điểm gọi vốn từ cổ đông nướcngoài (Dragon capital và Vietnam Fund mỗi đơn vị 10% vốn cổ phần).

Đến cuối năm 1996 VPBank có Hội sở và 3 chi nhánh, trên 200 CBNVtổng tài sản đạt 864 tỷ đồng, lợi nhuận năm 1995 và 1996 đều đạt 36% vốn cổphần.

CBNV được thưởng 7 tháng lương /1 năm, khuyến khích mua cổ phiếuVPBank.

Giai đoạn 2 (1997 – cuối năm 2001) Khủng hoảngNguyên nhân khủng hoảng

Nguyên nhân chủ quan: Sai lầm trong chính sách tín dụng

- Tín chấp quá lớn với cổ đông (cho vay/ bảo lãnh mở L/C trả chậm).- Chính sách tín dụng lỏng lẻo với các khách hàng khác.

Nguyên nhân khách quan:

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.- Khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á.

- Khách hàng lợi dụng tình trạng “đục nước béo cò”.

- Đến cuối năm 1997, nợ quá hạn trên 1.000 tỷ đồng – gấp 5 lần vốn tự

có, trong đó: NQH trong nước trên 400 tỷ đồng (chiếm 78%), nợ bảo lãnh L/C trả chậm 45,3 triệu USD.

Trang 31

- Tháng 11/2000, VPBank thành lập Ban đề án triển khai cải tổ Xúc

tiến việc cải tổ bộ máy, ban hành chức năng nhiệm vụ các phòng ban, xâydựng quy trình nghiệp vụ.

- Tháng 05/2002: Ông Lê Đắc Sơn từ Ba Lan về nước được HĐQT cử

giữ chức TGĐ.

- Tháng 9/2002: NHNN chính thức đặt VPBank vào tình trạng Kiểm

soát đặc biệt, thời hạn 2 năm (25/9/2002 – 25/9/2004).

- Tháng 12/2002: VPBank trình NHNN “Kế hoạch thực hiện phương

án chấn chỉnh củng cố VPBank đã được Chính phủ và NHNN phê duyệt”, vớimục tiêu đưa VPBank thoát khỏi Kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 15 tháng(trước hạn 9 tháng).

Giai đoạn 3 (từ năm 2002 đến nay): Phục hồi và tăng trưởng

* 2002 – 2004: Cải tổ và lành mạnh hóa tài chính

- Kết quả thực hiện “Phương án chấn chỉnh củng cố VPBank” trong thờigian Kiểm soát đặc biệt:

+ Thu hồi nợ quá hạn trong nước: 210 tỷ đồng+ Sử dụng lợi nhuận để xử lý rủi ro: 98 tỷ đồng

+ Xử lý L/C trả chậm với nước ngoài: 30,4 triệu USD

- 07/06/2004, NHNN quyết định kết thúc Kiểm soát đặc biệt trước hạn- VPBank bước vào giai đoạn phát triển mới

* 2004 – nay: Hoàn thiện hệ thống và phát triển

- Tăng vốn điều lệ, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đãnhiều lần tăng vốn điều lệ Đến tháng 8 năm 2006, vốn điều lệ của VPBankđạt 500 tỷ đồng Trong tháng 9 VPBank được chấp thuận của NHNN chophép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hàngOCBC - Một ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nânglên trên 750 tỷ đồng Tiếp theo vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 2.000tỷ đồng.

Trang 32

- Phát triển mạng lưới, trong suốt quá trình hình thành và phát triển,VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạtđộng tại các thành phố lớn Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuậncho VPBank mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11/1994,VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mởthêm chi nhánh Đà Nẵng Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuậncho VPBank được mở thêm 3 chi nhánh mới đó là chi nhánh Hà Nội trên cơsở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi hội sở; Chinhánh Huế: Chi nhánh Sài Gòn Trong năm 2005, VPBank tiếp tục đượcNHNN chấp thuận cho mở thêm một số chi nhánh nữa đó là Chi nhánh CầnThơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân;Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánhBắc Giang Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank đượcnâng cấp một số phòng giao dịch thành Chi nhánh đó là Phòng Giao dịch CátLinh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo….Trong năm 2006, VPBank tiếp tụcđược NHNN cho mở thêm Phòng giao dịch Hồ Gươm và Phòng giao dịch VĩDạ ….Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới Giao dịch trên đây, trong năm 2006,VPBank cũng đã mở thêm hai công ty trực thuộc đó là Công ty quản lý nợ vàkhai thác tài sản; Công ty chứng khoán.

Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểmgiao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giaodịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, VĩnhPhúc, Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc Năm 2006, VPBank sẽ mở thêmcác chi nhánh mới tại Vinh ( Nghệ An ); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang,Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng sốđiểm giao dịch trên toàn hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phònggiao dịch.

Trang 33

Bên cạnh đó VPBank còn xây dựng lại đội ngũ lãnh đạo; Cơ cấu lại tổchức theo hướng phục vụ khách hàng; Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi rotrong ngân hàng; Tuyển dụng và đào tạo lại cán bộ; Đưa vào ứng dụng phầnmềm tin học hiện đại; Phát triển các mảng sản phẩm và dịch vụ.

Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lầnnữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ Phấnđấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phíaBắc và nằm trong nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu các ngân hàng TMCP trong cảnước.

VPBank Thăng Long là chi nhánh cấp I mới được thành lập, quản lýhoạt động của 7 chi nhánh trực thuộc đó là VPBank Giảng Võ; VPBank TrầnDuy Hưng; VPBank Thanh Xuân; VPBank Cầu Giấy; VPBank Phạm VănĐồng; VPBank Mỹ Đình; VPBank Trung Hoà – Nhân Chính; Được khaitrương hoạt động vào ngày 21/10/2005 Sau 9 tháng hoạt động đến 31/7/2006.VPBank Thăng Long đã đạt được một số kết quả kinh doanh như sau: Số dưhuy động vốn đạt 605393 triệu đồng, bằng 247% so với đầu năm 2006 vàbằng 131% kế hoạch cả năm 2006, trong đó số dư tiền gửi thanh toán của cáctổ chức kinh tế và cá nhân là 132875 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22% trongtổng nguồn vốn huy động.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốnngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốnngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khảnăng nguồn vốn của ngân hàng; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thươngphiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư vàphát triển của các tổ chức trong nước ; Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phầntheo pháp luật hiện hành; Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;Huy động nguồn vốn từ nước ngoài; Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch

Trang 34

vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế; Thực hiện các dịch vụ chuyển tiềntrong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanhWestern Union; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và cácdịch vụ ngân hàng khác theoquy định của NHNN Việt Nam.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank chi nhánh thăng long

Số lượng nhân viên của VPBank thăng long tính đến nay có trên hơn 100người trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trênđại học (chiếm 87%).Chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh củangân hàng, giúp VPBank thăng long sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh,nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội kinhtế quốc tế Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank thăng long luôn quantâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự

Sơ đồ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VPBANK

Ban kiểm soát

ĐẠI HỘI CỔĐÔNG

Hội đồng TDHội đồng quản

Ban Tín Dụng Hội đồng

Ban TGĐ

Các chinhánh cấp IHội sở

Các phòng ban Chi nhánh cấpII

Phòng giao dịch

Trang 35

Sơ đồ 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH VPBANKTHĂNG LONG

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh thăng long 2.1.4.1 Tình hình chung

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của toàn thể

cán bộ nhân viên VPBank chi nhánh thăng long đã đạt được những thành quảđáng ghi nhận Lợi nhuận trước thuế đạt trên 1920 triệu đồng gấp đôi so vớinăm 2006.

Dự án phần mềm ngân hàng lõi Corebanking T24 đã chính thức hoànthành và đưa vào hoạt động phục vụ khách hàng từ tháng 10/2007

Về dự án Thẻ: Đến nay VPBank thăg long phat hành 5 loại thẻ, mỗi loạithẻ đều hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt, bao gồm: Thẻ ghi nợ nội

Kiểmtra KTNB

Phòng Kế toán

Phòng A/O Doanh nghiệp

Phòng A/O cá

Phòng Giao

dịch Kho quỹ

Phòng thẩm

định TSBĐ

Chi nhánh

cấp II

Phòng Giao

dịch

Trang 36

địa Autolink, thẻ VPBank thăng long Platinum EMV MasterCard debit vàcredit, Thẻ VPBank MC2 EMV MasterCard debit và credit 4 loại thẻ quốc tếlà các loại thẻ công nghệ chíp đầu tiên tại Việt Nam với độ bảo mật và tính antoàn cao.

2.1.4.2 Các hoạt động cụ thể a) Hoạt động huy động vốn

Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank thăng long là153 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 62,90 tỷ đồng so với cuốinăm 2006 (tương đương tăng 69%) Trong đó, nguồn vốn huy động củaTCKT và dân cư (thị trường I) đạt 129,41 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 79,06 tỷ đồng tăng 33,97 tỷ đồng so vớicuối năm 2006) Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 24,14 tỷ đồng, giảm 12,1 tỷ đồng so với cuối năm 2006.

b) Hoạt động cho vay

Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 132,17 tỷ đồng, tăng 81,86 tỷđồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so cuối năm 2006) và vượt53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt125,96 tỷ đồng chiếm 95 % tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn đạt 66,26 tỷ đồngchiếm 50% tổng dư nợ.

Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tục duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấucủa toàn hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%

c) Hoạt động dịch vụ

- Hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt đượcnhững bước tiến đáng ghi nhận Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế củaVPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động Tháng4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng

Trang 37

nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là nămthứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượnggiao dịch Thanh toán quốc tế

- Hoạt động kiều hối

Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank thăng long quaWestern Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007 Doanh số chi trả cảnăm đạt gần 1 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006 Tổng số đại lý phụ đếncuối năm 2007 là gần 100 điểm, tăng 50 điểm so với năm 2006 Tổng số phíWestern Union được hưởng năm 2007 đạt gần 120 ngàn USD tăng 68% sovới năm 2006

- Hoạt động của Trung tâm Thẻ

Tháng 7/2007 VPBank thăng long đã cho ra mắt sản phẩm thẻ VPBankPlatinum EMV MasterCard dưới hai loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Vớisản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻchip theo chuẩn EMV quốc tế.

Tháng 12/2007 ngân hàng tiếp tục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2:thẻVPBank MC2 EMV MasterCard – thẻ dành riêng cho giới trẻ, cũng dưới 2hình thức Credit card và debit card.

2.2 Thực trạng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chinháng VPBank thăng long

2.2.1 Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏtai ngân hàng VPBank chi nhánh thăng long

VPBank thăng long tập trung chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp vừavà nhỏ trên cơ sở khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động khôngthường xuyên hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh, có hoạt độngsản xuất kinh doanh ổn định, có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên đảm bảo

Trang 38

có lãi, tình hình tài chính tốt như: Công ty TNHH Hải Nguyên; Công tyTNHH Thành Mai; Công ty TNHH Phúc Dương; Công ty TNHH XNKQuang Phát…ngân.

hàng đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầusản xuất của mình Nhận thức được tầm quan trọng đó VPBank thăng long đãthực hiện cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:

Bảng 2.1: Tình hình cho vay vốn đối với DNV&N tại VPBank chinhánh thăng long

Trang 39

ngân hàng muốn giảm dần tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp và tăng tỷtrọng cho vay đối với khách hàng cá nhân Nhìn chung hoạt động tín dụng đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank đã đạt hiệu quả tăng trưởng

Bảng 2.2: Doanh số cho vay và thu nợ DNV&N tại VPBank chinhánh thăng long

Doanh số cho vay DNV&N1.223,6792.112,9573.289,5Doamh số thu nợ DNV&N479,874828,8441.204Tổng dư nợ DNV&N2.399,373.683,4835.768,978

(Nguồn: Phòng tín dụng tín dụng)

Tổng dư nợ năm 2005 là 3.657,577 triệu đồng, dư nợ DNV&N là

BIỂU 2.3:TÌNH HÌNH CHO VAY & THU NỢ TẠI VPBANK

Doanh số chovay DNV&NDoamh số thu nợDNV&N

Tổng dư nợ chovay DNV&NTổng dư nợ chovay

BIỂU 2.1 TÌNH HÌNH CHO VAY & THU NỢ

2005 2006 2007

Trang 40

đồng, dư nợ DNV&N là 3.683,483 triệu đồng, chiếm 71%; tổng dư nợ năm2007 là 7.135 triệu đồng, dư nợ DNV&N là 5.768,978 triệu đồng, chiếm 80 %Như vậy, xét về mặt tỷ trọng dư nợ của DNV&N là tăng dần qua các năm,đây là dấu hiệu tốt trong việc cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tếcủa ngân hàng Tỷ lệ này cũng chứng tỏ ngày càng có nhiều doanh nghiệp tintưởng và đã tạo mối quan hệ với ngân hàng.

Tổng dư nợ DNV&N năm 2006 tăng 1.284,113 triệu đồng so với năm2005 tương ứng với tốc độ tăng là 53% Tổng dư nợ DNV&N năm 2007 tăng2.085,495 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng là 57% Tathấy doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đều tăngqua các năm không những cả về số lượng mà cả tốc độ tăng trưởng Điều nàychứng tỏ ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừavà nhỏ ngày càng nhanh.

Một trong những nguyên nhân làm tăng dư nợ cho vay đối với DNV&N cóthể kể đến là do số lượng doanh nghiệp mới thành lập, có đăng ký trên địa bàntăng nhanh, chủ yếu là khối khu vực ngoài quốc doanh kể từ sau khi luật doanhnghiệp có hiệu lực Mặt khác ngân hàng cũng có chính sách tín dụng thu hút đượccác doanh nghiệp vay vốn Do vậy mà số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng vớingân hàng cũng tăng lên, nâng cao dư nợ của DNV&N.

Bảng 2.5: Tình hình cho vay các DNV&N theo kỳ hạn tại VPBankchi nhánh thăng long

(Nguồn: Phòng tín dụng)

Ngày đăng: 03/12/2012, 13:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Số liệu thống kê tình hình vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank qua 3 năm từ 2005 – 2007 cho thấy doanh số cho vay của VPBank  thăng long đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng - Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mai cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long.
li ệu thống kê tình hình vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank qua 3 năm từ 2005 – 2007 cho thấy doanh số cho vay của VPBank thăng long đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng (Trang 40)
Bảng 2.5: Tình hình cho vay các DNV&amp;N theo kỳ hạn tại VPBank chi nhánh thăng long - Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mai cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long.
Bảng 2.5 Tình hình cho vay các DNV&amp;N theo kỳ hạn tại VPBank chi nhánh thăng long (Trang 42)
2.2.2 Tình hình nợ quá hạn - Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mai cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long.
2.2.2 Tình hình nợ quá hạn (Trang 44)
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của VPBank chi nhánh thăng long - Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mai cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank chi nhánh thăng long.
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của VPBank chi nhánh thăng long (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w