Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trang 1Lời mở đầu
Năm 2007 là năm đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng trong nền kinh tếViệt Nam: Trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTOvà là thành viên không thường trực của Liên Hợp Quốc đã tạo ra cho nền kinhtế nhiều chuyển biến quan trọng trong đó phải kể đến sự phát triển của ngànhngân hàng - một ngành kinh tế đầu mối quan trọng của đất nước Hội nhập kinhtế quốc tế tạo ra cho ngành ngân hàng nhiều thuận lợi hơn trong việc huy động,sử dụng vốn hiệu quả, góp phần tạo ra nguồn lợi nhuận cao hơn cho các ngânhàng.Là một ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, được thành lập từ năm 1993 trải qua hơn chục năm tồn tại và phát triểnVPBank đã xây dựng được một vị trí nhất định trên thị trường Đối tượng kháchhàng của VPbank ngay từ khi thành lập chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệpvừa và nhỏ tuy nhiên với nhu cầu phát triển hơn nữa VPbank mong muốn cóthể phục vụ tất cả các khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp mà còn có cáccá nhân, hộ gia đình điển hình là việc phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng Họatđộng này được ngân hàng triển khai hơn 7 năm đã đạt được nhiều thành tựuđáng kể bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế như quy mô vẫn còn nhỏ chưađược chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của ngân hàng, nợ quá hạncòn ở mức cao …đặc biệt khi kinh tế ngày càng phát triển thu nhập của ngườidân ngày càng cao, các nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.Hơn nữa hiện nay dịchvụ này được các ngân hàng đồng loạt triển khai một cách khá mạnh mẽ mộtphần do để đáp ứng nhu cầu người dân một phần là do CVTD mang lại mộtnguồn thu nhập không nhỏ cho các ngân hàng.Vì vậy để có thể cạnh tranh đượctrong thời gian tới VPank cần có nhiều biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chấtlượng dịch vụ CVTD.Trong bối cảnh đó thì đề tài
Trang 2“nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổphần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh” được chọn làm đề tài cho chuyên
đề tốt nghiệp.
Chuyên đề này gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàngthương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mạicổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank).
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàngthương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank).
Trang 3Chương 1
Cơ sở lý thuyết về chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM
Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.Lịch sử phát triểncủa ngành ngân hàng gắn liền với sự phát triển của hàng hóa.Sản xuất hàng hóaphát triển tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy họat động của ngân hàng pháttriển.Tiền thân của ngân hàng xuất phát từ nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiềnvàng.Những người làm nghề đổi tiền thường là những người giàu có, địa chủhoặc thương gia trước đó có thể là những người cho vay nặng lãi Họ thường cókét để cất giữ tiền an toàn và thực hiện luôn cả nhiệm vụ cất trữ tiền hộ nhằmđảm bảo an toàn cho những người gửi tiền đồng thời cũng kiếm được một khoảnlợi nhuận từ việc cất trữ này.Hoạt động này đã thúc đẩy sự phát triển của nghiệpvụ thanh toán không dùng tiền mặt.Do việc thanh toán này có nhiều ưu điểmnên đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều hơn.Trải qua quá trình hoạt độnglâu dài họ nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người rút tiền ranhưng không cùng một thời điểm do vậy đã tạo ra số dư tiền gửi trong két.Trong khi đó có một lực lượng nhất định lại muốn đi vay tiền và những nhàbuôn này đã sử dụng một phần số tiền còn dư trong két để cho vay nhằm thulãi.Họat động này làm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền- kẻ cho vaynặng lãi – làm thành nhà buôn tiền – Ngân hàng.Vậy ngân hàng là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng: có thể định nghĩa theochức năng các dịch vụ vai trò mà ngân hàng cung cấp trong nền kinh tế.Nếu tiếpcận theo phương diện các loại hình dịch vụ thì ngân hàng là các tổ chức tàichính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tíndụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính
Trang 4đa dạng nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.Đây làmột định nghĩa chung nhất về ngân hàng.
Nếu theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thì: “họat động ngân hàng là hoạt đông kinh doanh tiền tệ và dịch vụngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này đểcấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.Họat động sơ khai đầu tiêncủa ngân hàng là họat động nhận tiền gửi đây cũng là một trong các hình thứchuy động vốn đầu tiên của ngân hàng.
Ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới hính thức nhận tiền gửi, nó chiếm tỷtrọng cao trong nguồn vốn.Đầu tiên ngân hàng huy động tiền gửi từ những nhàbuôn giàu có sau đó do nhu cầu mở rộng quy mô nhằm tăng lợi nhuận nên ngânhàng tìm cách thu hút thêm nguồn tiền gửi từ dân cư dưới nhiều dạng thức khácnhau gồm:tiền gửi thanh toán,tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổchức cá nhân khác, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư,tiền gửi của các tổ chức tín dụngkhác.Mỗi loại tiền gửi trên có những đặc điểm riêng thích hợp với các đối tượngkhác nhau.Chẳng hạn tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vàokhông nhằm mục đích sinh lời.Khách hàng gửi vào ngân hàng chủ yếu để đượchưởng các tiện ích thanh toán nên lãi suất trả cho các nguồn tiền gửi này thườngthấp và các nguồn này có tính chất không ổn định vì khách hàng có thể rút ra bấtkỳ lúc nào Trong khi đó khác với tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm lại nhằmmục đích chủ yếu sinh lãi nên các nguồn tiền này có tính chất ổn định cao hơnnguồn tiền gửi thanh toán.Hoạt động huy động tiền gửi chiếm một tỷ lệ lớntrong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại.Ngoài ra ngân hàng còn sửdụng các hình thức huy động khác như phát hành giấy tờ có giá.Trên cơ sởnguồn vốn huy động này ngân hàng tiến hành sử dụng nguồn này nhằm mụcđích sinh lời điển hình cho hoạt động này là hoạt động cho vay.
Trang 5Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động sơ khai tiếp theo của ngânhàng thương mại sau hoạt động huy động vốn.Trong nền kinh tế luôn tồn tạinhững người tạm thời dư thừa vốn họ tiến hành gửi tiền vào ngân hàng vànhững người thiếu vốn, họ có nhu cầu vay vốn của ngân hàng để tiến hành đầutư nhằm mục đích sinh lời.Là một doanh nghiệp đặc biệt, ngân hàng tiến hànhcác hoạt động đi vay để cho vay Hoạt động cho vay cũng chiếm một vị trí hếtsức quan trọng của ngân hàng thương mại: Nó giúp trang trải cho các khoản chiphí như chi phí trả lãi, chi phí trả lương công nhân viên…và mang lại lợi nhuậncho ngân hàng.Vậy cho vay là gì?
Theo điều 3 quyết định 1627/2001/ QĐ-NHNH ban hành ngày 31/12/2001của Thống đốc ngân hàng nhà nước có viết: Cho vay là một hình thức cấp tíndụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụngvào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàntrả cả gốc và lãi.Khi cho vay ngân hàng tiến hành thu lãi, lãi suất này dựa trênlãi suất ngân hàng huy động được và một số các chi phí khác như chi phí nhâncông, chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ…và tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của ngânhàng Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngân hàng cònthực hiện một số các hoạt động khác như:
- Hoạt động ngân quỹ: Ngân quỹ thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài
sản của ngân hàng.Tuy nhiên nó đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm đápứng khả năng chi trả cho ngân hàng.Ngân quỹ là tài sản không sinh lời vì vậymỗi ngân hàng cần phải tính toán để duy trì một lượng ngân quỹ thích hợp.Ngânquỹ của ngân hàng có thể tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền trong két, tiền gửi tạiNgân hàng Trung ương và các ngân hàng khác.
- Họat động thanh toán: Đây là một trong các họat động sơ khai của ngân hàng
khi mới bắt đầu hình thành.Ngân hàng thực hiện việc thanh toán hộ khách hàngđồng thời khách hàng phải trả một khoản phí nào đó.Thông qua quá trình thanh
Trang 6toán hộ khách hàng góp phần làm giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông đóng vaitrò không nhỏ vào việc kiềm chế lạm phát.Cùng với quá trình phát triển và mởrộng của ngân hàng thì hoạt động thanh toán cũng phát triển hết sức khả quan:các ngân hàng triển khai hoạt động thanh toán được tiến hành trong nước vàngoài nước với quy mô và chất lượng ngày càng cao Các họat động thanh toáncủa ngân hàng hiện nay bao gồm bốn hình thức sau: chuyển tiền, nhờ thu, mởthu tín dụng, mở tài khoản.
-Thẻ: Thẻ ngân hàng là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân
hàng phát hành cho khách hàng, theo đó người sử dụng thẻ có thể sử dụng đểthanh toán tiền hàng dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt tại cácngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc tại các máy rút tiền tự động ATM.
Họat động thẻ được bắt đầu ở Việt Nam trong một số năm gần đây nhưngđang được các ngân hàng phát triển khá mạnh mẽ do nó đem lại nhiều tiện ích:như thanh toán nhanh, không phải sử dụng tiền mặt, giảm chi phí cho các ngânhàng Xu hướng gần đây là việc liên minh thẻ giữa các ngân hàng ngày càngphổ biến tức một thẻ của một ngân hàng không những rút tại các địa điểm chấpnhận thẻ của ngân hàng đó mà có thể rút tại các ngân hàng khác Các loại thẻtrên thị trường hiện nay cũng hết sức đa dạng và phong phú như: thẻ ghi nợ, thẻliên ngân hàng, thẻ Visa Card, Master Card…Tuy nhiên hoạt động thẻ cũng cónhiều tồn tại như: chi phí lắp đặt lớn, trục trặc sai sót kỹ thuật, khả năng bảo mậtchưa cao
- Hoạt động kiều hối: Đây cùng là một hoạt động mà các ngân hàng quan
tâm.Thông qua việc duy trì một lượng ngoại tệ nhất định các ngân hàng có thểkiếm lời từ sự chênh lệch tỷ giá.Một số ngoại tệ mạnh có tính thanh khoản caođược các ngân hàng nắm giữ thay cho một số lượng ngân quỹ nhất định vì ngânquỹ của ngân hàng thường không sinh lời, còn duy trì ngoại hối khi cần thiết có
Trang 7thể bán một lượng ngoại hối nhất định để đáp ứng nhu cầu rút tiền của kháchhàng.
- Họat động xã hội khác: Ngoài các họat động nhằm sinh lời các ngân hàng
thường tiến hành các hoạt động xã hội khác như: Đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ việcxây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, trao học bổng cho cáchọc sinh nghèo vượt khó, họat động tài trợ khác: tài trợ cho giải bóng đá, tài trợcho chương trình ca nhạc các hoạt động này góp phần vào việc nâng cao hìnhảnh cho ngân hàng.
1.1.2 Cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ.Hình thức cho vay tiêudùng của các hãng là bán trả góp.Một số hãng phải vay ngân hàng để bù đắpvốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh.Các ngân hàng chovay tiêu dùng để giúp các cá nhân mua sắm các khoản mục hàng hóa lâu bềnnhư: nhà cửa, phương tiện vận chuyển, đi lại Cho vay tiêu dùng được các ngânhàng thương mại triển khai khá sớm cho đến nay cũng đạt được nhiều thành tựuđáng kể cả về quy mô và chất lượng Do thu nhập của người dân ngày càng caovà ổn định nên có nguồn trả nợ ngân hàng Hơn nữa cho vay tiêu dùng còn giúphọ nâng cao mức sống tăng khả năng được đào tạo giúp họ có cơ hội tìm kiếmnguồn có thu nhập cao hơn.Tóm lại cho vay tiêu dùng mang lại lợi ích rất lớncho cả ngân hàng và khách hàng và cho xã hội.Vậy cho vay tiêu dùng là gì?
Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu củangười tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình.Đây là nguồn tài chínhquan trọng giúp những người này trang trải các nhu cầu nhà ở, đồ dùng giađình, xe cộ…Bên cạnh đó những chi tiêu cho nhu cầu chi tiêu giáo dục, y tế…cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.
Trang 8Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại không ít lợi nhuận cho ngân hàng,tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy ngân hàng cần coi trọng công tácthẩm định Đầu tiên các cán bộ tín dụng cần nắm được đặc điểm của cho vaytiêu dùng Cho vay tiêu dùng có các đặc điểm cơ bản sau:
Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng lớn nhưng quy mô món vay nhỏKhác với các họat động cho vay khác như cho vay mua sắm tái sản, chovay phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh những họat động nàythường có nhu cầu vay với số lượng lớn nhưng vay tiêu dùng chủ yếuphục vụ cho nhu cầu cá nhân nên quy mô món vay thường nhỏ, mặt kháccũng do số lượng các hộ, cá nhân có nhu cầu chi tiêu cho họat động tiêudùng lớn nên số lượng các khoản cho vay tiêu dùng lớn.
Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với các khoản cho vaykhác Mức lãi suất mà một ngân hàng đặt ra khi cho khách hàng vaythường xem xét trên cơ sở cân đối giữa chi phí bỏ ra để có được nguồnvốn và lợi nhuận dự kiến thu được Khác với các khoản cho vay khác lãisuất thường được thả nổi theo lãi suất thị trường thì lãi suất cho vay tiêudùng được áp dụng một cách cứng nhắc thường là lãi suất cố định Do chiphí của cho vay tiêu dùng cao hơn các khoản cho vay khác như chi phí inấn giấy tờ, chi phí thẩm định khách hàng nên lãi suất cho vay tiêu dùngthường cao.
Cho vay tiêu dùng có rủi ro cao: Khi tiến hành thẩm định cho vay, mộttrong những nội dung để xét duyệt cho vay của ngân hàng là phương ánsản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng Đối với cho vaytiêu dùng do khả năng trả nợ của khách hàng chủ yếu dựa vào thu nhậpđịnh kỳ của khách hàng Những khoản cho vay này thường phụ thuộc rấtlớn vào tình trạng sức khỏe, thu nhập của khách hàng trong tương lai, bất
Trang 9kỳ sự biến động nào về sức khỏe cũng như thu nhập của khách hàng đềuảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng Hơn nữa thôngtin về khách hàng là những thông tin cá nhân thường hay được giấu kín,việc thẩm định khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn Do vậy cho vay tiêudùng thường có rủi ro lớn hơn các khoản mục cho vay khác của ngânhàng thương mại.
Cho vay tiêu dùng mang lại thu nhập cao cho ngân hàng: Bất kỳ hoạtđộng của ngân hàng nào đều được thực hiện trên cơ sở cân đối giữa rủi rovà lợi nhuận Trong lý thuyết tài chính tiền tệ cho nói: rủi ro càng cao thìlợi nhuận kỳ vọng cũng càng cao.Hoạt động cho vay tiêu dùng có rủi rocao,chi phí lớn nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn các lãi suấtcủa các khoản vay cùng kỳ hạn.Điều này chứng tỏ cho vay tiêu dùngmang lại một khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm với nền kinh tế Sự phát triển củanền kinh tế cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đếncho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Khi nền kinh tế phát triểnổn định, thu nhập của người dân cao thì nhu cầu tiêu dùng của người dâncũng tăng tạo điều kiện cho họat động này phát triển Ngược lại khi kinhtế bất ổn rơi vào tình trạng suy thoái, các cá nhân hộ gia định e dè trongviệc chi tiêu do đó hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ kém hiệu quả hơn Dovậy tình hình kinh tế phát triển ổn định là một trong các nhân tố thúc đẩycho vay tiêu dùng phát triển.
Tài sản đảm bảo của cho vay tiêu dùng Tài sản đảm bảo được coi nhưcông cụ trả nợ thứ hai của khách hàng một khi không trả được nợ chongân hàng, ngân hàng có thể phát mại tài sản đảm bảo để giải quyết cáckhoản nợ xấu của khách hàng Cũng giống như các khoản mục cho vay
Trang 10khác cho vay tiêu dùng cũng cần tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếubằng thế chấp bất động sản…
1.1.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại
Căn cứ vào mục đích vay gồm cho vay tiêu dùng cư trú và cho vay tiêu dùngphi cư trú
- Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu muasắm, xây dựng, sửa chữa nhà cửa của khách hàng.
-Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay nhằm mục đích trang trảicho các khoản chi phí như mua sắm phương tiện đi lại, thanh toán tiền điệnnước
Căn cứ vào phương thức hoàn trả gồm
- Cho vay trả góp: Là loại cho vay trong đó định kỳ khách hàng tiến hành thanhtoán cho ngân hàng một phần nợ gốc và lãi Hiện nay hầu hết các ngân hàng chủyếu áp dụng phương thức cho vay này do nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập hàngtháng.Hình thức cho vay này được áp dụng chủ yếu nhằm mục đích mua sắmnhà cửa, phương tiện đi lại như ôtô
- Cho vay hoàn trả một lần: Là phương thức cho vay trong đó khách hàng tiếnhành hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán Chủ yếu ápdụng với các khoản cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời cho kháchhàng như: thanh toán tiền điện nước, cho các chuyến đi nghỉ
- Cho vay hoàn trả theo nhu cầu: Là các khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạntrong đó khách hàng có thể trả lãi hoặc gốc tuỳ theo tình hình tài chính củamình miễn là khi đến hạn khách hàng phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.
Căn cứ vào nguồn gốc cho vay
- Cho vay trực tiếp: Là khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếptiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.
Trang 11-Cho vay gián tiếp: là loại cho vay trong đó ngân hàng thực hiện việc cấp tíndụng cho khách thông qua các hãng bán lẻ.
1.1.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại Bước 1: Tiếp xúc khách hàng
Đây là bước đầu tiên của quy trình tín dụng, ấn tượng đầu tiên của kháchhàng với ngân hàng là một điều rất quan trọng nó góp phần tạo ra uy tín củangân hàng trong tâm trí khách hàng.Trong quá trình tiếp xúc nhân viên ngânhàng tiến hành giới thiệu các dịch vụ của ngân hàng và tìm hiểu nhu cầu kháchhàng:khách hàng đến vay vốn để làm gì? thời hạn vay bao lâu, năng lực pháp lýcũng như năng lực tài chính của khách hàng, sau đó đối chiếu với các quy địnhhiện hành của ngân hàng xem đã phù hợp chưa nếu phù hợp, nhân viên giớithiệu cho khách hàng những thủ tục cần thiết để vay vốn ngân hàng.Tiến hànhtiếp nhận hồ sơ khách hàng gồm: bản sao chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khảu,phương án sản xuất kinh doanh…
Bước 2: Tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng
Đây là một bước quan trọng có tính chất quyết định đến rủi ro trong ngânhàng.Một khi quy trình này không được chú trọng thì rủi ro xảy ra cho ngânhàng là không thể tránh khỏi.Vì vậy, nhân viên tín dụng cần nghiên cứu kỹ hồsơ của khách hàng, tìm hiểu độ chính xác của hồ sơ thông qua nhiều cách có thểthu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như từ các báo cáo tài chính củakhách hàng, từ các bạn hàng hay từ các ngân hàng khác mà khách hàng từng cóquan hệ …trên cơ sở xem xét hồ sơ khách hàng tiến hành thẩm định
Lai lịch khách hàng: tư cách pháp lý, tiểu sử bản thân, nghề nghiệp, sứckhoẻ
Mục đích sử dụng tiền vay: đây là một trong các tiêu chí quan trọng trongthẩm định khách hàng Bởi một trong các nguyên tắc tín dụng là ngânhàng chỉ cho khách hàng vay khi các khoản vay đó được sử dụng đúng
Trang 12mục đích không bị pháp luật cấm và phải có phương án trả nợ thích hợpcho ngân hàng.
Tài sản đảm bảo: Mặc dù hiện nay không bắt buộc khách hàng đi vay cầncó tài sản đảm bảo Tuy nhiên các ngân hàng khi cho vay vẫn xem xétđến khoản mục này và coi đây là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng.Các ngân hàng thường không cho vay vượt quá 70% giá trị tài sản đảmbảo.
Bước 3: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng phê duyệt
Sau khi tiến hành thẩm định các cán bộ tín dụng lập hồ sơ trình ban tín dụngtrình ban tín dụng phê duyệt xem có cho vay hay không đồng thời quy định mứccho vay, lãi suất cho vay, thời gian cho vay.Hồ sơ này bao gồm: tờ trình thẩmđịnh, tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn của khách hàng vay vốn.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và hợp đồng tín dụng
Sau khi trình cấp có thẩm quyền ký quyết đinh cho vay, nhân viên tín dụngkết hợp với phòng thẩm định tài sản đảm bảo để hoàn thiện hồ sơ và hợp đồngtín dụng bao gồm các hồ sơ như: hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, đăng ký giaodịch bảo đảm, các chứng từ bảo hiểm.Sau khi hoàn thành hồ sơ trình ban cóthẩm quyền phê duyệt.
Bước 5: Tiến hành giải ngân
Sau khi cấp có thẩm quyền ký quyết định, nhân viên tín dụng gửi một bảnhợp đồng và các giấy tờ liên quan khác cho bộ phận giao dịch để tiến hành giảingân.Bộ phận giao dịch căn cứ vào các chứng từ thu được kiểm tra tính hợp lệvà tiến hành giải ngân Thời gian và tiến độ giải ngân cho khách hàng được thựchiện căn cứ vào việc sử dụng vốn của khách hàng mà có thể tiến hành giải ngânlàm nhiều lần hoặc một lần trong quá trình vay.
Bước 6: Kiểm tra và sử lý nợ vay
Trang 13Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong quá trình cho vay các nhân viên tíndụng thường xuyên kiểm tra khách hàng về mục đích sử dụng vốn vay, tài sảnđảm bảo, thông báo cho khách hàng về nghĩa vụ trả các khoản nợ gốc và lãi chongân hàng.Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn saimục đích ngân hàng có thể tiến hành thu nợ trước hạn Hoặc nếu đến hạn kháchhàng không có khả năng trả nợ ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ, chuyểnsang nợ qúa hạn hoặc phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.
Bước 7: Hoàn tất hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
Đây là bước cuối cùng của quy trình tín dụng, sau khi khách hàng đã thanhtoán hết cả gốc và lãi cho ngân hàng thì tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng:Xuất kho tài sản đảm bảo, thông báo giải chấp gửi tới cơ quan có thẩm quyền…sau đó lưu tập hồ sơ khách hàng theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Trang 14Tiếp xúc khách hàng
Thẩm định hồ sơ
Trình hồ sơ cho ban tín dụng
Hoàn thiện hồ sơ và ký HĐTD
Giải ngân HĐTD
Kiểm tra và xử lý nợ vay
Tất toán và lưu trữ HĐTD
Thẩm định TSĐBSơ đồ 1.1: Quy trình CVTD của NHTM
Trang 151.2 Chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM1.2.1 Khái niệm chất lượng CVTD của NHTM
Trong sản xuất kinh doanh một trong các yếu tố quan trọng quyết định đếnhiệu quả kinh doanh là chất lượng hàng hoá.Chất lượng hàng hoá tốt, giá cả hợplý sẽ có khả năng thu hút được nhiều khách hàng.Hoạt động tín dụng cũngkhông nằm ngoài quy luật đó.Đây là một hoạt động có khả năng tạo ra lợi nhuậnkhá lớn để duy trì sự hoạt động và phát triển của ngân hàng do lãi suất cho vaytiêu dùng thường cao.Hoạt động này chứa nhiều rủi ro vì vậy khi xem xét chokhách hàng vay vốn đòi hỏi cần có biện pháp để giảm thiểu tối đa những rủi rocó thể gặp phải tức là cần nâng cao chất lượng cho vay.Vậy chất lượng cho vaylà gì?
Chất lượng cho vay là khoản lợi ích mà khoản vay đó mang lại cho cả ngườicho vay và người đi vay.Một khoản vay của ngân hàng có chất lượng tốt khi nómang lại lợi ích cho cả ngân hàng và người đi vay đồng nghĩa với việc kháchhàng có khả năng trả nợ gốc và lãi, ngân hàng có thể giảm bớt được các rủi rokhông lường trước được.Thông thường khi nói đến nâng cao chất lượng cho vayngười ta thường nghĩ ngay đến việc giảm thiểu các rủi ro, đến việc thực hiệnmục tiêu mà ngân hàng đã đề ra.Việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùngđược thể hiện ở nhiều khía cạnh như ở quy mô khoản vay, việc đảm bảo cácnguyên tắc an toàn trong cho vay, việc thu hồi các khoản nợ, lợi nhuận có thểmang lại từ hoạt động cho vay tiêu dùng …Sau đây ta sẽ đi xem xét các chỉ tiêuđánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM- Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay
Mức độ tăng trưởng dư nợ tuyệt đối CVTD = dư nợ CVTD năm nay – dư nợ
CVTD năm trước
Trang 16Mức dư nợ tương đối CVTD =
Dư nợ CVTD năm nayDư nợ CVTD năm trước
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng theo quy mô Một ngânhàng có mức dư nợ cho vay tương đối và tuyệt đối trong năm tăng tức là hoạtđộng cho vay tiêu dùng đã mở rộng hơn.
- Chỉ tiêu quay vòng vốn CVTD
Vòng quay của vốn CVTD =
Doanh số CVTDDư nợ CVTD
Doanh số CVTD là số tiền mà ngân hàng tiến hành cho khách hàng vaytrong một thời kỳ nhất định.Doanh số cao cho thấy quy mô cho vay tiêu dùngcao.Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng CVTD.Chỉtiêu quay vòng vốn CVTD được sử dụng nhằm để đánh giá hiệu quả sử dụngcủa các khoản vay TD của ngân hàng.Vòng quay này càng cao chứng tỏ ngânhàng quay vòng vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn Điều này tạo thuận lợi chocác cá nhân cũng như hộ gia đình trong việc sử dụng vốn từ đó nâng cao chấtlượng tín dụng giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại
Đây là một trong các chỉ tiêu mà ngân hàng thường hay sử dụng trong quátrình đánh giá hiệu quả hoạt động của mình Nó được xác định bằng tỷ lệ phầntrăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng ở một thời điểm nhất địnhthường là một tháng một quý hoặc một năm Nếu ngân hàng xem xét thấy tỷ lệnợ quá hạn cao tức khả năng thu hồi khoản vay đó gần như không chắc chắnchất lượng cho vay thấp, điều này co ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt độngcủa ngân hàng Một ngân hàng được coi là làm ăn có hiệu quả thì tỷ lệ nợ quá
Trang 17hạn thấp.Vậy nợ quá hạn là gì? Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khi đến kỳ hạnnợ khách hàng không trả được gốc và (hoặc) lãi đúng hạn, điều này đã vi phạmnguyên tắc cho vay của ngân hàng (khách hàng phải trả gốc và lãi đúng hạn) vìvậy có ảnh hưởng lớn đến tính an toàn của khoản vay gây rủi ro cho ngânhàng Nợ quá hạn có thể chia thành hai loại
+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
Đây là các khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không trả được hết nợ gốcvà lãi nhưng người vay vẫn có khả năng hoàn trả.Có nhiều lý do dẫn đến việckhách hàng không trả được nợ đúng hạn như khách hàng bán được hàng nhưngtạm thời chưa thu được, do khó khăn nhất định trong thời gian ngắn tạm thờichưa trả được ngân hàng, do thiên tai dịch bệnh…khi khách hàng được ngânhàng đánh giá là khoản nợ quá hạn sẽ phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suấttrong hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước Nó được đo bằng
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =
Tổng dư nợ quá hạn *100
Tông dư nợ
+ Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi)
Là các khoản nợ quá hạn gần như không có khả năng thu hồi dẫn đến việcngân hàng bị mất vốn Nguyên nhân của điều này là khách hàng làm ăn thua lỗ,mất khả năng thanh toán, người vay cố tình lừa đảo ngân hàng…
Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quáhạn =
Tổng dư nợ khó đòi* 100Tổng dư nợ quá hạn
Trang 18Bất kỳ một ngân hàng nào cũng có nợ quá hạn, tỷ lệ này này ở các ngân hàngkhác nhau là khác nhau.Các ngân hàng luôn tìm mọi cách để giảm thiểu tối đanợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn khi cho vay cao chứng tỏ chất lượng tín dụngthấp.Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng phải dưới 5%.
- Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn CVTD
Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng CVTDcủa NHTM.Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ lãi thu được của hoạtđộng cho vay của ngân hàng Nó chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhậpcủa ngân hàng, tạo ra lợi nhuận đồng thời đảm bảo bù đắp được các khoản chiphí cho ngân hàng như chi phí huy động tiền gửi, chi phí nhân viên…vì vậy khiđánh giá các khoản vay của ngân hàng thương mại cần xem xét đến khả năngsinh lời của nó Chỉ tiêu mức sinh lời được đo bằng tổng thu lãi từ nghiệp vụcho vay tiêu dùng trên dư nợ bình quân.
M ức sinh lời CVTD =
Tổng thu lãi CVTDDư nợ CVTD
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng CVTD càng tốt nguồn lợi nhuận ngânhàng tạo ra từ hoạt động này càng lớn
Ngoài các chỉ tiêu trên còn có các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu cơ cấu tín dụng,chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu… và các chỉ tiêu định tính như công tácthẩm định cho vay, quy chế cho vay, thời gian cho vay…Mỗi chỉ tiêu dù đinhtính hay định lượng đều có những ý nghĩa riêng.Vì vậy khi xem xét đánh giáchất lượng CVTD không chỉ xem xét một chỉ tiêu mà phải xem xét một cáchtổng hợp các chỉ tiêu trên.
Trang 191.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng của ngânhàng thương mại
Chất lượng CVTD chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm cả nhân tốchủ quan và nhân tố khách quan.Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng của cácngân hàng thương mại cần phải xem xét kỹ lưỡng các nhân tố để từ đó phát huymột cách hiệu quả nhất các nhân tố tích cực hạn chế các nhân tố tiêu cực.Sauđây ta sẽ đi xem xét các nhân tố tác động đến chất lượng CVTD của ngân hàng.
1.3.1 Nhân tố chủ quan
- Quy trình CVTD
Đây là một trong các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CVTDcủa ngân hàng.Quy trình tín dụng không chặt chẽ có ảnh hưởng đến quá trìnhthẩm định khách hàng khi cho vay.Mỗi khách hàng trước khi được ngân hàngxét duyệt cho vay đều phải thông qua quá trình thẩm định và được thực hiệntheo một quy trình nhất định.Quy trình CVTD là tổng hợp các nguyên tắc, cácquy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng trong đó xâydựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơvay vốn đến khi chấm dứt hợp đồng CVTD Trong quy trình CVTD của ngânhàng thì khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất.Thẩm định là việc xem xéttổng hợp các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của phương án để raquyết định cho vay Mục đích của khâu thẩm định là giúp cho các cán bộ tíndụng xem xét hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xảy ra để từ đóquyết định xem có cho khách hàng vay hay không?Đồng thời cũng từ đó màxác định số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay và phương thức trả nợ chongân hàng Quy trình CVTD không hợp lý, không khoa học là một trong cácnguyên nhân dẫn đến việc ra quyết định sai lầm như: cho khách hàng không đủđiều kiện vay vốn vay, định kỳ hạn trả nợ cho khách hàng không đúng làm chokhách hàng không trả nợ đúng hạn…Tất cả các điều trên đều dẫn đến rủi ro
Trang 20cho ngân hàng.Vì vậy cần phải xây dựng một quy trình CVTD chặt chẽ hợp lý,một mặt giảm thời gian thẩm định giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận đượcnguồn vốn đồng thời cũng góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng góp phầnnâng cao chất lượng CVTD.Đặc biệt trong quy trình CVTD còn phải chú trọngđến công tác kiểm soát sau cho vay Đây là một hoạt động không kém phầnquan trọng của ngân hàng để kiểm soát xem khách hàng sử dụng vốn vay cóđúng mục đích hay không, khi có những biểu hiện bất thường trong việc sửdụng vốn của khách hàng có biện pháp kịp thời ngăn chặn như: trích lập dựphòng hoặc thu hồi nợ trước hạn…để hạn chế rủi ro có thể xảy ra gây mất vốncho ngân hàng.
- Chính sách tín dụng trong CVTD của NHTM
Trong từng thời kỳ các ngân hàng luôn đặt ra các chi tiêu hoạt động riêng,việc có một chính sách tín dụng hợp lý giúp ngân hàng thực hiện các mục tiêuđề ra.Tuỳ từng giai đoạn từng thời kỳ ngân hàng có thể đề ra các chính sáchnhằm thắt chặt hay nới lỏng tín dụng.Chẳng hạn ở thời điểm cuối năm khi nhucầu chi tiêu cho tiêu dùng của người dân tăng cao ngân hàng có thể mở rộngCVTD nhưng ở các thời điểm khác thời điểm đầu năm nhu cầu tiêu dùng củangười dân thường thấp hơn thay vào đó ngân hàng tiến hành huy động thêmvốn Chính sách cho vay của từng ngân hàng là khác nhau tuy nhiên đều phảituân thủ theo các chính sách của ngân hàng nhà nước.Việc xác định đúng mụctiêu giúp các ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng cho cáckhoản vay của ngân hàng trong đó có CVTD.
- Trinh độ và đạo dức của các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng
Khi có quy trình và chính sách tín dụng hợp lý thì điều quan trọng tiếp theocó ảnh hưởng đến chất lượng CVTD là trình độ cán bộ công nhân viên trongngân hàng Trình độ cán bộ thấp sẽ tạo cơ sở cho việc ra quyết định cho vaykhông đúng đắn, không tuân thủ quy trình tín dụng chung…nó làm cho việc
Trang 21thu hồi các khoản nợ vay khó khăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng nóichung và chất lượng CVTD nói riêng đồng thời gây mất vốn cho ngân hàng cóthể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản.Ngược lại trình độ cán bộ cao thì rủiro xảy ra cho ngân hàng thấp hơn nhờ việc đưa ra quyết định tín dụng dúngđắn, khả năng kiểm soát sau cho vay tốt Ngoài ra còn kể đến vấn đề đạo đứccủa nhân viên vì ngân hàng là một loại hình kinh doanh rất đặc biệt hoạt độngchủ yếu dựa vào uy tín, khi cán bộ nhân viên trong ngân hàng thực hiện cáchành vi sai trái như tham ô, nhận hối lộ của khách hàng…điều này làm ảnhhưởng lớn tới chất lượng CVTD tới uy tín của ngân hàng có thể đẩy ngân hàngvào tình trạng khó khăn.
- Chất lượng hệ thống thông tin
Thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng của ngân hàng: trướckhi xem xét thẩm định việc vay vốn của khách hàng thì ngân hàng cần cónhững thông tin chính xác về khách hàng đó như trong CVTD ngân hàng cầnnắm rõ về thu nhập của khách hàng mục đích vay vốn của khách hàng đó, tàisản đảm bảo,nguồn trả nợ ngân hàng…Thông tin đúng đắn kịp thời là cơ sởđầu tiên để ra quyết định cho vay.Thông tin sai lệch sẽ làm cho cán bộ tín dụngra quyết định sai gây rủi ra mất vốn cho ngân hàng.Vì vậy,thông tin ngân hàngthu thập đòi hỏi phải chính xác như vậy ngân hàng mới đánh giá đúng kháchhàng cũng như khả năng trả nợ để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho ngânhàng.Thông tin ngân hàng có được có thể từ các báo cáo tài chính của kháchhàng hoặc từ thông tin bên ngoài từ các đối tác,từ các ngân hàng mà kháchhàng từng có quan hệ…
- Khả năng kiểm tra tổ chức quản lý các hoạt động trong ngân hàng
Để hoạt động kiểm tra giảm sát của ngân hàng đạt hiệu quả trước hết ngânhàng cần xây dựng được một bộ máy tổ chức hoạt động chặt chẽ, thống nhất từtrên xuống.Việc kiểm tra giám sát của ngân hàng là một việc làm rất quan
Trang 22trọng của ngân hàng vì vậy nó không thể được coi nhẹ.Việc kịp thời phát hiệnra những dấu hiệu sai lệch trong quá trình sử dụng vốn có thể giúp ngân hàngđề ra các biện pháp kịp thời để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy đến chongân hàng Các hoạt động này thường được tiến hành một cách thường xuyêntrong ngân hàng.Ngân hàng kiểm tra xem các hoạt động của ngân hàng đã theođúng mục tiêu đề ra chưa từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
- Nhân tố thuộc về khách hàng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng cho vay củangân hàng.Việc có thu được nợ vay hay không hoàn toàn phụ thuộc phần lớnvào tình hình kinh doanh và thu nhập của khách hàng trong tương lai.TrongCVTD nguồn trả nợ cho ngân hàng chính là từ thu nhập định kỳ của kháchhàng.Bất kỳ sự biến động nào về sức khoẻ như ốm đau, bệnh tật… đều làm ảnhhưởng đến nguồn thu nhập của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ chongân hàng.Ngoài ra tình trạng khách hàng cố ý chây ì không trả nợ cho ngânhàng cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ củangân hàng làm cho chất lượng khoản vay xấu đi.Vì vậy có thể nói khách hànglà yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng CVTD, có thể làm cho nó tốlên hoặc xấu đi.Vì vậy ngân hàng cần có các biện pháp để giấm sát kiểm trakhách hàng,kịp thời ngăn chặn các hành vị sai trái của khách hàng giúp nângcao chất lượng CVTD của ngân hàng thương mại.
1.3.2Nhân tố khách quan
- Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngCVTD của ngân hàng thương mại.Các biến động của môi trường này như dịchbệnh, thiên tai, lũ lụt… cũng đều ảnh hưởng thu nhập hiện tại của người dân,làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng và có thể đẩy ngân hàng vào tìnhtrạng khó khăn
Trang 23- Môi trường kinh tế
Ngân hàng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều của nền kinhtế.Kinh tế ổn định người dân có thu nhập yên tâm công tác từ đó thúc đẩy tiêudùng phát triển.Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái tình hình sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp gặp kho khăn, các doanh nghiệp có xu hướng thuhẹp quy mô sản xuất kinh doanh làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu nhậpcủa người dân trở lên khó khăn hơn vì vậy họ tiêu dùng ít hơn hoạt động củangân hàng gặp nhiều khó khăn.Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng CVTDcủa ngân hàng.
- Môi trường chính trị xã hội
Yếu tố quan trọng để các hoạt động tiêu dùng sản xuất kinh doanh trongnước phát triển là sự ổn định về chính trị xã hội.Kinh tế phát triển nhưng đòihỏi chính trị phải ổn định có như vậy các cá nhân doanh nghiệp mới yên tâmsản xuất kinh doanh, yên tâm tiêu dùng để thúc đẩy các hoạt động khác pháttriển Chính trị không ổn định thường xuyên có nhiều biến động gây ảnh hưởngkhông nhỏ tới tâm lý và đời sống của nhân dân, các hoạt động sản xuất kinhdoanh bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, khả năng thu hồi cáckhoản nợ của ngân hàng khó khăn ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh củangân hàng.Ngoài ra phong tục tập quán, thói quen nhận thức của dân cư cũngcó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng CVTD của ngân hàng thương mại.- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và văn bản pháp lý liênquan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.Văn bản pháp luật chồng chéo thiếu đồng bộ gây khó khăn cho ngân hàngkhi ký kết các hợp đồng tín dụng với khách hàng vay vốn làm ảnh hưởngxấu đến chất lượng CVTD của ngân hàng.Ngược lại môi trường pháp lý tốt
Trang 24sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình vay vốn góp phần nâng caochất lượng CVTD của ngân hàng.
Tóm lại có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng thương mại, mỗi nhân tố khác nhau có tác động khác nhau đếnhiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng.Vì vây khi xem xét ta cần xem xéttổng hợp các nhân tố trên và từ đó có các biện pháp kịp thời để nâng cao chấtlượng tín dụng của ngân hàng thương mại hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảyra cho ngân hàng.
Trang 25Giai đoạn 1(từ năm 1993 đến năm 1996) giai đoạn mới thành lập và tăngtrưởng
Đây là giai đoạn ngân hàng mới được thành lập và bước đầu đi vào tăngtrưởng và phát triển về quy mô Với số vốn thành lập ban đầu là 174.9 tỷ đồngVpbank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ lớn nhất vàvới quy mô gồm 1 hội sở chính, 3 chi nhánh cấp 1, 5 phòng giao dịch tạo tiềnđề cơ sở ban đầu cho quá trình phát triển của ngân hàng Đồng thời Vpbankcũng là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thống đốc ngân hàng nhànước chấp thuận góp vốn từ cổ đông nước ngoài là Dragon Capital và VietnamFund với số vốn tham gia đầu tiên chiếm 20% vốn cổ phần của toàn ngânhàng Tính đến cuối năm 1996 tổng tài sản của VPBank là 846 tỷ đồng.Tuynhiên trong quá trình họat động VPbank cũng chịu ảnh hưởng lớn của cuộckhủng hoảng kinh tế ở Châu Á năm 1997 và bước vào giai đoạn khủng hoảng.
Giai đoạn 2 ( từ năm 1997 đến năm 2000) giai đoạn khủng hoảng
Trang 26Do những sai lầm trong chính sách tín dụng: cho vay quá nhiều đối với cánbộ công nhân viên, việc thẩm định trước khi cho vay không được chú trọngquan tâm dẫn đến cho vay quá nhiều với những đối tượng mà khả năng hoàntrả rất khó khăn Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao đếnmức gấp 5 lần vốn tự có của ngân hàng.VPbank đang đứng trên bờ vực phá sảnvà rơi vào tính trạng mất khả năng thanh toán, gần như tất cả các họat độngkinh doanh bị đình trệ.
Giai đoạn 3( từ năm 2001 đến năm 2004) giai đoạn cải tổ và lành mạnh hóatài chính
Trong tình trạng khủng hoảng Vpbank bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặcbiệt trong thời hạn 2 năm (từ 25/09/2002 đến 25/09/2004) hầu như tất cả cáchọat động của VPbank đều bị hạn chế và kiểm soát.Nhận thức được tình trạngnày toàn bộ các cán bộ và nhân viên trong ngân hàng đã dốc sức đi vào cải tổđể khôi phục tình hình hiện tại: VPbank tập trung vào thu hồi nợ tồn đọng củagiai đoạn trước và tăng cường họat động tín dụng với các khoản cho vay có tàisản đảm bảo nhằm hạn chế nợ quá hạn Do cố gắng nỗ lực trên VPbank đã đạtđược thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết đinh xóa bỏ tình trạngkiểm soát đặc biệt trước 4 tháng và điều này bước đầu đã mở ra cho VPBankmột giai đoạn phát triển mới với nhiều thành tựu nổi bật đáng kể để bước vàogiai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống.
Giai đoạn 4(từ năm 2005 đến nay) giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống
Trong giai đoạn này VPbank đi vào xây dựng và cải tổ, mở rộng hệ thống cảvề quy mô và chất lượng dịch vụ.Khi mới thành lập VPbank có số vốn điều lệlà 20 tỷ VNĐ, sau đó do nhu cầu phát triển mở rộng hoạt động nên ngân hàngtiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ và năm 1994 tiếp tục tăng lên 174.9 tỷVNĐ.Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng Tháng9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của Ngân Hàng Nhà Nước cho phép
Trang 27bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC- một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên750 tỷ đồng.Tiếp đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank tăng lên trên1000 tỷ đồng Và tăng lên 1500 tỷ đồng vào tháng 7/2007, chính thức tăng lên2000 tỷ VNĐ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055689 do sở Kếhoạch và Đầu tư cấp ngày 31/12/2006 hoàn thiện chỉ tiêu tăng vốn điều lệtrong năm 2006.Mặt khác, việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ VNĐ có ý nghĩaquan trọng đối với họat động của ngân hàng trong thời gian tới.Sau đây chúngta sẽ đi xem xét các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng trong mấy năm vừa qua Thứ nhất xét về quy mô hoạt động của VPBank thì không ngừng được mởrộng và phát triển.Ngay khi thành lập, hệ thống mạng lưới của ngân hàng cònhết sức nhỏ hẹp: năm 1993 chỉ có một chi nhánh tại Thành Phố Hồ ChíMinh.Sau đó liên tục được mở rộng và phát triển thêm.Tháng 11/1994 mởthêm chi nhánh ở Hải Phòng và tháng 7/1995 có thêm chi nhánh ở ĐàNẵng.Trong năm 2004 ngân hàng đã mở thêm 3 chi nhánh cấp 1 là chi nhánhHà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn Đến đầu năm 2005 VPbank tiếptục mở thêm 4 chi nhánh cấp 1 nữa là chi nhánh Cần Thơ,chi nhánh QuảngNinh,chi nhánh Vĩnh phúc, chi nhánh Bắc Giang Tính đến năm 2007 ngânhàng đã có 1 hội sở chính đặt tại Hà Nội, 130 chi nhánh và điểm giao dịch tạihầu hết các tỉnh thành trên cả nước đưa VPbank vào tốp 5 ngân hàng thươngmại cổ phần có mạng lưới giao dịch lớn nhất hiện nay tại Việt Nam
Thứ hai là trình độ cán bộ nhân viên: Bất kỳ một doanh nghiệp nào sẽ khôngthể phát triển mạnh nếu không có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinhnghiệm, lành nghề, có trình độ chuyên môn giỏi.Ngân hàng cũng vậy, đội ngũnhân viên là lực lượng lòng cốt trong ngân hàng.Vì ngân hàng là một doanhnghiệp đặc biệt sản phẩm của ngân hàng có sự khác biệt so với các lĩnh vựckinh doanh khác Sản phẩm đó là dịch vụ, do đó đội ngũ nhân viên là nguồn
Trang 28lực quan trọng nhất của ngân hàng, là bộ mặt của ngân hàng quyết định thươnghiệu cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Đặc biệt trong thời điểmhiện nay khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt hơn thìvấn đề nhân lực cần được ngân hàng đặt lên hàng đầu.Nhận thức được vấn đềkể trên trong thời gian qua VPBank đã không ngừng phát triển hệ thống nhânlực lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.Mặc dù khi mới thành lập lực lượngnày còn yếu nhưng vấn đề này đã được ngân hàng cải thiện dần qua các năm.Năm 2004 toàn thể ngân hàng có 607 người trong đó chủ yếu là đại học và trênđại học chiểm 87%, năm 2005 con số này là 1325 người tăng 534 người so vớinăm 2005 và tăng 718 người so với năm 2004 Đến nay, toàn hệ thống ngânhàng có khoảng hơn 2000 người và đang tiếp tục tuyển dụng nhân sự cho cácchi nhánh chuẩn bị thành lập, hầu hết các nhân viên được tiếp nhận vàoVPbank đều phải qua vòng thi tuyển, phỏng vấn trình độ kỹ năng do đó có thểđáp ứng được nhu cầu công việc và mong muốn được phát triển cùngVPbank.Cùng với việc mở rộng nguồn nhân lực thì vấn đề chất lượng nguồnnhân lực cũng không thể thiếu VPBank thường xuyên tổ chức các buổi đào tạokỹ năng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên đặc biệt trong quá trình hộinhập khi mà công nghệ điện tử được ứng dụng ngày càng cao trong lĩnh vựcngân hàng đòi hỏi một nhân viên ngân hàng giỏi không chỉ thành thạo vềnghiệp vụ ngân hàng mà còn hiểu biềt những công nghệ thông tin trong ngânhàng.Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2007 đã tổ chức đào tạo 15 khoá học chohơn 800 lượt học viên trong đó có 5 khoá đào tạo nội bộ và 6 khoá cử nhânviên đi học Thêm vào đó VPBank cũng có những chiến lược thu hút nguồnnhân lực có trình độ khả năng phục vụ cho nhu cầu phát triển mở rộng củangân hàng.
Đặc biệt, hàng năm ngân hàng tổ chức nhận sinh viên thực tập đào tạo kỹnăng,vì coi đây là lực lượng lòng cốt của ngân hàng trong tương lai.Sau khi
Trang 29thực tập xong những sinh viên có đủ năng lực có thể được giữ lại làm việctrong ngân hàng.Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong hơn 14 nămhoạt động VPbank đã đạt được nhiều thành tựu đáng khen ngợi và được nhiềutổ chức uy tín phong tặng các danh hiệu cao quý như:
Được Bank of NewYork trao chứng nhận đạt diện chuẩn trong thanh toánquốc tế (năm 2006).
Được nhận bằng khen của thống đốc ngân hàng nhà nước cho tập thể cán bộnhân viên xuất sắc năm 2005.
Được nhận cúp vàng “doanh nghiệp vì sự phát triển xã hội bền vững” vàbiểu tượng “doanh nhân văn hoá”.
Nhận được công văn số 8084 của ngân hàng nhà nước thông báo VPbankđược xếp hạng A- hạng cao nhất cho kết quả hoạt động năm 2005(theo tiêuchuẩn xếp hạng A, B, C, D về xếp hạng các tổ chức tin dụng do ngân hàng nhànước công bố.
Được Union Bank Of Califonia công nhận là ngân hàng đạt chuẩn chính xácvề chuẩn quốc tế về độ chính xác của điện chuyển tiền trong thanh toán quốc tế Giấy chứng nhận ngân hàng Thanh toán suất sắc năm 2006 do Citibank trao
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Trang 30Chuyên đề tốt nghiệp – khoa Ngân hàng tài chính
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hànhVăn phòng hội
đồng quản trị
Hội đồng quản lý TS nợ, TS có
Hội đồng tín dụng
Phòng kế toán
Phòng ngân quỹ
P.tổng hợp và PT sản phẩm
Trung tâm tin học
Trung tâm đào tạo
Ban kiểm soát
P kiểm toán nội bộ
Các ban tín dụng
P TT quốc tế- kiều hối
Phòng pháp chế
Văn phòng
Trung tâm Wester Union
Trung tâm thẻ
CT quản lý TS VPbank
VPbank
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank
Trang 312.1.3 Bộ máy hoạt động của ngân hàng
Hội Đồng Quản Trị
Hội đồng quản trị có chức năng quản trị tổ chức tín dụng của VPBank, đâylà những người có đạo đức uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết sâu rộngtrong lĩnh vực ngân hàng.Thành viên của Hội Đồng Quản Trị hiện nay có bốnthành viên gốm: Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT và các Uỷ viên.Quyềnhạn và nhiệm vụ của Hội Đồng Quản Trị được quy định trong luật các tổ chứctín dụng.
Ban kiểm soát
Do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chínhgiám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn của ngân hàng, thực hiệnkiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ từng lĩnh vực, đánh giá chính xác cáchoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động của ngân hàng Thành viên củaBan kiểm soát ngân hàng gồm 3 thành viên: 1trưởng ban kiểm soát và 2 kiểmsoát viên.
Ban điều hành
Gồm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế Toán trưởng.Tổng giám đốclà ngưòi chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị điều hành hoạt động hàngngày của ngân hàng và có các phó tổng giám đốc giúp việc.Kế toán trưởng giúpTổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của ngân hàng, cócác quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
Các giám đốc các chi nhánh
Các giám đốc chi nhánh này chịu trách nhiệm về họat động của các chi nhánhtheo đúng định hướng phát triển của ngân hàng và có trách nhiệm báo cáo vàchịu trách nhiệm trước HĐQT các hoạt động này.
2.1.4 Hoạt động cơ bản của ngân hàng2.1.4.1 Hoạt động huy dộng vốn
Trang 32Cũng như các ngân hàng thương mại khác ngay từ khi đi vào hoạt độngVpbank cũng đã ý thức được rằng: huy động vốn đặc biệt là họat động huy độngtiền gửi là rất quan trọng trong họat động của ngân hàng.Hình thức huy động hếtsức đa dạng bao gồm: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi siêu lãi suất…trong tiền gửỉ tiết kiệm lại có tiết kiệm không kỳ hạn,tiết kiệm an sinh, tiết kiệm an sinh ôtô, tiết kiệm an sinh nhà ở,tiết kiệm an sinhgiao dục, tiết kiệm rút gốc linh họat,…Với nhiều chiến lược và biện pháp huyđộng vốn có hiệu quả trong thời gian qua nguồn vốn huy động của ngân hàngliên tục tăng và đạt được kết quả hết sức khả quan cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Vpbank giai đoạn 2005- 2007
số dư tỷtrọngNguồn vốn huy
5,638,001 100% 9,065,194 100% 12,150,487 100%
Phân theo kỳhạn
Ngắn hạn 4,397,641 78% 7,252,155 80% 9,841,894 81%Trung,dài hạn 124,360 22% 1,813,039 20% 2,308,593 19%
Phân theo cơcấu
Huy động thịtrường 1
3,209,771 57% 5,348,464 59% 7,290,292 60%Huy động thị
Trang 33Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăngnhanh qua các năm Năm 2007 huy động vốn tăng 3,085,193 triệu đồng( tứctăng 34%) so với năm 2006 và tăng 6,521,486 triệu đồng gần hơn 2 lần so vớinăm 2005 Nếu phân theo kỳ hạn thì nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu làngắn hạn: năm 2005 chiếm 78% và năm 2007 chiếm 81% , các nguồn trung vàdài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn do nguồn huy động chủ yếu của VPbank là cácnguồn tiền gửi ngắn hạn Nếu phân theo cơ cấu thì nguồn huy động trên các thịtrường cấp 1 và 2 gần tương đương và tăng dần trong các năm tiếp theo.
Để đạt được kết quả trên là nhờ toàn thể nhân viên ngân hàng phải nỗ lựckhông ngừng.Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam ra nhập WTO thìmạng lưới chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào VN ngày càng nhiều trong khiđó cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì nguồn vốn