Số lượng nguồn vốn huy động qua các năm
2.2.1.1 Cơ cấu cho vay tiêu dùng với mục đích vay vốn
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng với mục đích vay vốn
Đơn vị: triệu đồng
Stt Mục đích vay
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng 1 Mua xây sửa nhà 619,653 64,24 % 1,027,915 61,21 % 1,826,739 61.95 % 2 Mua ôtô 289,363 30% 527,895 31.43 % 943,594 32% 3 Du học 23, 125 2.4% 51,285 3.05% 125,911 3.37 %
(theo nguồn báo cáo tín dụng tại Hội sở Vpbank)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.Do nhu cầu mua sắm nhà cửa là một trong những nhu cầu quan trọng và bức thiết nhất của người dân.Hơn nữa kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu sống trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi vật dụng hiện đại lại càng tăng cao.Cho vay mua,xây, sửa chữa nhà năm 2006 tăng 408,262 triệu đồng (tăng gấp 1.66 lần) so với năm 2005. Năm 2007 tăng 798,824 triệu đồng (tương đuơng 1,78 lần) so với năm 2006 và tăng gần 3 lần so với năm 2005. Mặc dù trong năm 2006 tỷ trọng dư nợ cho vay mua, xây, sửa chữa
nhà trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng có giảm so với năm 2005,2006 là 3.03%; 2,29% nhưng trong năm 2007 lại tiếp tục tăng. Lý giải cho sự sụt giảm này là do trong thời gian vừa qua Vpbank đã liên tục mở rộng phát triển đa dạng hoá danh mục cho vay tiêu dùng.
Doanh số cho vay mua ôtô cũng tăng và chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Khi Việt nam gia nhập WTO thì cùng với quá trình hội nhập là tiến trình cắt giảm thuế làm cho hàng hoá trở nên rẻ hơn thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài khi đó nhu cầu đi lại cũng tăng nhanh hơn thúc đẩy hoạt động cho vay mua ôtô phát triển. Cụ thể doanh số cho vay mua ôtô tăng đáng kể năm 2007 tăng 415,699 triệu đồng( tương đương tăng 78.75%) so với năm 2006 và tăng 654,231 triệu đồng (tương đương tăng 226%) so với năm 2005.
Khoản mục thứ ba trong cho vay tiêu dùng của VPBank là cho vay du học.Tuy nó chiếm một tỷ trọng chưa cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nhưng có xu hướng ngày càng tăng cụ thể từ năm 2005 doanh số cho vay du học chỉ là 23,125 triệu đồng( chiếm 2.4%) đến năm 2006 tăng thêm 28,160 triệu đồng và đến năm 2007 là 125,911 triệu đồng tăng 74,626 triệu đồng( gấp 1.45 lần) so với năm 2006 và trong thời gian tới cho vay hỗ trợ du học sẽ còn chiếm tỷ trọng cao hơn nữa. Lý giải điều này là do khi kinh tế phát triển thì nhu cầu học hành để nâng cao kiến thức ngày càng được chú trọng hơn.
Ngoài ra Vpbank còn phát triển các dịch vụ cho vay tiêu dùng khác như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua cổ phiếu…
Điều này cũng được thể hiện rõ hơn trong biểu đồ cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng năm 2006.
Biểu đồ 2.3
Đơn vị: triệu đồng Mua,xây, sửa chữa nhà Mua ôtô Du học Tiêu dùng khác
(theo nguồn báo cáo tín dụng tại Hội sở Vpbank)